Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã
Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho
Bài nói về Thiền
Tập 2
Chương 3. Và bầu trời kéo dài
Khi Bàn Khuê tổ chức
tuần thiền ẩn dật, học trò từ nhiều nơi Nhật Bản tới tham dự. Trong một trong
những cuộc tụ tập này một học trò bị bắt đang ăn cắp. Sự vụ được báo lên cho
Bàn Khuê với yêu cầu rằng thủ phạm phải bị đuổi ra. Bàn Khuê bỏ qua vụ này.
Về sau học trò này lại
bị bắt trong hành động tương tự, và lần nữa Bàn Khuê bỏ qua chuyện này. Điều
này làm các học trò khác tức giận, họ thảo ra một bản thỉnh cầu xin đuổi kẻ cắp
này, nói rằng nếu không tất cả họ sẽ bỏ đi.
Khi Bàn Khuê đã đọc bản
thỉnh cầu ông ấy triệu mọi người lại trước ông ấy. 'Các ông là những đạo hữu
khôn,' ông ấy bảo họ. 'Các ông biết cái gì là đúng và cái gì là không đúng. Các
ông có thể đi đâu đó khác để học nếu các ông muốn, nhưng đạo hữu nghèo này thậm
chí không biết cái đúng từ cái sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu ta không dạy? Ta sẽ giữ
anh ta ở đây cho dù mọi người còn lại trong các ông bỏ đi.'
Dòng nước mắt lau sạch
mặt của đạo hữu đã ăn cắp. Mọi ham muốn ăn cắp đã tan biến.
Từ bi là việc nở hoa
tối thượng của tâm thức. Nó là đam mê được thoát ra khỏi mọi bóng tối, nó là
đam mê được tự do khỏi mọi sự lệ thuộc, nó là đam mê được làm thuần khiết khỏi
mọi chất độc. Đam mê trở thành từ bi. Đam mê là hạt mầm, từ bi là việc nở hoa của
nó.
Nhưng từ bi không phải
là tử tế, tử tế không phải là từ bi. Tử tế là thái độ bản ngã, nó làm mạnh cho
bản ngã của bạn. Khi bạn tử tế với ai đó, bạn cảm thấy có ưu thế hơn. Khi bạn tử
tế với ai đó có xúc phạm sâu - bạn đang làm bẽ mặt người khác, bạn đang cảm thấy
hài lòng trong sự bẽ mặt của người đó. Đó là lí do tại sao tử tế không bao giờ
có thể được tha thứ. Bất kì người nào mà bạn đã từng tử tế, sẽ vẫn còn giận bạn
ở đâu đó bằng cách nào đó, nhất định trả thù. Vì tử tế chỉ là trên bề mặt thì
như từ bi, nhưng sâu trong chiều sâu nó chẳng liên quan gì tới từ bi. Nó có động
cơ kín khác.
Từ bi không có mục
đích, nó không có động cơ chút nào. Nó đơn giản hiện hữu vì bạn có, bạn cho -
không phải là người khác cần. Người khác không phải là việc xem xét tới chút
nào trong từ bi. Vì bạn có, bạn liên tục tuôn tràn. Từ bi là rất tự phát, tự
nhiên, như việc thở. Tử tế là thái độ được tu tập. Tử tế là một loại tinh ranh;
nó là tính toán, nó là số học.
Bạn đã nghe nói về một
trong những câu ngạn ngữ quan trọng nhất - nó xảy ra trong gần như mọi kinh
sách của thế giới dưới dạng này hay dạng khác: Đối xử với người khác như bạn muốn
người ta đối xử với bạn. Đây là thái độ có tính toán, đây không phải là từ bi.
Điều này chẳng liên quan gì tới tôn giáo - nó là một loại đạo đức rất thấp, một
đạo đức rất trần tục: Đối xử với người khác như bạn muốn người ta đối xử với bạn.
Nó rất giống kinh doanh, nó không phải là tôn giáo chút nào. Bạn đang làm chỉ
vì bạn muốn đích xác cùng điều đó được đáp lại. Điều đó là ích kỉ, điều đó là lấy
cái ngã làm trung tâm, điều đó là tính bản ngã. Bạn không phục vụ người khác, bạn
không yêu người khác - theo cách vòng vo bạn đang phục vụ bản thân bạn. Bạn
đang dùng người khác.
Đó là thái độ bản ngã
rất được soi sáng, nhưng nó là thái độ bản ngã - rất thông minh, nhưng nó là
thái độ bản ngã. Từ bi là việc nở hoa, tuôn chảy rất không tính toán. Bạn đơn
giản liên tục cho vì không có cách khác để hiện hữu.
Cho nên nhớ, điều thứ
nhất: nó không phải là tử tế, theo một nghĩa nào đó - theo nghĩa bạn dùng từ ‘tử
tế’ nó không phải là tử tế. Theo nghĩa khác, từ bi là tử tế thực. Bạn không là
tử tế với ai đó, bạn không lớn hơn người khác, bạn đơn giản phát ra năng lượng
mà bạn đang nhận từ cái toàn thể. Nó tới từ cái toàn thể, nó đi tới cái toàn thể
- bạn không đứng như vật chướng ngại, có vậy thôi.
Khi Alexander tới Ấn
Độ ông ấy đã đi tới gặp một nhà huyền bí lớn, Diogenes. Và Diogenes đang nằm
trong lòng sông, tắm nắng. Alexander bao giờ cũng nuôi ham muốn gặp người này
Diogenes, vì ông ta đã nghe nói rằng người này chẳng có gì, vậy mà không có người
nào khác giầu có hơn người này. Ông ấy có cái gì đó bên trong, ông ấy có sự hiện
diện chói sáng. Ông ấy là người ăn xin, nhưng ông ấy thực sự là hoàng đế. Cho
nên Alexander đã trở nên mê say. Khi tới Ấn Độ ông ta nghe nói rằng Diogenes đã
ở ngay bên, cho nên ông ta đi để gặp ông này.
Sáng sớm, mặt trời
đang mọc, Diogenes đang nằm trần trụi trên cát. Alexander nói, 'Ta hài lòng gặp
ông. Bất kì cái gì ta đã nghe nói đều dường như là đúng. Ta chưa bao giờ thấy một
người hạnh phúc hơn. Ta có thể làm cái gì đó cho ông được không, thưa ông?' Và
Diogenes nói, 'Ông đứng dịch sang bên đi - ông đang cản mặt trời. Và nhớ! đừng
bao giờ cản mặt trời. Ông là nguy hiểm, ông có thể cản mặt trời chiếu tới nhiều
người. Cứ đứng dẹp sang bên đi.'
Từ bi không phải là
cái gì đó bạn cho người khác, nó đơn giản là không cản mặt trời. Thấy ra vấn đề
về điều đó đi: Nó đơn giản là không cản Thượng đế. Nó là trở thành phương tiện
của điều thiêng liêng, nó đơn giản là cho phép điều thiêng liên chảy qua bạn. Bạn
trở thành cây trúc hổng và Thượng đế liên tục chảy qua bạn. Bạn có biết không?
Chỉ trúc hổng có thể trở thành sáo - vì chỉ trúc hổng có năng lực cho phép bài
ca chảy qua nó.
Từ bi không phải là từ
bạn, từ bi là từ Thượng đế; tử tế là từ bạn - điều đầu tiên cần được hiểu. Tử tế
là cái gì đó mà bạn làm, từ bi là cái gì đó mà Thượng đế làm. Bạn đơn giản
không cản, bạn không tới giữa đường, bạn không đứng trên đường. Bạn cho phép mặt
trời lọt vào, xuyên vào, đi tới bất kì chỗ nào nó muốn.
Tử tế làm mạnh cho bản
ngã - và từ bi là có thể chỉ khi bản ngã biến mất hoàn toàn. Cho nên đừng bị nhầm
lẫn theo từ điển của bạn, vì trong từ điển bạn sẽ thấy từ bi là đồng nghĩa với
tử tế. Nó không phải là vậy trong từ điển thực của sự tồn tại. Và Thiền chỉ có
một từ điển, từ điển của vũ trụ.
Người Mô ha mét giáo
có Koran linh thiêng là kinh sách của họ và người Hindu có Veda là kinh sách của
họ, và người Sikkhas có Gurugranth, và người Ki tô giáo có Kinh Thánh là kinh
sách của họ, và người Do Thái có Talmud. Nếu bạn hỏi tôi, 'Kinh sách của Thiền
là gì?' họ không có kinh sách nào, kinh sách của họ là vũ trụ này. Và đó là cái
đẹp của Thiền.
Trong mọi tảng đá đều
là bài giảng, và trong mọi tiếng chim Thượng đế đang kể chuyện. Trong mọi chuyển
động quanh bạn đó là Thượng đế nhảy múa.
Từ bi là khi bạn cho
phép bài ca vĩnh hằng này chảy qua bạn, đập rộn ràng qua bạn - khi bạn hợp tác
với điều thiêng liêng này, khi bạn đi tay trong tay với Thượng đế. Điều đó chẳng
liên quan gì tới bạn; bạn phải biến mất để cho nó hiện hữu. Để từ bi hiện hữu,
bạn phải biến mất hoàn toàn - nó chỉ chảy trong việc thiếu vắng bạn.
Tử tế được trau dồi
làm cho bạn thành rất bản ngã. Bạn có thể đi và thấy: những người tử tế là rất
rất bản ngã, bản ngã còn hơn những người độc ác. Điều này là kì lạ. Người độc
ác cảm thấy hơi chút mặc cảm nữa, nhưng cái gọi là người tử tế cảm thấy hoàn
toàn được - bao giờ cũng thánh thiện hơn ngươi, bao giờ cũng tốt hơn người
khác. Ông ta rất rất ý thức tới cái ngã trong điều ông ta làm; từng hành động của
ông ta đều mang lại nhiều năng lượng hơn và nhiều quyền lực hơn cho bản ngã của
ông ta. Ông ta đang trở thành ngày một lớn hơn mọi ngày. Toàn thể hành trình là
của bản ngã.
Đây là điều thứ nhất,
từ bi không phải là cái gọi là tử tế. Nó có phần bản chất của tử tế trong nó -
phần bản chất của việc là dịu dàng, của việc là thông cảm, của việc là đồng cảm,
của việc là không gay gắt, của việc là sáng tạo, của việc là giúp đỡ. Nhưng
không cái gì được làm như hành động về phần bạn; mọi thứ chảy qua bạn. Nó là từ
Thượng đế, và bạn hạnh phúc và cám ơn rằng Thượng đế đã chọn bạn làm phương tiện.
Bạn trở nên trong suốt và nó đi qua bạn. Bạn trở thành kính trong suốt cho nên
mặt trời đi qua bạn - bạn không cản trở. Nó là tử tế thuần khiết không có bản
ngã trong nó.
