Read more
Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 5. Buổi tối thứ hai
Buổi tối thứ hai 5 tháng 6 năm 1964, buổi tối.
Chương 5. Buổi tối thứ hai
Buổi tối thứ hai 5 tháng 6 năm 1964, buổi tối.
Người hỏi đầu tiên: Thầy có nghĩ rằng trở
nên đạo đức là điều tồi tệ không?
Không. Tôi không cho rằng trở
nên đạo đức là tồi tệ, nhưng tôi cho rằng ảo ảnh của việc trở nên đạo đức là tồi
tệ. Nó len lỏi vào con đường đạo đức thực sự.
Đạo đức giả tạo là cái áo bên
ngoài, là vỏ bọc. Nó không có mục đích nào khác ngoài việc thỏa mãn thói đạo đức
giả, theo quan điểm của tôi, không có trạng thái nào của tâm trí đồi bại hơn
thói đạo đức giả và thói ích kỷ. Đạo đức giả khoe khoang sự khiêm nhường, khoe
khoang tự do vì sự ích kỷ, ở bên dưới bản ngã được nuôi dưỡng và phát triển mạnh
mẽ. Bạn có nhìn thấy sự thật, những gì tôi đang nói về cái gọi là các sadhu và
các vị thánh ở đất nước này không? theo quan điểm của tôi, cái gọi là đạo đức
này, cái đã kế thừa, đã trau dồi và đã đạt được bởi nỗ lực, thì không là gì cả
mà chỉ là những hành vi. Thông thường, những điều bên trong tâm trí con người
chỉ là sự đối nghịch. Điều gì xuất hiện trên bề mặt thì lại vắng mặt bên trong.
Có những bông hoa ở trên và những bụi gai ở dưới. Cuộc chiến không ngừng giữa
hành vi bên ngoài và thực tại bên trong, khoảng trống không thể bắc cầu giữa ý
thức và vô thức này đã chia rẽ và làm tan rã tính cách của con người. Trong con
người như vậy không có sự hòa hợp. Và ở đâu không có sự hòa hợp hoặc âm nhạc
thì không có niềm vui. Theo quan điểm của tôi, cuộc sống đạo đức thực sự là sự
biểu cảm của niềm vui.
Đạo đức là trục bản lề của niềm
vui, là biểu cảm tự nhiên. Khi niềm vui tuôn trào từ bản thể bên trong con người
thì nó được biểu hiện ra từ bên ngoài thành tư cách đạo đức tốt, thành đức hạnh.
Hương thơm của phúc lạc tỏa ra từ con người như vậy là điều thực sự tốt đẹp của
cuộc sống.
Vì vậy mà tôi yêu cầu các bạn
hãy tạo ra sự hòa hợp, không xung đột. Xin hãy cố gắng nhìn thấy sự thật này. Đừng
chỉ lắng nghe những gì tôi nói mà hãy cố sống như vậy. Vậy thì bạn sẽ nhìn thấy
với chính bàn tay của mình, chúng ta đã ném những cuộc đời chúng ta vào tình trạng
hỗn loạn của xung đột, và với sự đối ngẫu bên trong - nhưng cũng với những cuộc
đời đó, chúng ta có thể đã được biến đổi thành sự sống tuyệt diệu và tuôn chảy
không ngừng, thành âm nhạc linh thiêng.
Đạo đức tự xuất hiện như bông
hoa nở từ cây xanh. Đó không phải là sự tự thực hiện. Những hạt mầm thiền định
được gieo và sau đó vụ mùa đạo đức được thu hoạch. Đạo đức là một cái gì đó đạt
được bởi nỗ lực. Nó là một cái gì đó được thực hiện, đạt được thông qua thiền.
Sự tĩnh lặng, sự hòa hợp và vẻ đẹp tuôn chảy từ thiền. Và người tĩnh lặng bên
trong chính mình không thể gây ra sự thao thức, không nghỉ ngơi cho người khác.
Người có âm nhạc bên trong mình sẽ tìm ra tiếng vọng âm nhạc của chính mình dội
lại từ mọi người xung quanh, và người có vẻ đẹp bên trong sẽ nhận ra hành vi của
mình làm cho tất cả mọi điều xấu xa biến đi. Có phải bởi chính đạo đức hay bởi
tất cả?
Người hỏi thứ hai: Thầy nói rằng đạo đức là
điều thiết thực của xã hội. Nó quá vô dụng đối với cá thể phải không?
Đối với xã hội thì đạo đức hoặc
hành vi đạo đức chỉ đơn giản là vị lợi, nhưng đối với cá thể thì nó không mang
tính thiết thực mà chỉ là niềm vui. Do vậy, nhu cầu xã hội được thỏa mãn bởi đạo
đức giả, nhưng thậm chí điều này không đủ tốt đối với cá thể. Nếu bạn cư xử tốt
đối với những người khác thì cũng là đủ tốt đối với xã hội, nhưng điều đó không
đủ tốt với bạn. Bạn phải có khả năng nhìn thấy điều này - cho dù bạn có tốt ở
bên trong bạn hay không. Xã hội liên quan tới tính cách của bạn mà không liên
quan tới thực tại bên trong bạn. Nhưng đối với bạn thì tính cách không gì hơn đồ
trang sức. Bạn phải bắt đầu từ nơi mà cái vỏ trang sức này bị bỏ đi. Tách biệt
phía sau mặt nạ của tính cách cá nhân này là bạn thực sự. Và đây là nơi mà đạo
đức thực sự sinh ra.
Xã hội được tạo ra bởi đạo đức
giả được gọi là xã hội văn minh, trong khi xã hội bao gồm những con người đạt
được sự thật của cuộc sống thì được gọi là văn hóa. Đây là sự phân biệt giữa xã
hội văn minh và văn hóa. Văn minh là thực dụng; văn hóa là sự hòa hợp niềm vui
bên trong.
Ngày nay chúng ta có xã hội văn
minh mà không có văn hóa. Chúng ta có thể tạo ra nền văn hóa này nếu tất cả
chúng ta nỗ lực cùng nhau. Văn minh xuất hiện từ việc làm trong sạch cách cư xử
của chúng ta với những người khác; văn hóa xuất phát từ việc làm trong sạch
chính chúng ta, từ việc trở nên đạo đức. Văn minh là cơ thể; văn hóa là tâm hồn.
Chỉ những người bám rễ sâu vào tâm hồn họ thì tạo ra văn hóa.
Người hỏi thứ ba: Tôn giáo không phải là xã
hội sao? Có phải nó là hoàn toàn cá nhân?
Đúng, tôn giáo là vấn đề tuyệt
đối cá nhân. Xã hội không có linh hồn, không có trung tâm thức tỉnh như vậy. Xã
hội chỉ đơn giản là sản phẩm của mối quan hệ qua lại của chúng ta. Cá thể có
linh hồn và vì vậy tôn giáo cũng phải là cá thể. Tôn giáo không phải là một
trong những mối quan hệ của tôi, nó là thực tại của tôi. Khám phá bản năng thực
của con người, bản thể thực của con người và biểu cảm tiếp theo là tôn giáo.
Tôn giáo, dharma là tự nhận biết.
Kể từ khi tôn giáo không là xã hội thì Sadhana của con người, sự hành đạo của
con người không liên quan đến nhóm, nhưng kinh nghiệm hành đạo của con người lại
tỏa ánh sáng lên nhóm, lên xã hội. Mặc dù việc hành đạo là cá nhân nhưng nó
cũng có ảnh hưởng đến xã hội. Khi con người tràn đầy ánh sáng bên trong thì
hành vi của người đó cũng thấm đẫm ánh sáng đó. Thực tại bên trong là cá thể,
là cá nhân, nhưng hành vi là xã hội.
Sadhana chưa bao giờ có thể là
chung, đối với người đã biết bản thể mình thì không thể trong tập thể gồm những
người khác, là một mình, tất cả chỉ là một mình. Plotinus nói: “Đó là chuyến
bay của một mình tới một mình”. Điều đó quá đúng. Quả vậy, chuyến bay là thực sự
một mình, không bầu bạn. Nhưng niềm vui xuất hiện từ chuyến bay lây sang người
khác và cũng làm họ cảm động. Những gì đạt được trong một mình, trong đơn độc của
bản thể thì hương thơm của nó cũng lan tỏa theo bốn phương.
Người hỏi thứ tư: Thượng đế là gì?
Thượng đế không phải là người
mà là sự tồn tại. Người có tầm nhìn và trải nghiệm vũ trụ sau khi bản ngã tan
biến thì tôi gọi là Thượng đế. Không có dạng kinh nghiệm cụ thể của Thượng đế,
đúng hơn là trải nghiệm về tình yêu tuyệt vời, tình yêu vạn vật là Thượng đế.
Nó không có trung tâm; nó là toàn bộ tồn tại. Toàn bộ tồn tại là trung tâm của
nó. Nói về trải nghiệm Thượng đế là không đúng nhưng bạn có thể nói trải nghiệm
tình yêu tuyệt vời là Thượng Đế.
Tình yêu là mối quan hệ giữa
hai người. Khi mối quan hệ tương tự hiện diện giữa cá thể và tồn tại thì tôi gọi
là Thượng đế. Giai đoạn tối thượng, sự nở hoa của tình yêu là Thượng đế. Ở đây
tôi nhớ lại câu hỏi của Christ: “Thượng đế là tình yêu”.
