Chương 3. Buổi tối đầu tiên

Chương 3. Buổi tối đầu tiên

Price:

Read more

Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 3. Buổi tối đầu tiên
4 tháng 6 năm 1964, buổi tối


Người hỏi thứ nhất: Có sự xung đột giữa tôn giáo và khoa học không?
Không. Kiến thức của khoa học là không đầy đủ. Giống như ánh sáng tràn ngập trên khắp thế gian trong khi chính nhà bạn lại chỉ có bóng tối. Với kiến thức không hoàn chỉnh như vậy, không có kiến thức về thực tại con người thì cuộc đời chỉ đơn giản là quay về đau khổ. Cuộc đời nên được ban thưởng bởi hòa bình. Mãn nguyện, thỏa mãn và chỉ biết những vấn đề vật chất là không đủ. Đó là cách con người tìm ra sự thành công, nhưng như thế là không đủ. Đó là cách con người có thể có nhiều tài sản, nhưng sẽ không có ánh sáng. Và không nhận biết, không ánh sáng, thì tài sản sẽ trở thành nô lệ, việc tạo ra sự sở hữu vật chất đó chính là tạo ra thòng lọng cho riêng mình.
Con người chỉ biết thế giới bên ngoài là không hoàn hảo, và sự không hoàn  hảo đó sẽ dẫn đến đau khổ. Bằng việc biết thế gian bên ngoài, con người đạt được sức mạnh. Khoa học là sự tìm kiếm kiến thức và sức mạnh. Khoa học đã không trao những chìa khóa bí mật về sức mạnh vô hạn vào tay loài người? Không có gì đáng giá xuất hiện từ sự đạt được của sức mạnh này. Không nghi ngờ gì nữa, con người có sức mạnh nhưng lại không có hòa bình trong tay. Bằng việc nhận biết Thượng đế thì phải có hòa bình chứ không phải là những vấn đề vật chất. Sự tìm kiếm Thượng đế này là tôn giáo.
Sức mạnh mà không có hòa bình thì lại trở thành sự tự hủy diệt. Kiến thức về những vấn đề vật chất mà không có kiến thức về bản thể ta thì có nghĩa sức mạnh nằm trong tay những kẻ ngốc. Không có điều gì tốt đẹp xuất hiện từ đó. Cho đến bây giờ, sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo đã tạo ra những hậu quả thảm khốc. Những người chỉ nghiên cứu về lĩnh vực khoa học đã trở nên đầy quyền lực, nhưng họ không có hạnh phúc và không được thảnh thơi. Những người chỉ tìm kiếm tôn giáo, không thể nghi ngờ rằng, họ đã đạt được hòa bình nhưng họ là những người nghèo nàn và yếu thế. Cho đến bây giờ, Sadhana, sự tìm kiếm đã được thực hiện là không hoàn chỉnh, còn dở dang. Sự thật là, cho đến bây giờ, chưa bao giờ có Sadhana đầy đủ và hoàn thiện.
Tôi muốn nhìn thấy sức mạnh và hòa bình trong sự hoàn hảo của chúng. Tôi muốn sự tổng hợp, sự hòa hợp của tôn giáo và khoa học. Điều này sẽ sinh ra cá thể hoàn hảo, văn hóa hoàn hảo, những người giàu có về những giá trị bên trong và về những thành tựu bên ngoài. Cá thể không phải cơ thể hoặc không phải linh hồn mà là sự tổng hợp cả hai. Do vậy mà bất kỳ điều gì dựa trên duy nhất một trong hai điều này đều là không hoàn thiện.
Người hỏi thứ hai: Quan niệm của thầy về việc buông bỏ cuộc sống trần tục là gì? Có phải sannyas chỉ có thể trở thành người tìm kiếm nếu người đó buông bỏ thế gian?
Không có sự xung đột giữa thế gian và sannyas. Không phải vì thế gian ngu dốt đến mức con người phải buông bỏ. Buông bỏ thế gian không phải là sannyas. Sự thức tỉnh của nhận biết, của tự nhận biết là sannyas. Sự thức tỉnh này dẫn đến việc buông bỏ, không phải với thế gian, mà là sự quyến luyến với nó. Thế gian vẫn ở nơi nó là vậy, và khi nó vẫn là vậy thì chúng ta được biến đổi. Quan điểm của chúng ta biến đổi. Sự biến đổi này là rất nền tảng. Trong trạng thái thức tỉnh này, chúng ta không phải buông bỏ bất kỳ điều gì. Những gì là thừa và vô dụng sẽ tự động rơi rụng giống như trái chín rụng khỏi cây. Giống như bóng tối biến đi khi ánh sáng xuất hiện, ở buổi bình minh của nhận biết, những gì ô uế bị bỏ đi và những gì còn giữ lại là sannyas.
Sannyas không có gì liên quan với thế gian. Nó phải liên quan đến thực tại ta. Nó là sự tinh khiết của bản thể ta. Nó giống như là sự tinh tế hợp kim vàng.
