Read more
Osho - Nhịp đập của tuyệt đối
Chương 3. Hình dáng của nước
Với người như ông,
người muốn sống một trăm năm
tham dự vào các hoạt động trên thế giới và tin rằng “Ta là người làm,”
không có con đường nào khác hơn con đường này - con đường của việc sống mà không bị hoen ố
bởi việc làm của ông.
Có một con đường duy nhất có thể giữ bạn không bị ảnh hưởng trong khi làm mọi việc bạn phải làm trong thế giới này. Con đường được Ishavasya thảo luận tới chính là con đường này: sống bằng việc buông xuôi cho sự tồn tại, trao cho nó tất cả, để mọi thứ dưới chân nó. Buông xuôi mọi thứ cho nó. Khi vứt bỏ khái niệm về bản thân bạn như người làm, bạn có thể sống cuộc sống của mình và vẫn còn không bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện các nghĩa vụ trần gian của mình. Đây là con đường duy nhất; không có con đường khác.
Sẽ có ích để hiểu hai hay ba điểm trong mối liên hệ này. Số một: sống trong thế giới này mà không bị ảnh hưởng bởi nghiệp, bởi việc làm của bạn, là thuật giả kim vĩ đại, và là vấn đề có giá trị và trí huệ lớn. Nó cũng gần như việc tưởng tượng một người tới từ hầm than mà không có dấu vết gì của bụi than trên người đó. Hơn nữa, đây không phải là vấn đề sống trong hầm than trong một hay hai giờ. Nếu chúng ta xem xét thời hạn toàn bộ cuộc đời chúng ta, chúng ta đang nói về thời kì một trăm năm; và nếu chúng ta xét tới nhiều kiếp sống quá khứ, cuộc hành trình của chúng ta sẽ đi qua nhiều nghìn năm. Bây giờ, nó sẽ là vấn đề của trí huệ lớn, hay bằng không cũng là cực kì may mắn, nếu một người sống trong hầm than như vậy, trong một trăm năm khi vẫn thực hiện công việc thường ngày của mình - thức dậy, đi ngủ, ngồi, đứng vân vân - vậy mà có thể không bị dính bởi bụi than trong hầm. Điều hoàn toàn hiển nhiên và tự nhiên là người đó sẽ bị bôi bẩn bằng nhọ than. Rất dễ hình dung rằng người tiếp xúc với bụi than trong hầm chứa không chỉ nhọ nhem mà thực tế rất có thể còn biến thành bụi than nữa. Người đó có lẽ trông giống như hoá thân của bụi than! Dường như khó mà tin được - khi sống trong hầm than ấy một trăm năm - mà một người sẽ không trở thành bản thân bụi than.
Làm sao chúng ta đi qua một vật mà không chạm vào nó? Ngay khi chúng ta đi qua nó chúng ta bị gắn với nó. Khi chúng ta giận dữ, chúng ta trở nên bị hợp nhất với giận dữ của mình. Khi chúng ta yêu ai đó, chúng ta được thống nhất với anh ấy hay cô ấy. Bất kì khi nào chúng ta đánh nhau hay bỏ chạy hay tận hưởng một điều, chúng ta được hợp nhất với hành động của mình. Ngay cả khi chúng ta làm việc từ bỏ, chúng ta được hợp nhất với nó; và nếu chúng ta bị dính với sự từ bỏ của mình, chúng ta làm nhơ bẩn tay mình bằng vết nhọ. Chúng ta trở nên vấy bẩn. Việc hãnh diện có biết bao nhiêu của cải nảy sinh trong tâm trí một người khi người đó tận hưởng kết quả của nó. Tương tự, việc từ bỏ đem vào trong tâm trí người đó hãnh diện về việc đã từ bỏ nhiều thế. Hãnh diện đó là bụi than với chúng ta; kiêu ngạo đó bản thân nó là vết nhơ.
Không thành vấn đề một người trải qua cuộc đời một trăm năm của mình như thế nào, người đó sẽ làm cái gì đó, và nếu điều ấy được làm với sự hãnh diện, nó sẽ bôi đen người đó. Nhưng lời kinh này của Ishavasya bảo chúng ta rằng có một con đường tạo khả năng cho người ta không bị mất đi sự thuần khiết của mình, và nơi mà người đó không bị ảnh hưởng bởi hành động của mình, mặc dù sống trong hầm than. Điều này dường như không thể được, nhưng nó không phải là không thể được nếu chúng ta hiểu đúng nghĩa của lời kinh này. Người ta có thể làm bất kì cái gì, nó nói, nhưng chừng nào mà người ấy còn là người làm, người ấy còn bị bôi đen. Chỉ một phương án khác là có sẵn: dừng hoàn toàn việc là người làm.
