Read more
Osho - Nhịp đập của tuyệt đối
Chương 9. Bên ngoài khoa học
Nó lan toả khắp nơi,
nó là cái thuần khiết nhất,
nó vô thân thể, nó không thể bị phá huỷ, nó không có gân cốt, nó không tì vết,
nó vô tội, nó thấy hết, nó biết hết,
nó là cái tốt nhất trong những cái tốt, và nó là tự sáng tạo
Lời kinh này cho chúng ta một số chỉ dẫn về bản tính của atman - trên hết, rằng nó được tạo ra từ bản thân nó. Atman, sự tồn tại, một mình nó là tự sáng tạo. Từ swayambhoo có nghĩa là tự khởi nguồn. Điều đó có nghĩa là cái không được tạo ra bởi bất kì cái gì khác, cái mà tự nó được tạo ra. Sự tồn tại của nó là từ bản thân nó. Sự tồn tại của nó không ở trong tay ai cả; nó phụ thuộc vào bản thân nó.
Cho nên điểm đầu tiên này, rằng atman là tự khởi nguồn, cần phải được hiểu cho đầy đủ. Mọi thứ chúng ta thấy đều có thể được tạo ra. Bất kì cái gì được tạo ra, bất kì cái gì có thể được làm ra, sẽ không là atman. Chúng ta xây nhà; nhà không phải là tự khởi nguồn, nó được làm ra. Chúng ta chế tạo ra máy; nó không phải là tự tạo ra, nó do chúng ta chế tạo ra. Tìm yếu tố đó, cái bản chất đó, cái không do ai chế tạo ra. Bản chất không được tạo ra này là atman. Trong nỗ lực của chúng ta để tìm kiếm sự tồn tại của vũ trụ, nếu chúng ta đạt tới đó, nếu chúng ta có thể hiểu thấu được cái bản chất tối cao đó của vũ trụ, cái không do bất kì ai tạo ra, cái là vĩnh hằng, vô thuỷ, bản thân cái ta, thế thì chúng ta sẽ đạt tới tính thượng đế.
Atman và atman tối cao không phải là hai; chúng là những cái tên của cùng một điều được thấy từ hai quan điểm. Nếu bạn tìm nó bên trong bản thân mình, thế thì cái yếu tố không được chế tạo, không được sinh, được tự tạo ra đó được gọi là atman. Còn nếu bạn tìm kiếm và thấy nó ở chỗ khác, thế thì yếu tố đó được gọi là atman tối cao, vĩ đại. Atman đơn giản là atman tối cao được biết tới từ bên trong. Atman tối cao đơn giản là atman được biết tới từ bên ngoài.
Nếu bạn xem xét bản thân mình bạn sẽ thấy rằng thân thể này là thứ được tạo ra. Nó không thể được tạo ra mà không có sự hợp tác của bố mẹ bạn. Cho dù vậy, trong tương lai, nó được tạo ra trong ống nghiệm, nó vẫn còn là thứ được chế tạo. Các nhà khoa học và sinh học của phương Tây có thể có khả năng, nếu không phải hôm nay thì trong tương lai, hoàn thành được công bố của họ về việc tạo ra đứa trẻ trong ống nghiệm. Họ sẽ thành công trong việc chế tạo ra một thân thể trong ống nghiệm, và do đó hi vọng chung cuộc đánh bại tôn giáo. Nhưng họ sai lầm trong cách nhìn của họ, vì con người tâm linh chưa bao giờ coi thân thể là atman.
Con người tâm linh nói, “Cái mà không được sinh ra, không được tạo ra, là atman.” Bằng việc chế tạo ra thân thể trong ống nghiệm, các nhà khoa học sẽ đơn giản chứng minh rằng thân thể không phải là linh hồn - atman. Dường như là thân thể sẽ được chế tạo ra trong tương lai; tôi không thấy bất kì lí do gì tại sao nó không như vậy. Nhiều người tâm linh e sợ về điều này: “Điều gì sẽ xảy ra cho atman khi thân thể được tạo ra trong ống nghiệm trong phòng thí nghiệm? Điều đó sẽ chứng minh rằng atman không tồn tại nếu chúng ta có thể tạo ra một đứa trẻ mà không có sự hợp tác của bố mẹ và chỉ với sự trợ giúp của hoá chất?” Nhưng những người tâm linh đó không biết rằng thân thể không phải là atman. Nếu nhà khoa học thành công trong thực nghiệm của ông ấy thì đích thực lời kinh của Upanishad sẽ được chứng minh là đúng - rằng thân thể này không phải là atman. Chỉ ngần ấy thôi, và không gì hơn nữa, là được chứng minh.
Ngay cả bây giờ chúng ta biết rằng thân thể không phải là linh hồn. Sự kiện này được khoa học vật lí chứng minh. Trong tương lai thân thể sẽ được tạo ra bằng các quá trình hoá học và nhân tạo. Hiện tại, khi các chất hoá học của bố mẹ tổ hợp và tạo ra tế bào, chính là tế bào đầu tiên của thân thể, thế rồi linh hồn đi vào nó. Nếu trong tương lai tế bào đó được tạo ra trong phòng thí nghiệm, và nếu tình huống gen đó được tạo ra, điều mà từ trước tới nay vẫn do bố mẹ tạo ra, thế thì linh hồn cũng sẽ đi vào cả trong đó nữa.
Nhưng tế bào đó, cái tế bào đầu tiên của thân thể, không phải là atman. Nó là một thứ được chế tạo ra, nó không phải là tự sinh ra. Nó được tạo ra bởi ai đó. Sự tồn tại của nó, sự sinh thành của nó, tuỳ thuộc vào cái gì đó, do vậy những người biết tới atman không sẵn lòng gọi nó là atman. Nó không phải là atman. Biết điều đó, chúng ta sẽ phải làm việc theo cách lùi lại hơn; chúng ta sẽ phải đi ngày một sâu xuống hơn.
Cho nên bản thân tôi hài lòng và hi vọng rằng khoa học thành công trong việc làm ra đứa trẻ trong ống nghiệm sớm nhất có thể được, bởi vì thế thì chúng ta sẽ được các nghiên cứu khoa học giúp đỡ để phá vỡ sự đồng nhất của chúng ta với thân thể. Thế thì chúng ta sẽ biết chắc chắn rằng thân thể là một loại máy, và rằng việc tin vào nó như cái ta là điều ngu xuẩn. Ngay cả bây giờ nó cũng là điều ngu xuẩn, nhưng hiện tại chúng ta không sẵn lòng thừa nhận rằng thân thể là một cái máy. Dầu vậy nó vẫn cứ là một cái máy. Nó được tạo ra bởi các lực tự nhiên, cho nên bằng việc hiểu các bí mật này của tự nhiên chúng ta sẽ có khả năng tạo ra nó, và thế thì chúng ta sẽ có được sự hợp tác của các lực tự nhiên để bẻ vỡ việc đồng nhất mình với thân thể.
Khi đi sâu vào bên trong bản thân mình, chúng ta phải đạt tới chỗ đó, cái bản chất đó, cái không thể được tạo ra; và chừng nào mà việc chế tạo nó còn là điều có thể, biết rằng nó không thể là atman. Cho nên bằng việc đi ngày càng sâu hơn vào trong việc chế tạo, khoa học giúp đỡ cho tôn giáo, bởi vì bất kì cái gì khoa học có thể tạo ra, cái đó không phải là atman. Atman còn xa hơn điều đó. Atman bao giờ cũng vượt ra ngoài cái có thể được làm ra.
