Chương 15. Kẻ hầu đã trở thành chủ

Chương 15. Kẻ hầu đã trở thành chủ

Price:

Read more

Osho - Con đường bên ngoài mọi con đường
Chương 15. Kẻ hầu đã trở thành chủ

Ta chưa hề sinh
Ta không là thân thể, ta không là mười giác quan.
Ta không là trí tuệ. Ta không là tâm trí.
Ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng.
Ta hiện hữu không có prana, hơi thở sống của cuộc sống.
Ta hiện hữu không tâm trí.
Ta là tự tính thuần khiết .
Ta là nhân chứng bên ngoài trí tuệ.
Ta là bản thân tâm thức vĩnh hằng.
Về điều này không có hoài nghi.
Cái 'tôi đây' thực chỉ có thể được nói tới khi cái tôi bị xoá bỏ. Chúng ta quen với một cái tôi, và cái tôi này mà chúng ta biết thì chẳng là gì ngoài tổng số của tất cả các ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta tạo ra cái tôi này, chúng ta nuôi dưỡng, chăm nom, làm giầu và làm mạnh thêm cho nó và làm cho nó thành mạnh mẽ. Nhưng bởi vì nó là giả và là bịa đặt riêng của chúng ta nên chúng ta bị rắc rối bởi nó, chúng ta trở nên lo nghĩ, phiền não, bởi vì cái không phải là bản chất của chúng ta thì bao giờ cũng trở thành gánh nặng.
Các nhà khoa học nói rằng mười triệu năm trước, con vật với thân thể khổng lồ đã tồn tại trên trái đất. Voi chưa là gì khi so với chúng, chúng mười lần lớn hơn voi. Các nhà nghiên cứu điều tra tiến hoá của cuộc sống đã gặp khó khăn lớn trong việc tìm ra tại sao những con vật này lại bị tuyệt chủng. Không có manh mối rõ rệt về một thảm hoạ lớn nào đó trên trái đất gây ra sự tuyệt chủng của chúng. Sự biến mất hoàn toàn của chúng đáng lí là không thể được, cho dù đã có động đất hay phun trào núi lửa ảnh hưởng tới toàn thể trái đất. Cho nên điều gì đã xảy ra?
Gần đây, trong năm mươi năm qua, một manh mối mới tới trong tâm trí họ. Có thể là những con vật này làm to thân thể của mình đến mức chúng chết dưới trọng lượng của thân thể riêng của chúng. Không có lí do rõ rệt khác có thể đã là nguyên nhân cho cái chết của chúng. Thân thể của những con vật này trở nên khổng lồ quá - thân thể là phương tiện sống của chúng - những thân thể này lớn vượt ra ngoài giới hạn và trở thành nguyên nhân cho cái chết của chúng. Chúng trở nên khó di chuyển với trọng lượng như vậy và việc nuôi dưỡng thân thể này cũng thậm chí trở nên khó hơn khi nhu cầu về thức ăn tăng lên. Nhu cầu thức ăn này cứ tăng lên với sự phát triển của thân thể chúng. Cho nên thân thể, theo một cách nào đó, là phương tiện cho sự tiếp tục của cuộc sống, một phương tiện cho cuộc sống, nhưng chỉ tới một giới hạn nào đó; nó có thể trở thành định mệnh bên ngoài chừng mực đó.
Tôi đã nói với các bạn điều này để giúp bạn hiểu rằng bản ngã, cái tôi của chúng ta, cũng là một phần và một bọc chủ yếu của hệ thống cuộc sống của chúng ta. Nhưng nó cứ to mãi lên và chúng ta quên mất rằng cái chúng ta chọn để dùng làm phương tiện bây giờ đang dùng chúng ta như một phương tiện. Cái chúng ta đã muốn dùng thì lại đang dùng chúng ta, và cái chúng ta đã tạo ra để bảo vệ mình, chúng ta bây giờ lại đang bảo vệ bằng giá của cuộc sống của mình. Nhưng rất khó biết khi nào biên giới đã bị vượt qua, khi nào người chủ trở thành người hầu cho người hầu của mình, khi người lãnh đạo trở thành người theo của người theo của mình. Nhưng điều đó xảy ra - nó xảy ra bởi vì hạt mầm của điều này là ở bên trong hệ thống của nó.
Như tôi đã nói với bạn, khó mà biết khi nào người lãnh đạo trở thành người theo của người theo của mình. Để trở thành lãnh đạo người đó phải thoả mãn cho những người theo mình, và trong khi cố gắng thoả mãn họ thì người đó phải đi theo người theo mình; để vẫn còn ở phía trước, đầu tiên người đó phải đi theo. Nếu bạn không theo những người đi theo mà bạn lãnh đạo, họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận bạn làm người lãnh đạo của họ. Đây là điều rất thú vị xảy ra: người lãnh đạo phải theo bởi vì người đó phải lãnh đạo. Người lãnh đạo bị mất hút trong chính quá trình trở thành người lãnh đạo, bởi vì người đó phải nhân nhượng với những người mình điều khiển và không để ý tới điều đó, dần dần trong nhân nhượng này, người đó trở nên bị làm thành nô lệ.
Cùng điều đó xảy ra với cái tôi. Nó được cần tới. Như tôi đã nói với bạn nó là cần thiết cho hệ thống của chúng ta, nó vận hành. Nhưng cái tôi không có sự tồn tại, nó chỉ vận hành - vận hành theo nghĩa là nó đại diện cho và chỉ báo về cái gì đó. Nó cũng giống như cái tên của chúng ta vậy - người này được gọi là Rama và người kia được gọi là Krishna; không ai được sinh ra mà không có tên, cái tên nói chung là một ước lệ sai lầm. Nhưng rất khó vận hành mà không có tên. Có sáu tỉ người trên trái đất khổng lồ này, và nếu chúng ta cố gắng sống mà không tên thì sẽ rất khó, sẽ không thể nào biết được ai vào với ai. Cho nên chúng ta phải được dán nhãn. Nhãn là giả, nhưng chúng lại vận hành.
Khi tôi nói chúng vận hành, tôi ngụ ý rằng nó là tiện lợi. Chúng ta biết rằng người này được gọi là Krishna và người kia được gọi là Rama - mặc dầu không ai là Rama và không ai là Krishna; tất cả mọi cái tên đều hoàn toàn giả. Chúng ta được sinh ra không tên và chúng ta chết đi không tên. Chúng ta chấp nhận cái tên trên trái đất này và chúng ta bỏ nó khi chúng ta ra đi, nhưng nó có tiện ích ở giữa. Chẳng có hại gì trong nó cả, chừng nào có hiểu biết về tiện ích của nó. Nhưng bạn biết bạn có thể dễ dàng quên mất rằng cái tên chỉ có mục đích tiện dụng.
Khi một người sẵn sàng chết vì cái tên của mình, rắc rối phát sinh. Người đó nói, “Chính vấn đề là cái tên của tôi. Tôi sẽ không để cho tên mình bị bôi nhọ thậm chí với cái giá của cuộc đời tôi.” Điều này chỉ ra rằng cái tên đã không còn là một tiện ích đơn thuần nữa. Bạn đang bị cái tên đó sử dụng; cứu lấy cái tên và bạn được cứu, mất cái tên và bạn mất.
Một buổi tối, khi Swami Ramateertha ở Mĩ, ông ấy trở về nhà cười to và bạn ông ấy hỏi, “Có chuyện gì vậy? Ông cười cái gì thế?”
Ông ấy đáp, “Người nào đó đã gặp ta trên đường và họ bắt đầu sỉ nhục Rama. Ta đã cười to bởi vì họ đang sỉ nhục Rama - cứ như là ta là Rama.”
Bạn bè ông ấy đều là những người mới, không quen với cách nói của ông ấy, cho nên họ hỏi, “Ông đang nói gì vậy? Ông không phải là Rama sao? Ông là Rama chứ. Nếu họ mà sỉ nhục ai đó, họ đang sỉ nhục ông ấy.”
Ramateertha đáp, “Nếu cái tên không chỉ là tiện dụng và ta bị đồng nhất bản thân mình với cái tên này thế thì sỉ nhục là ngụ ý nói về ta, thế thì ta phải phản ứng. Nhưng ta biết rõ rằng cái tên chỉ là để vận hành. Nếu ngày mai ta trở thành Krishna thay vì Rama, điều đó cũng chẳng khác biệt gì; chỉ cái tên sẽ thay đổi và ta sẽ vẫn còn như cũ. Ta có thể có một nghìn cái tên và chúng tất cả đều bề mặt. Sỉ nhục cái tên không có nghĩa sỉ nhục ta. Ta còn nhiều hơn cái tên, và tách biệt khỏi cái tên.”