Điều thứ hai: từ bi cũng
không phải cái gọi là yêu của bạn. Nó có phẩm chất bản chất của yêu, nhưng nó
không phải là yêu của bạn. Yêu của bạn chỉ là thèm khát phô trương như yêu. Yêu
của bạn chẳng có liên quan gì tới yêu - nó là một loại khai thác người khác,
trong cái tên đẹp, với khẩu hiệu lớn lao.
Bạn liên tục nói 'Anh
(Em) yêu em (anh)' - nhưng bạn đã bao giờ yêu bất kì người nào chưa? Bạn đã đơn
giản dùng người khác; bạn đã không yêu. Thế thì làm sao việc dùng người khác có
thể trở thành yêu được? Thật ra, dùng người khác là hành động có tính phá hủy lớn
nhất trên thế giới - vì dùng người khác như phương tiện là tội ác.
Immanuel Kant, khi mô
tả quan niệm của mình về đạo đức, nói: 'Dùng người khác như phương tiện là vô đạo
đức - hành động vô đạo đức cơ bản.' Đừng bao giờ dùng người khác như phương tiện,
vì mọi người đều là mục đích lên bản thân người đó. Kính trọng người khác như mục
đích lên bản thân người đó đi. Khi bạn kính trọng người khác như mục đích lên bản
thân người đó, bạn yêu. Khi bạn bắt đầu dùng - chồng dùng vợ, vợ dùng chồng -
có động cơ, và bạn có thể thấy điều đó khắp xung quanh.
Mọi người không bị
phá hủy bởi ghét, mọi người bị phá hủy bởi cái gọi là yêu của họ. Và vì họ gọi
nó là yêu, họ không thể nhìn vào trong nó được. Vì họ gọi nó là yêu, họ nghĩ nó
phải là tốt và ổn thỏa. Nó không vậy. Nhân loại chịu khổ từ bệnh này của cái gọi
là yêu. Nếu bạn nhìn sâu bên dưới trong nó, bạn sẽ thấy sự thèm khát trần trụi.
Thèm khát không phải là yêu. Thèm khát muốn lấy, yêu muốn cho. Toàn thể nhấn mạnh
của thèm khát là: Lấy thật nhiều khi bạn có thể lấy, và cho thật ít khi bạn có
thể cho. Cho ít, lấy nhiều. Nếu bạn phải cho, cho nó chỉ như mồi.
Thèm khát tuyệt đối
là việc mặc cả. Vâng, bạn phải cho cái gì đó, vì bạn muốn lấy - nhưng lấy nhiều
hơn và cho ít hơn. Đó là điều tâm trí kinh doanh là gì. Nếu bạn có thể lấy mà
không cho, tốt. Nếu bạn không thể lấy mà không cho, thế thì cho chút ít thôi,
giả vờ rằng bạn đang cho rất nhiều, và vồ lấy cái toàn thể từ người khác.
Khai thác là điều
thèm khát là gì. Yêu không phải là khai thác. Cho nên từ bi không phải là yêu
theo nghĩa bình thường, và vậy mà nó là yêu theo nghĩa thực của nó. Từ bi chỉ
cho, nó không biết tới ý tưởng về lấy. Không phải là nó không lấy, không -
không bao giờ nghĩ tới điều đó dù một khoảnh khắc. Khi bạn cho mà không có bất
kì ý tưởng vào về việc lấy, bạn được cả nghìn lần. Nhưng đó là chuyện khác; điều
đó chẳng liên quan gì tới bạn. Và khi bạn muốn lấy quá nhiều, thật ra bạn chỉ bị
lừa; bạn không lấy được bất kì cái gì. Chung cuộc, bạn chỉ vỡ mộng.
Từng chuyện tình đều
kết thúc trong tan vỡ ảo tưởng. Bạn đã chẳng quan sát điều đó sao, rằng từng
chuyện tình chung cuộc để bỏ bạn trong rãnh buồn tủi, sầu não, về việc bị lừa?
Từ bi không biết tới tan vỡ ảo tưởng, vì từ bi không bắt đầu với ảo tưởng. Từ
bi không bao giờ đòi hỏi bất kì việc đáp lại nào, không có nhu cầu. Đầu tiên,
'Vì nó không phải là năng lượng của tôi mà tôi đang cho, nó là năng lượng của
Thượng đế. Tôi là ai mà đòi hỏi bất kì cái gì cho nó?' Ngay cả đòi hỏi lời cám
ơn cũng là vô nghĩa.
Đó là điều đã xảy ra
khi một người tới Jesus và Jesus đã chạm vào người đó và anh ta được chữa lành.
Và người này cám ơn Jesus - cũng là tự nhiên, anh ta đã mang lòng biết ơn mênh
mông. Anh ta đã từng khổ bởi bệnh đó trong nhiều năm và đã không được chữa lành
và các lương y đã bảo anh ta rằng 'Bây giờ không cái gì có thể được làm, anh phải
chấp nhận điều đó.' Và anh ta giờ được chữa lành.
Và Jesus nói, 'Không
thưa anh, đừng cám ơn ta, cám ơn Thượng đế đi. Đó là cái gì đó đã xảy ra giữa
anh và Thượng đế! Ta không là ai cả trong việc đó. Chính đức tin của anh đã chữa
lành cho anh, và chính năng lượng của Thượng đế đã trở thành sẵn có vì đức tin
của anh. Nhiều nhất ta chỉ là chiếc cầu - chiếc cầu qua đó năng lượng của Thượng
đế và đức tin của anh đã nắm tay nhau. Anh không cần phải lo nghĩ về ta, anh
không cần cám ơn ta. Cám ơn Thượng đế đi. Cám ơn đức tin riêng của anh đi. Cái
gì đó đã xảy ra giữa anh và Thượng đế. Ta không tới từ bất kì đâu.'
Đây là điều từ bi là
gì. Từ bi liên tục cho, nhưng không biết tới cảm giác về cho, không biết tới cảm
giác rằng 'Ta là người cho'. Và thế thì sự tồn tại liên tục đáp ứng theo cả
nghìn cách. Bạn cho chút ít yêu và từ khắp mọi nơi yêu bắt đầu tuôn chảy. Con
người của từ bi không cố chộp giật, người đó không tham. Người đó không đợi sự
đáp lại, người đó liên tục cho. Người đó liên tục lấy - nhưng điều đó không
trong tâm trí của người đó.
Cho nên, điều thứ
hai: từ bi không phải là cái gọi là yêu, và vậy mà nó là yêu thực.
Điều thứ ba: từ bi là
thông minh nhưng không trí tuệ. Khi thông minh được tự do khỏi mọi hình tướng,
khỏi mọi hình tướng logic, khi thông minh được tự do khỏi mọi tranh cãi, khi
thông minh được tự do khỏi cái gọi là tính hợp lí - vì tính hợp lí là việc giam
hãm - khi thông minh là tự do, nó là từ bi. Con người của từ bi là thông minh
vô cùng, nhưng người đó không là người trí thức. Người đó có thể thấy thấu suốt,
người đó có cái nhìn tuyệt đối, người đó có mắt thực để thấy, không cái gì bị
giấu kín với người đó - nhưng đó không phải là phỏng đoán. Nó không qua logic,
nó không qua suy diễn, nó là qua cái nhìn rõ ràng.
Nhớ điều đó: con người
của từ bi không phải là không thông minh, nhưng người đó không là người trí thức.
Người đó là thông minh vô cùng, người đó là chính hiện thân của thông minh. Người
đó là sự rạng ngời thuần khiết. Người đó biết - nhưng người đó không nghĩ. Phỏng
có ích gì mà nghĩ khi bạn biết? Bạn nghĩ chỉ như cái thay thế. Vì bạn không biết,
do đó bạn nghĩ. Vì bạn không thể biết, do đó bạn nghĩ. Suy nghĩ là quá trình
thay thế - nó là việc thay thế nghèo nàn, nhớ lấy. Khi bạn có thể biết, khi bạn
có thể thấy, ai bận tâm nghĩ?
Con người của từ bi
biết; người trí thức nghĩ. Người trí thức là nhà tư tưởng và con người của từ
bi là không là nhà tư tưởng, không là người trí thức. Thông minh người đó có, thông
minh vô cùng người đó có, nhưng thông minh của người đó không vận hành qua hình
mẫu của trí tuệ. Thông minh vận hành một cách trực giác.
Và điều thứ tư: từ bi
không là xúc cảm - vì xúc cảm có nhiều thứ trong nó mà không có trong từ bi
chút nào. Xúc cảm có tính ủy mị, đa cảm - những thứ đó không tồn tại trong từ
bi. Con người của từ bi cảm, nhưng không có bất kì xúc động nào. Người đó cảm,
nhưng không có ủy mị. Người đó sẽ làm bất kì cái gì được cần, vậy mà người đó vẫn
còn không bị nó động chạm tới. Điều này phải được hiểu rất sâu. Và một khi bạn
hiểu từ bi, bạn đã hiểu Phật là gì.
Ai đó khổ: con người
của xúc cảm sẽ bắt đầu khóc. Khóc sẽ không giúp được gì. Nhà của ai đó cháy:
con người của xúc cảm sẽ kêu và khóc và đấm ngực mình. Điều đó sẽ không giúp được
gì. Con người của từ bi sẽ bắt đầu hoạt động - người đó sẽ không khóc, điều đó
là vô dụng. Nước mắt không giúp gì. Nước mắt không thể dập tắt lửa, nước mắt
không thể trở thành thuốc cho đau khổ, nước mắt không thể giúp cho người chết
đuối.
Một người đang chết
đuối và bạn đang đứng trên bờ và kêu khóc - và kêu khóc thực sự mãnh liệt. Bạn
là con người của xúc cảm, chắc chắn, nhưng không là con người của từ bi. Con
người của từ bi hành động. Con người của từ bi lập tức nhảy vào hành động. Hành
động của người đó là tức khắc; người đó không do dự lấy một khoảnh khắc. Hành động
của người đó là tức khắc - khoảnh khắc cái gì đó nảy sinh trong cái nhìn của
người đó, người đó lập tức chuyển nó thành hành động. Đúng ra không phải là người
đó chuyển - cái đó được chuyển. Hiểu biết của người đó và hành động của người
đó là hai mặt của cùng một hiện tượng, chúng không phải là hai thứ tách rời. Mặt
này của nó được gọi là hiểu biết, mặt kia của nó được gọi là hành động.
Đó là lí do tại sao
tôi nói người tôn giáo bởi chính bản chất của người đó, là được tham gia, được
cam kết - được cam kết với sự sống, được cam kết với Thượng đế. Người đó sẽ
không kêu và khóc. Con người của xúc cảm đôi khi có vẻ dường như người đó là
con người của từ bi. Đừng bị nhầm lẫn - con người của xúc cảm là vô dụng. Thật
ra người đó sẽ tạo ra nhiều lộn xộn hơn. Người đó sẽ không giúp ích gì, người
đó sẽ tạo ra nhiều xáo trộn hơn. Người đó sẽ làm trễ mọi thứ thay vì là sự giúp
đỡ.