Nhìn vào cuộc sống theo quan điểm tự-ngu dốt là luân hồi, là trần tục; nhìn cuộc đời theo quan điểm tự-nhận biết và sannyas. Do vậy, bất kỳ ở đâu ai đó nói với tôi rằng họ “đã lấy được” sannyas thì với tôi điều đó có vẻ là giả. Từ “lấy” sannyas này tạo ra ấn tượng nó như là hành động trái ngược chống lại thế gian. Có phải sannyas là một cái gì đó có thể lấy? Liệu ai đó có thể nói họ đã “lấy” được sự nhận biết? Liệu ai đó sẽ lấy được sự nhận biết giống như điều có giá trị? Lấy được sannyas thì không phải là sannyas thực. Bạn không thể chụp mặt nạ lên sự thật. Sự thật phải được đánh thức.
Sannyas được sinh ra. Nó xuất hiện thông qua sự nhận biết. Và trong khi sự nhận biết đó, chúng ta liên tục được chuyển hóa. Khi sự nhận biết của chúng ta chuyển hóa thì quan điểm của chúng ta cũng thay đổi, và thái độ của chúng ta cũng tự động biến đổi. Thế gian dừng ở nơi nó là vậy và sannyas dần được sinh ra bên trong chúng ta. Sannyas là sự nhận biết rằng “Mình không phải là cơ thể”; đó là nhận biết rằng “Mình là linh hồn”. Khi sự nhận biết này hé lộ thì sự ngu dốt và sự quyến luyến bị bỏ rơi. Thế gian có đó bên ngoài và nó sẽ vẫn tiếp tục có đó. Nhưng bên trong sẽ là sự vắng mặt của sự quyến luyến với thế gian. Nói cách khác, sẽ không có thế gian, không có luân hồi bên trong.
Cố bám với thế giới bên ngoài là sự ngu dốt và cố để từ bỏ nó cũng là ngu ngốc, bởi vì trong cả hai trạng thái này, bạn vẫn tiếp tục bị dính đến nó. Sự dính líu với thế gian và sự chán ghét nó đều là ngu dốt. Cả hai đều là mối liên hệ với thế gian. Sự vắng mặt của mối liên hệ này là tự do, tự do khỏi sự quyến luyến và ác cảm. Đó không chỉ là ác cảm hoặc chán ghét. Sự vắng mặt của quyến luyến và ác cảm này tôi gọi là sannyas.
Thông qua nhận biết mà đạt được tự do khỏi sự quyến luyến và ác cảm. Quyến luyến là một dạng của ngu dốt, và hành động phản ứng khi con người chán ngấy với sự quyến luyến thì lại là ác cảm. Sự phản ứng này cũng là ngu dốt. Trong trường hợp thứ nhất, con người lao thẳng tới; trong trường hợp thứ hai, con người bỏ chạy ngược lại. Trong cả hai trường hợp người đó đều chạy đua. Nhưng ở chừng mực nào đó, người đó biết rằng, niềm vui được cất giữ trân trọng bên trong chúng ta không phải là sự đạt được bởi việc chạy trên thế gian, hoặc bởi việc bỏ chạy khỏi nó, và bởi việc được cư ngụ chắc chắn bên trong bản thể ta. Chúng ta không phải đến với thế gian và cũng không phải chạy khỏi đó. Chúng ta phải di chuyển bên trong, tới thực tại thực sự của chúng ta. Nên nhớ, chúng ta phải di chuyển vào trong thực tại chúng ta. Việc hướng vào bên trong cùng với sự gắn bó hoặc cùng với ác cảm là điều không thể. Điều đó là có thể chỉ nếu con người trở thành chứng kiến đối với xung đột cố hữu và gắn kết và ghét bỏ. Chỉ có một điều duy nhất tồn tại bên trong chúng ta, đó là người chứng kiến đối với cả hai: gắn bó và ghét bỏ. Chúng ta phải biết người đó, người đó chỉ đơn giản là sự chứng kiến. Bằng việc biết người đó, chúng ta đạt được tự do một cách tự động từ cả hai: gắn bó và ghét bỏ. Việc biết người đó là kết quả tự nhiên của tự-nhận biết.
Người hỏi thứ ba: Thầy có nghĩ rằng việc từ bỏ tổ ấm và gia đình là vô dụng không?
Tôi nhớ lại câu châm ngôn của Mahavira. Ông ấy nói, “Quyến luyến là sở hữu”. Ông ấy không nói rằng sở hữu là quyến luyến. Tại sao? Bởi vì sự ngu dốt của chúng ta, bởi vì sự ngây ngô của chúng ta, chúng ta dính líu với những thứ trần tục. Bên trong chúng ta là trống rỗng, vì vậy chúng ta muốn tự trám đầy bởi những thứ bên ngoài để tự lừa dối chúng ta bằng việc tin rằng, chúng ta là những thực thể quan trọng. Nếu con người từ bỏ sự quyến luyến dưới những điều kiện như vậy, và sự ngu dốt vẫn giữ nguyên thì liệu người đó có thể trút bỏ ám ảnh về sự quyến luyến không? Con người sẽ trút bỏ nhiều điều nhưng không thể trút bỏ sự quyến luyến. Nó sẽ vẫn còn đó.