Cho nên chúng ta biết ơn khoa học rất nhiều về việc nó cứ làm ra hết thứ nọ đến thứ kia, đẩy xa giới hạn về cái có thể được chế tạo và do đó xác định cái không phải là atman; bởi vì chúng ta gọi một yếu tố là atman khi nó tự khởi nguồn, không được sinh ra, khi nó không thể được tạo ra. Điều đó nghĩa là cái nguyên thuỷ.
Không hoài nghi gì nữa, phải có cái tối thượng, yếu tố nền tảng cho vũ trụ này được tạo ra, và yếu tố tối thượng này phải là không được tạo ra. Nếu một cơ sở được cần cho việc sáng tạo của mọi thứ, thế thì việc sáng tạo là không thể được. Nếu bạn nói, “Thượng đế được cần tới để tạo ra thế giới,” thế thì bạn sẽ phải nói một Thượng đế tối cao khác là cần có để tạo ra Thượng đế. Không có điểm cuối cho loại logic này. Thế thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới được chỗ chúng ta có thể nói, “Được rồi, đây là chỗ có sự sáng tạo mà không cần tới người sáng tạo khác.”
Sẽ tốt hơn và khoa học hơn nếu chúng ta hiểu điều đó thế này: rằng cái tự khởi nguồn là atman. Điều này khoa học hơn việc nói rằng atman là tự khởi nguồn. Nếu chúng ta nói, “Chúng ta gọi ngài là atman tối cao - Thượng đế - người không được tạo ra, người không được bất kì ai tạo ra,” sẽ khoa học hơn là nói, “Không ai đã tạo ra Thượng đế.”
Khoa học cũng kinh nghiệm điều này. Trong những nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đạt tới giới hạn nào đó và thế rồi họ cảm thấy rằng có cái gì đó còn nằm ngoài những giới hạn này, cái bên ngoài sự sáng tạo. Khi điều này xảy ra, khoa học bao giờ cũng làm các nghiên cứu về các yếu tố, và các nhà khoa học cổ đại đã tuyên bố rằng có năm yếu tố. Người tâm linh cổ đại - người tôn giáo - không nói điều này bởi vì họ không quan tâm tới những yếu tố như vậy. Họ quan tâm tới chỉ cái một, yếu tố tự khởi nguồn.
Tư duy khoa học cổ đại của gần bốn đến năm nghìn năm trước đây đã xác nhận rằng mọi thứ được tạo ra từ năm yếu tố. Bây giờ sai lầm đã xảy ra bởi vì đã không tồn tại những cuốn sách khoa học tách biệt; mọi chủ đề đều được đưa vào trong các sách tôn giáo. Sách tôn giáo là tuyển tập của tất cả tri thức của những ngày đó, và do vậy niềm tin rằng mọi thứ đã được tạo ra từ năm yếu tố đều có sẵn trong các sách tôn giáo. Nhưng vấn đề này liên quan tới khoa học chứ không phải tới tôn giáo. Tôn giáo chỉ tìm kiếm một yếu tố - yếu tố tự khởi nguồn.
Khoa học đã tiếp tục nghiên cứu của nó, và nó đã thấy rằng nguyên lí về năm yếu tố là không đúng. Khi điều này được chỉ ra là ngu xuẩn thì cái gọi là những người tôn giáo rất lo nghĩ. Họ nghĩ mọi thứ bây giờ bị lẫn lộn hết, bởi vì họ đã tin vào năm yếu tố. Nhưng khoa học vẫn tiến vững chắc với nghiên cứu của nó. Bây giờ các nhà khoa học đã phát hiện ra một trăm lẻ tám yếu tố. Nhưng tôi muốn làm điều này rõ ràng rằng các nghiên cứu mới của khoa học chỉ bác bỏ khoa học cũ.
Không khám phá nào của khoa học có thể bác bỏ được tôn giáo, bởi vì chiều hướng của tôn giáo và khoa học là hoàn toàn tách biệt. Ai đó có thể soạn một bài thơ rất hay, nhưng điều đó không thể bác bỏ nguyên lí của toán học được. Không có quan hệ gì giữa thơ ca và toán học. Tương tự ai đó có thể phát triển một lí thuyết toán học sâu sắc và khó, nhưng điều đó sẽ không làm mất phẩm chất của bài thơ hay, vì chiều hướng của chúng là tách biệt; chúng không huỷ lẫn nhau. Chúng thậm chí không chạm vào nhau. Những chiều hướng này chạy song song tựa như đường ray xe hoả. Nếu chúng dường như gặp nhau ở đâu đấy, đó là ảo giác của chúng ta. Nếu bạn đi tới điểm gặp gỡ, bạn sẽ thấy rằng chúng chạy song song nhau. Chỉ ảo giác về sự gặp gỡ lẫn nhau của chúng là có thể nảy sinh ra, như trường hợp của đường ray xe hoả.
Khi khoa học bác bỏ điều gì đó, nó bác bỏ sự kiện hay niềm tin cũ. Toàn bộ giới Ki tô giáo trở nên rất bồn chồn khi khoa học tuyên bố rằng đất không phẳng mà tròn, vì trong Kinh thánh có nói rằng đất là phẳng. Nhưng điều được viết trong Kinh thánh về hình dạng của trái đất là sự khẳng định của các nhà khoa học vào thời đó; đấy không phải là khẳng định tôn giáo. Cho nên khi khoa học thấy rằng trái đất là tròn, nó bác bỏ niềm tin cũ. Nhưng khám phá mới này đã chỉ ra rằng khoa học cổ đại là sai. Khoa học không bao giờ có thể làm cho tôn giáo không đúng được, tôn giáo không bao giờ làm cho khoa học sai được. Chúng không có quan hệ chút nào với nhau, không có kết nối giữa chúng. Thậm chí không có trao đổi giữa chúng; chiều hướng của chúng là khác nhau. Chiều hướng của chúng tuyệt đối tách biệt.
Bắt đầu với năm yếu tố khoa học đã tìm ra nhiều yếu tố khác và số các yếu tố này là một trăm linh tám ngày nay, do vậy chứng minh rằng năm yếu tố cổ đại đã bị hiểu không đúng như các yếu tố. Chúng chắc chắn không phải là các yếu tố. Thực ra, những cái đã được biết như các yếu tố lúc ban đầu không phải là các yếu tố; chúng là hợp chất. Chẳng hạn, đất. Bây giờ có nhiều chất trong đất - không chỉ có một chất trong bất kì loại đất nào. Một thí dụ khác là nước. Khoa học nói có hai chất, hidro và oxi trong nước. Nước không phải là yếu tố, nó là trộn lẫn của hai chất. Tổ hợp không phải là yếu tố; theo khoa học, nó được gọi là hợp chất. Cho nên nước không thể được xem như một yếu tố. Oxi và hidro là các yếu tố.
