Read more
Nhiều khác biệt đấy. Nội suy xét là nghĩ về bản thân bạn. Nhớ cái ta không phải là nghĩ chút nào: nó là trở nên nhận biết về bản thân bạn. Khác biệt này là tinh tế, nhưng rất lớn. Tâm lí học phương tây nhấn mạnh vào nội suy xét, và tâm lí học phương đông nhấn mạnh vào nhớ cái ta. Khi bạn nội suy xét, bạn làm gì? Chẳng hạn, bạn giận: bạn bắt đầu nghĩ về giận - nó có nguyên nhân thế nào.
Bạn bắt đầu phân tích tại sao nó có nguyên nhân. Bạn bắt đầu phán xét liệu nó là tốt hay xấu. Bạn bắt đầu hợp lí hoá rằng bạn đã giận bởi vì tình huống là như vậy. Bạn ủ ê suy nghĩ về giận, bạn phân tích giận, nhưng hội tụ của chú ý là vào giận, không vào cái ta. Toàn thể ý thức của bạn được hội tụ vào giận - bạn đang quan sát, phân tích, liên kết, suy nghĩ về nó, cố gắng hình dung ra cách tránh né, cách gạt bỏ nó, cách không làm nó lần nữa. Đây là quá trình suy nghĩ. Bạn sẽ phán xét nó là "xấu" bởi vì nó có tính phá huỷ. Bạn sẽ lấy lời thề rằng "Mình sẽ không bao giờ phạm phải cùng sai lầm này lần nữa." Bạn sẽ cố gắng kiểm soát giận này qua ý chí. Đó là lí do tại sao tâm lí học phương Tây đã trở thành phân tích, phân tích, mổ xẻ.
Nhấn mạnh của phương Đông không phải vào giận. Nhấn mạnh của phương Đông là vào cái ta. Nhận biết khi bạn giận, là nhận biết vậy... Không nghĩ, bởi vì suy nghĩ là thứ có tính ngủ. Bạn có thể nghĩ khi bạn ngủ say; không cần có nhận biết. Thực ra bạn liên tục nghĩ mà không nhận biết chút nào. Suy nghĩ cứ tiếp diễn và tiếp diễn. Ngay cả khi bạn ngủ say trong đêm, việc suy nghĩ vẫn liên tục, tâm trí cứ tiếp tục huyên thuyên bên trong của nó. Đó là một thứ máy móc.
Tâm lí học phương Đông nói, "Nhận biết đi. Đừng cố phân tích giận, không cần đâu. Cứ nhìn vào nó, nhưng nhìn với nhận biết. Đừng bắt đầu nghĩ." Thực ra nếu bạn bắt đầu nghĩ thế thì việc nghĩ sẽ trở thành rào chắn cho việc nhìn vào giận. Thế thì suy nghĩ sẽ vồ lấy nó. Thế thì suy nghĩ sẽ giống như đám mây bao quanh nó; sự sáng tỏ sẽ bị mất. Đừng nghĩ chút nào. Ở trong trạng thái của vô ý nghĩ, và nhìn.
Khi thậm chí không có lấy một gợn sóng suy nghĩ giữa bạn và cơn giận, giận được đối diện, được bắt gặp. Bạn không mổ xẻ nó. Bạn không bận tâm đi tới cội nguồn của nó, bởi vì cội nguồn là trong quá khứ. Bạn không phán xét nó, bởi vì khoảnh khắc bạn phán xét, suy nghĩ bắt đầu. Bạn không lấy lời thề nào rằng "Mình sẽ không làm nó," bởi vì lời thề đó dẫn bạn vào trong tương lai. Trong nhận biết bạn vẫn còn cùng với cảm giác của giận - một cách đích xác ở đây-bây giờ. Bạn không quan tâm tới việc thay đổi nó, bạn không quan tâm tới suy nghĩ về nó: bạn quan tâm nhìn thẳng vào nó, mặt đối mặt, ngay lập tức. Thế thì đó là việc nhớ cái ta.