Con người của từ bi
là sắc sảo. Không nước mắt, không xúc động, người đó đơn giản đi vào trong hành
động. Người đó không lạnh lùng, nhưng người đó cũng không nồng nhiệt. Người đó
đơn giản ấm. Và mát. Đó là nghịch lí của con người của từ bi. Người đó ấm, vì
người đó đang yêu, và vậy mà người đó giữ mát mẻ của mình. Mát của người đó
không bao giờ bị mất; bất kì cái gì xảy ra người đó vẫn còn mát mẻ, và từ mát mẻ
của mình, người đó hành động. Và vì người đó vẫn còn mát mẻ, người đó giúp đỡ.
Bốn điều này để được
hiểu, thế thì bạn có cái nhìn từ bốn chiều về từ bi là gì. Từ bi này nảy sinh
thế nào? - vì nó không thể được tu tập. Nếu bạn tu tập, nó trở thành tử tế. Làm
sao từ bi này phải được mang vào cuộc sống? Bạn không thể đi vào trong kinh
sách, bạn không thể đọc và được giúp bởi điều Phật và Christ nói - vì điều đó sẽ
mang trí tuệ vào, nó sẽ không đem thông minh vào.
Bạn không thể liên tục
yêu ngày càng nhiều, cách bạn đã từng yêu mãi cho tới giờ. Nếu bạn đi vào theo
cùng hướng bạn sẽ không đạt tới từ bi. Yêu của bạn không theo hướng đúng. Nếu bạn
liên tục yêu theo cùng cách - nếu bạn lắng nghe một Phật nói về yêu, hay một
Christ nói về yêu, và bạn nghĩ, 'Tốt. Vậy mình phải yêu nhiều hơn, cách mình đã
từng yêu mãi cho tới giờ' - thế thì số lượng của bạn sẽ nhiều hơn nhưng chất lượng
của bạn sẽ vẫn còn như cũ. Bạn sẽ đi vào cùng hướng.
Hướng của bạn về căn
bản là sai. Bạn đã không yêu. Một khi điều này chìm sâu trong tim bạn, rằng
'Mình đã chưa yêu'... Vâng, điều rất khủng khiếp là cảm thấy rằng 'Mình đã chưa
yêu' - điều đó là rất rất khắc nghiệt. Chúng ta có thể tin người khác đã không
yêu - đó là điều chúng ta đã tin. Không ai đã yêu bạn - điều đó là được, mọi
người đều khắc nghiệt. Nhưng thấy rằng bạn đã không yêu làm tan nát bản ngã của
bạn.
Đó là lí do tại sao mọi
người không muốn thấy sự kiện đơn giản đó rằng 'Mình đã chưa yêu.' Và vì họ
không muốn thấy, họ không thấy. Và vì họ không thấy, họ sẽ không bao giờ được
biến đổi. Họ sẽ liên tục đi trong cùng đường mòn; họ sẽ liên tục làm cùng điều
máy móc lặp đi lặp lại mãi. Và họ sẽ bị tan vỡ ảo tưởng lặp đi lặp lại.
Cho nên làm sao mang
từ bi vào? Nếu như nó chỉ là yêu của bạn, bạn có thể đã chạy theo cùng hướng -
chạy nhanh hơn, với tốc độ lớn hơn và số lượng nhiều hơn, chắc sẽ là điều đúng
cần làm. Nhưng bạn không theo hướng đúng. Cho nên nếu bạn đi nhanh hơn, bạn sẽ đi
nhanh hơn xa khỏi nó, không hướng tới nó. Tốc độ sẽ không giúp gì, vì ngay chỗ
đầu tiên bạn đang đi theo hướng sai - nó là hướng của thèm khát và ham muốn.
Thế thì làm sao mang
từ bi vào được? Và tôi nói nó cũng không là xúc cảm. Bằng không bạn có thể khóc
từ tim bạn ra, bạn có thể khóc cả nghìn lẻ một nước mắt cho cả nghìn lẻ một đau
khổ khắp xung quanh, bạn có thể trở thành rất dễ xúc động. Bạn có thể cảm thông
cho mọi người ở Việt Nam, ở Hàn Quốc, ở Pakistan, hay bất kì nơi nào; bạn có thể
cảm thông cho mọi người nghèo.
Leo Tolstoy nhớ mẹ của
ông ấy trong tự truyện của ông ấy. Ông ấy nói bà ấy là người đàn bà rất tử tế,
rất rất tử tế - 'tử tế' theo nghĩa tôi đang dùng nó, không theo nghĩa của từ
bi. Bà ấy rất tử tế - tử tế tới mức bà ấy thường khóc trong nhà hát suốt thời
gian. Họ đã là người rất giầu, họ thuộc và hoàng gia. Và người hầu thường vây
quanh mẹ của Leo Tolstoy với nhiều khăn tay khi bà ấy đi tới rạp hát, vì bà ấy
sẽ cần chúng lặp đi lặp lại. Khóc suốt thời gian diễn.
Và Tolstoy nói: Nhưng
tôi ngạc nhiên khi thấy rằng ở Nga, ngay cả trong mùa đông khi cái lạnh là nhiều
thế, dưới không độ, và tuyết đang rơi, bà ấy sẽ đi tới rạp hát - bà ấy là người
yêu rạp hát lắm - và người đánh xe ngựa cho bà ấy sẽ liên tục ngồi bên ngoài xe
ngựa trong tuyết rơi.
Và gần như bao giờ điều
đó cũng xảy ra, người đánh xe này sẽ chết. Vì không ai biết khi nào bà nữ bá tước
sẽ ra - bất kì khoảnh khắc nào bà ấy sẽ bị rối quá nhiều bởi rạp hát tới mức bà
ấy sẽ chạy xô về nhà để đổ gục xuống giường và khóc. Cho nên người đánh xe, người
điều khiển xe, phải ở đó trên xe ngựa và điều sẽ xảy ra là người đó sẽ bị lạnh
tới mức người đó sẽ chết. Và khi bà ấy ra người đánh xe sẽ bị tống đi, bị thay
thế bởi người khác, và bà ấy sẽ tiếp tục. Và bà ấy không bao giờ nghĩ về người
đàn ông này, người đã đơn giản chết ở đó chẳng vì lí do gì. Và bà ấy sẽ liên tục
khóc hết nước mắt vì cái gì đó bà ấy đã thấy trong nhà hát.
Người ủy mị, người đa
cảm. Khóc chẳng tốn kém gì, cảm thông chẳng tốn kém gì. Từ bi tốn kém nhiều. Phải
mất cả đời bạn để là từ bi. Con người của từ bi là người rất thực tế. Con người
của xúc cảm đơn giản sống trong mơ, những xúc động, tưởng tượng mơ hồ.
Cho nên từ bi không
thể được mang tới qua xúc cảm nữa. Thế thì làm sao mang nó tới được? Cách thức
của Thiền để mang nó tới là gì? Để mang nó tới, cách duy nhất là thiền. Nó được
đạt tới qua thiền. Cho nên chúng ta phải hiểu thiền là gì.
Phật Gautam, người
sáng lập của Thiền, người sáng lập của mọi kĩ thuật thiền lớn trên thế giới, định
nghĩa nó trong một từ. Ai đó đã hỏi ông ấy một ngày nào đó, 'Thưa Bhagwan, thiền
là gì? Nó tất cả là về cái gì?' Và Phật Gautam đã nói một lời duy nhất, ông ấy
nói: Dừng lại! Đó đã là định nghĩa của ông ấy về thiền. Ông ấy nói, 'Nếu nó dừng
lại, nó là thiền.' Câu đầy đủ là: 'Tâm trí điên không dừng lại. Nếu nó dừng lại,
đó là thiền.'
'Tâm trí điên không dừng
lại. Nếu nó dừng lại, đó là thiền.' Thiền là trạng thái của nhận biết vô ý
nghĩ: Thiền là trạng thái của nhận biết vô xúc cảm, vô ủy mị, vô suy nghĩ. Khi
bạn đơn giản nhận biết, khi bạn trở thành cây cột trụ nhận biết. Khi bạn đơn giản
được thức tỉnh, tỉnh táo, chăm chú. Khi bạn chỉ là nhận biết thuần khiết.
Làm sao đi vào trong
nó? Thiền nhân có một từ đặc biệt cho việc đi vào này, họ gọi nó là thoại đầu
(hua t’ou). Từ Trung Quốc này ngụ ý trước ý nghĩ, hay trước lời. Tâm trí, trước
khi nó bị khuấy động bởi một ý nghĩ, được gọi là thoại đầu. Giữa hai ý nghĩ có
một kẽ hở, kẽ hở đó được gọi là thoại đầu.
Quan sát. Một ý nghĩ
trôi qua trên màn ảnh của tâm trí bạn - trên màn ảnh ra đa của tâm trí bạn một
ý nghĩ trôi qua như một đám mây. Đầu tiên nó là lờ mờ - nó đang tới, nó đang tới
- thế rồi nó đột nhiên có đó trên màn ảnh. Thế rồi nó chuyển đi, thế rồi nó đi
ra ngoài màn ảnh, nó lại trở thành lờ mờ và biến mất... ý nghĩ khác tới. Giữa
hai ý nghĩ này có kẽ hở - trong một khoảnh khắc hay một phần giây màn ảnh không
có ý nghĩ nào.
Trạng thái đó của vô
ý nghĩ thuần khiết được gọi là thoại đầu - trước lời, trước ý nghĩ, trước khi
tâm trí bị khuấy động. Vì chúng ta không tỉnh táo bên trong, đó là lí do tại
sao chúng ta liên tục bỏ lỡ nó - bằng không thiền đang xảy ra từng khoảnh khắc.
Bạn chỉ phải nhìn thấy nó đang xảy ra, bạn chỉ phải trở nên nhận biết bạn bao
giờ cũng đang mang kho báu nào bên trong bạn. Không phải là việc thiền phải được
mang tới từ đâu đó khác. Thiền có đó, hạt mầm có đó. Bạn chỉ phải nhận ra nó,
nuôi dưỡng nó, chăm nom nó, và nó bắt đầu phát triển.
Khoảng hở giữa hai ý
nghĩ là thoại đầu. Và đó là cánh cửa đi vào trong thiền. Thoại đầu - từ này với
nghĩa theo từng từ là 'đầu lời'. 'Lời' là lời được nói ra, và 'đầu' là cái đi
trước lời. Thoại đầu là khoảnh khắc trước khi ý nghĩ nảy sinh. Ngay khi ý nghĩ
nảy sinh nó trở thành thoại vĩ (hua wei) - thoại vĩ ngụ ý theo từng từ là ‘đuôi
lời’. Và thế thì khi ý nghĩ đã trôi qua hay lời đã mất và lại có kẽ hở, nó lại
là thoại đầu. Thiền đang nhìn vào trong thoại đầu này.