Nếu con người bỏ lại tổ ấm để đến ashram thì sự quyến luyến đối với ashram sẽ thay thế cho sự quyến luyến với tổ ấm của họ. Nếu con người rời bỏ gia đình để gia nhập giáo phái thì người đó sẽ gắn bó với giáo phái như đã từng gắn bó với gia đình mình. Gắn bó ở bên trong nhưng nó sẽ tự biểu lộ dưới bất kỳ điều kiện mới nào. Do vậy những người biết đã khuyên từ bỏ ước mong và sự ngu dốt chứ không phải là từ bỏ những mục tiêu vật chất. Một lúc nào đó, sự nhận biết sẽ cho thấy những điều vô dụng thì lúc đó không cần phải từ bỏ mà chúng sẽ tự động bị bỏ lại.
Người hỏi thứ tư: Chúng ta có nên tập trung tâm trí của chúng ta nhằm đạt được vô nghĩ?
Tôi không yêu cầu bạn tập trung chú ý. Tập trung chú ý là một dạng ép buộc, là một dạng căng thẳng. Nếu con người tập trung vào ý tưởng nào đó, vào hình dạng nào đó, vào hình ảnh nào đó, hoặc vào câu nói nào đó, thì nó sẽ không dẫn bạn tới vô nghĩ, hoặc không thức tỉnh ý thức mà dẫn tới trạng thái vô thức của ngẩn ngơ tâm thần. Nó giống như là tự thôi miên. Ép buộc tập trung chú ý dẫn đến vô thức. Và đó là sai lầm khi nhầm lẫn vô thức thành samadhi. Samadhi không phải là trạng thái của vô thức hoặc không phải là trạng thái của ngẩn ngơ, samadhi là sự nhận biết tâm thức hoàn hảo. Samadhi là sự kết hợp của vô nghĩ và tâm thức hoàn hảo.
Người hỏi thứ năm: Làm cách nào chúng ta quan sát quá trình hít vào và thở ra trong thiền?
Giữ cho xương sống thẳng đứng. Không được phép cong xuống. Cơ thể ở trong trạng thái cân bằng tự nhiên khi xương sống vẫn giữ thẳng đứng. Ở tư thế đó, lực hút của trái đất ảnh hưởng không nhiều lên cơ thể, và cũng dễ dàng thoát khỏi sức hút của nó. Khi lực hấp dẫn ở giá trị cực tiểu thì cơ thể không liên quan đến việc trở nên trống rỗng của con người và của những ý nghĩ. Giữ cho xương sống thẳng đứng, nhưng cơ thể không căng thẳng hoặc căng cứng. Cho phép cơ thể thư giãn cứ như nó đang bị treo trên xương sống giống như cái áo treo trên mắc. Thư giãn cơ thể hoàn toàn, sau đó thở chậm và sâu. Hít vào và thở ra sẽ làm chuyển động trung tâm rốn. Tiếp tục quan sát quá trình này. Không cần thiết phải tập trung chú ý vào nó, chỉ quan sát. Hãy là người quan sát quá trình. Hình thành trong tâm trí rằng, ta không tán thành việc tập trung chú ý. Ta chỉ đơn giản là sự quan sát và nhận biết. Hãy thở như trẻ con thở - ngực của chúng không chuyển động; dạ dày chuyển động. Đây là quá trình tự nhiên của hít vào và thở ra. Kết quả của việc thở tự nhiên này sẽ là, trạng thái tĩnh tại sẽ hạ xuống chúng ta, chúng ta trở nên ngày càng sâu sắc hơn.
Vì sự quấy nhiễu và điều kiện căng thẳng của tâm trí mà chúng ta dần bị mất khả năng thở sâu và đầy. Vào thời kỳ chúng ta trưởng thành như thanh niên, việc thở nhân tạo và hời hợt đã trở thành thói quen. Bạn đã lưu ý một cách không nghi ngờ rằng, tâm trí bạn càng bị quấy nhiễu thì việc thở tự nhiên và có nhịp điệu ngày càng ít đi. Thở theo cách tự nhiên - nhịp nhàng, không nỗ lực. Sự hòa hợp của việc thở tự nhiên giúp xua tan căng thẳng tinh thần.
Người hỏi thứ sáu: Tại sao thầy khuyên chúng tôi quan sát quá trình thở?
Tôi làm như vậy bởi vì quá trình thở, quá trình vào và ra và là cầu nối giữa cơ thể và linh hồn. Linh hồn cư ngụ bên trong cơ thể thông qua thở và vì thở. Bằng việc trở nên nhận biết hơi thở, bằng việc nhận biết trực tiếp hơi thở, dần dần con người trải nghiệm rằng họ không là cơ thể nữa.
Tôi là cơ thể nhưng không phải là một mình cơ thể. Nó là nơi trú ngụ của tôi nhưng không phải là nền tảng của tôi. Khi sự nhận biết hơi thở sâu sắc hơn thì con người trải nghiệm được sự hiện diện, trạng thái gần gũi của con người mà người đó không phải là cơ thể. Trong khoảnh khắc, con người nhận thấy rõ ràng rằng, bản thể ta không phải là cơ thể. Thế rồi bạn sẽ nhìn thấy ba lớp, ba vỏ bọc của cá nhân bạn - cơ thể, hơi thở và linh hồn. Cơ thể là lớp vỏ; hơi thở là cây cầu, là mắt xích liên kết; linh hồn, bản thể, là nền tảng.