Và đây là cái hay của nó: rằng nếu bạn có thể nhìn vào giận, nó biến mất. Nó không chỉ biến mất vào khoảnh khắc này: chính việc biến mất của nó bởi cái nhìn sâu của bạn cho bạn chìa khoá rằng không cần dùng ý chí, không cần ra bất kì quyết định nào cho tương lai, và không cần đi tới cội nguồn nguyên thuỷ từ đó nó tới. Điều đó là không cần thiết. Bạn có chìa khoá bây giờ: nhìn vào giận, và giận biến mất. Và cái nhìn này là sẵn có mãi mãi. Bất kì khi nào giận sẽ có đó bạn có thể nhìn; thế thì cái nhìn này tăng trưởng sâu hơn.
Có ba giai đoạn của nhìn. Thứ nhất, khi giận đã xảy ra và đã qua. Nhiều nhất, bạn nhìn vào cái đuôi đang biến mất - con voi đã qua rồi, chỉ đuôi có đó - bởi vì khi giận có đó, thực sự, bạn đã bị dính líu sâu thế vào trong nó bạn không thể nhận biết được. Khi giận đã gần như biến mất, chín mươi chín phần trăm - chỉ một phần trăm, phần cuối cùng của nó đang đi qua, đang biến mất vào trong đường chân trời xa hơn - thế thì bạn trở nên nhận biết: đây là trạng thái thứ nhất của nhận biết. Tốt, nhưng không đủ.
Trạng thái thứ hai là khi con voi có đó, không phải đuôi: khi tình huống chín muồi, bạn đã giận thực sự tới đỉnh - sôi lên, bùng cháy - thế thì bạn trở nên nhận biết.
Thế rồi vẫn còn giai đoạn thứ ba: giận còn chưa tới, nó vẫn đang tới - không phải cái đuôi mà là cái đầu. Nó chỉ mới đi vào khu vực ý thức của bạn và bạn trở nên nhận biết - thế thì con voi không bao giờ vật chất hoá được. Bạn đã giết chết con vật này trước khi nó được sinh ra. Đó là kiểm soát sinh. Hiện tượng này đã không xảy ra; thế thì nó không để lại dấu vết nào.
Nếu bạn dừng nó ở giữa chừng, nửa cái đầu đã xảy ra, nó sẽ để lại cái gì đó lên bạn - một dấu vết, một tải trọng, một vết thương nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy bị cào rách. Cho dù bạn không cho phép nó bây giờ có sự đung đưa đầy đủ của nó, nó đã đi vào. Nếu bạn nhìn vào đuôi, toàn thể sự việc đã xảy ra. Nhiều nhất bạn có thể hối hận; và hối hận là suy nghĩ. Lần nữa bạn trở thành nạn nhân của tâm trí suy nghĩ.
Con người của nhận biết không bao giờ hối hận. Phỏng có ích gì mà hối hận bởi vì nhiều nhận biết đi sâu, người đó có thể dừng quá trình lại ngay cả trước khi nó bắt đầu. Thế thì phỏng có ích gì mà hối hận? Và không phải là người đó cố gắng dừng nó lại - đó là cái hay của nó. Người đó đơn giản nhìn vào nó. Khi bạn nhìn vào một tâm trạng, vào một tình huống, vào một xúc động, tình cảm, ý nghĩ - khi bạn đem phẩm chất của cái nhìn - cái nhìn giống như ánh sáng:bóng tối biến mất. Có khác biệt bao la giữa nội suy xét và nhớ cái ta. Tôi không thiên về nội suy xét. Thực ra, nội suy xét có chút ít bệnh hoạn: nó là chơi với vết thương riêng của bạn. Nó sẽ không ích gì. Nó sẽ không giúp cho vết thương được chữa lành. Thực ra nó sẽ làm chính điều ngược lại: nếu bạn cứ sờ mó vết thương của bạn, bạn sẽ giữ cho nó bị thương mãi. Nội suy xét không phải là tốt. Người nội suy xét bao giờ cũng không lành mạnh, ốm yếu. Họ nghĩ quá nhiều. Người nội suy xét là đóng. Họ cứ chơi với những vết thương của họ và nỗi đau của họ và nỗi lo của họ - và toàn thể cuộc sống vậy dường như quá nhiều vấn đề; nó không thể được giải quyết. Mọi thứ đều giống như vấn đề cho người nội suy xét. Bất kì cái gì xảy ra đều trở thành vấn đề.
