Read more
Osho - Nhịp đập của tuyệt đối
Chương 17. Cái nhảy tối thượng
Hỡi lữ khách đơn độc trên bầu trời,
Hỡi Yama, hỡi mặt trời, hỡi mặt trời của Brahman, Con xin cầu khẩn ngài rút lại các tia sáng.
Con thấy hình ngài, tràn đầy ân huệ và hào hiệp.
Con là người đang ngồi trong vòng tròn của các mặt trời.
Chúng ta quen thuộc với một mặt trời chúng ta vẫn thấy trên bầu trời, nhưng có vô số mặt trời như mặt trời của chúng ta. Khi đêm tới bầu trời đầy sao. Mặc dầu chúng ta gọi chúng là sao nhưng chúng tất cả đều là mặt trời, nhưng bởi vì ở quá xa chúng trông nhỏ bé. Mặt trời của chúng ta không lớn lắm đâu. Trong vô số mặt trời nó có kích cỡ trung bình. Có những mặt trời lớn hơn nhiều trong vũ trụ. Một tính toán của các nhà khoa học ước lượng rằng có quãng bốn mươi triệu mặt trời. Kinh nghiệm của các hiền nhân là ở chỗ có vô số mặt trời, nhưng mặt trời được tham chiếu tới trong lời kinh này là mặt trời tối cao mà từ đó mọi mặt trời khác nhận ánh sáng. Tham chiếu này là tới mặt trời tối cao mà là gốc rễ và là nguồn ánh sáng nguyên thuỷ - và từ đó toả ra tất cả những tia sáng hoà trộn vào nhau trong vũ trụ. Toàn thể sự tồn tại là việc biểu lộ của mặt trời này.
Nhớ lấy, cuộc sống, sự tồn tại, không tránh khỏi được móc nối với các tia sáng của mặt trời này. Hiện tại các nhà khoa học đang rất lo nghĩ bởi vì họ sợ rằng mặt trời của chúng ta sẽ lạnh người nuôi dưỡng và người hỗ trợ cho thế giới, dần đi trong ba hay bốn triệu năm nữa. Nó đã phóng ra các tia sáng của nó đủ lâu rồi và đang mất việc phát sáng của nó. Nó bây giờ là một ngôi sao vàng vọt có các tia sáng đang giảm bớt mọi ngày. Nhiều nhất, họ nói, nó sẽ toả sáng trong bốn triệu năm nữa, và rồi một ngày nào đó nó sẽ hoàn toàn lạnh đi và cuộc sống trên trái đất sẽ trở nên tắt ngấm, bởi vì toàn thể sự tồn tại phụ thuộc vào các tia sáng của mặt trời. Toàn thể sự tồn tại - hoa nở, chim hót, sự rộn ràng của cuộc sống con người - đều phụ thuộc vào tia sáng mặt trời.
Trong lời kinh này đã mô tả về mặt trời vĩ đại mà với nó sự tồn tại của mọi mặt trời khác đều được nối lại. Mặt trời vĩ đại này không bao giờ có thể được đạt tới bởi cuộc hành trình và tìm kiếm bên ngoài của chúng ta. Như tôi đã nói với các bạn sáng nay, mặt trời của chúng ta là Brahman biểu hiện. Mặt trời vĩ đại được mô tả ở đây là Brahman không biểu hiện. Nó là hạt mầm- Brahman. Toàn thể sự tồn tại này là sự mở rộng của cội nguồn không biểu hiện đó. Từ nó toàn thể vũ trụ này với các phẩm chất và hình dạng đang mở rộng và được tạo ra.
Hiền nhân này cầu nguyện ở đây, “Hỡi mặt trời, xin rút về mạng lưới các tia sáng của ngài.” Nhiều điều được hàm ý trong việc thu về các tia sáng của mặt trời, bởi vì toàn thể sự mở rộng của sự tồn tại được móc nối với chúng. Hiền nhân này nói ở đây, “Con đã vượt qua cái chết, hỡi mặt trời; bây giờ xin ngài thu về chính sự trải rộng của sự tồn tại của ngài.” Cũng hệt như tôi đã bảo các bạn: “Tôi đã vượt qua bóng tối, bây giờ xin thu ánh sáng nữa!” Trong lời kinh này, hiền nhân đó cầu nguyện mặt trời vĩ đại đó rút về tất cả sự mở rộng của cuộc sống vào trong bản thân nó. “Con đã siêu việt lên trên cái chết, bây giờ con ước ao siêu việt lên trên sự sống nữa.”
Đây thực sự là khao khát siêu việt lên mọi nhị nguyên, bởi vì chừng nào nhị nguyên còn dai dẳng cái khác bao giờ cũng hiện diện, dù chúng ta đạt được bất kì cái gì. Dù chúng ta có thể tìm thấy sống nhiều đến đâu, chết bao giờ cũng sẽ đi kèm nó. Đấy là nhị nguyên, đấy là phía bên kia của cùng một đồng tiền. Không thể giữ mặt này của đồng tiền và vứt đi mặt kia. Mọi điều chúng ta có thể làm là giữ cho mặt này úp xuống và mặt kia lộ ra. Nhưng mặt bị ẩn kín đấy vẫn đang đợi để lật lên, chỉ bởi vì nó có đấy - nó không đi đâu mất.
Không ai có thể vứt mặt này và giữ mặt kia đồng thời, nhưng qua cuộc đời mình con người hành xử ngốc nghếch dường như điều này có thể được. Người đó cầu nguyện, “Xin Thượng đế cứu con khỏi khổ và cho con hạnh phúc.” Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Người đó muốn giữ lại hạnh phúc nhưng không hiểu rõ rằng bất hạnh chắc chắn sẽ theo sau nó. Người đó cầu nguyện được tôn kính và trọng vọng, không thấy rằng bất kính có theo sau. Người đó cầu nguyện, “Con không muốn chết, con muốn sống,” và trong cầu nguyện cho sống, người đó quên mất rằng chết chắc chắn theo sau nó. Trong thế giới này khi một người đòi hỏi cái này, người đó nhận được cái khác mà không hỏi xin về nó.
Bạn phải sẵn lòng chấp nhận cả hai hoặc không cái nào. Bất kì ai sẵn lòng chấp nhận cả hai đều trở nên tự do với cả hai; và bất kì ai được chuẩn bị để bỏ cả hai cũng trở thành tự do với cả hai. Sẵn sàng chấp nhận cả sống và chết là không nắm giữ ưa thích sống và không ghét chết. Không nắm giữ ưa thích sống, người ta được giải thoát. Sướng nào có đó trong sướng và khổ nào có đó trong khổ đối với người đã chấp nhận cả sướng và khổ? Cả hai phủ định lẫn nhau khi cả hai được sẵn lòng chấp nhận và cái trống rỗng được tạo ra.
Người nói, “Tôi sẵn lòng từ bỏ cả hạnh phúc và bất hạnh,” cũng vượt ra ngoài chúng. Nhưng tâm trí thuyết phục chúng ta bỏ bất hạnh và giữ hạnh phúc. Có nhiều cách để phá vỡ hình mẫu này của tâm trí: hoặc là được chuẩn bị để chấp nhận cả hai, hoặc trở nên dửng dưng với cả hai. Tính phân cực của chúng, sự đối lập lẫn nhau của chúng là đồng thời; chúng là các khía cạnh của một và cùng một sự tồn tại. Cho nên hiền nhân này nói, “Xin rút các tia sáng của ngài lại, hỡi mặt trời, để cho tất cả cuộc sống có thể được kéo vào và co vào trong.”
Mọi thứ đi ra từ mặt trời vĩ đại này. Cho nên nếu chúng ta hiểu đúng khát khao của hiền nhân này, nó là thế này: “Con khát khao thấy cái mà từ đó mọi thứ đi ra, và cái mà mọi thứ bị kéo vào. Con ham muốn thấy cái gốc rễ, cái nguyên thuỷ. Con khao khát thấy cái mà từ đó toàn thể vũ trụ này được tạo ra và cái mà vũ trụ này, trong triệt tiêu tối hậu của nó, bị hấp thu vào; cái mà từ đó sự mở rộng mênh mông của sự tồn tại này trải ra và cái mà việc huỷ diệt vĩ đại kéo tất cả nó lại.”
Chính bởi lí do này mà mặt trời cũng còn được coi là Yama - thần chết. Nhớ điều này trong trí: Yama là thần của chết và mặt trời là thần của sống. Nhưng nhớ lấy, chết đến từ cùng chỗ mà sống tới. Chết không đến từ bất kì chỗ nào khác, bởi vì hai điều này không thể bị tách rời. Không phải là sống tới từ chỗ này và chết đến từ chỗ khác. Nếu mà như thế chúng ta sẽ giữ sống và bỏ chết. Cho nên mặt trời cũng được gọi là Yama nữa. Từ yama là hữu dụng theo các nghĩa khác nữa. Những người đặt tên cái chết là Yama đều là những người xuất sắc. Từ yama có nghĩa là người kiểm soát. Họ đã gọi cái chết là người kiểm soát sự sống. Nếu cái chết không phải là để kiểm soát sự sống, thế thì sẽ có hỗn loạn và lẫn lộn lớn. Cái chết tới và làm yên tĩnh mọi mối bất hoà. Chết là nghỉ ngơi. Hệt như một người ngủ và nghỉ ban đêm sau lao động ban ngày vất vả, cho nên chết cho chúng ta nghỉ ngơi.
Sẽ có hỗn độn lớn trong cuộc sống của bạn nếu bạn không ngủ năm hay mười ngày. Bộ não bạn sẽ bị bối rối, khuấy động, mất trật tự. Ngủ ban đêm cứu bạn khỏi đau khổ và khuấy động này. Nó cho bạn trật tự và làm bạn tươi tỉnh vào buổi sáng. Khi nhìn sâu hơn vào cái chết, người ta thấy rằng nó giống như việc nghỉ ban đêm vào cuối cuộc đời lộn xộn và bất ổn - việc giải lao từ cuộc sống lao động vất vả làm bạn tươi tắn cho việc bừng lên một cuộc sống mới. Do đó thần chết được gọi là Yama. Thần kiểm soát và đem trật tự cho cuộc sống. Nếu thần không có đó, cuộc sống sẽ là điều thách đố và lẫn lộn. Chết không phải là kẻ thù của sống. Yama tuyên bố chết là bạn của sống. Nếu chết không có đó, cuộc sống của chúng ta sẽ điên khùng và hỗn độn.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn nhìn vào hiện tượng này từ những cảnh quan khác, bởi vì ngụ ý lớn hơn của nó nhiều hoa nở ra - nhiều hướng dẫn có giá trị. Nếu một người thấy thừa thãi sướng và không có khổ chút nào, người đó sẽ phát điên. Phát biểu này có vẻ kì lạ, khó hiểu thấu điều ấy. Nếu bạn có sướng không trộn lẫn với khổ, thế thì sướng sẽ hướng bạn thành mất trí.
Điều đáng quan tâm là quan sát rằng có vài người trên cung trăng trong các xã hội nghèo và khổ. Có nhiều người trên cung trăng hơn trong các xã hội sung sướng và giầu có. Hiện tại, nước Mĩ có số lượng người trên cung trăng lớn nhất trên trái đất. Điều gì đã xảy ra?
Khổ là tác động giữ cân bằng, một bộ điều chỉnh. Chúng ta cảm thấy gai nhọn trong hoa hồng như kẻ thù, nhưng chúng chỉ là để bảo vệ hoa hồng, chúng là một loại bộ điều chỉnh. Cuộc sống kiểm soát, điều chỉnh bản thân nó thông qua các cái đối lập; qua các cái đối lập cân bằng được duy trì. Nếu bạn quan sát một người đi trên dây, bạn có thể thấy sự kiện siêu hình trong thủ thuật của anh ta. Chúng ta theo dõi, nhưng chúng ta không thấy. Khi người đó đi trên dây, bạn sẽ thấy người đó giữ cân bằng bản thân mình bằng một cây sào dài trong tay. Khi người đó đung đưa cây sào về bên trái, đấy là để tránh ngã về bên phải, và khi người đó có thể bị ngã về bên phải, người đó đung đưa cây sào về bên trái. Do vậy người đó giữ cân bằng, ngăn mình khỏi bị ngã bằng việc đung đưa sang phía đối diện. Đê duy trì cân bằng người đó phải đung đưa sang phía đối diện.
Chết là nhân tố cân bằng của sống. Bất hạnh là nhân tố cân bằng của hạnh phúc. Bóng tối là nhân tố cân bằng của ánh sáng. Các đối tượng vật chất là nhân tố cân bằng của tâm thức. Đây là điều làm cho những người đã gọi cái chết là Yama thành phi thường. Chắc chắn là họ không có thù địch gì với chết. Họ biết cái thực chất, chân lí của cái chết. Họ nói, “Chúng con biết rằng ngài, cái chết, là người kiểm soát sống; nếu ngài không tồn tại sẽ có hỗn loạn lớn.” Nghĩ một chút mà xem. Giả sử không ai chết trong một ngôi nhà trong vài trăm năm; sẽ không cần đưa ai vào nhà thương điên, bởi vì bản thân ngôi nhà ấy sẽ trở thành nhà điên rồi. Một đằng người già qua đời và đằng kia trẻ con được sinh ra; việc cân bằng giống như người đi trên dây đang tiếp diễn, và sẽ tiếp tục vào mọi thời.
Do đó hiền nhân này nói, “Hỡi mặt trời vĩ đại, hỡi Yama, ngài là người đem cho cuộc sống, ngài là người kiểm soát cân bằng của sống và chết. Xin ngài rút lại mọi tia sáng của ngài. Xin rút lại cuộc sống của ngài. Xin rút lại cả cái chết của ngài nữa. Con muốn biết yếu tố nằm ngoài cả sống và chết, cái chưa bao giờ sinh, chưa bao giờ chết. Con khao khát biết cội nguồn nguyên thuỷ đó. Con khao khát biết khoảnh khắc đầu tiên đó khi không có gì - khi đã có cái trống rỗng toàn bộ, từ cái không của nó mà mọi thứ được tạo ra. Con khao khát biết khoảnh khắc tối thượng khi mọi thứ sẽ lại bị hấp thu và cái không sẽ còn lại. Con khao khát biết cái trống rỗng mà từ đó mọi thứ được sinh ra. Con khao khát biết cái trống rỗng mà trong đó mọi thứ được hấp thu vào. Con cầu nguyện ngài, xin rút tất cả sự thừa thãi tia sáng của ngài.”
Chắc chắn đây không phải là lời cầu nguyện gửi tới bất kì mặt trời nào được thấy bên ngoài. Đây là lời cầu nguyện được đưa ra sau khi đạt tới chỗ đó bên trong, bên ngoài cái nằm ở đích cuối cùng mà từ đó cần phải tiến hành cái nhảy vào vô thuỷ và vô chung. Lời cầu nguyện này, “Hỡi mặt trời, xin rút lại mọi thứ của ngài,” thuộc về khoảnh khắc này. Dũng cảm lớn lao, một sự táo bạo cuối cùng được cần tới để làm ra lời cầu nguyện như thế, bởi vì người ta có thể nghĩ, “Liệu mình có thể được cứu không, ở nơi sống và chết bị co lại và mọi tia sáng của mặt trời vĩ đại đó đã bị rút hết? Mình cũng sẽ bị diệt vong.”
Nhưng khát khao của hiền nhân là thế này: “Mình có thể được cứu hay mình có thể bị diệt vong; điều này không còn là vấn đề. Vấn đề chỉ là khao khát của mình để biết người bao giờ cũng có đó. Mình khao khát biết người đang có đấy, ngay cả khi mọi thứ đều bị mất đi và bị huỷ diệt. Mình cũng sẽ bị mất đi, nhưng mình muốn biết cái không mất đi.”
Vô số người trong vô số thời đại đã đi tìm chân lí trong thế giới này, nhưng không đâu trong thế giới này việc tìm kiếm như thế đã được tiến hành như người ta đã làm qua mảnh đất bên trong này. Không có thí dụ song song ở bất kì đâu trong thế giới này về việc tìm kiếm tối hậu như thế và việc kiểm tra cuối cùng như thế về lòng dũng cảm như một số nhà thám hiểm mảnh đất bên trong này đã dám làm.
Ngay cả sau khi tiến hành việc điều tra lâu dài tôi đã không có khả năng tìm ra những người sẵn lòng trở nên bị triệt tiêu trong cuộc truy tìm chân lí của họ. Đã có nhiều người tìm kiếm chân lí trên thế giới này nêu ra một điều kiện, “Bằng việc cứu bản thân mình, tôi muốn biết chân lí.” Nhưng chừng nào “tôi’ còn được cứu, bạn sẽ chỉ biết thế giới này - luân hồi - vì ‘tôi’ là một phần và một gói của thế giới. Nếu ai đó bảo những người tìm kiếm như Aristotle, Hegel và Kant, “Ông sẽ có khả năng biết chân lí nếu ông tìm bên trong bản thân ông,” những người như thế sẽ đáp, “Mục đích gì có đó trong việc biết chân lí như thế? Đâu là cái dụng của việc biết chân lí mà triệt tiêu chúng ta?” Tìm kiếm của họ là với một điều kiện này: “Chúng tôi muốn cứu bản thân chúng tôi và biết chân lí.”
Những người, khi đi tìm chân lí, cũng thăm dò bảo toàn bản thân họ, không bao giờ biết chân lí; thay vì thế họ bịa đặt ra nó. Họ chế tạo ra chân lí. Đó là lí do tại sao Hegel viết những cuốn sách dài còn Kant đề nghị những lí thuyết và nguyên lí sâu sắc và tinh vi về chân lí. Nhưng tuyệt đối không có giá trị gì, không quan trọng gì, trong bài viết và các nguyên tắc đó của những người không được chuẩn bị để tìm kiếm cái ta. Nếu bạn hỏi Kant hay Hegel về ý kiến của họ đối với hiền nhân này của Upanishad, họ sẽ nói, “Ông ta là người cung trăng. Giá trị nào có đó nếu ông mất bản thân mình khi đạt tới chân lí?”
Nhưng hiểu biết của hiền nhân này là sâu lắng và sâu sắc. Ông ấy nói, “‘Tôi’ là một phần và một mảnh của cái phi chân lí, một phần của thế giới, của luân hồi. Nếu con ham muốn rằng sự tồn tại trần tục này mất đi, rằng chân lí tới với con, và rằng cái ‘tôi’ của con ở bên trong vẫn còn không bị động chạm tới, thế thì con đang cố gắng làm điều không thể được. Nếu sự tồn tại trần tục này mà mất đi, nó phải đi mất hoàn toàn - từ bên trong cũng như từ bên ngoài. Một mặt, các đối tượng bên ngoài phải biến mất, và mặt khác, cái ‘tôi’ bên trong phải biến mất. Hình dạng bên ngoài và hình dạng bên trong phải trôi mất, để lại cái trống rỗng bên trong và bên ngoài. Do đó nếu chân lí được tìm thấy, điều kiện không tránh khỏi cho việc đó là làm mất bản thân người ta. Con cầu nguyện ngài, hỡi mặt trời vĩ đại, thiêu đốt mọi thứ của ngài một cách vô điều kiện. Xin rút lai toàn thể sự mở rộng của ngài. Trở về hạt mầm nguyên thuỷ của ngài. Trở về chỗ không có gì, để cho con có thể có khả năng biết được cái mà từ đó mọi thứ tiến triển!”
Đây là bước nhảy tối thượng. Khi một người thu được dũng cảm cho bước nhảy này, người đó trở thành một với chân lí tối cao. Không thể trở thành một với chân lí tối cao mà không làm mất bản thân mình. Do đó các nhà triết học phương Tây, trong nỗ lực của họ để tìm kiếm chân lí, đã không có khả năng vượt ra ngoài chân lí vật chất, con người. Chân lí của họ là việc tìm kiếm về con người; đấy không phải là về sự tồn tại, nó chỉ nói đến con người. Việc tìm kiếm của hiền nhân phương Đông không phải về chân lí con người, vật chất mà là về chân lí mang tính tồn tại. Người đó nói, “Ông có bao giờ biết được về đại dương chỉ bằng việc đứng trên bờ của nó không? Tôi sẽ biết nó bằng việc chìm vào trong nó.” Nhưng ngay cả khi chìm vào trong nó chúng ta cũng không hội nhập vào trong nó hoàn toàn - chúng ta và đại dương vẫn còn tách biệt.
Cho nên hiền nhân này nói, “Vì đây là trường hợp, nên tôi sẽ trở thành một hình nộm làm bằng muối để cho tôi có thể tan biến vào trong nó. Tôi sẽ biết đại dương bằng cách hội nhập vào trong nó - bởi việc là bản thân đại dương. Tôi sẽ là một với đại dương. Tôi sẽ mặn như nó mặn. Tôi sẽ là nước như nó là nước. Tôi sẽ là một con sóng trong những con sóng của nó. Tôi sẽ là chiều sâu vô tận trong các chiều sâu vô tận của nó. Thế thì và chỉ thế thì tôi sẽ có khả năng biết nó.”
Không thể biết được nó trước tất cả những điều này. Trước điều này, chúng ta có thể có quen biết nào đó với nó nhưng không phải là tri thức mang tính tồn tại. Đứng trên bờ, chúng ta chỉ trở nên quen biết với đại dương. Để biết nó, chúng ta phải tan biến vào trong nó.
Bây giờ chúng ta tự chuẩn bị để tan biến.
Xem tiếp Chương 18 - Quay về Mục lục