Thay la can thiet

Thay la can thiet

Price:

Read more

Phật nói: Nếu các sư bước đi trên đường mà không bị cám dỗ bởi bất kì đam mê nào, không bị dẫn đi lạc lối bởi bất kì ảnh hưởng ác nào, mà kiên trì theo đuổi quá trình của mình tới niết bàn, ta đảm bảo với các ông rằng những sư đó cuối cùng sẽ đạt tới chứng ngộ.
Bạn phải tỉnh táo không bị phân tán bởi đam mê của mình, không bị sao lãng khỏi Đạo, không bị phân tán khỏi việc thiền của mình. Dù nguyên nhân của sao lãng là bất kì cái gì, nó đều phải được tránh ra. Bạn phải mang đi mang lại năng lượng của mình vào cốt lõi bên trong nhất của mình. Bạn phải làm cho bản thân mình được thảnh thơi, buông xuôi, không căng thẳng.
Phật nói:
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Hãy giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán. Đây là một phát biểu rất có ý nghĩa. Phật chưa bao giờ nói rằng bạn cần thầy, nhưng theo một cách tinh tế thì ông ấy phải thừa nhận điều đó - bởi vì thầy là cần thiết.
Phật là người chống lại các thầy, bởi vì đất nước này đã bị lừa bịp thế, bị khai thác nhân danh mối quan hệ guru-đệ tử. Có biết bao nhiêu kẻ bịp bợm và dối trá - bao giờ cũng có và sẽ luôn có những kẻ như vậy. Và Phật rất lo nghĩ về điều đó, rằng mọi người bị khai thác, cho nên ông ấy đã nói không cần bất kì ai trở thành đệ tử của bất kì ai. Nhưng làm sao ông ấy có thể tránh được một điều rất cơ sở? Có thể có tới chín mươi chín phần trăm gian trá - điều đó không thành vấn đề. Cho dù một thầy đúng tồn tại, thì thầy có thể là sự giúp đỡ vô biên. Cho nên theo cách rất gián tiếp, theo cách đi vòng, Phật thừa nhận. Ông ấy nói: Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ông ấy nói: Nếu các ông thực sự dựa vào ý chí riêng của mình thì các ông sẽ chẳng bao giờ đạt tới đâu cả. Ý chí riêng của bạn yếu ớt thế. Ý chí riêng của bạn không thông minh thế. Ý chí riêng của bạn tự nó đã chia rẽ thế trong nó. Bạn không có một ý chí; bạn có nhiều ý chí trong mình. Bạn là đám đông!
Gurdjieff hay nói bạn không có một cái 'tôi', bạn có nhiều cái 'tôi' nhỏ. Và những cái 'tôi' đó cứ thay đổi mãi. Mới vài phút cái tôi này trở thành toàn quyền, và thế rồi nó bị mất quyền lực, cái tôi khác trở thành toàn quyền. Và bạn có thể quan sát điều đó! Đấy là sự kiện đơn giản. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì lí thuyết nào.
Bạn yêu một người, và bạn yêu thế. Một cái tôi thống trị: cái tôi đang yêu. Thế rồi cái gì đó đi sai và bạn ghét người đó - trong một khoảnh khắc yêu đã biến thành hận thù. Bây giờ bạn muốn phá huỷ người đó – ít nhất, bạn bắt đầu nghĩ tới cách phá huỷ người đó. Bây giờ hận thù đã bước vào: cái tôi khác, hoàn toàn khác, đang trên ngai vàng. Bạn sung sướng, bạn có cái tôi khác. Bạn bất hạnh, lại nữa... nó cứ thay đổi mãi. Hai mươi bốn giờ, ngày tới ngày đi, cái tôi của bạn cứ thay đổi.
Bạn không có một cái tôi. Đó là lí do tại sao việc xảy ra là đêm nay bạn có thể quyết định: "Sáng mai mình sẽ dậy lúc ba giờ; dù bất kì cái gì xảy ra thì mình cũng sẽ dậy." Bạn đặt báo thức và vào lúc ba giờ bạn tắt báo thức đi vì bạn bị việc báo thức làm khó chịu. Và bạn nghĩ, "Một ngày - có thành vấn đề gì? Thôi để mai...." và bạn lại ngủ tiếp. Và lần nữa khi bạn dậy lúc tám giờ sáng bạn lại tự giận mình. Bạn nói, "Làm sao mà điều này lại có thể xảy ra được? Mình đã quyết định dậy rồi. Làm sao mình lại cứ ngủ tiếp thế nhỉ?"
Có hai cái tôi khác nhau: một cái tôi đã quyết định và một cái tôi bị khó chịu với việc báo thức, đấy là những cái tôi khác nhau. Có thể cái tôi thứ nhất quay lại vào buổi sáng và hối hận. Bạn trở nên giận dữ và thế rồi bạn hối hận: đây là hai cái tôi khác nhau - chúng chưa bao giờ gặp nhau! Chúng không biết cái tôi kia làm gì. Cái tôi tạo ra giận dữ thì cứ tạo ra giận dữ, còn cái tôi hối hận thì cứ hối hận - còn bạn chẳng bao giờ thay đổi.
Gurdjieff hay nói rằng chừng nào bạn còn chưa có một cái tôi kết tinh thường hằng thì bạn không nên tin cậy vào chính mình. Bạn không phải là một người, bạn là đám đông: bạn mang đa tâm lí. Đó là điều Phật nói: Đừng dựa vào ý chí riêng của mình. Thế thì dựa vào ai? Hãy dựa vào ai đó có ý chí, người có cái tôi toàn vẹn, người đã đạt tới, người đã trở thành một trong bản thể mình, không còn bị phân chia nữa, người thực sự là một cá nhân.
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Hãy giữ mình chống lại dục vọng, vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới con đường của cái ác. Ý chí của các ông sẽ trở thành đáng tin cậy chỉ khi các ông đã đạt tới A la hán. Khi bạn đã đi tới biết mình là ai, khi bạn đã trở thành một linh hồn nhận biết, khi chứng ngộ đã xảy ra, thế thì cái tôi của bạn trở thành đáng tin cậy - chưa hề có điều đó trước đây. Nhưng thế thì chẳng còn chuyện gì nữa. Thế thì bạn đã về nhà. Nó vô dụng bây giờ. Khi có nhu cầu, nó không có đó. Cho nên bạn cần ai đó để bạn có thể buông xuôi, bạn cần ai đó để sự tin cậy vào người đó có thể nảy sinh trong bạn. Đó là toàn bộ mối quan hệ của thầy và đệ tử.
Đệ tử chưa có ý chí riêng của mình, còn thầy thì có. Đệ tử là đám đông còn thầy là cái một thống nhất. Đệ tử buông xuôi. Đệ tử nói, "Con không thể tin cậy vào bản thân mình được, do đó con sẽ tin cậy vào thầy." Tin cậy vào thầy, dần dần đám đông bên trong của đệ tử sẽ biến mất. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng khi tôi bảo bạn làm điều gì đó và bạn muốn làm nó, và bạn làm nó, thì điều đó là vô nghĩa - bởi vì điều đó vẫn là theo cái tôi của bạn, ý chí của bạn. Khi tôi nói hãy làm điều gì đó, và điều đó ngược lại bạn, và bạn buông xuôi và bạn nói có, thế thì bạn đang di chuyển, thế thì bạn đang trưởng thành, thế thì bạn trở nên chín chắn. Thế thì bạn thoát ra khỏi đống lộn xộn mà bạn vẫn là từ trước tới giờ. Chỉ bằng việc nói không với tâm trí mình là bạn nói có với thầy. Nhiều lần tôi chỉ nói điều bạn thích, bởi vì tôi thấy rằng bạn sẽ không có khả năng làm điều tôi thích. Tôi phải thuyết phục bạn dần dần. Bạn không sẵn sàng lấy bước nhảy bất thần. Trước hết tôi nói hãy đổi quần áo bạn, thế rồi tôi bắt đầu đổi thân thể bạn. Thế rồi tôi bắt đầu đổi tâm trí bạn.
Mọi người tới tôi và họ nói, "Sao chúng tôi lại phải thay đổi quần áo? Phỏng có ích gì?" Họ thậm chí không sẵn sàng đổi quần áo của mình; không thể nào trông đợi điều hơn nữa từ họ. Họ nói họ sẵn sàng thay đổi linh hồn mình, nhưng họ lại không sẵn sàng thay đổi quần áo mình - bạn hãy nhìn vào cái ngớ ngẩn của điều đó. Nhưng với linh hồn, có một điều: nó là vô hình, cho nên chẳng ai biết cả.
Nhưng tôi có thể thấy linh hồn của bạn, tôi có thể thấy nơi bạn đang đứng và điều bạn đang nói tới; tôi có thể thấy qua việc hợp lí hoá của bạn. Bạn nói, "Có cái gì trong quần áo đâu?" nhưng đấy không phải là vấn đề. Tôi cũng biết chẳng có gì trong quần áo cả, nhưng tôi vẫn nói, "Hãy đổi đi." Tôi muốn bạn làm điều gì đó theo tôi, không theo bạn. Đó là sự bắt đầu. Thế rồi, dần dần, trước hết tôi nắm lấy ngón tay bạn, rồi cả bàn tay bạn - hừ? - thế rồi toàn bộ bạn. Bạn nói, "Sao thầy lại nắm ngón tay tôi? Phỏng có ích gì mà nắm ngón tay tôi?" Tôi biết vấn đề là cái gì - đó là sự bắt đầu. Rất chậm rãi tôi phải tiến hành. Nếu bạn sẵn sàng thì không có nhu cầu đi chậm, thế thì tôi cũng có thể đi vào bước nhảy bất thần, nhưng mọi người đều không sẵn sàng.
Phật nói:
Đừng dựa vào ý chí riêng của các ông. Ý chí riêng của các ông không đáng tin cậy. Bạn hãy tìm ra một người mà trong sự hiện diện của người đó bạn cảm thấy điều gì đó đã xảy ra. Bạn hãy tìm ra một người mà trong sự hiện diện của người đó bạn cảm thấy hương thơm của điều thiêng liêng, trong sự hiện diện của người đó bạn cảm thấy sự trầm tĩnh, trong sự hiện diện của người đó bạn cảm thấy tình yêu, từ bi, trong sự hiện diện của người đó bạn cảm thấy cái im lặng - cái không biết, cái chưa kinh nghiệm, nhưng nó bao quanh bạn, tràn ngập bạn. Thế thì hãy buông xuôi theo người đó. Thế thì, dần dần, người đó sẽ đem bạn tới điểm mà sự buông xuôi sẽ là không cần thiết - bạn sẽ nhận ra cốt lõi bên trong nhất của bản thể của riêng mình, bạn sẽ trở thành một A la hán. A la hán là trạng thái cuối cùng của chứng ngộ.
Bạn trở thành bản thân mình chỉ khi tất cả những cái ngã mà bạn đã từng mang theo, tất cả đều tan biến. Bạn trở thành bản thân mình chỉ khi thực sự không cái ngã nào còn lại ngoài cái không thuần khiết. Thế thì vòng tròn là đầy đủ. Bạn đã đi tới cái không tối thượng, nhận biết đầy đủ. Bạn đã trở thành một nhân chứng của toàn bộ vở kịch của cuộc sống, sự tồn tại, tâm thức.
Trạng thái này là có thể nếu bạn không tạo ra chướng ngại. Trạng thái này chắc chắn là có thể nếu bạn tránh các chướng ngại. Tôi cũng có thể quả quyết với bạn rằng nếu bạn trở thành mẩu gỗ trôi dạt và không níu bám lấy đôi bờ, và không bị gắn vào xoáy nước, và không bắt đầu mục nát trong cái vô nhận biết của mình, thì bạn chắc chắn, tuyệt đối chắc chắn, đạt tới đại dương.

Đại dương đó là mục tiêu. Chúng ta tới từ đại dương đó và chúng ta phải đạt tới đại dương đó. Cái bắt đầu là cái kết thúc - và khi vòng tròn đầy đủ thì có sự hoàn hảo, có cái toàn thể, có phúc lạc và phúc lành.

0 Đánh giá

Ads Belove Post