Chương 9. Bao giờ cũng với đam mê!

Chương 9. Bao giờ cũng với đam mê!

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 3
Chương 9. Bao giờ cũng với đam mê!

Phật nói:
Ngày xưa có một người,
thất vọng về bất lực không kiểm soát được
đam mê của mình,
đã muốn làm mình què cụt đi.
Phật nói với người đó,
'Tốt hơn cả là phá huỷ những ý nghĩ ác của ông
đừng làm hại con người ông.
Tâm trí là chúa tể.
Khi bản thân chúa tể được bình thản,
thì những kẻ hầu tự chúng sẽ chịu nhường.
Nếu tâm trí ông mà không được dọn sạch những đam mê ác,
thì tự làm què cụt mình đi có ích lợi gì?'
Do đó, Phật trích dẫn gatha:
"Đam mê lớn lên từ ý chí,
ý chí lớn lên từ ý nghĩ và tưởng tượng:
khi cả hai được bình lặng,
thì không có dục vọng lẫn luân hồi.
Phật nói,
Gatha này đã được Kashyapadbuddha dạy trước đây.
Phật nói:
"Từ đam mê nảy sinh lo nghĩ,
và từ lo nghĩ nảy sinh sợ hãi.
Xa khỏi đam mê
và không sợ hãi, không lo nghĩ."
Con người trong khổ, và con người vẫn còn trong khổ hàng thế kỉ nay. Hiếm khi bạn có thể tìm thấy một người không khổ. Điều đó hiếm hoi đến độ gần như không thể tin nổi. Đó là lí do tại sao người ta chưa bao giờ tin vào chư phật. Mọi người không tin rằng họ đã bao giờ tồn tại. Mọi người không thể tin được vào điều đó. Họ không thể tin được vào điều đó bởi vì khổ riêng của họ. Khổ đến mức, và họ bị dính mắc vào nó sâu đến mức họ chẳng thấy lối thoát nào là có thể cả.
Chư phật phải đã được tưởng tượng ra - mọi người nghĩ - phật là giấc mơ của nhân loại. Đó là điều Sigmund Freud nói: Phật là việc hoàn thành ước muốn. Con người muốn được là cách đó, con người ham muốn thoát khỏi khổ, con người muốn có cái im lặng đó, cái an bình đó, cái phúc lành đó - nhưng điều đó đã không xảy ra. Và Freud nói không có hi vọng - điều đó không thể nào xảy ra được bởi chính bản chất của mọi vật. Con người không thể nào trở nên hạnh phúc được.
Freud phải đã được mọi người nghe rất say mê và rất sâu sắc. Ông ấy không thể nào bị bác bỏ dứt khoát được; ông ấy là một trong những tâm trí xuyên thấu nhất đã từng có. Và khi ông ấy nói rằng hạnh phúc là không thể được, và khi ông ấy nói rằng việc hi vọng về hạnh phúc là hi vọng về điều không thể được, thì ông ấy ngụ ý điều đó. Quan sát riêng của ông ấy về khổ của con người đã dẫn ông ấy tới kết luận này. Kết luận này không phải là kết luận của triết gia. Freud không phải là người bi quan. Nhưng khi quan sát hàng nghìn người, đi sâu hơn vào trong con người họ, ông ấy đã nhận ra rằng con người được tạo ra theo cách con người là một quá trình có sẵn của việc bị khổ. Nhiều nhất thì con người có thể trong thoải mái, nhưng không bao giờ trong cực lạc. Nhiều nhất thì chúng ta có thể làm cho cuộc sống chút ít thuận tiện hơn - qua công nghệ khoa học, qua thay đổi xã hội, qua nền kinh tế tốt hơn, và qua những thứ khác - nhưng con người sẽ vẫn còn khổ hệt như trước.
Làm sao Freud tin được vị phật đã bao giờ tồn tại? Thanh thản như thế dường như chỉ là giấc mơ. Nhân loại đã từng mơ về Phật.
Ý tưởng này nảy sinh bởi vì Phật hiếm thế, ngoại lệ thế. Ông ấy không phải là qui tắc. Tại sao con người vẫn còn trong nhiều khổ thế? Và phép màu là ở chỗ mọi người đều muốn hạnh phúc. Bạn không thể nào tìm ra được một người muốn khổ, và vậy mà mọi người vẫn đang khổ. Mọi người đều muốn hạnh phúc, phúc lạc, an bình, im lặng, mọi người đều muốn trong vui sướng, mọi người đều muốn mở hội - nhưng dường như điều đó là không thể được. Bây giờ, phải có nguyên nhân rất sâu sắc nào đó, sâu đến mức phân tích của Freud cũng không thể nào đạt tới nó được, sâu tới mức logic không thể nào thấm vào nó được.
Trước khi chúng ta đi vào những lời kinh này, những điều cơ sở cần phải được hiểu: Con người muốn hạnh phúc, đó là lí do tại sao con người khổ. Bạn càng muốn được hạnh phúc hơn, bạn sẽ càng khổ hơn. Bây giờ điều này là rất ngớ ngẩn, nhưng điều này là nguyên nhân gốc rễ. Và khi bạn hiểu quá trình tâm trí con người vận hành, bạn sẽ có khả năng hiểu nó.
Con người muốn hạnh phúc, do đó con người tạo ra khổ. Nếu bạn muốn thoát khỏi khổ, bạn sẽ phải thoát khỏi ham muốn về hạnh phúc của mình - thế thì không ai có thể làm cho bạn khổ được. Đây là điều Freud đã bỏ lỡ. Ông ấy đã không thể nào hiểu được rằng chính ham muốn về hạnh phúc có thể là nguyên nhân của khổ. Làm sao mà điều đó lại xảy ra được? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn ham muốn hạnh phúc? Và nó làm gì cho bạn, ham muốn về hạnh phúc đó?
Khoảnh khắc bạn ham muốn hạnh phúc, bạn đã đi xa khỏi hiện tại, bạn đã đi xa khỏi sự tồn tại, bạn đã đi vào tương lai - cái không ở đâu cả, cái còn chưa tới. Bạn đã đi vào trong mơ. Bây giờ, mơ không bao giờ có thể được hoàn thành. Ham muốn của bạn về hạnh phúc là mơ. Mơ này không thật. Qua cái không thật, chẳng ai đã bao giờ đạt tới được cái thật. Bạn đã đáp chuyến tàu sai.
Ham muốn về hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn không hạnh phúc vào khoảnh khắc này. Và khổ là những phóng chiếu vào tương lai để một lúc nào đó, một ngày nào đó, theo cách nào đó, người đó sẽ hạnh phúc. Từ khổ phóng chiếu của bạn mới sinh ra. Nó mang chính hạt mầm của khổ. Nó tới từ bạn - nó không thể khác với bạn được. Nó là con của bạn: khuôn mặt của nó sẽ giống bạn; trong thân thể nó máu bạn sẽ tuần hoàn. Nó sẽ là sự liên tục của bạn.
Bạn bất hạnh hôm nay; bạn phóng chiếu ngày mai sẽ hạnh phúc, nhưng ngày mai là phóng chiếu của bạn, của hôm nay của bạn, của bất kì cái gì bạn đang là. Bạn bất hạnh - ngày mai sẽ tới từ cái bất hạnh này và bạn sẽ bất hạnh hơn. Tất nhiên, từ nhiều bất hạnh hơn bạn lại sẽ ham muốn nhiều hạnh phúc hơn trong tương lai. Và thế thì bạn trong cái vòng luẩn quẩn: bạn càng trở nên nhiều bất hạnh hơn, bạn lại càng ham muốn hơn về hạnh phúc; bạn càng ham muốn hơn về hạnh phúc, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Bây giờ điều đó giống như con chó cứ bắt cái đuôi của mình.
Trong Thiền họ có câu nói nào đó cho điều này. Họ nói: Đánh xe. Nếu ngựa của bạn không đi và bạn cứ đánh xe, thì điều đó chẳng ích gì. Bạn khổ, thế thì bất kì cái gì bạn có thể mơ và bất kì cái gì bạn có thể phóng chiếu đều sẽ đem tới nhiều khổ hơn.
Cho nên điều thứ nhất là không mơ, không phóng chiếu. Điều thứ nhất là ở đây bây giờ. Dù nó là cái gì,  cứ ở đây bây giờ - và khải lộ vô cùng đang chờ đợi bạn. Khải lộ này là ở chỗ không ai có thể bất hạnh trong khi ở đây bây giờ.
Bạn đã bao giờ bất hạnh ở đây và bây giờ chưa? Ngay khoảnh khắc này bạn đang đối diện với tôi: có khả năng nào bất hạnh ngay bây giờ không? Bạn có thể nghĩ về hôm qua và bạn có thể trở nên bất hạnh. Bạn có thể nghĩ tới ngày mai và bạn có thể trở nên bất hạnh. Nhưng ngay khoảnh khắc này, cái đập tim này, nhịp đập này, khoảnh khắc thực này - bạn có thể bất hạnh ngay bây giờ được không? không quá khứ nào, không tương lai nào?
Bạn có thể đem khổ tới từ quá khứ, từ kí ức. Ai đó xúc phạm bạn hôm qua và bạn có thể vẫn mang vết thương ấy, bạn có thể vẫn mang vết đau ấy, và bạn có thể vẫn cảm thấy bất hạnh về nó: Tại sao? Tại sao điều đó đã xảy ra cho bạn? Tại sao người đó đã xúc phạm bạn? Và bạn đã làm biết bao nhiêu điều tốt lành cho người đó, và bạn bao giờ cũng giúp đỡ, bạn giờ cũng bạn bè - mà người ấy lại xúc phạm bạn! Bạn đang chơi với cái gì đó không còn nữa. Hôm qua đã qua rồi.
Hay bạn có thể bất hạnh vì ngày mai. Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - bạn định ở đâu đây? Bạn sẽ đi ăn ở đâu đây? Ngày mai tiền sẽ hết! - thế thì bất hạnh bước vào.
Hoặc nó tới từ hôm qua, hoặc nó tới từ ngày mai, nhưng nó chưa bao giờ ở đây bây giờ. Ngay khoảnh khắc này, ngay lúc này, bất hạnh là không thể được. Nếu bạn đã biết điều này nhiều, bạn có thể trở thành vị phật. Thế thì không ai cản trở con đường của bạn cả. Thế thì bạn có thể quên tất cả về Freuds. Thế thì hạnh phúc không chỉ là có thể - nó đã xảy ra rồi, nó chỉ ở ngay trước bạn. Và bạn đang bỏ lỡ nó bởi vì bạn cứ nhìn sang bên.
