Chứng ngộ cảm thấy giống cái gì?

Chứng ngộ cảm thấy giống cái gì?

Price:

Read more




Chứng ngộ cảm thấy giống cái gì?
Prem Geetam, chứng ngộ không phải là ý nghĩ không là tình cảm. Thực tế, chứng ngộ không phải là kinh nghiệm chút nào. Khi tất cả kinh nghiệm đã biến mất và tấm gương của tâm thức được bỏ lại không có nội dung nào, hoàn toàn trống rỗng; không đối thể để nhìn, để nghĩ về, để cảm; khi không có nội dung nào quanh bạn; nhân chứng thuần khiết còn lại - đó là trạng thái của chứng ngộ.
Mô tả nó là khó, gần như không thể được. Nếu bạn nói nó cảm thấy phúc lạc, đó là cho nghĩa sai về nó - bởi vì phúc lạc là cái gì đó tương phản với khổ sở còn chứng ngộ lại không tương phản với bất kì cái gì. Nó thậm chí không phải là im lặng, bởi vì im lặng có nghĩa chỉ khi có âm thanh; không có tương phản của âm thanh thì không có kinh nghiệm về im lặng. Và không có âm thanh, không có tiếng ồn. Đó không phải là kinh nghiệm về một, bởi vì "một" có thể có nghĩa gì khi chỉ có một còn lại? Người ta có thể có nghĩa chỉ trong so sánh với cái khác, với nhiều. Trời không sáng bởi vì trời không tối. Nó không ngọt bởi vì nó không đắng.
Không lời con người nào là thích hợp để diễn đạt nó bởi vì tất cả mọi lời con người đều bắt rễ trong nhị nguyên... và chứng ngộ là siêu việt; mọi nhị nguyên đều bị bỏ lại sau. Đó là lí do tại sao Phật nói nó là shunya. Khi ông ấy nói nó là shunya, hư vô, trống rỗng, ông ấy không ngụ ý rằng nó là trống rỗng; ông ấy đơn giản ngụ ý nó trống rỗng mọi nội dung. Chẳng hạn, căn phòng có thể được gọi là trống rỗng nếu tất cả đồ đạc đã bị bỏ đi, không thứ nào còn lại bên trong - bạn sẽ gọi căn phòng là trốngrỗng. Nó là trống rỗng tất cả những cái nó thường chứa, nhưng nó cũng đầy - đầy trống rỗng, đầy sự rộng rãi, đầy bản thân nó. Nhưng chẳng cái gì có thể được nói về tính đầy của nó, sự sung mãn của nó, bởi vì ngôn ngữ con người không có lời cho nó. Chúng ta đã trong hàng thế kỉ đã từng cố gắng gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn, gọi nó là moksha, nhưng tất cả mọi từ đều không đúng theo cách nào đó.
Khó dịch cái gì đó từ văn xuôi sang thơ ca, càng khó hơn khi dịch từ thơ ca sang văn xuôi, bởi vì văn xuôi là ở mức độ thấp, thơ ca là ở mức cao hơn. Khó dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mặc dầu tất cả các ngôn ngữ tồn tại trên cùng bình diện. Sao dịch lại khó? - bởi vì có sắc thái tinh tế cho từ. Những sắc thái đó bị mất đi trong việc dịch, và những cái đó là điều thực.
Điều này là không thể được: dịch cái gì đó mà với nó không tồn tại lời, dịch cái gì đó siêu việt trên các ngôn ngữ vốn thuộc vào thế giới nhị nguyên. Nó cũng giống như ánh sáng với người mù; nói về âm nhạc hay với người không thể nghe được, người điếc; nói về "ngọt" với người đang chịu đựng cơn sốt và mất vị giác. Vị ngọt là vô nghĩa; người đó đã mất tất cả vị giác. Nhưng một chút ít là có thể bởi vì người đó thường nếm trước rồi; người đó có thể nhớ. Nhưng bạn thậm chí không thể nhớ được khi nào bạn nếm trải Thượng đế; bạn đã hoàn toàn quên mất hương vị này. Có thể trong bụng mẹ bạn có kinh nghiệm tương tự nào đó - có thể không đích xác chính điều đó, nhưng tương tự.
Tôi không thể nói cho bạn nó cảm thấy giống gì, nhưng tôi có thể chỉ cho bạn cách thức. Tôi có thể đẩy bạn vào trong vực thẳm... đó là khả năng duy nhất. Bạn cũng có thể nếm trải nó, và thế thì bạn sẽ trở thành câm như tôi, bạn sẽ trở thành câm như tất cả chư phật đã từng vậy. Chỉ để thấy ra vấn đề của việc dịch. Rabindranath được tặng giải thưởng Nobel vì cuốn sách của ông ấy Gitanjali. Ông ấy đã viết nó trong tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng Bengali. Nó có cái hay khác trong tiếng Bengali. Bengali có âm nhạc cho nó; nó là một trong những thứ tiếng hay nhất trên thế giới. Nó có hương vị trái tim nào đó. Chính kết cấu của nó mang tính thơ ca, nó được làm ra từ thơ ca, bản thân ngôn ngữ này. Do đó Gitanjali ở dạng nguyên thuỷ của nó là một kinh nghiệm khác hoàn toàn.
Đích thân Rabindranath đã dịch nó sang tiếng Anh, nhưng ông ấy cảm thấy rất khổ sở. Trong nhiều năm ông ấy đã cố gắng. Ông ấy biết tiếng Anh hoàn hảo, nhưng ông ấy có thể thấy sự khác biệt - sự khác biệt là bao la. Trong khi bản gốc là ở đâu đó trên đỉnh Everest, bản dịch chỉ ở đất bằng; sự khác biệt là bao la. Trong việc dịch cái gì đó đã bị mất đi,cái gì đó thực sự quí giá.
Ông ấy đã nhờ một người Anh rất nổi tiếng, C.F. Andrews, giúp ông ấy. Andrews bị mê mẩn với cái hay của cuốn sách này, bởi vì ông ấy chẳngbiết gì về bản gốc cả. Đó là lí do tại sao bạn bị mê mẩm với lời của chư phật, bởi vì bạn không biết gì về nguyên bản. Nếu bạn biết cái gì đó về nguyên bản thế thì lời của chư phật chỉ như rác rưởi khi so với nguyênbản; được so sánh với những đỉnh trong trắng của Himalayas lời sẽ có vẻ trần tục, của bãi chợ. Chúng là của bãi chợ, chúng được ngụ ý dành cho bãi chợ.
Andrews bị mê mẩn. Rabindranath nói, "Nhưng tôi đã giới thiệu cuốn sách với ông để ông giúp tôi." Andrews chỉ gợi ý bốn sửa đổi; chúng là về văn phạm. Từng ngôn ngữ đều có văn phạm riêng. Ông ấy nói, "Bốn từ này ông nên đổi đi; chúngcó chút ít sai sót về văn phạm." Rabindranath lập tức đổi những từ này. Thế rồi ông ấy sang Anh. Trongcuộc tụ họp của các nhà thơ - một nhà thơ lớn người Anh, Yeats, đã triệu tập cuộc tụ họp các nhà thơ, nhà phê bình, và những người yêu thơ, để nghe bản Gitanjali của Rabindranath - Rabindranath đọc bài thơ này. Họ tất cả đều bị quyến rũ; nó là cái gì đó siêu phàm, cái gì đó hiếm được biết tới ở phương Tây, bởi vì nó có cùng phẩm chất như Upanishads.
Nếu bạn đã đọc Kahlil Gibran... nó có cùng phẩm chất. Nhưng Yeats đứng dậy và nói, "Mọi thứ đều đúng hoàn hảo ngoại trừ bốn chỗ cái gì đó bị sai." Đó đích xác là bốn từ đã được C.F. Andrews gợi ý. Rabindranath nói, "Tôi phân vân quá, ngạc nhiên quá, tôi không thể tin được điều đó. Đây là những từ mà C.F. Andrews gợi ý. Chúng văn phạm hơn chứ. Những từ gốc của riêng tôi là thế này..."
Yeats nói, "Những từ gốc của ông mới đúng. Mặc dầu chúng không đúng văn phạm nhưng chúng có tính thơ ca trong chúng, có luồng chảy. Những từ được Andrews gợi ý là đúng văn phạm đấy" - Andrews có tâm trí của thầy giáo phổ thông - "nhưng chúng như những tảng đá chắn dòng chảy của suối; chúng không giúp cho dòng chảy. Ông thì không thạo văn phạm, bởi vì thơ ca có thể đảm đương được việc không văn phạm, nhưng thơ ca không thể đảm đương được việc không tuôn chảy. Luồng chảy phải được duy trì; dòng chảy càng lớn, thơ ca càng hay."
Ngay cả trong thế giới thường, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nó là vấn đề thế...
"Tên?" quan chức di trú truy vấn. "Hắt hơi," người Tầu đáp một cách tự hào. Viên quan chức nhìn anh ta: "Đấy là tên Tầu của anh là?" ông ta hỏi. "Hắt hơi sao?" "Không, tên Mẽo đấy." "Thế thì hãy đưa tên cúng cơm của anh ra đi." "Ah Choo." Bây giờ "Ah Choo" trở thành "Sneeze"....
Trong ngôn ngữ thường, nữa, việc dịch là hiện tượng rất khó, một trong những nghệ thuật khó nhất; và thơ ca càng vĩ đại, việc dịch càng khó hơn. Thơ ca vĩ đại nhất vẫn còn không dịch được. Nhưng nói về chứng ngộ là không thể được, bởi nhiều lí do thế: không nội dung nào có thể được nói tới; không có ai như một bản ngã để mà cảm, để mà nói, để mà mô tả. Đối thể biến mất, và với đối thể chủ thể cũng biến mất, hãy nhớ, bởi vì chúng là một phần của nhị nguyên - đối thể và chủ thể - chúng là cùng nhau. Nếu không có đối thể, chủ thể lập tức biến mất. Đó là lí do tại sao Phật nói nó là trạng thái của anatta, trạng thái của không có bản ngã, của không có tôi. Không nội dung, không người quan sát... thế thì cái gì còn lại? Cái toàn thể còn lại, cái toàn bộ còn lại! Nhưng cái toàn bộ đó chỉ có thể được trỏ tới, không được mô tả, không được định nghĩa. Và toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn hướng tới trạng thái tồn tại đó. Nhưng đừng hỏi nó cảm thấy thế nào. Không có ai để cảm thấy nó cả, không có gì để cảm thấy nó; không có gì để được cảm cả. Sự im lặng tuyệt đối... và im lặng không phải là trong tương phản với âm thanh. Yêu thuần khiết, nhưng yêu không biết gì tới ghét cả. Tràn đầy, nhưng tràn đầy là trống rỗng hoàn toàn. Đó là cách từ trở thành vô dụng, và phát biểu của các nhà huyền môn có vẻ rất nghịch lí.
Ludwig Wittgenstein đã nói: Không cái gì nên được nói ra nếu kinhnghiệm là không thể diễn đạt nổi - nếu nó không thể được nói ra thế thì nó không nên được nói ra. Nhưng điều đó nữa cũng là vấn đề. Nhà huyền môn không thể đồng ý được, tôi không thể đồng ý được. Nó không thể được nói ra, vậy mà nỗ lực vẫn phải được thực hiện. Không nỗ lực nào sẽ xứng với kinh nghiệm này - tất cả những người đã biết đều hoàn toàn nhận biết - nhưng dầu vậy nỗ lực vẫn phải được thực hiện, nỗ lực không thực sự mô tả nó nhưng nỗ lực tạo ra niềm khao khát trong bạn. Và niềm khao khát thực nảy sinh không phải bởi vì lời của thầy, mà bởi vì bản thân thầy, sự hiện diện của thầy. Nếu bạn trong tình yêu với thầy thế thì sự hiện diện của thầy bắt đầu mở ra những cánh cửa không biết nào đó trong bạn. Thỉnh thoảng cửa sổ bỗng nhiên mở ra và bạn có thoáng nhìn. Thỉnh thoảng bạn được đưa vào thế giới khác, vào trong chiều hướng khác. Sự hiện diện của thầy phải được nếm trải - đó là trạng thái của chứng ngộ. Sự hiện diện của thầy phải được cho phép chìm sâu vào trong bạn; đó là cách duy nhất để biết cái gì đó của nó.
Jesus nói: Hãy ăn ta. Đêm cuối cùng, khi ông ấy nói lời tạm biệt với các đệ tử của mình, ông ấy bẻ chiếc bánh mì ra và nói, "Đây là ta. Hãy ăn ta, hãy tiêu hoá ta. Và bất kì khi nào các ông ăn, và bất kì khi nào các ông bẻ bánh mì, hãy nhớ." Và thế rồi ông ấy đưa rượu cho các đệ tử của mình và nói, "Đây là máu của ta - hãy uống ta, và bất kì khi nào các ông uống rượu, hãy nhớ ta."
Vâng, nó là chất nuôi dưỡng của linh hồn, do đó là bánh mì; và vâng, nó là rượu, bởi vì nó làm bạn ngất ngây với điều thiêng liêng. Hãy lại gần tôi hơn đi, Geetam! Hãy vứt áo giáp của bạn đi, vứt bỏ đềphòng của bạn đi. Vứt bỏ tâm trí bạn đi. Hãy quên bản thân mình ngày một nhiều hơn để cho bạn có thể tới ngày một gần hơn. Trong sự thân mật đó cái gì đó nhất định diễn ra.


Ads Belove Post