Và, thế rồi, người đó ở bên trong quá nhiều; người đó không thể đi ra được. Cân bằng bị mất. Người nội suy xét trốn khỏi cuộc sống và đi lên Himalayas. Họ là không lành mạnh, ốm yếu, bệnh hoạn. Người mạnh khoẻ có sự đung đưa mạnh khoẻ: người đó có thể đi vào, người đó có thể đi ra. Với người đó không có vấn đề ủng hộ vào hay ra. Thực ra người đó không phân chia cuộc sống bên trong và cuộc sống bên ngoài.
Người đó có luồng chảy tự do, đung đưa tự do. Bất kì khi nào được cần, người đó đơn giản đi vào. Bất kì khi nào được cần người đó đơn giản đi ra. Người đó không chống lại thế giới bên ngoài; người đó không ủng hộ thế giới bên trong. Trong và ngoài phải hệt như thở vào và thở ra: cả hai đều được cần.
Nội suy xét trở thành quá suy nghĩ ủ ê, quá bên trong. Họ trở nên sợ đi ra ngoài vì bất kì khi nào họ đi ra ngoài, lại có vấn đề, cho nên họ đóng. Họ trở thành đơn tử không có cửa sổ nào. Và thế rồi vấn đề và vấn đề - tâm trí cứ tạo ra vấn đề và họ cứ cố gắng giải quyết. Người nội suy xét có xu hướng trở nên điên nhiều hơn. Người hướng nội trở nên điên nhiều hơn người hướng ngoại. Nếu bạn đi tới nhà thương điên bạn sẽ thấy chín mươi chín phần trăm người ở đó là hướng nội, nội suy xét, và chỉ một phần trăm, nhiều nhất, là người hướng ngoại. Họ không bận tâm về phía bên trong của sự việc. Họ cứ sống trên bề mặt.
Họ không nghĩ rằng có vấn đề. Họ nghĩ chỉ có cuộc sống để được tận hưởng. Ăn, uống, vui vẻ là toàn thể tôn giáo của họ, không gì khác. Bạn bao giờ cũng thấy người hướng ngoại lành mạnh hơn người hướng nội bởi vì ít nhất họ cũng trong tiếp xúc với cái toàn thể. Người hướng nội mất mọi tiếp xúc với cái toàn thể. Người đó sống trong mơ của mình. Người đó không có thở ra. Nghĩ mà xem: nếu bạn không cho phép việc thở đi ra, bạn sẽ trở nên ốm bởi vì việc thở đã đi vào trong sẽ không phải bao giờ cũng còn tươi tắn. Trong vài giây nó sẽ trở nên tù đọng, trong vài giây nó sẽ mất ô xi, cuộc sống, trong vài giây nó bị kết thúc - và thế rồi bạn sống trong không khí tù đọng, chết. Bạn phải đi ra để tìm nguồn mới nào đó của cuộc sống, để tìm không khí trong lành. Bạn phải liên tục di chuyển.
Với tôi, nếu bạn muốn chọn giữa hướng ngoại và hướng nội, tôi sẽ nói với bạn, "Chọn hướng ngoại." Người đó ít ốm yếu hơn - sống trên bề mặt, không bao giờ có thể đi tới biết được chân lí, nhưng ít nhất không bao giờ phát điên. Người hướng nội có thể đi tới biết chân lí, nhưng đó là một khả năng trong cả trăm khả năng. Chín mươi chín phần trăm là khả năng người đó sẽ phát điên.
Tôi thiên về cuộc sống tuôn chảy. Cuộc sống nên là nhịp điệu: bạn đi ra, bạn đi vào, và đứng níu bám vào bất kì cái gì. Vẫn còn tỉnh táo. Nhớ lấy. Cứ nhớ: khi bạn ở trong thế giới, thế nữa vẫn nhớ; và khi bạn ở bên trong bản thân mình, thế nữa vẫn nhớ. Bao giờ cũng giữ tỉnh táo nhận biết, cháy sáng, sống động. Ngọn lửa của nhận biết không nên bị mất, vậy thôi. Thế thì sống trong chợ hay sống trong tu viện - bạn sẽ không bao giờ là người mất trong cuộc sống. Bạn sẽ đạt tới chiều sâu sâu sắc nhất mà cuộc sống có thể cho. Chiều sâu sâu sắc nhất đó là Thượng đế. Thượng đế là người đung đưa: ngoài và trong, hướng nội và hướng ngoại - nhưng nhận biết.
0 Đánh giá