Người ta không thể tránh hành động. Hành động chắc chắn sẽ có đấy chừng nào chúng ta còn sống. Sẽ là sai lầm mà nói, “Từ bỏ làm mọi thứ để cho chúng không có cơ hội nào bôi bẩn bạn.” Hành động sẽ có đó cho đến tận cái chết. Thở vào là hành động. Không chỉ có người quản lí cửa hàng được tham dự vào hành động; người ăn mày cũng đang làm. Không chỉ người nội trợ được tham dự vào việc làm; người bỏ nhà cửa chạy vào rừng rậm cũng là đang làm. Hành động của họ có thể khác nhau, nhưng điều này không có nghĩa là người này hành động còn người kia không hành động: cả hai đều là hành động cho nên không ích gì mà tin chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi bụi than, khi bỏ tất cả cũng là hành động như sống nó tất cảt. Bằng suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ không đi đến đâu cả. Bằng việc từ bỏ hành động, người ta chạy trốn, nhưng thế thì việc chạy trốn trở thành hành động của người ta. Hành động gắn chặt vào chúng ta.
Chỉ có mỗi một cách thoát ra khỏi tình thế khó xử này, và đó là tìm ra cách thoát khỏi việc là người làm, cho dù chúng ta không thể giải phóng bản thân mình khỏi việc làm. Nhưng làm sao chúng ta có thể giải thoát bản thân mình khỏi việc làm trong khi việc làm tiếp diễn? Liệu tôi có không trở thành người làm khi tôi đang làm hành động không?
Ishavasya bảo chúng ta rằng ngay cả khi làm, chúng ta vẫn có thể thoát khỏi việc là người làm. Thông thường dường như đối với chúng ta là có lẽ chúng ta thoát khỏi việc trở thành người làm chỉ nếu chúng ta từ bỏ các hành động. “Tôi sẽ không làm gì cả, do đó tôi sẽ không trở thành người làm.” Nhưng Ishavasya bảo chúng ta một cách hoàn toàn dứt khoát rằng điều này là không thể được. Ngược lại, điều có thể là ở chỗ bạn cứ làm mọi việc, nhưng bạn vẫn còn tách bạch với việc trở thành người làm của chúng.
Đừng là người làm! Làm sao điều này có thể có được? Chúng ta đã quen thuộc chút ít với hành động như thế. Đóng vai trên sân khấu là trải qua khả năng về làm mà không là người làm. Rama khóc to trong rừng khi Sita bị lạc. Anh ta chạy từ cây nọ sang cây kia, bám vào thân cây và kêu, “Sita đâu rồi?” Khi kêu la với cây, người diễn viên có thể kêu gào thống thiết hơn bản thân Rama, và có thể còn khéo léo và tài giỏi hơn nữa, vì Rama không có cơ hội nào để diễn tập. Người diễn viên này có rất nhiều lần thực hành. Người đó biểu diễn cùng những hành động mà Rama đã thực hiện, nhưng không có người làm đằng sau chúng; chỉ có diễn viên thôi.
Nhớ lấy, hành động có thể có hai loại: một loại trong đó có người làm, và loại kia trong đó có diễn viên. Nếu diễn viên thay thế cho người làm, hành động sẽ tiếp diễn trên bề mặt, nhưng sẽ có biến đổi toàn bộ bên trong. Việc diễn tập không gắn bạn vào hành động, nó không ảnh hưởng đến bạn. Nó vẫn còn hoàn toàn ở bên ngoài, nó không đi vào bên trong. Nó không đi sâu vào bên trong, nó rung động trên bề mặt và thế rồi biến mất. Diễn viên đóng vai Rama có thể khóc than và thương tiếc đến đâu cũng không thành vấn đề, những giọt nước mắt đó không đi vào cái ta bên trong của người đó. Thông thường người đó phải bôi bụi than để làm cho nước mắt trào ra, và nếu người đó không dùng bụi than thì đấy là vì người đó đã học cách làm chảy nước mắt qua thực hành. Chúng không tới từ chiều sâu mà từ bề mặt. Người đó kêu la, người đó làm ầm ĩ, nhưng nó tới từ cổ họng người đó và không từ trái tim. Cái ta bên trong vẫn còn tuyệt đối không bị động chạm tới và không bị ảnh hưởng tới. Người đó đi qua hầm than, nhưng không như người làm; người đó vẫn còn là diễn viên.
