Read more
Hãy yêu bản
thân mình
Chúng ta bắt đầu bằng một trong những lời kinh
sâu sắc nhất của Phật Gautama: Hãy yêu bản thân mình...
Chính điều đối lập lại đã được
dạy cho bạn bởi tất cả các truyền thống của thế giới, tất cả các nền văn minh,
tất cả các nền văn hoá, tất cả các nhà thờ. Họ nói: Hãy yêu người khác, đừng
yêu bản thân mình. Và có chiến lược tinh ranh nào đó đằng sau các giáo lí của họ.
Yêu là chất nuôi dưỡng cho linh hồn. Cũng như thức ăn dành cho thân thể, tình
yêu dành cho linh hồn. Không có thức ăn thân thể yếu ớt, không có tình yêu linh
hồn yếu ớt. Và không nhà nước nào, không nhà thờ nào, không quyền lợi được đầu
tư nào, đã từng muốn mọi người có linh hồn mạnh mẽ, bởi vì người có năng lượng
tâm linh nhất định mang tính nổi dậy.
Tình yêu làm cho bạn mang tính
nổi dậy, cách mạng. Tình yêu cho bạn đôi cánh soải bay lên cao. Tình yêu cho bạn
việc nhìn thấu vào mọi sự, để cho không ai có thể lừa được bạn, khai thác bạn,
áp bức bạn. Và các tu sĩ và chính khách tồn tại chỉ trên máu của bạn - họ tồn tại
chỉ ở việc khai thác. Họ là kẻ ăn bám, tất cả các tu sĩ và tất cả các chính
khách. Để làm cho bạn yếu đuối về tâm linh họ đã tìm ra phương pháp chắc chắn,
được đảm bảo một trăm phần trăm, và đó là dạy bạn không yêu bản thân mình - bởi
vì nếu một người không thể yêu được bản thân mình thì người đó không thể yêu được
bất kì ai khác. Giáo lí này rất thủ đoạn.
Họ nói: Hãy yêu người khác - bởi
vì họ biết nếu bạn không thể yêu được bản thân mình thì bạn không thể yêu được
chút nào. Nhưng họ cứ nói: Hãy yêu người khác, yêu nhân loại, yêu Thượng đế,
yêu tự nhiên, yêu vợ bạn, chồng bạn, con bạn, cha mẹ bạn, nhưng đừng yêu bản
thân mình - bởi vì yêu bản thân mình là ích kỉ theo họ. Và họ kết án tự yêu vì
họ chẳng kết án cái gì khác - và họ đã làm cho giáo lí của mình thành rất
logic. Họ nói: Nếu bạn yêu bản thân mình thì bạn sẽ trở thành người bản ngã nhất,
nếu bạn yêu bản thân mình bạn sẽ trở thành tự yêu mình. Điều đó không đúng. Một
người yêu bản thân mình thấy rằng không có bản ngã trong mình. Chính bởi việc
yêu người khác mà không yêu mình, bởi việc cố gắng yêu người khác, mà bản ngã mới
phát sinh.
Các nhà truyền giáo, các nhà cải
cách xã hội, những người phục vụ xã hội, có những bản ngã lớn nhất thế giới -
cũng là tự nhiên thôi, bởi vì họ nghĩ bản thân mình là sinh linh tối cao rồi. Họ
không phải là người thường - người thường yêu bản thân mình - họ yêu người
khác, họ yêu những ý tưởng lớn lao, họ yêu Thượng đế. Và tất cả mọi tình yêu của
họ đều giả, bởi vì tất cả tình yêu của họ không có gốc rễ nào.
Người yêu bản thân mình lấy bước
đi đầu tiên hướng tới tình yêu thực. Điều đó giống như ném hòn đá cuội vào cái
hồ im lặng: những gợn song vòng tròn đầu tiên sẽ phát sinh quanh hòn đá, rất gần
với hòn đá, một cách tự nhiên - chúng có thể nảy sinh ở đâu khác được? Và thế rồi
chúng sẽ cứ lan toả; chúng sẽ đạt tới bờ xa nhất. Nếu bạn dừng các gợn song nảy
sinh gần hòn đá, sẽ không có gợn sóng nào hết cả. Thế thì bạn không thể hi vọng
tạo ra gợn sóng đạt tới những bờ xa nhất được; điều đó là không thể được.