'Người ta phải không
sợ việc nảy sinh ý nghĩ,' Phật nói, 'nhưng chỉ sợ để trễ việc nhận biết về
chúng.' Đây là cách tiếp cận mới vô cùng hướng tới tâm trí, không bao giờ được
thử trước Phật. Phật nói người ta phải không sợ việc nảy sinh ý nghĩ. Người ta
chỉ nên sợ một điều - không nhận biết về chúng, về việc để trễ lại trong nhận
biết.
Khi một ý nghĩ nảy
sinh, nếu với ý nghĩ này nhận biết của bạn cũng có đó - nếu bạn có thể thấy nó
đang nảy sinh, nếu bạn có thể thấy nó đang tới, nếu bạn có thể thấy nó ở đó, nếu
bạn có thể thấy nó đi - thế thì không có vấn đề chút nào. Chính việc thấy này,
dần dần, trở thành thành trì của bạn. Chính nhận biết này mang tới cho bạn nhiều
quả. Bạn có thể thấy lần đầu tiên, khi bạn thấy rằng bạn không là ý nghĩ. Ý
nghĩ là tách rời khỏi bạn, bạn không bị đồng nhất với nó. Bạn là tâm thức và nó
là nội dung. Nó tới và đi - nó là khách, bạn là chủ. Đây là kinh nghiệm đầu
tiên về thiền.
Thiền nói về hai từ:
bụi ngoại. 'Và đây chính là chỗ chúng ta sẽ bắt đầu việc huấn luyện.' Thiền
nói, 'Chẳng hạn, một lữ khách dừng lại ở một nhà trọ nơi anh ta nghỉ qua đêm hoặc
dùng bữa ăn. Và ngay khi anh ta đã làm như vậy, anh ta đóng gói và tiếp tục cuộc
hành trình của mình, vì anh ta không có thời gian ở lại lâu hơn. Còn với người
chủ nhà trọ, anh ta chẳng có đâu mà đi.
'Suy luận là ở chỗ
người không ở lại là khách, và người ở lại là chủ. Do đó, một thứ là ngoại khi
nó không ở lại. Lại nữa, trong bầu trời trong khi mặt trời mọc và ánh mặt trời
đi vào nhà qua lối mở, bụi được thấy chuyển động trong tia sáng - trong khi
không gian trống rỗng là bất động. Do đó cái là tĩnh lặng là trống rỗng, và cái
chuyển động là bụi. Bụi ngoại minh họa cho việc suy nghĩ giả và trống rỗng minh
họa cho tự tính - tức là, người chủ thường hằng, người không đi theo khách vào
trong việc tới và đi của khách.'
Đây là sáng suốt lớn.
Tâm thức không phải là nội dung. Bạn là tâm thức: ý nghĩ tới và đi, bạn là người
chủ. Ý nghĩ là khách - chúng tới và ở lại một chốc, nghỉ ngơi một chốc, hay
dùng thức ăn, hay ở lại qua đêm, và thế rồi chúng bị mất đi. Bạn bao giờ cũng ở
đó. Bạn bao giờ cũng là cùng một điều, bạn không bao giờ thay đổi, bạn ở đó
vĩnh hằng. Bạn là bản thân vĩnh hằng.
Quan sát điều đó đi.
Đôi khi bạn ốm, đôi khi bạn khỏe, đôi khi bạn chán nản, đôi khi bạn hài lòng. Một
ngày nào đó bạn đã là đứa bé rất, rất nhỏ, thế rồi bạn trở thành thanh niên, và
thế rồi bạn trở nên già. Một ngày nào đó bạn đã khỏe; một ngày nào đó tới, bạn
trở nên yếu. Mọi điều này tới và đi, nhưng tâm thức của bạn vẫn còn như cũ. Đó
là lí do tại sao, nếu bạn nhìn vào bên trong, bạn không thể tính được bạn bao
nhiêu tuổi - vì không có tuổi. Nếu bạn đi vào bên trong và nhìn và cố tìm ra bạn
bao nhiêu tuổi ở đó, không có tuổi, vì không có thời gian. Bạn đích xác là cùng
người như khi bạn đã là đứa trẻ hay khi bạn đã là thanh niên. Bạn tuyệt đối là
cùng người ở bên trong.
Với tuổi bạn phải
nhìn vào lịch, vào nhật kí, vào giấy khai sinh của bạn - bạn phải tìm cái gì đó
ở bên ngoài. Bên trong bạn sẽ không tìm thấy bất kì tuổi nào hay việc già đi.
Bên trong có vô thời gian. Bạn vẫn còn là cùng người - dù có mây được gọi là
chán nản hay mây được gọi là hạnh phúc, bạn vẫn còn là cùng người.
Đôi khi có mây đen
trên trời - bầu trời không thay đổi vì những mây đen đó. Và đôi khi có mây trắng
nữa, và bầu trời không thay đổi vì những mây trắng đó. Mây tới và đi, và bầu trời
còn lại. Mây tới và đi, và bầu trời còn lại.
Bạn là bầu trời và ý
nghĩ là mây. Điều thứ nhất, nếu bạn quan sát ý nghĩ của bạn một cách chi tiết,
nếu bạn không bỏ lỡ chúng, nếu bạn nhìn thẳng vào chúng, việc hiểu này sẽ có đó
- và đây là việc hiểu lớn. Đây là bắt đầu của Phật tính của bạn, đây là bắt đầu
của việc thức tỉnh của bạn. Bạn không còn ngủ nữa, bạn không còn bị đồng nhất với
mây, cái tới và đi. Bây giờ bạn biết bạn còn lại mãi mãi.
Đột nhiên mọi lo âu
biến mất. Không cái gì làm thay đổi bạn, không cái gì sẽ bao giờ làm thay đổi bạn
- cho nên phỏng có ích gì mà lo âu, mà đau khổ? Phỏng có ích gì mà bị lo nghĩ?
Không lo nghĩ nào có thể làm bất kì cái gì cho bạn - những điều này tới và đi,
chúng chỉ là những gợn sóng trên bề mặt. Sâu trong chiều sâu của bạn, không một
gợn sóng nào đã bao giờ nảy sinh. Và bạn là ở đó, và bạn là cái đó. Bạn là sự
hiện hữu đó. Thiền nhân gọi nó là trạng thái của việc là người chủ.
Bình thường, bạn đã
trở nên quá bị gắn bó với khách - do đó có khổ của bạn. Một khách tới, bạn trở
nên bị gắn bó quá nhiều. Và thế rồi khách này đóng gói và rời đi, và thế thì bạn
kêu và bạn khóc và bạn chạy quanh và bạn đi cùng người đó - ít nhất để tiễn người
đó, để cho người đó lời tiễn biệt. Và thế rồi bạn đi tới kêu và khóc - khách
này đã ra đi và bạn cảm thấy khổ thế. Và khách khác tới và bạn tình cờ gặp
khách khác, bạn lại trở nên bị đồng nhất với khách này, và lần nữa khách này lại
ra đi.
Các khách tới và đi,
họ không ở lại! Họ không thể ở lại được, họ sẽ không ở lại, họ không được ngụ ý
ở lại.
Bạn đã quan sát bất
kì ý nghĩ nào chưa? Nó không bao giờ ở lại, nó không thể ở lại. Cho dù bạn muốn
làm cho nó ở lại, nó không thể ở lại. Thử đi. Đó là điều mọi người đôi khi thử
- họ cố giữ một lời trong tâm trí. Chẳng hạn, họ muốn giữ một âm aum trong tâm
trí. Trong vài giây họ nhớ, và thế rồi nó mất đi, tuột đi. Lần nữa họ nghĩ về
bãi chợ, về vợ họ, về con họ... Đột nhiên họ trở nên nhận biết - aum kia đâu rồi?
Nó đã tuột đi rồi.
Khách là khách - họ
đã không tới để ở lại đó. Một khi bạn thấy rằng mọi thứ xảy ra cho bạn đều sẽ
đi xa khỏi bạn, thế thì tại sao bị lo nghĩ? Quan sát: để chúng ở đó, để chúng
đóng gói, để chúng ra đi. Bạn còn lại. Bạn không thể thấy an bình nảy sinh nếu
bạn có thể cảm thấy rằng bạn bao giờ cũng còn lại sao? Đây là im lặng. Đây là
trạng thái không lo nghĩ. Đây là không khổ. Đau khổ dừng lại vào khoảnh khắc sự
đồng nhất dừng lại. Không bị đồng nhất - có vậy thôi. Và nếu bạn có thể quan
sát ai đó sống trong vô thời gian vĩnh hằng như vậy, bạn sẽ cảm thấy duyên
dáng, điềm tĩnh, cái đẹp bao quanh người đó.
Điều đó đã xảy ra -
câu chuyện này là về Phật, một câu chuyện hay. Lắng nghe nó một cách chăm chú
vào, vì bạn có thể bỏ lỡ nó.
Một hôm, vào giờ ăn,
Thế Tôn mặc cà sa, cầm bình bát và đi vào thị trấn lớn Sravasti để ăn xin thức
ăn. Sau khi ông ấy đã xin từ nhà nọ sang nhà kia, ông ấy trở về chỗ của mình.
Khi ông ấy đã dùng xong bữa, ông ấy cất áo cà sa và bình bát, rửa chân, dọn chỗ
ngồi, và ngồi xuống.
Diễn ra chậm rãi, dường
như bộ phim đang chiếu rất chậm. Đó là một phim về Phật, và các phim về Phật
chiếu rất chậm. Lần nữa, để tôi nhắc lại nó...
Một hôm, vào giờ ăn,
Thế Tôn mặc cà sa, cầm bình bát và đi vào thị trấn lớn Sravasti để xin thức ăn.
Sau khi ông ấy đã xin từ nhà nọ sang nhà kia, ông ấy trở về chỗ của mình. Khi
ông ấy đã dùng xong bữa, ông ấy cất áo cà sa và bình bát, rửa chân, dọn chỗ ngồi,
và ngồi xuống.
Quán tưởng Phật đang
làm mọi điều này và thế rồi ông ấy ngồi xuống chỗ của ông ấy.
Điều này chỉ ra cuộc
sống bình thường và hoạt động hàng ngày của Phật, điều rất tương tự với những
hoạt động của những người khác và chẳng có gì đặc biệt về chúng. Tuy nhiên, có
cái gì đó bất thường, nhưng rất ít người biết tới nó.
Cái đó là cái gì? Phẩm
chất duy nhất bất thường đó là gì? - vì Phật đang làm những điều bình thường. Rửa
chân, dọn chỗ, ngồi xuống, cất áo cà sa, cất bình bát, lên giường, quay lại -
những điều bình thường mọi người đang làm.