Cho nên khoa học đã phát hiện ra một trăm linh tám yếu tố. Nhưng khi khoa học đi sâu hơn vào trong nghiên cứu của nó, các nhà khoa học dần dần bắt đầu nhận ra rằng tất cả một trăm lẻ tám yếu tố này đều có một trung gian chung. Nó có thể là hidro hay nó có thể là oxi, nhưng cả hai đều được tạo ra bởi các hạt điện. Cho nên dường như là hidro và oxi cũng không là các yếu tố. Điện bây giờ đã trở thành yếu tố. Việc hợp nhất một số hạt điện tạo ra hidro và việc hợp nhất một số hạt điện khác tạo ra oxi, và một trăm lẻ tám yếu tố này đơn giản là tổ hợp của các hạt điện. Nếu ba hạt có đó, chúng tạo ra một yếu tố; nếu có hai hạt, một yếu tố khác được tạo ra. Nếu có bốn hạt, một yếu tố khác được tạo ra. Nhưng dù chúng là ba hay bốn hay hai, chúng tất cả đều là các hạt điện.
Do đó khoa học đã có kinh nghiệm mới - rằng chỉ có một yếu tố, và đó là điện. Tất cả một trăm linh tám cái gọi là yếu tố đó, trong phân tích cuối cùng, là hợp chất. Chúng là các tổ hợp. Chúng không phải là các yếu tố, chúng không phải là các chất cơ sở.
Thế của khoa học hiện tại là ở chỗ nó được chuẩn bị để tin rằng điện là không được tạo ra, rằng nó là tự khởi nguồn, và rằng tất cả sự phát triển bao la này, sự mở rộng này, là sự mở rộng của một yếu tố duy nhất - điện. Điện, khoa học nói, không phải là chất được tạo ra bởi việc tổ hợp hai chất, nó là không được tạo ra. Khoa học gọi chất đó là yếu tố, cái tự khởi nguồn. Cho nên bây giờ khoa học gọi điện là yếu tố tự khởi nguồn. Nó không thể được tạo ra, vì chỉ chất mà có thể được tạo ra bằng cách tổ hợp mới có thể được chế tạo ra. Nếu bạn tổ hợp hai thứ, cái thứ ba sẽ được tạo ra. Nếu bạn tổ hợp ba thứ, kết quả sẽ là làm ra cái thứ tư. Nhưng làm sao bạn có thể tạo ra phân tử nguyên thuỷ mà không có bất kì tổ hợp nào? Bạn không thể làm ra nó không thể phá huỷ nó. Nếu chúng ta muốn phá huỷ nước, chúng ta có thể làm như vậy bằng việc phân li hidro và oxi, vì nước được tạo nên bằng việc tổ hợp. Nếu chúng ta muốn phá huỷ hidro, chúng ta có thể làm như vậy. Nếu chúng ta phân li các hạt điện của nó - cái chúng ta gọi là năng lượng nguyên tử - thế thì hidro sẽ không còn có nữa. Chỉ năng lượng điện là sẽ còn lại. Nhưng chúng ta không thể phá huỷ được năng lượng đó bởi vì không có việc tổ hợp của hai chất mà chúng ta có thể phân li. Chúng ta có thể đơn giản làm chừng này thôi - chúng ta hoặc có thể tổ hợp hoặc phân lí các vật. Chúng ta không thể tạo ra. Cái mà không được tạo ra là yếu tố.
Hiện tại khoa học gọi điện, năng lượng điện, là yếu tố tự khởi nguồn. Nhưng tôn giáo gọi atman là yếu tố tự khởi nguồn.
Điều đó sẽ trở thành có thể, nếu không phải bây giờ thế thì trong tương lai, vì việc khảo cứu khoa học để phá vỡ, phân li cả điện nữa; và thế thì chúng ta sẽ có khả năng thấy rằng ngay cả điện cũng không tự khởi nguồn. Nhiều năm trước chúng ta đã biết nước như một yếu tố; thế rồi chúng ta đã có thể phân tích nó và thấy rằng oxi và hidro là những yếu tố, nước thì không. Thế rồi chúng ta phân tích hidro và có thể thấy rằng nó cũng không phải là yếu tố; điện là yếu tố.
Có hai khả năng: hoặc có thể thiết lập rằng điện và atman là một và như nhau, hoặc có thể là điện cũng sẽ bị chia nhỏ ra và chúng ta sẽ phát hiện ra là nó cũng không phải là yếu tố. Như chỗ tôi hiểu, điện cũng có thể bị chia nhỏ ra, và khi nó bị chia ra chúng ta sẽ thấy rằng chỉ tâm thức là còn.
Bây giờ, điều đáng quan tâm để xem xét rằng không ai coi đá là năng lượng. Nó là chất - vật chất. Phân biệt cũ của chúng ta phân chia mọi vật thành vật chất và năng lượng. Đá là vật chất. Nhưng khi đem đá ra phân tích, và trong phân tích cuối cùng nguyên tử được tìm thấy, thế thì vật chất đã mất đi và năng lượng còn lại; và khoa học phải bỏ khái niệm cũ của nó về nhị nguyên - nhị nguyên của vật chất và năng lượng. Vật chất mà cứ được phân tích, phân tích thêm mãi người ta thấy rằng nó không tồn tại; chỉ còn có năng lượng. Vật chất là năng lượng. Bây giờ không có chất nào như vật chất cả; vị trí nhất của khoa học là ở chỗ không có cái gì giống vật chất. Bây giờ các nhà duy vật phải rất cẩn thận khi nói bất kì cái gì hỗ trợ cho vật chất vì không có cái gì giống như vật chất tồn tại cả; chỉ có năng lượng.
Chừng nào chúng ta còn chưa đi tới việc phân tích cuối cùng về vật chất, hai chất liệu đã được các nhà khoa học chấp nhận - vật chất và năng lượng. Bạn dứt khoát sẽ thấy phân biệt này nếu bạn cầm một hòn đá trong một tay và chạm vào dây điện bằng tay kia. Bạn sẽ biết rằng hòn đá là hòn đá còn cái chạy qua dây là năng lượng. Có khác biệt rất lớn giữa hai thứ này. Nhưng bây giờ khoa học nói nếu bạn cứ phá vỡ và phân tích hòn đá, bạn sẽ chấm dứt với năng lượng mà có thể chạy qua dây điện. Bằng cách đập vỡ thêm nó, chúng ta đã giết một trăm nghìn người ở Hiroshima. Đó là cơn sốc điện! Bằng cách đập vỡ vật chất, bằng sự bùng nổ của một nguyên tử nhỏ, nhiều năng lượng đã được tạo ra đến mức chúng ta có thể giết một trăm nghìn người ở Hiroshima và một trăm hai mươi nghìn người ở Nagasaki. Nhiều người sẽ không chết bởi việc chạm vào ngay cả dòng điện mạnh nhất.
Một nguyên tử nhỏ tạo ra một khối lượng điện cực kì lớn, và bằng việc biến đổi nó thành điện, nguyên tử bị phá huỷ - nó không còn nữa. Cho nên khoa học bây giờ nói rằng khái niệm cũ về nhị nguyên - vật chất và năng lượng - đã mất rồi. Bây giờ chỉ còn lại năng lượng. Nhưng tôi bảo bạn, vẫn còn một phân biệt nữa, và đó là sự phân biệt giữa năng lượng và tâm thức.