Hạnh phúc là nơi bạn đang hiện hữu, dù bạn ở bất kì đâu, hạnh phúc đều có đó. Nó bao quanh bạn. Nó là hiện tượng tự nhiên. Nó giống như không khí, giống như bầu trời. Hạnh phúc không phải đi tìm: nó là chính chất liệu làm nên vũ trụ này. Vui vẻ là chính chất liệu làm nên vũ trụ này. Nhưng bạn phải có cái nhìn thẳng, bạn phải có cái nhìn trực tiếp. Nếu bạn nhìn sang bên, bạn lỡ.
Bạn lỡ bởi vì bạn. Ban lỡ bởi vì bạn có cách tiếp cận sai.
Đây là chân lí nền tảng nhất Phật đem tới cho thế giới. Đây là đóng góp của ông ấy. Ông ấy nói: Cứ để quá khứ chết đi và đừng bao giờ nghĩ tới tương lai - và thế rồi thử khổ xem. Bạn sẽ thất bại. Bạn không thể nào khổ được. Thất bại của bạn là tuyệt đối chắc chắn; điều đó có thể dự đoán trước được. Bạn không thể nào xoay xở được, dù bạn hiệu quả đến đâu trong khổ, dù bạn được huấn luyện thế nào, nhưng bạn không thể tạo ra được khổ vào chính khoảnh khắc này.
Ham muốn hạnh phúc giúp cho bạn nhìn đi đâu đó khác, và bạn cứ bỏ lỡ. Hạnh phúc không phải được tạo ra - hạnh phúc chỉ là để được thấy. Nó đã hiện diện rồi. Chính khoảnh khắc này, bạn có thể trở nên hạnh phúc, cực kì hạnh phúc.
Đây là cách thức điều đó đã xảy ra cho Phật. Ông ấy là con vua. Ông ấy có mọi thứ nhưng không hạnh phúc. Ông ấy đã trở nên ngày càng bất hạnh hơn - bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Đó là khổ của người giầu. Đó là điều đang xảy ra ở Mĩ ngày nay: họ càng giầu hơn, họ càng trở nên bất hạnh hơn, họ càng trở nên giầu hơn, họ càng lúng túng hơn phải làm gì.
Người nghèo bao giờ cũng chắc chắn về cái gì phải làm: họ phải kiếm tiền, họ phải làm nhà tốt, họ phải mua xe, họ phải cho con vào đại học. Họ bao giờ cũng có chương trình đang chờ đợi mình. Họ bận bịu. Họ có tương lai. Họ có hi vọng: ngày này hay ngày khác.... Họ vẫn khổ, nhưng hi vọng có đó.
Người giầu khổ và hi vọng cũng mất luôn. Khổ của người đó là gấp đôi. Bạn không thể nào tìm được người nào nghèo hơn người giầu; người đó là nghèo gấp đôi. Người đó vẫn còn phóng chiếu vào tương lai, và bây giờ người đó biết tương lai không định đem lại cái gì cả - bởi vì bất kì cái gì người đó cần, người đó đều có rồi. Người đó trở nên bị rắc rối, tâm trí người đó trở nên ngày một lo âu hơn, sợ hãi hơn. Người đó trở nên khổ não. Đó là điều đã xảy ra cho Phật.
Ông ấy giầu. Ông ấy có mọi thứ mà người ta có thể có. Ông ấy đã trở nên rất bất hạnh. Một hôm ông ấy trốn khỏi cung điện, bỏ lại tất cả mọi giầu sang, vợ đẹp, con mới sinh - ông ấy trốn đi. Ông ấy trở thành kẻ ăn mày. Ông ấy bắt đầu tìm kiếm hạnh phúc. Ông ấy đã tới hết guru này tới guru kia; ông ấy đã hỏi mọi người phải làm gì để hạnh phúc - và tất nhiên có cả nghìn lẻ một người sẵn sàng khuyên ông ấy và ông ấy đã theo lời khuyên của mọi người. Và ông ấy càng theo lời khuyên của họ, ông ấy càng trở nên bị lẫn lộn hơn.
Phật đã cố gắng làm bất kì điều gì mọi người nói với ông ấy. Ai đó nói: "Tập Hatha yoga đi" - ông ấy đã trở thành nhà hatha yogi. Ông ấy đã tập các động tác yoga và ông ấy đã làm chúng tới chính cực điểm. Chẳng cái gì nảy ra từ đó cả. Có thể bạn được thân thể tốt bằng hatha yoga, nhưng bạn không thể trở nên hạnh phúc được. Chỉ thân thể tốt hơn, thân thể mạnh khoẻ hơn, cũng chẳng tạo nên khác biệt gì. Với nhiều năng lượng hơn bạn sẽ có nhiều năng lượng trong tay hơn để trở nên bất hạnh - nhưng bạn sẽ trở nên bất hạnh. Bạn sẽ làm gì với nó? Nếu bạn có nhiều tiền, bạn định làm gì với nó? - bạn sẽ làm cái mà bạn có thể làm. Và nếu ít tiền làm cho bạn khổ thế, thì nhiều tiền sẽ làm cho bạn còn khổ hơn. Nó là số học đơn giản.
Phật đã vứt bỏ mọi yoga. Ông ấy đã tới thầy giáo khác, nhà raja yogis, người không dạy về điệu bộ thân thể, người chỉ dạy mật chú, tụng niệm, thiền. Ông ấy đã làm điều đó nữa, nhưng chẳng có gì xảy đến từ nó cả. Ông ấy đã thực sự trong tìm kiếm. Khi bạn thực sự trong tìm kiếm thì chẳng cái gì có thể giúp được, thế thì vô phương cứu chữa.
Người xoàng xĩnh dừng lại ở đâu đó trên đường; họ không phải là người tìm kiếm thực. Người tìm kiếm thực là người đi tới tận cùng của tìm kiếm, và đi tới nhận ra rằng tất cả mọi tìm kiếm đều vô nghĩa. Bản thân việc tìm kiếm là con đường của ham muốn - điều đó ông ấy đã nhận ra một ngày nào đó. Một ngày nào đó ông ấy đã rời bỏ cung điện, ông ấy đã rời bỏ của cải trần gian; sau sáu năm tìm kiếm tâm linh, ông ấy đã vứt bỏ mọi tìm kiếm. Tìm kiếm vật chất đã bị bỏ trước đây, bây giờ ông ấy vứt nốt tìm kiếm tâm linh. Thế giới này đã bị vứt bỏ trước đây, bây giờ ông ấy vứt bỏ nốt thế giới bên kia.
Ông ấy đã hoàn toàn gạt bỏ ham muốn... và chính khoảnh khắc đó nó đã xảy ra. Chính khoảnh khắc đó đã có phúc lành. Khi ông ấy đã hoàn toàn gạt bỏ ham muốn, khi ông ấy đã bỏ mọi hi vọng, tương lai biến mất - bởi vì tương lai tồn tại vì hi vọng của bạn. Tương lai không phải là một phần của thời gian, nhớ lấy. Tương lai là một phần của hi vọng của bạn, ham muốn của bạn; tương lai là một phần của tham lam của bạn. Tương lai không phải là một phần của thời gian.
Thời gian bao giờ cũng hiện tại. Thời gian không bao giờ là quá khứ, không bao giờ là tương lai. Thời gian bao giờ cũng ở đây. Bây giờ là vô hạn. Thời gian không bao giờ đi đâu và không bao giờ tới từ bất kì chỗ nào. Nó đã ở đây và bao giờ cũng ở đây. Nó là tham lam của bạn, nó là ham muốn của bạn, nó là hi vọng của bạn, rằng bằng cách nào đó, trong tình huống nào đó, bạn sẽ hạnh phúc.
Mọi ham muốn bị vứt bỏ, mọi hi vọng bị vứt bỏ, mọi hi vọng bị gạt bỏ, bỗng nhiên Gautama Siddhartha trở thành vị phật. Điều đó đã có đấy nhưng ông ấy lại đi tìm ở đâu đó khác. Nó đã có đấy, bên trong, bên ngoài. Nó là cách vũ trụ này được tạo ra. Nó là phúc lạc, nó là chân lí, nó là điều thiêng liêng.
Con người vẫn còn khổ bởi vì con người cứ bỏ lỡ chân lí nền tảng này về ham muốn của mình. Điều này cần phải được hiểu, thế thì những lời kinh này sẽ rất đơn giản.
Phật nói:
Ngày xưa có một người,
thất vọng về sự bất lực không kiểm soát được
đam mê của mình,
đã muốn làm mình què cụt đi.
Phật nói với người đó,
'Tốt hơn cả là phá huỷ những ý nghĩ ác của ông
chứ đừng làm hại con người ông.
Tâm trí là chúa tể.
Khi bản thân chúa tể được bình thản,
thì những kẻ hầu tự chúng sẽ chịu nhường.
Nếu tâm trí ông mà không được dọn sạch những đam mê ác,
thì tự làm què cụt mình đi có ích lợi gì?'
Nhiều điều cần được hiểu. Thứ nhất: một hiểu lầm lớn vẫn tồn tại về Phật rằng ông ấy phản thân thể. Điều đó là hoàn toàn sai. Ông ấy không bao giờ phản thân thể. Ông ấy không ủng hộ thân thể, điều đó đúng; nhưng ông ấy không bao giờ phản thân thể. Lời kinh này sẽ làm điều đó thành rõ ràng. Ông ấy nói:
Ngày xưa có một người,
thất vọng về sự bất lực không kiểm soát được
đam mê của mình,
đã muốn làm mình què cụt đi.
Và đã từng có nhiều người giống thế, không chỉ một người. Hàng triệu người đã phá huỷ thân thể mình trong việc tìm kiếm chân lí, Thượng đế, cực lạc, hay bất kì cái gì bạn gọi nó. Hàng triệu người đã kết luận rằng thân thể là kẻ thù. Có logic nào đó trong điều này.
Mọi người nghĩ chính vì thân thể mà bạn khổ. Mọi người nghĩ chính vì thân thể mà bạn có bản năng dục; chính vì thân thể mà bạn có tham lam; chính vì thân thể mà bạn cần tiền; chính vì thân thể mà bạn cần quan hệ. Mọi người nghĩ chính vì thân thể mà toàn bộ rắc rối nảy sinh, cho nên sao không phá huỷ thân thể đi? sao không tự tử?
Đã có nhiều giáo phái mang tính tự tử, thực sự thuyết giảng tự tử; có giáo phái nói, "Thân thể này phải bị vứt bỏ. Nếu bạn đủ dũng cảm, thế thì trong một bước nhẩy, vứt bỏ thân thể này. Nếu bạn không dũng cảm, thì từ từ, từng phần một, cắt thân thể này, vứt thân thể này."