Và các tu sĩ và các chính khách
trở nên nhận biết về hiện tượng này: làm mọi người dừng việc yêu bản thân mình
và bạn đã phá huỷ đi khả năng yêu của họ. Bây giờ bất kì cái gì họ nghĩ là tình
yêu cũng đều là rởm. Nó có thể là nghĩa vụ, nhưng không phải tình yêu - và
nghĩa vụ là từ tục tĩu bẩn thỉu. Cha mẹ đang hoàn thành nghĩa vụ của họ với con
cái, và thế rồi đến lượt mình con cái sẽ hoàn thành nghĩa vụ của chúng với cha
mẹ chúng. Vợ có nghĩa vụ với chồng và chồng có nghĩa vụ với vợ. Tình yêu ở đâu?
Tình yêu không biết gì tới
nghĩa vụ cả. Nghĩa vụ là gánh nặng, là hình thức. Tình yêu là niềm vui, sự chia
sẻ; tình yêu là không hình thức. Người yêu chưa bao giờ cảm thấy rằng mình đã
làm đủ; người yêu bao giờ cũng cảm thấy rằng nhiều nữa là có thể. Người yêu
chưa bao giờ cảm thấy, "Mình có nghĩa vụ với người khác." Ngược lại,
người đó cảm thấy, "Bởi vì tình yêu của mình đã được tiếp nhận, mình được
gia ơn. Người khác đã gia ơn cho mình bởi việc tiếp nhận món quà của mình, bởi
việc không bác bỏ nó." Con người của nghĩa vụ nghĩ, "Mình là người
cao hơn, người tâm linh, phi thường. Hãy trông cách tôi phục vụ mọi người!"
Những người phục vụ nhân dân này là những người rởm nhất thế giới, và là những
kẻ gây hại nhất nữa. Nếu chúng ta có thể gạt bỏ những người phục vụ công này,
nhân loại sẽ được nhẹ gánh, sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng, sẽ có khả năng lại nhảy
múa, lại ca hát.
Nhưng trong nhiều thế kỉ gốc rễ
của bạn đã bị chặt rồi, bị đầu độc rồi. Bạn đã bị làm cho sợ hãi ngay cả trong
tình yêu với bản thân mình, cái là bước đầu tiên của tình yêu và là kinh nghiệm
đầu tiên. Người yêu bản thân mình kính trọng bản thân mình, và người yêu bản
thân mình và kính trọng bản thân mình thì cũng kính trọng người khác nữa, bởi
vì người đó biết, "Cũng như mình hiện hữu, người khác hiện hữu. Cũng như
mình tận hưởng tình yêu, sự kính trọng, chân giá trị, người khác cũng tận hưởng."
Người đó trở nên nhận biết rằng chúng ta không khác biệt; khi có liên quan tới
những điều nền tảng, chúng ta là một. Chúng ta đều ở dưới cùng một luật: aes
dhammo sanantano.
Phật nói: Chúng ta sống dưới
cùng một luật vĩnh hằng. Về chi tiết chúng ta có thể khác nhau chút ít - cái
đem tới sự đa dạng, điều đó là đẹp - nhưng ở nền tảng chúng ta là một phần của
một tự nhiên. Người yêu bản thân mình tận hưởng tình yêu nhiều, trở nên phúc lạc
tới mức tình yêu bắt đầu tuôn trào, nó bắt đầu đạt tới người khác. Nó phải đạt
tới! Nếu bạn sống tình yêu, bạn phải chia sẻ nó. Bạn không thể cứ yêu bản thân
mình mãi được, bởi vì một điều sẽ trở thành tuyệt đối rõ ràng cho bạn: rằng nếu
việc yêu một người, bản thân bạn, mà cực lạc vô cùng và đẹp thế, thì còn bao
nhiêu cực lạc nữa đang chờ đợi bạn nếu bạn bắt đầu chia sẻ tình yêu của mình với
nhiều, nhiều người!
Dần dần các gợn sóng bắt đầu
lan ra ngày một xa hơn. Bạn yêu người khác, thế rồi bạn bắt đầu yêu loài vật,
chim chóc, cây cối, đất đá. Bạn có thể rót đầu toàn thể vũ trụ bằng tình yêu của
mình. Một người là đủ để rót đầy toàn thể vũ trụ bằng tình yêu, chỉ như một hòn
đá cũng có thể rót đầy toàn thể cái hồ bằng các gợn sóng - một hòn đá nhỏ.