Khi chúng ta chạm vào điện chúng ta biết nó là năng lượng, nhưng khi chúng ta nói với một người, chúng ta không cảm thấy rằng người đó đơn giản là năng lượng, chúng ta cảm thấy cả tâm thức của người đó nữa. Nếu dòng điện bật lên, máy ghi âm ở đây sẽ làm việc, nó sẽ nói. Nhưng nó sẽ chỉ lặp lại điều tôi đang nói. Cho nên khi nó nói, đấy chỉ là năng lượng. Nhưng khi tôi nói đấy không chỉ là năng lượng; cũng có cả tâm thức nữa. Máy ghi băng không thể tạo ra bất kì thay đổi nào, nó sẽ báo cáo điều tôi đã nói; nhưng ngay cả nếu tôi muốn, ngày mai tôi cũng không thể lặp lại được điều tôi đang nói hôm nay, bởi vì tôi không phải là cái máy. Bản thân tôi không biết câu nào sẽ tiếp sau câu này. Khi bạn nghe tôi, tôi cũng đang nghe nó.
Phân biệt giữa tâm thức và năng lượng vẫn tồn tại. Phải nói rằng thế giới cũ không phải là nhị nguyên, nó là thế giới tam nguyên của vật chất, năng lượng và tâm thức. Từ ba thứ này, vật chất bị loại bỏ ra. Bây giờ có hai - năng lượng và tâm thức.
Những nghiên cứu sâu vào vật chất đã chứng tỏ nó không tồn tại; nó đã biến mất bởi vì chúng ta biết rằng nó là năng lượng. Và tôi bảo bạn năng lượng cũng sẽ biến mất trong những nghiên cứu thêm nữa và sâu nữa, và chúng ta sẽ thấy rằng chỉ còn mỗi tâm thức. Tâm thức đó là atman. Thế thì sẽ không có vật chất, và không có năng lượng; mọi thứ sẽ biến mất và chỉ tâm thức sẽ còn lại.
Đó là lí do tại sao chúng ta đã gọi tên yếu tố tối cao đó là satchitanand. Để chuyển tải ý nghĩa đúng của từ ‘atman’, người ta phải dùng ba từ. Từ sat nghĩa là sự tồn tại - cái đang đấy, cái bao giờ cũng đang tồn tại, cái chưa bao giờ không tồn tại. Sat có nghĩa là cái bao giờ cũng có đấy. Nó không bao giờ trong trạng thái mà bạn có thể nói về nó là ‘Nó đấy’. Mọi thứ đều thay đổi và cứ thay đổi; vậy mà nó có đấy, không thay đổi.
Từ chit nghĩa là tâm thức. Không phải là nó đơn giản tồn tại, nhưng nó biết rằng ‘tôi đây’. Nó biết sự hiện diện của nó. Một thứ có thể tồn tại; chẳng hạn, một hòn đá đang nằm trên đất, nhưng nó đơn thuần tồn tại. Nếu hòn đá đó biết rằng nó tồn tại, thế thì và chỉ thế thì nó cũng là tâm thức nữa.
Từ thứ ba là anand - phúc lạc. Nó là atman vẫn chưa đủ, nó là tâm thức vẫn chưa đủ, nó tồn tại và nó nhận biết về sự tồn tại vẫn chưa đủ. Cũng như nó là nhận biết về sự tồn tại của mình, nó cũng biết rằng ‘tôi là anand’ - cực lạc cao nhất!
Atman được nói trong lời kinh này là tự khởi nguồn bởi vì nó không được tạo ra không bị phá huỷ bởi bất kì ai. Nhớ lấy, vì nó là tự khởi nguồn nên nó là không thể phá huỷ nổi; nó là bất tử. Cái có thể được làm ra sẽ chết; cái có thể được chế tạo ra sẽ bị phá huỷ. Không sản xuất nào có thể kéo dài mãi, không cấu trúc nào có thể mang bản tính thường hằng. Mọi vật được xây dựng đều được tạo ra vào một thời điểm thích hợp và biến mất vào thời điểm định mệnh của nó. Thực ra, cái được sinh ra sẽ chết đi. Dù nó có thể được làm mạnh mẽ đến đâu, nó chắc chắn chết mặc dầu nó có thể kéo dài hơn chút ít. Các lâu đài, dù được làm bằng giấy hay đá granit, chắc chắn sẽ sụp đổ. Hàng triệu cơn gió tàn phá cuối cùng sẽ xô đổ các bức tường đá của lâu đài. Nếu chúng được làm bằng thép thì chúng sẽ đứng lâu hơn chút ít, nhưng cuối cùng chúng chắc chắn sẽ sụp đổ. Lâu đài bằng bìa sẽ sụp đổ dù chỉ một ngọn gió nhỏ thoảng qua. Khác biệt nhau ở mức độ mà thôi.
Khác biệt giữa việc sụp đổ của ngôi nhà làm bằng bìa và ngôi nhà làm bằng đá chỉ đơn giản là vấn đề khác biệt về tốc độ gió. Không có khác biệt cơ bản trong ngôi nhà; lâu đài bằng bìa là một thứ được xây dựng ra, cho nên nó phải sụp đổ, và lâu đài bằng đá cũng là một thứ được xây dựng ra, cho nên nó nữa cũng phải sụp đổ. Nơi mà có việc tạo ra ở đầu này, chắc chắn sẽ có việc phá huỷ ở đầu kia. Vì nó là tự khởi nguồn, atman là không thể bị phá huỷ. Vì nó chưa bao giờ được làm ra tại đầu này, nên nó sẽ không bao giờ bị phá huỷ tại đầu khia.
Cái tự khởi nguồn có hai đặc trưng: nó không được tạo ra và nó không thể bị phá huỷ. Để tôi nói nữa cho bạn là khoa học hỗ trợ cho quan điểm này, rằng bất kì cái gì được làm ra bởi việc tổ hợp của hai thứ đều sẽ chết; trong khi yếu tố được tạo nên từ một thứ không thể bị phá huỷ, không thể chết. Không có cách nào cho nó hoặc bị phá huỷ hoặc được tạo ra. Để tạo ra cái gì đó những cái khác phải được tổ hợp lại, và để phá huỷ một thứ, những thứ khác phải bị tách ra. Làm tức là nối lại, và phá huỷ là tách ra. Nhưng yếu tố mà riêng lẻ, không có yếu tố nào khác trong nó, không thể bị phá huỷ. Làm sao nó có thể bị phá huỷ được? Nó không thể bị đập vỡ. Nếu như nó được làm bằng hai thứ nó có thể bị đập vỡ. Nhưng nó là riêng một thứ, nó bao giờ cũng thế. Yếu tố có nguồn gốc trong bản thân nó là không thể bị phá huỷ, và yếu tố đó được Upanishad gọi là atman.
Một số trong các tính năng khác của nó, đặc trưng không tránh khỏi của nó, cũng được mô tả. Người ta nói rằng atman tự tạo là biết tất cả. Biết tất cả nghĩa là gì? Nó có thể có hai nghĩa, và nghĩa sai trong hai nghĩa này là mốt. Việc thường xảy ra là cái theo mốt là sai. Tri thức đúng là sâu sắc và bí ẩn đến mức nó không bao giờ có thể là mốt. Một vấn đề mà không có chiều sâu cho lắm thì ai cũng có thể hiểu được và rất có thể là đúng mốt.