Vai trò của thở trong hành trình tự nhận biết là quan trọng nhất bởi vì thở là điểm trung tâm. Về mặt này chúng ta là cơ thể; về mặt khác là linh hồn. Chúng ta thực sự tồn tại ở mức vật lý, nhưng những gì chúng ta khao khát thì lại là bên trong địa hạt của linh hồn. Nhưng trước khi điều này có thể được thực hiện, vấn đề cốt lõi là phải di chuyển vào trạng thái của prana, của thở. Chỉ khi đó con người mới có thể đi vào vương quốc của tâm linh.
Quan sát mức độ của thở, con người có thể nhìn cả hai hướng. Từ đây, những con đường dẫn tới cơ thể và tới linh hồn trở nên rõ ràng. Mặc dù con đường là duy nhất và như nhau, nhưng hai hướng là rõ rệt. Và kết quả là bước chân - tới thẳng bên trong, tới thẳng địa hạt củ alinh hồn - trở nên nhiều khả năng hơn. Bây giờ tôi hy vọng rằng bạn hiểu tại sao tôi quá nhấn mạnh ý nghĩa của thở.
Người hỏi thứ bảy: Tại sao thầy nói rằng dhyana, thiền là không-hoạt-động? Có phải nó cũng không phải là hành động?
Xin vui lòng nhìn vào đây. Bàn tay tôi nắm lại. Để nắm tay mình tôi phải tạo ra hành động chủ động. Nắm tay là hành động. Nhưng khi tôi ước ao mở nó, tôi phải làm gì? tôi không phải làm bất kỳ điều gì để mở nó. Nếu tôi chỉ đơn giản là bỏ rơi nỗ lực nắm tay thì nó sẽ tự động mở, và bàn tay sẽ trở lại trạng thái tự nhiên bình thường của nó. Vì vậy tôi sẽ không gọi việc mở bàn tay là hành động. Đó là không-hành động, hoặc nếu bạn muốn, bạn có thể gọi đó là hành động thụ động. Nhưng điều đó cũng không có gì khác biệt; nó là như nhau. Tôi sẽ không lý lẽ về câu chữ. Xin vui lòng hiểu những gì tôi đang nói với bạn. Xin vui lòng hiểu ý nghĩa thực sự của nó.
Bằng việc gọi thiền là “không hành đông”, tôi mong muốn chỉ ra rằng, bạn không nên coi thiền là công việc hoặc hoạt động. Thiền là tự do khỏi những sự bận rộn như vậy. Nó là trạng thái tự nhiên, và bạn không thể thay đổi nó thành bất kỳ dạng nào của căng thẳng tinh thần. Nếu thiền trở thành sự căng thẳng tinh thần thì nó sẽ không dẫn bạn tới trạng thái tự nhiên của bạn, hoặc không tới sự tĩnh tại tinh thần. Căng thẳng là một dạng bồn chồn, không nghỉ ngơi, và nếu con người muốn đạt được tĩnh tại thì nên bắt đầu bằng việc trở nên yên lặng. Nếu không có tĩnh tại thì nên bắt đầu bằng việc trở nên yên lặng. Nếu không có tĩnh tại hoặc không có yên lặng ở giai đoạn đầu tiên thì chắc chắn sẽ không có ở giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn cuối cùng chỉ là cực điểm của giai đoạn đầu tiên.
Tôi nhìn thấy mọi người đang đi đến những ngôi đền, và tôi nhìn thấy họ đang thờ cúng những phật của họ. Tôi cũng nhìn thấy họ đang ngồi thiền. Nhưng đối với tất cả họ, đó chỉ là hành động, là một dạng căng thẳng của không nghỉ ngơi, việc mong chờ rằng, tất cả những hành động này mang lại hoa thơm, quả ngọt của tĩnh tại là điều hoàn toàn điên rồ. Nếu bạn muốn tĩnh lặng, nếu bạn ước ao tĩnh tại thì điều cốt lõi là bạn bắt đầu trong bình lặng chính thời điểm này.
Tôi cũng muốn nói điều này với bạn: đừng tìm kiếm sự thật. Có bản ngã trong việc tìm kiếm và chính bản ngã là trở ngại. Hãy mất chính bạn. Hãy mất sự nhận dạng của bạn. Chỉ đơn giản dừng là bạn. Chỉ khi bản ngã dừng, cái “Tôi” dừng thì bạn mới thực sự nhìn thấy con người đó. Chỉ khi sự cảm nhận về bản ngã, về cái “Tôi” biến mất thì sự thật mới được nhìn thấy. Chỉ bằng việc mất chính mình thì con người mới đạt được thực tại họ. Giống như sự sống mới nảy lên từ hạt mầm chỉ khi hạt mầm vỡ ra và dừng là nó, chồi non của bât tử bật ra chỉ khi hạt mầm, cái “Tôi”, cái vỏ của linh hồn cũng bị vỡ ra và dừng là nó. Vui lòng nhớ câu châm ngôn: để đạt được bản thể mình bạn phải đừng là bạn. Sự bất tử có thể phải trả cái giá của cái chết. Giọt nước trở thành đại dương khi nó mất chính nó trong đại dương.
Bạn là linh hồn, nhưng nếu bạn tìm kiếm nó bên trong bạn thì bạn sẽ không tìm thấy gì ngoài nỗi ước mong. Toàn bộ các cuộc đời của chúng ta là ước mong - ước mong trở thành một cái gì đó, đạt được một cái gì đó. Mọi người muốn trở thành một người nào đó, đạt được một cái gì đó. Cuộc đua diễn ra ở mọi thời điểm trong nhiều cuộc đời chúng ta. Không ai muốn dừng lại ở nơi họ là vậy. Mọi người đều muốn ở nơi họ không là họ. Ước mong là sự không thỏa mãn một cách mơ hồ với những gì con người là, hoặc những gì con người có, và khát khao mù quáng về những gì không phải là con người, hoặc con người không có. Cuộc chạy đua điên rồ này không có điểm kết, bởi vì ngay khi con người có được một cái gì đó thì nó lại trở thành vô dụng, và sau đó ước mong lại bắt đầu chạy vòng quanh những gì mà con người không có.
Ước mong luôn luôn là điều không đạt được. Ước mong giống như đường chân trời. Bạn càng cố gắng tiếp cận với nó thì nó lại càng xa khỏi bạn. Bởi vì, đơn giản là đường chân trời không tồn tại. Nó chỉ là vẻ bề ngoài, là ảo ảnh. Nó không phải là thực. Nếu nó là thực thì hẳn nó gần tới bạn hơn khi bạn tiến gần tới nó hơn; nếu nó không phải là thực thì nó hẳn sẽ biến mất khi bạn tiếp cận nó. Nếu nó không phải là thực hoặc không thật, nếu nó chỉ là vẻ bề ngoài, là giấc mơ, là ảo ảnh, là điều bịa đặt của tưởng tượng, thì nó vẫn giữ nguyên khoảng cách như trước nó, dù bạn có cố gần nó đến mấy thì cũng không ích gì.
Không thật là đối nghịch của sự thật. Thế giới của ảo ảnh, của mây không phải là đối nghịch của sự thật mà là bề ngoài giả dối của nó, vỏ bọc của nó. Ước mong không phải là đối nghịch của linh hồn, của atman mà là bề ngoài giả dối, là vỏ bọc của nó. Nó là sương mù, là khói mờ che dấu bản thể chúng ta, che dấu thực tại chúng ta. Chúng ta đuổi theo những gì không phải là chúng ta, và hậu quả là, chúng ta không thể nhìn thấy những gì là chúng ta. Ước mong như là bức màn sương khói tấn công linh hồn, và vì điều này mà chúng ta không thể biết những linh hồn của chúng ta. Bởi vì chúng ta liên tục muốn trở thành một cái gì đó khác, nên chúng ta không thể nhận ra thực tại của chính mình.
Nếu cuộc đua, nếu ước mong trở thành một cái gì đó dừng lại, thậm chí chỉ trong thời điểm, thì con người đang tồn tại sẽ trở nên có đó - giống như mặt trời trở nên có đó nếu bầu trời quang mây, dù chỉ trong chốc lát. Sự vắng mặt của cuộc đua này tôi gọi là dhyana, là thiền. Với cảm giác kỳ diệu mà con người trải nghiệm trong khoảnh khắc, người đó thực sự biết đó là gì! vậy thì mọi điều mà con người chưa từng ước mong thì lại đạt được. Sự hiện hữu của linh hồn chính là sự thỏa mãn hoàn toàn ước mong, bởi ở đó không có ngu dốt.
Nghĩ là tín hiệu của ngu dốt. Trong nhận biết không có nghĩ; có cái nhìn trực tiếp. Con đường của nghĩ không bao giờ mang bạn đến nhận biết. Thức tỉnh, tự do khỏi nghĩ là ô cửa tới nhận biết. Nhận biết không phải là sự đạt được, nó là sự khám phá. Chúng ta không phải đạt được nó, chúng ta phải khám phá nó. Nó chưa từng hiện diện trong chúng ta. Chúng ta phải đào nó lên như đào giếng. Những mạch nước ngọt nằm sâu dưới lòng đất, sâu dưới đá. Ngay khi những thứ này được đào lên thì dòng nước sẽ phun trào.
Tôi nhìn thấy những ý nghĩ như những tảng đá đặt trên đường lò xo của nhận biết. Ngay khi chúng ta bị dời đi thì chúng ta sẽ có nguồn mạch nguyên vẹn của tâm thức. Đào giếng bên trong chính chúng ta. Dời bỏ những lớp của ý nghĩ bằng cái thuổng của thiền. Sự quan tâm đúng đắn và sự nhận biết không ngừng sẽ làm cho ý nghĩ chết. Tẩy nó khỏi tồn tại. Điều gì bạn sẽ biết thì sẽ là sự nhận biết. Nơi không có những ý nghĩ, nơi tâm thức không bị che khuất bởi sương mù của những ý nghĩ thì bạn sẽ tìm ra nhận biết.