Nhớ lấy, chính người làm bị bao phủ bởi bụi than, không phải là hành động. Nếu như hành động gây ra bụi than, thế thì điều Ishavasya nói không thể xảy ra được, điều Gita nói không thể xảy ra được. Thế thì sẽ không có cách nào tự do khỏi hành động khi người ta còn sống. Thế thì người ta có thể tự do khỏi hành động chỉ sau khi chết. Thế thì dường như là sẽ không có giải thoát chừng nào mà cuộc sống vẫn còn dai dẳng. Nhưng làm sao người ta có thể được tự do sau khi chết khi mà người ta không thể được tự do trong khi còn sống? Nếu người ta không thể được tự do trong khi còn sống chắc chắn không có cơ hội nào tìm được tự do sau cái chết.
Nếu bản thân hành động có thể làm vấy bẩn cuộc sống, thế thì giải thoát là không thể có được. Nhưng những người tìm kiếm sâu bên trong nói rằng bụi than bám vào người làm và không bám vào việc làm. Tức là, nó chỉ bám khi người ta nói, “Tôi là người làm,” khi việc nhấn mạnh là vào hành động và khi tôi và hành động là bị đồng nhất lẫn nhau. Chỉ khi việc làm nhơ xảy ra - khi cái tôi trở thành một với hành động, và nói “Tôi là người làm” - chỉ trong tình huống như vậy bụi than mới bao phủ người làm; và thế thì cuộc sống bị tràn đầy với bóng tối và bóng đen.
Nếu không có người nào bên trong nói, “Tôi là người làm,” và đồng thời có người biết, người hiểu rằng hành động đang tiếp diễn - rằng các diễn viên đã lên sân khấu để diễn kịch - thế thì sân khấu có lớn đến đâu cũng không khác biệt gì; để cho nó rộng lớn như toàn thể thế giới này! Không khác biệt gì việc bức màn trong vở kịch được kéo lên chỉ một lần lúc sinh, và được hạ xuống chỉ vào lúc chết. Không thành vấn đề vở kịch kéo dài rất lâu giữa lúc mở màn và hạ màn. Tất cả những điều này không tạo ra khác biệt; nó không ảnh hưởng tới bạn chút nào nếu bạn nhìn nó từ bên trong như việc biểu diễn. Nếu bạn mang hiểu biết này bên trong, thế thì toàn thể thế giới là một leela - một vở kịch, một vở diễn, một sân khấu cho bạn - và cuộc sống bản thân nó giống như một câu chuyện. Thế thì chúng ta là diễn viên, và không cái gì ảnh hưởng tới diễn viên.
Lời kinh này của Ishavasya nói chỉ có một cách duy nhất cho con người không bị ảnh hưởng trong khi thực hiện các nghĩa vụ trong cuộc sống, và đó là biến cuộc sống thành việc đóng kịch. Nhưng chúng ta là những người phi thường. Chúng ta biến việc đóng kịch thành cuộc sống, nhưng chúng ta không biến cuộc sống thành việc đóng kịch. Chúng ta cố gắng nhiều lần để trình bầy việc đóng kịch của chúng ta như cuộc sống thực của mình, và những hành động lặp của chúng ta thực tế trở thành các lực hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Nếu chúng ta tới hỏi nhà tâm lí, họ nói rằng hành vi hiển nhiên của con người tất cả đều là hành động được trau dồi. Nó tất cả đều là việc ước định.
Chúng ta gọi điều này là bản tính của con người, nhưng các nhà tâm lí tuyên bố rằng không cái gì giống như bản tính của con người. Nếu có cái gì giống như bản tính của con người, nó là tính hay thay đổi vô tận. Bản tính của con người giống như nước. Nếu chúng ta rót nước vào cốc, nó lấy hình dạng của cốc, còn nếu nó được rót vào chén, nó sẽ lấy hình dạng của chén; nếu nó được rót vào vò, nó sẽ lấy hình dạng của vò. Nước bao giờ cũng lấy hình dạng của bình mà nó được rót vào. Thế thì hình dạng tự nhiên của nước là gì? Nó không có hình dạng tự nhiên. Bản tính của nó có thể được mô tả như khả năng lấy vô tận hình dạng. Nước không ương bướng, nó không ngang ngạnh. Nó không quả quyết, “Tôi sẽ vẫn còn trong hình dạng đặc biệt này.” Nó nói, “Tôi sẵn lòng sống theo bất kì hình dạng nào, dù nó có thể là bất kì cái gì.”