Vào lúc đó, một trong
các đệ tử của Phật - một đại đệ tử - Tu Bồ Đề, đang ở trong hội chúng, đứng dậy
từ chỗ của mình, để lộ vai phải ra, quì trên đầu gối phải, cung kính chắp tay
và nói với Phật: 'Điều đó thật hãn hữu, thưa Thế Tôn! Điều đó thật hãn hữu!'
Bây giờ, chẳng cái gì
dường như là có đó trên bề mặt. Phật tới, cất cà sa, cất bình bát, dọn chỗ, rửa
chân, ngồi vào chỗ - dường như chẳng cái gì là bất thường. Và người này, Tu Bồ
Đề...
Tu Bồ Đề là một trong
những đệ tử sáng suốt nhất của Phật - mọi câu chuyện hay về Phật đều có liên
quan tới Tu Bồ Đề. Đây là một trong những chuyện đó, rất hãn hữu.
Vào lúc đó, Tu Bồ Đề,
người đã ở trong hội chúng, đang ở trong hội chúng, đứng dậy từ chỗ của mình, để
lộ vai phải ra, quì trên đầu gối phải, cung kính chắp tay và nói với Phật: 'Điều
đó thật hãn hữu, thưa Thế Tôn! Điều đó thật hãn hữu!' Chưa bao giờ được thấy
trước đây, nó là duy nhất.
Hoạt động hàng ngày của
Như Lai là tương tự với những hoạt động của những người khác nhưng ở đây đã có
một điều là khác, và những người đã ngồi đối diện với ông ấy đã không thấy nó.
Hôm đó, đột nhiên Tu Bồ Đề phát hiện ra nó, ca ngợi nó, và nói: 'Rất hãn hữu! Rất
hãn hữu!'
Hỡi ôi! Như Lai đã ba
mươi năm sống cùng các đệ tử và họ vẫn không biết bất kì cái gì về những hành động
thông thường của ông ấy trong cuộc sống hàng ngày. Vì họ đã không biết, họ tưởng
những hành động này là bình thường và để chúng trôi qua không được để ý. Họ chỉ
nghĩ rằng ông ấy là tương tự với những người khác và do đó, nghi ngờ và không
tin điều ông ấy nói. Nếu như Tu Bồ Đề mà không thấy một cách rõ ràng, không ai
chắc đã thực sự biết Phật.
Kinh sách nói vậy.
Nếu như không có Tu Bồ
Đề, chắc không ai đã thấy cái gì đang xảy ra bên trong. Cái gì đã xảy ra bên
trong?
Phật vẫn còn là người
chủ. Không một khoảnh khắc nào ông ấy làm mất sự vĩnh hằng, vô thời gian của
ông ấy. Phật vẫn còn tính thiền. Không một khoảnh khắc nào ông ấy làm mất thoại
đầu của ông ấy. Phật vẫn còn trong samadhi - ngay cả khi ông ấy rửa chân, ông ấy
rửa một cách tỉnh táo thế, nhận biết thế, ý thức thế. Biết rõ rằng 'Chân này
không phải là mình.' Biết rõ rằng 'Bình bát này không phải là mình.' Biết rõ rằng
'Cà sa này không phải là mình.' Biết rõ rằng 'Cơn đói này không phải là mình.'
Biết rõ rằng 'Mọi thứ quanh mình không phải là mình. Mình chỉ là nhân chứng,
người quan sát tất cả nó.'
Do đó có duyên dáng của
Phật, do đó có cái đẹp phi phàm này của Phật. Ông ấy vẫn còn điềm tĩnh. Điềm
tĩnh này là điều thiền là gì. Nó phải được đạt tới bằng việc là tỉnh táo hơn về
chủ, bằng việc là tỉnh táo hơn về khách, bằng việc không bị đồng nhất với
khách, bằng việc ngắt bản thân bạn ra khỏi khách. Ý nghĩ tới và đi, xúc cảm tới
và đi, mơ tới và đi, các tâm trạng tới và đi, bầu khí hậu thay đổi. Mọi cái
thay đổi đều không là bạn.
Có cái gì đó vẫn còn
không thay đổi không? Cái đó là bạn. Và cái đó là Thượng đế. Và biết nó, và là
nó, và ở trong nó, là đạt tới samadhi. Dhyana là phương pháp, thiền là phương
pháp, samadhi là mục đích. Dhyana là kĩ thuật để phá hủy sự đồng nhất này với
khách. Và samadhi là tan biến vào trong người chủ, còn lại trong người chủ, được
định tâm ở đó.
Từng đêm người ta ôm phật khi ngủ,
từng sáng người ta thức dậy cùng với ông ấy.
Khi dậy hay ngồi, quan sát cả hai và đi
theo người nọ người kia.
Dù nói hay không, cả hai ở cùng chỗ.
Họ không bao giờ ra đi dù một khoảnh khắc,
nhưng giống như thân thể và cái bóng của
nó.
Nếu ông muốn biết nơi của Phật,
trong âm thanh của tiếng nói riêng của ông,
ông ấy ở đó.
Đây là câu ngạn ngữ
Thiền: 'Từng đêm người ta ôm phật khi ngủ.' Phật bao giờ cũng có đó, người phi
Phật cũng có đó. Trong bạn là sự gặp gỡ của thế giới và niết bàn, trong bạn là
sự gặp gỡ của hồn và thân. Trong bạn mọi điều bí ẩn của sự tồn tại gặp gỡ - bạn
là chỗ gặp gỡ, bạn là nơi giao đường. Bên này là toàn thế giới, bên kia là toàn
thể Thượng đế. Và bạn chỉ là mối nối giữa hai điều này.
Bây giờ, duy nhất chỉ
là vấn đề nhấn mạnh. Nếu bạn liên tục hội tụ bản thân bạn vào thế giới, bạn vẫn
còn trong thế giới. Nếu bạn bắt đầu thay đổi hội tụ của bạn, nếu bạn dịch chuyển
hội tụ của bạn và bạn bắt đầu hội tụ vào tâm thức, bạn là Thượng đế. Chỉ một
thay đổi nhỏ, dường như người ta đổi số trong xe hơi - chỉ giống như điều đó.
'Từng đêm người ta ôm
lấy phật trong khi ngủ, từng sáng người ta lại thức dậy cùng ông ấy.' Ông ấy
bao giờ cũng có đó, vì tâm thức bao giờ cũng có đó; không một khoảnh khắc nào bị
mất.
'Khi dậy hay ngồi,
quan sát cả hai và đi theo người nọ người kia.' Chủ và khách, cả hai có đó.
Khách liên tục thay đổi, nhưng ai đó hay người khác bao giờ cũng có trong nhà
trọ. Nhà trọ không bao giờ trống rỗng - khi mà bạn vẫn trở nên bị đồng nhất với
khách. Thế rồi trống rỗng nảy sinh. Thế thì đôi khi điều xảy ra trong nhà trọ của
bạn là trống rỗng; chỉ có chủ đang ngồi thoải mái, không bị bận tâm bởi bất kì
khách nào. Lưu thông dừng lại, mọi người không tới. Những khoảnh khắc đó là đẹp,
những khoảnh khắc đó là phúc lành lớn lao.
'Dù nói hay không, cả
hai ở cùng một chỗ.' Khi bạn đang nói, cũng có cái gì đó im lặng trong bạn. Khi
bạn đang thèm khát, có cái gì đó bên ngoài thèm khát. Khi bạn đang ham muốn, có
ai đó không ham muốn chút nào. Quan sát điều đó đi, và bạn sẽ thấy nó. Vâng, bạn
ở rất gần, và vậy mà bạn là rất khác. Bạn gặp gỡ, và vậy mà bạn không gặp gỡ. Bạn
gặp gỡ như nước và dầu; phân tách vẫn còn. Chủ tới rất gần với khách. Đôi khi họ
cầm tay nhau và ôm nhau, nhưng dầu vậy chủ là chủ và khách là khách. Khách là
người sẽ tới và đi; khách sẽ liên tục thay đổi. Và chủ là người còn lại, người
lưu lại.
'Họ thậm chí không
bao giờ ra đi dù một khoảnh khắc, như họ giống như thân thể và cái bóng của nó.
Nếu ông muốn biết nơi của Phật, trong âm thanh của tiếng nói riêng của ông, ông
ấy ở đó.' Đừng liên tục tìm Phật ở đâu đó bên ngoài. Ông ấy cư ngụ trong bạn -
ông ấy ngụ trong bạn như người chủ.
Bây giờ, làm sao đi tới
trạng thái này của người chủ? Tôi muốn nói với bạn về một kĩ thuật rất cổ đại;
kĩ thuật này sẽ giúp đỡ vô cùng. Đi tới người chủ không thể biết này, đi tới điều
bí ẩn tối thượng của con người bạn, đây là con đường - một trong những con đường
rất đơn giản mà Phật đã đề nghị.
'Tước đi khỏi bản
thân ông mọi mối quan hệ có thể, và xem ông là cái gì. Giả sử ông không là con
trai của bố mẹ ông, không là chồng của vợ ông, không là bố của con ông, không
là người họ hàng của bà con anh em của ông, không là bạn của người quen của
ông, không là công dân của nước ông, và cứ thế mãi - thế thì ông có được ông
trong bản thân ông.'
Cứ ngắt kết nối ra.
Đôi lúc một lần một ngày, ngồi im lặng và ngắt kết nối bản thân bạn ra khỏi mọi
kết nối. Cũng như bạn ngắt kết nối điện thoại, ngắt kết nối bản thân bạn khỏi mọi
kết nối. Đừng nghĩ gì thêm rằng bạn là bố của con trai bạn - ngắt kết nối ra. Bạn
không còn là bố của con trai bạn, và bạn không còn là con trai của bố bạn. Ngắt
kết nối rằng bạn là chồng hay là vợ; bạn không còn là vợ, không còn là chồng. Bạn
không còn là chủ, không là người hầu. Bạn không còn là da đen, không còn là da
trắng. Bạn không còn là người Ấn Độ, không còn là người Trung Quốc, không còn
là người Đức. Bạn không còn trẻ, không còn già. Ngắt kết nối ra, liên tục ngắt
kết nối.
Cả nghìn lẻ một kết nối
có đó - cứ liên tục ngắt kết nối mọi kết nối này. Khi bạn đã ngắt kết nối mọi kết
nối, thế thì đột nhiên hỏi: Ta là ai? Và không câu trả lời nào tới - vì bạn đã
ngắt kết nối với mọi câu trả lời đó mà chắc đã kéo tới.
Ta là ai? Và câu trả
lời tới, 'Tôi là bác sĩ' - nhưng bạn đã ngắt kết nối với bệnh nhân. Câu trả lời
tới, ‘Tôi là giáo sư' - nhưng bạn đã ngắt kết nối bản thân bạn với sinh viên của
bạn. Câu trả lời tới, 'Tôi là người Trung Quốc' - nhưng bạn đã ngắt kết nối với
nó. Câu trả lời tới, 'Tôi là đàn ông hay đàn bà' - nhưng bạn đã ngắt kết nối với
nó. Câu trả lời tới, 'Tôi là người già' - nhưng bạn đã ngắt kết nối với nó.
Ngắt kết nối tất cả
đi. Thế thì bạn là trong bản thân bạn. Thế thì lần đầu tiên người chủ là một
mình và không có khách nào. Đôi khi ở một mình không có bất kì khách nào là rất
tốt, vì thế thì bạn có thể nhìn vào trong tính chủ của bạn sát gần hơn, cẩn thận
hơn. Khách tạo ra rối loạn, khách tạo ra ồn ào, và họ tới và đòi hỏi sự chú ý của
bạn. Và họ nói, 'Làm cái này, và tôi cần nước nóng, và bữa sáng đâu rồi? và giường
của tôi đâu? Và có rận giường'... và cả nghìn lẻ một thứ. Và người chủ bắt đầu
chạy theo khách này. Vâng, tất nhiên, bạn phải chăm nom cho những người này.
Khi bạn hoàn toàn được
ngắt kết nối, không ai bận tâm tới bạn - không ai có thể bận tậm tới bạn. Đột
nhiên bạn có đó trong tất cả tính một mình của bạn - và sự thuần khiết đó của
tính một mình, sự thuần khiết tinh khôi đó của tính một mình. Bạn giống như mảnh
đất chưa khai phá, đỉnh chưa khai phá của Himalaya nơi không người nào đã bao
giờ du hành tới. Đây là điều tính trinh nguyên là gì.
Đây là điều tôi ngụ ý
khi tôi nói, 'Vâng, mẹ của Jesus là người đồng trinh.' Đây là điều tôi ngụ ý.
Tôi không đồng ý với các nhà thượng đế học Ki tô giáo - bất kì cái gì họ nói
toàn là ngây ngô. Đây là điều tính trinh nguyên là gì - Jesus phải đã được thụ
thai bởi Mary khi bà ấy đã ở trọng trạng thái được ngắt kết nối như vậy. Khi bạn
trong trạng thái được ngắt kết nối như vậy, tất nhiên nếu đứa con đi vào, nó chỉ
có thể là một Jesus, không ai khác.
Ở Ấn Độ cổ đại đã từng
có những phương pháp về cách thụ thai đứa trẻ. Chừng nào bạn chưa ở cực kì sâu
trong thiền, đừng làm tình. Để thiền là việc chuẩn bị cho yêu: đó là toàn thể nghĩa
của Tantra. Để thiền là cơ sở - chỉ thế thì mới làm tình. Thế thì bạn mời những
linh hồn vĩ đại. Bạn càng sâu trong thiền, linh hồn càng vĩ đại sẽ được mời.
Mary phải đã được ngắt
kết nối tuyệt đối trong khoảnh khắc đó khi Jesus thấm vào bà ấy. Bà ấy đã không
còn vị khách nào và bà ấy đã không còn bị la hét bởi vị khách nào và không còn
bị đồng nhất với vị khách nào. Bà ấy đã không là thân thể, bà ấy đã không là
tâm trí, bà ấy đã không là ý nghĩ của mình, bà ấy đã không là vợ, bà ấy đã là
không ai cả. Trong sự không ai cả này bà ấy có đó, ngồi im lặng - ánh sáng thuần
khiết, ngọn lửa không khói quanh nó, ngọn lửa không khói. Bà ấy là đồng trinh.
Và tôi nói với bạn,
đích xác cùng điều đó là hoàn cảnh khi Phật được thụ thai hay Nanak được thụ
thai - vì những người này không thể được thụ thai theo bất kì cách nào khác. Những
người này có thể đi vào chỉ bụng mẹ đồng trinh nhất. Nhưng đây là nghĩa của tôi
cho việc là đồng trinh. Nó chẳng liên quan gì tới những ý tưởng ngu xuẩn diễn
ra xung quanh - rằng bà ấy không bao giờ yêu đàn ông, rằng Jesus đã không được
thụ thai qua người đàn ông, rằng Jesus đã không là con trai của Joseph.
Đó là lí do tại sao
người Ki tô giáo liên tục nói: 'Jesus con trai của Mary.' Họ không nói về bố
ông ấy; ông này đã không phải là bố. Con trai của Mary và con trai của Thượng đế
- đã không có Joseph ở giữa. Nhưng tại sao giận thế về Joseph nghèo? Tại sao
Thượng đế không thể dùng Joseph nữa, nếu ông ấy có thể dùng Mary? Cái gì sai
trong điều đó? Ngài dùng Mary làm bụng mẹ - điều đó không phá hủy câu chuyện
này. Thế thì tại sao không dùng Joseph nữa? Bụng mẹ là một nửa câu chuyện, vì một
trứng từ người mẹ đã được dùng. Thế thì tại sao không dùng trứng khác từ
Joseph? Tại sao giận thế với anh thợ mộc nghèo này?
Không, Thượng đế dùng
cả hai. Nhưng trạng thái tâm thức phải đã là của người chủ. Và thực ra, khi bạn
là người chủ, không có gì ngạc nhiên nếu bạn đón vị khách vĩ đại nhất: Jesus bước
vào. Nếu bạn không bị đồng nhất với mọi khách, thế thì Thượng đế trở thành
khách của bạn. Đầu tiên bạn trở thành chủ, chủ thuần khiết. Thế rồi Thượng đế
trở thành khách của bạn.
Khi bạn được ngắt kết
nối... bạn trong bản thân bạn. Bây giờ tự hỏi bản thân bạn: ‘bạn trong bản thân
bạn’ là gì? Bạn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này - nó là không thể
trả lời được, vì nó bị cắt rời khỏi mọi mối quan hệ có thể biết. Theo cách này
người ta tình cờ bắt gặp cái không thể biết; đây là việc đi vào trong thiền.
Khi bạn trở nên được lắng đọng trong nó, được lắng đọng hoàn toàn, nó trở thành
samadhi.
Bây giờ tới câu chuyện
này. Bây giờ bạn sẽ có khả năng hiểu câu chuyện này một cách dễ dàng.
Khi Bàn Khuê tổ chức
tuần thiền ẩn dật, học trò từ nhiều nơi Nhật Bản tới tham dự.
Nó đã là trại thiền,
phiên thiền, cho nên bạn phải hiểu thiền là gì. Đó là lí do tại sao tôi đi vào
thiền sâu thế - bằng không bạn chắc sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề của câu chuyện
này. Những câu chuyện này không phải là chuyện thường, chúng cần thông tin nhiều
để hiểu. Chừng nào bạn chưa hiểu thiền là gì, bạn sẽ đọc, 'Khi Bàn Khuê tổ chức
tuần thiền ẩn dật' - nhưng bạn sẽ không hiểu.
…Học trò từ nhiều nơi
Nhật Bản tới tham dự. Trong một trong những cuộc tụ tập này một học trò bị bắt
đang ăn cắp.
Những học trò đó cũng
ở đây - họ bao giờ cũng ở mọi nơi, vì con người mang tâm trí hướng theo tiền thế.
Và đừng nghĩ rằng người muốn ăn cắp là khác rất nhiều với những người mà anh ta
ăn cắp; tất cả họ đều trong cùng một thuyền. Cả hai đều là người có tâm trí hướng
tiền. Người có tiền, người không có tiền - đó là khác biệt. Nhưng cả hai đều có
tâm trí hướng tiền.
Sự vụ được báo lên
cho Bàn Khuê với yêu cầu rằng thủ phạm phải bị đuổi ra. Bàn Khuê bỏ qua vụ này.
Tại sao ông ấy đã bỏ
qua vụ này? Vì cả hai đều là những tâm trí hướng theo tiền. Cả hai đều là kẻ cắp
- kẻ cắp này cố lấy các thứ từ kẻ cắp khác, có vậy thôi.
Trong thế giới này, nếu
bạn tích trữ cái gì đó bạn trở thành kẻ cắp, nếu bạn có cái gì đó bạn trở thành
kẻ cắp. Có hai loại kẻ cắp trên thế giới: một loại, những kẻ cắp đáng kính, được
nhà nước thừa nhận, được nhà nước phê chuẩn, được nhà nước ghi nhận, được nhà
nước cho phép - và loại khác, những người không được phép đang làm theo cách riêng
của họ. Ăn cắp bất hợp pháp và hợp pháp. Những người hợp pháp là người được
kính trọng; người bất hợp pháp tất nhiên không được kính trọng, vì họ đi ngược
lại các luật lệ.
Những người rất láu lỉnh
không bao giờ đi ngược lại các luật lệ, họ tìm ra con đường đi qua các luật lệ.
Nhưng có vài người không láu lỉnh được như vậy. Thấy rằng nếu họ tuân theo các
luật lệ này họ sẽ không bao giờ có bất kì cái gì, họ bỏ luật lệ và họ bắt đầu
làm những điều phi pháp. Nhưng mọi người đều là kẻ điên vì tiền. Đó là lí do tại
sao Bàn Khuê bỏ qua vụ này.
Về sau học trò này lại
bị bắt trong hành động tương tự, và lần nữa Bàn Khuê bỏ qua chuyện này.
Ông ấy biết rằng cả
hai loại người đều trong cùng một thuyền; không có khác biệt gì mấy.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng khi một người thành công trong hành động phạm tội của mình, anh ta trở
nên đáng kính. Chỉ nếu anh ta thất bại, thế thì anh ta trở thành tội phạm. Kẻ
cướp thành công trở thành vua, và vua không thành công trở thành kẻ cướp. Vấn đề
chỉ là ai thành công. Nếu bạn mạnh, bạn là hoàng đế vĩ đại. Bây giờ Alexander,
Alexander Đại đế này là gì? Kẻ cướp vĩ đại - nhưng ông ta đã thành công.
Các cái gọi là chính
khách của bạn toàn là kẻ cướp. Họ cố tiêu diệt các kẻ cướp khác - họ có thể chống
lại buôn lậu, họ có thể chống lại cướp bóc, họ có thể chống lại cái này và cái
nọ. Nhưng sâu bên dưới họ là những kẻ buôn lậu lớn nhất, những kẻ cướp bóc lớn
nhất. Nhưng họ làm mọi thứ một cách hợp pháp - hay ít nhất họ xoay xở để phô ra
rằng họ đang làm mọi sự một cách hợp pháp. Và họ thành công - ít nhất khi họ
đang trong quyền lực. Khi quyền lực mất rồi, thế thì mọi câu chuyện hay ho đó về
họ đơn giản biến mất.
Một khi chính khách bị
truất phế, ông ta trở thành hiện tượng xấu. Ông ta có thể là một Richard Nixon
hay bà ta có thể là một Indira Gandhi. Một khi chính khách bị truất phế, một
khi quyền lực mất đi, một khi quyền lực không còn đó để bảo vệ bạn, thế thì mọi
thứ trở nên bị phơi ra. Nếu bạn biết cách một người đã trở nên giầu thế thì bạn
sẽ không có khả năng kính trọng người đó. Nhưng nếu người này là giầu thực sự,
người đó có thể xoay xở làm cho mọi người im lặng. Và thế rồi mọi người có trí
nhớ rất nhỏ - họ quên.
Tôi đã đọc trong cuốn
sách sử nào đó rằng mười hai người đã bị trục xuất khỏi England; họ đã là những
tên cướp biển. Và cái gì đã xảy ra sau ba mươi năm? Cả mười hai người đó, vài
người trong số họ đã đi tới Australia, và vài người đã đi sang Mĩ. Vài người
trong số họ đã trở thành các thống đốc ở Mĩ, vài người trong số họ đã trở thành
các chủ ngân hàng, chủ ngân hàng lớn, vài người trong số họ đã trở thành những
điền chủ lớn ở Australia - cả mười hai người đã trở thành những người rất đáng
kính. Và họ đã lập ra những hãng buôn lớn - mọi hãng buôn lớn của Mĩ thuộc về họ.
Đó là lí do tại sao
thầy đã bỏ qua. Thầy đã không chú ý gì mấy, thầy đã không để ý tới điều đó. Điều
đó là được, đây là cách mọi sự diễn ra trên thế giới. Người không có tâm trí hướng
tiền sẽ bỏ qua.
Điều này làm các học
trò khác tức giận, họ thảo ra một bản thỉnh cầu xin đuổi kẻ cắp này, nói rằng nếu
không tất cả họ sẽ bỏ đi.
Bây giờ, những người
này đã không ở đó để thiền chút nào. Nếu bạn đã tới để thiền, bạn hiểu vài yêu
cầu - rằng bạn phải trưởng thành trong tâm trí ít hướng tiền, rằng bạn phải đạt
tới việc tách rời nào đó khỏi mọi của cải của bạn. Rằng chẳng thành vấn đề gì nếu
ai đó đã lấy vài ru pi - rằng điều đó chẳng thành vấn đề gì mấy, rằng đó không
phải là chuyện sống chết như vậy. Rằng bạn phải hiểu cách tâm trí vận hành,
cách mọi người đều có tâm trí hướng tiền.
Bạn chống lại kẻ cắp
vì người đó đã lấy tiền của bạn. Nhưng làm sao nó là của bạn? Bạn phải đã lấy
nó từ ai đó khác theo cách khác nào đó - vì không ai tới mà có tiền trong thế giới
này, tất cả chúng ta tới với tay trống rỗng. Cho nên mọi thứ chúng ta sở hữu
chúng ta phải đang sở hữu, đang nói như là của riêng chúng ta. Không cái gì thuộc
vào bất kì ai. Nếu một người đã thực sự đi tới để thiền, đây sẽ là thái độ của
người đó - rằng không cái gì thuộc về bất kì ai. Người đó phải bắt đầu có ngày
càng ít gắn bó với đồ vật.
Nhưng những người này
đều là người có tâm trí hướng theo tiền. Và khi bạn có tâm trí hướng tiền, một
cách tự nhiên chính trị bước vào. Khi họ nói rằng kẻ cắp này đã bị bỏ qua hai lần,
họ phải đã nghĩ, 'Đây là loại thầy gì vậy? Dường như ông ta thiên vị cho kẻ cắp
này!' Họ không thể hiểu được tại sao thầy đã bỏ qua. Thầy bỏ qua chỉ để chỉ cho
họ rằng họ phải bỏ tâm trí hướng tiền của họ đi. Vâng, việc ăn cắp là xấu, nhưng
tâm trí hướng tiền của họ cũng là không tốt.
Khi họ thấy rằng hai
lần họ đã bị bỏ qua, họ càng giận. Họ thảo ra một bản thỉnh cầu - chính trị đi
vào ngay lập tức, phản đối, thỉnh cầu - xin đuổi kẻ ăn cắp này, nói rằng nếu
không tất cả họ sẽ bỏ đi.
Bây giờ, họ đã không ở
đó để thiền chút nào. Nếu họ đã thực sự ở đó để thiền, cách tiếp cận của họ hướng
tới vấn đề này chắc đã khác toàn bộ. Họ chắc đã cảm thấy hơi chút từ bi hơn với
người này, vì sự thèm khát tiền của anh ta. Nếu như họ là thiền nhân thực sự họ
chắc đã quyên góp chút tiền cho trao nó cho người này - 'Xin anh cầm số tiền
này, thay vì đi ăn cắp.' Điều đó chắc đã là một chỉ dẫn rằng họ đã ở đó để thiền,
để được biến đổi.
Nhưng bây giờ họ đã
thảo ra một bản thỉnh cầu đòi hỏi đuổi kẻ cắp đi. Không chỉ điều đó - với việc
đe dọa, rằng nếu anh ta không bị tống ra tất cả họ sẽ bỏ đi.
Bạn không thể đe dọa
một thầy như Bàn Khuê.
Khi Bàn Khuê đã đọc bản
thỉnh cầu ông ấy triệu mọi người lại trước ông ấy. 'Các ông là những đạo hữu
khôn,' ông ấy bảo họ. 'Các ông biết cái gì là đúng và cái gì là không đúng. Các
ông có thể đi đâu đó khác để học nếu các ông muốn, nhưng đạo hữu nghèo này thậm
chí không biết cái đúng từ cái sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu ta không dạy? Ta sẽ giữ
anh ta ở đây cho dù mọi người trong các ông bỏ đi.'
Nhiều điều phải được
hiểu. Khi thầy nói, 'Các ông là những đạo hữu khôn’ thầy đơn giản giễu cợt, thầy
đơn giản đánh mạnh họ. Thầy không nói, 'Các ông khôn' đâu, thầy nói, 'Các ông dứt
khoát ngu.' Nhưng mọi kẻ ngu đều nghĩ bản thân họ là khôn. Thật ra, nghĩ bản
thân người ta là khôn là một trong những yêu cầu cơ bản để là người ngu. Người
khôn nghĩ họ không khôn. Người ngu bao giờ cũng nghĩ họ khôn.
Bây giờ, những người
này toàn là kẻ ngu. Họ đã không ở đó để sở hữu tiền, họ đã không ở đó để có tiền
- họ đã ở đó để có cái gì đó lớn hơn, cái gì đó cao hơn nhiều. Họ đã quên tất cả
về nó. Thật ra, người này đã cho họ một cơ hội để thấy. Nếu họ mà là thiền nhân
thực, họ chắc đã đi tới người này và cám ơn anh ta - 'Anh đã cho chúng tôi một
cơ hội để thấy chúng tôi bám vào tiền thế nào. Anh đã khuấy động chúng tôi nhiều
thế nào! Chúng tôi đã hoàn toàn quên tất cả về thiền, chúng tôi đã quên chúng
tôi đến đây để làm gì. Chúng tôi đã quên thầy Bàn Khuê này.'
Họ có thể đã du hành
hàng trăm dặm, hay thậm chí hàng nghìn dặm - Trung Quốc là nước rộng. Họ phải
đã du hành trong nhiều tháng, vì vào thời đó du hành không dễ dàng thế. Họ đã tới,
họ đã nghe nói về thầy này và họ đã tới từ những chỗ rất xa xôi để học thiền
cùng ông ấy. Và ai đó ăn cắp, và họ đã quên tất cả. Mọi điều đó sao? Họ đáng phải
cám ơn kẻ cắp này: 'Anh đã mang cái gì đó vào trong ý thức của chúng tôi - gắn
bó điên nào đó với tiền đã sôi lên, đã nổi lên bề mặt.'
Khi Bàn Khuê nói,
'Các ông là những đạo hữu khôn,' ông ấy đang giễu cợt. Ông ấy nói, 'Các ông là
những kẻ ngu dứt khoát. Nhưng các ông nghĩ các ông rất khôn, các ông nghĩ các
ông biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Các ông đã từng cố dạy ta cái gì là
đúng và cái gì là sai. Các ông đang bảo ta, "Thầy tống người này ra đi, bằng
không chúng tôi sẽ bỏ đi." Các ông đang cố ra điều kiện cho ta. Các ông
nghĩ các ông biết cái gì là đúng và cái gì là sai sao? Thế thì các ông có thể
đi bất kì chỗ nào - vì các ông khôn thế, các ông sẽ có khả năng học ở bất kì chỗ
nào. Nhưng người này sẽ đi đâu? Người này là ngu thế!'
Thấy ra vấn đề đi, sự
mỉa mai của nó. Thầy nói anh ta là ngu và anh ta là anh chàng nghèo - đạo hữu
nghèo này. Nhớ, tính đúng của người đúng không bao giờ là rất đúng. Người nghĩ
họ là đúng gần như toàn là người ngu. Cuộc sống là phức tạp và cuộc sống là
tinh tế tới mức bạn không thể quyết định được dễ dàng rằng bạn là đúng và ai đó
khác là sai. Thật ra, người có chút hiểu biết sẽ thấy rằng người đó không bao
giờ rơi vào trong bẫy của việc là đúng.
Jesus nói với đệ tử của
ông ấy: 'Cái đúng của người đúng là không đủ - cái gì đó bị thiếu trong nó.'
Bây giờ họ nghĩ họ biết cái gì là đúng và cái gì là sai, và người này đã phạm
phải điều sai, và thầy phải tống anh ta ra. Và nếu thầy không tống anh ta ra thế
thì thầy cũng sai. Bây giờ họ là quá nhiều trong khôn của họ - họ nghĩ họ biết.
Đây không phải là
cách ở gần thầy. Họ không thấy từ bi của thầy, họ không thấy thiền của thầy. Họ
không thấy rằng thầy đã trở thành phật - Bàn Khuê là một trong những thầy lớn của
Thiền. Họ không thấy ai đang hiện diện trước họ, và họ đang phản đối lại thầy
và họ đang đe dọa thầy.
Con người là ngu xuẩn
thế, con người đã làm đủ loại ngu xuẩn suốt nhiều thời đại. Và điều ngu xuẩn lớn
nhất đã bị phạm phải bất kì khi nào có vị Phật - vì bạn không thể hiểu được, bạn
không thể thấy được ai đang đương đầu với bạn. Bạn liên tục làm theo cách ấu
trĩ và trẻ con của bạn; bạn liên tục nói những điều vô nghĩa.
Bàn Khuê nói, ''Các
ông là những đạo hữu khôn, các ông biết cái gì là đúng và cái gì là không đúng.
Các ông có thể đi đâu đó khác để học nếu các ông muốn, nhưng đạo hữu nghèo này
thậm chí không biết cái đúng từ cái sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu ta không dạy? Cho
nên các ông đi đi, và ta sẽ giữ anh ta và ta sẽ dạy anh ta. Ta sẽ giữ anh ta ở
đây cho dù mọi người trong các ông bỏ đi.'
Đôi khi chuyện xảy ra
là người nghĩ mình là đúng là khó dạy hơn người nghĩ rằng mình là không đúng. Dễ
dạy cho kẻ tội phạm hơn là dạy cho thánh nhân. Dễ dạy cho người cảm thấy sâu
bên dưới rằng mình đang làm cái gì đó sai - vì người đó sẵn sàng học. Bản thân
người đó muốn gạt bỏ trạng thái này. Nhưng người nghĩ 'Mình đang làm đúng' -
người đó không muốn gạt bỏ trạng thái này, người đó hoàn toàn hài lòng với nó.
Không thể nào thay đổi được người đó.
Tại sao thầy nói, 'Tất
cả các ông có thể đi và ta sẽ giữ một người này, đạo hữu nghèo này'? Tại sao?
Vì đạo hữu nghèo này có khả năng, có tiềm năng.
Chuyện xảy ra là một
người, một kẻ tội phạm lớn, kẻ sát nhân, tội nhân, tới để được Phật khai tâm.
Khi anh ta tới, anh ta sợ rằng mọi người có thể không cho phép anh ta vào, các
đệ tử có thể không cho phép anh ta gặp Phật. Cho nên anh ta tới vào giờ mà khi
không có quá nhiều người. Và anh ta đã không đi vào từ cổng chính, anh ta nhảy
qua tường.
Nhưng tình cờ Phật đã
không ở đó - ông ấy đã đi ăn xin - và anh ta bị bắt. Và anh ta nói với các đệ tử,
'Tôi đã không tới để ăn cắp hay bất kì cái gì, tôi chỉ sợ rằng các ông sẽ không
cho phép tôi đi qua cổng chính. Mọi người đều biết tôi, tôi là nhân vật nổi tiếng
quanh đây. Tôi là người bị ghét và sợ nhiều nhất quanh đây, mọi người đều biết
tôi. Cho nên các ông có thể không cho phép tôi, các ông có thể không tin rằng
tôi muốn trở thành sannyasin.'
Thế là họ đưa anh ta
tới một trong những đại đệ tử của Phật, Xá Lợi Tử - người đã là nhà chiêm tinh
lớn nữa, và người có năng lực, năng lực thấu thị, đọc kiếp quá khứ của mọi người.
Thế là họ yêu cầu Xá Lợi Tử, 'Ông nhìn vào trong người này xem sao. Chúng tôi
biết rằng trong kiếp này anh ta là kẻ sát nhân, tội nhân, kẻ trộm, và anh ta đã
làm đủ loại việc. Nhưng có thể anh ta đã thu được đức hạnh nào đó, punya nào
đó, trong các kiếp quá khứ của anh ta - có thể đó là lí do tại sao anh ta muốn
trở thành sannyasin. Cứ nhìn vào các kiếp quá khứ của anh ta.'
Và Xá Lợi Tử đã nhìn
vào tám mươi nghìn kiếp sống quá khứ của anh ta... và anh ta bao giờ cũng như vậy!
Ngay cả Xá Lợi Tử đã bắt đầu run rẩy, khi nhìn người này. Anh ta nguy hiểm thế
- tám mươi nghìn lần là kẻ sát nhân, kẻ tội phạm, bao giờ cũng là tội nhân. Anh
ta là tội nhân đã được xác minh! Điều đó là không thể được - bất kì thay đổi
nào trong người này đều là không thể được. Ngay cả Phật cũng không thể làm được
bất kì cái gì.
Xá Lợi Tử nói, 'Tống
người này ra ngoài, và cho anh ta ra ngay lập tức - vì ngay cả Phật sẽ thất bại
với người này. Anh ta là tội nhân đã được xác minh. Cũng như Phật là Phật đã được
xác minh, anh ta là tội nhân đã được xác minh. Tám mươi nghìn kiếp sống tôi đã
nhìn thấy, và tôi không thể đi ra ngoài điều đó. Thế là đủ rồi!'
Thế là người này bị
đuổi ra. Anh ta cả thấy tổn thương thế, rằng không còn cơ hội nào cho anh ta.
Còn sống, anh ta không thể ở quanh Phật, cho nên anh ta muốn tự tử. Cho nên
ngay ở quanh góc cổng chính anh ta đi tới bức tường và định đập đầu vào tường
đá để tự kết liễu mình. Và Phật tới sau khi đi ăn xin. Và ông ấy thấy anh ta và
ông ấy dừng anh ta lại, và ông ấy đưa anh ta vào bên trong, và ông ấy khai tâm
cho anh ta.
Và câu chuyện này nói
rằng trong bẩy ngày anh ta đã trở thành a la hán - trong vòng bẩy ngày anh ta
đã trở thành người chứng ngộ. Bây giờ, mọi người rất phân vân. Xá Lợi Tử đi tới
Phật và ông ấy nói, 'Đây là cái gì vậy? Mọi thuật chiêm tinh của tôi là vô
nghĩa sao? Và tôi đã nhìn vào trong tám mươi nghìn kiếp của người này! Nếu người
này có thể trở nên chứng ngộ trong bẩy ngày, thế thì phỏng có ích gì mà nhìn
vào các kiếp quá khứ của mọi người? Thế thì nó toàn là ngớ ngẩn. Làm sao điều
đó có thể xảy ra được?'
Và Phật nói, 'Ông đã
nhìn vào quá khứ của anh ta, nhưng ông đã không nhìn vào tương lai của anh ta.
Và quá khứ là quá khứ! Bất kì khoảnh khắc nào một người quyết định thay đổi,
người đó có thể thay đổi - chính quyết định này mang tính quyết định. Và khi một
người đã sống tám mươi nghìn kiếp sống của khổ, người đó biết, và người đó khao
khát thay đổi, và sự mãnh liệt của người đó để thay đổi là vô hạn. Do đó, trong
bẩy ngày...
'Xá Lợi Tử, ông còn
chưa trở nên chứng ngộ. Ông là người tốt, ông có các kiếp sống tốt - ông không
cảm thấy bị nặng gánh gì mấy với quá khứ của ông. Ông có một loại tính đúng
quanh bản thân ông. Ông đã từng là người brahmin trong nhiều kiếp, một học giả,
người được kính trọng. Nhưng nhìn người này đi. Anh ta bị nặng gánh trong tất cả
tám mươi nghìn kiếp kia, và anh ta muốn được tự do. Anh ta thực sự muốn được tự
do. Do đó, có phép màu này - trong vòng bẩy ngày anh ta ở ngoài. Sự mãnh liệt của
quá khứ của anh ta...'
Đây là một trong những
điều cơ bản để hiểu trong biến đổi của mọi người: những người cảm thấy mặc cảm
là dễ được biến đổi. Những người cảm thấy tốt, đúng, là rất khó biến đổi. Người
tôn giáo là rất khó biến đổi, người phi tôn giáo là dễ biến đổi hơn. Cho nên bất
kì khi nào một người tôn giáo tới tôi, tôi không để ý mấy tới người đó. Nhưng bất
kì khi nào một người phi tôn giáo tới tôi, tôi thực sự quan tâm. Tôi say mê người
đó, tôi hiện hữu cùng người đó, tôi ủng hộ tất cả cho người đó - vì có khả
năng.
Đó là lí do tại sao
Bàn Khuê nói:
Ai sẽ dạy anh ta nếu
ta không dạy? Ta sẽ giữ anh ta ở đây cho dù mọi người còn lại trong các ông bỏ
đi.'
Dòng nước mắt lau sạch
mặt của đạo hữu đã ăn cắp. Mọi ham muốn ăn cắp đã tan biến.
Và trong cơn mưa rào
từ bi đó từ thầy, kẻ cắp này không còn là kẻ cắp nữa, anh ta hoàn toàn được lau
sạch. Anh ta bắt đầu khóc, và những giọt nước mắt đó lau sạch tim anh ta. Dòng
nước mắt lau sạch mặt của đạo hữu đã ăn cắp. Mọi ham muốn ăn cắp đã tan biến.
Đây là phép màu của sự hiện diện của thầy. Và câu chuyện này không nói bất kì
cái gì về điều đã xảy ra cho tất cả những người chính trị kia. Đây là điều bí ẩn
của cuộc sống. Đừng bao giờ cảm thấy đúng, và đừng bao giờ giả vờ rằng bạn là
đúng - đừng bao giờ bị móc vào ý tưởng đó. Và đừng bao giờ nghĩ về ai đó khác rằng
người đó là sai. Vì cả hai điều đó đi cùng nhau - nếu bạn cảm thấy bản thân bạn
là đúng, bạn bao giờ cũng kết án người khác và nghĩ ai đó là sai.
Đừng bao giờ kết án bất
kì ai, và đừng bao giờ liên tục ca ngợi bản thân bạn, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ.
Dù thế nào chấp nhận mọi người là vậy. Đó là cách họ là vậy. Và bạn là ai để
quyết định liệu họ là đúng hay sai? Nếu họ sai họ khổ, nếu họ đúng họ được phúc
lành. Nhưng bạn là ai để kết án?
Kết án của bạn mang bản
ngã nào đó trong bạn. Đó là lí do tại sao mọi người nói quá nhiều về cái sai của
người khác - điều đó cho cảm giác rằng họ là đúng. Ai đó là kẻ sát nhân, và họ
có cảm giác thoải mái: 'Mình không là kẻ sát nhân - ít nhất mình không là kẻ
sát nhân.' Và ai đó là kẻ cắp, và họ lại cảm thấy thoải mái: 'Mình không là kẻ
cắp.' Và vân vân và vân vân, bản ngã của họ liên tục làm mạnh thêm. Mọi người
nói về tội lỗi của người khác và về tội ác của người khác và các thứ của người
khác... Mọi cái sai đi vào trong các kiếp của người khác, mọi người liên tục
nói về nó. Họ cường điệu nó lên. Và họ thích thú điều đó - điều đó cho họ cảm
giác rằng 'Mình là tốt.' Nhưng cảm giác này sẽ trở thành rào chắn.
Là từ bi, là thông
minh, là việc yêu đi. Nhìn người khác mà không phán xét. Và đừng bao giờ bắt đầu
cảm thấy đúng, đừng bao giờ bắt đầu cảm thấy một loại linh thiêng. Đừng bao giờ
trở thành Đức nọ Đức kia. Đừng bao giờ.
Vẫn còn là bình thường,
vẫn còn là không ai cả. Và trong tính không ai cả của bạn vị khách tối thượng đến...
trong tính không ai cả của bạn, bạn trở thành người chủ.
Xem tiếp Chương 4 – Quay về Mục Lục Tập 2