Khi “Tôi” biến đi thì những gì
còn lại là tình yêu. Khi những bức tường vây xung quanh bản ngã sụp đổ, những
gì còn lại giữ lại là tình yêu. Và chính tình yêu là Thượng đế. Vì vậy việc biết
Thượng đế là điều không thể nhưng trở thành Thượng đế là điều có thể.
Người hỏi thứ năm: Thầy nói cuộc đời mà
chúng ta sống chưa bao giờ là cuộc đời mà là quá trình kéo dài của hấp hối. Thầy
ngụ ý gì khi truyền đạt điều này?
Quá đúng khi chúng ta gọi cuộc
sống không phải là sống. Nếu nó thực sự là sống thì tại sao nó lại có thể kết
thúc bằng cái chết? sống và cái chết là hai vấn đề trái ngược cho nên làm cách
nào mà là cái chết có thể thỏa mãn cuộc sống? Cái chết là điểm kết thúc của
sinh ra mà không phải kết thúc sống.
Và bởi vì cái chết xuất hiện ở
thời điểm cuối cho nên đừng nghĩ rằng nó chỉ bắt đầu ở thời điểm cuối đó. Nó có
mặt khi sinh ra. Nó bắt đầu vào chính cái ngày mà con người sinh ra. Sau khi
sinh ra, chúng ta hấp hối ở mọi thời điểm. Khi quá trình hấp hối kết thúc,
chúng ta gọi nó là chết. Những gì trong ngày sinh như là hạt mầm thì ở thời điểm
cuối cùng nó sẽ xuất hiện như là quả chín nẫu. Vì vậy không có gì chắc chắn sau
khi chết, nhưng cái chết là chắc chắn. Nó là chắc chắn bởi vì nó đến cùng với
sinh ra. Sinh ra chỉ là tên khác của chết; nó là hạt mầm của chết. Hãy hiểu điều
này một cách cẩn trọng. Bạn bắt đầu hấp hối vào cái ngày mà bạn sinh ra. Chính
vì vậy mà tôi nói rằng, cuộc sống như chúng ta biết không phải là cuộc sống mà
là quá trình kéo dài chậm rãi của hấp hối.
Chúng ta quen thuộc với việc hấp
hối từ từ này chứ không phải là quen thuộc với sống, chúng ta luôn bận rộn về
việc cố gắng cứu thoát chúng ta khỏi điều đó. Tất cả các kế hoạch và hành động
của chúng ta là đạt được biện pháp an toàn và tự bảo vệ nào đó. Chúng ta đang
làm gì? có phải tất cả thời gian chúng ta bận rộn là để bảo vệ chính chúng ta
khỏi cái chết? con người trở nên mộ đạo cũng với lý do tương tự, để bảo vệ. Vì
vậy mà họ theo tôn giáo khi họ cảm thấy cái chết đang đến gần. Đối với phần lớn
thì tôn giáo của những thế hệ cũ là dạng như vậy. Tôi không gọi đây là sự mộ đạo
thực sự. Đó chỉ là khía cạnh của sợ chết. Đó là biện pháp an toàn cuối cùng.
Lòng mộ đạo thực sự không xuất hiện từ nỗi sợ hãi mà là từ sự trải nghiệm sống.
Chúng ta nên nhận biết rằng, những
gì chúng ta biết ở hiện tại thì không là gì khác ngoài cái chết - và sự nhận biết
này về cái chết sẽ đưa chúng ta tới bất tử. Cơ thể chết; nó đang hấp hối ở mọi
thời điểm. Bằng việc quan sát cơ thể, bằng việc thức tỉnh đối với sự nhận biết
về bất tử này, chúng ta bắt đầu trải nghiệm những gì không là cơ thể. Biết những
gì không là cơ thể, biết linh hồn thì cũng là biết cuộc sống trong thực tại của
nó, bởi vì linh hồn chưa bao giờ sinh ra và vì vậy nó chưa bao giờ chết. Sự thật
tồn tại trước khi bạn sinh ra và tiếp tục tồn tại thậm chí sau cái chết của bạn.
Đây là sống. Cuộc sống không phải là sự trải dài giữa sống và chết - ngược lại,
sinh ra và chết chỉ là nhiều sự kiện xuất hiện trong tiến trình của sống.
Trong lúc thiền, khi tâm trí
tĩnh lặng và trống rỗng, một cái gì đó khác biệt và tách rời với cơ thể có thể
được nhận thấy. Nó không thể được nhận ra khi tâm trí không nghỉ ngơi, giống
như con người không thể nhìn xuống đáy hồ khi có nhiều gợn sóng trên mặt hồ. Và
cũng vì dòng ý nghĩ-gợn sóng trong tâm trí mà những gì ẩn dấu bên dưới chúng vẫn
giữ nguyên ẩn dấu - và chúng ta coi bề mặt là toàn bộ sự thật. Cơ thể chỉ là
nơi cư ngụ của con người lại có vẻ như là tất cả, như là mọi thứ. Nó tạo ra ảo ảnh
rằng cơ thể là thực tại, là cuộc sống của con người. Bạn cho rằng toàn bộ bạn
là giới hạn trong cơ thể và không còn gì hơn nữa sao. Sự nhận dạng này về cơ thể,
ảo ảnh này về cơ thể không cho phép chúng ta biết bản thể thực của chúng ta,
chúng ta nhìn quá trình diễn biến của hấp hối xuất hiện trong suốt cuộc đời như
là cuộc sống. Nếu bạn nhìn việc xây dựng và phá hủy ngôi nhà của mình tương tự
như sinh và tử thì đó cũng là một dạng sai lầm.
Bóng tối biến đi bởi sự xuất hiện
của tinh thần tĩnh tại. Ảo ảnh được tạo ra bởi sự lo lắng tinh thần, nó cũng bị
xua đuổi bởi tĩnh lặng. Những gì bị che khuất bởi những cơn sóng thì lại được
tiết lộ bởi sóng lặng. Vì vậy mà lần đầu tiên chúng ta biết cư dân của cơ thể
này. Ngay khi chúng ta biết cư dân đó thì cái chết không còn là những bộ trang
phục cũ bị bỏ đi, và sinh ra sẽ có những bộ trang phục mới. Thế thì sẽ có những
thực thể sống không cần trang phục. Chỉ những người tôi gọi là sống động là người
biết dạng sống như thế này. Những người nhìn vào cơ thể như là bản thể họ thì vẫn
còn là tê liệt. Cuộc sống thực sự của họ hãy còn chưa bắt đầu. Họ đang ở trong
giấc mơ, mơ ngủ, trong ảo ảnh nhạt nhòa.
Nếu không thức dậy từ giấc mơ
này, không thức dậy từ ảo giác rằng cơ thể là ta thì con người sẽ không bao giờ
có khả năng biết bản thể mình, cốt lõi của mình, sự sống của mình. Thế gian
tràn ngập điều vô nghĩa, tràn ngập cuộc sống tê liệt, và đa số con người là hấp
hối và chưa bao giờ sống. Họ đang kiệt sức về việc tự bảo vệ khỏi cái chết, và
họ chưa bao giờ biết người bên trong, sự bất tử bên ngoài cái chết.
Người hỏi thứ sáu: Tôi suy ra từ những câu
nói của thầy rằng tôi là tê liệt, là chết. Tôi nên làm gì để trở nên sống động?
Bạn của tôi, nếu bạn nghĩ như vậy
chỉ vì lời nói của tôi thì điều đó không giá trị gì. Hãy quên những gì tôi đã
nói, những gì người khác nói và hãy nhìn lại xem. Chính bạn phải nhìn nó. Chính
cái nhìn đó sẽ trở thành con đường dẫn bạn tới cuộc sống. Vậy thì bạn sẽ không
phải hỏi, “Tôi nên làm gì để trở nên sống động?”
Nếu con người tình cờ nhận ra
anh ta là tê liệt, sự tồn tại của anh ta, tính cách của anh ta đã chết từ lâu,
thế thì tại sao thời điểm đó sẽ bắt đầu nhìn thấy đó không phải là cái chết.
Nhưng với bạn, để nhìn thấy điều này thì sự lo lắng tinh thần của bạn phải bị
quẳng đi. Hãy nhìn, darshan chỉ có thể khi tâm trí tĩnh lặng, trống rỗng, thoát
khỏi đam mê. Hiện tại chỉ có những ý nghĩ. Không có nhìn, không darshan. Nghĩ về
những gì tôi đã nói với bạn là đúng thì cũng chỉ là nghĩ. Ý nghĩ này sẽ không
bao giờ là hữu ích.
Nghĩ không thể khám phá ra sự
thật bởi vì tất cả mọi ý nghĩ là vay mượn. Tất cả ý nghĩ phụ thuộc vào người
khác. Tất cả những ý nghĩ đó chỉ che dấu sự thật nhiều hơn. Bạn đã bao giờ nhận
ra rằng tất cả ý nghĩ của bạn là vay mượn từ người khác, rằng chúng thực sự thuộc
về người khác không? bạn đã cóp nhặt những đồng vốn giả tạo. Đừng phụ thuộc vào
nó bởi vì nó không bao giờ là vốn liếng cả. Lâu đài xây dựng trên kiểu vốn này
giống như những người gắn vào những giấc mơ. Thậm chí chúng còn không thực như
những trò chơi xếp nhà.
Tôi không muốn bắt bạn nghĩ.
Tôi không muốn làm bạn tràn ngập bởi những thứ vay mượn. Tôi không muốn bạn
nghĩ mà là muốn bạn thức tỉnh. Tôi muốn bạn từ bỏ nghĩ và chỉ nhìn. Và thế rồi
nhìn những gì xuất hiện. Tiến lên phía trước nghĩ để nhìn. Sự một mình này sẽ dẫn
bạn tới sự thật và tới lợi nhuận thực, tới giàu có thực sự mà chúng là của
chính bạn. Tuyệt vời làm sao, quá trình nhìn-không-nghĩ đã dỡ bỏ bức màn hằng
che phủ điều huyền bí mà không cần đến hành động của bạn.
Nên nhớ, không có kinh nghiệm
giá trị trên thế gian mà người khác có thể trao cho bạn. Bất kỳ điều gì có thể
trao tặng chưa bao giờ có giá trị. Hoặc không có kinh nào có thể được trao tặng.
Những thứ thuộc về vật chất có thể trao, nhận, trao đổi, nhưng không có cách
nào để đổi chác kinh nghiệm sống. Về cốt lõi của trải nghiệm, Mahavira h Đức Phật
hoặc Krishna hoặc Christ không thể trao cho bạn bất kỳ điều gì. Những người
khác bám vào nghĩ, chấp nhận những ý nghĩ của người khác như là sự thật thì lại
bị lấy đi sự thật. Sự thật nhận ra được bởi chính mình, không phải là thứ vay
mượn từ người khác, sẽ chính là sự giải thoát.
Nhớ lại kinh Gita, kinh Koran
hoặc kinh Thánh sẽ không tác dụng gì. Nó sẽ không mang đến cho bạn sự nhận biết.
Ngược lại, nó sẽ bóp nghẹt khả năng của chính bạn về việc tự nhận biết, và bạn
sẽ không bao giờ có khả năng đối mặt với sự thật. Những điều bạn nhớ lại từ
sách giáo huấn, từ các kinh sách, sẽ luôn xuất hiện giữa bạn và sự thật. Chúng
sẽ tạo ra sương mờ và bụi bặm, và việc bạn nhìn thấy nó thực sự là gì là điều
không thể. Chúng ta phải dỡ bỏ mọi thứ ngăn giữa chúng ta và sự thật.
Để biết sự thật thì việc yêu cầu
nghĩ là điều vô dụng. Lột bỏ mọi thứ và bạn sẽ mở ra. Thế rồi thông qua sự mở rộng
đó sự thật sẽ vào bạn và biến đổi bạn. Từ bỏ nghĩ và chỉ nhìn. Mở cửa và nhìn.
Đây là tất cả điều tôi phải nói.
Người hỏi thứ bảy: Vậy thì thầy có cho rằng
việc nghiên cứu sách giáo huấn là không cần thiết?
Mục đích của việc nghiên cứu
sách giáo huấn, kinh sách là gì? bạn không thể đạt được nhận biết theo kiểu như
vậy. Nó sẽ chỉ rèn luyện trí nhớ bạn mà thôi. Bạn có thể học hỏi được vài điều,
nhưng việc học hỏi và nhận biết là hai vấn đề rất khác nhau. Bạn học hỏi về Thượng
đế, về sự thật, về linh hồn. Bạn sẽ có khả năng đưa ra những câu trả lời có sẵn
đối với những câu hỏi về chúng. Nhưng không có gì khác giữa điều đó và con vẹt
nhà bạn - nói những gì đã được dạy trước. Sự thật không được tìm ra trong kinh
sách. Nó ở trong thực tại, ở trong chính bản thể bạn.
Sách giáo huấn chỉ là những lời
nói, và chúng chỉ có nghĩa khi con người nhận ra sự thật bên trong mình. Ngược
lại chúng không những vô dụng mà còn có hại. Sự thật không thể được biết đến bởi
việc học hỏi sách giáo huấn, nhưng nếu bạn biết sự thật thì sách giáo huấn chắc
chắn cũng sẽ được biết.
Nhưng tôi nhìn thấy gì trước mặt
mình?
Mọi người đang nghiên cứu sách
giáo huấn thay vì tìm hiểu sự thật, họ mãn nguyện với kiến thức mà họ thu lượm
được từ những học hỏi này. Sự mãn nguyện mới rỗng tuếch và giả tạo làm sao! Chả
nhẽ điều đó không cho thấy rằng, chúng ta thực sự không muốn biết sự thật,
chúng ta chỉ muốn mọi người tin chúng ta biết sự thật sao? bất kỳ ai thực sự muốn
biết sự thật thì không bao giờ thỏa mãn với những lời nói không đáng giá. Bạn
đã bao giờ nghe về cơn khát của con người được giải khát bởi chữ "nước"
chưa? Nếu được giải khát chỉ bởi chữ nước thì liệu có phải không bao giờ có bất
kỳ cơn khát thực sự nào không?
Nếu sách giáo huấn có thể dạy
chúng ta rằng, sự thật không thể được nhận ra bởi chúng, vậy thế là đủ. Đây là
công dụng duy nhất của nó. Nếu câu chữ có thể nói cho chúng ta rằng, nó là vô dụng,
thế thì đó hẳn là mục đích của chính nó. Hẳn là tốt nếu sách giáo huấn không
mang đến cho chúng ta sự mãn nguyện mà còn tạo ra sự bất mãn trong chúng ta, hẳn
là tốt nếu thay vì cho chúng ta kiến thức thì chúng lại làm cho chúng ta nhận
biết sự ngu dốt của mình.
Tôi cũng đang nói những từ ngữ,
và đây là cách mà sách giáo huấn trở thành như vậy. Nếu bạn chỉ bám vào câu chữ
thì toàn bộ nỗ lực của tôi sẽ là vô dụng. Bạn nhớ lại bao nhiêu câu chữ trong
chúng cũng không thành vấn đề, chúng không có tác dụng gì. Những câu chữ đó
cũng tống tâm trí bạn vào ngục tù, và thế rồi trong suốt cuộc đời mình, bạn sẽ
lan man trong phòng giam tự tạo bằng từ ngữ của bạn. Tất cả chúng ta bị khóa
trong những phòng giam do chính chúng ta tạo nên. Nếu bạn muốn biết sự thật,
hãy làm cho ngục tù của từ ngữ này bị sụp đổ, phá vỡ những bức tường và đốt
cháy ngai vàng thông tin thành tro bụi. Từ tro tàn, nhận biết được sinh ra và
trong tự do, tâm thức bạn sẽ nhìn ra sự thật. Sớm hay muộn sự thật sẽ xuất hiện,
nhưng bạn phải tự làm căn phòng cho nó trong bạn. Nếu bạn quẳng những lời nói
đi thì sự thật sẽ chiếm linh không gian đó.
Người hỏi thứ tám: Con người không thể
chinh phục được chính mình bằng việc kìm nén và bằng việc đấu tranh với chính
mình?
Bạn ngụ ý gì bởi từ "kìm
nén" và "đấu tranh với chính mình"? chúng không có nghĩa rằng cá
thể sẽ bị chia bởi chính mình? anh ta sẽ đấu tranh với chính mình. Điều này có
nghĩa anh ta vừa tấn công vừa phòng ngự trong cùng thời điểm. Anh ta sẽ vừa là
bạn bè vừa là kẻ thù. Năng lượng của anh ta sẽ được sử dụng bởi hai phía. Điều
này sẽ không bao giờ dẫn tới thắng lợi, nó chỉ làm cho anh ta yếu đi và làm
tiêu tan sức mạnh của anh ta. Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bắt
hai tay của tôi đánh nhau. Điều tương tự sẽ xảy ra nếu tôi đấu tranh với chính
mình. Cuộc đấu tranh như vậy chỉ là sự ngu ngốc.
Bạn của tôi, bạn không phải đấu
tranh với chính mình, bạn phải biết chính bạn. Những mâu thuẫn và tự-xung đột
sinh ra trong chúng ta vì sự ngu dốt sẽ biến đi trong ánh sáng của tự-nhận biết.
Giống như những giọt sương trên ngọn cỏ sẽ tan biến khi mặt trời mọc. Chiến thắng
chính mình thông qua nhận biết chứ không phải nhờ xung đột, và vì điều này mà
không ai bị đánh bại. Không có gì khác mà chỉ có sự ngu dốt. Và nếu có ngu dốt
thì cái gì sẽ đánh bại ngu dốt? Thời điểm nó tan biến là khi nhận biết xuất hiện.
Ngu dốt chỉ là sự tiếp cận tiêu cực, là sự vắng mặt của nhận biết. Người đấu
tranh với ngu dốt là đấu tranh với cái bóng. Anh ta đang đi trên con đường lầm
lạc ngay từ lúc khởi đầu.
Khái niệm tự-đấu-tranh thay cho
tự-chinh-phục xuất hiện từ sự phản chiếu những cuộc xung đột giữa những kẻ thù ở
thế giới bên ngoài. Chúng ta muốn phạm tội ở thế giới bên trong của chúng ta,
giống như chúng ta phạm tội chống lại những kẻ thù của thế giới bên ngoài. Điều
này mới điên khùng làm sao! Thậm chí trong thế giới bên ngoài, bạo lực chưa bao
giờ chinh phục được bất kỳ ai. Chinh phục và bị đánh bại là hai vấn đề rất khác
nhau.