Nếu chúng ta có thể nhớ điều này cũng trong quan hệ với cái tôi, thế thì cái tôi cũng chỉ là một tiện dụng. Nhưng chúng ta không biết về một hiện tượng thú vị: chúng ta gọi người khác bằng tên, nhưng nếu chúng ta gọi bản thân mình bằng tên thì điều đó lại thành bất tiện. Nếu tôi mà gọi bản thân mình bằng tên thì điều đó sẽ dường như tôi gọi ai đó khác, do đó cách thông thường chúng ta mô tả bản thân mình là như tôi. Chúng ta dùng tên để mô tả người khác và chúng ta dùng tôi để mô tả cho bản thân mình. Do đó tôi có tác dụng cho từng người để trỏ tới chính mình. Khi chúng ta dùng tôi, chúng ta biết rằng chúng ta đang trỏ tới bản thân mình, khi chúng ta dùng một cái tên thì nó trỏ tới ai đó khác.
Đó là lí do tại sao những người quanh Ramateertha lại thấy khó hiểu ông ấy, bởi vì khi ông ấy nói thì ông ấy không dùng cái tôi. Ông ấy hay nói, “Rama đang bước đi trên làn đường và vài người bắt đầu sỉ nhục ông ta.” Ông ấy sẽ nói, “Rama đang đi tới thị trấn để nói trong buổi nói chuyện.” Ông ấy không nói, “Tôi đang đi tới buổi nói chuyện.” Nghe ông ấy, cứ dường như là ông ấy đang nói về ai đó khác.
Không có gì sai trong việc dùng từ tôi; không có tội lỗi hay tội ác gì trong việc dùng tôi, nó là thực tế và tiện dụng. Chỉ mỗi điều này cần phải nhớ: cái tôi là để cho thuận tiện và nó không phải là thực. Thế thì cái gì là vấn đề trong việc gạt bỏ cái tôi? Vấn đề nảy sinh khi cái nhãn trở thành linh hồn chúng ta; chừng nào nó chỉ là ở bề mặt thì không vấn đề gì nảy sinh.
Nhưng chúng ta trở nên gắn bó với cái nhãn tới mức chúng ta dán những cái nhãn này trên khắp mình. Tại khắp nơi chúng ta chỉ là cái nhãn và nhãn, việc tìm ra con người đâm thành khó. Những cái nhãn đơn thuần tiện dụng này dính nhanh vào chúng ta tới mức đôi khi, thay vì có ích, nhãn lại trở thành có hại.
Tôi đã từng nghe:
Nasruddin làm việc ở một văn phòng lớn. Một số đồ thuỷ tinh cần đưa đi phân phát và ông chủ yêu cầu anh ta dán nhãn lên hộp để chỉ ra cách hộp để thẳng đứng, cho nên nó sẽ không bị đặt lộn ngược. Thế là anh ta dán nhãn lên hộp và hộp được gửi đi. Khi ông chủ hỏi anh ta, “Anh đã quên không đặt nhãn vào phải không?”
Nasruddin đáp, “Quên mất rồi! Tôi đã dán chúng khắp mọi chỗ rồi - chúng là thấy được từ mọi phía.”
Đấy cũng là tình huống của chúng ta. Cái nhãn sẽ có ích nếu như nó được đặt chỉ vào một phía, phía dựng đứng lên, để cho người ta có thể chăm nom tới, Nhưng Nasruddin lại dán chúng ở mọi phía, thấy được ở mọi bên. Bây giờ cái hộp này không thể nào được chăm nom nữa vì phía bên nào cũng là phía 'dựng lên'.
Với chúng ta khía cạnh tiện dụng cũng trở thành tự tử. Nó có thể đã có tác dụng, nhưng thực thể có tên đó lại bị quên mất và chỉ cái tên còn lại. Nó sẽ là phải chỉ nếu những người khác cũng rơi vào trong ảo tưởng này, nhưng việc xảy ra là bản thân người này cũng lại rơi thành con mồi cho ảo tưởng này và nó cứ đi sâu bên trong người đó.
Nếu tất cả chúng ta ngồi đây đều ngủ đêm nay và nếu ai đó lại buột mồm gọi, “Rama,” thì không ai sẽ nghe thấy tiếng nói này ngoại trừ người có tên là Rama. Điều đó rõ ràng chỉ ra rằng ngay cả trong giấc ngủ người đó vẫn nhận biết rằng mình là Rama. Mọi người còn lại vẫn đang ngủ. Họ thậm chí không nhận biết rằng ai đó đang gọi Rama. Nhưng con người này, cho dù trong giấc ngủ say hay chìm trong mơ, vẫn biết rằng mình là Rama.
Cái tên đi sâu thế, nó cứ thấm vào giống như mũi tên cắm vào ngực - cái tên đi vào giống thế, quyền lực đi vào giống thế, tiền đi vào giống thế. Bản ngã là việc tích luỹ của mọi cái như thế mà lại là cá tính của chúng ta: tên, danh tiếng, tiền bạc và quyền lực - tất cả những cái này cùng nhau tạo ra bản ngã.
Hiền nhân này trước hết nói về sự tan biến của bản ngã, việc loại bỏ maya này, và bây giờ ông ấy đang đưa ra lời kinh hay nhất này. Ông ấy nói về cái nhảy từ tôi sang người, từ người sang cái đó, rồi từ cái đó sang bản thân sự tồn tại. Thế rồi ông ấy nói về brahman, thực tại tối thượng, và maya, ảo tưởng - và bỗng nhiên tới lời kinh này:
Ta chưa hề sinh, Ta không là thân thể.
Ta không là mười giác quan.
Ta không là trí tuệ. Ta không là tâm trí.
Ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng.
Cuộc hành trình đã bắt đầu với cái tôi, tiến dần sang người, đạt tới cái đó, và thế rồi đến sự tồn tại trống rỗng. Lại cái ta được dùng, nhưng bây giờ nó không cùng là cái tôi đã được nhắc tới lúc ban đầu; cái tôi đó đã bị bỏ. Bây giờ chúng ta đã đi tới cái ta khác. Cái ta này chỉ xuất hiện khi cái tôi đã biết trước đây được tan biến đi. Cái ta này là cái ta thực. Cái ta này không có nghĩa bản ngã, nó có nghĩa linh hồn. Chúng ta đã không tạo ra cái ta này; nó không có nghĩa cái tên, danh tiếng, uy tín, quyền lực, văn hoá hay giáo dục của chúng ta. Cái ta này nghĩa là sự tồn tại của chúng ta, sự hiện hữu của chúng ta.
Nhớ một điều: cái tôi đã được từ bỏ, cái chúng ta đã thảo luận từ bỏ, cái đã bị bỏ đi, đã là 'việc làm' của chúng ta; cái ta thứ hai này là 'sự hiện hữu' của chúng ta. Cái tôi kia là việc làm của chúng ta, cái ta này là sự hiện hữu của chúng ta. Cho nên cố hiểu sự khác biệt giữa việc làm và việc hiện hữu. Điều này sẽ cho bạn thoáng nhìn rõ ràng về cái ta thứ hai.
Có những thứ chúng ta làm, cái mà nếu chúng ta không làm chúng thì chúng sẽ không xảy ra. Chẳng hạn, nếu bạn không được giáo dục, bạn sẽ vẫn còn thất học; nếu bạn không học một ngôn ngữ thì bạn sẽ không biết nó. Nếu bạn muốn là nhà khoa học, bạn có thể trở thành nhà khoa học, hay nếu bạn cố gắng trở thành thợ rèn, bạn có thể trở thành thợ rèn - nếu bạn làm điều gì đó thì bạn sẽ trở thành ai đó. Nhưng có những điều tồn tại bên trong bạn mà không phải là việc làm của bạn - nó là sự hiện hữu của bạn. Sự hiện hữu của bạn không phải là việc làm của bạn. Bạn tồn tại trước mọi hành động của mình; bằng không ai sẽ làm nó?
Đứa trẻ lớn lên trong bụng mẹ. Đứa trẻ thậm chí không phải thở trong bụng mẹ, nó thậm chí không cần làm điều này. Nhưng cố hiểu hiện tượng rất thú vị này: đứa trẻ đang tồn tại, nó không thở vậy mà nó vẫn tồn tại. Sự hiện hữu của nó đang đấy, sự hiện diện của nó đang đấy, linh hồn của nó đang đấy; linh hồn là sự hiện diện hoàn toàn.