Con người không có bản tính nào của riêng mình. Hiện tượng mà chúng ta gọi là bản tính chỉ là những mẫu hình hành vi thường xuyên được thực hành. Đấy là những hành động được thực hiện theo khuôn khổ văn hoá trong những hoàn cảnh thường lặp lại. Cho nên, một người được sinh ra trong một gia đình không ăn chay sẽ ăn thịt. Không phải bản tính của người đó là chọn điều đó; nếu người đó được nuôi lớn lên trong gia đình ăn chay, người đó sẽ ăn thức ăn chay. Thế thì người đó có thể trở nên buồn nôn hay nổi giận khi thoáng thấy thịt. Nhưng đây không phải là bằng chứng cho một bản tính đức hạnh, mà ăn thịt không có ý nghĩa là bản chất ác độc. Các đặc trưng như thế không phải là những chỉ dẫn về tính cao thượng.
Hình dạng của một hành động là một việc được thực hành, cái mà chúng ta đang dạy cho mọi người từ ngay thời thơ ấu của họ. Nếu chúng ta hiểu đúng điều sự huấn luyện đó là gì, đấy chỉ là sự chuẩn bị cho việc biểu diễn mà một người được trông đợi trong cuộc sống của người đó. Các thể chế giáo dục đều là các phòng tập diễn. Chúng là các phòng huấn luyện nơi chúng ta chuẩn bị cho bản thân mình cho việc trình diễn của cuộc sống của chúng ta. Chúng ta huấn luyện một người sắm vai theo một kiểu cách đặc biệt trong gia đình chúng ta, xã hội, trường phổ thông và đại học. Chúng ta huấn luyện người này là Hindu, người kia là người Mĩ, người nọ là người Trung quốc, và người khác là người Ki tô giáo. Khi họ được huấn luyện và khuôn khổ tâm trí của họ trở thành mạnh mẽ và vững chắc, có vẻ như cái khuôn khổ tâm trí đó là bản tính của họ. Không, tất cả những cái đó chỉ là những trình diễn được lặp lại nhiều lần, cuối cùng được ấn định chắc chắn trong tâm trí con người đến mức ngay cả người đó đơn giản diễn xuất về phần mình mà không biết.
Bạn đã bao giờ nghĩ bạn thuộc về tôn giáo nào không? Hindu giáo, Jaina giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo và các tôn giáo khác tất cả đều là những việc trình diễn được dạy cho bạn. Nếu bạn chưa được huấn luyện trong chúng bạn sẽ không bao giờ biết được về chúng. Nhưng khi bạn nói, “Tôi là người Hindu giáo,” bạn trở thành người làm. Thế thì bạn có thể cầm thanh gươm trong tay để bảo vệ tôn giáo của bạn. Thế thì mạng người có thể bị hi sinh và việc giết người có thể được thực hiện. Tranh cãi có thể tình cờ nổ ra với bất kì ai nói bạn không phải là Hindu.
Các nhà tâm lí hay nói rằng thói quen là bản tính thứ hai. Điều này đã là quan điểm của các nhà tâm lí quá khứ. Nhưng thay vì thế, các nhà tâm lí hiện đại nói rằng bản tính là thói quen thứ nhất. Càng nhiều nghiên cứu được tiến hành về bản tính con người, điều được biết càng được thuyết phục hơn rằng bản tính là thói quen thứ nhất - một thói quen ăn sâu đã trở thành được cố định chắc chắn đến mức con người quên mất rằng người đó đang biểu diễn. Nếu bạn có thể nhớ trong tâm trí rằng bạn đang biểu diễn thì sẽ không còn việc giết lẫn nhau. Ngược lại, bạn sẽ nói, “Điên làm sao! Tôi đang đóng vai người Hindu và bạn đang đóng vai người Mô ha mét giáo; tại sao phải có bất kì cãi nhau nào ở đó?” Không, chỉ khi hiện tượng này không được xem như vở kịch, như diễn kịch, cãi nhau và đánh nhau mới bùng ra. Thế thì mọi người trở nên nghiêm chỉnh, và họ dừng vui đùa.
Eric Berne đã viết một cuốn sách tên là Mọi người chơi điền kinh. Ông ta không chỉ đơn thuần giải quyết các môn điền kinh như bóng đá, khúc côn cầu, chơi bài và chơi cờ, mà giải quyết cả với người Hindu, Mô ha mét giáo và Ki tô giáo. Đấy cũng là những môn điền kinh mọi người chơi thôi, đôi khi với giá rất cao và với nhiều tác hại. Những người chơi cờ đã được biết là đã từng rút gươm ra đánh nhau chỉ vì vấn đề thắng hay thua ván cờ, cho nên chỉ vừa mới động tới mối quan tâm lớn là họ đã giết lẫn nhau với vấn đề khác biệt về tôn giáo của họ.