Đã có một giáo phái rất phổ biến ở Nga trước cách mạng - nó rất phổ biến - giáo phái đó dạy mọi người cắt cơ quan dục của mình đi. Và đã có hàng nghìn và hàng nghìn người theo nó - chỉ làm què cụt cơ quan dục. Ý tưởng là ở chỗ bằng việc cắt đi cơ quan dục thì bạn sẽ vượt ra ngoài dục. Điều này chỉ là ngu xuẩn, bởi vì dục không tồn tại trong cơ quan dục - nó tồn tại trong tâm trí. Bạn có thể cắt cơ quan dục và dục vẫn cứ tồn tại trong thực tế, bây giờ nó sẽ trở thành thần kinh hơn bởi vì sẽ không có cách nào đáp ứng cho nó.
Đã có những giáo phái trên khắp thế giới dạy nhịn ăn. Thỉnh thoảng, một lần một tháng, nhịn ăn có thể có ích, có thể rất lành mạnh, có thể là quá trình tẩy rửa. Nhưng cứ nhịn ăn lâu dài thì lại phá huỷ chính thân thể. Nhưng đã có những giáo phái: trong thời của Phật đã có giáo phái này của người Jaina luôn bị ám ảnh bởi ý tưởng về nhịn ăn. "Cứ nhịn ăn đi - một tháng, hai tháng, ba tháng - và nếu bạn chết trong khi bạn đang nhịn ăn, thì bạn sẽ đạt tới tầng trời cao nhất."
Tại sao ý tưởng nhịn ăn này lại trở thành bắt rễ sâu thế? Thức ăn và dục dường như là hai ám ảnh của con người. Và những người nghĩ, "Làm sao thoát khỏi khổ?" coi hai điều này là lí do vì sao họ lại khổ. Trong thực tế, chính điều đối lập mới là hoàn cảnh.
Tôi đã từng nghe:
Một hãng hàng không đã nhận được bức thư này: "Thưa quí ông - tôi xin gợi ý rằng phi công của các ông đừng bật đèn báo 'Thắt dây an toàn', bởi vì mọi lúc họ làm điều đó, thì máy bay cứ xóc lên xóc xuống."
Bây giờ bạn có thể hiểu lầm hậu quả là nguyên nhân và nguyên nhân là hậu quả - và điều đó có vẻ logic. Người đã viết bức thư này, phải đã quan sát đi quan sát lại: bất kì khi nào có thông báo rằng bạn phải thắt dây an toàn thì bỗng nhiên máy bay lại bị xóc, chao đảo. Anh ta đã quan sát điều đó nhiều lần. Anh ta phải là một giáo sư logic học. Quan sát điều đó mãi: bất kì khi nào đèn bật sáng và có thông báo, thì ngay lập tức điều gì đó đi sai. Gợi ý của anh ta rất logic - vậy mà ngớ ngẩn. Thông báo chỉ được đưa ra bởi vì máy bay sắp bị chao đảo. Thông báo này không phải là nguyên nhân; thông báo này không tạo ra điều đó. Máy bay sắp chao đảo - thông báo cố giúp cho bạn.
Nhưng điều đó xảy ra trong cuộc sống bình thường nữa. Tâm trí bạn mang dâm dục. Nguyên nhân có đó. Thân thể đơn giản tuân theo nó. Nhưng khi thân thể theo, bạn trở nên nhận biết. Nhận biết của bạn không sắc bén. Bạn không thể bắt được nó trong nguyên nhân. Khi nó đã đi vào trong hậu quả, thế thì bạn mới bắt nó.
Bạn bắt nó khi nó đã ở ngoài sự kiểm soát. Bạn chỉ bắt nó, bạn chỉ trở nên tỉnh táo về nó, khi nó đã trở thành cứng nhắc.
Có ba trạng thái của bất kì ý tưởng nào nảy sinh trong bạn. Thứ nhất, ý tưởng là vô lời; nó không được phát biểu trong ý nghĩ. Đó là điều tinh tế. Nếu bạn có thể bắt giữ nó ở đó, bạn sẽ trở nên tự do với nó. Tầng thứ hai là khi nó đã đi vào trong lời, nó được phát biểu ra - có một ý nghĩ nảy sinh trong bạn. Mọi người ngủ đến mức họ không trở nên nhận biết ngay cả ở giai đoạn thứ hai này. Khi ý nghĩ đã trở thành một vật, khi nó đã đi vào trong thân thể thô và thân thể đã trở nên sở hữu nó, thế thì bạn trở nên nhận biết. Điều đó đơn giản chỉ ra vô nhận biết của bạn.
Do đó Phật nói nếu bạn thực sự muốn gạt bỏ khổ, đau đớn, cuộc sống gần như địa ngục này, bạn phải trở nên ngày một nhận biết hơn. Bạn càng trở nên nhận biết hơn, bạn càng có thể thấy nguyên nhân sâu sắc hơn. Nguyên nhân được biết càng sâu sắc hơn, bạn càng có khả năng hơn để trở nên thoát ra khỏi nó. Nếu bạn có thể bắt được ham muốn nào đó khi nó thậm chí còn chưa đi vào trong tâm trí có ý thức của bạn, và nó vẫn chỉ là một cảm giác không lời, chỉ là một cố gắng vô ý thức để đi vào ý thức, việc dừng nó lại là rất đơn giản.
Nó cũng giống thế này: bạn có thể ném một hạt mầm nhỏ đi rất dễ dàng. Chẳng có rắc rối gì trong điều đó cả. Nhưng khi nó đã bắt rễ và đã trở thành cái cây lớn, thì sẽ khó mà bật rễ nó đi được.
Đầu tiên ý tưởng nảy sinh trong cốt lõi bên trong nhất. Thế rồi nó đi vào trong tâm trí. Thế rồi nó đi vào trong thân thể. Bạn cảm thấy nó chỉ khi nó đã đi vào trong thân thể. Thậm chí có những người còn ngủ nhiều không cảm thấy nó ở đấy nữa. Khi nó đã đi vào thành lời, thế thì họ mới cảm thấy nó.
Chẳng hạn, giận dữ phát sinh đầu tiên trong cốt lõi sâu nhất của bạn, không lời, không xác định. Thế rồi nó tới thành ý nghĩ. Thế rồi nó đi vào thân thể bạn; adrenaline và các chất độc khác được tiết ra trong máu - bạn sẵn sàng giết chết ai đó hay đánh ai đó, cắn ai đó. Bạn phát điên. Nhưng bạn thậm chí có thể trở nên không nhận biết. Khi bạn đánh ai đó, nó đã đi vào trong thế giới rồi. Đó là giai đoạn thứ tư. Thế thì bạn trở nên nhận biết: "Mình đã làm gì đây?"
Bạn chưa quan sát nó nhiều lần sao? Khi bạn đã đánh ai đó rồi - con bạn, bạn bạn, vợ bạn - bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết: "Mình đã làm gì thế này? Mình chưa bao giờ muốn làm điều đó cả! Nó đã xảy ra bất chấp cả mình," bạn nói. Điều này đơn giản chỉ ra cái vô nhận biết của bạn.
Bạn đi sâu hơn và bắt giữ lấy bất kì cái gì nảy sinh ngay bước đầu tiên. Và thế thì điều đó dễ dàng vậy - giống như bạn có thể phá huỷ hạt mầm rất dễ dàng, nhưng phá huỷ cái cây sẽ rất khó khăn. Và khi cây đã tung hàng triệu hạt mầm của nó vào không trung, thế thì điều đó gần như nằm ngoài sự kiểm soát của bạn. Gió đã đem những hạt mầm đó tới những cánh đồng xa xăm; bây giờ không thể nào tìm ra được chúng rơi xuống đâu. Bây giờ cây không chỉ là một; nó đã tạo ra nhiều khả năng của sự hiện hữu riêng của nó. Nó sẽ tái tạo trên nhiều cánh đồng.
Phật nói rằng phá huỷ thân thể sẽ không ích gì. Nếu mắt bạn làm cho bạn ham muốn đàn bà đẹp hay đàn ông đẹp, thì chẳng ích gì mà đi phá huỷ đôi mắt bạn.
Có câu chuyện ở Ấn Độ về một thánh nhân, Surdas. Tôi không cho rằng nó là đúng. Nếu nó là đúng thì Surdas không phải là thánh nhân. Surdas chỉ có thể là thánh nhân nếu câu chuyện này không đúng. Tôi sẵn sàng nói rằng câu chuyện này là không đúng; tôi không thể nói rằng Surdas là không đúng. Ông ấy chân thực thế, sự sáng suốt của ông ấy thuần khiết thế - thế thì câu chuyện này phải sai.
Câu chuyện là: Surdas rời bỏ thế giới. Ông ấy đi vào thành phố. Ông ấy thấy một người đàn bà đẹp - ông ấy theo cô ấy gần như bị thanh nam châm hút. Rồi bắt đầu cảm thấy mặc cảm nữa! Ông ấy là một sannyasin, đã từ bỏ thế giới - ông ấy đang làm gì vậy? Nhưng ông ấy không có khả năng kiểm soát bản thân mình, cho nên mới có câu chuyện này.
Ông ấy đi tới người đàn bà kia, ông ấy hỏi xin thức ăn - nhưng đấy chỉ là cái cớ. Thế rồi ông ấy bắt đầu đi tới người đàn bà đó hàng ngày: chỉ để nhìn vào khuôn mặt cô ấy, chỉ để nhìn vào mắt cô ấy, chỉ để có chút ít tiếp xúc. Ông ấy bắt đầu mơ về cô ấy. Cả ngày ông ấy cứ liên tục nghĩ ngợi và tưởng tượng, và chờ đợi đến ngày hôm sau khi ông ấy có khả năng lại đi tới cô ấy lần nữa.
Thế rồi, dần dần, ông ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy đang bị rơi vào bẫy. Và câu chuyện nói rằng bởi vì chính mắt ông ấy đã làm cho ông ấy nhận biết về cái đẹp của đàn bà, nên ông ấy đã phá huỷ đôi mắt mình và trở thành người mù.
Tôi nói, và tôi nói điều đó một cách thẳng thừng, câu chuyện này đơn giản là bịa đặt - bởi vì điều này ngu xuẩn thế! Surdas không thể nào làm điều đó được. Chuyện này phải đã được những người mù khác bịa ra; nó phải đã được những kẻ ngu khác bịa ra, những người bao giờ cũng cứ bịa ra những điều ngu xuẩn. Nó là ngu xuẩn bởi vì mắt không thể làm được gì cả - chính là tâm trí chứ. Chính tâm trí tiếp cận thông qua mắt. Chính tâm trí tiếp cận thông qua tay.
Khi bạn đánh ai đó hay bạn giết ai đó, không phải tay là kẻ giết người - nó là bạn. Và sẽ chẳng ích gì nếu bạn chặt tay mình đi. Và bạn không thể ra toà và nói với quan toà, "Nó là tay tôi."
Chuyện xảy ra một lần trong toà án là một người đã biện minh theo cách này. Anh ta nói, "Chính tay tôi đã giết người." Quan toà cũng rất láu lỉnh và tinh ranh - họ phải láu lỉnh và tinh ranh thôi bởi vì họ phải xử lí với những người láu lỉnh và tinh ranh. Họ có cùng logic.
Quan toà nói, "Anh phải đấy, anh hoàn toàn logic: anh đã không giết người - tay anh mới giết người. Cho nên tay anh sẽ bị tù. Anh có thể về nhà, nhưng tay thì không được đi." Thế là tay bị xiềng lại và quan toà nói, "Sao bây giờ anh không đi đi?"
Anh ta nói, "Làm sao tôi có thể đi được mà không có tay?"
Còn quan toà nói, "Nếu anh không thể đi được mà không có tay, thì làm sao tay có thể làm điều gì đó mà không có anh? Các anh cả hai đều là đối tác. Và trong thực tế tay đơn giản chỉ là kẻ hầu - anh mới là ông chủ."
Ngày xưa có một người,
thất vọng về sự bất lực không kiểm soát được
đam mê của mình,
đã muốn làm mình què cụt đi.
Phật không chống lại thân thể; ông ấy không phản thân thể. Ông ấy không thể thế được! - bởi vì thân thể hồn nhiên thế. Nó chưa bao giờ làm cái gì sai cả. Nó thuần khiết thế; bạn không thể nào tìm ra cái thuần khiết hơn nó trong sự tồn tại.
Vâng, một điều là chắc chắn, rằng bất kì cái gì bạn làm, thân thể đều theo bạn. Nó là người hầu và rất vâng lời. Thậm chí bạn có định giết ai đó, thân thể cũng theo; nó chưa bao giờ nói không. Nếu bạn định đến đền chùa để cầu nguyện, thân thể theo liền. Nó chưa bao giờ nói không cả. Dù bạn có định phạm tội hay đi cầu nguyện trong đền chùa, thân thể cũng vẫn theo bạn một cách rất vâng lời, như cái bóng.
Không, thân thể không bao giờ chịu trách nhiệm.
Và một điều cần phải được hiểu về thân thể. Thân thể là cái duy nhất trên thế giới này; không cái gì có thể so sánh với nó được. Nó có vị thế duy nhất và đó là: nó là vật duy nhất trên thế giới mà bạn có thể nhìn cả từ hai phía, từ bên ngoài và từ bên trong. Nếu bạn nhìn tảng đá, bạn nhìn từ bên ngoài. Nếu bạn nhìn mặt trăng, bạn nhìn từ bên ngoài. Ngoại trừ thân thể, thân thể bạn, mọi thứ khác bạn đều nhìn từ bên ngoài. Thân thể bạn là vật duy nhất trên thế giới này mà bạn có thể nhìn từ bên ngoài và bạn có thể nhìn từ bên trong.
Do đó, thân thể là cánh cửa cho cái bên trong, thân thể là cánh cửa cho cuộc hành trình bên trong - làm sao Phật có thể chống lại nó được? Và bạn có thể thấy thân thể Phật - đẹp thế, duyên dáng thế - làm sao ông ấy có thể chống lại nó được? Ngắm tượng Phật mà xem: ông ấy đã phải yêu mến thân thể mình, ông ấy phải đã có từ bi vô biên với thân thể mình. Thân thể ông ấy tựa đoá hoa - nó là đoá hoa hồng hay đoá hoa sen. Không, ông ấy không thể chống lại thân thể được.
Và nếu mọi người diễn giải rằng Phật chống lại thân thể, thì những người đó đang đặt diễn giải riêng của mình vào ông ấy.
Phật nói với người đó,
'Tốt hơn cả là phá huỷ những ý nghĩ ác của ông
chứ đừng làm hại con người ông.
Tâm trí là chúa tể.
Khi bản thân chúa tể được bình thản,
thì những kẻ hầu tự chúng sẽ chịu nhường.'
Toàn bộ nỗ lực của Phật là làm cho bạn nhận biết rằng dù bạn là bất kì cái gì, nguyên nhân là tâm trí bạn. Nếu bạn khổ, tâm trí vận hành theo hình mẫu sai. Nếu bạn hạnh phúc, tâm trí vận hành theo hình mẫu đúng.
Hạnh phúc không là gì ngoài hoạt động mạnh của cỗ máy tâm trí khi nó hoạt động hoàn hảo. Khi tâm trí đơn giản hài hoà với vũ trụ, bạn hạnh phúc. Khi tâm trí đi ngược lại tự nhiên, ngược lại luật tự nhiên - điều Phật gọi là pháp dhamma - khi tâm trí đi ngược lại Đạo, khi tâm trí đi ngược dòng, khi tâm trí cố gắng bơi ngược dòng, thế thì có vấn đề, có khổ. Khi tâm trí đơn giản trôi theo dòng chảy như mẩu gỗ trôi giạt, chỉ đi với dòng chảy tới bất kì chỗ nào nó đưa tới, đó là hạnh phúc. Và một ngày nào đó nó đạt tới điều tối thượng, niềm phúc lạc đại dương. Không có nhu cầu đạt tới đó, không có nhu cầu làm bất kì nỗ lực nào - một cách vô nỗ lực, nó xảy ra.
Cho nên Phật nói vấn đề căn bản không phải là thân thể, và đấy không phải là vấn đề của linh hồn. Linh hồn không có vấn đề gì, và thân thể cũng không có vấn đề gì. Vấn đề chỉ ở giữa hai điều này. Tâm trí này nối thân thể và linh hồn mới là vấn đề; tâm trí này bắc chiếc cầu từ cái không biết sang cái biết, từ cái không thấy được sang cái thấy được, từ vô dạng sang hình dạng - chiếc cầu này mới là vấn đề. Nếu bạn có thể giải quyết tâm trí thì bỗng nhiên bạn ở nhà.
Tâm trí mới là vấn đề. Chúng ta có thể làm gì để thay đổi tâm trí? Chúng ta có thể làm gì để tâm trí vận hành tốt hơn? Lần nữa ham muốn nổi lên, và lần nữa bạn lại trong bẫy của tâm trí.
Nếu tôi dạy bạn rằng bạn nên trở thành vô ham muốn và bạn sẽ hạnh phúc, thì ngay lập tức ham muốn lại nảy sinh trong tâm trí: làm sao trở nên vô ham muốn? Ngay lập tức bạn bắt đầu tìm manh mối, phương pháp, kĩ thuật, cách để trở thành vô ham muốn. Bây giờ, trở thành vô ham muốn lại là ham muốn. Nếu tôi nói tâm trí là vấn đề, bạn lập tức hỏi cách giải quyết nó, cách làm tan biến nó, cách gạt bỏ nó - nhưng người đang hỏi câu hỏi này lại chính là tâm trí. Và người cứ cố gắng đó lại chính là bản thân tâm trí. Và người định thử là bản thân tâm trí. Cho nên dù bạn làm bất kì cái gì thì bạn cũng không bao giờ thoát ra khỏi tâm trí bằng việc làm cái gì đó. Câu hỏi của bạn vẫn còn liên quan: Thế thì chúng ta phải làm gì?
Chúng ta nên nhìn vào bản chất của tâm trí và không cố gắng làm gì cả. Chỉ cái nhìn lớn lao vào bản chất của tâm trí bạn là tất cả những điều cần thiết. Để tôi giải thích điều đó cho bạn.
Phật nói: Ham muốn và ông sẽ khổ. Bỗng nhiên một ham muốn nảy sinh: "Làm sao vô ham muốn đây? bởi vì chúng ta muốn hạnh phúc và chúng ta không muốn khổ." Và ham muốn nảy sinh và khổ nảy sinh. Khi Phật nói ham muốn tạo ra khổ, ông ấy ngụ ý đơn giản quan sát cách ham muốn nảy sinh, cách nó tạo ra khổ. Chỉ cứ quan sát. Mỗi ham muốn đều đem tới khổ riêng của nó.
Bạn đi qua đường; bạn thấy một chiếc xe đẹp đi qua - một chớp loé - và một ham muốn nảy sinh để sở hữu chiếc xe này. Bây giờ bạn trở nên khổ rồi. Chỉ mới khoảnh khắc trước bạn còn hoàn toàn thoải mái, không có khổ, và ở đây chiếc xe này đi qua và khổ nảy sinh. Phật nói, "Quan sát."
Mới khoảnh khắc trước bạn còn lầm rầm bài ca và đi dạo buổi sáng. Và mọi thứ đều đẹp: chim hót, cây xanh, gió sáng mát mẻ, và mặt trời vĩ đại - mọi thứ đều đẹp. Bạn đã trong thế giới thơ ca đầy niềm vui và cảm hứng và thích thú, và bạn đầy nhựa sống và bạn là một phần của buổi sáng đẹp này. Mọi thứ đơn giản như nó phải thế...và có chiếc xe đi qua.
Không phải là người chủ chiếc xe đã tới quấy rầy bạn; người đó có thể thậm chí không nhận biết về bạn. Người đó không cố gắng tạo ra khổ gì cho bạn - đừng giận người đó. Không phải là chiếc xe tạo ra khổ trong bạn, bởi vì làm sao chiếc xe có thể tạo ra khổ trong bạn được? Đấy chính là ham muốn của bạn.
Thấy chiếc xe một ham muốn nảy sinh: "Mình phải trở thành người sở hữu chiếc xe này; chiếc xe này phải trong nhà xe của mình." Và bỗng nhiên, cây không còn xanh nữa, chim không còn hót nữa, mặt trời không còn đó nữa - nó đã lặn mất rồi. Từ sáng nó đã biến mất; mọi thứ ảm đạm và tối tăm. Bạn đầy những ham muốn, bạn bị bao quanh bởi làn khói. Bạn đã mất tiếp xúc với cuộc sống - ngay lập tức! Chỉ một cảm giác thoáng qua của ham muốn và bạn đã xa hàng triệu dặm với cái đẹp, với chân lí, với niềm vui.