Các nhà sinh lí học bao giờ cũng nêu ra câu hỏi này: Khi nào cuộc sống bắt đầu? Từ khi nào? Nếu chúng ta nghĩ rằng cuộc sống dừng lại với việc ngừng thở, thế thì cuộc sống phải bắt đầu với việc bắt đầu thở. Cho nên khi đứa trẻ khóc lần đầu tiên sau khi sinh và lấy hơi thở đầu tiên thì tiếng khóc của nó làm việc như một cú sốc, một cái đẩy để bắt đầu việc thở của nó, tim đập, bây giờ bộ máy bắt đầu vận hành. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc đầu tiên, đây là việc làm đầu tiên của nó; tiếng khóc đầu tiên của nó là việc làm đầu tiên của nó.
Nhưng câu hỏi là, liệu đứa trẻ có tồn tại trước khi khóc hay không. Nếu nó không hiện hữu, thế thì ai khóc? Nếu nó không hiện hữu, thế thì ai lấy hơi thở đầu tiên? Nó đã hiện hữu, bằng không điều này không thể xảy ra được. Cho nên điều này, cái tồn tại trước hơi thở đầu tiên là sự hiện hữu của chúng ta; đó là việc hiện diện của chúng ta, đó là linh hồn của chúng ta.
Căng điều đó sang phía bên kia nữa. Trong trường hợp thứ nhất các nhà sinh lí học có thể đồng ý với tôi về hiện tượng này - rằng nếu không ai đã hiện diện trước hơi thở đầu tiên, thế thì ai là người thở lần đầu tiên? Nhưng ở phía bên kia, các nhà sinh lí học sẽ cảm thấy nhiều vấn đề hơn khi tôi nói rằng khi việc thở dừng lại, cái đã hiện diện trước hơi thở đầu tiên sẽ vẫn hiện diện về sau. Nó không liên quan tới việc dừng thở, nó đã tồn tại hoàn hảo trước việc thở, cho nên nó có thể tồn tại hoàn hảo sau khi việc thở đã dừng lại.
Bạn sẽ dễ dàng hiểu luận cứ thứ nhất: Ai sẽ thở nếu ai đó đã không hiện diện? Luận cứ thứ hai là còn quan trọng hơn nhiều: Ai là người buông bỏ việc thở nếu không có sự hiện hữu bên trong, khác hơn việc thở? Nhưng luận cứ thứ hai không thể được hiểu dễ dàng. Nếu luận cứ thứ nhất được hiểu, không có khó khăn gì trong việc hiểu luận cứ thứ hai.
Cho nên chúng ta làm rõ một phân loại: có những điều chúng ta làm. Đây là lí do tại sao một người càng làm nhiều, người đó càng trở thành một bản ngã lớn hơn. Thế thì người ta có thể nói rằng những người lười biếng được ân huệ, bởi vì không có nhiều 'việc làm' quanh họ để qua đó họ có thể xây dựng nên bản ngã của mình. Dầu vậy tâm trí con người cũng rất thủ đoạn: họ có thể coi lười biếng của mình là một loại việc làm. Họ có thể nói, "Chúng ta đang trong hành động của việc thảnh thơi hay không làm.”
Bất kì điều gì chúng ta làm, chúng ta đều dùng nó chỉ để làm nâng cao bản ngã của mình. Bất kì điều gì chúng ta làm, chúng ta đều làm mạnh thêm cho cái tôi của mình. Cái tôi của chúng ta là tổng số của việc làm của chúng ta - tổng cộng. Đó là lí do tại sao bản ngã lại cứ tăng lên hàng ngày. Bởi vì điều này mà trẻ con thì đơn giản còn người già lại phức tạp. Điều đó không có mối quan hệ khác với tuổi tác ngoại trừ nhân tố này, rằng bản ngã đã có thời gian để trở nên mạnh hơn trong người già. Đó là lí do tại sao người già có thể dễ dàng trở nên cáu bẳn, giận dữ và khó tính. Điều này xảy ra tự nhiên; trẻ con ngày nay cũng sẽ chứng tỏ là giống như ngày mai, chúng cũng sẽ trở thành giống như thế này.
Có lí do cho điều đó, nhưng nó chẳng liên quan gì tới tuổi cả, nó liên quan tới việc làm vẫn cứ tăng lên hàng ngày. Người già đã làm quá nhiều. Đó là lí do tại sao người già bao giờ cũng nói về việc làm của mình - tôi đã làm cái này, tôi đã làm cái nọ. Trẻ con có thể nói được gì về điều này? Chúng còn chưa làm cái gì cả. Ngay bây giờ chúng chỉ tồn tại; chúng thở, động đậy chân tay - điều này không thể tạo ra nhiều bản ngã được. Cho nên trẻ con trông đơn giản và lí do cho tính đơn giản của chúng là ở chỗ chúng chưa có cơ hội nào để phát triển bản ngã của mình.
Đó là lí do tại sao hiền nhân này nói rằng khi người già trở thành như trẻ thơ thì đó là việc nở hoa tối thượng. Vậy mà thông thường thì tình huống hoàn toàn đối lập: trẻ con trở thành giống người già còn người già không hành xử như trẻ con. Nếu người già mà như trẻ con, đấy là việc nở hoa tối thượng; nếu trẻ con trở thành giống người già, đấy là tổn thất tối thượng, sụp đổ tối thượng. Nhưng đấy lại là điều đang xảy ra.
Tất cả chúng ta đều cố gắng giúp cho đứa trẻ phát triển bản ngã của nó; đứa trẻ cũng cố gắng làm cùng điều này. Đôi khi đứa trẻ lại những nỗ lực nhiều tới mức không thể nào hiểu nổi, nhưng nếu bạn đi sâu vào trong nó thì bạn sẽ hiểu.
Một hôm tôi đi qua một trạm bưu điện và tôi thấy một cậu nhỏ hút thuốc lá, một đứa bé rất nhỏ. Nó đeo râu giả đáng một hay hai đồng. Mặt trời còn chưa lên - lúc đó nó mới sắp lên thôi, và chúng tôi có mỗi mình trên đường. Khi nó thấy tôi, nó lẩn trốn vào sau gốc cây. Tôi đi theo nó, và khi tôi nói với nó, nó nhanh chóng dụi tắt điếu thuốc lá và tháo râu giả ra. Tôi tới gặp bố nó và thấy rằng đứa bé này chỉ đang cố gắng bắt chước anh ta - anh ta đeo râu và hút thuốc lá. Cho nên đứa bé đáng thương này đã cố gắng tận hưởng làm người lớn. Và việc bắt chước bố cách đi của bố nó cũng đáng nhìn - hút thuốc và bước đi, và đeo râu!
Các ông bố đều thuyết giảng cho con mình đừng hút thuốc, nhưng họ không biết rằng thuốc lá không chỉ tạo ra việc hút thuốc, nó còn tạo ra bản ngã nữa. Thuốc lá đã trở thành biểu tượng của người lớn - chỉ người lớn mới hút thuốc! Nó là biểu tượng rằng duy nhất người lớn mới có thể hút thuốc. Nếu đứa trẻ hút thuốc, mọi người nói, "Không phải tuổi cháu - trước hết là người lớn đi, thế thì cháu có thể hút thuốc." Cho nên đứa trẻ nghĩ, "Nếu hút thuốc là biểu tượng cho người lớn, hại gì trong việc hút thuốc? Nó sẽ chỉ gây ra chút ít ho, chút ít rắc rối, vài giọt nước mắt trong mắt. Mình sẽ quen với điều đó, và với chút ít thực hành điều đó sẽ ổn thoả.”
Cho nên trẻ con đang cố gắng bắt chước người lớn; bản ngã đang cố gắng diễn đạt nó. Nó sẽ phát triển và nó sẽ bành trướng. Việc làm của chúng ta là bản ngã của mình, sự hiện hữu của chúng ta là linh hồn của mình.
‘Hiện hữu’ nghĩa là cái chúng ta đã là, cái người ta không phải tạo ra. Chúng ta đã chẳng làm gì cả để đạt tới nó hay tạo ra nó. Làm sao chúng ta có thể làm cái gì cho nó được? Hiện hữu đứng trước mọi việc làm của chúng ta.
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nói về cái ta có nghĩa là sự hiện hữu, có nghĩa là hiện hữu. Chúng ta sẽ phải diễn đạt nó theo cách phủ định, bằng không thì chúng ta sẽ không có khả năng hiểu nó. Chúng ta chỉ hiểu cái tôi nói, "Đây là nhà của tôi. Đây là cửa hàng của tôi. Đây là vị trí của tôi.”
Cố hiểu điều đó. Cái 'của tôi' càng lớn thì cái tôi càng lớn. Đó là lí do tại sao cái tôi trong người nào đó nói đây là quốc gia của tôi, đây là tôn giáo của tôi, lại trở thành thậm chí lớn hơn. Bạn có một mảnh đất nhỏ - thế thì chắc chắn bạn không thể có cái tôi khổng lồ được. Làm sao bạn có thể được? Người khác có mảnh đất to hơn, và vậy mà người khác lại nói có cả một đất nước, cả quốc gia; chắc chắn cái tôi của người đó là lớn nhất.
Bành trướng của cái 'của tôi' là bành trướng của việc làm, của quyền sở hữu; cái tôi cũng phát triển cùng điều đó. Cho nên khi của cải của bạn bị đánh cắp, không chỉ là của cải bạn bị đánh cắp, cái gì đó của bạn cũng bị lấy đi nữa. Bạn đã bị cướp và điều đó được cảm thấy như là linh hồn của bạn đã ra đi. Cảm giác này của việc bị cướp không chỉ có liên quan tới của cải của bạn, nó có liên quan tới bạn bởi vì bây giờ cái 'của tôi' của bạn đã bị giảm bớt cùng nó. Cái 'của tôi' của bạn đã bị xén tỉa đi cùng với của cải của bạn; một lượng cái tôi của bạn cũng đã chết đi cùng nó.
Cái tôi giả tạo của chúng ta có liên quan tới cái 'của tôi'. 'Của tôi' là đế quốc, vương quốc mà trong đó cái tôi sống. Dùng biểu tượng về ngọn đèn, nó là dầu, chất đốt của 'cái tôi' giữ cho ngọn bấc của cái tôi cháy. Nếu năng lượng được trao cho 'của tôi' mà cạn đi, ngọn lửa của cái tôi sẽ tắt.
Chắc chắn, việc thảo luận về cái ta khác sẽ phải bắt đầu bằng sự phủ nhận.
Ta không là mười giác quan.
Quên của cải đi - nó là bên ngoài; quên danh tiếng đi - nó là bên ngoài.
Các giác quan là rất sâu và bên trong, vậy mà: Ta không là mười giác quan. Giác quan bằng cách nào đó vẫn là bên ngoài.
Ta không là trí tuệ.
Trí tuệ thậm chí còn sâu hơn.
Ta không là tâm trí.
Ta là cái gì đó mà đơn giản chưa bao giờ được tạo ra: ta không sinh.
Ta không là thân thể.
Và điều cuối cùng:
Ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng.
Chúng ta đã thảo luận về một kiểu cái tôi, bản ngã. Bản ngã này không phải vĩnh hằng, nó chỉ tới rồi đi, nó hình thành và nó tan biến. Câu cuối này trong lời kinh này là tuyệt diệu. Bản ngã thứ nhất là tạm thời, nó biến mất, cho nên chúng ta thường ao ước phá huỷ bản ngã tạm thời này chỉ để cho chúng ta có thể đạt tới bản ngã vĩnh hằng nào đó.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo thuyết giảng cho mọi người vứt bỏ bản ngã tạm thời này bởi vì nó là chốc lát. Điều rất thú vị là họ nói, "Vứt bỏ bản ngã này đi, nó là nhất thời, đạt tới linh hồn cái không bao giờ có thể bị huỷ diệt.”
Tham lam nảy sinh trong tâm trí chúng ta và chúng ta nghĩ, “Điều này vĩ đại đây! Thế thì chúng ta sẽ đạt tới bản ngã vĩnh hằng. Chúng ta vứt bỏ bản ngã tạm thời này đi, nó sẽ bị bỏ lại đằng sau, nó là nhỏ bé; nếu mình vứt bỏ bản ngã này thì mình sẽ đạt tới bản ngã kia.”
Người mà trong tâm trí mình tham lam này xuất hiện sẽ không bao giờ có khả năng vươn lên trên bản ngã. Do đó hiền nhân này đưa ra một lời kinh rất cách mạng. Ông ấy nói: Ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng.
Đừng nghĩ rằng có một cái tôi mà sẽ còn lại mãi mãi, cái tôi bao giờ cũng là nhất thời; không có gì giống như cái tôi vĩnh hằng cả. Cái tôi tan biến, trở thành cái không, và không bản ngã thuộc bất kì loại nào còn lại cả.
Nhưng tâm trí tham lam của chúng ta là tâm trí bị ám ảnh bởi bản ngã. Chúng ta cảm nhận linh hồn chẳng là gì ngoài một loại trạng thái thuần khiết của bản ngã. Khi chúng ta nói 'linh hồn', chúng ta thấy nó như có nghĩa bản ngã vĩnh hằng - rằng cái bản ngã nhỏ sẽ bị vứt bỏ nhưng cái tôi bên trong thực sự sẽ không bao giờ bị mất. Hiền nhân này nói không có cái tôi như vậy ở bên trong, và chỉ khi bạn đi tới nhận ra điều này, bạn mới biết cái bên trong.
Ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng.
Lời kinh này tương tự như từ của Phật anatta, ‘vô ngã’. Phật hay nói không có cái ngã (ta), chỉ có 'vô ngã'. Đó là lí do tại sao sự việc lại trở thành rất khó cho Phật để phát triển gốc rễ ở Ấn Độ. Khái niệm của Phật có thể đã không có sức hấp dẫn sâu sắc cho mọi người bởi vì ông ấy đã không gợi ra bất kì tham lam nào.
Nghe Mahavira bạn có thể trở nên tham lam, cho dù ông ấy đã không chủ định điều đó. Mahavira nói, “Bạn sẽ trong moksha, bạn sẽ trong trạng thái của tâm thức thuần khiết, thức tỉnh.” Và người nghe nghĩ, “Vậy thì mình sẽ vẫn ở lại đó.” Cái gì đó đã đi sai ở đây giữa Mahavira và người nghe. Mahavira nói, “Bạn sẽ vẫn còn thuần khiết, thức tỉnh và vĩnh hằng,” còn người nghe chẳng có ý tưởng gì về 'bạn' mà Mahavira đang nói tới là cái nào. Người đó nghĩ, “Điều đó thực vĩ đại! Cho nên mình sẽ ở đó, mình sẽ tồn tại.”
Nhưng người đang nói lại không là gì khác hơn cái tôi mà người đó đã tích luỹ. Người đó nói, "Chẳng hại gì, thế thì chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Cho dù cái nhà này có bị bỏ lại đằng sau thì cũng không có vấn đề gì, cho dù tiền bạc này bị bỏ lại đằng sau thì cũng không có vấn đề gì, mình sẽ vẫn có đó.” Và cái tôi này lại không là gì khác hơn là tổng của chính những thứ này.
Phật nói, “Các ông sẽ chẳng còn lại gì hết cả. Mọi thứ khác có thể còn lại, nhưng không phải các ông.”
Người tham lam không thể nào chấp nhận được phát biểu này. Người đó sẽ nói, “Thế thì còn có ích gì? Sao tôi lại phải mất mọi thứ mà chẳng thu được cái gì? Cái gì sai trong bản ngã tạm thời?”
Và bạn nói, “Bởi vì niềm vui này là tạm thời.”
Thế rồi người đó nói, “Thôi được, nếu có niềm vui vĩnh hằng nào đó, tôi có thể liều.”
Nhưng thế rồi bạn nói, “Không có cả niềm vui vĩnh hằng nữa.”
“Thế thì tôi có thể cứ tận hưởng những niềm vui tạm thời này.”
Người tham lam nói, “Tôi chấp nhận rằng bản ngã này là khổ, nó là đau đớn, tôi đau khổ - nhưng tôi sẽ được gì nếu tôi bỏ nó?”
Nếu cái gì đó lớn hơn có thể được đạt tới, tâm trí kinh doanh của chúng ta đồng ý. Chúng ta sướng với thoả thuận trao đổi đó. Đầu tư này không phải là đầu tư lỗ - bỏ đi cái bé mà thu về nhiều hơn; bỏ đi cái tạm thời và thu về cái vĩnh hằng; giọt nước biến mất mà lại thu được đại dương. Hại gì? Cái gì sai trong nó? Lòng tham của chúng ta nói, “Toán học là rõ ràng, có thể chấp nhận rủi ro được.”
Nhưng Phật nói, “Không, không có cái ta, cái ta không tồn tại. Không có linh hồn bên trong ông, ông chỉ là bản ngã. Và bản ngã chỉ là đau khổ, do đó bỏ bản ngã đi. Đừng hỏi ta sẽ đạt được gì. Chẳng cái gì đạt được cả.”
Cho nên người tìm kiếm nghĩ, “Thế thì mình sẽ cứ bám chặt với cái mình có vậy.”
Hậu quả là Phật đã không thể được mọi người hiểu, bởi vì ông ấy đã không dùng ngôn ngữ của tham lam. Phật có thể là người duy nhất trên thế giới này không dùng ngôn ngữ của tham lam. Hiền nhân này cũng đang nói cùng điều đó. Ông ấy nói: ta thậm chí không là bản ngã vĩnh hằng - ta không tồn tại cho dù nói tôi. Đây là phủ nhận tuyệt đối
Ta không là mười giác quan.
Nhưng bạn có hiểu ý nghĩa của điều này không? Bạn có thể không hiểu thấu nó có nghĩa là gì: Ta không là mười giác quan. Bạn đã bao giờ có kinh nghiệm mà không có giác quan không? Bất kì điều gì bạn đã biết, bạn đều biết qua mười giác quan này. Tưởng tượng: Ta không là mười giác quan.
Điều đó nghĩa là mọi kinh nghiệm của bạn đều bị mất, bạn bị bỏ lại trắng tay, chẳng còn lại cái gì. Tình yêu bạn đã biết, kính trọng bạn đã biết, sỉ nhục bạn đã nhận, hoa bạn đã thấy, cái đẹp bạn đã kinh nghiệm qua mắt, âm nhạc bạn đã nghe qua tai, hương thơm, mọi thứ đều sẽ mất; cái chạm này - mọi thứ sẽ tan biến. Bạn sẽ có cái gì còn lại?
Khi hiền nhân này nói: Ta không là mười giác quan, ông ấy ngụ ý rằng bất kì kinh nghiệm gì của mười giác quan mà bạn đã tích luỹ thì bạn đều không là những cái đó. Thế thì bạn là hoàn toàn trống rỗng, chỉ bình bát xin ăn còn lại mà không có gì trong bình bát cả, bởi vì mọi thứ đã được đặt vào trong nó bởi mười giác quan.
Điều đó cũng giống như dòng sông Hằng nói, “Ta không là những con sông kia đã hội nhập với ta.” Rắc rối mà sông Hằng sẽ phải đối diện thì chúng ta cũng phải đối diện. Sông Hằng là gì nếu không có chúng? - nó là sự trộn lẫn của tất cả các con sông và nhánh sông hội nhập lại với nhau. Nếu như sông Hằng mà nói, “Bất kì con sông nào đã hội nhập vào ta, ta đều không phải là những sông đó. Tất cả nước đã tuôn chảy trong ta đều không phải là ta" - thế thì sông Hằng có còn là con sông nữa không? Chỉ sa mạc khô cằn sẽ còn lại.
Chúng ta cũng là tổng số của những con sông đó mà các giác quan đã đem lại cho chúng ta. Mọi giác quan đều đã đóng góp cho luồng vui thích trong ta. Mắt đã đem tới việc nhìn, tai đã đem tới việc nghe, lưỡi đã đem tới việc nếm. Chúng ta là tổng số của tất cả những điều này. Loại bỏ những giác quan này từng cái một - cuộc hành trình được thực hiện bằng chân bạn, những thành tựu của tay bạn, những phát biểu của bạn được thực hiện qua lời bạn và được nghe bằng tai bạn. Nếu tất cả mà bị loại bỏ đi, cái gì sẽ còn lại bên trong? Và hiền nhân này nói: Ta không là mười giác quan. Cho nên bạn có thể nghĩ: "Chẳng cái gì có thể còn lại - nhưng cho dù thế thì vẫn có đủ trí tuệ còn lại để biết rằng không cái gì còn lại cả." Nhưng thế rồi hiền nhân này nói;
Ta không là trí tuệ.
Tại sao? Đây là một phát biểu rất đáng ngạc nhiên: Ta không là trí tuệ. Việc phủ nhận mọi thứ khác là còn hiểu được. Không có nhiều vấn đề trong việc phủ nhận các giác quan bởi vì chúng là một phần của thân thể vật lí, nhưng trí tuệ - ý nghĩ và tâm trí - được bắt rễ sâu sắc.
Thực tế, trí tuệ được sinh ra từ cuộc đấu tranh giữa tâm thức bên trong và thế giới bên ngoài. Đó là lí do tại sao nếu bạn không có thách thức trong cuộc đời mình thì trí thông minh của bạn sẽ không nở hoa. Do đó, con của nhà giầu vẫn còn không thông minh, không có thách thức để đánh thức trí thông minh của họ và không có cơ hội nào cho sáng tạo và diễn đạt của nó.
Tưởng tượng rằng bạn lập tức có được bất kì cái gì bạn muốn. Chẳng hạn, tưởng tượng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một kalpa-vriksha, cây thoả ước huyền thoại trên trái đất - mà con người đang cố gắng, con người đang cố gắng vất vả - người ngồi dưới gốc cây đó có thông minh nào không? Cứ tạo ra một điều ước, và bạn lập tức có ngay điều mình muốn mà chẳng phải tranh đấu, chẳng một thách thức nào - bạn cần gì thông minh? Cho nên thông minh cũng giống như việc mài sắc lưỡi kiếm. Sự sắc bén của lưỡi kiếm là do cọ xát. Nếu không có cọ xát vào lưỡi kiếm, nó không thể có cạnh sắc được.
Cho nên người ta có thể có thông minh bên trong, nhưng nó chỉ phát triển và biểu lộ sau khi có tranh đấu bên ngoài. Đó là lí do tại sao người thông minh được sinh ra trong thời tranh đấu; khi cuộc đấu tranh qua rồi họ biến mất. Bạn càng có nhiều thách thức trong cuộc sống, bạn sẽ càng có sắc bén hơn, và nếu không có thách thức nào cả, sắc bén bị mất.
Ngày nay, nếu người Mĩ trẻ đang bỏ trường học, cao đẳng và đại học, lí do duy nhất là ở chỗ họ không cần chúng; tất cả những thuận tiện và thoải mái của cuộc sống đều sẵn có đấy. Để có được những thoải mái này học sinh thường phải mài sắc trí thông minh của mình, để học hành chống đối lại những cái bất tiện, làm bài tập về nhà dưới ánh đèn của cột đèn trên phố. Ngày nay họ tất cả đều giống như kẻ ngốc. Ngày nay nhiều học sinh Mĩ đang nói, "Phỏng có ích gì mà tới trường đại học? Phỏng có ích gì mà nghiên cứu?"
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong năm mươi năm tới các đại học Mĩ ngày càng trống rỗng hơn - và họ có những đại học tốt nhất. Đây là điều đặc biệt kì lạ của con người. Trong thực tế cuộc tranh đấu đang mất đi, thách thức đang mất đi.
Ngày nay, Mĩ có những phương tiện tốt nhất cho việc phát triển trí tuệ, nhưng mức độ trí tuệ riêng của Mĩ lại không phát triển lên. Phần lớn trí tuệ của nó đã được vay mượn từ các quốc gia khác. Mĩ có thể mua nó, nhưng được bao lâu? Tình huống này nay đang tạo ra vấn đề cho các quốc gia khác, và nhiều quốc gia ở châu Âu đã bắt đầu tạo ra các qui chế không cho phép những người thông minh của mình được di cư sang Mĩ bởi vì điều đó đang tạo ra việc chảy não. Người thông minh được sinh ra ở bất kì đâu chẳng chóng thì chầy đều kết thúc ở Mĩ; điều đó trở thành không thể tránh khỏi bởi vì phần lớn các quốc gia đều không thể cung cấp được các tiện nghi cho công việc hàn lâm mà cũng không cung cấp được tiền bạc, uy tín, phòng thí nghiệm - chẳng cái nào trong điều đó - như Mĩ có thể cung cấp. Cho nên việc chảy não cứ xảy ra ở mọi nước; trí thông minh cứ tuột đi khỏi các quốc gia khác theo một cách tinh tế.
Cũng như đã có thời trong quá khứ khi của cải trên khắp thế giới đã được hút về London, bây giờ mọi thông minh đang bị kéo về New York. Và việc khai thác của cải là vấn đề tầm thường, không phải là chuyện lớn, nhưng trí thông minh bây giờ bị hút đi thì lại là vấn đề quan trọng. Và Mĩ có thể sống trên trí thông minh vay mượn được bao lâu? Mĩ có thể hấp dẫn những người thông minh từ Ấn Độ hay từ Anh và vân vân, nhưng thế thì con cái họ nhất định sẽ từ chối vào các đại học. Khi không có tranh đấu, thông minh không phát triển.
Cho nên hiền nhân này nói: Ta không là trí tuệ, bởi vì trí tuệ nữa cũng là bên ngoài, trí tuệ nữa cũng phát triển từ cuộc tranh đấu bên ngoài. “Không,” hiền nhân này nói, “Ta cũng không là sự sắc bén này vốn tới từ cuộc tranh đấu bên ngoài.”
Ta không là tâm trí.
Sau rốt, chúng ta suy tưởng về cái gì? Chúng ta chỉ suy tưởng về đối tượng nào đó trong thế giới bên ngoài khi nó trở thành có giá trị cho chúng ta. Chúng ta nghĩ, chúng ta suy tư, chúng ta nghiền ngẫm.
Trí tuệ là hệ thống logic đó làm sắc cho nhân cách của con người và làm cho con người hiệu quả hơn trong cuộc đấu tranh trên thế giới. Và tâm trí có nghĩa là khả năng để suy tư, suy nghĩ và nghiền ngẫm, điều cho con người lối vào và khả năng ngẫm nghĩ về cái trừu tượng, cái không biểu lộ.
Cố hiểu điều đó như thế này: nếu bạn biết hay đã thấy trò chơi cờ vua, bạn sẽ biết rằng người có thể hình dung ít nhất năm bước đi trước sẽ trở thành kì thủ tài ba. Người đó phải tưởng tượng trước: "Mình sẽ đi cách này, nước đáp lại sẽ là thế này, nước đáp lại của đối thủ mình sẽ là thế này, và thế thì đây sẽ là nước đi của người kia; thế thì mình sẽ đi theo cách này và đối thủ của mình sẽ đi như thế này.”
Một người được coi là chuyên gia tới mức độ nào đó là người có thể suy tư trước theo cách này. Dầu là những nước đi này còn chưa được tiến hành, và những nước đi đó còn chưa được gặp phải, bởi vì chúng còn chưa được tạo ra ở phía bên kia. Khả năng lập kế hoạch trước được gọi là suy tính trước. Nhưng ngay cả điều đó cũng là bên ngoài, việc tính toán các nước đi bên ngoài - nó không liên quan tới cái bên trong.
Khi đứa bé được sinh ra, nó không có trí tuệ lẫn tâm trí, chỉ có tiềm năng. Thế rồi tiềm năng trở thành thực tại. Cách thức nó trở thành thực tại lại tuỳ thuộc vào cơ hội, hoàn cảnh.
Chúng ta không là cái nào trong những cái này. Thế thì chúng ta là cái gì? Thế thì cái gì là ý nghĩa của của sự tồn tại của chúng ta? Đây chỉ là việc phủ định - không cái này, không cái này, không cái này, không cái này.
Ta hiện hữu không prana, hơi thở sống của cuộc sống.
Ta hiện hữu không tâm trí.
Ta bao giờ cũng là tự tính thuần khiết .
Ta bao giờ cũng là nhân chứng bên ngoài trí tuệ.
Ta là bản thân tâm thức vĩnh hằng.
Về điều này không có hoài nghi.
“Ta chưa hề sinh, bao giờ cũng không có hơi thở sống của cuộc sống, và không có tâm trí....” Tôi mới bảo bạn, hơi thở sống của cuộc sống là cái bắt đầu ngay khi đứa trẻ thở. Đây là cách yoga đi tìm các kĩ thuật làm cho người ta có khả năng sống chỉ như đứa trẻ có thể tồn tại mà không thở. Tại sao phải có vấn đề kiểm soát việc thở của chúng ta theo cách chúng ta có thể tồn tại mà không thở? Yoga đã tìm ra những kĩ thuật như vậy, và từ hiểu biết của nó rằng, như đứa trẻ có thể tồn tại không thở thì chúng ta cũng nên có khả năng làm như vậy, một phương pháp công phu đã được tạo ra.
Yoga đã làm nhiều công việc về pranayoga, kỉ luật của hơi thở sống, và với việc thở ra rất, rất chậm cố gắng đem nó về trạng thái trung lập trong đó đứa trẻ ở trước hơi thở đầu tiên của nó, hay trong đó nó sẽ theo sau hơi thở cuối cùng của nó.
Có một nhà yogi ở Nam Ấn Độ tên là Brahmayogi. Bỗng nhiên, vào năm 1930, tên ông ấy lan khắp thế giới, bởi vì ông ấy có thể dừng việc thở của mình trong mười phút. Khi ông ấy làm buổi trình diễn đầu tiên của mình tại Đại học Calcutta thì mười bác sĩ, những bộ óc y học thông minh nhất của Đại học Calcutta, đã tụ tập quanh ông ấy. Brahmayogi đã bảo họ viết giấy xác nhận cái chết cho ông ấy trong trường hợp ông ấy được coi là chết trong quá trình thực nghiệm. Tất cả mười bác sĩ đều kí giấy xác nhận cái chết của ông ấy khi việc thở của ông ấy đã dừng lại bởi vì tất cả các triệu chứng của cái chết đều rõ ràng, theo y học.
Nhưng sau mười phút nhà yoga này quay lại cuộc sống. Khi ông ấy gập tờ giấy xác nhận và đút vào túi thì các bác sĩ yêu cầu ông ấy trả lại tờ xác nhận và nói, “Ông định kiện chúng tôi, đưa chúng tôi ra toà sao? Nếu vậy, chúng tôi sẽ bị rắc rối lớn.”
Mười bác sĩ này đã xác nhận rằng con người này đã chết. Nhưng việc thở của ông ấy phục hồi lại. Brahmayogi hay nói, “Tôi đưa việc thở tới điểm nơi nó ở trong đứa trẻ ngay trước khi sinh, cho tới khoảnh khắc trước khi sinh. Chậm dần lại, ngày một chậm hơn nữa, việc thở đi tới điểm dừng, và cùng với việc dừng này, nhịp tim và mạch cũng dừng lại.”
Nhưng linh hồn vẫn có đó, bằng không thì ai quay lại? Con người này đã quay lại. Ông ấy đã thực hiện thực nghiệm này tại Rangoon và tại Oxford nữa.
Các bác sĩ bảo ông ấy, “Nếu ông đúng và chúng tôi đã không bị gạt theo cách nào đó, chúng tôi sẽ phải thay đổi định nghĩa của mình về cái chết. Mãi cho tới nay chúng tôi đã xác nhận một người là chết nếu người đó biểu lộ tất cả các triệu chứng lâm sàng của cái chết. Chúng tôi đã xác nhận nhiều người là chết; bây giờ chúng tôi không thể biết được bao nhiêu người trong số họ là thực sự chết hay không. Bây giờ dường như không còn có cách để kiểm tra kép về nó!”
Chân lí là ở chỗ không người nào trong số họ chết cả. Nếu chúng ta lấy ý nghĩa của cái chết như việc triệt tiêu, không ai trong số họ bị triệt tiêu cả. Định nghĩa duy nhất về cái chết mà chúng ta có là ở chỗ cái máy được dùng để thở không còn có khả năng thở nữa. Brahmayogi đang làm điều đó theo cách khác; cái máy này còn có khả năng nhưng ông ấy không thở gì nữa. Người chết là ở tình huống đối lập: người đó muốn thở nhưng cái máy không còn khả năng nữa. Nếu một trong hai điều trên bị thiếu, việc thở sẽ dừng: hoặc là cái máy trở nên không có khả năng, hoặc người đó không muốn thở.
Trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, chúng ta cũng dừng thở - bất kì ai đều có thể làm điều này. Nhưng nếu chúng ta có thể dừng thở dù chỉ một khoảnh khắc, với khoảnh khắc đó chúng ta đã xoay xở được không cần hơi thở sống. Và nếu chúng ta có thể xoay xở không cần nó cho dù là một khoảnh khắc, chúng ta có thể xoay xở cho mười khoảnh khắc; đó không phải là điều lớn. Thế thì nó chỉ là vấn đề công phu.
Không hơi thở sống ... không tâm trí.
Chúng ta hiện hữu, ngay cả khi chúng ta không nghĩ. Ngay cả trong giấc ngủ sâu, khi tất cả các ý nghĩ biến mất và mơ biến mất, chúng ta vẫn hiện hữu.
Bây giờ các nhà khoa học nói rằng cho dù họ có lấy ra toàn bộ bộ não của con người thì sự hiện hữu của người đó vẫn không bị phá huỷ, người đó vẫn có đó. Tâm trí không phải là bản chất để tồn tại. Trong thực tế chúng ta phải ngủ hàng ngày bởi vì chúng ta bị mệt mỏi với tâm trí tới mức cần phải bỏ nó lại đằng sau một chốc, bằng không thì chúng ta cảm thấy già lão và cũ mèn.
Ta không là tâm trí...
Ta là nhân chứng bên ngoài trí tuệ.
Người ta có thể cố gắng là nhân chứng bằng việc dùng tâm trí. Bất ki khi nào bạn đang thực hành là nhân chứng, bạn đều đang làm như vậy về mặt trí tuệ. Bạn nói, "Tôi sẽ vẫn còn là nhân chứng, tôi sẽ cố gắng là nhân chứng.”
Mọi nỗ lực, mọi cố gắng đều thuộc vào tâm trí. Không ai có thể là nhân chứng qua tâm trí được; việc chứng kiến chỉ có thể khi tâm trí tan biến. Tâm trí không bao giờ có thể trở thành nhân chứng được. Cố hiểu điều đó thật cẩn thận.
Tâm trí không thể còn lại mà không có đánh giá, còn việc chứng kiến có nghĩa là không đánh giá. Việc chứng kiến nghĩa là nếu tôi thấy đoá hoa, tôi vẫn còn chỉ thấy nó; không có ý nghĩ rằng nó là đẹp nảy sinh trong tâm trí tôi mà cũng không có ý nghĩ rằng nó là xấu; không có ý nghĩ nảy sinh rằng nó là hoa hồng mà cũng không ý nghĩ rằng nó là hoa nhài; không có ý nghĩ hái nó nảy sinh mà cũng không có ý nghĩ bỏ nó đấy - tâm trí không len vào giữa. Đoá hoa ở đó và tôi ở đây; không cái gì nảy sinh ở giữa, không sóng ý nghĩ nào len vào giữa. Nó tất cả đều là trống rỗng, hư không ở giữa - đoá hoa ở đó và tôi ở đây. Chỉ thế thì tôi mới là nhân chứng.
Nếu bạn tự nói với mình một cách kiêu ngạo, “Thôi được rồi, khoảnh khắc này mình là nhân chứng cho đoá hoa,” ngay cả khi bạn nói điều này thì bạn cũng đang có liên hệ với ý nghĩ này và không liên hệ với đoá hoa. Và nếu trong việc nhìn đoá hoa này một chớp loé nhỏ tới trong đó "Nó đẹp thật" - cho dù chưa bằng lời, chỉ là một chớp loé - thì thế nữa tâm trí đã bước vào. Tâm trí không thể nào tồn tại mà không đưa ra đánh giá.
Trong thực tế, chính chức năng của tâm trí là để đánh giá. Bạn sẽ phải đánh giá ủng hộ hay chống đối, bên này hay bên kia. Bạn sẽ phải ở đâu đó - với tâm trí bạn không thể trung lập được. Và bạn chỉ có thể là nhân chứng khi tâm trí dừng làm bất kì cái gì.
Ta là nhân chứng bên ngoài trí tuệ.
Bạn thấy, nhưng bạn không nghĩ; bạn hiện hữu, nhưng bạn không tạo ra ý kiến. Tâm thức có đó trong tính toàn bộ của nó, nhưng không hình bóng nào của ý nghĩ trùm lên nó.
Ta là bản thân tâm thức vĩnh hằng.
Không phải là đôi khi bạn có ý thức và đôi khi bạn vô ý thức; bạn bao giờ cũng là tâm thức.
Với nỗ lực chúng ta đôi khi có thể có ý thức một chốc. Một người chĩa dao găm vào ngực bạn và bạn ý thức vào khoảnh khắc đó; thời gian sống của giấc ngủ đi mất trong một khoảnh khắc. Cạnh sắc của lưỡi dao găm đã xuyên qua chiều sâu bóng tối bên trong, vượt lên trên tất cả năm thể, tất cả các giác quan và mọi ý nghĩ, bạn chỉ là nhân chứng.
Có một môn phái các thiền sư ở Nhật Bản dạy thiền qua kiếm thuật. Họ nói thiền không thể nào đạt được nếu kém hơn thế này, rằng một người lười và ngủ tới mức chừng nào chưa có lưỡi kiếm sắc ngay trước người đó thì không việc thiền nào có thể xảy ra. Các trung tâm dạy kiếm thuật được gọi là trung tâm thiền. Trên lối vào có viết 'Trung tâm Thiền', nhưng đi vào bên trong bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng họ đang tập luyện kiếm. Bạn thậm chí không thể quan niệm được lưỡi kiếm có thể có liên quan gì với thiền.
Nhật Bản đã cho sinh thành một loại chiến binh rất đặc biệt gọi là samurai - võ sĩ đạo. Một samurai là người lính tổ hợp thiền với lưỡi kiếm. Không ở đâu khác trên trái đất này có những người lính như samurai. Lính Rajput ở Ấn Độ cũng chưa là gì nếu so với những samurai này bởi vì phần bản chất của việc huấn luyện là ở chỗ trí tuệ, tâm trí, phải không có đó khi người này sử dụng kiếm. Đây là việc huấn luyện: khi bạn cầm lưỡi kiếm trong tay thì tâm trí phải không có đó để can thiệp. Để lưỡi kiếm làm việc của nó mà không có can thiệp của tâm trí.
Khi hai samurai tham chiến, thắng hay thua là rất khó phân định. Lưỡi kiếm đi mà không có can thiệp nào từ tâm trí của họ. Các bậc thầy samurai nói: “Anh lỡ một chuyển động chỉ khi tâm trí anh len vào và đó là lúc anh phạm sai lầm, bởi vì đó là lúc anh trở nên vô ý thức trong hành động.”
Bạn đang trong một trận chiến ác liệt, trong cuộc đấu kiếm, và bỗng nhiên một ý nghĩa loé lên trong tâm trí bạn rằng vòi nước trong nhà vẫn còn mở; bạn đi mất rồi! Đó là cách ý nghĩ len vào - không chỉ trong đấu kiếm mà khi bạn đang ngồi trong đền chùa để tôn thờ hay thiền. Bạn bỏ lỡ khoảnh khắc này! Bạn đã được mang đi xa khỏi đó. "Chính trong lỗ hổng này," bậc thầy samurai nói, “lưỡi kiếm của người kia sẽ xuyên vào thân thể anh.” Lưỡi kiếm phải di chuyển, nhưng không nên có ý nghĩ bên trong.
Thế thì ai sẽ có đó bên trong? Sẽ chỉ có nhân chứng bên trong - duy nhất nhân chứng. Nó sẽ chứng kiến lưỡi kiếm di chuyển, và cho dù lưỡi kiếm có xuyên vào thân thể thì nó sẽ chứng kiến điều đó nữa - nhưng chỉ nếu có một nhân chứng; thế thì nó sẽ thấy lưỡi kiếm xuyên vào bên trong. Lưỡi kiếm chẳng liên quan gì tới nhân chứng, lưỡi kiếm không bao giờ có thể xuyên vào nhân chứng được.
Đó là lí do tại sao Krishna nói: “Nainam chhindanti shastrani... vũ khí không thể cắt được nó, lửa không thể đốt được nó.” Đốt nó trong lửa và nó vẫn còn không bị cháy, không bị động chạm tới.
Ta là bản thân tâm thức vĩnh hằng.
Không chỉ thỉnh thoảng.... Thỉnh thoảng chúng ta mới trở nên có ý thức, trong một tai nạn hay trong khoảnh khắc mãnh liệt nào đó. Điều rất thú vị là bất kì khi nào chúng ta hoàn toàn có ý thức, đó là khi chúng ta có được một thoáng nhìn nhỏ về phúc lạc trong cuộc sống. Hiếm khi, rất hiếm khi, có thể chỉ một hay hai lần trong cuộc sống, vài khoảnh khắc như vậy xuất hiện khi chúng ta bỗng nhiên có được một thoáng nhìn, và điều đó không bao giờ xảy ra lại. Lí do chúng ta có được thoáng nhìn là như nhau: bởi lí do nào đó chúng ta trở nên ý thức ở bên trong. Bất kì lí do nào! - lí do có thể là bất kì cái gì. Tâm thức này nở hoa vào một khoảnh khắc, cái đỉnh này chúng ta chưa bao giờ đạt tới lần nữa. Và chúng ta cứ tìm kiếm kinh nghiệm khác giống thế này trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Nó có thể xảy ra ở bất kì đâu. Nó có thể xảy ra trong những khoảnh khắc tĩnh lặng sâu sắc của ban đêm khi không có ý nghĩ nào bên trong, khi chỉ có tiếng dế kêu còn lại; phúc lạc được kinh nghiệm trong khoảnh khắc đó chưa bao giờ được biết tới trước đây. Vào buổi sáng, thấy mặt trời lên, đôi khi nó có thể xảy ra. Mặt trời mọc lên và khi bạn quan sát nó thì không có ý nghĩ bên trong; thậm chí không có đến cả ý nghĩ này, rằng "Nó là mặt trời"; thậm chí không có cả từ 'mặt trời' tới trong tâm trí. Trong kinh nghiệm đó mặt trời trở thành điều thiêng liêng. Kinh nghiệm đó không bao giờ có thể bị quên đi.
Những điều như vậy xảy ra một cách ngẫu nhiên, đôi khi. Nhưng đề làm cho nó xảy ra qua việc dùng phương pháp thì được gọi là thiền - rằng người ta vẫn còn thức tỉnh. Nhưng có nỗ lực trong nó.
Hiền nhân này nói: “Khi nỗ lực không có đó và việc thức tỉnh là tự nhiên - đó là bản chất thực của ta, đó là điều ta đang là.”
Về điều này không có hoài nghi.
Không có hoài nghi về nó. Tại sao? Bởi vì đây không phải là lí thuyết. Hiền nhân này nói: “Không có hoài nghi về nó bởi vì ta đang nói điều đó từ kinh nghiệm riêng của mình.”
Vivekananda tới Ramakrishna và hỏi, “Thượng đế có tồn tại không?”
Ramakrishna không nói có hay không. Ông ấy đã không ngồi xuống để thảo luận hay giải thích, không, tất cả điều ông ấy nói là, “Anh có muốn gặp ông ấy ngay bây giờ không, chính khoảnh khắc này?”
Vivekananda đã nói ở đâu đó, về sau, “Tôi lưỡng lự một thoáng chốc; tôi có muốn gặp Thượng đế bây giờ hay không? Con người kia đã không lưỡng lự, và câu hỏi tôi đã hỏi lại là một câu hỏi khó: 'Thượng đế có tồn tại hay không?' Ông ấy đáng phải lưỡng lự, bởi vì câu hỏi này là rất phức tạp. Không dễ dàng mà nói có hay không. Nếu bạn nói có thì bạn sẽ phải chứng minh nó, và ai đã có khả năng chứng minh sự tồn tại của Thượng đế?”
Có lẽ nhiều người không có khả năng chấp nhận Thượng đế chỉ bởi vì không ai cho tới giờ đã có khả năng chứng minh sự tồn tại của ngài - bằng không thì người vô thần đã biến mất từ lâu rồi. Nhưng họ đã không biến mất, cho nên điều này cứ chứng tỏ rằng Thượng đế là cái gì đó không thể chứng minh được - bằng không thì những người không tin đã phải biến mất từ lâu rồi.
Thế gian đã tạo ra biết bao nhiêu những người hữu thần vĩ đại, và vậy mà người vô thần vẫn còn không bị ảnh hưởng; người hữu thần thậm chí không tạo ra được đến một li thay đổi trong người vô thần, người đó vẫn còn như người đó thế. Cho dù chúng ta có đem tất cả những người hữu thần lại với nhau, họ cũng không thể nào thay đổi được một người vô thần. Cái gì có thể là lí do cho điều này? Chỉ duy nhất một lí do: người vô thần yêu cầu bằng chứng và không có bằng chứng - do đó bất lực.
Cho nên Vivekananda đã nghĩ, “Ramakrishna sẽ gặp rắc rối đây; ông ta chỉ là một dân quê, thất học, ông ta mới học hết cấp hai trong tiếng Bengali, cho nên ông ấy có thể biết được gì?”
Vivekananda là người vô thần, và ông ấy thông minh, được học hành đến nơi đến chốn, một trong những thiên tài vĩ đại nhất mà Bengal có thể sản sinh ra, một chuyên gia trong tranh luận, trong logic, trong triết học của Aristotle và của Ấn Độ. Vivekananda đã hỏi người dân làng này, người dân quê mùa chất phác, và người dân quê này đã đẩy Vivekananda vào trạng thái lưỡng lự. Ông ấy đã hỏi Vivekananda liệu ông này có sẵn sàng gặp Thượng đế - ngay bây giờ không!
Có một phẩm chất đặc biệt trong câu trả lời này, và đó là sự cả quyết của Ramakrishna - cứ dường như Thượng đế có đó, ngay phòng bên cạnh, và chỉ cần bạn hỏi và bạn có thể gặp được ông ấy. Con người này biết tận bên ngoài hoài nghi - không hoài nghi nào hết cả. Hoài nghi chỉ có thể không tồn tại khi có kinh nghiệm.
Cho nên hiền nhân này nói: Về điều này không có hoài nghi.
Mọi điều ông ấy đang cố gắng nói là : “Ta đã biết nó và ta đang nói điều này từ kinh nghiệm tồn tại của ta. Đây không phải là lí thuyết hay giáo điều. Đây không phải là ý nghĩ của ta, ý tưởng của ta, khái niệm của ta. Ta đã biết nó hiện hữu như vậy; ta đã sống nó như vậy.”
Trước điều này Vivekananda đã tới bố của Rabindranath Tagore, Devendranath. Ông ấy là một Maharishi, một người đáng kính. Ramakrishna chưa là cái gì vào thời đó; Maharishi Devendranath đã là một người vĩ đại. Thứ nhất, ông ấy xuất thân từ gia đình đáng kính của Tagore - bố ông ấy đã được gọi là vua - và thế rồi ông ấy lại trí huệ và được kính trọng như một hiền nhân vĩ đại. Ông ấy có nhân cách của một hiền nhân.
Phần lớn thời gian ông ấy sống trên chiếc nhà thuyền trên sông. Cho nên vào nửa đêm Vivekananda bơi tới nhà thuyền này. Mình mẩy ướt sũng, trong bóng tối ban đêm, ông ấy đẩy cửa mở ra. Cửa không khoá, bởi vì không có vấn đề về việc bất kì ai tới vào giữa đêm; và ai sẽ tới trên chiếc nhà thuyền này? Đó là một trong những lí do tại sao ông ấy đã sống trên nhà thuyền. Vivekananda đẩy cửa mở và bước vào. Devendranath đang ngồi thiền với mắt nhắm. Việc đẩy cửa, âm thanh đó, sự rung chuyển của nhà thuyền, cánh cửa mở ra - và bỗng nhiên có người thanh niên này nắm lấy cổ áo Devendranath, lay ông ta và hỏi, “Thượng đế có tồn tại không?”
Devendranath nói, “Ngồi xuống đi và bình lặng lại hơi thở của anh. Đây có phải là lúc để hỏi câu hỏi đó không? Đây có phải là lúc tới thăm không? Đây là cách cư xử gì vậy?”
Vivekananda nói, “Khi nhà đang cháy ai để ý tới cách cư xử? Trả lời câu hỏi của tôi đi, quên hết mọi chuyện khác đi - chẳng cần xã giao gì cả: Thượng đế có tồn tại không?”
Có một thoáng ngần ngại bên trong Devendranath; điều đó khó mà nói có, còn không thì lại ở ngoài câu hỏi này. Nhưng làm sao trả lời một người như thế này, người nói rằng nhà đang cháy, người đã tới bằng cách bơi tới nhà bạn vào giữa đêm, mình mẩy ướt sũng - ngay cả khuôn mặt anh ta cũng còn chẳng thể thấy được rõ ràng- lại hỏi về Thượng đế sao? Đây có phải là cách thức của người tìm kiếm không?
Ông ấy nói, “Ngồi xuống đi, ta sẽ giải thích.”
Nhưng Vivekananda nhảy ngược xuống sông... tiếng nước bắn toé lên...Maharishi Devendranath với với theo, “Này cậu thanh niên, đợi đấy!”
Vivekananda đáp, “Lưỡng lự của ông đã nói mọi điều rồi - chẳng còn lại gì mà đợi cả.”
Đó là lí do tại sao hiền nhiên này nói: Về điều này không có hoài nghi.
Lưỡng lự này là đủ làm lộ ra hoài nghi của người đó. Nhưng Vivekananda đã cúi đầu trước Ramakrishna - trước người dân quê, người mộc mạc, ông ấy đã cúi đầu. Devendranath là một trong những người trí huệ nhất, nhưng đã có lưỡng lự.
Tâm trí bao giờ cũng lưỡng lự; chính chỉ kinh nghiệm mới không có lưỡng lự. Dù bạn có thể nghĩ nhiều bao nhiêu cũng chẳng thành vấn đề, lưỡng lự sẽ vẫn còn lại. Làm sao có thể không lưỡng lự khi dùng tâm trí được? Bạn có thể cứ nghĩ, cứ tin và tự thuyết phục mình vô tận rằng Thượng đế tồn tại, nhưng một tiếng nói nào đó bên trong bạn sẽ cứ nói: “Mình vẫn còn chưa biết điều đó, mình còn chưa đạt tới điều đó, mình còn chưa kinh nghiệm điều đó.” Cho dù logic và bằng chứng tất cả đều đã nói với bạn rằng Thượng đế tồn tại, vậy mà kinh nghiệm bên trong của bạn sẽ cứ nhắc nhở bạn rằng bạn vẫn trống rỗng và không được thoả mãn.
Đó là lí do tại sao hiền nhân này nói:
Về điều này không có hoài nghi.
Tôi đang nói chân lí mà tôi đã kinh nghiệm.
Xem tiếp Chương 16 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post