Tôi đang không yêu cầu bạn đi vào trạng thái đơn độc. Tôi yêu cầu bạn tạo ra trạng thái đơn độc bên trong bạn. Chỉ mình sự thay đổi của nơi chốn sẽ không ích gì; sự thay đổi thái độ là cần thiết. Đó không phải là môi trường mà là thái độ tinh thần của chúng ta, đó là điểm trung tâm và quan trọng nhất. Con người có thể đi vào nơi cô quạnh, nhưng nếu không có trạng thái đơn độc bên trong thì họ sẽ bị bao vây bởi đám đông nơi ẩn dật của họ, bởi vì bên trong họ cũng có đám đông.
Nhưng những người bạn của tôi! đám đông không phải bên ngoài, nó ở bên trong bạn. Bạn bị bao vây bởi đám đông bên trong, thế thì làm cách nào thoát khỏi nó với sự giúp sức của đám đông bên ngoài? Bây giờ đám đông sẽ cùng bạn vào trạng thái đơn độc của bạn. Bỏ chạy khỏi đám đông là điều vô ích. Đám đông của những ước mong bên trong phải bị dỡ bỏ. Vì vậy mà đừng tìm kiếm sự đơn độc ở nơi nào đó khác. Hãy là đơn độc bên trong. Đừng đi vào ẩn dật mà tạo ra không ước mong bên trong. Tại thời điểm khi bạn nhận ra điều này, bình an, phúc lạc và nhập định sẽ thấm vào bạn. Và chính thời khắc của những thời điểm này, hoặc chưa bao giờ có thế giới bên ngoài nào. Mọi thứ đã ở bên trong bạn! Người sáng tạo và sự sáng tạo không tách biệt lẫn nhau. Chúng là trong một sự thật, duy nhất và như nhau. Điều đó hẳn phải là thời điểm quá phúc lạc đến mức nhà huyền môn của Upanishad đã kêu lên “Aham brahmasmi - ta là ngươi, người sáng tạo, ta là Thượng đế”.
Bụi bẩn của nhiều thời đại chất đống trong tâm trí chúng ta. Những tập tục cũ, những truyền thống cũ và những sự mê tín dị đoan đã bao phủ chúng ta, giống như ngôi nhà đổ nát và hoang tàn giăng đầy mạng nhện và là nơi trú ngụ ban đêm của bầy cú. Giống như vậy, chúng ta bị lèn đầy bởi những ý nghĩ vay mượn từ người khác. Những ý nghĩ vay mượn này về sự thật và về Thượng đế là những cản trở khủng khiếp. Chúng ngăn cản chúng ta nhận biết sự thật. Vì vậy, việc tìm kiếm bản thể, việc tìm kiếm đánh thức giấc ngủ của chúng ta, chưa bao giờ bắt đầu trong chúng ta.
Trước khi con người có thể tự nhận biết sự thật thì việc rũ bỏ kiến thức vay mượn từ những người khác là điều cần thiết. Đây không phải là sự nhận biết mà chỉ đơn giản là thông tin. Quét sạch tất cả những thông tin lấy từ người khác, lấy từ những truyền thống cũ, giống như bạn quét sạch bụi khỏi cái mũ của mình. Vậy thì bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và trong sáng, bức màn chắn giữa bạn và sự thật sẽ không còn đó nữa. Đám đông của những ý nghĩ đứng giữa chúng như bức tường.
Có sự khác biệt giữa hiểu biết về sự thật và nhận biết chính sự thật. Hiểu biết về sự thật là nô lệ đối với kiến thức vay mượn, kiến thức tê liệt; nhận biết chính sự thật là sự trải rộng tự do trong bầu trời của tự nhận biết. Con người có khả năng bay bổng; người khác cho bạn đôi cánh, đôi cánh đó đưa bạn tới Thượng đế.
Vì điều này mà tôi đang nói với bạn về sự trống rỗng, về sự rỗng không. Trống rỗng di dời gánh nặng của nghĩ. Giống như con người phải bỏ lại gánh nặng của mình trên cánh đồng trước khi leo lên núi, con người phải tự do khỏi gánh nặng của nghĩ trước khi thực hiện cuộc thám hiểm tới sự thật. Người leo núi càng ít hành trang thì họ càng có khả năng leo cao hơn. Cũng tương tự như vậy, con người muốn trèo lên đỉnh núi sự thật thì sự nhẹ gánh, sự trống rỗng của người đó sẽ tỷ lệ thuận với đỉnh cao. Những người khát khao cực đỉnh, khát khao siêu thực tại phải đạt tới sự trống rỗng tối thượng, nơi mà bản thể trở thành không-bản thể. Cực đỉnh hoàn hảo xuất hiện trong sâu sắc của trống rỗng, và âm nhạc của tồn tại xuất hiện bởi sự tĩnh lặng của không-tồn tại - vậy thì con người nhận ra chính niết bàn là sự nhận biết brahma, của người sáng tạo, của Thượng đế.
Kể từ lúc sự thật được biết đến, làm cách nào nó có thể được biết đến bởi nghĩ? Ý nghĩ cũng được biết đến. Nỗ lực là hoàn toàn ngớ ngẩn. Không có con đường nào dẫn từ biết tới không biết. Biết không thể mang chúng ta tới không biết. Đó là điều không thể hình dung. Đó là điều không thể. Việc biết chỉ có thể luẩn quẩn bên trong biết. Việc tôi nghĩ nhiều như thế nào trong địa hạt của biết cũng không thành vấn đề gì, không có khả năng ra bên ngoài nó hoặc di chuyển khỏi nó. Tôi sẽ dịch chuyển mà không nghi ngờ, nhưng chỉ loanh quanh bên trong, giống như con bò quay quanh bánh xe nước. Tôi sẽ chỉ quanh quẩn ở cùng một chỗ mà không nói tới bất kỳ đâu khác. Cho đến bây giờ không ai có thể đạt được sự thật bằng việc nghĩ., Những người đã tới đích, họ đã đến bằng một vài con đường khác. Tôi không cho rằng Mahavira, Lão Tử, Đức Phật hoặc Jesus là những nhà tư tưởng. Sự đạt được của họ không phải là kết quả của nghĩ. Vậy thì làm cách nào họ đạt được mục tiêu của mình? Không phải bằng việc bước một mình trên hành trình của nghĩ mà bằng việc thực hiện bước nhảy khỏi nó. Bạn không thể đạt tới địa hạt chưa biết bằng việc bước đi một mình trên con đường mòn của biết. Bạn phải rời khỏi con đường đó và thực hiện cú nhảy vào địa hạt chưa biết.
Xin hãy hiểu ý nghĩa của từ "nhảy". Hãy hiểu thấu đáo từ "nhảy". Bạn cũng phải thực hiện điều đó. Bạn đang ở tầm mức của nghĩ. Bạn đang dừng ở nghĩ, bạn đang sống trong nghĩ và bạn phải thực hiện cú nhảy từ đó vào địa hạt của vô nghĩ. Và phải nhảy vào không gian, nơi không có gì ngoài sự tĩnh lặng. Bạn phải thực hiện cú nhảy từ âm thanh ồn ào vào tĩnh lặng. Bạn nghĩ rằng sự nhảy này sẽ đưa bạn tới đó? bạn đang nghĩ về việc làm cách nào để thực hiện cú nhảy? không, một lúc nào đó bạn sẽ bị ràng buộc vào bánh xe của nghĩ và điều đó sẽ không đưa bạn tới đâu.
Đừng nghĩ - hãy thức giấc! quan sát quá trình nghĩ. Hãy nhìn cách nó luẩn quẩn trong những không gian hạn hẹp. Chỉ đơn giản là quan sát. Và trong khi bạn quan sát bạn sẽ nhận ra, ở một vài thời điểm thích hợp, bạn đã thực hiện bước nhảy mà không có bất kỳ nỗ lực nào, bạn đang trong độ sâu vô hạn của trống rỗng. Thời điểm bạn rời bến bờ của biết, bạn sẽ nhận ra con thuyền của mình đang căng buồm êm ả trên đại dương mênh mông của địa hạt chưa biết.
Căng buồm ra khơi, du hành trên đại dương của địa hạt chưa biết mới thích thú làm sao! làm sao tôi có thể mô tả điều này? sự bồn chồn không ngơi nghỉ của bạn không cho phép bạn nhìn thấy. Đôi mắt tràn đầy nước mắt không thể nhìn thấy. Và cho dù nó tràn đầy nước mắt của niềm vui hay nỗi buồn thì cũng không có gì khác biệt. Đôi mắt tràn đầy bởi bất kỳ điều gì thì cũng không thể nhìn thấy sự thật. Để nhìn thấy sự thật thì sự trống rỗng là cần thiết. Chỉ khi đôi mắt trong như gương thì mới có thể nhìn thấy con người là mọi thứ.
Tôi sẽ nói với bạn về sự kiện xuất hiện ở một ngôi làng. Một người nào đó đã hỏi tôi làm cách nào để tìm ra Thượng đế. Tôi trả lời bằng câu hỏi, liệu anh ta đã tìm ra chính mình chưa mà bây giờ lại đi tìm Thượng đế. Chúng ta muốn biết Thượng đế mà lại không biết chính chúng ta! thậm chí chúng ta không biết những gì gần chúng ta nhất! thực tại, tồn tại không gần chúng ta hơn chính bản thể ta - cho nên, đầu tiên sự ngu dốt phải bị túm lấy và đánh bại ở thời điểm này. Con người ngu dốt về bản thể thì không thể đạt được nhận biết ở bất kỳ mức độ nào.
Đầu tiên, ngọn lửa của nhận biết bắt đầu bùng cháy bên trong, bởi thực tại trong con người. Đó là hướng đông của nhận biết và mặt trời nhận biết đang mọc ở hướng đó. Nếu có bóng tối ở đó, vậy thì bạn có thể chắc chắn rằng, không thể có ánh sáng ở bất kỳ nơi nào khác. Hãy nhận biết chính mình chứ không nhận biết Thượng đế.
Con người là linh hồn bị che khuất bởi bản ngã. Và đây là sự ngu dốt. Linh hồn rũ bỏ khỏi bản ngã là Thượng đế. Và đây là sự nhận biết. Bạn sẽ tìm kiếm bản ngã mình ở đâu? bất kỳ hướng nào trong mười hướng cũng không tìm ra nơi nào. Nhưng có một hướng nữa, hướng thứ mười một. Bạn có biết hướng đó không? tôi sẽ chỉ cho bạn hướng này.
Chính bạn là hướng thứ mười một, và bạn có thể nhận ra hướng này nếu bạn đừng nhìn vào mười hướng khác. Hướng thứ mười một không giống mười hướng khác. Thực tế nó chưa bao giờ là hướng. Nó là vô-hướng, là phủ định của hướng. Nó đưa bạn tới nơi mà bạn chưa bao giờ rời khỏi. Nó chính là thực tại bạn, trạng thái tự nhiên của bạn. Tất cả mười hướng khác là bên ngoài. Thế gian là sự sáng tạo của chúng. Mười hướng là thế gian. Chúng là khoảng cách. Nhưng nếu con người biết tất cả những hướng này và di chuyển trong chúng thì chắc chắn sẽ là tách biệt khỏi chúng, chắc chắn là khác biệt với chúng - nếu không, họ không hteer biết chúng, hoặc không thể di chuyển giữa chúng. Người đó di chuyển và cùng thời gian đó người đó không di chuyển. Nếu người đó không tạo nên sự vững chắc bên trong thực tại của chính mình thì người đó không có khả năng di chuyển, bởi vì trung tâm của tất cả sự chuyển động của người đó không có sự chuyển động nào, bởi vì ở trung tâm bánh xe quay của người đó là sự bất động vững chãi. Bạn đã bao giờ chú ý đến những bánh xe của xe ngựa chưa? những bánh xe chỉ có khả năng chuyển động khi trục không chuyển động. Luôn có một cái gì đó cố định và duy trì cho bất kỳ sự chuyển động nào. Cuộc sống là không ổn định và phù du nhưng linh hồn thì lại ổn định và vĩnh cửu. Linh hồn là hướng thứ mười một . Con người không phải đi tới bất kỳ đâu để tìm kiếm nó.  Hãy bỏ rơi tất cả mọi sự tìm kiếm và nhìn thấy người đang định cư bên trong bạn. Hãy đánh thức con người chính là bạn. Đây là điều có thể thực hiện bởi việc từ bỏ sự tìm kiếm. Nếu chạy đua thì điều đó sẽ là không thể, nếu dừng lại thì điều đó lại là có thể.
Hãy dừng lại và nhìn. Hai từ này là then chốt của tôn giáo, là hướng dẫn về Sadhana của con người và toàn bộ chìa khóa của Yoga. Hãy dừng và nhìn, hướng thứ mười một mở ra trước bạn. Thông qua nó bạn đi vào không gian bên trong. Không gian bên trong này là linh hồn. Tôi nhìn thấy rằng tất cả các bạn đang chạy theo một cái gì đó, nhưng kết cục của những cuộc chạy đua này không là gì ngoài thất bại. Bạn không nhìn thấy mọi người thất bại hàng ngày sao? đó có phải là kết quả của những cuộc chạy đua không? Có phải tất cả mọi cuộc chạy đua đều dẫn tới cái chết không? Nếu con người biết sự thật này tại điểm khởi đầu thì sẽ tránh được thảm họa ở nơi kết thúc.
Tôi muốn bạn dừng lại và nhìn. Bạn sẽ thực hiện điều đó chứ? ở giữa cuộc đua điên khùng của mình, bạn có nghe thấy tiếng gọi của tôi? Hãy dừng và quan sát người đang chạy. Hãy dừng và quan sát người đang tìm kiếm. Hãy dừng và nhìn vào "Tôi", vào bản thể ta. Ngay khi cơn sốt của cuộc đua hạ xuống, tất cả mười hướng đều tan biến và chỉ còn lại một hướng, đó là không-hướng còn giữ lại. Nó mang bạn đến cội nguồn, nó bắt rễ vào suối nguồn nhận biết tối thượng.
Có một lần vị sadhu hỏi mọi người, họ giống gì trước khi họ sinh ra. Nếu bạn gặp vị sadhu đó, bạn sẽ nói gì với ông ta? Bạn có biết bạn giống gì trước khi bạn sinh ra không? Bạn có biết bạn sẽ giống gì sau cái chết của mình? Nếu bạn học cách dừng lại và quan sát, bạn có thể biết. Bạn có thể biết người trước khi sinh ra, người sau cái chết và người đang bên trong tại chính thời điểm này. Đó chỉ là vấn đề của nhìn quanh một chút. Hãy dừng lại và nhìn.
Tôi mời bạn du hành cùng tôi vào thế giới kỳ diệu này.
Hãy dừng lại và quan sát.

Ads Belove Post