Quan sát. Phật nói đơn giản quan sát. Đứng bên cạnh đường - quan sát: điều gì vừa xảy ra? Chỉ một ham muốn nhỏ nảy sinh và bạn đã bị ném vào địa ngục, và bạn đã gần như ở trong thiên đường. Bạn thay đổi từ thiên đường sang địa ngục biết bao nhiêu lần trong hai mươi bốn giờ; bạn không quan sát.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Có cõi trời nào không? Có địa ngục nào không?" Và tôi ngạc nhiên bởi vì họ cứ bẻ ghi đường tầu giữa cõi trời và địa ngục - liên tục! Chỉ cần một giây, một phần giây - họ vừa trong địa ngục và họ trong cõi trời ngay.
Quan sát cách ham muốn đem địa ngục tới, ham muốn là địa ngục thế nào. Và thế rồi đừng hỏi cách đạt tới vô ham muốn, không có nhu cầu. Nếu bạn đã nhìn vào trong bản chất của ham muốn và bạn đã cảm thấy nó đem tới khổ, chính hiểu biết đó sẽ là việc vứt bỏ ham muốn. Chỉ quan sát. Nếu nó không bị vứt bỏ thì điều đó đơn giản chỉ ra rằng cái nhìn của bạn vẫn còn chưa đủ sâu, cho nên làm cho cái nhìn của bạn thành sâu sắc vào.
Và vấn đề không phải là ai đó khác có thể làm sáng tỏ cho bạn - nó là ham muốn của bạn và chỉ bạn mới có thể quan sát nó được. Tôi không thể quan sát ham muốn của bạn được. Bạn không thể quan sát ham muốn của bất kì ai khác. Nó là thế giới riêng tư của bạn. Địa ngục hay cõi trời đều là những thứ riêng tư. Và trong một phần giây bạn có thể dịch chuyển từ cái nọ sang cái kia.
Chỉ quan sát....
Lời của Phật là 'quan sát'. Mang tính quan sát đi. Đừng tạo ra bất kì ham muốn nào về vô ham muốn, bằng không bạn đơn giản cư xử theo cách rất ngu xuẩn. Bây giờ bạn đang tạo ra ham muốn mới - và điều này sẽ tạo ra khổ. Bạn đơn giản đi vào trong bản chất của ham muốn, nhìn sâu vào trong nó. Quan sát... cách nó tạo ra bóng tối, cách nó đem tới khổ, cách nó bỗng nhiên chiếm lấy bạn, chế ngự bạn. Cứ quan sát.
Một ngày nào đó sẽ xảy ra: một chiếc xe sẽ đi qua và trước khi ham muốn nảy sinh thì bạn sẽ trở nên mang tính quan sát, và bỗng nhiên tiếng cười sẽ tới với bạn. Bạn đã trở nên mang tính quan sát; ham muốn đã không nảy sinh. Nó chỉ mới hiện hữu, nó chỉ mới sẵn sàng nhảy lên bạn và đưa bạn tới địa ngục - nhưng bạn đã mang tính quan sát. Và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc thế.
Lần đầu tiên bạn sẽ có chìa khoá. Bạn sẽ biết bây giờ rằng chỉ mang tính quan sát, ham muốn không nảy sinh, chiếc xe đã đi qua. Chiếc xe chẳng liên can gì tới ham muốn cả. Ham muốn nảy sinh bởi vì bạn vô ý thức, không nhận biết, ngủ; bạn đang sống cuộc sống của người mộng du, người say.
Nhận biết là vô ham muốn. Nhận biết về ham muốn đem lại vô ham muốn. Và chìa khoá này phải được dùng để mở nhiều ổ khoá.
Nếu bạn tham lam, đừng hỏi cách gạt bỏ nó - bởi vì đấy lại là tham lam, dưới cái tên khác, dưới dạng khác. Bạn đã nghe nói tới các thánh nhân, mahatmas, bạn đã đọc kinh sách, và họ nói nếu bạn tham lam thì bạn sẽ xuống địa ngục. Bây giờ tham lam nảy sinh để lên cõi trời. Và những kinh sách đó cứ nói rằng trên thiên đường mọi thứ đều đẹp đẽ, thần thoại. Họ tạo ra tham lam. Và bây giờ bạn hỏi cách gạt bỏ tham lam bởi vì một tham lam mới đã nảy sinh trong bạn: làm sao đạt được cõi trời? làm sao vào cõi trời? làm sao sống ở đó mãi mãi, vĩnh hằng, ngất ngây, phúc lạc? Bây giờ đây là tham lam mới.
Điều này không phải là cách thức. Cách thức của Phật thực sự là cách thức tốt nhất đã từng được đem tới trái đất này. Cách thức của Phật là cách thức xuyên thấu nhất và cách mạng nhất có thể được. Ông ấy nói: quan sát tham lam. Chỉ quan sát tham lam và thấy nó là gì và nó tạo ra khổ thế nào cho bạn. Trong quan sát đó, ánh sáng sẽ bắt đầu nảy sinh trong bạn; ngọn lửa bên trong của bạn sẽ bùng sáng, và bóng tối của tham lam sẽ tan biến.
Và cũng làm thế với bạo hành, với giận dữ, với sở hữu - và với mọi thứ làm cho bạn khổ.
Cô hầu ngẫu nhiên ợ lên một tiếng ngay trước ông chủ - tất nhiên, ông chủ phải là người phương Tây bởi vì ở Ấn Độ không ai chú ý gì tới việc ợ cả - ông chủ trở nên rất giận và định đánh cô ấy, nhưng thấy thân thể trẻ và đẹp của cô ấy thì cơn giận của ông ta bỗng nhiên dịu đi, và ông ấy làm cú giải trí với cô ấy.
Hôm sau khi ông ta đang trong phòng làm việc thì có tiếng gõ cửa. Đấy là cô hầu. "Cái gì thế? Cô muốn gì?"
"Thưa ông ấy, con vừa mới ợ nữa ạ."
Bây giờ, một khi bạn thưởng thức cái gì đó, dù là bất kì cái gì, ham muốn cứ nảy sinh đi nảy sinh lại để lặp lại nó. Bất kì điều gì bạn đã biết trong quá khứ, bạn cứ đòi hỏi nữa trong tương lai. Tương lai của bạn chẳng là gì ngoài quá khứ của mình được sửa đổi. Tương lai của bạn chẳng là gì ngoài ham muốn lặp lại quá khứ của mình.
Và, tất nhiên, nếu bạn sống một cuộc sống chán chường, thì không ai khác chịu trách nhiệm điều đó ngoài bạn. Bạn hỏi xin chán chường. Và chán chường là khổ. Bạn hỏi xin chán chường bởi vì bạn hỏi xin việc lặp lại. Cái gì đó đã xảy ra; chẳng hạn, bạn đang ngồi, và bỗng nhiên ngôi sao đầu tiên của buổi tối trở nên thấy được. Và bạn quan sát. Và đó là buổi chiều êm đềm; trời mát mẻ và chim đang quay về tổ. Và lúc đó có im lặng và rất nhiều nhạc điệu và bạn đã trong hài hoà. Chỉ quan sát ngôi sao đang trở nên thấy được bạn cảm thấy cái đẹp. Bây giờ, bạn đã thưởng thức cái gì đó - bạn sẽ thu lấy nó như một kho báu. Kho báu này sẽ làm bạn khổ.
Trước hết, bạn sẽ khao khát nó lần nữa và lần nữa. Khao khát đó sẽ tạo ra khổ. Và nó không thể được lặp lại bởi khao khát của bạn, nhớ lấy - bởi vì nó đã xảy ra chỉ bởi vì đã không có khao khát trong bạn. Bạn đơn giản đã ngồi đó không biết cái gì sẽ xảy ra. Nó đã xảy ra bởi vì bạn không trông chờ nó. Đó là chất liệu cơ sở trong nó. Bạn đã không nhìn, bạn đã không hỏi. Trong thực tế, bạn đã không ham muốn - bạn đơn giản có đó. Bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết: ngôi sao đầu tiên. Và trong khoảnh khắc đó khi bạn trở nên nhận biết về ngôi sao đầu tiên, bạn đã không nghĩ rằng nó là hạnh phúc, nhớ điều đó nữa. Điều đó tới sau; đó là tóm tắt lại. Trong khoảnh khắc đó bạn đơn giản ở đó - không hạnh phúc, không bất hạnh, không gì cả. Những lời này không mang nghĩa gì. Sự tồn tại bao la đến mức không lời nào mang nghĩa về nó cả.
Nhưng thế rồi nó trôi qua và còn lại kí ức. Và bạn nói đi nói lại, "Nó đẹp thế - đẹp làm sao! thiêng liêng làm sao!" Bây giờ một ham muốn nảy sinh để lặp lại nó vào mọi chiều. Hôm sau bạn lại chờ đợi nó, nhưng bây giờ toàn bộ tình huống đã thay đổi: bạn đang chờ đợi nó, bạn đang trông đợi nó. Bạn muốn lặp lại kinh nghiệm cũ. Bây giờ, đây là điều gì đó mới mà không hiện diện trong kinh nghiệm trước. Cho nên điều này sẽ không cho phép bạn. Bạn trông đợi quá nhiều. Bạn không thảnh thơi; bạn căng thẳng - bạn sợ mình có thể bỏ lỡ ngôi sao thứ nhất. Bạn sợ hãi. Bạn lo nghĩ liệu nó có xuất hiện lần nữa hay không. Nó sẽ không có đấy.
Thứ nhất, điều đó là không thể được bây giờ bởi vì bạn đã đánh mất cái hồn nhiên đó, cái trạng thái không kinh nghiệm mà không kí ức nào tồn tại, nơi quá khứ không có, nơi tương lai không có. Thứ hai, nếu một ngày nào đó nó lặp lại thì nó sẽ thành chán bởi vì nó sẽ là sự lặp lại. Bạn đã biết nó. Cái đẹp là trong cái mới, nó chưa bao giờ trong cái cũ cả. Cái đẹp là trong cái tươi tắn, nó chưa bao giờ trong cái chết cả. Cái đẹp thuộc về nguyên bản, chưa bao giờ thuộc về bản sao. Cái đẹp là khi kinh nghiệm trực tiếp, không phải gián tiếp. Bây giờ, nếu nó xảy ra tất cả, nó sẽ không làm bạn hạnh phúc; nó sẽ là kinh nghiệm gián tiếp. Và nhớ lấy: Thượng đế không bao giờ gián tiếp cả. Thượng đế bao giờ cũng tươi tắn.
Biết rằng Thượng đế trong cái đẹp của buổi tối, hay trong cái đẹp của con chim tung cánh, nghĩa là bạn phải tuyệt đối hồn nhiên. Quá khứ phải hoàn toàn bị loại bỏ và tương lai không được phép can thiệp vào. Thế thì, và chỉ thế thì, mới có cái đẹp và có phúc lành, có ân huệ, có hạnh phúc và phúc lạc.
Một khi bạn kinh nghiệm điều gì đó, bạn bắt đầu đòi hỏi nó, bạn trở thành kẻ ăn xin. Thế thì nó sẽ không bao giờ xảy ra. Và bạn sẽ mang kí ức đó như vết thương.
Bạn có quan sát điều đó không? Quan sát nó xem: bất kì khi nào bạn hạnh phúc, trong khoảnh khắc đó bạn không biết nó là hạnh phúc. Chỉ mãi về sau, khi kinh nghiệm đó qua đi, mờ đi, không còn nữa, thế thì tâm trí mới tới và bắt đầu tìm nó, bắt đầu so sánh, ước lượng, đánh giá, và nói, "Đúng, nó đẹp thật! đẹp thế!" Khi bản thân kinh nghiệm đang hiện diện, tâm trí không hiện diện.
Hạnh phúc là khi tâm trí không có.
Và khi tâm trí tới, hạnh phúc không còn đó nữa. Bây giờ chỉ có kí ức, kí ức chết. Người yêu của bạn qua đời; bạn đang mang một bức thư của người đó viết. Đoá hoa đã tàn; chỉ hình ảnh còn trong tâm trí bạn. Hình ảnh này sẽ không cho phép hạnh phúc đi vào lần nữa trong bản thể bạn - hình ảnh này sẽ là rào chắn, sẽ là tảng đá.
Phật nói: Đừng mang quá khứ và đừng chờ đợi tương lai - chỉ ở đây bây giờ. Và thế thì có vô trí. Và thân thể đơn giản theo vô trí đó.
Ngay bây giờ thân thể theo tâm trí, và tâm trí là thủ phạm - và bạn cứ trừng phạt thân thể. Điều đó cũng giống như đứa trẻ nhỏ: nó tới chạy trong phòng, đâm vào cửa, giận cái cửa, bắt đầu đánh cửa - cứ dường như cửa là thủ phạm.
Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng làm những điều như vậy. Bạn viết và bút máy của bạn không trơn; bạn trở nên tức giận và bạn ném nó xuống sàn - bạn trừng phạt cái bút máy! Và bạn vẫn coi con người là có lí trí sao? Và bạn vẫn tin con người là sinh linh có lí trí sao?
Khi bạn về nhà trong giận dữ, bạn có quan sát không? Bạn mở cửa trong giận dữ thế, bạn sập cửa. Bây giờ, cái cửa đã chẳng làm gì bạn cả.
Có lần chuyện xảy ra: Một người tới gặp một thiền sư; anh ta sầm cửa, anh ta quăng giầy. Anh ta tới thầy, cúi lạy, chạm chân thầy. Thầy nói, "Ta không thể chấp nhận lời chúc mừng của anh được. Trước hết đi ra xin lỗi cánh cửa, và đôi giầy nữa."
Người này nói, "Thầy nói gì vậy? Thầy muốn tôi trở thành trò cười cho thiên hạ sao?" - và có biết bao nhiêu người ngồi quanh đó.
Thầy nói, "Nếu anh không làm điều này ta sẽ không cho phép anh ở đây - anh đi đi! Nếu anh có thể xúc phạm cửa và nếu anh có thể xúc phạm đôi giầy, thế thì anh phải xin lỗi chúng. Khi anh xúc phạm chúng, anh chẳng bao giờ cảm thấy rằng anh đang làm điều gì đó lố bịch? Bây giờ anh có cảm thấy lố bịch không? Đi ra và làm điều đó đi!"
Và người này đi ra. Anh ta xin - đầu tiên anh ta có vẻ chút ít xuẩn ngốc, cảm thấy chút ít xuẩn ngốc, và mọi người đều nhìn - nhưng anh ta đã xin được tha thứ. Anh ta nói, "Thưa ngài, tôi đã không có ý thức và tôi đã làm điều gì đó sai một cách vô ý thức, xin tha thứ cho tôi." Và anh ta nói với đôi giầy và với cái cửa, và khi anh ta quay lại, anh ta đã thành một con người hoàn toàn khác.
Thầy kéo anh ta lại gần và ôm ghì lấy anh ta. Và người này nói, "Điều đó lớn lao vô cùng! Khi tôi hỏi xin tha thứ, ban đầu tôi có vẻ xuẩn ngốc, thế rồi bỗng nhiên tôi cảm thấy thoải mái thế - tôi chưa bao giờ cảm thấy thế. Tôi thực tế đã cảm thấy chúng đã tha thứ cho tôi. Tôi đã cảm thấy lòng từ bi của chúng và tình yêu của chúng."
Bạn cứ cư xử theo cách vô ý thức thế. Cái thói cầu kì vô ý thức của hành vi của bạn là tất cả những điều Phật ngụ ý qua từ 'tâm trí'. Tâm trí là giấc ngủ của bạn. Tâm trí là sự vắng mặt của bạn. Và nếu thân thể theo tâm trí, tâm trí ngủ này, tâm trí say này, thì chớ có giận thân thể.
Tâm trí là chúa tể.
Khi bản thân chúa tể được bình thản,
thì những kẻ hầu tự chúng sẽ chịu nhường.
Khi tâm trí bình thản, nó trở thành vô trí. Vô trí và bình thản mang nghĩa đích xác một điều; chúng không mang nghĩa hai điều khác nhau. Tâm trí bình thản, tâm trí bình tĩnh, là vô trí - bởi vì tâm trí là cơn sốt. Tâm trí là lo âu liên tục, căng thẳng, bệnh hoạn - vâng, bệnh tật là tâm trí. Khi tâm trí biến mất, bạn vận hành từ trạng thái của vô trí, và thế thì thân thể tuân theo nó.
Thân thể là kẻ theo sau. Nếu bạn có tâm trí, thì thân thể theo tâm trí; nếu bạn có vô trí, thân thể theo vô trí.
Nhưng đừng đánh nhau với thân thể. Đừng ngu xuẩn.
‘'Nếu tâm trí ông mà không được dọn sạch những đam mê ác,
thì tự làm què cụt mình đi có ích lợi gì?'
Do đó, Phật trích dẫn Gatha:
'Đam mê lớn lên từ ý chí,
ý chí lớn lên từ ý nghĩ và tưởng tượng:
khi cả hai được bình lặng,
thì không có dục vọng lẫn luân hồi.'
Phật nói,
"Gatha này đã được Kashyapabuddha dạy trước đây."
Phật nói, “Đã có hàng triệu vị phật trước ta và sẽ có hàng triệu vị phật sau ta."
Đây là điều gì đó rất mới trong thế giới tôn giáo.
Mahavira nói, "Chỉ có hai mươi ba tirthankaras trước ta, và sẽ không có tirthankara nào thêm nữa."
Mohammed nói, "Chỉ có bốn nhà tiên tri trước ta và sẽ không có nhà tiên tri nào sau ta."
Jesus nói, "Ta là đứa con duy nhất của Thượng đế."
Phật là hiếm hoi. Ông ấy nói, “Đã có hàng triệu vị phật trước ta và hàng triệu vị phật sẽ có sau ta." Và điều này dường như đúng hơn - bởi vì chỉ hai mươi tư tirthankaras trong cái vô hạn toàn thể này sao? Thế Ram thì sao, thế Krishna thì sao? Họ không được tính vào các tirthankaras Jaina.
Mohammed nói, "Chỉ có bốn nhà tiên tri trước ta" - thế Mahavira thì sao? và Krishna thì sao? và Phật thì sao? Họ không được tính trong đó.
Và Jesus nói, "Ta là đứa con duy nhất." Điều này có vẻ vô lí, rằng Thượng đế mà chỉ có mỗi một con. Và ngài đã làm gì sau đó? Theo kiểm soát sinh đẻ sao? Điều này có vẻ ngớ ngẩn, và tạo ra chủ nghĩa cuồng tín. Thế thì người Ki tô giáo nghĩ họ là siêu đẳng bởi vì họ là tín đồ của đứa con duy nhất mà Thượng đế có. Những người khác nhiều nhất chỉ là nhà tiên tri, nếu họ thừa nhận tất cả. Nhưng nhà tiên tri của họ là đứa con duy nhất của Thượng đế. Điều đó tạo ra bản ngã, tính siêu đẳng.
Người Hindu nói họ chỉ có hai mươi bốn hoá thân avataras. Vài thế kỉ trước đây họ đã có ý tưởng về mười avataras. Thế rồi họ đã mở rộng thêm một chút - hừ? - bởi vì người Jaina đã công bố hai mươi bốn tirthankaras cho nên có ganh đua lớn. Cho nên họ nói, "Được rồi, chúng tôi cũng sẽ có hai mươi bốn." Số hai mươi bốn trở thành rất chuẩn; ngay cả các Phật tử cũng bắt đầu nói rằng chỉ có hai mươi bốn vị phật. Và khi tirthankaras có hai mươi bốn và phật có hai mươi bốn thì mười avataras có vẻ nghèo nàn một chút. Cho nên người Hindu đã mở rộng ý tưởng này; họ đã vứt bỏ ý tưởng về mười avataras; họ cũng công bố họ có hai mươi bốn avataras. Nhưng Mahavira thì sao? Adinatha thì sao? Họ đã không tính tới.
Phật bao hàm tất cả. Ông ấy cực kì bao hàm. Và ông ấy không tạo ra siêu đẳng nào; ông ấy nói hàng triệu vị phật đã có trước và hàng triệu vị phật sẽ có sau. Thế giới này chưa bao giờ thiếu chư phật - và đó là cách nó phải thế! bởi vì là vị phật chỉ là nhận biết về bản tính của bạn. Điều đó không có gì đặc biệt cả. Điều đó có vẻ đặc biệt bởi vì bạn đã không thử nó; bằng không nó là kho báu riêng của bạn, nó chỉ phải được công bố ra.
Và nhìn vào cái đẹp của nó đi: Phật không công bố điều gì đặc biệt về bản thân mình. Ông ấy nói nhiều vị phật đã có rồi, hàng triệu; và hàng triệu vị phật sẽ tới sau đó. Nhìn vào cái đẹp của lời công bố của ông ấy: về bản thân mình ông ấy nói, "Ta chỉ là một trong hàng triệu - chẳng có gì đặc biệt về ta cả!" Đây là cách người tôn giáo thực sự phải là: không có gì đặc biệt, rất bình thường. Khi có hàng triệu vị phật thì làm sao bạn có thể đặc biệt được? Bạn có thể đặc biệt nếu có một số giới hạn.
