Read more
Osho – Đức Phật và Phật Pháp
Phần 1: Giáng sinh của vua
Những chuyện về đời của Đức Phật phải được hiểu với một tình cảm sâu sắc, bằng trực giác cao độ, với tình yêu, với thi ca. Nếu hiểu bằng lôgic, bạn sẽ phá huỷ tất cả.
Người nào cũng được sinh ra để thành Phật. Hạt giống bồ đề đều có trong mọi chúng sinh. Nếu nhìn vào người thế, có thể bạn sẽ không thấy như vậy. Bởi vì nếu đúng như thế, tất sẽ có rất nhiều Phật - nhưng chẳng mấy khi một vị xuất hiện. Chúng ta chỉ biết rằng ở đâu đó, cách đây hai mươi năm thế kỷ, một vị nào đó tên là Cồ Đàm Tất Đạt Đa trở thành Phật. Không ai biết chuyện đó đúng hay không. Có thể đó là một chuyện thần thoại, một chuyện hay, một sự an ủi, một liều thuốc giúp cho dân chúng hy vọng rằng ngày nào đó họ cũng sẽ thành Phật. Ai mà biết được Đức Phật có phải là một nhân vật lịch sử hay không? Rất nhiều huyền thoại đã được dựng lên chung quanh Đức Phật; Ngài có vẻ là một nhân vật thần thoại hơn là lịch sử. Lúc Ngài thành đạo, thần thánh từ trời xuống ca hát và nhảy múa để mừng Ngài. Sử sách nào có thể ghi lại chuyện đó được? Hoa quý đủ loại từ trời rơi xuống như mưa lên Ngài - vàng có, bạc có, kim cương có, cẩm thạch cũng có. Ai có thể tin được đó là sự thật lịch sử? Chuyện ấy không thực lịch sử. Đúng. Tôi đồng ý.Đó là thi ca. Nhưng nó muốn nói lên một sự thật nào đó, bởi vì sự giác ngộ Đức Phật là một hiện tượng độc đáo mà chỉ có thi ca mới có thể diễn tả được. Hoa không mưa lên Ngài, nhưng khi một người giác ngộ thì cả vũ trụ vui mừng - bởi vì chúng ta không tách biệt. Khi bạn nhức đầu, khắp châu thân đều đau nhức, và khi đầu hết nhức, từng tế bào đều thoải mái, khỏe khoắn. Chúng ta không tách biệt khỏi cái tồn tại. Trừ khi thành Phật, bạn vẫn còn nhức đầu - bạn gây ra cho chính mình, cho người khác, cho cái tồn tại. Bạn là cái gai trong thớ thịt của cái tồn tại. Khi không còn nhứcđầu, khi gai đã trở thành hoa, khi một người thành Phật, thì cơn đau dài mà người ấy tạo ra cho mình và người khác đã biến mất. Đúng như vậy. Tôi có thể làm chứng cho điều đó. Cả vũ trụ vui mừng, nhảy múa, ca hát. Nhưng diễn tả cách nào đây? Mắt thường không thấy được; phim ảnh không chụp được. Cho nên phải dùng thi ca, ngụ ngôn, biểu tượng. Tương truyền mẹ của Đức Phật chết ngay lúc Ngài mới sinh. Chuyện đó có thể có thật, có thể không. Nhưng theo tôi thì đó không phải là dữ kiện lịch sử, bởi vì người ta thường nói rằng khi một vị Phật sinh ra, mẹ của Ngài chết ngay tức thì, mà điều đó không hoàn toàn đúng. Đã có nhiều vị Phật, nhưng mẹ của Chúa GiêSu không chết, mẹ của Mahavira không chết, mẹ của Krishna cũng không chết. Có thể mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maha Ma-da, thân mẫu của Đức Phật, chết khi Ngài mới sinh ra, nhưng không thể nói rằng mỗi khi một vị Phật sinh ra, mẹ của ngài phải chết thì không phải sự thật lịch sử. Nhưng tôi biết chuyện ấy có một ý nghĩa quan trọng, mặc dù không phải lịch sử. "Mẹ" trong chuyện ấy không phải là mẹ bằng xương bằng thịt, mà là quá khứ của bạn. Bạn được tái sinh khi bạn thành Phật; quá khứ của bạn là tử cung, là người mẹ. Tại khoảnh khắc mà bạn sinh ra, thời điểm mà bạn thành đạo, quá khứ của bạn không còn nữa. Cái chết ấy buộc phải xảy ra.Điều đó đúng hoàn toàn. Nó đã xảy ra với Chúa, với Mahavira, với Krishna, xưa nay đều như vậy cả. Đó là ý nghĩa của chuyện mẹ của một vị Phật chết ngay khi Ngài sinh ra. Bạn phải có thiện cảm để hiểu chuyện đó. Tôi hiểu được nỗi khó khăn trong việc thành Chúa, thành Phật của đám đông. Nhìn vào hạt giống, bạn có thể tin rằng ngày nào đó nó sẽ trở thành sen không? Nếu chỉ nhìn vào, hay mổ xẻ hạt giốngđó, bạn có thể kết luận rằng nó sẽ thành sen không? Xem ra chẳng có một liên hệ nào cả. Nếu cắt ra mà xem, bạn chẳng thấy gì cả. Vậy mà mỗi hạt giống đều có sen ẩn ở đó. Mỗi chúng sinh đều có sẵn hạt giống bồ đề bên trong. Khi Đức Phật mới sinh ra, tương truyền rằng một vị thông thái, tuổi đã hơn một trăm, từ trên đỉnh Hi Mã Lạp Sơn vội tìm đến thăm. Tên của ngài là Kaladevila. Các đệ tử của ngài hỏi, "Thầy đi đâu vậy?" Ngài không đi mà chạy. Mấy khi mà họ thấy ngài đi bởi vì tuổi đã cao. Ngài chẳng để ý đến họ bởi vì chẳng có thời gian; ngài chỉ nói với họ, "Không có thời gian để trả lời."
Hoàng tử sơ sinh hiện ra trên đầu vị ẩn sĩ Kaladevila. Vua Tịnh-phạn, cha của Ngài, và dòng họ Thích-ca, đãnh lễ với Ngài. Các đệ tử theo ngài xuống đồng bằng. Nơi Đức Phật sinh ra gần Hi Mã Lạp Sơn, nằm giữa biên giới Ấn và Nepal. Vị thông thái ấy đến thẳng kinh đô. Vua, cha của Đức Phật, không thể ngờ chuyện ấy, bởi vì vị này có đi đâu bao giờ. Năm mươi năm qua, ông ấy tu trongđộng. Vua không thể tin được mắt mình. Vua cúi chào ông ấy rồi hỏi, "Tại sao Ngài đến đây? Có chuyện gì không?" Vị ấy nói, "Tôi không có nhiều thời gian, bởi vì thần chết đã đến gần nên tôi phải chạy. Hoàng tử đâu rồi? Tôi đến để ra mắt Ngài." Đức Phật mới được một ngày. Lúc Ngài sinh ra, vị thông thái kia chạy như bay. Phải mất cả ngày đường mới đến nơi. Vua không thể tin được chuyện ấy, bởi vì vị này rất nổi tiếng. Ông ấy là thầy của các đạo sư. Thế mà ông ấy tìm gặp hài nhi này làm gì chứ? Hài nhi ấy được trao cho ông già ấy, tuổi đã một trăm hai mươi rồi. Ông ấy hôn lên chân Đức Phật và khóc nức nở. Vua và hoàng hậu đều sửng sốt. "Sao ông ấy lại khóc? Có vấn đề gì chăng?" Họ hỏi ôngấy, "Sao Ngài khóc? Con tôi có sống được không? Nó có mệnh hệ gì không? Xin hãy nói cho chúng tôi nghe. Sao Ngài lại khóc?" Ông ấy nói, "Không, tôi khóc không phải vì sẽ có tai ương. Tôi sung sướng mà khóc vì tôi đã thấy tận mắt, và tôi cũng khóc vì tôi không thể sống để thấ yđược sự thành đạo của hoàng tử. Tôi chỉ thấy Ngài trong nụ, nhưng như thế kể cũng quá đủ. Tôi khóc vì sung sướng, bởi vì một vị Phật đã giáng sinh. Tôi cũng khóc vì buồn, bởi vì tôi không thể thấy được Ngài trưởng thành; số mệnh của tôi đã sắp tàn. Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ lìa trần; tôi sẽ không thể nghe được những lời dạy của Ngài, và sự hoằng pháp của Ngài. Hàng triệu người sẽ được giác ngộ vì Ngài. Ngài sẽ đưa ánh sáng lại cho thế gian. Ngài sẽ mang đến một cuộc cách mạng cho thế giới. Nhưng xin chớ bận tâm. Hãy vui lên."
Đó là những ngụ ngôn. Những biến cố đó có thể đã không thực sự xảy ra, nhưng lịch sử không phải là cái chúng ta phải bận tâm. Chúng ta quan tâm về những điều quan trọng hơn, thiết yếu hơn, vĩnh cửu hơn. Lịch sử chỉ là một chuỗi dài của những biến cố trong thời gian. Thậm chí nếu những chuyện ấy không xảy ra, chúng cũng rất là tuyệt đẹp: một ông già một trăm hai mươi tuổi quỳ xuống mà hôn lên chân của một vị Phật mới sinh ra được một ngày. Tuổi tác không đáng kể; tỉnh thức không có tuổi. Những nghi lễ bình thường phải bỏ qua. Một ông già sung sướng hôn chân một hài nhi mới được một ngày. Những người hiểu biết luôn luôn khóc vì sung sướng mỗi khi họ thấy những gì có giá trị bao la xảy ra trên thế giới. Nhưng chỉ vài người có thể thấy được - ngay cả cha của Đức Phật cũng không thấy, mẹ Ngài cũng không thấy được. Chỉ những người có mắt mới nhận ra. Ba vị thông thái từ đông phương phải lặn lội hàng ngàn dặm để thăm Chúa Giê-Su, nhưng dân làng của Chúa thì mù tịt. Chúa phải theo cha mẹ bỏ Bethlehem để trốn qua Ai Cập. Và Chúa không thể đến Jerusalem. Sau ba mươi năm, Ngài mới lại xuất hiện, nhưng chỉ được có ba năm. Ngài đã bị họ đóng đanh. Những người mù đã giết người dẫn đường cho họ; những kẻ điên đã giết những người lành mạnh. Thậm chí ngay cả cha của Chúa cũng không nhận ra. Phải có ba vị thông thái mới nhận ra được. Chỉ người nào biết tĩnh tâm, biết thiền quán mới nhận ra một vị Phật. Khi gặp một vị Phật, khó mà bạn nhận ra Ngài. Hận thù thì dễ, giận dữ cũng dễ. Sự có mặt của Ngài dễ làm cho bạn xúc phạm, bởi vì bạn cảm thấy nhỏ bé trước sự hiện diện của Ngài. Sự có mặt của Ngài làm cho bạn cảm thấy quá trống rỗng đến đỗi bạn cảm thấy bị nhục mạ. Ngài không muốn chạm tự ái của bạn, nhưng cái tôi của bạn cảm thấy bị đụng chạm. Tâm trí của bạn sẽ tìm cách trả thù. Đó là lý do tại sao Socrates bị chết vì độc dược, Mansoor bị giết, Chúa bị đóng đanh – và đó là chuyện thường. Mỗi khi một vị Phật xuất hiện, xã hội trở nên thù địch với Ngài. Ngay cả ở Ấn Độ, ngay ở đông phương, chuyện đó cũng xảy ra. Đức Phật sống ở Ấn Độ, hoằng pháp tại đó, đã độ cho hàng nghìn người, vậy mà Phật Giáo bị đánh bật ra khỏi Ấn Độ. Phật Giáo đã bị phá huỷ. Năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, đạo của Ngài đã bị bật rễ tại đó. Các thầy tu, các học giả, những chuyên gia của Ấn không thích ý tưởng của Phật, bởi vì nó đụng chạm quyền lợi của họ. Nếu Đức Phậtđúng thì những đám ăn hại kia sai. Nhưng phải nhớ rằng những ngụ ngôn kia phải được hiểu với một thiện cảm sâu sắc, bằng trực giác cao độ, với tình yêu, với thi ca. Nếu hiểu bằng lôgic, bạn sẽ phá huỷ tất cả; bạn sẽ giết nó.Đôi khi phải dùng những ngụ ngôn tuyệt đẹp ấy. Thế mà những tôn giáo, những tôn giáo của đám đông đã phá huỷ những ngụ ngônấy. Tương truyền rằng mỗi lần Mohammed, giáo chủ của Hồi giáo, đi vào sa mạc, sẽ có mây che nắng trên trời. Phải ởẢ Rập Saudi mới biết thế nào là nóng. Cho nên mây che là không phải sự thật lịch sử. Mây chẳng làm việc đó. Người cũng chưa hiểu, nói chi là mây.Đó là những chuyệnđời sau đặt ra. Lúc còn sinh tiền, Mohammed phải trốn chui trốn nhủi, từ làng này qua làng khác; sống với chết là câu hỏi thường xuyên. Người còn chưa hiểu, nói chi là mây. Cho nên chuyện ấy không thể xảy ra. Nhưng tôi vẫn thích nó.Đó là một ẩn dụ rất đẹp. Ý của chuyện đó là mây còn thông minh hơn cả người nữa; nó muốn nói rằng vì hiểu được cái đẹp của Mohammed nên mây phải đi ngược lại quy luật của thiên nhiên. Mỗi khi Mohammed đi đâu, dù là có gió hay không, mây sẽ tụ lại để che chở ông ấy. Chuyện ấy nói rằng sự đần độn của con người quá lớn đến độ còn thua cả mây nữa. Chuyện cổ Phật Giáo cũng nói mỗi nơi Đức Phật đi qua, hoa sẽ nở mặc dù trái mùa, và cây đã chết sẽ hồi sinh. Thật là tuyệt đẹp. Không có ý nghĩa nào cao hơn nữa. Chuyện đó không có trong lịch sử, nhưng rất có ý nghĩa. Nó không phải là một dữ kiện, mà thuộc về chân lý. Dữ kiện là những biến cố bình thường. Nói về dữ kiện thì anh họ của Đức Phật, tên là Ðề-bà-đạt-ta (Devadatta), đã cố giết Ngài nhiều lần. Một lần kia khi Ngài đang trong đại định, Ngài bị Ðề-bà-đạt-ta từ trên đỉnh đồi lăn đá xuống. Đó là dữ kiện - Ðề-bà-đạt-ta muốn giết Ngài vì y không thể tin rằng Ngài đã đắc đạo. Hai người từng chơi với nhau, từng học với nhau. Vậy mà một người đắc đạo, người kia thì không.
Ðề-bà-đạt-ta đã tìm đủ cách hại Ðức Phật trong nhiều tiền kiếp. Ông ta gây chia rẻ Tăng đoàn, và tạo thương tích nơi chân Ðức Phật. Ðề-bà-đạt-ta tự tuyên bố là đã đắc đạo, mặc dù chưa. Nếu không có mặt Đức Phật, mọi người sẽ chấp nhận y là đã đắc đạo. Nhưng có Phật ở đó thì sao một người chưa ngộ đạo có thể tuyên bố là mình đã đắc đạo? Không đơn giản đâu. Cách hay nhất là giết quách Phật cho xong. Ðề-bà-đạt-ta lăn đá xuống. Chuyện ấy nói rằng khi đến gần Đức Phật, hòn đá ấy lệch sang hướng khác. Nói về dữ kiện thì sai, mà đúng về chân lý. Chân lý là một hiện tượng cao hơn dữ kiện.
Ðề-bà-đạt-ta lại thả voi điên để giết Phật. Con voi điên ấy lồng lộn xông tới, nhưng khi đến gần Đức Phật, nó nhìn Ngài rồi phục xuống chân Ngài. Ðề-bà-đạt-ta thả voi điên là dữ kiện. Voi phục xuống chân Phật không phải dữ kiện.Đó là ngụ ngôn, là thi ca, nhưng rất có ý nghĩa.
Một điều phải biết là thánh thư nói về chân lý. Chúng không phải là sách lịch sử. Sử nói về dữ kiện. Vì lý do ấy nên tìm trong sử bạn sẽ thấy Alexander đại đế, Hitler và đủ loại người bệnh khác. Còn Chúa, Phật, Mahavira... không nằm trong sách sử. Với các Ngài, chúng ta phải cần một cách tiếp cận khác. Cũng may là các Ngài không có trong sử, vì họ không thuộc về lịch sử; họ đến từ thế giới siêu việt; họ thuộc về bờ bên kia. Họ chỉ hữu ích cho những người sẵn sàng vươn lên và tung cánh về thế giới siêu việt. Đức Phật sinh ra là một hoàng tử. Ngài là con một của vua một nước lớn. Ngài sinh ra khi vua cha đã rất già. Cho nên cả vương quốc reo mừng. Dân chúng mong đợi đã lâu. Vua được toàn dân kính yêu. Ngài là một ông vua nhân từ và độ lượng. Nước ấy rất là thịnh vượng với nhiều kinh thành tráng lệ. Người người đều mong vua có người nối ngôi. Khi Phật sinh ra thì vua đã về chiều. Không ai ngờ từng ấy tuổi mà vua lại có con. Cho nên cả nước nô nức như ngày hội. Các thầy tướng số được mời đến để đoán cho Phật. Tên của Ngài, Tất Đạt Đa, nghĩa là hoàn thành, tất đạt. Ước nguyện của vua đã được hoàn thành. Cả đời vua chỉ mong một con trai nên mới có tên là Tất Đạt Đa, nghĩa là "ước nguyện sâu kín nhất đã thành tựu”. Hoàng nam này đã làm cho đời vua có ý nghĩa. Các thầy tướng số đều đồng ý với nhau và giơ lên hai ngón tay, ngoại trừ người trẻ nhất, tên là Kodanna, chỉ đưa ra một ngón tay. Vua Tịnh Phạn nói, "Xin đừng ra dấu. Tôi là người ít học, không biết gì về bói toán cả. Hãy cho tôi biết hai ngón tay nghĩa là gì." Họ cùng nói, "Hoặc là hoàng tử sẽ là một đại đế thống trị cả thế giới, hoặc là Ngài sẽ đi tu và sẽ thành Phật. Hai ngón tay là hai trường hợp có thể xảy ra." Vua không muốn trường hợp thứ hai, không muốn Ngài bỏ đi tu và thành Phật. Cho nên tâm trạng rối bời. "Ai sẽ nối ngôi ta nếu nó bỏ đi tu?" Vua bèn hỏi Kodanna, "Sao ông chỉ đưa có một ngón?"
Kodanna nói, "Tôi đoán chắc trăm phần trăm là hoàng tử sẽ đi tu, và Ngài sẽ đắc đạo, thành Phật." Vua không hài lòng với tiên đoán của Kodanna vì sự thật khó mà nuốt trôi được. Kodanna không được tưởng thưởng gì cả. Sự thật có bao giờ được biệt đãi đâu. Mà ngược lại, có cả ngàn lẻ một cách để trừng phạt sự thật. Thật ra, thanh danh của Kodanna bị triệt hạ sau ngày đó. Vì không được vua ban thưởng, ông ấy bị cho là tên ngố. Khi các thầy nổi tiếng đoán một đàng, ai bảo ông ta đoán ngược lại? Vua hỏi các thầy kia, "Các ông có kế gì không? Tôi phải làm gì để con tôi khỏi đi tu? Tôi không muốn nó trở thành một khất sĩ. Tôi không muốn nó làm sư. Tôi muốn nó thành một đại đế thống trị cả năm châu."Đó là tham vọng của mọi phụ huynh. Mấy ai muốn con mình bỏ vào rừng để tìm vào nội tâm mà kiếm chân lý? Ước vọng là những cái bề ngoài, vật chất. Vua cũng chỉ là người bình thường, như mọi người khác, với cùng ham muốn, cùng tham vọng. Các thầy tướng số nói, "Có một cách. Hãy giam hoàng tử trong xa hoa, trong ngọc ngà, nhung gấm. Đừng để Ngài biết có bệnh tật, có già, đặc biệt là có chết. Nếu không biết là sẽ phải chết, Ngài sẽ không tìm đường tu." Họ cũng đúng một phần, bởi vì chết là ưu tư hàngđầu. Một khi nó xuất hiện trong tim, đời bạn sẽ thay đổi hẳn. Bạn sẽ không thể tiếp tục lối sống ngốc nghếch như trước nữa. Nếu cuối cùng chết cũng hết, cuộc sống này không thể là cuộc sống thật; nó chỉ là một ảo giác. Nếu thực sự là chân lý, nó phải tồn tại mãi mãi - chỉ có giả dối mới nhất thời, thay đổi. Nếu đời này chóng qua, nhất định nó là một ảo giác, lừa dối, sai lầm; thế thì quan niệm của ta về cuộc sống có gốc từ tối tăm, ngu dốt, vô minh. Vì theo lối sống đó nên nó đi vào đường cùng. Ta cũng có thể sống theo lối khác để ta có thể trở thành một phần của dòng chảy vĩnh cửu của hiện sinh... Chỉ có cái chết mới làm bạn thay đổi được. Cho nên các thầy tướng số mới nói, "Không để cho hoàng tử biết gì về cái chết cả." Vua sửa soạn tất cả. Ông ấy xây ba lâu dài cho hoàng tử, mỗi lâu dài cho mỗi mùa, trong ba nơi khác nhau; thế thì hoàng tử sẽ không biết được sự khó chịu của mỗi mùa. Hè thì Ngài ở trên đồi vì ở đó lúc nào cũng mát. Đông đến thì ở gần sông. Tất cả được tính toán để Tất Đạt Đa không cảm thấy khó chịu. Người gìa không được đến gần Ngài. Cung tần mỹ nữ đẹp nhất từ khắp nơi được tuyển chọn để giữ Tất Đạt Đa trong thế giới khổ đau này. Một thế giới thần tiên đã được dựng lên cho Ngài. Ngay cả một chiếc lá khô, vàng úa cũng được tỉa đi khi trời tối. Bởi vì ai mà biết được? Nhìn thấy lá vàng Ngài sẽ tự hỏi chuyện gì đã xảy ra cho nó, và vấn đề về cái chết sẽ được đặt ra. Nhìn cánh hoa tàn, Ngài có thể hỏi, "Chuyện gì đã xảy ra cho nó?" và Ngài có thể bắt đầu suy tư về cái chết. Ngài đã bị bưng bít trong hai mươi chín năm. Nhưng dấu được đến bao lâu? Chết là một hiện tượng rất quan trọng. Bạn có thể che dấu đến bao giờ? Sớm hay muộn Ngài sẽ phải va chạm với đời, bởi vì vua đã già nên con phải học cách thức ở đời. Dần dần Ngài được đưa đi đây,đi đó, nhưng mỗi nơi Ngài đi qua, người già yếu đã bị đuổi đi hết rồi. Hành khất cũng bị đuổi đi. Đạo sĩ khôngđược phép đến những nơi Ngài sẽ đi qua, bởi vì nhìn thấy chiếc áo nhà tu Ngài có thể hỏi, "Người ấy là ai vậy? Sao người ấy lại mặc áo nâu sòng như thế? Chuyện gì đã xảy ra cho người ấy? Sao người ấy lại khác thường, lạnh lùng và xa lạ như thế? Ánh mắt của người ấy cũng khác, diện mạo cũng khác; sự tỉnh táo của người ấy có mặt phẩm chất khác thường. Chuyện gì đã xảy ra cho người ấy?" Rồi vấn đề thoát tục sẽ được đặt ra, và cuối cùng là câu hỏi nền tảng về cái chết. Nhưng một ngày... Chuyện gì phải đến, sẽ đến. Tất Đạt Đa một hôm phải làm lễ khai mạc ngày hội hàng năm của giới trẻ. Hôm ấy là ngày đẹp trời. Nam nữ khắp nơi trong nước tìm về để ca hát, nhảy múa thâu đêm. Ngày đầu năm ấy Tất Đạt Đa sẽ khai mạc đại hội ấy. Trên đường đi đến vận động trường, những gì cha của Ngài không muốn Ngài thấy, đều đã xảy ra tất cả.