Dường như là khi trò chơi bị coi là nghiêm chỉnh chúng trở thành một phần của cuộc sống; và với bất kì cái gì được dạy đều được bám vào đó. Trên khắp thế giới đàn bà đã được dạy rằng họ là thua kém đàn ông, và họ đã tin vào điều đó. Nhưng cũng có những xã hội mẫu hệ, nơi mà đàn ông được dạy là người đó thấp kém hơn đàn bà; và người trong một trật tự xã hội như thế sẽ bám vào niềm tin này. Có những gia đình mà đàn bà cao siêu hơn đàn ông. Điều đáng quan tâm về tình huống này là ở chỗ trong trường hợp đàn bà cao siêu hơn đàn ông, đàn bà trở nên thông minh hơn đàn ông. Và nơi mà đàn bà được dạy cô ấy thấp kém hơn đàn ông, đàn ông trở nên thông minh hơn.
Chúng ta định hình con người giống như nước trong bình chứa. Thế thì việc đóng kịch giữ bản ngã chặt đến mức nó không nói, “Tôi đang đóng kịch”; nó nói, “Tôi đây!” Thế thì là người Hindu không còn là vở kịch nữa: nó là điều tôi đang là. Và bụi than bắt đầu tác động vào bạn ngay khi bạn nói, “Tôi đây.” Nó cũng có thể được xem là ít quan trọng hơn nếu nó chỉ ảnh hưởng tới bạn: nhưng một người bị vấy bẩn với bụi than chẳng mấy chốc sẽ bắt đầu ném nó lung tung vào người khác. Bụi than trên tay chúng ta được bôi lên người khác. Bản thân chúng ta bị lấm đen và chúng ta bôi đen cả người khác. Chúng ta bắt đầu biến đổi việc đóng kịch thành một vai do người làm thực hiện.
Khi hai đứa trẻ làm lễ cưới cho hai con búp bê, chúng ta nói chúng đang chơi. Nhưng bạn đã bao giờ nhận ra rằng đám cưới của đàn ông và đàn bà, ở một mức nào đó, không là gì nhiều hơn đám cưới của hai con búp bê không? Trong cả hai đám cưới, mọi hình dạng, mọi xem xét, mọi sắp đặt, mọi âm nhạc, mọi phô trương và tất cả những cái bẫy khác đều như nhau. Khác biệt duy nhất là ở chỗ một đám do trẻ nhỏ chơi và đám kia do trẻ đã lớn chơi. Trẻ nhỏ chóng quên trò chơi; buổi tối chúng không nhớ rằng đám cưới đã được cử hành vào buổi sáng. Nhưng trẻ đã lớn thậm chí đưa nhau ra toà án để tranh giành quyền hôn nhân. Họ không quên sự kiện ấy, nhưng bám lấy nó rất chặt.
Không ai được chuẩn bị để coi hôn nhân của họ như vở kịch. Khó làm như vậy, bởi vì nếu hôn nhân được xem như vở kịch, thế thì gia đình cái là kết quả của đám cưới không tránh khỏi bị xem như vở kịch. Thế thì cộng đồng được tạo nên từ các gia đình cũng là vở kịch. Vậy cái vòng này mở rộng dần, cho tới khi toàn bộ thế giới loài người bao quanh cộng đồng này trở thành vở kịch. Đó là lí do tại sao chúng ta phải bám chắc vào mọi chi tiết về vị trí chúng ta và nói, “Không, thể chế hôn nhân không phải là vở kịch, đấy là vấn đề nghiêm chỉnh; đấy là vấn đề sống-và- chết.” Gia đình không phải là vở kịch, cộng đồng không phải là vở kịch. Thế thì mọi bước, mọi hành động, trở thành cứng nhắc và khó uốn như tảng đá.
Toàn bộ cấu trúc trở thành ngày càng cứng nhắc; và chúng ta, xã hội, sẽ phá huỷ bất kì người nào coi các dàn xếp nhân tạo này chỉ là vở kịch, bởi vì người như thế đe doạ phá hoại mọi cách dàn xếp nghiêm chỉnh của chúng ta. Người đó từ chối tuân theo các qui tắc của trò chơi của chúng ta, cho nên chúng ta trả thù anh ta. Cuộc sống của chúng ta là việc diễn xuất liên tục, dài lâu; nhưng chúng ta đã cấu trúc việc diễn xuất đến mức chúng ta có thể nói nó là việc làm của mình - chúng ta là người làm.
Ishavasya khẳng định điều ngược lại. Nó nói, “Ít nhất biết việc diễn xuất là diễn xuất; không có gì trong thế giới này để bạn phải đủ rồ để là người làm của nó. Nếu bạn trở thành người làm, bạn mất trí chắc chắn. Để sự tồn tại là người làm đi. Để mọi thứ cho nó điều bao giờ cũng có đó, đã có đó rồi khi bạn còn chưa sinh ra, sẽ có đó khi bạn đã dừng sự sống. Để tất cả việc làm của bạn cho sự tồn tại. Đừng nhận tải trọng của việc làm lên bản thân bạn. Tải trọng đó sẽ quá nhiều với bạn; nó sẽ lớn hơn sức bạn có thể mang. Việc mang gánh nặng đó nằm ngoài năng lực của bạn. Bạn sẽ bị nghiền nát dưới sức nặng của nó và bạn sẽ chết. Không cái gì có thể cứu bạn được khỏi nó.”
Nhưng bản ngã của chúng ta thấy khó nuốt trôi điều này. Ngược lại, nó thấy thích thú với sức nặng của tảng đá đè lên ngực nó. Nó nói, “Tôi đang nâng một hòn đá nặng thế, và cái bạn đang nâng không là gì nếu so với gánh nặng của tôi! Ta đang mang một tải trọng nặng thế!” Tổng thống, thủ tướng, đều là những người thấy thích thú trong việc mang những tảng đá nặng. Để nâng những tảng đá như thế họ nhận hàng nghìn sự xúc phạm và thấy bản thân họ gặp hàng nghìn khó khăn. Nhưng họ có thể nói, “Nhìn vào hòn đá nhỏ bé tầm thường mà anh đang mang trên lưng kia: anh cũng không hơn gì ông chủ tịch xã - đâu là so sánh giữa anh và tôi? Tôi là chủ tịch nước và anh là chủ tịch xã!” Ham muốn trở thành chủ tịch xã là ở qui mô nhỏ; trở thành chủ tịch nước đòi hỏi sự mất trí trên qui mô lớn hơn. Nhưng mối bận tâm thường xuyên của ông chủ tịch xã là với vấn đề khi nào ông ta có thể mang được những hòn đá lớn hơn. Trong nhiều kiếp sống chúng ta định giá một người tỉ lệ theo trọng lượng của hòn đá - tải trọng càng lớn trên lưng người đó, người đó càng vĩ đại.
Chân lí đích xác đi ngược lại niềm tin này. Những người biết thì tìm kiếm người không có tải trọng nào trên lưng người đó; người đó không mang gánh nặng nào và nhẹ như hoa. Nhưng khó mà tìm được người như thế, vì mọi người đều bám vào tải trọng nào đó này khác; dù nhỏ đến đâu cũng không thành vấn đề, tải trọng có có. Nếu người đó không phải là chủ tịch xã, người đó ít nhất là chủ gia đình - và không phải bao giờ cũng chỉ có người bố là người chủ gia đình. Nếu người bố vắng nhà một chốc, đứa con cả sẽ nắm vai trò người đứng đầu với các em trai em gái. Nó lập tức bắt đầu chi phối họ. Nó bắt đầu đóng vai trò của người bố nó. Chẳng hạn, đứa con cả của bạn đang cãi nhau với đứa em trai trong sự hiện diện của bạn, nhưng nếu bạn rời khỏi chỗ đó, bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng đứa con cả bắt đầu chi phối. Nó bắt đầu giữ vai trò mà bạn đã giữ vai. Qui mô của nó có thể nhỏ, trạng thái của nó có thể nhỏ, nhưng vở kịch là một. Bạn có thể đóng vai trong vở kịch này trước hai hay ba trăm người, trong khi con bạn diễn hệt vở kịch đó trước hai hay ba đứa trẻ. Không có gì khác biệt trong vở kịch cả, chỉ có tỉ lệ là khác đi. Trẻ nhỏ sẽ đóng vở kịch nhỏ, trẻ đã lớn sẽ đóng vở kịch lớn, còn bậc huynh trưởng sẽ đóng vở kịch thật lớn.
Con người cảm thấy khó chịu khi người đó không thể chỉ ra rằng người đó đang mang một tải trọng lớn trên lưng mình, cho nên một nét đặc biệt thú vị khác nổi lên: người đó nói chung khoe khoang một tải trọng lớn hơn cái người đó thực sự đang mang. Có một bà giáo sư cùng làm việc với tôi ở trường đại học nơi tôi đã làm việc. Tôi phát chán việc nghe về các loại tật bệnh của bà ta. Liệu một người có thể có nhiều bệnh tật đến thế được không? Bất kì khi nào bà ấy gặp tôi là bà ấy phàn nàn về một bệnh nặng nào đó; bà ấy đã bao giờ phải chịu một bệnh nhỏ nào đâu. Thế rồi tôi hỏi chồng bà ấy về nỗi đau đớn của bà ấy do biết bao nhiêu bệnh tật, và nói thêm rằng, thông thường, một người vợ bản thân bà ấy đã là đủ bệnh tật cho ông chồng rồi, “nhưng trong trường hợp của ông tất cả những bệnh tật đó được được thêm vào nó. Làm sao mà ông chịu đựng được tất cả những bệnh đó?”
Ông ta trả lời, “Xin ông chớ tin vào các câu chuyện của bà ấy. Bà ấy không bao giờ bị một bệnh tật tí xíu nào. Ngay cả đến một cơn cảm lạnh nhỏ bà ấy cũng không bao giờ nói gì ít hơn bệnh lao!”
Tôi phân vân và bắt đầu tự hỏi bí mật gì nằm sau nhu cầu khuếch đại bệnh tật của người ta. Đây là bí mật ấy: nếu bạn có một bệnh trầm trọng, bạn có một gánh nặng lớn; bạn sẽ được coi là quan trọng. Nhưng nếu bạn bị một bệnh nhẹ, bạn trở thành người vô giá trị, vì bệnh tật của bạn có bản chất lặt vặt. Nó không mang giá trị là bao, không cần để người khác phải lo lắng về bạn. Cho nên bệnh trầm trọng được gọi là bệnh vương giả - bệnh lao được xem như bệnh vương giả. Người nghèo không phải chịu bệnh đó, chỉ có vua bị bệnh đó!
Gần đây tôi vừa đọc về một người đàn bà, người tới một bác sĩ và yêu cầu ông ta cắt bỏ ruột thừa cho mình. Ông bác sĩ hỏi, “Ruột thừa của bà gây rắc rối cho bà sao?”
Người đàn bà nói, “Không, nhưng điều đó không thành vấn đề. Tất cả đàn bà trong câu lạc bộ mà tôi là thành viên đều đã trải qua ca mổ - một số người đã cắt ruột thừa, số khác có cái gì đó khác để bị cắt bỏ, nhưng không có cái gì đã bị bỏ khỏi thân thể tôi. Tôi không cái gì để nói cả!”
Con người quí trọng gánh nặng trên lưng mình, cho nên thật khó để phát hiện ra người nhẹ như hoa, người có thể nói, “Tôi không mang tải trọng nào.” Chỉ người đã giao phó tất cả tải trọng của mình cho sự tồn tại mới có thể nói như thế, và điều đáng quan tâm về việc này là ở chỗ toàn thể tải trọng là một mình của sự tồn tại trong bất kì trường hợp nào. Chúng ta cứ chõ mũi mình vào một cách không cần thiết. Hoàn cảnh của chúng ta giống như hoàn cảnh của hành khách đang đi trên tầu hoả với tải trọng của mình để trên đầu mình. Hành khách khác khuyên người đó đặt nó lên sàn, và thế rồi nói, “Sao anh làm nặng bản thân mình một cách không cần thiết thế?”
Người đó trả lời, “Tôi chỉ mua có mỗi một vé cho bản thân tôi thôi.” Người đó đơn giản và ngây thơ làm sao. Người đó nói, “Tôi đã không mua vé cho hành lí của tôi. Làm sao tôi có thể đặt cái va li này và đồ trải giường lên sàn được? Như thế là đánh lừa chính phủ. Cho nên tôi đặt nó lên đầu.”
Bởi vì con người đơn giản ấy không có ý tưởng gì về việc đặt tải trọng trên đầu mình thì đâu có gì khác biệt với toàn bộ tải trọng của con tầu. Tải trọng toàn bộ của vũ trụ này do sự tồn tại mang. Toàn bộ việc thực hiện quản lí vấn đề của vũ trụ này được thực hiện bởi một mình sự tồn tại. Nhưng chúng ta là những hành khách rất kì lạ. Chúng ta nhận được hạnh phúc lớn do việc đặt hành lí lên đầu mình trong suốt cuộc hành trình trong con tầu của sự tồn tại. Chúng ta thậm chí nói với những người đang mang những gánh nhỏ, “Anh đã làm lãng phí đời mình rồi đấy. Anh nên tăng gánh nặng lên.” Và tại sao? Để cho đến lúc người ấy chết tải trọng của người đó trông lớn đến mức mọi người sẽ bình luận người đó đã để sau nhiều điều thế! Đây là lí do tại sao, khi một ai đó chết, chúng ta bàn tán ngay cả về những tải trọng mà họ không bao giờ mang. Chúng ta giúp làm cho tải trọng đó có vẻ lớn hơn.
Tôi đã từng nghe: một người chết, và ông linh mục của làng, đứng gần nấm mồ anh ta, bắt đầu nói về người đó trong khi cỗ quan tài đang được hạ dần xuống huyệt. Ông ấy ca ngợi về đức hạnh của người quá cố, những hành vi tốt của người đó, và việc phục vụ của người đó với người khác. Nghe thấy điều này, vợ của người quá cố trở nên hơi lo âu. Bà ta bảo đứa con mình cúi mình thêm chút nữa để nhìn vào trong quan tài và để chắc chắn rằng nó có chứa thi hài người cha, vì bà ấy chưa bao giờ nghe nói về tất cả những hành vi tốt này mà ông linh mục nói là đã làm. Đến đêm bà ấy tới ông linh mục và hỏi ông ta, “Ông đã nói gì về chồng tôi vậy? Theo chỗ tôi được biết, chồng tôi chưa bao giờ làm bất kì điều gì mà ông đã nói.”
Ông linh mục đáp, “Bà đừng lo. Ông ấy có thể đã không làm bất kì những hành vi tốt đó, nhưng người ta sẽ nói gì về ông chồng bà nếu những hành động như vậy không được nhắc tới?”
Voltaire có một người bạn. Ông ta đã xúc phạm Voltaire trong cả đời. Ông ta thường chỉ trích Voltaire theo mọi cách thức có thể. Ông ta thường đối lập với Voltaire trên mọi vấn đề. Ông ấy không phải là một người tốt. Khi ông ấy chết, một ai đó tới Voltaire và nói, “Bây giờ giữa các ông có hoà bình rồi; sau rốt, ông ta là bạn của ông. Cứ cho là ông ta đã xúc phạm ông nhiều lắm, đã điểm tên ông, phê phán ông chua cay, và cố gắng phá hoại ông. Nhưng bây giờ ông ta chết rồi, xin ông viết đôi lời ca ngợi ông ta.” Cho nên Voltaire đã viết, “Ông ấy là người tốt và là một người vĩ đại - với điều kiện là ông ấy thực sự chết.” Nếu một người đang sống thì chúng ta không thể ca ngợi người đó được. Khi người đó chết rồi chúng ta phải ca ngợi người đó, và gánh nặng mà người đó chưa hề mang được gán cho anh ta.
Nhưng Ishavasya đang nói tới một người mà với người đó không còn lại gì để ca ngợi sau cái chết của anh ta. Nó nói về người đã dồn tất cả quyền tác giả cho sự tồn tại. Một người nói, “Tôi không có chút nào, một mình nó có đấy. Nếu có người làm, đấy chỉ là sự tồn tại. Nhiều nhất tôi chỉ là quân tốt đen trong trò chơi của nó. Tôi sẵn lòng đi tới bất kì đâu nó hướng tôi tới; tôi sẵn lòng là bất kì cái gì nó muốn, tôi sẵn lòng làm bất kì cái gì nó chỉ thị. Nếu nó muốn làm tôi thất bại, tôi sẵn lòng bị thất bại; nếu nó làm tôi thành người thắng, tôi sẵn lòng thắng. Không thành công không thất bại là của tôi. Thất bại là của sự tồn tại, thắng lợi cũng là của sự tồn tại.”
Việc buông xuôi của người như thế là toàn bộ. Người đó qui mọi thứ cho sự tồn tại: “Tôi nữa - cũng như tất cả mọi việc làm - đều là của sự tồn tại.” Người như vậy sẽ làm tất cả những gì cần thiết trong cuộc sống - sống, thở, đi, đứng, ngồi, làm nghĩa vụ của mình, ăn thức ăn và ngủ ban đêm. Mọi hoạt động này sẽ có đó, nhưng sẽ không có người làm bên trong.
Đây là con đường duy nhất. Để tôi nhắc lại, hiền nhân của Ishavasya hoàn toàn đúng khi ông ta tuyên bố rằng đây là con đường duy nhất. Và người đã thực sự sống không bị ảnh hưởng bởi thế giới này - không bị đụng chạm, bao giờ cũng tươi tắn và mới tinh, hồn nhiên như khi họ được sinh ra - là những người chưa bao giờ tích luỹ, chưa bao giờ nuôi dưỡng bất kì loại bản ngã nào trong cuộc hành trình của họ qua cuộc sống; người đã sống trong một trạng thái vô ngã. Bản ngã nghĩa là tôi là người làm, vô ngã nghĩa là buông xuôi - buông xuôi mọi thứ dưới chân sự tồn tại.
Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục