Ý thức - Vô ý thức

Ý thức - Vô ý thức

Price:

Read more

Ý thức - Vô ý thức

Nếu bản tính của điều huyền bí, cái ẩn kín bên trong chúng ta là ý thức, làm sao chúng ta đã đánh mất ý thức, tại sao chúng ta lại vô ý thức? Đây là câu hỏi rất có nghĩa mà đã từng được hỏi suốt nhiều thời đại: nếu đúng là linh hồn ẩn kín bên trong chúng ta là trí huệ, trí huệ đó là bản tính của nó, thế thì làm sao dốt nát đã xảy ra? Câu hỏi này có liên quan. Nếu vĩnh hằng là bản tính của bạn, thế thì tại sao cái chết xảy ra, tại sao chúng ta chết? Nếu mạnh khoẻ là bản tính của bạn, thế thì tại sao bệnh tật lại tới? Nếu bên trong bạn được ẩn kín điều thiêng liêng thuần khiết và thức tỉnh, thế thì tại sao bạn đi lạc lối? Có thể có chỉ hai lí do: một là ở điều đây không phải là bản tính của bạn. Nó có thể không phải là bản tính của bạn, nó có thể chỉ là phẩm chất ngẫu nhiên: thế thì điều như thế là có thể. Nhưng nếu nó không phải là bản tính của bạn, thế thì có một nguy hiểm nữa: nếu nó không phải là bản tính của bạn, nếu ý thức chỉ là ngẫu nhiên, thế thì cần gì tìm kiếm nó hay tìm ra nó? Và cho dù bạn có tìm thấy nó, điều ngẫu nhiên không bao giờ có thể là bản tính tinh tuý của bạn được.
Ở Ấn Độ, một luồng tư duy rất duy nhất đã xảy ra. Đã có nhiều nhà tư tưởng ở Ấn Độ, những nhà tư tưởng sâu sắc, người đã nói rằng trong trạng thái tối thượng, sẽ không có ý thức. Trong giải thoát tối thượng, ý thức sẽ không có đó bởi vì, họ biện luận, ý thức và vô thức cả hai đều là những phẩm chất ngẫu nhiên. Nhưng điều này rất lạ. Nếu không còn ý thức trong giải thoát tối thượng, thế thì nó là giải thoát của ai? Nếu không có ý thức còn lại, thế thì trạng thái vô thức hiện tại của bạn là được ưa chuộng - ít nhất cũng có ý thức nào đó trong nó chứ. Cứ cho rằng không có giải thoát tối thượng trong nó đi, nhưng ít nhất cũng có ý thức nào đó ở đó chứ. Nhưng nếu toàn bộ giải thoát tối thượng là không có ý thức, thế thì nó là vô nghĩa.
Vấn đề cho các nhà tư tưởng đó là ở chỗ họ không thể nào giải thích được tại sao, nếu ý thức là bản tính của con người, con người lại vô ý thức. Thế thì tại sao con người ngủ? Nếu thức là bản tính cố hữu của con người, vậy thì việc ngủ này tới từ đâu?
Nhưng không có nhu cầu dàn xếp một luận cứ mâu thuẫn chỉ bởi vì bạn không thể giải thích được cái gì đó. Thêm vào đó, điều đó có thể giải thích được chứ. Rắc rối nảy sinh, khó khăn tới, chỉ bởi vì tư duy. Khi ai đó đi vào trong mọi sự bằng thiền, thế thì không có khó khăn gì được thấy trực tiếp. Ý thức bao giờ cũng là việc có ý thức, gương bao giờ cũng là gương - nhưng cái gì đó có thể che phủ nó. Và bản tính phản xạ tựa tấm gương là lí do tại sao việc bao phủ này xảy ra. Bất kì cái gì cũng có thể bao phủ nó và được phản xạ trong nó. Ý thức là bản tính của tâm thức, nhưng bất kì cái gì cũng có thể được phản xạ trong nó và thế thì nó có thể tin tưởng sai lầm bản thân nó là cái được phản xạ đó. Nhưng điều này vẫn không tạo ra bất kì không nhất quán nào trong bản tính của tâm thức.
Ngọc bích, ngọc lam, là ví dụ cổ điển về điều này. Trong kinh sách cổ họ nói rằng nếu bạn để ngọc lam vào nước, nước sẽ có vẻ xanh lam. Nó không thực trở thành lam đâu, nhưng tính lam của ngọc lam sẽ lan toả qua nước và nước sẽ bắt đầu trông như mầu lam. dáng vẻ mầu lam này không phải là thực tại của nước. Bởi vì điều này, người tìm kiếm đã tạo ra một phân loại mới: họ nói rằng một số thứ mà chúng ta thấy có thể không nhất thiết có đó, và một số thứ có đó chúng ta có thể không nhất thiết thấy. Nhiều lần một vật có đó và nó không được thấy, và nhiều lần một vật được thấy và nó không có đó.
Thấy ý thức như vô thức chỉ là dáng vẻ. Khi ý thức được thấy là đang ngủ, nó chỉ có vẻ là vậy thôi. Đây là lí do tại sao các nhà huyền môn đã nói một điều rất thú vị - Kabir đã nói điều đó, Farid và các nhà huyền môn khác đã nói điều đó: nếu một người thực sự ngủ thì rất dễ đánh thức người đó, nhưng nếu ai đó giả vờ ngủ thế thì sẽ rất khó đánh thức người đó. Và có thể giả vờ ngủ chứ. Điều thú vị là bạn có thể giả vờ ngủ. Và nếu bạn giả vờ ngủ, thế thì sẽ rất khó đánh thức bạn dậy.
Có lẽ lí do thực tại sao mọi người không thể thức dậy mặc cho có nhiều nỗ lực thế là ở chỗ, trong thực tế, họ không thực sự ngủ mà họ giả vờ ngủ thôi. Đây là lí do tại sao mọi người làm nhiều nỗ lực thế. Biết bao nhiêu Phật, biết bao nhiêu Mahaviras, biết bao nhiêu Jesus, biết bao nhiêu Zarathustras cố gắng để đánh thức mọi người, nhưng con người vẫn trong trạng thái là người đó trở mình, kéo chăn lên che đầu và trở lại ngủ nữa sâu hơn trước. Trong giấc ngủ của mình giường chiếu có thể đã trở nên lộn xộn, chăn có thể tuột đi, chân người đó có thể đã thò trần ra, gối có thể đã tụt khỏi đầu. Nhưng ít nhất điều này xảy ra như kết quả của lòng từ bi của một Mahavira hay một Phật: con người trở mình, sửa lại gối cho thẳng, sắp xếp lại vải trải giường chút ít và kéo chăn lên – nhưng người đó lại trở lại giấc ngủ. Người này không ngủ, người đó gần ngủ thôi, người đó có vẻ như ngủ. Và điều này là vậy từ sự chọn lựa riêng của người đó.
Tôi ở trong làng và một người bạn tới gặp tôi. Chúng tôi ở giữa cuộc nói chuyện. Tôi đang dở nói điều gì đó thì bỗng nhiên anh ta đứng dậy và nói, “Tôi xin lỗi, tôi không muốn nghe thầy thêm nữa.” Tôi nói, “Tôi không đến bạn, bạn đã tới tôi. Và tôi đã không bắt đầu cuộc nói chuyện này, chính bạn mời hỏi điều gì đó.” Anh ta nói, “Đúng đấy, tôi đã tới thầy và đã hỏi thầy. Bây giờ tôi đang đề nghị xin thầy dừng lại, tôi không muốn nghe thêm nữa. Tôi có con nhỏ phải chăm sóc!” Tôi nói, “Điều tôi nói liên quan gì tới con bạn?” Anh ta nói, “Nghĩa vụ với gia đình của tôi vẫn còn chưa hết. Một ngày nào đó tôi sẽ tới thầy, nhưng ngày đó chưa tới. Thời gian còn chưa tới. Xin hãy để tôi đi!”
Nỗi đau của anh ấy là đích thực và tôi biết rằng con người này lương thiện. Anh ấy là một trong những người sẽ không trở mình và quay về giấc ngủ một khi họ đã thức dậy. Anh ấy từ chối từ ngay ban đầu: “Không có nhu cầu đi vào chủ đề này. Thời gian còn chưa tới với tôi. Ngay bây giờ, hãy để tôi vẫn như tôi đang đấy. Cứ để tôi vẫn còn ngủ theo cách tôi đang vậy.” Anh ấy đã hiểu một điều rất rõ ràng: rằng ngủ là chọn lựa riêng của anh ấy, rằng anh ấy đã chọn nó.
Hãy cố gắng hiểu điều này sâu sắc hơn: nếu bạn không chọn ngủ, thế thì bạn không thể chọn thức được. Nếu bạn bất lực về việc ngủ, thế thì thức cũng không thể trong tay bạn được. Thế thì, duy nhất điều làm bạn rơi vào ngủ có thể đánh thức bạn. Bạn có thể thức chỉ khi bản thân bạn đã quyết định ngủ. Và bởi vì bạn biết rằng có những người thức, nên bạn cũng có thể nói điều thứ hai: mọi người ngủ theo chọn lựa riêng của họ. Mọi người thức qua nỗ lực riêng của họ, cho nên điều rõ ràng là họ ngủ qua nỗ lực riêng của họ.
Cái gì ở đằng sau nỗ lực của bạn để vẫn còn ngủ? Đầu tư của bạn vào nó là gì? Phải có đầu tư chứ, bằng không thì tại sao bạn lại bận tâm tới việc ngủ? Bạn phải có đầu tư nào đó rồi. Bạn có chứ! Mối quan tâm của bạn vào nó là gì? Con người có ý thức. Bởi vì ý thức này con người có cái nhìn, con người có ánh sáng, con người có nhận biết. Ngay khi con người có nhận biết, nhận biết của người đó rơi vào đối thể, vào sự vật, vào mọi người. Bạn thắp ngọn đèn, và ngọn đèn sẽ làm gì? Ngọn đèn được sáng lên, cho nên tất nhiên nó sẽ lập tức chiếu sáng mọi thứ. Đã có bóng tối trong phòng, chẳng cái gì thấy được; thế rồi ngọn đèn được thắp sáng lên và lập tức toàn thể căn phòng được tràn đầy ánh sáng. Bây giờ nếu ngọn đèn cũng có ý thức, thế thì mặc dù nó sẽ không để ý tới cội nguồn ánh sáng của riêng mình, nó tự nhiên để ý tới những thứ trong phòng. Có tường này, ghế tràng kỉ này, ghế làm việc này, các bức hoạ này, hộp để tiền này - ngọn đèn sẽ thấy mọi thứ, ngoại trừ một thứ thôi: ngọn đèn sẽ không có khả năng thấy cội nguồn ánh sáng của riêng nó.
Làm sao ngọn đèn có thể thấy cội nguồn ánh sáng riêng của mình được? Nếu ngọn đèn trở nên ý thức, nếu bất thần giả sử nó có linh hồn, điều gì sẽ xảy ra? Nó sẽ thấy căn phòng, cái được chiếu sáng sẽ là thấy được, và trong chính việc thấy đó, ham muốn sẽ được sinh ra. Nếu có mười bức tranh trong phòng và ngọn đèn có ý thức, thế thì nó sẽ muốn có một cái mà nó thích nhất. Hay nếu nó không thể có được bức tranh, thế thì ít nhất nó sẽ muốn được ở gần bức tranh ấy, gần hơn với bức tranh ấy. Ngọn đèn sẽ thấy các đối thể ở mọi nơi và nó sẽ bắt đầu đi tới chúng. Nó sẽ bắt đầu làm nỗ lực để lại gần.
Ánh sáng của ngọn đèn tâm thức con người rơi lên toàn thể vũ trụ: vô hạn ham muốn sinh ra - ham muốn thành đạt, đạt tới, trở thành. Duy nhất một điều bị bỏ quên - điều là tự nhiên - người đang thấy, đang biết, đang chiếu sáng, bị quên mất. Đây là nghĩa thực của việc ngủ. Khi ngọn lửa này của ý thức đi tới việc sở hữu các mọi vật, tới thành đạt, tích luỹ, bản ngã được sinh ra - “Mình đã đạt tới nhiều thứ” - người làm được sinh ra. Điều này nghĩa là ý thức cho sinh thành ham muốn, việc nhận ra ham muốn cho sinh thành người làm, và do vậy giấc ngủ của bạn cứ phát triển và sâu hơn, hết tầng nọ tới tầng kia.
Không phải là thức tỉnh không là bản tính của ý thức; bản tính của nó là thức tỉnh đấy. Đây là lí do tại sao tất cả mọi điều này xảy ra! Nếu như không có ánh sáng của ý thức, không có thức tỉnh trong nó, thế thì không điều nào trong điều này có thể xảy ra được. Bạn có thể thấy bất kì ham muốn nào trong tảng đá không? Nó chỉ tồn tại, nó đơn giản có đó.
Nó là trạng thái của siddha hoàn chỉnh, người được hoàn thành; không gợn sóng ham muốn nảy sinh trong nó! Đây là điều chúng ta gọi nó là “vô tri vô giác.” Nếu bạn hiểu nghĩa của từ “đối thể vô tri vô giác” và của từ “ý thức” một cách đúng đắn, thế thì bất kì cái gì có khả năng ham muốn cũng đều là ý thức, và bất kì cái gì không có khả năng ham muốn đều là vô tri vô giác.
Nếu bạn cũng cố gắng hiểu ham muốn một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy rằng nó không xảy ra trong con vật với cùng mức độ mãnh liệt như nó xảy ra trong con người. Trong con người, ham muốn có sự mãnh liệt bùng cháy. Và ham muốn càng mãnh liệt, ý thức càng có nhiều hơn. Đây là lí do tại sao người ta nói rằng ham muốn “bùng lên.”
Khi ý thức tiến hoá hơn, ham muốn cũng sẽ phát triển hơn. Do đó, con người càng tiến hoá theo thời gian, trong lịch sử, ham muốn của con người càng sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Không có nhu cầu phải sợ điều này và cũng không có nhu cầu phải lo lắng về nó. Nó đơn giản là một chỉ báo về một điều: rằng ánh sáng của ý thức của bạn cũng là nhận biết về những điều đã không được nó biết tới trong quá khứ. Bây giờ có ham muốn về những điều mới đó nữa. Bây giờ bạn cũng có thể có ham muốn lên tới mặt trăng; bây giờ bạn cũng có thể có ham muốn lên tới sao Hoả. Ham muốn cố gắng đạt tới xa như ánh sáng của ý thức con người có thể đạt tới.
Ngày nay, bạn không thể hình dung được việc có cảm giác rằng nếu bạn không xoay xở lên tới mặt trăng, cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài. Nhưng hai mươi nhăm năm từ nay mọi người sẽ có cảm giác này. Hai mươi nhăm năm từ nay, khi con bạn đã lên mặt trăng, chúng sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của chúng đã là sự thành công.Còn những người không thể lên được mặt trăng sẽ phàn nàn, “Cuộc sống thật vô nghĩa! Chẳng có nghĩa gì trong nó bởi vì mình đã không có khả năng lên mặt trăng.” Trăng cũng sẽ trở thành đối thể của ham muốn của bạn... ánh sáng của ý thức bạn thậm chí sẽ trở nên tiến xa hơn.
Ham muốn có nhiều hơn sẽ phát triển theo cùng tỉ lệ như khoảng cách mà ý thức có thể thấy. Ham muốn sẽ muốn nữa, nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Nó sẽ chạy vòng quanh và săn đuổi nhiều hơn, và với cùng mức độ đó nó sẽ quên bản thân nó nhiều hơn. Nó càng đi xa hơn, nó sẽ càng quên bản thân nó nhiều hơn. Đây là lí do tại sao tôi nói rằng ý thức của con người đã tiến hoá dần, với thời gian. Ngày nay, ý thức còn tiến hoá hơn trong quá khứ, nhưng ham muốn đã trở nên nhiều hơn chúng đã từng có trong quá khứ.
Điều thú vị khác là ở chỗ đối thể của ham muốn của bạn càng ở xa hơn, bạn sẽ quên bản thân mình càng nhiều hơn. Do đó, trong quá khứ còn dễ quay về bản thân mình nhiều hơn là ở ngày nay. Ngày nay, khoảng cách giữa ý thức của bạn và các đối thể của ham muốn của bạn còn lớn hơn nhiều. Khoảng cách mà bạn phải đi qua để hoàn thành ham muốn của mình là xa xôi khỏi bạn tới mức việc quay trở về đã trở thành ngày một khó khăn hơn. Đây là lí do tại sao trong quá khứ mang tính tôn giáo còn dễ dàng hơn. Ngày nay, tính tôn giáo là khó hơn nhiều.
Có một điều nữa: mặc dầu trong quá khứ con người có thể mang tính tôn giáo dễ dàng hơn, sự bùng nổ bên trong của tính tôn giáo của người đó không thể lớn lao như nó có thể ở ngày nay. Người ta càng đi lạc lối xa hơn, sự bùng nổ bên trong càng lớn hơn khi người ta trở về nhà. Nhưng mọi thứ đều có ưu nhược điểm của nó. Khi ý thức cứ tiến hoá, ham muốn cũng sẽ giữ cùng việc phát triển. Và càng có nhiều ham muốn hơn, sẽ càng khó quay trở về pháp hơn, về bản tính bên trong thực của bạn. Nhưng nếu việc quay về xảy ra, nó sẽ có chiều sâu lớn hơn nhiều.
Vậy nên phải làm gì đây? Khi có nhận biết về mọi thứ, ham muốn được sinh ra: điều này cho việc sinh thành người làm. Làm sao việc quay trở về bản thân bạn sẽ trở thành có thể được? Bạn làm gì để đi ra tới các vật, tới đối thể? Chỉ có một con đường đi ra tới mọi vật: bạn trước hết phải thấy chúng. Và chỉ có một con đường để đi về bản thân bạn: ý thức nhìn thấy cái khác, ánh sáng để lộ ra cái khác cho bạn, phải quay lại từ cái khác để tới bản thân mình. Chỉ thế thì ý thức cũng mới thấy bản thân nó.
Ánh sáng này mà quay trở lại tới bản thân nó được gọi là thiền. Ánh sáng mà thấy các vật bên ngoài được gọi là tri thức, còn ánh sáng mà quay trở lại tới bản thân nó được gọi là thiền. Và khi ánh sáng này mà chiếu sáng lên toàn thế giới cho bạn quay về với bản thân nó, vào ngày đó bản thân bạn được chói sáng bởi nó - khi ngọn lửa này của ý thức không chỉ chiếu sáng cái khác, mà cũng chiếu sáng bản thân nó - thế thì điều bạn kinh nghiệm sẽ là nhân chứng. Tất cả những kinh nghiệm khác đều đơn giản là kinh nghiệm của người làm.
Hiền nhân này nói rằng nhân chứng là “kì lạ.” Ông ấy nói điều này bởi vì nhân chứng dường như trở thành cái không có. Đây là điều huyền bí: nhân chứng không bao giờ dốt nát, nhưng dường như là dốt nát; nó không bao giờ ngủ, nhưng nó có thể dường như là ngủ; nó không bao giờ có thể là khác hơn bản thân nó, nhưng nó có thể đi lạc lối; nó không bao giờ có thể đánh mất bản thân nó, nhưng nó có thể quên mất bản thân nó. Do đó, hiền nhân này nói: “Ta là nhân chứng vĩnh hằng và kì lạ.” "Ta là brahman bất nhị. Tất cả đều được sinh ra trong ta, tất cả được nâng đỡ trong ta, và tất cả lại tan biến trong ta."
Khi bạn đi tới nhân chứng được ẩn kín bên trong bạn, bạn sẽ đi tới nền tảng cơ sở mà từ đó tất cả đều được sinh ra, trong đó tất cả đều được nâng đỡ, và trong đó tất cả sẽ tan biến trở lại lần nữa. Cội nguồn nguyên thuỷ của sự tồn tại được kinh nghiệm qua cánh cửa của nhân chứng này. Điều cuối cùng: nếu bạn đi qua cánh cửa của người làm, bạn sẽ biết thế giới; nếu bạn đi qua cánh cửa của nhân chứng, bạn sẽ biết điều thiêng liêng. Và cánh cửa tới nhân chứng và cánh cửa tới người làm không phải là hai cánh cửa đâu - chúng là hai mặt của một cửa thôi. Một mặt của cánh cửa này viết vào, mặt kia viết ra - nhưng cánh cửa là một. Với ai đó tới từ bên trong, nó là lối ra; với ai đó tới từ bên ngoài, nó là lối vào.
Khi tâm thức đi tới đối thể, đó là người làm; khi tâm thức đi từ đối thể tới bản thân nó, đó là nhân chứng. Chỉ chiều hướng là khác nhau, nhưng cánh cửa là một. Nếu nó đi ra đối thể đó là thế giới - và không có chấm dứt cho nó. Nếu nó đi trở lại bản thân nó đó là điều thiêng liêng – và không có chấm dứt cho nó, nó là vô hạn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post