Nhưng ở thế giới bên trong,
chúng ta thậm chí không thể sử dụng bạo lực để đánh bại cái gọi là kẻ thù của
chúng ta, bởi vì không có loại người như vậy để đánh bại. Tự nhận biết không phải
là kết quả của xung đột, nó là kết quả của hiểu biết. Cho nên tôi nói: đừng đấu
tranh mà nhận biết. Hãy quên đấu tranh và chọn nhận biết.
Và hãy biến điều này thành câu
châm ngôn: khám phá và nhận biết chính mình. Không để cho điều gì trong bạn
không được biết đến. Không để sót bất kỳ góc khuất nào còn tối mà không được kiểm
tra. Nếu bạn quen thuộc với tất cả căn phòng bên trong mình thì nhận biết sẽ trở
thành tự-chinh phục.
Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng,
trong những ngôi nhà tối tăm, trong những góc khuất và những căn hầm, không thể
có ánh sáng và không khí trong lành. Ở đó những con rắn, những con bọ cạp và những
con dơi đang cư trú, nếu chủ nhân của những ngôi nhà này sống bên ngoài. Và nếu
họ chưa bao giờ vào trong thì những ngôi nhà của họ sẽ trở thành tồi tê, điều
này thật ngạc nhiên và quái gở. Đây là điều đã xảy ra với chúng ta. Chúng ta
cũng là chủ nhân của những ngôi nhà như vậy, thậm chí chúng ta cũng đã quên những
ô cửa để vào chúng. Vì sự vắng mặt liên tục của chúng ta và vì thiếu ánh sáng
mà chúng trở thành nơi trú ẩn của kẻ thù chúng ta.
Người hỏi thứ chín: Thầy nói rằng sự kìm
nén những đam mê của con người là có hại. Vậy thì thầy có cho rằng nuông chiều
chúng là cách cư xử đúng không?
Tôi không thuyết giảng kìm nén
hoặc nuông chiều. Tôi thuyết giảng nhận biết về kìm nén và nuông chiều. Kìm nén
và nuông chiều đều là ngu ngốc, cả hai đều có hại. Kìm nén chỉ là phản ứng đối
với nuông chiều. Đó chỉ là sự biến dạng của nhau. Đó chỉ là mặt trên của nuông
chiều được đặt úp xuống. Nó không quá khác biệt đối với kìm nén. Nó là cùng một
thứ phía trên đầu nó.
Một ai đó đã nói với tôi về vị
sadhu này thường quay mặt đi khỏi tiền. Mặt của con người quay đi có khác biệt
nhiều với cái mồm đang ngốn nhiều tiền không? điều tương tự sẽ xuất hiện nếu bạn
cố chạy khỏi sự tham lam. Tham lam sẽ không dừng là chính nó, nó sẽ biến thành
dạng khác. Vấn đề rắc rối nhất là trong dạng khác này nó sẽ còn mạnh mẽ hơn bao
giờ - và nó càng an toàn hơn bởi vì bấy giờ với bạn nó là vô hình. Và vì vậy nó
vẫn giữ nguyên vẹn. Hơn nữa, ảo ảnh của không tham lam sẽ thâm nhập vào. Điều
này giống như việc mời hai kẻ thù để đuổi một kẻ thù đi.
Tôi muốn tất cả các bạn ở đây nhận
biết được lòng tham và sự giận dữ. Bạn không phải đấu tranh với chúng hoặc
không phải theo chúng một cách mù quáng. Bạn nên thận trọng. Bạn nên quan sát
chúng và trở nên quen biết hơn với tất cả hình dạng của chúng, sức mạnh của
chúng, kỹ năng của chúng.
Bạn đã bao giờ chú ý rằng giận
dữ biến mất khi bạn quan sát nó không? bạn sẽ ngay lập tức chiều chuộng nó hoặc
kìm nén nó. Trong bất kỳ trường hợp nào thì bạn cũng không quan sát nó. Bạn vẫn
giữ nguyên không nhìn thấy và không biết. Đây chính là nơi chúng ta tạo ra sai
lầm của mình, cả hai, chiều chuộng và kìm nén đều góp sức cho sai lầm này.
Riêng biệt từ hai điều này cũng
còn có lựa chọn thứ ba, và tôi muốn giới thiệu nó cho bạn. Đó là nhìn và quan
sát những khuynh hướng của bạn - không làm bất kỳ điều gì với chúng, chỉ đơn giản
là quan sát chúng. Một lúc nào đó, khi bắt đầu nhìn thấy chúng rõ ràng và ổn định,
lúc đó bạn sẽ nhận ra chúng bị bỏ rơi và biến mất. Chúng không thể đứng đó để
nhìn bạn. Sự tồn tại của chúng chỉ có thể trong trạng thái ảo ảnh, và với sự
quan sát tỉnh táo của con người thì nó trở thành không sống động, trở thành tê
liệt. Ảo giác của chúng ta, việc không quan sát của chúng ta đối với chúng là tồn
tại của chúng. Chúng giống như côn trùng chỉ sống trong bóng tối. Ngay khi có
ánh sáng chúng sẽ chết.
Tôi cũng muốn nói với bạn rằng,
làm thế nào để những người khác mình là điều không quan trọng. Làm thế nào để
mình nhìn thấy chính mình mới là điều quan trọng. Nhưng chúng ta có thói quen
nhìn chính mình thông qua con mắt của người khác, và chúng ta quên còn có cách
nhìn chính mình một cách trực tiếp. Đây là cách nhìn thực sự. Nó là trực tiếp.
Tuy nhiên, chúng ta tạo ra những hình ảnh giả của chính mình, chúng ta đeo những
mặt nạ để đánh lừa người khác, và thế rồi cái nhìn của chúng ta lại căn cứ vào
việc người khác nhìn chúng ta như thế nào!
Quá trình tự lừa dối này tồn tại
cùng chúng ta suốt nhiều cuộc đời. Nó trở thành sự cản trở đầu tiên trên con đường
tự nhận biết. Chúng ta phải phá vỡ rào cản này. Ngay từ lúc bắt đầu, việc phá vỡ
mọi sự tự lừa dối là điều cần thiết để biết bạn là gì, để biết chính bạn trong
sự trần trụi toàn bộ của mình, bởi vì chỉ sau khi điều này được thực hiện thì
những bước đi thực sự mới dẫn vào con đường tự nhận biết.
Con người không thể thâm nhập
vào địa hạt của sự thật chừng nào họ vẫn còn những quan niệm sai lầm về chính
mình, và chừng nào ảo giác vẫn khăng khăng tính cách sắm vai cái tôi thực sự.
Trước khi chúng ta có thể biết Thượng đế toàn năng, biết sự thật hoặc bản thể
thực sự của chúng ta, chúng ta phải biết tính cách tưởng tượng - đã bao phủ
chính chúng ta - thành tro tàn. Mặt nạ của sự lừa dối này không cho phép chúng
ta sống những cuộc đời thực sự; nó không cho phép chúng ta vượt lên những cuộc
sống giả tạo mà chúng ta đang sắm vai. Những người ước mong bước đi trên con đường
đời phải thức tỉnh khỏi những giấc mơ giả mà họ đang sống.
Bạn không cảm thấy bạn đang sắm
vai, đang diễn kịch sao? Bạn chưa bao giờ cảm thấy bạn là một cái gì đó bên
trong, là một cái gì đó quá khác biệt với bên ngoài sao? trong những thời điểm
lành mạnh tỉnh táo, khi bạn là chính mình, việc nhận ra sự lừa dối này có làm bạn
bị quấy rầy không? nếu những câu hỏi đó xuất hiện trong bạn và quấy nhiễu bạn
thì thực tại này có thể mang bạn ra khỏi vở diễn, có thể mang bạn từ sàn diễn tới
mặt đất vững chãi, nơi mà bạn không sắm vai diễn mà bạn là chính mình.
Con người phải hỏi chính mình
câu hỏi này: “Có phải ta là người mà ta đã từng nghĩ ta là vậy không?” Câu hỏi
này phải vọng lại trong sâu thẳm bản thể bạn. Nó phải xuất hiện trong sâu thẳm
bạn với sự nhận biết sâu sắc đến mức, sẽ không có không gian cho bạn nghĩ xem
đó có phải là ảo ảnh không.
Câu hỏi này, sự thẩm vấn này, sự
tự xem xét nội tâm này mang đến sự thức tỉnh tươi tắn về tâm thức trong chúng
ta, làm cho chúng ta cảm nhận chúng ta bị đánh thức khỏi giấc ngủ. Thế rồi
chúng ta bắt đầu nhìn thấy những lâu đài mà chúng ta đã xây dựng bởi những giấc
mơ, rằng con thuyền mà chúng ta du hành lại được làm bằng giấy. Toàn bộ cuộc đời
bạn bắt đầu có vẻ như là hão huyền, cứ như nó không phải là của bạn mà của một
người nào đó khác. Thực tế nó không phải của bạn mà là một phần của vở kịch nào
đó bạn đã sắm vai - vở kịch mà trong đó, giáo dục, đào tạo, văn hóa, truyền thống
và xã hội đã loại bạn. Nhưng vở kịch này không bám rễ trong bạn.
Chúng ta hầu như không là con
người. Chúng ta là những kẻ bù nhìn, không gốc rễ, không nền tảng, giống như những
nhân vật trong câu chuyện hư cấu, không tồn tại trong thực tại. Tôi nhìn thấy bạn
lạc lối và loanh quanh trong giấc mơ này. Tất cả mọi hành vi của bạn được thực
hiện trong giấc ngủ. Tất cả mọi hoạt động của bạn là trong giấc ngủ. Nhưng bạn
có thể luôn thức dậy từ giấc ngủ này. Đây là sự khác biệt giữa ngủ và chết. Bạn
có thể thức dậy từ điều trước chứ không thể từ điều sau. Giấc ngủ của bạn dù có
sâu thế nào cũng không thành vấn đề, vẫn luôn có sự tỉnh giấc. Giấc ngủ có tiềm
năng như vậy ẩn dấu bên trong nó.
Nếu bạn mặt đối mặt với chính
mình thì nhiều ảo ảnh sẽ bị phá vỡ tan tành, giống như con người tự coi mình là
rất đẹp trai bị vỡ mộng khi lần đầu tiên anh ta đứng trước gương. Nếu như có một
cái gương để nhìn vào cơ thể thì cũng có một cái gương nhìn vào bản thể. Tôi
đang nói về cái gương này. Tự quan sát là cái gương này.
Bạn có thực sự muốn nhìn sự thật
của chính bạn không? Bạn có muốn gặp con người thực sự của bạn không? Và khi biết
có cơ hội để nhìn thấy chính mình ở trạng thái hoàn toàn trần trụi bạn có cảm
thấy sợ hãi không?
Nỗi sợ hãi đó là điều rất tự
nhiên. Vì nỗi sợ hãi này mà chúng ta gợi lên những giấc mơ mới về chính chúng
ta, và cố quên chúng ta thực sự là ai. Nhưng những giấc mơ này không thể là bầu
bạn của bạn; bạn không thể tới bất kỳ đâu với sự giúp đỡ của chúng. Chúng chỉ
đơn giản là sự lãng phí thời gian, và bạn sẽ lỡ mất cơ hội vô giá có thể dẫn bạn
về nhà.
Bạn hẳn tự hỏi, tại sao tôi yêu
cầu bạn quá nhiều về việc phải nhìn thấy sự trần trụi, sự xấu xa, sự trống rỗng
của bản thể bạn. Sẽ là tốt hơn nếu để lại điều vô hình, cái thứ không thích hợp
để nhì? Trang hoàng những gì xấu xa bởi đồ trang sức, và che phủ những gì giá
trị bởi những bức màn có phải là ý tưởng tốt không? Nói chung đây chính xác là
những gì chúng ta thực hiện. Đây là thói quen phổ biến. Nhưng thói quen này rất
nguy hiểm, bởi vì chúng ta giấu giếm những vết thương hoặc không thể làm lành
chúng. Ngược lại chúng trở nên bị tiêm nhiễm hơn và nguy hiểm hơn. Vậy thì điều
xấu xa mà chúng ta đã giấu giếm không bị lấy đi mà lại thâm nhập vào tính cách
chúng ta. Chúng ta liên tục rắc nước hoa nhân tạo lên bề mặt trong khi mùi hôi
thối lại lan tỏa khắp bên trong. Và thời điểm xuất hiện khi mùi thơm không còn
tác dụng, khi mùi hôi thối bên trong hoặc bệnh tật bắt đầu được cảm thấy, khi đồ
trang sức không còn tác dụng nữa thì điều xấu xa bên trong bắt đầu nổi lên.
Tôi không phải là người rắc nước
hoa; tôi là người trừ tiệt những mùi hôi thối. Tôi không phải là người che giấu
điều xấu xa bởi đồ trang sức và những bông hoa; tôi là người thủ tiêu điều xấu
xa, đánh thức vẻ đẹp và âm nhạc bên trong. Vì sự vắng mặt của chúng và mọi thứ
khác là vô nghĩa. Mọi nỗ lực của chúng ta là vô dụng. Giống như là ép cát để lấy
dầu.
Tôi cũng yêu cầu bạn hãy khám
phá những gì ẩn dấu bên trong mình. Hãy khám phá chính bạn và nhận biết chính
mình. Đừng chạy khỏi bản thân mình. Và chạy trốn khỏi bản thân mình là điều
không thể. Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ đạt được gì bằng việc bỏ chạy? Chẳng thành vấn
đề cho dù bạn đi đâu hoặc bạn sẽ cùng tôi. Bạn sẽ biến đổi chính mình nhưng bạn
không thể chạy khỏi bạn.
Mắt xích đầu tiên trong chuỗi
xích của sự biến đổi này là tự quan sát. Và điều kỳ diệu của những điều kỳ diệu
là, khi con người biết điều xấu xa thì cũng là lúc thoát khỏi nó! Biết nỗi sợ của
chính mình là tự do khỏi nỗi sợ đó; biết sự căm ghét là tự do khỏi sự căm ghét.
Chúng có đó bởi vì chúng ta không nhìn vào chúng. Chúng sau chúng ta bởi vì
chúng ta đang cố chạy khỏi chúng. Thời điểm chúng ta dừng thì chúng cũng sẽ dừng
- giống như cái bóng của chúng ta chạy cùng chúng ta và dừng khi chúng ta dừng.
Và nếu chúng ta nhìn vào những
điều này thì toàn bộ tình trạng sẽ ngay lập tức biến đổi. Những gì chúng ta
nghĩ là vong hồn và ma quỷ thì lại chỉ là những cái bóng! Bởi vì chúng ta chạy
cho nên những ma quỷ và vong hồn chạy theo sau chúng ta - và điều này lại làm
chúng ta chạy nhiều hơn! Thời điểm chúng ta dừng thì chúng trở thành chết; ngay
khi chúng ta nhìn chúng, chúng dừng tồn tại. Chúng chỉ là những cái bóng. Và chắc
chắn rằng những cái bóng không thể làm bất kỳ điều gì! Có cái bóng của điều xấu
xa, cho nên để che giấu, chúng ta mặc trang phục cho nó và trang hoàng nó bởi
những bông hoa. Và vì vậy mà chúng ta tạo ra ảo ảnh. Bây giờ, khi chúng ta nhìn
thấy nó như là cái bóng và không là gì khác thì không cần phải trang phục cho
nó nữa, chúng ta tự do khỏi cái bóng và nhận ra rằng cái bóng luôn có đó. Và sự
nhận biết quan trọng này cho chúng ta cái nhìn về vẻ đẹp, vẻ đẹp tuyệt vời nhất.
Tôi cũng đã có cái nhìn này.
Tôi dừng chạy khỏi những cái bóng và điều đó cho tôi sức mạnh để nhìn qua bên
kia chúng. Và những gì tôi nhìn thấy ở đó, đó là sự thật, mọi thứ được biến đổi.
Sự thật biến đổi mọi điều. Chính sự hiện diện của nó là cách mạng. Do vậy mà
tôi nói với bạn đừng sợ hãi. Nhìn những gì thực sự đều có đó, đừng tìm kiếm nơi
trú ẩn trong những giấc mơ và sự tưởng tượng. Con người dám từ bỏ những nơi trú
ẩn này sẽ lại được cư ngụ trong sự thật.
Buổi sáng hôm nay, một người
nào đó đã hỏi tôi, nhận biết trực tiếp chính mình là gì. Nhận biết trực tiếp
chính bạn có nghĩa không chấp nhận quan niêm của người khác về mình. Nhìn chính
bạn xem có gì bên trong, có gì ẩn dấu bên trong những ý nghĩ của bạn, trong những
ham muốn của bạn, trong những hành vi của bạn, trong những hy vọng của bạn,
trong những ước mong của bạn. Tìm kiếm những vấn đề này một cách trực tiếp, giống
như con người tìm kiếm nơi ở mới sau khi họ tới nơi dừng chân mới của họ. Tìm
kiếm chính bạn cứ như là tìm kiếm người chưa quen, người xa lạ. Điều này sẽ cho
bạn nhiều điều tốt lành. Nhiều hơn bất kỳ điều gì khác, nó sẽ làm tan vỡ hình ảnh
khắc sâu trong tâm trí bạn thành từng mảnh. Thần tượng này đã bị đập tan thành
nhiều mảnh, và bạn sẽ vượt qua mảnh đất của những giấc mơ để tới vùng đất của
thực tại.
Trước khi chúng ta trở thành
người tốt và thành thực, đầu tiên, chúng ta phải xua đuổi những ảo ảnh về sự thật
và lòng tốt, mà chúng ta đã tạo ra để che giấu điều không thật và xấu xa bên
trong chúng ta. Dù sao chăng nữa thì những ảo ảnh này cũng là tự lừa dối. Không
ai tạo ra hình ảnh và tính cách hư cấu cho chính mình mà không được gì. Nó được
thực hiện bởi một nhu cầu bức thiết. Nó được thực hiện để bảo vệ con người khỏi
bị bẽ mặt trong con mắt của mọi người. Khi con người thoáng nhận ra con thú có ở
trong mình thì chính sự hiện diện của nó đã dày vò họ, và họ tự cảm thấy bẽ mặt.
Có hai cách để bảo vệ bạn khỏi
sự bẽ mặt này: hoặc là con thú phải biến đi, hoặc là bạn phải quên điều đó. Để
làm cho nó biến đi, bạn phải trải qua Sadhana, thực hành kỷ luật. Nhưng việc
quên con thú là điều dễ dàng. Đó là điều rất đơn giản. Một mình sự tưởng tượng
có thể tạo ra trò gian trá. Chúng ta tạo ra hình ảnh giả của chính chúng ta, và
với sự giúp sức của hình ảnh này mà con thú bị kìm nén. Nhưng nó không biến đi.
Nó trở nên năng động phía sau hình ảnh này. Hình ảnh này chỉ là sự biểu hiện
bên ngoài, bởi vì phía sau lưng nó là con thú đang nằm. Bạn không nhìn thấy rằng,
trong cuộc sống thực sự thì hình ảnh này bị mất đi, bị đánh bại hàng ngày sao?
đây là điều tự nhiên. Con thú bên trong mới là điều thực sự, cho nên nó đánh bại
mọi nỗ lực của chúng ta. Hàng ngày sự tưởng tượng này bị đánh bại bởi chính nó.
Mặc dù điều này, bạn vẫn giữ
cho những hình ảnh đó sống động và chăm sóc chúng chu đáo. Bạn quá bận rộn để cố
chứng minh cho những người khác và cho chính bạn rằng, chúng là thực - thông
qua những hoạt động từ thiện của bạn, những sự hy sinh của bạn, nhưng hoạt động
tỏ lòng thương cảm và sự phục vụ của bạn, thông qua tất cả những cái gọi là những
hành vi đạo đức của bạn. Không phải tất cả những điều đó chỉ để tìm kiếm bằng
chứng thôi sao? không phải tất cả điều đó chỉ là những nỗ lực để chứng minh những
hình ảnh là thực sao? Nhưng tất cả những điều này đều không hiệu quả. Hình ảnh
mà bạn tự tạo dựng về mình vẫn chỉ là thứ tê liệt, vô hồn. Nó vẫn còn nguyên là
không sự sống; không có khả năng nào để sự sống vào nó.
Tôi yêu cầu bạn phải giải phóng
chính mình khỏi gánh nặng vô nghĩa này. Hãy để cho người bạn đồng hành giả tạo
và vô nghĩa này biến đi, hãy nhận biết và hiểu điều gì là thực. Việc thiết lập
hình ảnh giả sẽ cản trở hành trình, còn sự quan sát con thú bên trong bạn sẽ giải
phóng bạn khỏi sự lừa dối này, sẽ chỉ ra con đường cho bạn.
Tối qua tôi đã đi qua cánh đồng,
ở đó tôi nhìn thấy những hình nộm người. Những hình nộm cứng đờ đã được dựng
lên và đã được mặc những chiếc áo. Ở phía trên cái đầu có những cái bình bằng đất.
Trong bóng đêm, chim muông và thú vật coi chúng như những người canh gác và đã
sợ hãi bỏ đi. Tôi nhìn vào những bù nhìn này và cũng nhìn vào những người cùng
tôi. Sau đó tôi nói, “Chúng ta hãy nhìn vào bên trong chúng ta để nhận ra chúng
ta không phải là những bù nhìn”. Những người đồng hành cùng tôi bắt đầu cười
vang. Nhưng tôi nhìn thấy rằng điệu cười của họ là hoàn toàn giả tạo.
Mọi thứ về chúng ta đã trở nên
giả tạo - toàn bộ cuộc sống của chúng ta, cách cư xử của chúng ta, điệu cười của
chúng ta, những giọt nước mắt của chúng ta. Mọi thứ đã trở nên giả tạo. Chúng
ta bị kiệt sức bởi những gánh nặng của những điều giả dối này. Và mặc dù những
điều giả dối này quá nặng nề nhưng chúng ta vẫn không quẳng nó đi, bởi vì thậm
chí chúng ta còn sợ hãi nhiều hơn những gì nằm phía sau sự giả dối này. Chúng
ta sợ tới đó, vì không có nơi nào chúng ta luôn nghĩ đến chỉ khi chính chúng ta
được nhận ra. Ngược lại, sự hiện diện của con người mà chúng ta luôn coi thường
sẽ được nhận ra trong sự nở hoa toàn bộ. Nỗi sợ hãi của chúng ta không cho phép
chúng ta khám phá bản chất chúng ta.
Đối với Sadhana của con người,
đối với sự tự nhận biết, không sợ hãi là mệnh lệnh đàu tiên của thời đại. Con
người không dám thì cũng không có khả năng đi vào chính mình. Đi vào chính mình
cần nhiều táo bạo hơn, mãnh liệt hơn so với khi bước đi trên con đường đơn độc
đầy khó khăn trong đêm tối, bởi vì ngay khi con người đi vào chính mình thì tất
cả các giấc mơ ngọt ngào về họ, mà họ đã ấp ủ trong thời gian lâu dài, cũng bị
phá vỡ, và người đó tìm ra chính mình bằng việc mặt đối mặt với điều xấu xa nhất,
tội lỗi hèn hạ nhất - vì tội lỗi đó mà họ nghĩ rằng họ hoàn toàn tự do.
Nhưng khi người đó dám khám phá
chính mình thì lại di chuyển vào những con hẻm tối, vào những thung lũng bên
trong họ, vào những nơi chốn đã bỏ hoang từ lâu, người đó nhận ra rằng mình đã
cập bến cuộc đời mới. Với quyết tâm dám lao vào bóng đêm này, con người tham
gia vào hành trình và cuối cùng họ đạt được ánh sáng - mục tiêu mà người đó đã
tìm kiếm trong nhiều đời, mục tiêu luôn né tránh họ bởi vì họ không dám đi vào
bóng đêm.
Bóng tối đã bao phủ và che dấu
ánh sáng giống như đống tro che dấu tia lửa. Ngay khi chúng ta thấm đẫm bóng
đêm thì ánh sáng cũng được nhìn thấy. Vì vậy mà tôi nói với bạn: nếu bạn muốn
ánh sáng thì đừng sợ hãi bóng tối. Con người luôn sợ hãi bóng tối sẽ không bao
giờ tìm được ánh sáng. Con đường của ánh sáng thông qua bóng tối. Như là vấn đề
thực tế, sự táo bạo đi vào bóng tối này được biến đổi thành ánh sáng bên trong.
Cám ơn sự táo bạo này, người đó dã ngủ và bây giờ người đó vừa thức.
Tôi nhận thấy rằng, bạn không
muốn đạt được tự nhận biết vì bạn sợ chính mình như là mình thự sự. Bạn muốn
nghe thấy câu như “sat-chit-anand - bản thể-tâm thức-phúc lạc”, những từ như là
“vĩnh hằng” và “đức hạnh”. Bởi vì chúng giúp bạn quên những gì thực sự là bạn -
là sự tương phản hoàn toàn đối với sat-chit-anand. Nhưng bạn muốn nuôi dưỡng bản
ngã mình. Chính vì vậy những kẻ phạm tội tụ tập xung quanh các sadhu, bởi vì
câu chuyện họ nghe ở đó là về sự thanh khiết của linh hồn và được là một với
brahma, điều đó thật dễ chịu với họ. Họ cảm thấy hối lỗi khi nghe những bài
thuyết pháp. Họ bắt đầu cảm nhận rằng phạm tội là điều quá dễ dàng và quá vô hại,
vì vậy mà linh hồn là tinh khiết và không bị ảnh hưởng bởi điều đó! Tin rằng
linh hồn bạn là tinh khiết và không điên cũng không làm cho tội lỗi chấm dứt.
Đó chỉ là sự tự lừa dối quá tuyệt. Đó là trò bịp bợm cuối cùng của tâm trí con
người. Nếu chỉ tin rằng không có bóng tối thì bạn không thể có ánh sáng.
Hệ tư tưởng dạy con người tin rằng,
tội ác không tồn tại và linh hồn không dính dáng đến tội ác là điều rất nguy hiểm.
Đó chỉ là phương tiện để quên tình trạng phạm tội của con người. Nó không dẫn đến
việc dập tắt tội lỗi mà chỉ để quên đi tội lỗi. Quên tội lỗi còn xấu xa hơn sự
tồn tại của nó. Bạn có khả năng nhìn thấy những tội lỗi của mình không? nhận biết
chúng là điều tốt, là điều có lợi. Nhưng không có khả năng nhìn thấy chúng, làm
ngơ chúng thì lại là điều tệ hại, bởi vì khi chúng được nhìn thấy thì chúng bắt
đầu thúc dục chúng ta, châm chọc chúng ta để chúng ta tự biến đổi. Nhận biết tội
lỗi sẽ mang đến sự thay đổi, và hoàn toàn ý thức về tội lỗi sẽ ngay lập tức
mang đến sự biến đổi.
Vì vậy, xin đừng dính líu đến
câu chuyện về sự thanh khiết của linh hồn, sự chứng ngộ và những thứ khác. Linh
hồn không có gì liên quan đến niềm tin. Nó là một cái gì đó được nhận ra trực
tiếp khi tính cách đầy tội lỗi bị đánh gục, và khi người tìm kiếm phá vỡ những
lớp của bóng đêm để đi vào những bí mật của chính mình, vào bản thể sâu thẳm,
vào trung tâm ánh sáng. Đó là sự nhận biết trực tiếp. Đó không phải là thứ có
thể tưởng tượng.
Bất kỳ khái niệm tưởng tượng
nào về nó cũng có thể trở nên rất tai hại. Tôi có thể trở thành rào cản và có
thể đứng trên con đường nhận ra ánh sáng, bởi vì nếu bạn tin rằng không có bóng
tối, thế thì không có khả năng bạn dịch chuyển một cái gì đó mà bạn tin là
không tồn tại. Và nếu linh hồn không phạm điều tốt hoặc điều xấu, vậy thì ý
nghĩ của việc vượt lên trên nó là gì? có những lời phát biểu và những câu hỏi
vô nghĩa của cái gọi là là những triết lý của chúng ta, chính họ đã đẩy nhiều
người vào những thế giới ảo giác. Sự độc hại này đã lan rộng, vì điều này mà
chúng ta nghĩ về chúng ta như là Thượng đế. Và ở cùng một thời điểm đó việc tìm
ra những tội phạm tầm cỡ hơn chúng ta trên trái đất này là điều khó khăn.
Đừng quên rằng, tự ca ngợi và
câu chuyện về sự tinh khiết của linh hồn đã làm lãng quên tội lỗi. Những người
đã rợi vào cái bẫy của câu chuyện này rồi thì việc thoát ra khỏi nó là điều rất
khó khăn. Trở nên tự do khỏi tội lỗi là điều dễ dàng, nhưng việc trốn thoát khỏi
sự hỗn loạn của loại triết gia nguy hiểm này là rất khó khăn.
Thực tế rằng, linh hồn là tinh
khiết thì cũng không phải là lý thuyết hoặc cũng không phải là nguyên lý, đó là
sự nhận biết trực tiếp. Và bất kỳ sự bạn luận nào về nó cũng là vô dụng. nó giống
như việc tự tạo ra ảo ảnh trong tâm trí của người bệnh tật rằng, bệnh của họ
không tồn tại. Nếu con người bệnh tật chấp nhận điều này như cẩm nang thì hậu
quả là, thay vì bình phục lại là cái chết thực sự.
Những người biết không bao giờ
bàn luận về sự nhận biết. Họ nói về Sadhana, về con đường dẫn tới sự nhận biết.
Không phải nên cân nhắc sự nhận biết mà Sadhana nên được cân nhắc. Sự nhận biết
buộc phải theo sau Sadhana. Nghĩ về nó là điều vô nghĩa. Và nếu một người nào
đó coi sự nhận biết là hiển nhiên thì Sadhana của họ là điều không thể.
Việc coi nhận biết-không-Sadhana
là điều hiển nhiên nhìn mới dễ dàng là sao! bằng cách này, con người bắt đầu cảm
thấy niềm vui tự do khỏi tội lỗi, nhưng thực chất là không rũ bỏ được khỏi nó,
với sự hấp dẫn mãnh liệt của ảo ảnh, những kẻ ăn xin được nói rằng họ là hoàng
đế chắc hẳn phải vui sướng vô bờ! Không có gì ngạc nhiên khi những người nói với
họ như vậy lại được kính trọng, và họ tôn thờ những người đó bằng việc phủ phục
dưới chân họ. Không gì có thể dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn so với việc giải
thoát khỏi nghèo đói và tội lỗi! triết lý giả tạo này cho bạn sự tự do rất dễ
dàng, nhưng Sadhana lại đòi hỏi bạn nỗ lực lớn lao.
Tôi hy vọng bạn không bị mắc
vào cái bẫy của bất kỳ triết lý nào hoặc của nhà tư tưởng nào. Tôi hy vọng bạn
không phải viện đến bất kỳ kiểu đường tắt nào như vậy. Cách dễ dàng nhất và ít
tốn kém nhất là tin rằng linh hồn và tinh khiết và khai sáng, rằng linh hồn
chính là là Brahma và bạn không phải thực hiện điều gì - và tất nhiên, bất kỳ
điều gì xảy ra thì cũng là tốt nhất, bởi vì không có gì cần phải từ bỏ.
Đừng quên rằng, thậm chí sự thật
cũng có thể bị lạm dụng, và thậm chí sự thật cao quý nhất cũng có thể bị sử dụng
để che dấu những điều lầm thường nhất. Điều này đã xảy ra trong quá khứ và nó
đang xảy ra hàng ngày. Sự hèn nhát có thể được che dấu bởi không bạo lực, tội lỗi
có thể được che dấu dưới triết lý của sự tinh khiết và khai sáng của linh hồn,
và không-hành động dưới trang phục của sannyas.
Tôi muốn cảnh báo bạn chống lại
những điều nguy hiểm này. Nếu bạn không đề phòng chúng thì bạn không thể tạo ra
quá trình mạnh mẽ theo hướng dẫn của bản thể bạn. Đừng tìm kiếm nơi ẩn nấp dưới
bất kỳ mái che triết lý nào, cố mà thoát khỏi tội lỗi và bóng đêm đã che phủ bạn.
Nhận biết chúng. Trở nên quen biết chúng, chúng có đó. Đừng quên rằng chúng tồn
tại. Thậm chí mặc dù chúng giống những giấc mơ thì chúng vẫn có đó. Và đừng
nghĩ rằng những giấc mơ không tồn tại. Thậm chí những giấc mơ cũng có sự tồn tại.
Nó cũng có thể che lấp chúng ta, quấy nhiễu chúng ta. Nói rằng, “đó chỉ là giấc
mơ”, sẽ không dẫn bạn tới đâu. Không có giải pháp nào khác ngoài việc thức tỉnh.
Nhưng nếu người đó thích thì họ thậm chí có thể mơ khi đã được đánh thức. Triết
lý giả tạo, triết lý-không-Sadhana cũng thực hiện điều tương tự. Nó không đánh
thức bạn, nó chỉ đơn giản gây ra giấc mơ của thức tỉnh. Đây là giấc mơ bên
trong giấc mơ. Bạn đã không có những giấc mơ nơi bạn đã nhìn thấy chính bạn như
là người thức tỉnh sao?
Tin và nói một cách đơn thuần rằng,
không có tội lỗi, không bóng tối, không mục đích phụng sự. Đó chỉ là biểu cảm ước
mong của bạn mà không phải sự thật. Đó là ước mong của chúng ta rằng không nên
có tội lỗi, không bóng tối, mà chỉ một mình ước mong là đủ. Đó là điều quan trọng.
Dần dần những nhà triết học đó bắt đầu tin những giấc mơ về sự hoàn thiện, giống
như người ăn xin muốn là vua chúa, cuối cùng sẽ bắt đầu mơ mình trở thành vua.
Họ luôn ước mong điều đó và cuối cùng họ tưởng tượng họ đã đạt được những gì họ
muốn, nhưng thực tế họ không đạt được bất kỳ điều gì. Và vì vậy việc quên thất
bại là điều dễ dàng. Và họ đã thở dài mãn nguyện trong giấc ngủ của mình, bởi
vì trong giấc mơ họ đã đạt được những gì họ không thể có trong thực tại.
Tôi hy vọng bạn đang không tìm
kiếm sự mãn nguyện đó ở đây. Nếu như vậy thì bạn đã đến với người không phù hợp.
Tôi không thể cho bạn bất kỳ nền tảng nào của sự tự lừa dối. Tôi là người phá vỡ
giấc mơ và tôi muốn đánh thức bạn từ giấc ngủ của bạn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, thức
dậy là đau khổ, nhưng đó là sự tự hành xác duy nhất để hối lỗi. Sự tự hối lỗi
này, sự đau khổ này bắt đầu với nhận biết của bạn về tình trạng hối lỗi, nhận
biết về trạng thái hối hận thực của bạn. Bạn không thể che dấu thêm bất kỳ ảo ảnh
nào nữa. Bạn biết sự thực là gì, bạn biết như là nó vậy. Điều này sẽ gây ra nỗi
bất hạnh và điều này sẽ gây ra đau khổ, bởi vì nó sẽ hủy diệt những giấc mơ ngọt
ngào mà trong những giấc mơ đó bạn thấy mình như là hoàng đế. Hoàng đế sẽ biến
mất à kẻ ăn xin sẽ tồn tại trong ánh sáng, vẻ đẹp sẽ biến mất và điều xấu xí sẽ
xuất hiện; điều thiện sẽ tan biến và điều ác sẽ trở thành hiện thực; con thú
trong bạn sẽ đối diện bạn trong toàn bộ sự trần trụi của nó.
Điều này là hoàn toàn cần thiết,
là rất cần thiết. Đó là điều bắt buộc để vượt qua sự đau đớn về thể xác và tinh
thần này. Đó là điều không thể tránh bởi vì đó là nỗi đau sinh nở khi đứa trẻ
ra đời. Sau khi chúng ta nhìn thấy con thú mặt-đối-mặt, chúng ta sẽ bắt đầu biết
con người không phải là con thú, và đó là điều duy nhất.
Con người nhìn thấy con thú mặt-đối-mặt
trở nên khác với con thú. Sự nhận ra con thú bên trong này phá vỡ sự đồng dạng
với nó. Sự quan sát tách biệt người quan sát với đối tượng quan sát. Và thế là
hạt mầm thức tỉnh đã được gieo, khi nó hoàn toàn phát triển, nó sẽ nở hoa thành
tự nhận biết.
Bỏ chạy khỏi tội lỗi, khỏi bóng
tối và khỏi con thú thì không phải là Sadhana mà là bỏ trốn khỏi nó. Đó là sự
trốn chạy khỏi sự thật. Giống như con đà điểu dấu đầu trong cát và cảm thấy an
toàn bằng việc nghĩ rằng, kể từ đó nó sẽ không thể nhìn thấy kẻ thù nữa, kẻ thù
không tồn tại nữa. Nếu điều này là thật thì mới tuyệt vời làm sao! nhưng không
phải như vậy. Không nhìn thấy kẻ thù không có nghĩa là nó không tồn tại. Ngược
lại, nó trở nên nguy hiểm hơn. Với đôi mắt nhắm bạn sẽ là con mồi ngoan ngoãn.
Với sự hiện diện của kẻ thù mắt bạn nên rộng mở hết cỡ, kể từ đó sự nhận biết kẻ
thù là trong sâu thẳm bạn.
Sự ngu dốt có thể không động chạm
gì đến chúng ta nhưng lại là điều tai hại. Vì lý do này mà tôi yêu cầu bạn khám
phá và quan sát phần bóng tối của bạn một cách toàn bộ. Trút bỏ mọi trang phục
và nhìn xem bạn là gì. Hãy nhấc đầu bạn khỏi đống cát và nhìn xem.
Nhìn với đôi mắt mở rộng nhất của
bạn, chính việc nhìn này là sự chuyển hóa, là sự khởi đầu của cuộc đời mới. Với
đôi mắt mở rộng của bạn, sự thay đổi bắt đầu và bất kỳ điều gì bạn làm thì sau
đó cũng mang bạn tới thẳng sự thật. Phá vỡ mọi lớp của bóng tối, bạn bước đi
trong ánh sáng; quét đi mọi tội lỗi, bạn đạt được chúa trời; đánh đòn chí từ
vào sự ngu dốt, bạn đạt tới linh hồn.
Đây là con đường đúng đắn đối với
Sadhana của con người, đối với hành trình tới tự nhận biết. Và trước điều này
thì không ước mơ nào cần được mơ - không ước mơ về linh hồn và Thượng đế, không
ước mơ về sat-chit-anand và brahma. Điều này giống như sống trong thiên đường lừa
dối trong khi thiên đường thực sự lại bị thất lạc. Bạn cũng có thể đạt tới trạng
thái hoàn hảo đó, sat-chit-anand, bởi con đường của hành động, bởi nghiệp chướng,
bởi việc xua tan ngu dốt và bóng tối.
Tối hôm qua một người nào đó đã
hỏi tôi satsang là gì. Tôi đã trả lời rằng, satsang có nghĩa là sự có mặt của bản
thể con người, của sự thật, và rằng sự thật đó không thể được tìm ra ở bên
ngoài. Không guru hoặc không người thuyết giảng, hoặc không sách giáo huấn nào
có thể cho bạn điều đó. Nó ở bên trong bạn, và nếu bạn ước mong đạt được nó thì
hãy tìm kiếm người đồng hành của chính bạn.
Hãy cùng với chính bạn. Nhưng
chúng ta luôn đồng hành với một người nào đó khác, và chưa bao giờ cùng với
chính chúng ta.
Có một lần Echart ngồi dưới lùm
cây trên cánh đồng đồng hiu quạnh. Có một người bạn đi ngang qua và nhìn thấy
ông ta đang ngồi đó. Người đó đi tới chỗ ông ta và nói, “Tôi nhìn thấy ông đang
ngồi một mình, và tôi nghĩ tôi sẽ đến chỗ ông”. Bạn có biết Eckhart trả lời như
thế nào không? Ông ta nói, “Tôi đã cùng với chính mình, nhưng ông đã đến và bây
giờ tôi hoàn toàn đơn độc”.
Bạn đã bao giờ là bạn đồng hành
với chính mình như vậy chưa? Đây là satsang. Đây là sự cầu nguyện. Đây là thiền.
Khi tôi hoàn toàn đơn độc bên trong chính mình và khi không ý nghĩ, không nghĩ
về bất kỳ ai, tôi đang đồng hành với chính bản thể mình. Khi mà thế giới bên
ngoài vắng mặt thì bên trong sẽ có sự đồng hành với chính bản thể của con người.
Trong trạng thái không người đồng hành và đơn độc đó, trong bản thể tinh khiết
của bạn, sự thật được nhận ra bởi vì trong bản thể sâu thẳm của mình thì chính
bạn là sự thật đó.
Vì vậy mà đó là vấn đề của lòng
mộ đạo mà không phải là vẻ bề ngoài mộ đạo. Bất kỳ khi nào có bất kỳ ai hỏi tôi
về lòng mộ đạo thì câu hỏi đầu tiên tôi hỏi người đó là, “Bạn muốn biểu hiện là
mộ đạo hay trở thành mộ đạo?” Hai con đường là hoàn toàn khác nhau. Trở nên mộ
đạo là Sadhana, là quá trình của tự nhận biết; biểu hiện là mộ đạo chỉ là tự
trang điểm. Trang phục của sadhu và các thánh, sự rập khuôn của họ, những chiếc
áo choàng truyền thống, những quyển sách cua rhoj, những dấu hiệu trên trán họ
và ở cơ thể họ - tất cả những thứ đó chỉ để biểu hiện là mộ đạo. Nếu bạn cũng
muốn biểu hiện là mộ đạo theo kiểu như vậy thì điều đó dễ dàng.
Nhưng nên nhớ, việc biểu hiện
là cho người khác, việc trở thành là cho chính mình. Tôi không như những người
khác biết mình từ bên ngoài. Tôi là người biết mình từ bên trong. Nếu tôi xuất
hiện để bạn cùng hàng vơi sự thật một cách tự chủ, thì điều đó có chứa đựng bất
kỳ giá trị gì cho bạn không? Sự thực, giá trị chỉ liên quan đến chính bản thể
tôi.
Những phẩm chất mộ đạo cũng có
thể bị bào mòn giống mộ đạo của giới thầy tu. Mọi người mặc nó giống như đồ
trang sức chỉ để trang trí. Và toàn bộ điều này lại còn nguy hiểm hơn. Hành vi
của con người có thể là hai dạng, giống như những bông hoa thật và những bông
hoa bằng giấy. Loại đầu tiên xuất hiện từ sự sống đích thực và là nhựa cây; loại
thứ hai không có sự sống trong chúng. Chúng không nở thành những bông hoa và
cánh hoa của chúng được dán lại cùng nhau.
Khi chúng ta bị sốt, cơ thể của
chúng ta chạy đua với nhiệt độ, chúng ta không cố gạt bỏ cơn sốt bằng việc hạ
nhiệt độ xuống. Chúng ta cố hạ cơn sốt và điều này làm cho nhiệt độ trở lại bình
thường. Nhiệt độ không là gì mà là triệu chứng của sốt, nó không phải là bệnh tật.
Nó chỉ là dấu hiệu mà không phải là kẻ thù. Hẳn bạn muốn gọi thầy thuốc để ông
ta có thể chiến đấu với nhiệt độ chăng?
Thiếu thốn tương tự về sự lành
mạnh có thể được tìm ra ở cuộc sống tôn giáo. Những dấu hiệu bề ngoài bị nhầm lẫn
và coi những triệu chứng đó là căn bệnh, thế là chúng ta bắt đầu đấu tranh. Điều
này không ích gì cho việc loại bỏ bệnh tật. Ngược lại, bệnh nhân, người nhiễm bệnh
sẽ chắc chắn bị loại bỏ.
Tính ích kỷ, sự giả dối, bạo lực,
thói dâm ô, thói tham lam, thói ham muốn, tất cả đều là biểu hiện, là triệu chứng.
Chúng là nhiệt độ. Chúng không phải là bệnh tật. Cuộc đấu tranh của chúng ta
không trực tiếp chống lại chúng mà thông qua chúng, chúng ta chỉ cần nhận ra rằng
có thủ phạm bên trong. Thủ phạm này là sự ngu dốt của bản thể ta. Đây là sự ngu
dốt của bản thể được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau, giống như tính ích kỷ,
thói dâm ô, nỗi sợ hãi, sự giận dữ, bạo lực, dối trá và vân vân. Và vì chúng chỉ
là biểu hiện, chỉ là dấu hiệu cho nên chúng không thể bị đánh bật.
Vậy thì chúng ta phải làm gì?
chúng ta phải đấu tranh bằng việc triển lãm những bông hoa nhân tạo về sự thật,
không bạo lực, lòng nhân từ, sự can đảm chăng? Bạn cũng đã tự trang điểm mình với
những bông hoa như vậy. Hãy nhận biết,
hãy bảo đảm rằng bạn không bị đánh lừa bởi chúng, thậm chí bạn có thể
thành công trong việc làm cho người khác lầm đường lạc lối.
Vấn đề không phải là rũ bỏ sự
giả dối, bạo lực và nỗi sợ hãi mà là vượt lên trên sự ngu dốt của bản thể ta. Tất
cả chúng có đó vì sự ngu dốt này. Không có nó, chúng không thể tồn tại. Nếu
không có sự ngu dốt của bản thể ta thì tất cả những điều này sẽ tự động biến
đi, và khoảng không của chúng sẽ tự động được điền đầy bởi sự thật, bởi sự
khiêm nhường, bởi không ước mong, bởi tự do khỏi giận dữ, bởi không bạo lực, bởi
không sở hữu. Chúng cũng là những tín hiệu. Chúng là những dấu hiệu của tự nhận
biết.