Một nghĩa nữa của từ biết tất là có tri thức về mọi thứ; đây là ý nghĩa đúng mốt. Chẳng hạn, người Jaina gọi Mahavira là biết tất, bởi vì khi một người biết atman, người ấy trở thành toàn năng, thấy tất cả; như thế là bản tính của atman. Bản thân Mahavira đã nói rằng người biết đến cái một, biết tất cả. Theo nghĩa này nói Mahavira biết tất cả là đúng. Thế thì điều thường xảy ra là ở chỗ những tín đồ diễn giải điều này nghĩa là Mahavira biết cách chữa châm kim xe đạp! Nhưng Mahavira đã không biết đến xe đạp là gì. Hay như là Mahavira phải biết cách máy bay được xây dựng ra... Nếu thuật ngữ biết tất được hiểu theo cách này, nó sẽ làm phát sinh ra ảo tưởng lớn và khó khăn; và người Jaina cũng đã trong khó khăn lớn khi bọ bắt đầu coi Mahavira là biết tất theo nghĩa này.
Phật thường chế nhạo niềm tin này của người Jaina. Điều ông ấy thực sự cười là cái ngớ ngẩn của tín đồ Mahavira khi diễn giải chứng ngộ của ông ấy theo cách này, vì họ thực tại bắt đầu nói rằng Mahavira biết mọi thứ. Cho nên Phật nhiều lần đã đùa, “Tôi có nghe ai đó nói rằng một cá nhân nào đó là biết tất thảy, nhưng tôi thấy rằng cá nhân đó đi ăn xin trước một ngôi nhà không có ai cả. Sau đó người ấy nhận ra rằng ngôi nhà không người ở. Tôi đã thấy người ấy bước đi trong ánh sáng nhập nhoạng buổi sớm; liệu người ấy có biết con chó đang nằm trên đường đi của mình không khi người ấy dẫm vào đuôi của nó?”
Vậy Phật cười vào cách diễn giải ngu xuẩn cho thuật ngữ biết tất đó. Ông ấy sẽ nói, “Tôi đã nghe nói về cá nhân biết tất này đang đứng ở ngoại ô một thành phố mà hỏi mọi người về con đường tới thành phố đó.” Nhưng chuyện cười này không nhắm vào Mahavira. Mahavira chưa bao giờ đưa ra những lời như vậy. Những người nêu ra lời đó là các tín đồ của ông ấy. Họ nói, “Mahavira là người biết tất; ông ấy biết con đường nào dẫn tới lâu đài nào.”
Biết tất còn có một nghĩa khác - nghĩa phủ định. Nghĩa khẳng định này của “ông ấy biết tất” là không đúng. Nghĩa phủ định là ở chỗ bây giờ không cái gì còn lại để mà biết; không cái gì còn lại đáng để biết nữa. Có đáng biết con đường đặc biệt dẫn tới đâu, hay liệu có ai trong ngôi nhà? Thành vấn đề gì nếu những điều như thế không được biết? Liệu có đáng biết một con chó đang ngủ hay không ngủ trên đường không? Có hại gì nếu không biết điều ấy?
Như tôi thấy điều ấy, từ biết tất nghĩa là sau khi biết atman, không cái gì bị bỏ lại không được biết mà đáng biết. Tất cả những cái đáng biết đều được biết. Trong thế giới buồn tẻ này nhiều thứ dường như đáng để biết, nhưng có khác biệt gì để nà biết chúng? Cho nên với tôi nghĩa của nó là ở chỗ không cái gì bị bỏ lại mà đáng biết. Không một điều nhỏ nhặt nhất bị bỏ đi khỏi việc biết của chúng ta, cái có thể đem lại ngay cả sự giảm thiểu tí hon nhất trong cực lạc của cuộc đời chúng ta. Không cái gì bị bỏ mà việc thiếu nó có thể gây ra cản trở cho việc trở thành satchitanand của chúng ta.
Nếu một con đường đặc biệt đi về bên trái nó sẽ dẫn người ta tới một chỗ nào đó và nếu nó đi về bên phải nó sẽ dẫn người ta tới một chỗ khác, nhưng điều này không tạo ra khác biệt gì về phẩm chất của satchitanand. Nếu Mahavira lỡ con đường mình và đến sai địa chỉ điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì với ông ấy cả, vì có khác biệt nào cho một người đã đạt tới mục đích của mình, người đã đạt tới đích đến cuối cùng, khi có lỡ đường trong lúc lang thang ở thế giới này? Có gì khác biệt cho một người đã đạt tới đích đến của mình, còn vẩn vơ đây đó? Cái gì có tác động tới chúng ta khi chúng ta còn chưa đạt tới đích tìm ra đúng thôn làng? Và có gì khác biệt với chúng ta nếu chúng ta biết mọi con đường chính xác dường như chúng ta có bản đồ địa lí?
Bởi việc các tín đồ diễn giải sai cho từ biết tất mà Mahavira đã trở thành chủ đề không cần thiết cho hàng đống chuyện lố bịch, bởi vì những lời tuyên bố họ đưa ra là ngu xuẩn; và bây giờ, lần nữa, những người nêu ra điều đó rất phân vân. Chẳng hạn, gần đây họ thấy khó khăn khi các phi hành gia đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên, bởi vì mô tả về mặt trăng của các phi hành gia không tương ứng với mặt trăng như nó đã từng được mô tả trong kinh sách của họ: và trong kinh sách của họ nói rằng những sự kiện đã được ‘người biết tất’ tuyên bố là không thể sai được. Cho nên những người sùng kính Jaina đã đi tới mức độ nói rằng nhưng người du hành không gian đã bị ảo tưởng là họ đã đặt chân lên mặt trăng. Họ đã không đặt chân lên mặt trăng, nhưng đã du hành tới phía xa của mặt trăng nơi các xe cộ - chiếc xe ngựa của các thần - vẫn còn đang chờ đợi. Tại đó họ đã bước xuống và từ đó họ đã trở về! Họ chắc chắn đã không đặt chân lên mặt trăng.
Một tín đồ Jaina thậm chí bắt đầu lập ra một quĩ, và quản lí việc thu thập hàng trăm nghìn đồng ru pi từ những người ngu, đơn giản để chứng minh trong phòng thí nghiệm rằng các phi hành gia vẫn chưa đặt chân lên mặt trăng, mà bước lên chiếc xe của vị thần nào đó. “Và nếu họ mà đạt tới mặt trăng, họ sẽ thấy mặt trăng như được mô tả trong kinh sách của chúng ta, bởi vì bất kì cái gì được nói trong những kinh sách đó đều là nhân chứng của một người biết tất.”
Việc dùng kinh sách của ai đó để níu bám lấy những luận cứ ngu xuẩn như thế làm cho kinh sách thành vô giá trị. Khi được nói đến trong kinh sách của bạn rằng mặt trăng là thế nọ thế kia, và phát biểu này về sau được chứng tỏ là không đúng, nhớ rằng phát biểu đó trong kinh sách là phát biểu của nhà khoa học của ngày xưa ấy, không phải của người biết tới atman. Người biết tới atman có mối bận tâm gì với việc mô tả loại đá nào có và không có trên mặt trăng? Và nếu một phát biểu như thế do ông ta nêu ra, nó không được thực hiện trong năng lực của ông ta như người biết về atman.
Lập trường như thế tạo ra khó khăn lớn. Ta xem xét trường hợp một nhà tư tưởng lớn như Einstein - một nhà toán học lớn. Là nhà toán học lớn cũng không xác định ra mọi tính cách của cá tính ông ta; còn có nhiều thứ khác trong cuộc đời ông. Ông ta không phải là nhà toán học khi ông ấy chơi bài. Và ông ấy sẽ bận tâm gì tới toán học khi ông ấy đang yêu một người đàn bà? Ông ấy không đưa ra phát biểu toán học nào khi ông ấy nói với cô ấy rằng không có người đàn bà nào khác đẹp hơn cô ấy. Nhưng trong tương lai nếu ai đó nói rằng một nhà toán học lớn như Einstein phải nói như thế chỉ sau khi đã đo và so sánh cái đẹp của tất cả phụ nữ trên thế giới, lời tuyên bố đó chắc chắn là ngây thơ. Không, những phát biểu như thế được đưa ra bởi bất kì ai và mọi người trên thế gian này. Mọi đàn bà gặp một đàn ông nào đó, người đó nói với cô ấy điều như vậy. Không cần phải là nhà toán học để nói như vậy. Một phát biểu như vậy được đưa ra, không phải với năng lực của nhà toán học, mà là của người đang yêu.
Cho nên từ biết tất có nghĩa là bây giờ không cái gì còn lại đáng để biết nữa, không cái gì làm tăng thêm cực lạc của người này. Cực lạc của người đó là toàn diện. Và không cái gì còn lại có thể cảm trở điều đó. Tất cả dốt nát của người đó, tất cả cái điên rồ của người đó, đều bị phá huỷ. Giận dữ của người đó, gắn bó của người đó, tham lam của người đó, tất cả đều đã mất đi, đều đã bị phá huỷ. Người đó đang trong trạng thái cực lạc tối cao. Biết tất có nghĩa là một người đang sống trong cực lạc tối cao. Người đó biết rằng tri thức đúng đắn đưa người đó vào cực lạc và loại bỏ đi mọi khả năng của bất hạnh.
Atman là biết tất theo nghĩa này, và không theo nghĩa người biết của ba thời - quá khứ, hiện tại và tương lai. Người đó không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai hay ngày kia. Người đó không biết ai sẽ thắng cuộc bầu cử này hay sẽ thua; không có lí do hay sự cần thiết nào để biết những việc như thế. Tất cả những biến cố xảy ra bên trong giới hạn thời gian đối với người đó đều giống như những đường vẽ trên nước. Người đó không đoái hoài tới chúng, người đó không lo nghĩ về chúng. Ai thắng hay ai thua là chất liệu mơ đối với người đó; những việc như thế thuộc về thế giới trẻ con, người đó đã quá chín chắn với chúng rồi. Người đó không bận tâm với những việc như vậy.
Trong việc biết tới yếu tố tối cao người đó trở thành biết tất - tức là, dốt nát của người đó sụp đổ. Hám lợi, gắn bó và giận dữ được tạo ra trong dốt nát sụp đổ. Thay thế vào chỗ chúng là cực lạc tới, được sinh ra từ việc biết đúng. Ánh sáng của việc biết bắt đầu chiếu sáng, và sống trong chói sáng của nó là sống trong cực lạc tối cao - không dừng và vĩnh hằng.
Đặc trưng thứ ba của atman này là thuần khiết - bao giờ cũng tinh khiết, bao giờ cũng trong sạch, và bao giờ cũng hồn nhiên. Khi chúng ta trở thành không thuần khiết nó không trở thành không thuần khiết. Toàn thể không thuần khiết của chúng ta là ảo tưởng của chúng ta. Như tôi đã nói đêm qua, phản xạ của mặt trời là thuần khiết trong vũng nước bẩn cũng như trong hồ pha lê. Không có một khác biệt nhỏ nhặt nhất trong thuần khiết của nó. Thuần khiết của nó không phải là đặc trưng ngẫu nhiên; nó là bản chất, bẩm sinh. Cho nên vấn đề này sẽ dễ dàng được hiểu nếu bạn hiểu khác biệt giữa điều ngẫu nhiên và điều bẩm sinh.
Đặc trưng ngẫu nhiên là ngoại lai; nó được gắn vào bạn nhưng không tới từ bên trong bạn. Chẳng hạn, một người là không trung thực; cái không trung thực của người đó là ngẫu nhiên, không phải là cố hữu. Nó đã được thực hành, nó đã được thu nhận. Đây là lí do tại sao không người nào có thể như vậy mọi giờ một ngày, bởi vì cái được thu nhận là gánh nặng đôi khi phải bị gạt sang bên. Đôi khi người này cần phải được nhẹ gánh về nó. Nó không phải là bản tính của người đó, cho nên người đó phải trung thực với ai đó trong giao thiệp của mình. Và đôi khi điều xảy ra là người không trung thực là trung thực trong số họ tới mức ngay cả người trung thực cũng không được như thế. Lí do là ở chỗ điều chúng ta gọi là trung thực cũng là một thứ được thu nhận mà từ đó đôi khi chúng ta phải tìm kiếm giảm nhẹ.
Bạn không thể sống liên miên với thứ được thu nhận, với cái ngẫu nhiên. Nhiều lúc bạn sẽ phải nghỉ ngơi khỏi điều đó. Bạn sẽ phải làm như vậy, bằng không căng thẳng sẽ tăng lên và gánh nặng sẽ trở thành lớn. Do đó một người với tâm trí nghiêm chỉnh phải tìm kiếm việc giải trí nào đó ở những lúc tạm ngưng, bằng không cái nghiêm chỉnh của người đó sẽ trở thành gánh nặng cho người đó. Mahavira và Phật không cần giải trí vì họ không mang tải trọng nghiêm chỉnh nào. Nhớ lấy điều này trong đầu. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ điều này là bởi vì họ mang tâm trí nghiêm chỉnh đến mức họ sẽ không đi xem phim hay xem kịch. Nếu họ nghiêm chỉnh họ sẽ phải đi xem kịch. Không, họ chắc chắn không mang tâm trí nghiêm chỉnh.
Điều này không có nghĩa là họ không nghiêm chỉnh. Nghiêm chỉnh và không nghiêm chỉnh, cả hai đều giả. Mahavira, Phật là bản thân họ; họ là cái ta bản chất của họ. Họ không thu nhận cái gì từ bên ngoài, cho nên không cái gì từ đó mà họ cần phải nghỉ ngơi. Nếu một người thực hành tính thánh thiện và làm nó thành thói quen, thế thì người đó đôi khi sẽ phải có ngày nghỉ. Trong ba hay bốn ngày mỗi tháng hay nửa tháng người đó sẽ phải có ngày nghỉ. Và người đó sẽ không có khả năng duy trì vai trò thánh thiện của mình trong ngày nếu người đó không đi vào thế giới không thánh thiện trong một hay hai giờ trong thời gian đó. Điều đó sẽ khó khăn cho người đó.
Các thuộc tính ngẫu hiên là những thuộc tính mà chúng ta học, chúng ta thu nhận. Chúng tới với chúng ta từ bên ngoài, chúng không tới từ bên trong. Chúng tất cả đều là những thứ do chúng ta học hỏi. Chẳng hạn, ngôn ngữ là một thuộc tính ngẫu nhiên, được thu nhận. Bất kì ai cũng đều có thể học tiếng Hindu hay Marathi hay tiếng Anh hay tiếng Đức. Có hàng nghìn ngôn ngữ và cũng có thể còn có nhiều nữa, không khó khăn gì. Mọi ngôn ngữ chúng ta phát minh ra cũng đều là ngẫu nhiên.
Nhưng im lặng thì sao? Nó không phải là ngẫu nhiên. Cho nên trong khi sẽ có khác biệt nếu hai người nói chuyện, nếu họ tôn trọng im lặng hoàn toàn sẽ không có khác biệt gì trong cái im lặng đó. Có thể có thảo luận trong lời nói: không thể có bất kì thảo luận nào trong im lặng.
Sẽ không có phân biệt nào trong thuộc tính bên trong của hai người khi họ đang trong im lặng hoàn toàn. Khác biệt gì sẽ có đấy trong hai cái im lặng? Nhưng sẽ có khác biệt nếu im lặng được áp từ bên ngoài, bởi vì lời nói sẽ tiếp tục bên trong. Sẽ có khác biệt nếu hai người giữ im lặng chỉ để trưng bầy. Tôi đang ngồi im lặng, bạn đang ngồi im lặng bên cạnh tôi. Tôi tiếp tục suy nghĩ của tôi, bạn tiếp tục suy nghĩ của bạn. Cho nên mặc dầu môi khép, hành động suy nghĩ vẫn tiếp tiễn, và sẽ có khác biệt bao la giữa chúng ta trong hoàn cảnh như vậy. Chúng ta sẽ xa nhau hàng nghìn dặm bên trong. Không ai có thể nói bạn sẽ ở đâu và tôi sẽ ở đâu.
Nhưng nếu im lặng thực sự được đạt tới, không phải bị áp đặt từ bên ngoài mà là nở hoa từ bên trong, mở ra từ bên trong, thế thì và chỉ thế thì chúng ta thực sự trong im lặng hoàn toàn.
Thế thì khác biệt gì sẽ có đó giữa tôi và bạn, khi lời tan biến từ bên trong, khi lời nói đã tan biến từ bên trong? Sẽ không có khác biệt chút nào. Chúng ta sẽ đứng ở cùng chỗ. Chúng ta sẽ dường như chúng ta là một. Dần dần, khi im lặng tiến triển, hai ngọn lửa của chúng ta sẽ hoà trộn thành một ngọn lửa. Chúng không thể còn là hai vật tách biệt được, bởi vì đường biên đánh dấu sự phân biệt giữa hai vật đã biến mất. Phân biệt tạo ra biên giới; trong cái im lặng của nó, biên giới biến mất.
Cho nên im lặng - im lặng ẩn trú, im lặng bên trong - là tự nhiên, trong khi nói là ngẫu nhiên; và bất kì cái gì là ngẫu nhiên đều không kéo dài lâu. Đây là lí do tại sao bạn không thể duy trì được giận dữ trong hai mươi bốn giờ, mặc dầu bạn có thể sống trong khoan hoà hai mươi bốn giờ. Nghĩ về điều này đi. Bạn không thể sống trong giận dữ cả ngày được. Bạn sẽ giận dữ, rồi sau một chốc bạn sẽ không giận nữa. Sẽ có một loại đến và đi của giận dữ. Nhưng sẽ không có chướng ngại nào để sống trong khoan hoà trong hai mươi bốn giờ. Bạn vẫn còn có thể khoan hoà trong cả ngày. Tương tự, nếu bạn muốn sống trong căm ghét hai mươi bốn giờ một ngày điều đó là điều không thể được; bạn sẽ tạo ra địa ngục cho bản thân mình. Nhưng ngược lại nếu bạn muốn sống vĩnh viễn trong tình yêu, điều ấy có thể.
Nhưng không thể vẫn còn trong cảm giác mà hiện thời chúng ta gọi là tình yêu, bởi vì nó không phải là tình yêu thực, nó là một thứ bề ngoài. Bạn có thể đầy tình yêu trong có thể là mười phút trong hai mươi bốn giờ; phần thời gian còn lại điều đó là không thể được. Và nếu ai đó làm nỗ lực để trong tình yêu trong một thời kì dài, sẽ khó khăn cho người đó để yêu ngay cả trong mười phút thôi. Tại sao? - bởi vì chúng ta chỉ có thể ở mãi với cái là bản tính của chúng ta, và chúng ta không thể ở mãi với cái ngoại lai đối với ta và cái được nhập khẩu từ bên ngoài. Cái đó sẽ phải bị loại bỏ, tải trọng đó sẽ phải bị quẳng đi.
Atman là thuần khiết, không tì vết. Nó không bị làm hỏng, nó không thỉnh thoảng trở nên không thuần khiết và thế thì cần chúng ta uốn nắn nó, làm cho nó thuần khiết trở lại. Nếu atman có thể không thuần khiết, chúng ta sẽ không có khả năng làm cho nó thuần khiết được. Thế thì ai sẽ làm cho nó thuần khiết? Người có thể làm cho nó thuần khiết thì bản thân người đó bây giờ là không thuần khiết. Bất kì cái gì mà atman không thuần khiết làm bây giờ đều sẽ không thuần khiết.
Không, đấy không phải vấn đề atman trở nên không thuần khiết và chúng ta cần làm cho nó thuần khiết. Nó đã thuần khiết rồi. Chỉ chúng ta tích luỹ cái không thuần khiết và không thánh thiện ở đủ mọi phía quanh ta, cũng hệt như chúng ta treo tấm màn đen tứ phía quanh ngọn đèn. Ánh sáng đèn không thay đổi trong bóng tối vì màn đen. Đèn vẫn đang cháy trong sự toả sáng của riêng nó, nhưng tấm màn đen bao quanh ngăn cản ánh sáng của nó toả ra mọi hướng. Và nếu đèn điên khùng như chúng ta, và quên mất rằng “Ta là ánh sáng,” nó sẽ đối diện với cùng những khó khăn mà chúng ta đang trải qua.
Mối quan hệ của chúng ta với bản tính của cái ta hoàn toàn bị phá vỡ và chúng ta bị đồng nhất với cái mạng nhện làm bằng thân thể, tâm trí, suy nghĩ, cảm giác, đam mê và ham muốn của chúng ta, bao quanh chúng ta tứ phía. Chúng ta bắt đầu nói, “Đây là tôi!” Người ở bên trong chúng ta tự đồng nhất bản thân mình với bất kì cái gì và bắt đầu nói, “Đây là tôi!” Và yếu tố đó ở bên trong là thuần khiết, không tì vết và trong trẻo đến mức bất kì cái gì được phản xạ trong nó đều được phản xạ đầy đặn; chúng ta nắm giữ cái phản xạ đó và bắt đầu nói, “Đây là tôi!”
Sai lầm ấy giống như thế này. Giả sử tấm gương đang đứng phía trước bạn trở nên có ý thức và nhìn vào trong bản thân nó và thấy hình ảnh bạn đang đứng trước nó, và thế rồi nói, “Đây là tôi!” Việc xảy ra không may như thế chỉ xuất hiện bởi vì sự thuần khiết của tấm gương. Atman là thuần khiết và không tì vết, và bởi vì sự thuần khiết trong như pha lê của nó, bất kì cái gì tiếp cận tới nó đều được phản xạ trong nó như một tấm gương - bất kì cái gì có thể có. Nếu thân thể tiến tới nó, thân thể sẽ được phản xạ như trong tấm gương và atman nói, “Tôi là thân thể.”
Bạn không có ý tưởng nào về thay đổi liên tục trong thân thể mình và về cách bạn đồng nhất bản thân mình với chúng. Nếu tế bào đầu tiên được tạo ra trong bụng mẹ bạn được lấy ra và đặt trước bạn rồi bạn được bảo là “Bạn đã có thời là cái này đây,” bạn lập tức sẽ chối phắt và nói, “Làm sao cái này có thể là tôi được? Điều ấy không thể được.” Nếu năm đến mười bức ảnh được chụp hàng ngày về cuộc sống của bạn thì sẽ có một chuỗi dài những tấm ảnh bạn. Mỗi tấm ảnh đều có thời đã từng được bạn nói là bản thân mình. Nhưng thật khác biệt làm sao giữa tấm ảnh thời trẻ thơ của bạn và tấm ảnh tuổi già của bạn! Khác biệt bao la làm sao giữa đứa trẻ mới sinh và cái thân tàn sắp xuống mồ. Trong tất cả những thay đổi này bạn có đấy. Bất kì cái gì được phản xạ trong tấm gương của bạn, bạn đều nói, “Đây là tôi.”
Bạn đã bao giờ thấy bất kì tương tự nào giữa tấm ảnh thời trẻ thơ của mình và tấm ảnh người lớn của mình không? Có sự giống nhau nào không? Bạn có phải là đứa trẻ đó không? Không, một thời bạn đã làm chủ nhân nó, và lời tuyên bố đó đã ăn vào trong kí ức bạn; và chỉ có lời tuyên bố đó là vẫn còn đến hôm nay - rằng đây là bạn. Thân thể thay đổi hàng ngày.
Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng mọi tế bào trong thân thể đều hoàn toàn bị thay đổi sau một thời kì bẩy năm; không một tế bào cũ nào còn lại. Nhưng đồng nhất của chúng ta tiếp tục. Đồng nhất tiếp diễn. Trong thời gian bẩy năm xương, thịt, máu và mọi tế bào khác của chúng ta đều được thay đổi. Nếu một người sống bẩy mươi năm thì thân thể đã thay đổi toàn bộ mười lần. Toàn bộ thân thể đã trải qua thay đổi mười lần.
Thân thể thay đổi trong mọi khoảnh khắc, nhưng có một tấm gương không tì vết ở bên trong. Bất kì phản xạ nào được thực hiện trong nó, bất kì bức tranh nào được tạo nên trong nó đều bảo cho chúng ta, “Đây là tôi.” Nếu đồng nhất này bị phá vỡ, nếu dốt nát này bị loại bỏ, nếu chúng ta dừng việc nói, “Đây là tôi,” thế thì chúng ta sẽ có khả năng nói, “Tôi là người biết tới tất cả những thay đổi này, tôi là nhân chứng cho tất cả những điều này. Tôi biết tuổi thơ của mình, và tôi không phải là cái đó; tôi biết tuổi thanh niên của mình và nó không phải là tôi. Tôi sẽ biết tuổi già của tôi nữa, nhưng nó sẽ không phải là tôi. Tôi đã biết việc sinh; đây không phải là tôi. Tôi sẽ biết việc chết nữa, và tôi cũng không phải là nó. Tôi là cái biết tới tất cả những pha khác nhau này. Tôi là cái biết tới chuỗi dài này, đoạn phim dài này. Tôi là người biết, tôi không phải là cái được biết tới. Tôi không phải là cái được phản xạ. Tôi là cái trong đó việc phản xạ được tạo ra.” Thế thì atman là tấm gương trong trẻo, thuần khiết và không tì vết, cái ao không bẩn, nơi chưa từng có gợn sóng nào của không thuần khiết.
Khi Upanishad nói nó là thuần khiết, họ nói về sự thuần khiết toàn bộ. Không chút không thuần khiết nào đã bao giờ đi vào trong atman. Cho nên Upanishad khẳng định, bằng việc phá vỡ đồng nhất này chúng ta cũng trở nên thuần khiết. Thực ra không ai đã bao giờ trở thành không thuần khiết; điều đó không có thể có, điều đó là không thể được. Không thuần khiết là trong đồng nhất. Việc đồng nhất làm cho người ta thành tội nhân hay thánh nhân. Nhớ lấy, thánh nhân cũng không thuần khiết bởi vì ông ta bị đồng nhất với tính chất thần thánh. Tội nhân mang xiềng sắt, thánh nhân mang xiềng vàng. Nhưng điều đó tạo ra khác biệt gì? Giá trị thị trường của sắt và vàng có thể là khác nhau, nhưng đồng nhất, nô lệ vẫn tiếp tục.
Ai đó nói, “Tôi là tội nhân,” ai khác nói, “Tôi là người đức hạnh.” Chừng nào mà chúng ta còn tiếp tục nói, “Đây là tôi,” chúng ta đang làm cho bản thân mình thành không thuần khiết một cách không cần thiết. Mặc dầu chúng ta về bản chất là thuần khiết, chúng ta cứ chấp nhận cái không thuần khiết. Cái ngày mà bạn có khả năng nói, “Tôi không là cái này, tôi không là cái nọ,” bạn sẽ có khả năng nói, “Tôi là cái mà trong đó mọi thứ được phản xạ. Tôi là tấm gương trong đó mọi hình bóng đến rồi đi. Tôi là cái trống rỗng mà trong đó mọi thứ đều sáng long lanh và biến mất.”
Không ai biết bao nhiêu lần sinh thành, bao nhiêu thân thể, bao nhiêu hình dạng, bao nhiêu thuộc tính ngẫu nhiên, bao nhiêu sự kính trọng, bao nhiêu địa vị và bao nhiêu biến thiên đã long lanh trong nó. Những cuộc hành trình là vô tận nhưng cái hồ là một; và nó bao giờ cũng sạch sẽ và không tì vết. Lữ khách cứ đi trên bờ hồ và hồ thì cứ giả thiết, “Đây là tôi, đây là tôi.” Vào lúc kẻ cắp đi qua trên con đường đó và hồ nói, “Tôi là kẻ cắp”; đôi khi một thánh Hindu đi qua con đường đó và hồ nói, “Tôi là thánh Hindu.” Đôi khi một vị thánh đi qua con đường đó và hồ nói, “Tôi là thánh nhân,” và đôi khi một tội nhân đi qua con đường đó và hồ nói, “Tôi là tội nhân.”
Vậy hồ cứ tuyên bố khi đoàn lữ hành của sự phản xạ diễu qua con đường đó. Và họ đi qua nhanh đến độ ngay khi phản xạ này vừa tan biến phản xạ khác lại xuất hiện trong nó. Chúng ta thậm chí không tính đến khoảnh khắc đó - cái khoảng giữa hai ccieeuf xảy ra - để cho chúng ta có thể nhìn vào hồ trong đó không có phản xạ chút nào.
Thiền là việc thực hành với hội tụ vào khoảng giữa đó. Trong khoảnh khắc đó khi không cái gì đang phản xạ, chúng ta có thể thoáng nhìn vào bản thân hồ; chúng ta có thể biết, “Tôi là hồ, tôi không phải là đoàn lữ hành đang đi trên bờ hồ. Tôi không phải là những sự phản xạ đó cái hình thành trên tôi. Tôi là cái mà trên đó mọi hình dạng được tạo ra, vậy mà bản thân nó không được tạo ra. Tôi vẫn còn không được tạo ra, không được làm ra.”
Nhớ lấy trong đầu ba điều này. Tất cả những thứ khác được hàm chứa trong Ishavasya Upanishad đều chỉ là những khía cạnh khác biệt của ba điều này.
Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục