Chương 2. Từ bi là tình yêu đến tuổi trưởng thành

Chương 2. Từ bi là tình yêu đến tuổi trưởng thành

Price:

Read more

Osho - Từ Bi: Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình Yêu
Chương 2. Từ bi là tình yêu đến tuổi lớn


Việc nhấn mạnh vào từ bi của Phật Gautama là một hiện tượng mới khi có liên quan tới các nhà huyền môn thời xưa. Phật Gautama đã tạo ra làn ranh lịch sử với quá khứ. Trước ông ấy, thiền là đủ; không có ai đã nhấn mạnh vào từ bi cùng với thiền. Và lí do là ở chỗ thiền đem tới chứng ngộ, việc nở hoa của bạn, cách diễn đạt tối thượng của bản thể bạn - bạn còn cần gì hơn nữa? Khi có liên quan tới cá nhân, thiền là đủ. Vĩ đại của Phật chính là đưa vào từ bi, thậm chí trước khi bạn bắt đầu thiền. Bạn phải đằm thắm hơn, tốt bụng hơn, từ bi hơn.
Có khoa học ẩn kín đằng sau nó. Trước khi bạn trở nên chứng ngộ, nếu bạn có trái tim đầy từ bi thì có khả năng là sau thiền, bạn sẽ giúp đỡ người khác đạt tới cùng cái đẹp, cùng chiều cao, cùng lễ hội như bạn đã đạt tới. Phật Gautama làm cho chứng ngộ trở thành có khả năng tiêm nhiễm.
Nhưng nếu người này cảm thấy rằng mình đã về nhà, sao còn bận tâm về bất kì ai khác? Phật lần đầu tiên làm cho chứng ngộ trở thành không ích kỉ; ông ấy làm cho nó trở thành trách nhiệm xã hội. Đó là thay đổi lớn về tầm nhìn. Nhưng từ bi nên được biết, trước khi chứng ngộ xảy ra. Nếu nó không được biết trước, thế thì sau khi chứng ngộ chẳng có gì để học cả. Khi người ta trở nên cực lạc thế trong bản thân mình, thế thì ngay cả từ bi cũng dường như là việc ngăn cản niềm vui riêng của người đó, một loại quấy rối cực lạc của người đó. Đó là lí do tại sao đã có hàng trăm người chứng ngộ, nhưng có rất ít thầy.
Được chứng ngộ không có nghĩa là nhất thiết bạn sẽ trở thành thầy. Trở thành thầy nghĩa là bạn có từ bi mênh mông, và bạn cảm thấy xấu hổ khi đi một mình vào những nơi đẹp đẽ đó mà chứng ngộ làm thành sẵn có. Bạn muốn giúp đỡ những người còn mù, trong bóng tối, dò dẫm theo cách của họ. Giúp đỡ họ trở thành niềm vui, không phải là sự quấy rối. Thực tế, nó trở thành niềm cực lạc giầu có hơn khi bạn thấy nhiều người thế đang nở hoa quanh bạn; bạn không phải là cái cây đơn độc đã nở hoa trong rừng thẳm nơi không cây nào khác nở hoa. Khi toàn thể khu rừng nở hoa cùng bạn, niềm vui tăng lên nghìn lần; bạn đã dùng chứng ngộ của mình để đem tới cuộc cách mạng trong thế giới này.
Phật Gautama không chỉ chứng ngộ, mà còn là nhà cách mạng chứng ngộ. Mối quan tâm của ông ấy với thế giới, với mọi người, là mênh mông. Ông ấy dạy cho các đệ tử của mình rằng khi bạn thiền và bạn cảm thấy im lặng, chân thành, niềm vui sâu sắc sôi sục bên trong bản thể bạn, đừng giữ nó lại; đem nó cho toàn thể thế giới. Và đừng lo, bởi vì bạn càng cho nó nhiều, bạn sẽ càng có khả năng được nó nhiều hơn. Cử chỉ cho có tầm quan trọng mênh mông, một khi bạn biết rằng việc cho không lấy đi cái gì từ bạn; ngược lại nó nhân kinh nghiệm của bạn lên gấp bội. Nhưng người chưa bao giờ từ bi, không biết bí mật của việc cho, không biết bí mật của việc sẻ chia.
Chuyện xảy ra là một trong các đệ tử của Phật, một thường dân - anh ta không phải là sannyasin nhưng anh ta rất sùng kính Phật Gautama - nói, "Tôi sẽ làm điều đó... nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một ngoại lệ. Tôi sẽ cho tất cả mọi niềm vui của tôi và tất cả việc thiền của tôi và tất cả kho báu bên trong của tôi cho toàn thế giới - ngoại trừ ông hàng xóm nhà tôi, bởi vì thằng cha này thực sự khó chịu."
Hàng xóm bao giờ cũng là kẻ thù. Phật Gautam nói với anh ta, "Thế thì quên thế giới đi, ông đơn giản đem cho ông hàng xóm của ông trước đã."
Người này lúng túng: "Thầy nói gì vậy?"
Phật nói, "Nếu ông có thể cho người hàng xóm của ông, chỉ thế thì ông mới thoát khỏi thái độ đối kháng này đối với con người."
Từ bi, về căn bản nghĩa là chấp nhận nhược điểm của mọi người, những yếu đuối của họ, không mong đợi họ phải cư xử như các thượng đế. Mong đợi đó là độc ác, bởi vì họ sẽ không có khả năng cư xử như thượng đế và thế thì họ sẽ bị lọt vào đánh giá của bạn và cũng sẽ lọt vào tự trọng riêng của họ. Bạn đã làm họ què quặt một cách nguy hiểm, bạn đã phá hỏng chân giá trị của họ.
Một trong những nền tảng của từ bi là đề cao mọi người, làm cho mọi người nhận biết rằng điều đã xảy ra cho bạn, cũng có thể xảy ra cho họ; rằng không ai là trường hợp vô vọng, không ai là không xứng đáng, rằng chứng ngộ không phải là cái gì đó phải được xứng đáng, nó là chính tự tính của bạn.
Nhưng những lời này nên tới từ người chứng ngộ, chỉ thế thì chúng mới có thể tạo ra tin cậy được. Nếu chúng tới từ học giả chưa chứng ngộ, những lời này không thể tạo ra tin cậy được. Lời được người chứng ngộ nói ra, bắt đầu việc thở, bắt đầu có nhịp tim đập của riêng nó. Nó trở thành sống động, nó đi thẳng vào tim bạn - nó không phải là thể dục trí tuệ. Nhưng với học giả nó là chuyện khác. Bản thân ông ấy không chắc chắn về điều mình nói, điều mình viết. Người đó có cũng không chắc chắn giống như bạn vậy.
Phật Gautama là một trong những bước ngoặt trong tiến hoá của tâm thức; đóng góp của ông ấy là vĩ đại, không thể cân đo được. Và trong đóng góp của ông ấy, ý tưởng về từ bi là tinh tuý nhất. Nhưng bạn phải nhớ rằng trong việc là từ bi, bạn không trở nên cao hơn; bằng không bạn làm hỏng toàn bộ sự việc. Nó sẽ trở thành trò bản ngã. Nhớ đừng làm bẽ mặt người khác bởi việc là từ bi; bằng không bạn chẳng từ bi đâu - đằng sau lời nói, bạn đang thích thú việc bị bẽ mặt của họ.
Từ bi phải được hiểu, bởi vì nó là tình yêu đến tuổi trưởng thành. Tình yêu thông thường rất trẻ con, nó là trò chơi hay dành cho thiếu niên. Bạn càng lớn nhanh, thoát ra khỏi nó càng tốt, bởi vì tình yêu của bạn là lực sinh học mù quáng. Nó chẳng liên quan gì tới trưởng thành tâm linh của bạn; đó là lí do tại sao mọi chuyện tình đều biến mất theo cách kì lạ, trở thành rất cay đắng. Cái đã từng say mê, kích động, thách thức tới mức vì nó bạn có thể đã chết... bây giờ bạn có thể vẫn chết đấy, nhưng không vì nó, bạn có thể chết để gạt bỏ nó đi!
Tình yêu là lực mù quáng. Những người yêu thành công duy nhất đã từng là những người chưa bao giờ thành công trong việc lấy được người họ yêu. Tất cả những câu chuyện lớn lao của những người yêu... Laila và Majnu, Shiri và Farhad, Soni và Mahival, đây là ba câu chuyện phương Đông về tình yêu lớn lao, sánh ngang với Romeo và Juliet. Nhưng tất cả những người yêu lớn lao này không thể ở với nhau được. Xã hội, cha mẹ, mọi thứ trở thành rào chắn. Và tôi nghĩ có lẽ điều đó là tốt. Một khi những người yêu lấy nhau, thế thì không còn câu chuyện tình nào còn lại.
Majnu may mắn là anh ta chưa bao giờ nắm giữ Laila. Điều gì xảy ra khi hai lực mù quáng tới với nhau? Bởi vì cả hai đều mù và vô ý thức, kết quả không thể là hài hoà lớn lao được. Kết quả chỉ có thể là chiến trường của chi phối, của làm bẽ mặt, của đủ mọi loại xung đột.
Nhưng khi đam mê trở thành tỉnh táo và nhận biết, toàn thể năng lượng của tình yêu được tinh lọc; nó trở thành từ bi. Tình yêu bao giờ cũng hướng vào một người, và ham muốn sâu sắc nhất của nó là sở hữu người đó. Cùng điều đó cũng là trường hợp của phía bên kia - và điều đó tạo ra địa ngục dành cho cả hai người.
Từ bi không hướng tới bất kì ai. Nó không phải là mối quan hệ, nó đơn giản chính là bản thể bạn. Bạn tận hưởng từ bi với cây cối, với chim chóc, với con vật, với con người, với mọi người - một cách vô điều kiện, không đòi hỏi cái gì đáp lại. Từ bi là tự do thoát khỏi sinh học mù quáng.
Trước khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn phải giữ tỉnh táo rằng năng lượng yêu của bạn không bị kìm nén. Đó là điều các tôn giáo cổ đã từng làm: họ dạy bạn kết án cách diễn đạt sinh học của tình yêu của bạn. Cho nên bạn kìm nén năng lượng yêu của mình... và đó là năng lượng có thể được biến đổi thành từ bi!
Với kết án, không có khả năng của biến đổi. Cho nên các thánh nhân tuyệt đối không có từ bi nào; trong mắt họ, bạn sẽ không thấy từ bi nào. Họ tuyệt đối là những bộ xương khô, không tinh tuý gì cả. Sống với thánh nhân trong hai mươi bốn giờ là đủ kinh nghiệm về địa ngục giống cái gì. Có lẽ mọi người đều nhận biết về sự kiện này, cho nên họ chạm chân thánh nhân và bỏ chạy ngay lập tức.
Một trong những triết gia vĩ đại của thời đại chúng ta, Bertrand Russell, đã tuyên bố hùng hồn, "Nếu như có địa ngục và cõi trời, tôi muốn xuống địa ngục." Tại sao? Chỉ để tránh thánh nhân, bởi vì cõi trời sẽ đầy tất cả những người này, đã chết, đờ đẫn, vô vị, các thánh nhân. Và Bertrand Russell nghĩ, "Tôi không thể nào chịu được toán người này dù chỉ một phút. Và hãy tưởng tượng về việc bị bao quanh vĩnh hằng, mãi mãi bởi những cái xác này, những người không biết tình yêu nào, những người không biết tình bạn nào, những người chưa bao giờ đi nghỉ mát...!?
Thánh nhân vẫn còn phải là thánh nhân bẩy ngày một tuần. Ông ấy không được phép có ít nhất một ngày nghỉ, một chủ nhật, để ông ấy có thể tận hưởng là con người. Không, ông ấy vẫn còn cứng nhắc, và cứng nhắc này cứ lớn lên khi thời gian trôi qua.
Tôi đánh giá rất cao chọn lựa của Bertrand Russell để ở trong địa ngục, bởi vì tôi có thể hiểu điều ông ấy ngụ ý bởi nó. Ông ấy đang nói rằng trong địa ngục, bạn sẽ thấy tất cả những người vui tươi của thế giới - nhà thơ, hoạ sĩ, những linh hồn nổi dậy, nhà khoa học, những người sáng tạo, vũ công, diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ. Địa ngục phải thực sự là cõi trời, bởi vì cõi trời không là gì ngoài địa ngục!
Mọi sự đã đi sai thế, và lí do căn bản cho việc đi sai của họ là ở chỗ năng lượng yêu đã bị kìm nén. Đóng góp của Phật Gautama là, "Đừng kìm nén năng lượng yêu của bạn. Hãy tinh luyện nó, và dùng thiền để tinh luyện nó." Cho nên, bên cạnh, khi việc thiền phát triển, nó cứ làm tinh tế thêm năng lượng yêu của bạn và làm nó thành từ bi. Thế rồi, trước khi việc thiền của bạn đạt tới cực đỉnh cao nhất và bùng nổ thành kinh nghiệm đẹp của chứng ngộ, từ bi sẽ ở rất gần. Người chứng ngộ có thể để năng lượng của mình tuôn chảy - và bây giờ người đó có mọi năng lượng của thế giới - qua gốc rễ của từ bi, đi tới bất kì ai thực sự sẵn sàng đón nhận. Chỉ kiểu người này mới trở thành thầy.
Trở nên được chứng ngộ thì đơn giản, nhưng trở thành thầy là hiện tượng rất phức tạp, bởi vì nó cần thiền cộng với từ bi. Chỉ thiền thì dễ, chỉ từ bi thì dễ; nhưng cả hai cùng nhau, đồng thời phát triển, trở thành chuyện phức tạp.
Nhưng những người trở nên chứng ngộ và chưa bao giờ chia sẻ kinh nghiệm của họ bởi vì họ không cảm thấy từ bi nào, thì không giúp cho tiến hoá của tâm thức trên thế gian. Họ không nâng tầm mức của nhân loại. Chỉ các bậc thầy mới có khả năng nâng tâm thức lên. Bạn có tâm thức dù nhỏ thế nào, toàn thể công lao đều thuộc vào vài bậc thầy, người đã xoay xở để vẫn còn từ bi, thậm chí sau chứng ngộ của họ.
Sẽ khó cho bạn hiểu... nhưng chứng ngộ cuốn hút tới mức người ta có xu hướng quên đi toàn thế giới. Người ta hoàn toàn được thoả mãn tới mức người ta không có không gian nào để nghĩ về tất cả hàng triệu người đang dò dẫm tìm cùng kinh nghiệm đó, có chủ ý hay không chủ ý, đúng hay sai. Khi từ bi vẫn còn hiện diện, thế thì không thể nào quên được những người đó. Thực tế, đây là khoảnh khắc bạn có cái gì đó để cho, cái gì đó để chia sẻ. Và chia sẻ là niềm vui thế. Bạn đã biết qua từ bi, dần dần, rằng bạn càng chia sẻ nhiều bạn càng có nhiều. Nếu bạn có thể chia sẻ chứng ngộ của mình nữa, chứng ngộ của bạn sẽ có nhiều phong phú hơn, nhiều sống động hơn, nhiều lễ hội hơn, đa chiều hơn.
Chứng ngộ có thể chỉ là một chiều - đó là điều xảy ra cho nhiều người. Nó thoả mãn họ, và họ biến mất vào trong cội nguồn vũ trụ. Nhưng chứng ngộ có thể đa chiều, nó có thể đem nhiều hoa thế cho thế giới. Và bạn mang nợ thế giới cái gì đó bởi vì bạn là con trai và con gái của trái đất này.
Tôi nhớ tới câu nói của Zarathustra: "Đừng bao giờ phản bội đất. Ngay cả trong vinh quang cao nhất của bạn, đừng quên đất; nó là mẹ bạn. Và đừng quên mọi người. Họ có thể đã là cản trở, họ có thể đã là kẻ thù của bạn. Họ có thể đã cố gắng theo đủ mọi cách để phá huỷ bạn; họ có thể đã đóng đinh bạn, ném đá bạn cho tới chết, hay đầu độc bạn - nhưng đừng quên họ. Bất kì điều gì họ đã làm, họ đã làm trong trạng thái vô ý thức. Nếu bạn không thể tha thứ được cho họ, ai sẽ tha thứ cho họ? Và việc tha thứ họ sẽ làm giầu có vô cùng cho bạn."
Hãy quan sát: bạn không ủng hộ bất kì cái gì đi ngược lại từ bi. Ghen tị, cạnh tranh, và nỗ lực chi phối - tất cả những cái đó đi ngược lại từ bi. Và bạn sẽ biết ngay lập tức bởi vì từ bi của bạn sẽ bắt đầu do dự. Khoảnh khắc bạn cảm thấy từ bi của mình lung lay, bạn phải làm cái gì đó đi ngược lại nó. Bạn có thể đầu độc từ bi của mình bằng những điều ngu xuẩn, điều chẳng cho bạn cái gì ngoại trừ lo âu, phiền não, tranh đấu, và việc phí hoài cực kì cuộc sống vô cùng quí giá.
Một câu chuyện hay cho bạn:
Paddy về nhà sớm hơn một giờ so với thường lệ và thấy vợ mình hoàn toàn trần truồng nằm trên giường. Khi anh ta hỏi tại sao, cô ấy giải thích, "Em đang phản đối bởi vì em không có quần áo đẹp để mặc."
Paddy mở tủ ra. "Điều đó thật nực cười," anh ta nói, "Nhìn vào đây này. Có bộ quần áo vàng, bộ đỏ, bộ có chữ, bộ quần... Chào Bill" Và anh ta tiếp tục, "Bộ xanh lá cây..."
Đây là từ bi! Đó là từ bi với vợ anh ta, đó là từ bi với Bill. Không ghen tuông, không đánh nhau, chỉ đơn giản, "Chào Bill! Anh khoẻ chứ?" và anh ta tiếp tục. Anh ta thậm chí chẳng bao giờ truy vấn, "Anh làm gì trong tủ quần áo thế?"
Từ bi là rất hiểu biết. Nó là hiểu biết tinh tế nhất có thể có cho con người.
Con người của từ bi không bị rối loạn bởi những điều nhỏ bé trong cuộc sống, điều đang xảy ra mọi khoảnh khắc. Chỉ thế thì, theo một cách gián tiếp, bạn đang giúp cho năng lượng từ bi của mình tích luỹ lại, kết tinh lại, trở nên mạnh hơn, và cứ vươn lên cùng với thiền của bạn. Cho nên cái ngày khoảnh khắc phúc lạc tới, khi bạn đầy ánh sáng, sẽ có ít nhất một bạn đồng hành - từ bi. Và ngay lập tức một phong cách sống mới... bởi vì bây giờ bạn có nhiều tới mức bạn có thể ban phúc lành cho toàn thế giới.
Mặc dầu Phật Gautama thường xuyên khăng khăng, chung cuộc ông ấy cũng phải làm việc phân chia, phân loại trong các đệ tử của ông ấy. Một loại ông ấy gọi là a la hán; họ là những người chứng ngộ, nhưng không có từ bi. Họ đã đặt toàn thể năng lượng của mình vào thiền, nhưng họ đã không nghe điều Phật đã nói về từ bi. Và loại kia ông ấy gọi là bồ tát; họ đã nghe thông điệp của ông ấy về từ bi. Họ đã chứng ngộ cùng từ bi, cho nên họ không vội vã đi sang bờ bên kia; họ muốn nấn ná trên bờ bên này, với đủ mọi loại khó khăn, để giúp đỡ mọi người. Con thuyền của họ đã tới nơi, và có lẽ thuyền trưởng đang nói. "Đừng phí thời gian, tiếng gọi đã tới từ bờ bên kia, điều ông đã tìm kiếm cả đời mình." Nhưng họ thuyết phục thuyền trưởng đợi thêm một chút, để cho họ có thể chia sẻ niềm vui của họ, trí huệ của họ, ánh sáng của họ, tình yêu của họ với tất cả những người cũng đang tìm kiếm cùng điều đó. Điều này sẽ trở thành cảm giác tin cậy vào họ: "Vâng, có bờ bên kia, và khi người ta chín chắn, một con thuyền tới để đưa bạn sang bờ bên kia. Có bờ của bất tử, có bờ mà khổ không tồn tại, nơi cuộc sống đơn giản là bài ca và điệu vũ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nhưng ít nhất để tôi cho những người này chút ít hương vị trước khi tôi rời bỏ thế gian này."
Và các thầy đã cố gắng theo đủ mọi cách có thể, để bám lấy cái gì đó, để cho họ không bị quét sang bờ bên kia. Theo Phật, từ bi chính là điều tốt nhất để bám lấy, bởi vì từ bi cũng là ham muốn, khi phân tích đến cùng. Ý tưởng giúp đỡ ai đó cũng là ham muốn, và chừng nào bạn vẫn còn giữ ham muốn, bạn không thể bị đưa sang bờ bên kia được. Nó là sợi chỉ rất mảnh để giữ cho bạn được gắn kết với thế gian. Mọi thứ đều đã vỡ rời, tất cả xiềng xích đều đã vỡ rời - ngoại trừ sợi chỉ mảnh mai của tình yêu. Nhưng nhấn mạnh của Phật là, giữ lấy sợi chỉ mảnh mai đó lâu nhất có thể được; khi nhiều người có thể được giúp đỡ, để giúp họ.
Chứng ngộ của bạn không nên có động cơ ích kỉ, nó không nên chỉ là của bạn; bạn nên làm nó được chia sẻ rộng rãi, cho nhiều người nhất có thể được. Đó là cách duy nhất để nâng tâm thức trên trái đất lên - cái đã cho bạn cuộc sống, cái đã cho bạn cơ hội trở nên chứng ngộ.
Đây là khoảnh khắc để đền đáp lại cái gì đó, mặc dầu bạn không thể đền đáp lại được mọi thứ mà cuộc sống đã cho bạn đâu. Nhưng đền đáp lại cái gì đó - chỉ hai bông hoa - với lòng biết ơn.

Ads Belove Post