Chương 3. Ba bậc của một cái thang

Chương 3. Ba bậc của một cái thang

Price:

Read more

Osho - Trực giác
Chương 3. Ba bậc của một cái thang


Trực giác là nấc thang cao nhất của chiếc thang ý thức mà chúng ta có thể chia ra thành bậc: bậc đầu tiên và cũng là bậc thấp nhất chính là bản năng; bậc thứ hai, ở giữa, chính là trí năng; và bậc thứ ba, nấc cao nhất, là trực giác.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Anh, tên gọi của ba nấc thang ấy đều bắt đầu bằng in (bên trong). Trong hàm ý của tên gọi tiếng Việt cũng vậy: bản năng, trí năng, trực giác; rõ rang rằng hàm ý xuất hiện từ bên trong là một dấu hiệu rõ nét. Con người không thể học chúng và cũng không thể làm cho nó lớn hơn lên với bất cứ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.
Bản năng chính là thế giới của các động vật, mọi thứ đều hoạt động theo bản năng. Thậm chí cho dù đôi lúc chúng ta bắt gặp một số biểu hiện có vẻ như đã vượt lên trên tầm bản năng thì thực chất đó cũng vẫn chỉ là cảm nhận của chúng ta mà thôi. Chẳng hạn như khi ta nhìn thấy tình yêu thương của loài vật, khi con mẹ âu yếm, chăm chút đàn con của nó, có người sẽ cho rằng điều đó không còn chỉ là bản năng, không chỉ là hành động tuân theo quy luật sinh học, mà cao hơn như thế. Nhưng không phải vậy, nó thực chất vẫn chỉ là hoạt động sinh học mà thôi. Con mẹ đang thực hiện hành vi của nó như một con rô bốt dưới bàn tay của tự nhiên. Con vật không được giúp đỡ - nó phải tự làm việc đó.
Đối với nhiều loài vật, con đực không hề có bản năng làm cha, thậm chí nhiều loài còn giết chính những đứa con của chúng và ăn thịt. Ví dụ như loài cá sấu. Sự sống của những con cá sấu con luôn nằm trong mối đe dọa lớn lao từ chính cha của chúng. Trong khi cá sấu mẹ ra sức che chở và bảo vệ sự sống cho lũ con thì con cá sấu đực lại chỉ chằm chằm đánh chén lũ con cho một bữa sáng no nê. Con cá sấu bố không hề có bản năng làm cha cho dù chính nó có mội quan hệ ruột thịt với lũ cá sấu con. Con cá sấu mẹ phải ngậm chặt lũ con trong miệng đề phòng con đực. Nó có cái miệng thật là lớn, và tôi thấy tất cả phụ nữ hình như cũng có miệng lớn thì phải, để có thể giữ cả tá con con trong đó. Đàn cá con được an toàn ngay bên cạnh những cái răng sắc nhọn trong miệng con cá mẹ. Vấn đề rắc rối hơn lại ở chỗ, đàn cá con rất khó phân biệt đâu là cá mẹ, đâu là cá bố bởi vì chúng trông giống nhau. Và thế là đôi lúc thì lũ cá con lại tiến gần con cá đực, bơi vào trong cái miệng đầy rang của nó và không bao giờ trở ra, cũng không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời được nữa.
Nhưng cá sấu mẹ thì luôn tìm cách chiến đấu để bảo vệ đàn cá nhỏ. Có lẽ đó là lí do mà tạo hóa đã cho loài cá sấu khả năng sinh sản nhanh chóng: con cá mẹ có thể đẻ con hàng năm, và mỗi lần khoảng hơn chục con cá con. Chỉ cần cá mẹ bảo vệ cho hai cá con sống sót thì số lượng của loài vẫn được giữ vững, nhưng hầu như các con cá mẹ có thể làm được nhiều hơn: chúng có thể bảo vệ cho một nửa số con của mình.
Bất kì ai đang đọc đến những dòng này cũng đều có cảm nhận rằng con cá sấu đực thật là tàn bạo, không có một chút tình thương ngay với cả đàn con, còn cá sấu cái thực sự là những bà mẹ hết lòng vì con. Nhưng thực tế là chúng ta đang tự đặt ra những suy nghĩ đó thôi. Con cá sấu mẹ bảo vệ đàn con không phải vì bất cứ một thôi thúc nào thuộc về ý thức, hành động của nó được quyết định chỉ bởi các hormone mà thôi. Nếu như con đực cũng được tiêm loại hormone ấy thì chắc chắn là nó sẽ không ăn những đứa con của mình. Cho nên, đó chỉ là vấn đề về mặt hóa học, không phải một phạm trù thuộc tâm lí học, cũng không phải là bất cứ thứ gì vượt ra ngoài những lí giải của hóa sinh.
Chín mươi phần tram hoạt động sống của con người vẫn còn mang màu sắc của thể giới động vật. Chúng ta sống nhờ bản năng của mình.
Khi anh bị hút hồn bởi một người phụ nữ hoặc ngược lại, khi được một người phụ nữa yêu thương, chắc hẳn anh cho rằng đó là điều tuyệt diệu. Thật ra thì không có gì phức tạp cả, đó đơn giản chỉ là sự say mê một cách bản năng: hormone trong một cá thể đang bị hấp dẫn bởi hormone trong cá thể còn lại. Con người thực chất cũng chỉ là những thứ đồ chơi dưới bàn tay của tự nhiên mà thôi.
Dường như không có một loài động vật nào lại khó chịu với lời ngọt ngào và huyền bí của tình yêu. Nhưng con người lại cho rằng đó là một sự sỉ nhục, một điều đang xấu hổ. Chẳng lẽ tình yêu của con người lại chỉ đơn thuần là một vấn đề thuộc về hóa sinh hay sao? Tình yêu là những vần thơ, tình yêu là cả nghệ thuật, tình yêu là một quá trình tâm lí, hay là một vấn đề sinh hóa? Nó sẽ trở thành vấn đề nếu như con người ta còn cảm thấy xấu hổ về chính cấu tạo sinh học, hóa học hay bản chất tự nhiên của chính mình.
Tuy nhiên, đây không phải là cách để tiếp cận vấn đề. Chúng ta cần hiểu chính xác đâu là vấn đề, cần phải vạch rõ sự khác biệt; nếu không, sẽ sa vào cái vòng luẩn quẩn của sự nhầm lẫn. Cái tôi của con người sẽ khiến chúng ta cứ cố đưa sự việc lên nấc thang càng cao càng tốt cho dù những sự việc cũng chỉ bó gọn trong phạm vi lí giải của tầng thấp nhất, chẳng có gì liên quan tới các tầng cao hơn.
(Còn tiếp)

Ads Belove Post