Đã có nhiều xung đột, bởi vì khi Mahavira công bố rằng ông ấy là người thứ hai mươi bốn, đã có tám người khác cũng công bố rằng họ là người thứ hai mươi bốn. Có rắc rối! Không ai sẵn sàng tin vào người khác, và không có cách nào để chứng minh điều đó một cách thực sự. Làm sao bạn có thể chứng minh ai là tirthankara thực?
Vài người đã chọn Goushalak và theo ông ấy; vài người chọn Mahavira và theo ông ấy. Vài người chọn những người khác - Ajit Keshkambal, Sanjay Vilethiputta, và có những người công bố khác nữa - làm sao bạn quyết định được? Người Ki tô giáo nói rằng Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế - và người Do Thái đã đóng đinh ông ấy. Bạn quyết định thế nào? Họ đã coi ông ấy là kẻ lừa đảo.
Người Do Thái cũng muốn có Đấng Cứu thế, họ đã chờ đợi hàng thế kỉ, nhưng họ chưa bao giờ cho phép bất kì ai trở thành Đấng Cứu thế đó - bởi vì thế thì họ sẽ chờ đợi ai? Họ hi vọng, hi vọng và hi vọng, và họ đã đợi lâu đến nỗi bây giờ điều đó đã trở thành thói quen của người Do Thái - họ không cho phép bất kì ai. Jesus đã công bố; nhiều người khác đã công bố sau Jesus - nhưng bất kì ai công bố rằng "Ta là Đấng Cứu thế" thì đều phải bị tiêu diệt, phải bị chứng minh là kẻ lừa đảo.
Đấng Cứu thế chắc chắn tới, nhưng họ không cho phép bất kì ai công bố về điều đó. Hàng thế kỉ chờ đợi và họ đã trở thành nghiện. Bây giờ họ sẽ đợi - cho dù Thượng đế có tới thì họ cũng sẽ đóng đinh ông ấy, bởi vì họ sẽ nói, "Ai cần ông? Chúng ta thích chờ đợi, chúng ta tồn tại trong hi vọng." Người Do Thái cứ hi vọng mãi.
Nhưng mọi người đều thử - người Do Thái nghĩ họ là giống nòi được chọn lựa, rằng Thượng đế đặc biệt đã chọn họ; người Hindu nghĩ họ là giống nòi được chọn lựa; người Jaina nghĩ họ là giống nòi được chọn lựa. Phật là hiếm. Phật nói có hàng triệu vị phật trước đây, vô số. Trong thực tế, ông ấy đã nói rằng nếu bạn đếm hạt cát sông Hằng, thì số phật trước đây còn nhiều hơn thế, và sẽ có nhiều hơn nữa về sau. Điều này làm cho tầm cỡ của ông ấy rất bình thường, nhưng điều này lại là cái đẹp của ông ấy.
Không công bố về bất kì sự phi thường nào lại chính là điều phi thường. Và khi bạn công bố, khi bạn công bố mình là siêu đẳng, bạn đơn giản chỉ ra rằng bạn đang chịu phức cảm tự ti.
Bây giờ, Mohammed nói sẽ không có nhà tiên tri nào thêm nữa. Sao bạn đóng cửa lại? Bây giờ nếu ai đó công bố "Ta là nhà tiên tri," thì người Mô ha mét giáo sẽ giết chết người đó - bởi vì Mohammed đã đóng cửa rồi. Nhưng ông ấy là ai mà đóng cửa lại? Cửa không thuộc vào ai cả, hay nó thuộc vào tất cả mọi người. Làm sao ông ấy có thể đóng cửa lại được?
Và tại sao ngay chỗ đầu tiên lại có ý tưởng này? Mahavira nghĩ ông ấy là người cuối cùng, Mohammed nghĩ ông ấy là người cuối cùng, Jesus nghĩ ông ấy là người cuối cùng - thế thì bạn ngụ ý gì bởi điều này? Bạn đơn giản không cho phép sự tiến hoá, bạn không cho phép bất kì ý tưởng mới nào tiến hoá. Bạn đóng cửa lại, bạn làm ra giáo điều đóng kín, để cho không ai có thể quấy rối giáo điều đó.
Phật để mở tất cả mọi cánh cửa: ông ấy nói hàng triệu.... Ông ấy nhớ tới gatha này từ vị phật quá khứ nào đó, Kashyapabuddha là tên ông ấy. Ông ấy nói, gatha này do Kashyapabuddha nói.
"Đam mê lớn lên từ ý chí,
ý chí lớn lên từ ý nghĩ và tưởng tượng:
khi cả hai được bình lặng, thì không có dục vọng lẫn luân hồi."
Ý chí nghĩa là bản ngã. Ý chí nghĩa là tranh đấu chống lại sự tồn tại. Bất kì khi nào bạn thấy ai đó tranh đấu ngược dòng, bạn nói, "Anh ta là con người của sức mạnh ý chí." Bạn ngụ ý gì bằng sức mạnh ý chí? Mọi ý chí đều chống lại Thượng đế. Bạn tranh đấu với nó. Bạn cố gắng làm điều gì đó mà không có trong bản chất của mọi vật. Bạn cố gắng áp đặt cái gì đó. Nếu bạn bạo hành với tự nhiên, thì bạn có ý chí.
Nhiều người tới tôi và họ nói, "Osho ơi, bằng cách nào đó giúp chúng tôi có nhiều sức mạnh ý chí hơn." Tại sao? Tôi là kẻ thù của bạn sao? Tôi phải giúp bạn trở nên điên hơn sao? Sức mạnh ý chí sao? Nhưng ở phương Tây, sức mạnh ý chí rất quan trọng; bởi vì toàn bộ phương Tây nghĩ rằng có bản ngã mạnh là điều phải thế, bạn phải có sức mạnh ý chí, bạn phải phát triển sức mạnh ý chí. Hàng nghìn sách có trên thị trường về cách phát triển sức mạnh ý chí. Và chúng được bán, bởi vì mọi người muốn ngày một được tinh luyện hơn trong bản ngã của mình.
Phật nói: "Đam mê lớn lên từ ý chí... ham muốn lớn lên từ ý chí." Cái tôi, bản ngã, là gốc rễ của tâm trí bạn. Toàn thể tâm trí bạn được định tâm quanh cái tôi.
"Ý chí lớn lên từ ý nghĩ và tưởng tượng... " Ý nghĩ tới từ quá khứ; tưởng tượng nghĩa là đi vào tương lai. Bất kì cái gì bạn đã kinh nghiệm, suy nghĩ, đã học, đó là bản ngã của bạn. Và bất kì cái gì bạn muốn kinh nghiệm trong tương lai của mình, sẽ muốn có trong tương lai của mình, đều là ý chí của bạn. Đây là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng.
"Khi cả hai được bình lặng..." khi ý nghĩ không còn đó nữa, nghĩa là khi quá khứ không còn đó nữa, và khi tưởng tượng, phóng chiếu, mơ, tương lai không còn đó nữa: "Khi cả hai được bình lặng, thì không có dục vọng lẫn luân hồi." Phật nói thế thì tất cả dục vọng đều biến mất; thế thì người ta không còn tham lam về cảm giác và kinh nghiệm của cảm giác nữa.
Nhớ lấy: bằng việc biến mất của dục cảm ông ấy không ngụ ý rằng nhạy cảm của bạn biến mất - bạn trở nên cực kì nhạy cảm. Con người dục cảm thì không phải là người nhạy cảm; người dục cảm rất thô thiển, rất thô sơ, rất nguyên thuỷ. Người nhạy cảm rất phát triển, phát triển cao; người đó rất cảm nhận. Người dục cảm đuổi theo hoan lạc, người nhạy cảm là người biết phúc lạc đang ở đây và người đó cởi mở với nó, và người đó cứ được mưa rào bởi phúc lạc thiêng liêng. Người đó thấm đẫm nó như miếng bọt biển. Người đó nhạy cảm.
Người dục cảm bao giờ cũng theo đuổi cái gì đó, cố gắng đạt tới - tiền bạc, quyền lực, uy thế. Người nhạy cảm đơn giản sống ở đây bây giờ, tận hưởng cái đẹp đang có sẵn. Khi ngày mai tới thì ngày mai sẽ chăm nom cho nó.
Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, "Đừng nghĩ tới mai." Đó là điều Jesus nói khi ông ấy chỉ cho các đệ tử hoa loa kèn trên cánh đồng và nói, "Nhìn kìa, chúng đẹp làm sao! Và chúng không mệt nhọc. Chúng đơn giản ở đây; chúng không lo nghĩ về cái gì sẽ xảy ra ngày mai. Ngay cả Solomon, trong mọi vinh quang của ông ấy, cũng không đẹp đến thế," Jesus nói, "như những đoá hoa loa kèn nghèo nàn này."
Người nhạy cảm là người như đoá hoa, cởi mở với sự tồn tại, tận hưởng nó - tận hưởng nó vô cùng - nhưng không tìm kiếm điều gì cả. Việc tìm kiếm của người đó đã tan biến. Người đó không săn đuổi điều gì.
Tôi đã từng nghe:
Một người bị mất sạch mọi thứ tại sòng bạc ở Vegas. Anh ta đã thử mọi thứ và lần nào cũng là thảm hoạ. Tất cả mọi thứ anh ta còn lại là một đồng năm mươi xu Kennedy. Anh ta tung nó lên không trung - chơi trò may mắn - khi đi dọc theo phố cố gắng hình dung ra cách thu được món tiền đặt cược khác, thì đồng tiền tụt khỏi ngón tay anh ta và rơi vào lưới sắt trên phố.
Nhân vật của chúng ta ngay lập tức lao theo, nhưng trước khi anh ta có thể tóm được nó thì anh ta đã bị một chiếc taxi đâm phải và được mang tới bệnh viện với một chân bị gẫy.
Anh ta ra viện vài tháng sau đó, và với sự dàn xếp của công ti bảo hiểm anh ta bắt đầu quay trở lại sòng bạc. Trên đường, anh ta đi khập khiễng qua cũng chỗ lưới sắt nơi anh ta đã làm mất đồng xu của mình. Anh ta bắt đầu nhìn xuống để xem liệu mình có tìm được nó không thì anh lại bị chiếc taxi khác đâm phải, và anh ta lại được chở vào bệnh viện với cái chân kia bị gẫy.
"Làm sao anh lại có thể bị đâm hai lần tại đích xác một nơi như vậy?" cô y tá hỏi anh ta. "Tôi muốn nói, cái gì trên thế giới lại làm anh quay lại cái lưới sắt ngu xuẩn ấy?"
"Đấy là cái bùa mê vận may của tôi," anh ta giải thích, "và tôi không muốn mất nó."
Mọi người cứ săn đuổi, cứ bị đâm vào mọi lúc. Toàn bộ cuộc đời họ trở thành đầy những vết thương và vết thương và vết thương, nhưng lặp đi lặp lại họ cứ săn đuổi cùng mọi thứ - cứ dường như họ không thấy điều đang xảy ra cho họ.
Con người của nhạy cảm vẫn còn ở bất kì đâu người đó hiện hữu - và Thượng đế tìm người đó. Còn con người của dục cảm thì chạy xô chỗ nọ chỗ kia, săn đuổi và săn đuổi. Và đây là cái đẹp của toàn bộ quá trình này: nếu bạn săn đuổi Thượng đế, bạn sẽ không bao giờ gặp được ông ấy, bởi vì bạn không biết ông ấy ở đâu cả. Nếu bạn săn đuổi hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ gặp nó, bởi vì bạn không biết nó ở nơi đâu, bạn thậm chí không biết khuôn mặt của hạnh phúc - cho dù bạn có bắt gặp nó, bạn sẽ không có khả năng nhận ra nó. Người nhạy cảm đơn giản ngồi tại bất kì nơi đâu mình hiện hữu và hạnh phúc tới với người đó, và phúc lạc tới với người đó, và Thượng đế tới với người đó.
Điều này cần được ghi nhớ: Không chỉ bạn mới đang tìm kiếm Thượng đế - Thượng đế cũng đang tìm kiếm bạn. Và tình thế là ở chỗ ngài tới và gõ cửa nhà bạn, nhưng bạn lại chẳng bao giờ ở đó. Bạn ở đâu đó khác. Ngài cứ gõ cửa nhà bạn nhưng chẳng bao giờ tìm thấy bạn ở đó - bởi vì cánh cửa đang trong hiện tại còn bạn lại trong tương lai hay trong quá khứ.
Phật nói:
"Từ đam mê nảy sinh lo nghĩ,
và từ lo nghĩ nảy sinh sợ hãi.
Xa khỏi đam mê
và không sợ hãi, không lo nghĩ."
Quan sát điều đó. Đây không phải là lí thuyết. Đây là những sự kiện của cuộc sống. Phật không phải là nhà lí thuyết, không phải là nhà siêu hình - không chút nào. Ông ấy chỉ là nhà khoa học về các sự kiện cơ sở của cuộc sống. Ông ấy nói chỉ về các sự kiện. Bạn không cần tin vào điều đó. Bạn chỉ cần quan sát và bạn sẽ thấy chân lí của nó.
Ông ấy nói: "Từ đam mê nảy sinh lo nghĩ...." Bất kì khi nào ham muốn nảy sinh, lo nghĩ nảy sinh: làm sao với tới nó? làm sao đạt được? Bạn lo nghĩ. Khi bạn lo nghĩ, có cả nghìn lẻ một phương án. Thế thì nhiều lo nghĩ nữa nảy sinh: phương án nào là phải để đạt tới nó? phương án nào là đường phải? Và thế thì nỗi sợ nảy sinh: liệu mình có khả năng đạt tới không? Có quá nhiều kẻ cạnh tranh trên thế giới này, và biết bao nhiêu người đã cố gắng và đã thất bại. Nhìn Alexander và Thành Cát Tư Hãn và Nadir Shah đấy - và biết bao nhiêu người đã cố gắng, và đã cố gắng một cách mạnh mẽ thế, cố gắng vất vả thế, vậy mà họ đã thất bại. Cái gì đảm bảo rằng bạn sẽ thành công? Thế thì nỗi sợ nảy sinh. Đây là những sự kiện đơn giản!
Một người vào một cửa hiệu mua bộ com lê. Người bán hàng thử cho anh ta hết áo com lê này tới áo com lê khác. Anh ta nói với vị khách hàng, "Quay lại đi, ông nhìn nó trong ánh sáng này; bây giờ nhìn nó trong tấm gương hậu, bây giờ thì từ góc này, bây giờ góc này." Vậy mà người này vẫn đòi thử các áo khác.
Cuối cùng ông chủ tới chỗ họ và nhặt ra một chiếc com lê. Ông khách mặc nó vào và mua ngay lập tức. Ông chủ nói, "Anh xem đấy bán hàng dễ làm sao?"
"Thôi được," người bán hàng nó, "ông bán hàng đi - nhưng ai làm cho ông ta chóng mặt hoa mắt lên?"
Một khi đam mê có đó, nó sẽ làm cho bạn chóng mặt hoa mắt lên - lo nghĩ, sợ hãi; chọn cái gì, không chọn cái gì; đi đâu, đi thế nào; kĩ thuật đúng, phương pháp đúng, cách tiếp cận đúng là gì? Và thế rồi nỗi sợ: liệu bạn có khả năng làm được nó không? Nỗi sợ thường xuyên. Người ta trở nên chóng mặt.
Đam mê là người bán hàng. Và thế rồi điều ác tới: ông chủ. Thế thì bạn bị ném vào địa ngục. Ham muốn làm cho bạn chóng mặt hoa mắt. Và không ai có thể chắc chắn được, không người nào.
Tôi mới đọc một giai thoại hay:
Cha O'Malley và giáo sĩ Rabbi Cohen đang chơi gôn. Tại lỗ thứ ba, Cha O'Malley đánh một cú vào đất, và ông ta la lên, "Ô, cứt thật!" Và ông ta nhìn lên trời và nói, "Lạy Chúa, con rất tiếc. Đấy là sơ suất." Đến lỗ thứ năm ông ta lại đánh một cú khủng khiếp khác vào đất. Ông ta lại kêu lên, "Ô, cứt thật!" Ông ta lại nhìn lên trời và nói, "Lạy Chúa, con lại phải xin lỗi. Con rất tiếc." Đến lỗ thứ chín, lại cùng điều đó, lại vào đất. Ông ta la lên "Ô, cứt thật!"
Thế rồi có một tiếng sét nổ vang và giáo sĩ Rabbi Cohen bị đánh trúng lăn ra chết. Người ta nghe thấy một tiếng ầm ầm rền vang trên trời và một giọng nói, "Ô, cứt thật!"
Ngay cả Thượng đế cũng có thể lỡ! cho nên có gì đảm bảo bạn thành công được? Người ta cứ sợ hãi, run rẩy, run lên vì sợ.
Đam mê tạo ra lo nghĩ; lo nghĩ tạo ra sợ hãi - Xa khỏi đam mê và không sợ hãi, không lo nghĩ.
Nhưng mọi người chỉ có đam mê trong các kiếp sống của mình, đó là lí do tại sao họ chỉ có lo nghĩ và sợ hãi mà không cái gì khác. Họ tới tôi - biết bao nhiêu người - và họ muốn được an bình của tâm trí, họ muốn thoát ra khỏi các lo nghĩ của mình. Nhưng nếu bạn bảo họ, "Thoát khỏi đam mê của ông đi," họ lại không sẵn sàng theo bạn. Họ muốn câu mật chú nào đó, cái gì đó rẻ thôi, cho nên họ có thể cứ ham muốn, họ có thể cứ săn đuổi đam mê của mình - và vậy mà vẫn còn không lo nghĩ.
Một chính khách hay tới tôi, và ông ta bao giờ cũng nói, "Osho ơi, bằng cách nào đó giúp tôi an tâm đi."
Tôi nói, "Là chính khách thì bạn không nên đòi hỏi điều đó - nó chẳng bao giờ tới trên con đường của chính khách cả. An tâm sao? Nếu nó có thể xảy ra được cho chính khách, thì thánh nhân là thằng ngu à? Họ đang làm gì? Thế thì tại sao họ lại phải bỏ tham vọng? Điều đó không bao giờ có thể tới được. Tham vọng tạo ra căng thẳng, lo nghĩ. Bạn thoát khỏi chính trị của mình đi!"
Còn ông ta nói, "Thầy có thể đúng, nhưng ngay bây giờ thì tôi không thể thoát ra khỏi nó được."
Thế là tôi bảo ông ta, "Thế thì bạn cứ thoải mái với căng thẳng của mình, chấp nhận chúng. Bạn đang cố gắng làm điều gì đó không thể được. Bạn muốn ăn cái bánh và vẫn còn nó nữa."
Thế là ông ta bắt đầu đi sang Maharishi Mahesh Yogi. Trong nhiều ngày ông ta đã không quay lại. Một hôm, bỗng nhiên chúng tôi gặp nhau trên một chuyến tầu hoả. Tôi hỏi ông ta, "Bạn đã không tới tôi nhiều ngày rồi."
Ông ta nói, "Phỏng có ích gì mà tới thầy? Thầy nói thoát ra khỏi chính trị. Mahesh Yogi còn tốt hơn. Ông ấy nói, 'Dù bạn ở đâu, tôi sẽ làm cho bạn hiệu quả hơn. Bạn là chính khách à? Bạn sẽ trở thành một chính khách tốt hơn - chỉ cần làm TM.'"
Bây giờ điều đó khớp, điều đó hoàn toàn khớp. Bạn không thay đổi cái gì cả; chỉ lặp lại điều ngu xuẩn nào đó - blah, blah, blah - và có thế thôi. Hai mươi phút bạn lặp lại nó và dù bạn ở đâu, mọi thành công đều được đảm bảo cho bạn, mọi hiệu quả đều được đảm bảo cho bạn. Ngay cả kẻ trộm cũng làm TM, kẻ buôn lậu cũng làm TM, chính khách đang làm TM. Kẻ buôn lậu nghĩ rằng nếu mình làm TM thì mình sẽ không bao giờ bị bắt, người đó sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Thiền không rẻ thế đâu. Thiền là biến đổi hoàn toàn con người bạn. Và hiểu biết lớn và thông minh lớn là cần thiết.
Lời kinh này của Phật chỉ dành cho những người thực sự thông minh và người sẵn sàng muốn thoát ra khỏi khổ mà họ đã tạo ra xung quanh mình. Nó chỉ dành cho những người thực sự đã chán ngán với khổ và sẵn sàng thoát ra khỏi cái bẫy.
Điều đó là tuỳ ở bạn, điều đó phụ thuộc vào bạn. Bạn đã tạo ra nó! Một khi bạn hiểu cách mình đã tạo ra nó, nó sẽ biến mất - bởi vì thế thì bạn sẽ không có khả năng tạo ra nó thêm nữa.

Ads Belove Post