Read more
Osho - Thiền: Con đường nghịch lý (Tập 3)
Chương 1. Vâng lời
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ
là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ
trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng
vào tâm người nghe.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái
Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền. Vị
tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.
"Này, ông giáo thiền kia!", vị tăng gọi lớn,
"Đợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta
đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho," Bankei nói.
Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến. Bankei mỉm
cười bảo: "Ông hãy sang bên trái ta." Vị tăng làm theo.
"Không", Bankei nói, "Chúng ta có thể nói
chuyện dễ hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh
váo bước sang bên phải.
"Ông thấy không", Bankei nhỏ nhẹ, "Ông đang
tuân theo lời ta, và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống
và lắng nghe."
Một giai thoại cổ...
Thuở xưa, có một thiên thần trên đường trở về thiên giới sau
khi ông hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Đó là một đêm tối trời, bầu trời
không trăng không sao, thậm chí không một chút ánh sáng. Trái đất như bao phủ bởi
những đám mây đen vần vũ. Khi vị này vừa bay vào các đám mây đen đó, ông thấy một
hiện tượng kỳ lạ bên dưới. Ông thấy một khu rừng dầy đặc ánh sáng chiếu rọi.
Ông vô cùng thắc mắc bởi ông hay bay ngang qua khu rừng này rất nhiều lần. Ông
rất quen thuộc với vùng đất này, nhưng chưa bao giờ ông lại nhìn thấy khu rừng
có hiện tượng như thế. Luồng minh quang này không phải là những luồng minh
quang bình thường vì ông có tính hay giao hảo với các thánh thần. Ánh sáng đầy
sự gia trì và chan chứa hỷ lạc không cùng. Ông vừa thấy luồng minh quang thì
ông đã có cảm giác cực kỳ thanh tịnh mà ông chưa từng được cảm giác qua, dù rằng
ông thường hay qua lại với các chư Thần. Thậm chí tại Thiên Cung, ông cũng chưa
bao giờ thấy qua hiện tượng rực rỡ như vậy. Ánh sáng phát xuất từ một khu rừng
soài và bao phủ cùng khắp khu rừng tăm tối. Luồng minh quang mãnh liệt đến nỗi
ông có thể nhìn thấy những tán lá bé nhỏ của cây cối, kể cả những nụ hoa đong
đưa trên cây, và hồ nước long lanh bên cạnh khu rừng. Quá kích thích, ông liền
bay ngay xuống mặt đất.
Lúc ông hạ xuống mặt đất, ông càng ngạc nhiên hơn nữa. Có tiết
tấu âm thanh vô âm ngân nga toàn hư không... Luồng âm thanh vô thinh này được
biết tại phương Đông là Pranava Omkar... toàn khu rừng sâu như đang niệm từ
"Om" đầy ân điển.
Không những vậy, nhiều sự ngạc nhiên như chờ đợi ông. Khi
ông bay xuống khu rừng nhỏ này, ông cảm giác như có hương thơm hoàn toàn bất khả
tư nghì mà ông chưa bao giờ được ngửi, thậm chí kể cả Thiên Cung. Hương thơm
này như không vương vấn thế tục, không liên quan gì đến cõi Thiên đình. Nó siêu
vượt tất cả. Ông đi sâu vào khu rừng nhỏ, không thể đoán được chuyện gì xảy ra
nơi đây? Một sự kinh ngạc nữa, dưới gốc cây cổ thụ um tùm bóng mát, có một vị
Sa môn đang tọa thiền. Ông không còn cảm thấy khó hiểu nữa. Ông suy nghĩ,
"Vị Sa môn này nhất định là một vị Phật. Ngài đã trở về nhà!... Ánh quang
minh rực rỡ, ngào ngạt hương thơm thậm thâm vi diệu, và âm thanh vô thinh tỏa
ra từ ngài. Khi ông đến gần ngài hơn, ông cảm giác như ông bị choáng ngợp bởi sự
hiện hữu của ngài. Toàn bộ khu rừng nhỏ như đang xôn xao... với một từ trường mới
mẻ, tràn trề sức sống. Ông có thể thấy cây cối xanh tươi dù đã sái mùa. Trong
ngài tràn trề sự thanh tịnh, và thái độ của ngài cũng vắng lặng thanh tịnh.
Trong ánh sáng thanh tịnh đó có vang vọng âm thanh vô thinh. Toàn bộ khu rừng
nhỏ... cây cối, hồ nước, núi non... tất cả đều ngân nga câu khấn nguyện. Ông phủ
phục dưới chân của bậc Sa môn này, mở huệ nhãn của ông... tự quán chiếu vì muốn
biết bậc Sa môn này ngài đang quán gì ở nội tại.
Nghe kể rằng, các thiên thần đều có năng lực có thể nhìn được
xuyên suốt tâm người, và họ còn có thể đọc được những tư tưởng chuyển động bên
trong. Càng cố gắng, ông càng cảm giác là ông không thể thấy được gì hết. Không
có một tư tưởng nào dấy khởi ở nội tại của bậc Sa môn này. Ở đó thật là vắng lặng
và thanh tịnh, hoàn toàn trống rỗng. Ông đâm ra sợ hãi. Ông biết sự vắng lặng
mênh mông và bao la của bầu trời, nhưng sự vô tận này còn vô thẳm hơn, như chứa
đựng một chiều sâu bất khả tư nghì đối với ông. Nó là vực thẳm sâu hun hút. Ông
sợ rằng ông sẽ đánh mất mình trong tận cùng hố thẳm đó, và có thể, ông sẽ không
đủ khả năng để trở về, nhưng hấp lực của vị sa môn này quả thật ngoài sức chịu
đựng của ông. Thậm chí, vị Thiên thần này sẵn sàng bị đánh mất trong luồng ánh
sáng minh quang đó. Ông cố gắng quán sát mãnh liệt hơn, thúc đẩy ông quán sát
sâu hơn vào nội tâm vắng lặng cực kỳ thanh tịnh đó, bằng cách đi thật sâu vào
tâm thức của ngài, nhưng ông không thể thấy được một mảy may ý nghĩ nào, nên
ông không thể nào đoán được vị sa môn này đang làm gì. Ông đành chấm dứt sự
quán sát, quay mặt lại ngài, phủ phục, và đụng vào chân ngài và thưa, "Hởi
bậc Trí tuệ vô song, con xin ngài hãy tỉnh thức từ cơn đại định, và soi sáng
cho con biết hiện tượng gì đang xảy ra trong nội tại của ngài, bởi con không thể
thấy được một sự suy nghĩ nào. Thậm chí, thánh thần cũng tràn trề tư tưởng! Hiện
tượng gì đang xảy ra với ngài? Ngài hoàn toàn vắng lặng. Thậm chí, tử thi cũng
không hoàn toàn vắng lặng như vậy! Tư tưởng luôn mãi đến rồi đi, tiếp nối không
ngừng như những hạt bụi trôi nổi trong tâm trí. Thậm chí, kể cả với những xác
chết, tư tưởng vẫn luôn tiếp nối. Tâm trí vẫn chuyển động qua thói quen. Chuyện
gì đang xảy ra với ngài hởi Đấng Trí Tuệ vô song. Ngài như tỏa ngát hương vị sống!"
Vị Bồ tát này chỉ nhìn thiên thần, ngài vẫn không một lời
nói, chỉ mỉm cười. Nụ cười đầy lôi cuốn và tràn trề hấp lực. Vị thiên thần này
cảm giác được sức hút của nụ cười. Nụ cười như đang chuyển hoá ông, như một thử
thách, như một sự khiêu khích, đầ quyến rũ và như đang mời gọi vị thiên thần
này bước vào thế giới nội tại của ngài. Ngài nhắm mắt lại. Vị thiên thần này
cũng cảm giác muốn nhắm mắt lại. Ông hiểu sự gợi ý này, "Ta không thể cho
ông biết hiện tượng này là gì, nhưng ta có thể chỉ cho ông con đường. Hãy tĩnh
tọa như ta! Ông đã nhìn thấu sự vắng lặng thanh tịnh của ta, hoàn toàn trong suốt
như gương. Chỉ với thể tánh Chân Như, ông sẽ đạt đến sự hiểu biết thậm thâm vi
diệu". Ngài không nói một lời nào, nhưng nụ cười của ngài chính là sự giảng
pháp. Ngài đã giảng tất cả mọi cốt tủy tinh yếu trong kinh Vệ Đà, Koran, Kinh
Thánh, Pháp cú, và Thiên hùng ca dù ngài không hề thốt lên một lời nào. Ngài đã
thuyết pháp không thể thuyết. Vị thần này đã khép đôi mắt lại, tĩnh tọa trong sự
thinh lặng, và cảm nhận ông đang dần tan biến trong hư không vô lượng vô
biên...
Đó là hiện tượng xảy ra quanh một minh sư. Bạn không cần
vâng lời minh sư. Bạn chỉ quanh quẩn bên ngài, và sẵn sàng. Chỉ có vậy. Sự hiện
hữu của ngài đã đủ tạo lực hấp dẫn, luôn đầy sức quyến rũ. Không có một lời răn
nào và không thầm thì với bạn, "Không được làm điều này", và
"Không được làm điều nọ." Những người giảng pháp như vậy, không phải
là minh sư. Cao nhất thì cũng chỉ là bậc thầy. Sự quan tâm của ngài sâu thẳm
hơn. Ngài chỉ bận tâm với thể tánh Chân Như của bạn. Minh sư nắm bắt bạn như nắm
bắt mặt trời mọc. Trong sự hiện hữu của ngài, bạn sẽ cảm giác bạn đang nắm bắt
một từ trường huyền diệu... nếu bạn sẵn sàng, nếu bạn lắng nghe, nếu bạn tìm kiếm...
Sự tự chúng sẽ bắt đầu dấy khởi. Đó là ý của minh sư. Sự khác biệt giữa minh sư
và thầy là
gì? Thầy dạy dỗ bạn với giáo điều, với triết lý. Ông biện luận,
chứng minh. Minh sư là sự tự chứng. Ngài không biện luận, không đề xuất triết
lý, không cho bạn cá tánh, không lời răn, và Ngài không cho bạn hiện hành,
không cho bạn lý tưởng. Trong thực tế, ngài gạt bỏ mọi lý tưởng, không cho bạn
kinh điển. Ngài dạy bạn cách hỏa thiêu tất cả mọi kinh điển, và được tự do siêu
thoát từ cõi thế này, tự do với mọi lý thuyết giả tạm. Khi bạn tự do siêu thoát
từ cõi thế, lý thuyết và kinh điển, bạn khai phóng mình từ tất cả. Nếu không,
tư tưởng vẫn sẽ luôn náo động bên trong, ô nhiễm nội tại. Tư tưởng không ngừng
quấy nhiễu bạn ở ngay trung tâm này của bạn. Tư tưởng làm bạn sao lãng... ở bên
này thế giới, ở bên kia thế giới. Tư tưởng là sự sao lãng, mang bạn khỏi chính
bạn, lôi cuốn bạn vào thế giới của huyễn tưởng và trừu tượng, không cho phép bạn
thấy, nghe và tự tại. Toàn bộ việc làm của minh sư là giúp bạn buông xả tâm.
Các lời răn sẽ đi sâu vào tâm trí, và biến thành ký ức. Minh sư không có thông
điệp gởi gấm với tất cả các tạo tác của bạn, nhưng ngài sẽ gởi gấm thông điệp
liên quan đến thể tánh Chân Như của bạn. Ngài dạy dỗ bạn phải tự chứng như thế
nào, và một ngàn lẻ một con đường pháp.
Một đại thiền sư được vấn bởi một trong những đệ tử của
ngài, "Con đã sống với ngài hơn ba năm qua, nhưng ngài chưa dạy cho con bất
cứ điều gì, bạch sư phụ. Khi nào sự tu tập của con mới thật sự bắt đầu?" Vị
đại thiền sư cười lớn, "Con nói như vậy có nghĩa gì? Trong ba năm qua,
ngày nào ta cũng dạy dỗ con. Lúc con mang trà đến cho ta vào mỗi buổi sáng, ta
có cảm ơn con không? Khi con quì lạy ta, ta có vỗ đầu con không? Khi ta thiền
hành mỗi buổi sáng, và con đã theo sau ta, con không bao giờ nhìn thấy cách ta
đi hay sao? Con có quan sát chân của ta không đụng đất? Sáu inches (15cm) trên
mặt đất đó? Con có nhìn sâu vào đôi mắt ta trong ba năm qua? Đôi mắt đó như người
say rượu. Con còn muốn gì nữa? Sự dạy dỗ nào mà con muốn nói đến? Ta dạy dỗ cho
con mỗi ngày qua, năm này qua năm nọ. Thỉnh thoảng, con vào phòng của ta khi ta
đang ngủ, con không thấy ta hay sao? Một vị Phật tự tại... như một đứa trẻ? Con
còn muốn gì nữa? Con muốn văn tự? Như vậy, con hãy đi tìm thầy đi."
Một minh sư là một hiện hữu căn bản. Thậm chí, nếu ngài có
giảng dạy, ngài chỉ hướng dẫn bạn đến bản kinh vô tự. Ngài dạy bạn siêu vượt
trên ngôn ngữ, hướng bạn đến tâm vô niệm. Sự giảng dạy của minh sư là không giảng
dạy. Ngài không đề xuất bất kỳ lý tưởng nào để bạn bám víu. Minh sư đả phá hoàn
toàn đến mức sôi động, dồn bạn đến chân tường đến mức bạn phải phát điên lên để
bạn có thể tìm thấy được bản lai diện mục của chính mình. Tâm trí cần phải dồn
vào chân tường đến mức độ bạn sẽ nổi cơn cuồng điên. Hiện tượng này sẽ chấm dứt...
bỗng nhiên, một tâm thức mới mẻ phát khởi. Trước nhất, bạn cần phải hiểu rằng:
Minh sư tạo cho bạn sự tin cậy, không phải tuân phục. Ngài không yêu cầu bạn phải
tuân phục. Nếu người nào đòi hỏi bạn phải tuân phục, hãy trốn tránh người đó
ngay bởi họ đang cần nô lệ. Họ sẽ giết bạn, huỷ diệt sự tự do của bạn, điều kiện
hóa tâm trí bạn và họ sẽ lập nên khuôn khổ kiểu mẫu sống mà bạn phải nên tuân
thủ. Họ không hướng bạn về Thượng Đế, không giúp bạn nên thánh... Nên thánh có
nghĩa là được tự do, hoàn toàn tự do. Tuân phục là nô lệ. Tuân phục là một danh
từ mỹ miều dành cho sự nô lệ. Nếu ai muốn bạn phải tuân phục là một mối hiểm họa.
Minh sư không bắt bạn tuân phục, mà chỉ tạo ra sự tin cậy nơi bạn... Hai vấn đề
này hoàn toàn khác nhau.
Tin cậy là gì? Nó là một cảm giác, không liên quan với đức
tin. Tin cậy là cảm thụ mà người đó đã xâm nhập vào cõi huyền. Chúng ta không
biết nơi đó là nơi chốn nào... Người đã hiện hành trong một bình diện mới mẽ mà
chúng ta sẽ không bao giờ được biết cảnh giới đó là gì. Cảm thụ là người có đôi
cánh bay vào bất kỳ nơi chốn bất khả tri nào. Bạn sẽ đầy cảm thụ, muốn được
hành trình cùng người đó trên tuyến đường hành hươn. Minh sư cho bạn lòng tin cậy
để bạn có thể dũng cảm, bằng cách thấy được ngài, quanh quẩn bên ngài, sẵn sàng
tan biến trong mọi từ trường của ngài, chìm sâu vào nhịp đập hơi thở của ngài.
Mỗi ngày qua, bạn tích lũy dũng lực... không qua tuân phục mà qua sự dũng cảm.
Người tuân phục là người đần độn, thiếu thông minh, và tự biến mình thành kẻ lệ
thuộc. Không minh sư nào muốn làm cho bạn phải què quặt, nhưng ngài sẽ không
cho bạn đôi nạng để nương tựa. Khi bạn tìm đến minh sư, bạn đã có quá nhiều nạng.
Ngài liệng bỏ chúng và giúp bạn tự đứng lên bằng đôi chân của mình, và hướng bạn
về thể tánh Chân Như chân thực của bạn, giúp bạn là bạn mà không là ai khác.
Minh sư không thiết lập khuôn mẫu, không lời phát biểu tổng quát. Cá nhân sẽ biến
chuyển với những con đường pháp khác nhau.
Tuân phục là chính trị, không tôn giáo. Linh mục yêu cầu
tuân phục. Chính trị gia đòi hỏi tuân phục: "Theo sau tôi, hãy tuân phục
tôi! Đừng bao giờ đi ngược lại những lời răn của tôi. Hãy sống chỉ trong giới hạn
mà tôi đã đặt ra cho bạn. Không được vượt qua nó." Họ tiêu hủy tâm thức bạn.
Các đạo sư đã hành động như vậy qua hằng thế hệ và huỷ diệt tất cả! Loài người
không còn sống sót. Có người biến mình thành tín đồ Hồi giáo. Có người là Sikh
(1). Có người là Phật tử. Có người là tín đồ Kỳ Na giáo (2). Có người là tín đồ
Công giáo... nhưng con người chân thực ở tại nơi nào? Đây là những danh tự bằng
nhựa dẽo. Người tín ngưỡng ở nơi nào đây?
Nanak (3) nơi nào? Bạn có thể tìm thấy đạo Sikh, nhưng vị tổ
khai sáng Nanak thì ở đâu rồi? Bạn có thể thấy tín đồ Công giáo, nhưng Chúa Giê
Su ở tại nơi nào? Bạn có thể tìm thấy Phật tử, nhưng Đức Phật ở đâu đây? Có quá
nhiều người mộ đạo. Bạn không thể tìm thấy cả một người sùng đạo chân chánh. Số
đông quần chúng, hỗn loạn quanh các đền thờ, thiền viện, giáo đường, và tu viện,
nhưng họ đều là kẻ nô lệ... Nô lệ của những quá khứ chết. Minh sư giải thoát bạn
từ quá khứ, giải phóng bạn từ ký ức của bạn, mà không dạy bạn bất cứ điều gì
khác. Ngài đề xuất khóa vô tu. Ngài khai thị, "Hãy xả bỏ tất cả kiến thức
mà con đã học qua. Hãy xả bỏ hết vì mọi kiến thức chỉ là bụi bậm ô nhiễm. Hãy
lau sạch toàn bộ bụi bám trên tấm gương tâm của con. Khi chiếc gương đã trong
suốt rồi, Thượng Đế sẽ phản chiếu. Nếu gương tâm của con còn phảng phất nguồn
kinh kệ, Thượng Đế sẽ không thể phản chiếu."
Tín đồ Ấn giáo sẽ không thấy được Thượng Đế. Làm sao tín đồ Ấn
giáo thấy được Thượng Đế? Chỉ bằng biến mình thành tín đồ Ấn giáo, họ đã vướng
vào chướng ngại rồi. Làm sao tín đồ Hồi giáo có thể thấy Thượng Đế? Chỉ bằng trở
thành tín đồ Hồi giáo, ông đã tạo ra bức tường ngăn cách giữa ông và Thượng Đế.
Ít ra, khi bạn tìm đến Thượng Đế, bạn không mang các nhãn hiệu và mọi phân biệt.
Ít ra, mỗi khi bạn đến với Thượng Đế, hãy khỏa thân, hãy trần trụi. Hãy đến như
một con người, như một bản thể thuần khiết, một chiếc gương sẵn sàng phản chiếu...
dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Đừng mãi phóng chiếu lý tưởng. Tín đồ Ấn giáo truy tầm
thánh thần Ấn giáo. Tín đồ Công giáo tìm kiếm thánh thần Công giáo. Mỗi khi bạn
tìm kiếm Thượng Đế, bạn mang theo lý tưởng. Bất cứ ý tưởng nào bên trong cũng
không cho phép bạn chìm đắm trong Thiền (Dhyana) hoặc Đại định (Samadhi). Mọi
lý tưởng đều nên buông bỏ. Tâm trí phải kết thúc sáng tạo Thượng Đế theo hình ảnh
mà nó muốn. Khi bạn vắng mặt, Thượng Đế có mặt.
Minh sư giúp bạn không còn hiện diện nữa. Sự hiện diện của
ngài mỗi ngày qua là pháp vi diệu nhất dạy bạn biến mình vắng mặt... Sự hiện hữu
của Thượng Đế ở thế giới này là sự vô hiện hữu của ngài. Ngài không hiện hữu
qua sự hiện hữu, bằng cách vắng mặt. Bạn không thể xác định là ngài đang có mặt
tại đâu. Khi bạn xác định, ngài không còn hiện diện. Ngài an trú cùng khắp chốn
nhưng không an trú bất kỳ đâu. Bạn không thể xác định đúng chỗ, và không thể
nói, "Ngài đang an trú tại Bắc phương, tại Nam phương, ở tu viện, trong
giáo đường." Bạn không thể xác định Thượng Đế. Nếu bạn xác định được thì
nó sẽ là một cái gì khác mà không phải Thượng Đế... một bức tượng, một bộ kinh,
một truyền thống, một nền đạo đức nhưng không phải là tôn giáo, không phải là
Thượng Đế. Thượng Đế vô hình vô tướng! Sự hiện hữu của ngài là không hiện hữu.
Đó là lời dạy của một minh sư dành cho bạn. Sự có mặt của người là sự vắng mặt
thậm thâm vi diệu nhất.
Minh sư đã biến mất. Ngài không còn nữa. Chỉ có sau sự thanh
tịnh trống rỗng tuyệt đối trong ngài.
Nếu bạn xâm nhập minh sư, bạn sẽ khám phá điều mà vị Thiên
thần đã khám phá trong giai thoại trên. Vị sa môn tĩnh tọa trong rừng soài đã
thành Phật. Đức Phật không là danh tự thích hợp, không liên hệ đến Cồ Đàm Tất Đạt
Đa (Gautam Siddharta). Cồ Đàm Tất Đạt Đa là một trong các chư Phật. Chúa Giê Su
cũng là Phật. Mahavira, Krisna (4), Nanak, Rabyia, Meera, và Mohammed đều là Phật.
Có một ngày, thiền sư vào hoa viên. Một tu sĩ đang quét lá
khô. Thiền sư hỏi tu sĩ, "Ngươi đang làm gì vậy?" Người đệ tử đáp,
"Con đang dọn dẹp." Thiền sư hỏi thêm một câu lạ lùng, "Dọn dẹp?
Sau Phật hay trước Phật?" Đức Phật đã tịch diệt lâu đời... Hai mươi lăm thế
kỷ trôi qua. Các thiền sư đều tận hưởng sự phi lý. Thiền là cảm thụ sự phi lý.
Nếu bạn bị chất vấn, chắc chắn bạn sẽ bối rối. Nhưng người đệ tử này hiểu rõ thầy.
Ông đã sống với ngài. Ông biết câu hỏi gì mà thầy thường hỏi. Mỗi câu hỏi là một
công án, mỗi câu hỏi là một ngụ ý... càng lố bịch, càng hiệu quả, bởi bạn không
thể trả lời qua tâm. Tâm sẽ bị chùng xuống. "Con đang dọn dẹp." Minh
sư chất vấn, "Hãy trả lời ta ngay, trước Phật hay sau Phật?" Đệ tử cười,
đáp, " Cả hai, bạch sư phụ, trước và sau." Thiền sư đập ông một cái
và nói, "Đúng rồi." Ngài bỏ đi.
Một người làm vườn khác, một đệ tử tưới cây trong vườn bối rối
vô cùng. Ông là người mới đến. Ông hỏi vị đệ tử, "Tôi không hiểu. Tôi
không hiểu câu chuyện giữa ngài và sư phụ. Tôi đã lắng nghe kỹ lưỡng. Câu hỏi của
thầy thật kỳ lạ, câu trả lời của sư huynh còn kỳ lạ hơn. Sư huynh nói,
"Trước và sau Phật." nghĩa là gì?" Và vị sư huynh đáp, "
Sau Phật, bởi có nhiều chư Phật đã chứng ngộ trong quá khứ. Trước Phật, bởi sẽ
có nhiều Phật nữa xảy ra trong những kiếp vị lai. Luôn là con đường Trung Đạo.
Trong quá khứ đã có nhiều chư Phật. Trong tương lai, sẽ có nhiều vị Phật ra đời.
Tôi ở con đường giữa, dọn dẹp cho sạch để các chư Phật có thể hiển thị. Tôi phải
dọn dẹp sạch bụi bậm mà các chư Phật quá khứ để lại, và chuẩn bị mảnh đất này
cho nhiều chư Phật khác đến."
Minh sư đã hành động như vậy... thật chính xác, thật đúng đắn...
đứng ra chịu nhận mọi vô nhiễm từ tất cả Phật quá khứ.
Chúng sinh ai cũng bám víu, bám víu ngôn từ, huấn từ xưa, và
ô nhiễm thế tục. Minh sư dọn sạch quá khứ từ tâm bạn, từ tác động của quá khứ,
và ngài dự bị chiếc gương Chân như của bạn cho tương lai. Không chỉ các chư Phật
xảy ra trong tương lai... có một ngày bạn sẽ trở thành Phật. Chỉ là vấn đề thời
gian, và nó tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn quyết định trở thành Phật trong khoảnh
khắc này, không ai có thể ngăn chặn con đường của bạn. Chỉ quyết định là muốn
hay không muốn, hay sự cam kết muốn thành Phật. Không có người chướng ngại. Bạn
đang dính mắc quá khứ, không rời bỏ quá khứ. Nếu không, bạn có thể tự do tự tại
trong thế giới này. Trong chính khoảnh khắc này, bạn có thể thành Phật.
Một bài kệ Thiền dạy rằng:
Tự mảnh đất này là Tịnh Độ
Tự bản thân này là Phật...
Mỗi thân thể là Tịnh Độ, và mỗi thân đều có sẵn đền thờ trở
thành Phật. Phật không phải danh tự đặc biệt chỉ dành cho Phật Cồ Đàm. Các bậc
giác ngộ, họ được gọi là Phật. Khi Đức Phật giác ngộ, có người tìm đến ngài.
Ông không tin ở mắt ông khi ông được chiêm ngưỡng... một phong thái cao nhã,
thoát tục và tuyệt mỹ như vậy! Ông vấn Phật, "Ngài là ai? Ngài có phải là
bậc thánh mới giáng phàm? Tôi chưa bao giờ thấy ai có được vẽ đẹp tuyệt mỹ như
vậy, vẽ đẹp của bên kia thế giới, cực kỳ thoát tục." Và Đức Phật,
"Không. Ta không phải là Thánh." Người này lại hỏi, "Như vậy,
ngài là ai? Nếu ngài không là Thánh nhân? Vậy ngài là ai?" Đức Phật nhấn mạnh
lần nữa, "Ta không phải là thánh nhân." Người này đâm ra bối rối. Ông
lại hỏi, "Vậy ngài là ai?" Đức Phật trả lời thật thâm thúy, "Ta
là Người tỉnh thức. Ta không là thánh thần và không là thánh nhân... Ta là người
tỉnh thức."
Phật tính siêu vượt hơn thánh thần. Phật tính siêu việt hơn
thánh nhân. Thánh nhân phải chống chọi với tội lỗi, chưa trở về nhà, chưa ra trận,
và vẫn chiến đấu. Thánh nhân không thể thoải mái, không thể nghỉ ngơi trong
ngày lễ hội. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ, họ phải luôn quan sát. Tất cả mọi vọng
tưởng lẫn tham sân si đè nén bên trong luôn sẵn sàng bùng nổ. Trong một khoảnh
khắc yếu đuối nào đó, nó sẽ khống chế họ. Dục, họ đè nén? Dục đang ngấm ngầm chờ
đợi cơ hội thích hợp khi mà họ trở nên thoải mái, không còn tranh đấu mãnh liệt
nữa, nó sẽ lao mình vào họ với tất cả mọi tham ái, giận dữ, ghanh tỵ, và chiếm
hữu. Thánh nhân luôn sống trong tình trạng rối loạn và không thể nào thoải mái.
Làm sao một chiến sĩ có thể thoải mái, khi lúc nào họ cũng phải cảnh giác kẻ
thù luôn rình rập họ? Thánh nhân của bạn lúc nào cũng căng thẳng, sợ hãi đủ mọi
chuyện nhỏ nhặt... Họ sợ hãi bởi họ biết là họ chỉ thoải mái một chút, họ sẽ
thoải mái hơn, đè nén hết một nửa thực thể của họ, và nửa thực thể kia sẵn sàng
nổi loạn. Một nửa bản thể đang nổi điên trong nội tâm họ. Họ sống cuộc đời gần
như cuồng loạn, thiếu bình an, một sự sống điên cuồng, trầm luân trong mộng dữ.
Bất cứ những gì bạn đè nén sẽ tìm cách trả thù lại bạn. Nó sẽ dấy khởi nhiều lần
để có thể trả thù.
Đức Phật nói đúng khi ngài trả lời, "Ta không phải là
thánh nhân." Và Đức Phật tiếp, "Ta không phải là thánh thần." Tại
sao? Thánh thần luôn khát vọng lạc thú. Mục tiêu tối thượng của thánh thần
không phải là Thiên đường... ít ra không phải tại Đông phương. Có hai loại tôn
giáo: Các tôn giáo với mục tiêu Thiên đường... Công giáo, Hồi giáo, Do thái
giáo. Họ không lên vượt cao hơn Thiên đường. Thiên đường là mục tiêu của họ, được
sống trong trạng thái lạc thú vĩnh viễn. Đối kháng địa ngục, vẫn là một phần lưỡng
nguyên... Thiên đường và Địa ngục. Địa ngục đầy đau khổ và Thiên đường đây lạc
thú. Một sự không tưởng bởi bạn không thể nào có thể phân biệt giữa lạc thú và
đau khổ. Bạn không thể ngăn chia lạc thú và đau khổ qua hai thế giới khác nhau.
Thật không thể nào. Mỗi sự lạc thú là hiện thân của sự mỗi đau khổ... Không thể
nào phân chia chúng bởi chúng đồng nhất. Bạn không thể ngăn cách thất bại từ
thành công. Thất bại theo sau thành công, như thung lũng và núi non. Bạn không
thể xây núi non mà thiếu thung lũng, và không thể xây thung lũng mà thiếu núi
non. Chúng đồng nhất. Mỗi lạc thú đều chứa mầm đau khổ, và mỗi đau khổ chứa mầm
lạc thú. Thiên đường và Địa ngục đồng là ảo vọng, không thể chia chúng ra làm
hai.
Hãy suy nghĩ! Nếu Thiên đường chỉ có thành công, thì sẽ thiếu
lạc thú, vì không có người thất bại. Làm sao có thể lạc thú được khi không có
người thất bại? Khi bạn không thể thất bại, làm sao bạn hạnh phúc khi bạn thành
công? Lạc thú bắt nguồn từ thành công qua khả năng bị thất bại. Nếu không có ai
nghèo khó trên thiên đường, vậy không một ai có thể giầu có. Lạc thú giầu có bắt
nguồn từ mọi người chung quanh đều khốn khổ, nghèo đói, và có nguy cơ là bạn
cũng có thể đói khổ như họ nghèo khó vào một ngày gần đây. Sự sợ hãi này cho bạn
lạc thú. Nếu tất cả đều hạnh phúc thì sẽ không có ai hạnh phúc được. Nếu chỉ có
hạnh phúc, không sớm thì muộn, bạn sẽ buồn chán. Nếu thiên đường của người được
xem là thánh nhân của bạn thật sự có mặt thì sẽ vô cùng buồn tẻ. Hãy tư duy đến
các thánh nhân của bạn đang an tọa trên thiên đường... Họ sống tại đó bao lâu rồi?
Vẫn hạnh phúc như vậy?... Họ không thể thay đổi chỉ vì muốn thay đổi. Họ không
có quyền năng đó. Họ không thể bước vào địa ngục. Nhất định họ đã từng khao
khát được trở về mặt đất. Vì lý do như vậy, có nhiều tạng kinh nói rằng: Thánh
thần khao khát được làm người. Có nhiều giai thoại kể rằng, thỉnh thoảng, có một
vài thánh thần cải trang để có thể đến thế giới này vì họ muốn thưởng thức
hương vị làm người đáng nhớ này.
Bạn có thể quan sát tội nhân. Họ thân thiện, thành thật hơn
những những công dân tốt. Bạn có thể tin cậy một tên cướp nếu bạn cho ông một số
tiền. Nếu ông mượn tiền bạn, bạn có thể tin cậy kẻ buôn lậu, nhưng không thể
tin tưởng một chính trị gia. Một tên buôn lậu có thể giữ lời hứa, nhưng chính
khách thì không. Không ai hoàn toàn là tội phạm. Làm sao bạn có thể đày một người
vào địa ngục, ngoại trừ ông hoàn toàn tội lỗi? Con người là sự tổng hợp giữa
thiện và ác, tốt và xấu. Không thể có một thánh nhân hoàn toàn. Không thể nào.
Sự khác nhau giữa thánh nhân và kẻ tội lỗi là gì? Rất đơn giản. Kẻ tội lỗi đè
nén đức tánh thánh thiện và thánh nhân đè nén đức tánh tội lỗi. Cho nên, mới có
nhiều tội nhân muốn thành thánh nhân, và các thánh nhân lại muốn làm người tội
lỗi. Nếu bạn thấy được các giấc mơ của thánh nhân, bạn sẽ vô cùng bối rối. Giấc
mơ của họ rất dục, rất trần tục. Nếu bạn bước vào mộng của người tội nhân, bạn
sẽ kinh ngạc... trong giấc mơ, họ mơ tưởng đến việc xả bỏ thế gian này, được
tham thiền, được tu hành, và thành Phật. Tội nhân thường mơ mộng đẹp. Mộng là sự
thay thế. Mọi hoạt động của bạn bạn trong ngày, không làm trong ngày sẽ hiển hiện
trong đêm. Cuộc sống cần có sự quân bình. Cho nên, các thánh nhân thường sợ ngủ
say. Đức Phật dạy, "Ta không phải là thánh nhân. Ta không phải là tội
nhân. Ta không phải là thánh thần." Ngài là ai? Ngài đáp, "Ta là người
tỉnh thức. Ta là sự tỉnh thức!" Đây là định nghĩa của Đức Phật. Bạn học từ
một minh sư, không thể học bằng cách khác, không thể dạy dỗ bằng con đường
khác, qua sự tin cậy, yêu thương, qua sự hiện diện.
Minh sư sẽ không ra lệnh bạn phải làm điều gì bạn không muốn.
Sự có mặt của ngài hiện thân cho mệnh lệnh rồi. Hiện thân của ngài tạo nên sự
tuân phục vi tế, một kỷ luật vi tế... không qua cưỡng ép, không qua quản trị,
hoặc lung lạc. Ngài không phải là người lung lạc, mà vô cùng vắng lặng. Bạn
không bao giờ đoán được bạn sẽ học hỏi những gì nơi ngài... Bạn không thể đánh
dấu khi nào bạn tôn kính ngài, và khi nào có những kinh nghiệm dấy khởi trong bạn.
Thiền dạy, "Thiền tìm kiếm mắt kiếng đã nằm trên mũi của bạn." Chuyện
này xảy ra khi có ai vội vã... Họ phải chạy đến trạm xe lửa hoặc phải làm cái
gì đó. Họ cuống cuồng đi tìm kiếm mắt kiếng. Thì họ nhớ là mắt kiếng còn nằm
trên mũi. Vì quá hối hả nên họ quên mất. Thiền dạy. "Phật tánh không ở nơi
nào xa xôi. Bạn đang ngồi trên nó. Bạn là nó!" Cho nên, không cần phải tìm
Phật tánh ở đâu khác, chỉ cần chút cảnh giác bạn là ai. Đã sẵn có nơi bạn rồi.
Không có gì phải thành tựu. Không có gì để tu tập! Chỉ một điều duy nhất,
"Hãy cảnh giác bạn là ai." Thiền dạy không qua văn tự, không qua mục
tiêu, mà là Trực Chỉ Chơn Tâm, chỉ thẳng tâm bạn.
Có người tìm đến một thiền sư vấn, "Tôi muốn thành Phật."
Thiền sư tát ông một bạt tai thật mạnh. Người này hốt hoảng, bước ra ngoài, hỏi
môn đồ cố cựu. "Ngài là loại người gì vậy? Tôi chỉ hỏi có một câu hỏi đơn
giản mà ngài nổi giận rồi. Ông tát tôi thật mạnh! Má của tôi còn bị nóng bỏng
nè. Có gì sai khi tôi muốn thành Phật? Thiền sư này thật quá tàn ác! Đệ tử này
cười lớn đáp, " Ông không hiểu lòng từ bi của sư phụ tôi. Vì lòng từ bi mà
ngài đã tát ông một cái ông thật mạnh. Ngài đã quá già, chín mươi tuổi. Hãy
thông cảm đến bàn tay của ngài, còn nóng bỏng hơn má của ông nữa! Ông còn trẻ.
Đồ ngốc! Hãy trở lại xin lỗi ngài đi!" Người này hỏi, "Ngài gởi gấm
gì cho tôi vậy?" Môn đồ này đáp, "Thông điệp này rất đơn giản. Nếu Đức
Phật đến hỏi làm sao ngài thành Phật, thì có gì để thành? Ông đánh ngài vì muốn
giúp ngài nhận thức ngài chính là nó." Nếu hoa hồng muốn trở thành hoa hồng,
nó sẽ phát điên vì nó đã là hoa hồng rồi. Có lẽ bạn đã quên mất bạn là ai. Thiền
dạy là bạn luôn trong trạng thái ngủ, quên mất bạn là ai. Không có cần phải
thành tựu. Chỉ sự tự niệm. Đó là điều mà Nanak gọi là Surati. Kibir gọi là
Surati... Tự niệm! Bạn chỉ cần nhớ bạn là ai. Thiền không dạy bằng văn tự, bằng
kinh điển, bằng lý thuyết, nhưng bằng sự trực chỉ, bằng sự cam kết bạn sẽ có được
một tâm thức mới lạ hơn. Hãy nghe kỹ giai thoại này, bạn sẽ hiểu thiền cho bối
cảnh ra sao. Thiền thuộc tâm lý. Vấn đề là ở tâm lý. Bạn phải quên đi, không phải
bạn tan biến nơi nào đó mà chỉ ngủ quên. Thiền là sự báo động, đánh vào trái
tim bạn, để bạn có thể tỉnh giấc. Hãy lắng nghe giai thoại tuyệt diệu này...
Có một thanh niên trẻ tuổi, đã chịu đựng quá nhiều nỗi thất
vọng cay đắng của cuộc đời, tìm đến một thiền viện xa xôi ở rừng sâu núi thẳm,
thưa với vị thiền sư, "Con muốn quên hết bao ảo tưởng của cuộc đời. Con muốn
đạt giác ngộ, giải phóng con ra khỏi mọi nổi đau khổ bi thương trong tâm, nhưng
con không đủ kiên nhẫn tu tập lâu dài, thiền định nhiều năm, hoặc chịu đựng khổ
hạnh. Vì con sẽ bị chán nản, sẽ sớm bị trôi về thế tục lần nữa. Có con đường
pháp nào ngắn ngủi dành cho loại người như con không?" "Có," Thiền
sư đáp, "Nếu ngươi thật sự quyết tâm. Hãy cho ta biết, ngươi đã học hỏi những
gì rồi?" Anh thưa, " Gia đình của con giầu có nên con khỏi phải làm
việc. Con chỉ hứng thú với bàn cờ Chess, và đã phí phạm rất nhiều thời gian để
chơi cờ." Thiền sư suy nghĩ một chút rồi ra lệnh thị giả, "Gọi một
tăng sĩ lên đây cho ta. Bảo hắn mang theo bàn cờ, và kéo thêm nhiều người đến
xem." Người thị giả nói, "Bạch thầy, vị thầy này không biết chơi cờ."
Thiền sư đáp, "Con đừng lo. Gọi nó lên đây." Vị tu sĩ đến với bàn cờ.
Thiền sư sắp đặt các tăng sĩ ngồi chung với nhau. Ngài ra lệnh đem cho ngài một
thanh gươm, và giơ lên, "Các con..." Ngài nói, "Con đã từng
tuyên thệ sẽ luôn tuân phục ta vì ta là minh sư của con. Bây giờ, ta yêu cầu
con. Con phải chơi một bàn cờ với vị thí chủ này. Nếu con thua, ta sẽ chặt đầu
con ngay." Lưỡi gươm trần trụi nằm trong tay thiền sư. Ngài đứng ngay bên
cạnh. "Ta hứa với con nếu con chết dưới tay ta, con sẽ được lên Thiên đường.
Nếu con thắng, ta sẽ chặt đầu vị thí chủ này. Người thanh niên này dành suốt cuộc
đời cho việc chơi cờ. Nếu hắn có bị thua, hắn cũng xứng đáng bị chặt đầu."
Họ nhìn vẻ mặt của thiền sư, và hiểu rằng ngài quả có ý như vậy. Ngài sẽ chặt đầu
người nào thua cuộc.
Họ bắt đầu nhập cuộc. Với bước cờ vừa mới mở ra, người thanh
niên trẻ tuổi đã cảm nhận được những giọt mồ hôi tuôn xuống chân khi anh chơi cuộc
cờ bằng hết cuộc đời của chính mình. Bàn cờ là toàn bộ thế giới của anh trong
lúc này. Anh đặt hết tâm tư vào nó. Lúc đầu tiên, anh đã đi những nước cờ sai,
nhưng vị tu sĩ đi một nước cờ còn thấp hơn, nên anh chụp lấy cơ hội để tấn
công. Các vị trí địch thủ hoàn toàn bị anh làm cho phải sụp đổ. Anh tìm biến đổi
ở người tu sĩ này. Anh thấy được một khuôn mặt thông minh, chân thật, mòn mỏi bởi
những tháng ngày tu hành khổ hạnh.Vị tu sĩ trẻ tuổi này là một hành khất... một
Bhikhu... Đôi mắt ông thật thanh tịnh, và trầm tĩnh. không một chút giao động
dù ông đang kề cận với tử thần. Ông chơi cờ qua yêu cầu của minh sư và hoàn
toàn tuân phục. Nếu Thiên đường dù không được hứa, ông vẫn tuân theo. Ông chơi
cờ trong sự trầm tĩnh và bình lặng. Đôi mắt của ông tuyệt đối tĩnh lặng và vô
cùng thông minh... Người thanh niên trẻ tuổi này đang thắng cuộc! Những bước cờ
của vị tu sĩ mỗi lúc mỗi sai lầm hơn! Người thanh niên quan sát vị tu sĩ này...
Sự cao nhã lẫn khổ hạnh, vẽ đẹp thoát tục, tĩnh lặng và thông minh. Anh nghĩ đến
cuộc đời vô dụng của mình, cảm nhận đợt sóng từ bi tràn ngập lòng anh. Cuối
cùng anh quyết định, "Nếu ta để vị tu sĩ trẻ tuổi này chết thật là uổng
phí. Nếu ta chết đi, trái đất sẽ không bị mất gì hết vì ta là người vô dụng, đã
phí phạm cả cuộc đời. Ta đã không còn gì cả. Vị tu sĩ này đã tu tập, kỷ luật và
đã sống một cuộc đời khổ hạnh dành cho tham thiền và cầu nguyện. Nếu ông bị giết,
đó là một tổn thất lớn." Sự từ bi lớn lao tràn ngập tâm hồn anh. Anh cốt ý
đi sai nước cờ, thêm một nước cờ sai lầm nữa, phá hỏng mọi vị trí của anh, làm
cho anh không còn có thể phòng thủ được nữa. Trong nước cờ sinh tử đó, bỗng
nhiên vị Thiền sư chồm tới xóa bàn cờ. Cả hai đấu thủ đều kinh ngạc,
"Không có kẻ chiến thắng và không có người chiến bại!" Thiền sư chậm
rãi nói, "Không có một ai phải đổ máu tại đây. Chỉ có hai vấn đề."
Thiền sư quay lại người thanh niên trẻ
tuổi này, "Ngươi đã học được cách tập trung và sự từ
bi. Ngày hôm nay, ngươi đã học cả hai điều này. Ngươi đã đặt hết tâm tư vào cuộc
cờ, nhưng trong sự tập trung đó, ngươi đã nẩy lòng từ bi, sẵn lòng hy sinh mạng
sống của ngươi cho người khác. Hãy tạm trú tại đây một vài tháng, và theo đuổi
sự tu tập của chúng ta với một tinh thần như vậy. Sự chứng ngộ sẽ chắc chắn."
Anh ở lại, và đã giác ngộ.
Một giai thoại vô cùng tuyệt diệu. Vị thiền sư đã tạo ra một
môi trường và chỉ rõ cho anh thấy toàn bộ con đường pháp, cho anh thấy những gì
có thể thấy được! Chỉ có hai điều... thiền định và từ bi. Thiền có nghĩa là
hoàn toàn tập trung trong một cái gì đó, trọn vẹn lạc mất trong nó. Nếu bạn
khiêu vũ, chỉ có sự khiêu vũ là tồn tại, và người khiêu vũ biến mất, đó chính
là thiền, bất cứ là những hành động gì. Thiền không đối lập với hành động. Thiền
đòi hỏi chỉ một điều: Hoàn toàn bị thu hút trong nó, bất cứ là điều gì.
Nếu bạn là đạo chích, bạn sẽ ăn trộm. Khi ăn trộm, nếu bạn
hoàn toàn đặt hết chú tâm của bạn vào việc ăn trộm thì đó chính là thiền. Dù bạn
là ai, bạn làm gì, không quan trọng! Đối với Thiền, tất cả mọi vấn đề đều được
tập trung một cách trọn vẹn, mất hút, và say đắm trong nó, đến mức độ bạn không
còn cách biệt nữa. Đây là nguyên tắc nền tảng của... Thiền. Sau đó là sự không
phóng tự nhiên, một sản phẩm phụ tự nhiên... Chính là lòng từ bi. Từ bi không
thể thực tập. Nó đến qua cái bóng của thiền. Toàn diện pháp của Phật là vậy. Vị
thiền sư này, danh tự của ngài, chúng ta không được biết, nhất định ngài là một
Thiền sư lớn . Qua bàn cờ, ngài diễn đạt pháp Phật toàn diện, tất cả mọi nguyên
tắc cơ bản. Chỉ cần bao nhiêu đó thôi, không cần gì hơn nữa, đã quá đủ cho toàn
bộ hành trình của bạn. Ý nghĩa và kết cuộc... tất cả đều được tóm gọn trong bối
cảnh nhỏ bé này. Người thanh niên trẻ tuổi đã biết kinh nghiệm gì đang xảy ra.
Anh đã nếm được hương vị của nó. Nó đã xảy ra rồi, không còn là một lý thuyết.
Nó đã là một kinh nghiệm. Anh đang chứng nghiệm nó xảy ra. Anh chưa bao giờ
nghĩ đến một người nào trong cuộc đời anh, không bao giờ có một thoáng suy tưởng
về lòng nhân ái. Lòng từ bi là một cái gì đó tuyệt đối bất khả tri, xa lạ,
nhưng đã xảy ra trong tâm anh. Cuộc đời của anh đang bị đe dọa. Lúc đầu, anh đã
sợ hãi, và anh đã đổ mồ hôi. Nhất định, anh đã vô cùng hoảng sợ lúc anh bắt đầu
cuộc chơi. Bởi sự kinh sợ đó mà anh đã đi những bước cờ sai lầm. Không phải do
ngẫu nhiên, vị tu sĩ đã thắng cuộc ở bước đầu cuộc cờ. Ông không có khả năng để
thắng cuộc. Nhất định phải vì người thanh niên trẻ tuổi đó kinh sợ mà vị tu sĩ
đã thắng cuộc, nhưng rồi anh đã trầm tĩnh lại. Sau đó, anh đi những bước cờ tuyệt
diệu. Vị tu sĩ bắt đầu thua cuộc. Giây phút kinh người đó, thanh niên chắc chắn
rằng, "Ta sẽ thắng. Chỉ một bước cờ nữa thôi, và cuộc cờ sẽ kết thúc. Vị
tu sĩ này xem như đã cầm chắc cái chết." Trong khoảnh khắc đó, tự nhiên,
anh nhìn khuôn mặt của người tu sĩ đáng thương này. Ông không làm điều gì sai.
Tại sao ông phải chịu chết? Và trong giây phút đó, anh thấy được tính chất
thanh tịnh, một phong thái đặc biệt, sự tự tại, vô tư, và bình an, mặc dù vị
tăng sĩ này đang đối diện với sự chết... và anh lại hoảng sợ. Có một cảm xúc gì
đó nẩy sinh trong trái tim của anh, rung động tâm tư anh, một bản nhạc mới sáng
tác, một sự hiểu biết sâu sắc. Vì sự hiểu biết sâu sắc này, anh sẵn sàng đánh đổi
cuộc đời của anh cho người tu sĩ vốn không quan hệ đến anh. Chuyện gì đã xảy
ra? Phép lạ đến như thế nào? Tại sao?
Phép lạ xảy ra xuyên qua căn bản của khoa học, một nền tảng
thiết yếu. Anh đặt hết trọng tâm vào bàn cờ, hoàn toàn bị thu hút và lạc trong
nó. Ngã của anh biến mất. Thiền là vậy. Sự chấm dứt của ngã, một bản nhạc, thuật
cung tiển. đô vật, có lẽ là bất cứ điều gì. Hãy làm bất cứ những gì bạn muốn
làm, tạo ra luồng năng lượng thanh tịnh quanh nó. Nếu bạn là người nội trợ, nấu
ăn có thể là thiền. Nếu bạn là người giữ tiệm, các thân chủ của bạn sẽ là thiền.
Đó là tại sao tôi không bảo hành giả của tôi xả ly thế giới. Hãy hoán chuyển thế
giới... Tại sao phải xả ly nó? Hãy mang thiền vào trần thế. Bất kỳ bạn ở nơi
nào, hãy khởi sự sống với một tâm thức khác huyền diệu. Bạn sẽ thấy, mỗi ngày
qua, lòng nhân ái phát sinh trong bạn. Khi từ bi phát sanh, nó bắt nguồn từ
đâu? Nó phát xuất từ nổi đam mê của bạn. "Từ bi" là một từ ngữ tuyệt
mỹ, sáng tạo từ hai chữ "đam mê." Từ bi tích lũy năng lượng qua đam
mê. Khi chiếc cầu Thiền được sáng lập, sự đam mê hiện hành qua bóng từ bi. Tất
cả những gì bạn tranh đấu, không cần phải tranh đấu... nó có thể chuyển hoá. Tất
cả những gì bạn cho là sai lầm, nó không hề sai lầm! Nó chỉ cần chiếc cầu để
hoán chuyển. Thượng Đế không bao giờ đem đến sai lầm cho bất kỳ một chúng sinh
nào. Làm sao ngài có thể? Ngài cho những gì đúng.
Trước kia, tôi có một khu hoa viên... Người làm vườn, hoàn
toàn như bị lôi cuốn hoàn thành công việc của ông. Tôi chọn ông chỉ vì ông rất
là trầm tĩnh trong mọi công việc của ông. Ông không nhìn thấy ngày, không nhìn
thấy đêm. Thậm chí, lúc nửa đêm, tôi vẫn thấy ông trồng cây. Ông không được trả
tiền hậu hĩ lắm, nhưng ông luôn quay quần bên cạnh cây cối của ông. Ông có lòng
nhân ái rất lớn. Chỉ công việc của ông đã hoàn toàn lôi cuốn ông rồi. Lòng bác
ái phát sanh. Ông không có sự sống nào khác. Toàn bộ thế giới của ông chỉ có trồng
cây. Cây cối là loại người duy nhất mà ông bè bạn. Thậm chí, cỏ dại ông cũng
không ném bó đi. Ông sẽ nhổ cỏ... nhưng rất từ tốn, rất nhã nhặn. Chúng cũng là
cây cối. Ông sẽ nhổ cỏ dại chung quanh bụi hồng, bên dưới, gần dưới gốc của những
bụi hồng. Tôi hỏi ông, "Ông làm gì vậy?" Ông đáp, "Cỏ dại chứa
nhiều năng lượng lắm. Không cần phải ném bỏ chúng. Chúng cũng là người đó. Chỉ
cần nhổ đi, nếu không các hoa hồng của tôi sẽ bị hư hết. Tôi sẽ nhổ chúng,
nhưng tôi sẽ đối xử chúng một cách nhã nhặn, từ hòa. Đây là nghĩa trang của
chúng. Tôi đặt chúng dưới gốc bụi hồng. Chúng sẽ biến thể thành hoa hồng, trở
thành phân bón. Tôi chuyển hoá chúng mà không tiêu diệt chúng."
Đó là nghệ thuật. Đó là kỹ xão. Đó là Thiền. Thiền không nói
với bạn, "Hãy tranh đấu với dục, với đam mê và dục vọng!" Thiền dạy,
"Không cần tranh đấu, hãy bắt ngang chiếc cầu." Dục vọng sẽ biến
thành tình thương. Đam mê biến thành Từ bi. Tự thân nó là sự khát vọng được
khai phóng từ nhiều đối tượng, trở thành vô sân.
Tự mảnh đất này là Tịnh Độ
Tự bản thân này là Phật....
Thiền không giải quyết tất cả mọi vấn đề. Thiền phân hủy
chúng...
Có một triết gia lớn ở Tây phương, Ludwig Wittgenstein (5),
được hỏi ông sẽ làm gì với triết lý. Đây là câu trả lời của ông, "Tôi
không giải quyết vấn đề. Tôi tiêu hủy chúng." Trong ông đậm chất Thiền, là
một triết gia Tây phươngduy nhất của thời hiện đại đậm chất thiền. Có lần, ông
cũng được hỏi, "Mục tiêu của ông trong triết lý là gì?" Ông đáp,
"Chỉ cho con ruồi bay ra khỏi lọ." Thiền là vậy. Chỉ cách con ruồi cách
bay ra khỏi cái lọ." Con đường tại đó. Bạn đã từng kinh nghiệm những sự kiện
này. Có lúc, con bướm bay vào phòng. Nó biết nó bay vào bằng cửa trước. Nó biết
lối ra, và vẫn cánh cửa cũ đó, nó sẽ bay ra. Nhưng sau đó, nó lại vòng vòng gần
cửa sổ, vật lộn với tấm kính. Nó càng vật lộn, càng nhận thức rằng cửa sổ đóng
kín, nó hoảng sợ. Con bướm càng hoảng sợ, càng vô thức, càng sợ hãi cái chết,
và nó sợ hãi nó sẽ bị giam cầm mãi trong phòng. Nó đánh mọi ý thức! Trong tình
trạng vô thức đó, nó chống chọi mãnh liệt hơn, thậm chí, cả với các vách tường,
và cánh cửa lại nằm ngay đó! Nó ngầm biết như vậy. Làm sao nó có thể quên? Như
là một phép lạ. Nó có thể vào bằng cánh cửa, tại sao nó lại không thể bay ra bằng
cánh cửa đó?
Vẫn cánh cửa đó mang bạn vào thế gian này sẽ giúp mang bạn
ra khỏi thế gian. Hãy nhớ rằng, vẫn cánh cửa đó! Một bên ghi chú "Cửa
vào", một bên ghi chú, "Lối ra". Vẫn cánh cửa đó. Hai mặt của một
cánh cửa. Sự si mê lầm lạc mang bạn vào thế gian, và chính sự đam mê lầm lạc
này sẽ hướng dẫn bạn thoát khỏi thế gian. Sở cầu mang bạn vào thế gian, sở cầu
sẽ hướng dẫn bạn thoát ly thế gian. Tham ái mang bạn vào trần thế, tham ái sẽ
hướng dẫn bạn thoát ly trần thế. Không bao giờ tranh đấu! Tầng dưới chẳng những
là cửa vào mà cũng là lối ra. Có một vấn đề cần nên hiểu. Hãy suy nghiệm thật
sâu trong trái tim bạn. Đừng bao giờ chống chọi, hay xung đột! Nếu không, bạn sẽ
đau khổ, bạn sẽ càng đau đớn nhiều hơn. Đó là kinh nghiệm đã xảy ra với bạn.
Con người thống khổ như loài bướm. Hãy lắng nghe câu chuyện thiền này:
Thiền sư Thần Tán (Shen Tsan) chứng ngộ qua Bách Trượng. Sau
đó, ngài trở về thiền viện, nơi mà ngài được điểm đạo bởi "Vị Thầy đầu
tiên.", vị tăng sĩ đã nuôi dưỡng ngài nên người, và lúc đó thì ông đã quá
già. Nên nhớ kỹ: Ông chỉ là một vị thầy, không phải là một minh sư. Cho nên, Thần
Tán không đạt được giải thoát qua ông. Ngài phải tìm đến một minh sư khác như
Bách Trượng. Khi ngài chứng được quả vị giải thoát, ngài trở về thầy cũ của
ngài. Thầy là một vị trụ trì đầy lòng từ bi, một con người nhân ái. Thầy đã
nuôi dưỡng ngài từ thưở còn ấu thơ. Ông gần như là một người cha. Có một ngày,
Thần Tán giúp đỡ lão sư này tắm. Lúc tắm gội lưng của lão sư, ngài nói với ông,
"Điện Phật đẹp mà không thánh." Lão sư quay lại ngạc nhiên nhìn thì
Thần Tán tiếp, "Tuy Phật không thánh nhưng vẫn phóng quang." Lão sư
hơi có một chút xấu hổ, nhưng ngài không nói lời nào. Sự kiện này quá mới mẻ.
"Đệ tử của ta đã khác xưa từ ngày nó trở về. Phẩm chất của nó đã thay đổi.
Đôi lúc, nó bình phẩm một vài lời vừa tràn đầy ý nghĩa, lại vừa vô nghĩa. Có lẽ
nó đã học được ở một nơi nào đó. Có lẽ nó đã đạt đến một sự hiểu biết sâu sắc
gì đó, một sự Ngộ nào đó." Lão sư quan sát và chờ đợi. Đến một ngày khác,
khi lão sư đang đọc kinh bên cửa sổ giấy, một con ong vùng vẫy tìm lối ra nhưng
không được, Thần Tán, thấy vậy, liền nói. "Thế giới rộng lớn ngươi có thể
bay ra một cách dễ dàng. Tại sao ngươi lại vô minh chúi đầu vào đống giấy mục
nát?" Điều này tràn đầy ý nghĩa. Nó bao hàm hai ý nghĩa. Lão sư đang xem tập
kinh cũ kỹ, và con ong đang tìm cách bay ra khỏi cửa sổ bằng giấy... Tại Nhật,
họ làm màn bằng giấy. Thần Tán tiếp, và ngài ngâm một bài kệ.
Cửa không chẳng chịu ra
Quá ngu chui cửa sổ
Giấy cũ trăm năm rồi
Ngày nào thoát ra được...
Lão sư đã gần trăm tuổi. Như vậy thì đã quá già. Nghe câu
bình phẩm này, lão sư liền đặt kinh xuống và hỏi Thần Tán, "Có nhiều lần,
con đã bình phẩm nhiều lời lạ thường. Từ ai mà con đã đạt ngộ khi con xa
nhà?" Thần Tán trả lời, "Con đã đắc ngộ qua sự truyền dạy của Thiền
sư Bách Trượng (6). Bây giờ con trở về đây để đền đáp công ơn dưỡng dục."
Lão sư biết ngài có sở ngộ đặc biệt liền qua ngày hôm sau đánh trống hội chúng
hội lại, mời Thần Tán lên tòa thuyết pháp. Thần Tán an tọa trên tọa cụ, và theo
truyền thống của Bách Trượng, ngài trích dẫn tám câu kệ như sau.
Tâm tánh vô nhiễm
Bổn tự viên thành
Đản ly vọng duyên
Tức như chư Phật...
Sau khi nghe những lời này, mục kích đệ tử của ngài chiếu
sáng, cảm nhận lần đầu tiên ông là ai, lão sư liền đụng vào chân của môn đồ của
ngài. Sau đó, ngài phủ phục lạy dưới chân môn đồ của ngài, ngài ngộ đạo, đạt được
trí huệ sáng tỏ. Vâng, cánh cửa lúc nào cũng mở rộng. Thiền không dạy bạn bất cứ
điều gì. Nó chỉ đơn thuần cho bạn biết rằng cánh cửa đang mở rộng. Bạn đã đi
vào bằng cánh cửa đó, và bạn quá vô minh khi mãi tìm cửa ra khác. Có người tìm
tôi hỏi... nhất là người Ấn độ, "Làm sao chúng con có thể ra khỏi thế giới
luân hồi (Samsara) này?" Tôi hỏi họ, "Các bạn đã vào bằng lối nào?
Hãy trả lời cho tôi trước đã." Ngoại trừ, bạn biết bạn vào thế giới này bằng
lối nào, nếu không bạn khó mà tìm được cửa ra... bởi cửa vào chính là cửa ra.
Thiền để chấp nhận vạn vật nhân sinh như thực tướng của nó, với sự khác nhau thật
là thâm thúy! Thiền để mặc vạn vật sống theo tự tánh, không chú ý thay đổi, mà
chỉ thay đổi cách nhìn của bạn đối với sự vật. Lần đầu tiên, chúng ta nhìn sự vật
đúng như thực tướng của chúng, không chút thay đổi... Căn phòng vẫn vậy. Cửa sổ
vẫn bọc giấy, vẫn... mở rộng. Khi nào con ong ý thức là cửa luôn mở rộng, không
cần cố gắng, phấn đấu và vùng vẫy.
Thiền dạy: "Hãy tự tại. Tất cả đã sẵn sàng. Tất cả đều
đã sẵn sàng từ lúc khởi nguyên. Không có gì bị đánh mất..." Ngoại trừ một
thứ: Bạn không nhìn xung quanh. Cơn sân hận của bạn có thể hoán chuyển thành một
tình thương bao la. Tham ái có thể san sẽ. Tánh chiếm hữu sẽ xả bỏ. Thiền không
phê phán. Thiền dạy là hãy tìm một minh sư tại thế, thọ đạo nơi ngài qua sự có
mặt của ngài. Hãy thinh lặng bên ngài... Cửa của ngài rộng mở. Cửa của bạn cũng
rộng mở. Sự khác biệt là: Ngài biết cửa ngài rộng mở, bạn không biết cửa bạn
đang mở rộng. Hãy quán chiếu qua ngài... Cánh cửa của ngài, sự rộng mở của
ngài, không gian nội tại của ngài... Rồi một ngày, bỗng nhiên nhận thức nẩy
sinh trong bạn, "Cánh cửa của tôi mở rộng và lúc nào cũng mở rộng!"
Thiền dạy, "Không có gì giấu kín từ thuở khởi nguyên!"
Chuyện gì xảy ra khi bạn trong sự hiện diện của ngài:
Vốc nước trong tay ánh trăng chiếu
Kết hoa dâng lên áo ướp hương...
Khi những cánh hoa được dâng lên, hương hoa dâng lên áo ướp
hương... Mỗi khi bạn quẩn quanh bên đấng giác ngộ, có luồng hương giác ngộ đó ướt
đẫm tăng bào của bạn, một hương thơm gì đó như hương hoa của ngài được ban phát
cho bạn. Đây là nhịp đập trái tim, từ trường, sự chấn động... nhưng bạn cần phải
có đôi mắt.
Thiên thần này thấy được khu rừng rực sáng, chiếu rọi hào
quang bên dưới ông. Nếu bạn bay ngang khu rừng nhỏ đó, có lẽ bạn sẽ không thấy,
bởi tia sáng đó cần sự rộng mở trong bạn. Vị thiên thần nghe Pranava... âm
thanh không lời... Omkar... Toàn khu rừng nhỏ đồng liên ca, hân hoan xưng tụng ở
một hiện tượng kỳ diệu. "Có một hiện tượng vô cùng vi diệu đang xảy ra...
Muôn cây xanh nở hoa dù đang sái mùa!" Ông có thể thấy, nhưng có lẽ dù bạn
tuy có đi ngang qua, nhưng bạn không ý thức được... Nếu muốn ý thức những hiện
tượng kỳ diệu như vậy, cần phải có sự tin cậy vững chãi. Để nghe và để thấy những
hiện tượng vi diệu như vậy, bạn phải buông bỏ hết mọi rác rến trong đầu bạn. Cảm
nhận của tôi là mỗi người đang có mặt tại đây, có lẽ đã nhiều lần đi ngang qua
những khu rừng nhỏ như vậy... đôi lúc là một vị Phật, một Mansoor, một Ali, và
có thể đôi lúc là Ramakrisna, một Raman, Mahavira, hay là một Zarathustra. Bạn
đã đi qua những khu rừng như vậy rồi. Không thể nào mà bạn chưa từng đi ngang
qua khu rừng rực sáng như vậy được... Nhất định bạn đã thấy qua rồi... nhưng bạn
lại đánh mất cơ hội. Xin đừng làm lỡ cơ hội như vậy nữa!
Gurupurnima (7) là ngày lễ của mọi chư Phật, các đấng Giác
ngộ. Qua sự hồi tưởng của họ, họ sẽ tỉnh thức hơn. Khu rừng đang trước mặt bạn.
Bạn thấy được ánh minh quang rực rỡ của nó. Nó đang tồn tại! Bạn có thể nghe tiếng
nhạc trời đang vang động, thấm nhuần trong hương hoa giác ngộ của tôi. Tuỳ thuộc
vào bạn... là bạn có sẵn sàng, và muốn quanh tôi bao lâu? Bạn có thể nghe lời
pháp của tôi, nhưng nếu vậy, bạn sẽ lỡ đi cơ hội nghe được những thông điệp
chân chính. Bạn đến đây mang theo bao sự vô lý, bao sự biện luận, không đủ khả
năng lắng nghe pháp tôi đang chuyên chở. Bạn đến đây với biểu tượng của tín đồ
Hồi giáo, tín đồ Ấn giáo, tín đồ Kỳ Na Giáo. Bạn lỡ cơ hội với tôi. Bạn phải chịu
trách nhiệm, không ai khác. Hãy cố gắng hiểu rằng trách nhiệm này là ở chính bạn.
Bạn đã lạc trong bóng tối đã quá lâu rồi. Khi ánh sáng chờ đợi bạn, đừng bỏ lỡ
cơ hội, hãy lao mình vào ngay...
Lời phát biểu rất nổi tiếng của Jalluddin Rumi(8)..
Ta chết như khoáng vật, và mọc thành cây cối.
Ta chết như loài cỏ cây và trở thành động vật.
Ta chết như loài vật và trở thành con người!
Đó là sự sợ hãi khi bạn quẩn quanh bên minh sư... Sợ hãi cái
chết. Hãy lắng nghe lời phát biểu của Rumi. Gurupurnima là ngày của tử thần và
phục sinh, không phải là ngày bình thường. Đây là một biểu tượng. Nếu bạn tìm
tôi, bạn đến bằng một con đường: Nếu bạn đến để chết trong tôi, bạn sẽ không
còn nhỏ bé hơn nhưng vĩ đại hơn. Bạn sẽ thăng hoa hơn trong sự vô tận, không bị
mất gì hết và sẽ được tất cả. Sự chết trong minh sư là để bồi dưỡng người đó trở
thành đồ đệ. Không phải là mối quan hệ tầm thường, mà là một mối quan hệ phi
thường nhất trần thế. Tất cả mối quan hệ khác đều bình thường và thuộc về thế
gian. Chỉ có mối quan hệ này không thuộc trần thế và sẽ giúp bạn thăng hoa, là
chiếc cầu vàng mang bạn từ hữu thể đến vô thể, từ vật thể đến chốn thiêng
liêng, từ nơi chốn bất khả tri đến nơi chốn bất khả tư nghì, từ sinh đến vô
sanh, nhưng... bạn cần phải chết trước.
Gần với minh sư tức là vác thánh giá lên vai bạn. Đó là tại
sao chỉ có người dũng cảm mới trở thành đệ tử. Sự có mặt của tôi tại đây không
phải để tìm kiếm học sinh. Tôi không có hứng thú với các học sinh. Tôi chỉ có hứng
thú với các môn đồ, loại người đủ can đảm để du hành vào chốn không cùng. Bạn
chỉ cần ba điều: Một... là lắng nghe tâm bạn. Hai: Cân nhắc trong tim. Ba: Tu tập
thân.
Hãy lắng nghe tâm. Khi bạn nghe tôi... Những lời pháp này
không phải là của tôi, đây là những lời pháp của tất cả mọi chư Phật, vốn không
liên hệ đến tôi vì tôi đã vắng mặt. Tôi chỉ hoạt động như thân tre rỗng. Những
lời pháp thậm thâm vi diệu này là của ba đời chư Phật... quá khứ, hiện tại, và
vị lai. Lời pháp nào cũng đều như nhau và vô hạn...
Sanatan Dharma... thông điệp của của cảnh giới vô hạn. Hãy lắng
nghe mà không tranh luận. Nếu bạn tranh biện với tôi, bạn sẽ lỡ cơ hội. Tôi
không mất mát gì nhưng bạn sẽ mất cơ hội. Tôi không bị mất mát gì hết. Nếu bạn
lỡ bạn sẽ lỡ. Tôi không bảo bạn phải tin bất cứ những gì tôi nói. Đừng hiểu lầm
tôi. Tôi không nói là phải tin, chỉ đừng tranh biện, đơn thuần phản chiếu. Lắng
nghe với tâm có nghĩa là: Lắng nghe lời pháp của tôi, đừng vội vã tin tưởng hay
không tin tưởng. Đó là ý tôi. Đừng lắng nghe bằng tâm tranh biện. Hãy đơn giản
lắng nghe...
Thứ hai: Hãy cân nhắc bằng trái tim bạn. Hãy lắng nghe. Hãy
để nó thấm nhuần trái tim bạn. Đừng hối hã tư duy về nó, nó sẽ tồn tại trong đầu.
Hãy để nó thấm nhuần thật sâu sắc. Hãy suy nghiệm với nó. Hãy để nó đẫm hương,
chìm thật sâu, ổn định trong trái tim. Đừng vội vã thực hành. Hãy để nó đẫm
hương. Hãy hội nhập sâu sắc hơn. Hãy để nhiễm vào thân, vào tận cùng cốt lõi.
Và cuối cùng, hãy tu tập bằng tâm hòa hợp.
Có ba giai đoạn học hỏi minh sư... Và đây là giai thoại, câu
chuyện hôm nay. Tuy đơn giản nhưng là một giai thoại tuyệt diệu.
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ
là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ
trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng
vào tâm người nghe.
Lời pháp của minh sư thường đi thẳng vào tâm người. Ngài
không dùng trí não để nói với trí não. Từ trí não đến trí não không bao giờ có
sự truyền đạt. Trí não với trí não, lúc nào cũng tranh đấu, biện luận, lúc nào
cũng có xung đột. Chỉ từ tâm đến tâm mới có sự tương thông, mới có sự truyền đạt.
Chỉ có tâm với tâm thì trí tuệ mới có thể chuyển đạt được. Cho nên, nhiều người
tìm tôi, nhưng chỉ có vài người hiểu. Nhiều người tìm tôi, và chỉ có một vài
người gặt hái được lợi lạc. Số người hiếm có này truyền tâm qua tâm. Văn tự
không truyền đạt đến bạn qua trí não. Trí não tôi hoàn toàn trống rỗng, không
thuyết giảng bởi vì tôi không muốn sáng lập một hệ thống, hoặc một nền triết
lý, hoặc một tôn giáo nào. Tôi thuyết giảng bởi vì kinh nghiệm diệu kỳ đó đã xảy
ra với tôi. Tôi muốn chia sẽ với các bạn.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái
Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền...
Các đạo sư lúc nào cũng rắc rối. Lúc nào họ họ cũng sẵn sàng
nỗi giận. Khi có một thiền sư nào đắc ngộ, bất cứ nơi nào, các đạo sư lúc nào
cũng tức giận, bởi sẽ có tâm truyền tâm. Những người sống bằng trí não mất đi
thân chủ. Tự nhiên rằng, các đạo sư giao dịch thương mại, họ sẽ phải nổi giận.
Bạn sẽ thấy có hàng nghìn người không thích tôi. Thật là một phép lạ! Đạo sư Hồi
giáo nổi giận, đạo sư Ấn nổi giận, tăng sĩ Phật Giáo cũng nổi giận, đạo sư Kỳ
nan cũng nổi giận, các linh mục Công giáo cũng nổi giận. Quả là một phép lạ! Ít
nhất, họ đồng ý một điều: Tôi sai lầm. Sự đồng ý duy nhất của họ. Nếu họ không
đồng ý, tại sao họ phải nổi giận... Khi nào có đồng tiền thật, đồng tiền giả bắt
đầu khó chịu rồi.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái
Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền. Vị
tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với
Bankei.."
Bạn không thể tranh luận với một thiền sư. Không thể nào.
Ngài vô ngã. Làm sao bạn có thể tranh biện với thiền sư? Bạn đầy ngã . Do đó, ý
tưởng tranh biện... tranh biện là một sự vật lộn, đầy kỹ xão, không gì ngoài bạo
động qua hình thức văn hoá hơn.
Này, ông giáo thiền kia!", vị tăng gọi lớn. "Đợi một
chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục
ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng? Hãy đến gần đây, ta sẽ
chỉ cho", Bankei nói.
Minh sư có hứng thú diễn đạt hơn là giảng thuyết. Ngài dùng
cử chỉ để truyền đạt. Với lòng từ bi vô lượng, nhất định ngài phải nói,
"Hãy lại gần đây. Hãy lại gần hơn nữa. Hãy thăng hoa cao hơn với đẳng cấp
của ta." Đó là ý của ngài, "Hãy kề cận ta." Vị tăng đã tức giận.
Ông nói "Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Đợi một
chút...", Thiền sư đang giảng thuyết, và ông đã quấy rối.
Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta
đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?
Thiền sư Bankie không một lời tranh luận mà dọn ra một bối cảnh,
sắp đặt phương sách, không một khoảnh khắc nào bị đánh mất, Ngài đáp ứng.
Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói. Với vẻ tự đắc,
vị tăng nọ vạch đám đông bước đến. Bankei mỉm cười.
Khi thiền sư mỉm cười, hãy coi chừng! Ngài đang giăng bẫy, bạn
sẽ bị mắc lưới không sớm thì muộn. Có nhiều người bị mắc lưới bởi những nụ cười
của các vị thiền sư.
Bankei mỉm cười bảo: "Ông hãy sang bên trái ta."
Thật lễ độ, thật ôn hòa. Các thiền sư không hề luôn như vậy.
Lúc bắt đầu, mỗi thiền sư đều rất ôn hòa, rất lễ độ. Khi bạn bị mắc lưới rồi,
ngài sẽ đánh đập bạn, bởi chỉ có như vậy, bạn mới hiểu từ tâm của ngài.
Ông hãy sang bên trái ta.
Vị tăng đó hoàn toàn không ý thức được việc gì đang xảy ra.
Ông không bao giờ ngờ được vì ông đang đợi chờ một cuộc tranh luận. Ông đến với
sự chuẩn bị, đã sẵn sàng. Nhất định, ông đã thực tập nhiều ngày nhiều đêm, chuẩn
bị toàn bộ biện luận... những gì mà ông sẽ nói với một minh sư... và ông sẽ
tranh luận với ngài như thế nào. Hoàn toàn không ý thức, ông quá bận rộn. Sự bận
rộn này gây ra sự thiếu tỉnh thức. Ông đã quá bận rộn, bởi ông luôn chìm đắm
trong tâm trí, suy nghĩ, "Ta phải nói như thế này. Ông ta sẽ nói như thế
này. Ta sẽ đối chọi ông bằng điểm khác." Ông hoàn toàn không ý thức được rằng
Bankei đã hành động rồi. Ông thật vô ý thức.
Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến. Bankei mỉm
cười bảo: "Ông hãy sang bên trái ta." "Không," Bankei nói,
"chúng ta có thể nói chuyện dễ hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua
đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải. "Ông thấy không"
Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người
rất tốt.
Tôi bảo ông bước qua bên trái, ông bước qua bên trái. Tôi bảo
ông bước qua bên phải, ông đã bước qua bên phải. Đâu cần gì nữa..."
Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe.
Trong thực tế, không cần gì hết. Thiền quá hiển nhiên. Chỉ
có vậy, "Hãy bước qua bên trái của ta." Hãy bước qua bên phải của
ta." Vị tăng không cho rằng ông đang vâng lời. Đó là sự tuyệt kỹ của minh
sư. Ngài không ra lệnh bạn nhưng bạn bắt đầu vâng lời ngài. Ngài không bao giờ
ra lệnh bạn phải hành động, nhưng bạn bắt đầu làm những việc mà ngài muốn bạn
làm. Đó là tuyệt kỹ của minh sư, thông điệp bất bạo động của ngài. Mỗi cử chỉ,
nụ cười, giơ tay, đều tạo nên nguồn năng lượng tỉnh thức trong bạn. Ngài là
năng lượng mãnh liệt. Năng lượng này rung động trong bạn, vận hành trong bạn,
thay đổi bạn, chuyển hoá bạn, chuyên chở bạn từ cảnh giới này qua cảnh giới
khác.
Bankei đã cho chúng ta thấy một sự thật đơn giản, rằng Thiền
không phải là những huấn từ. Thiền rất hiển nhiên. Như tôi bảo, "Đây là
cánh cửa, làm ơn đi ra bằng lối đó thay vì đụng đầu vào tường. Bạn thật là vô
minh vì bạn sẽ bị tổn thương.
Tôn giáo chân chính rất đơn thuần, không phức tạp, dễ dàng,
chỉ cần có chút trí tuệ. Vì lý do đó, tại sao Bankei bảo, "Ông đang tuân
theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt..." Không cần gì nữa.
Không cần niềm tin... chỉ sự từ hòa, cảnh giác, trí tuệ là đủ rồi.
Mỗi khi gặp người trí tuệ, tôi biết ông sẽ đến với tôi. Mỗi
khi tôi thấy được nguồn trí tuệ bất cứ nơi nào, tôi biết là một sa môn đầy tiềm
năng đã tìm đến. Con người trí tuệ không thể vượt thoát. Chỉ có kẻ vô trí, đần
độn, tầm thường... mới có thể trốn tránh. Nếu bạn thông minh, dù chỉ một tia
sáng nhỏ, cũng đủ rồi. Tôi có mặt tại đây để thay đổi toàn bộ cội nguồn của ánh
sáng. Khát vọng một tia sáng là điều bạn phải cần, ít nhất vào lúc ban đầu, để
bạn có thể bắt đầu du hành. Bankei dạy,
Ông thấy không, ông đã vâng lời rồi. Tôi chưa hề ra lệnh.
Tôi không bao giờ chỉ thị các môn đồ của tôi. Tôi không đòi hỏi sự kính trọng của
họ. Nếu họ kính trọng tôi, đó là một việc khác. Nếu họ theo tôi, đó là sự quyết
định của họ. Họ không có bổn phận phải tuân phục. Nếu họ quy phục, đó là tuỳ
thuộc vào sự hòa hợp của họ, niềm vui của họ. Tôi tin rằng ông là một người rất
là mềm mỏng, ông sẽ vâng lời tôi. Hãy ngồi xuống và lắng nghe.
Tôn giáo rất đơn giản. Đừng làm cho nó phức tạp. Đừng xoay
tròn các lý thuyết quanh nó. Đừng làm nó khó khăn hơn. Bản ngã muốn mọi sự khó
khăn, không hứng thú những việc đơn giản. Khi tôi bảo bạn, "Giây phút này
bạn có thể trở thành Phật!" Bạn thốt lên ngay, "Làm sao có thể? Đơn
giản vậy
sao? Dễ dàng vậy sao?" Bạn muốn điều khó khăn, một thử
thách cho bản ngã. Thượng Đế không phải thử thách mà là mối quan hệ yêu thương.
Thượng Đế không phải là ngọn Hy Mã Lạp Sơn để bạn thám hiểm, mà ngài là vực thẳm...
Bạn không có nơi nào để leo lên, chỉ đơn thuần lao mình vào, và vĩnh viễn biến
mất trong tận cùng hư không. Thượng Đế không phải là nấc thang để bạn di chuyển
chậm rãi qua mỗi bước mà là sự lao mình của lượng tử. Bạn có thể thấm nhập vào
Thượng Đế như bạn thấm nhập vào tình yêu. Bản ngã biến mất vô cùng dễ dàng. Hãy
tự tại. Hãy du hành lên mặt trăng... bản ngã tính nói, "Vô cùng hấp dẫn.
Tôi thích sự kiện này. Chúng ta hãy đồng du hành lên cung Nguyệt."
Có người ở Hoa Kỳ, Timothy Leary. Ông mới ra tù, có ý tưởng
thương mại rằng cần sa là cánh cửa nhập Đại định. Vì vậy, ông lại bị vào tù.
Sau sáu năm ở tù, ông được thả ra. Bây giờ ông mua bán ý tưởng khác, còn ngu xuẩn
hơn, vì ông muốn chuẩn bị chuyến du hành lên mặt trăng. Ông bán vé. Vẫn loại
người thích loại cần sa đó muốn gặp Thượng Đế, muốn du hành lên mặt trăng để hội
nghị với Thượng Đế... Có lẽ Thượng Đế có mặt tại đó. Nếu bạn lên mặt trăng, bạn
sẽ không đi đến đâu, vẫn luôn như vậy. Nếu bạn hút cần sa, bạn không thay đổi,
bạn sẽ mãi như vậy. Có lẽ, bạn tệ hại hơn. Ảo tưởng không giúp được gì bạn. Người
tìm kiếm ảo tưởng với mục tiêu xa vời, có thể nào bảo đảm một chuyến du hành
tinh thần, một tư tưởng phóng chiếu từ ông không? Nếu vậy, ông đã tư duy tương
lai và quên mất hiện tại. Hãy lắng nghe sự nhấn mạnh này của các chư Phật. Khoảnh
khắc thậm thâm vi diệu này có thể xảy ra... không cần phải chờ đợi giây phút
nào khác, không cần phải trì hoãn. Hãy tự tại, tự tại trong đời sống... Sự sống
là Thượng Đế. Hãy miệt mài sống với đời sống này. Sự sống chính là điện thờ.
Xuyên qua sự sống, bạn sẽ thấu hiểu những hiện tượng huyền diệu ẩn tàng sau nó.
Đừng bao giờ đối kháng hay tranh đấu với sự sống. Hãy xâm nhập vào đời sống,
tuôn chảy với sự sống. Hãy hội nhập vào dòng chả của sự sống... và dòng chảy
này đang tuôn vào biển cả bao la.
Người chứng được trạng thái buông xả gọi là Srotapanna
(9)... Đức Phật gọi như vậy. Ngài đã hội nhập vào dòng chảy, không còn lo lắng.
Tôi gọi ngài là Sa môn, người đã tự tại trong dòng sông, không cần gì để bận
tâm. Không có gì để chứng ngộ. Ngài đạt sự tự tại. Bất cứ những gì Thượng Đế chọn
lựa, sẽ xảy ra. Thậm chí, ngài không khát vọng, nhưng tĩnh lặng, an bình, quân
bình và tự tại. Ông không còn tham ái, không còn căng thẳng và không còn âu lo,
không đòi hỏi phải trở thành một người nào, phúc lạc như thực tướng của ngài.
Các bậc Sa môn đạt ngộ luôn mãn nguyện hoàn toàn. Bạn có thể liên hoan Thánh
Poornima nếu bạn đã là một bậc Sa môn đắc ngộ rồi...