Mỗi vị Phật mới có thể nói: Hãy
yêu bản thân mình... Không tu sĩ, không chính khách nào có thể đồng ý được với
điều đó, bởi vì điều này đang phá huỷ toàn thể cơ ngơi của họ, toàn thể cấu
trúc khai thác của họ. Nếu một người không được phép yêu bản thân mình, tâm
linh người đó, linh hồn người đó, trở nên ngày càng yếu ớt đi mọi ngày. Thân thể
người đó có thể phát triển nhưng người đó không có sự trưởng thành bên trong, bởi
vì người đó không có chất nuôi dưỡng bên trong. Người đó vẫn còn gần như không
có linh hồn hay chỉ có một tiềm năng, một khả năng, của linh hồn. Linh hồn vẫn
còn là hạt mầm, và nó sẽ vẫn còn là hạt mầm nếu bạn không thể tìm thấy mảnh đất
đúng của tình yêu cho nó. Và bạn sẽ không tìm thấy nó nếu bạn đi theo ý tưởng
ngu xuẩn: "Đừng yêu bản thân mình."
Tôi cũng dạy các sannyasin của
mình yêu bản thân họ trước hết; điều đó chẳng liên quan gì tới bản ngã cả. Thực
tế, tình yêu là ánh sáng mà bóng tối của bản ngã không thể tồn tại được chút
nào trong nó. Nếu bạn yêu người khác, nếu tình yêu của bạn bị hội tụ vào người
khác, bạn sẽ sống trong bóng tối.
Hãy quay ánh sáng của mình vào
bản thân mình trước nhất, hãy trở thành ánh sáng lên bản thân mình trước nhất.
Hãy để cho ánh sáng xua tan bóng tối bên trong của bạn, những yếu đuối bên
trong của bạn. Hãy để cho tình yêu làm bạn thành sức mạnh vô cùng, lực tâm
linh. Và một khi linh hồn bạn mạnh mẽ bạn biết bạn sẽ không chết, bạn bất tử, bạn
vĩnh hằng.
Tình yêu cho bạn cái nhìn thấu
đầu tiên vào vĩnh hằng; tình yêu là kinh nghiệm duy nhất siêu việt lên trên thời
gian. Đó là lí do tại sao người yêu lại không sợ cái chết: tình yêu không biết
tới cái chết. Một khoảnh khắc của tình yêu còn nhiều hơn toàn thể vĩnh hằng.
Nhưng tình yêu phải bắt đầu từ chính ban đầu. Tình yêu phải bắt đầu bằng bước đầu
tiên này: Hãy yêu bản thân mình...
Đừng kết án bản thân mình. Bạn
đã từng kết án nhiều thế, và bạn đã chấp nhận tất cả kết án đó. Bây giờ bạn cứ
làm điều hại cho bản thân mình. Không ai nghĩ bản thân mình đủ xứng đáng, không
ai nghĩ bản thân mình là sáng tạo đẹp đẽ của Thượng đế; không ai nghĩ rằng mình
được cần tới chút nào.
Đây là những ý tưởng độc hại,
nhưng bạn đã bị đầu độc rồi. Bạn đã bị đầu độc bằng sữa của mẹ bạn - và điều
này đã là toàn thể quá khứ của bạn. Nhân loại đã sống dưới đám mây đen tối, tối
tăm của tự kết án. Nếu bạn kết án bản thân mình, làm sao bạn có thể trưởng
thành được? Làm sao bạn có thể lúc nào đó trở nên chín chắn được? Và nếu bạn kết
án bản thân mình, làm sao bạn có thể tôn thờ sự tồn tại được? Nếu bạn không thể
tôn thờ được sự tồn tại trong mình, bạn sẽ trở nên không có khả năng tôn thờ sự
tồn tại trong người khác; điều đó sẽ là không thể được. Bạn có thể trở thành một
phần của cái toàn thể chỉ nếu bạn có sự kính trọng lớn lao với Thượng đế đang
cư ngụ bên trong bạn.
Bạn là người chủ, Thượng đế là
khách của bạn. Bằng việc yêu lấy bản thân mình bạn sẽ biết điều này: rằng Thượng
đế đã chọn bạn làm phương tiện. Trong việc chọn bạn làm phương tiện ngài đã
kính trọng bạn, đã yêu bạn. Trong việc tạo ra bạn ngài đã chứng tỏ tình yêu của
ngài với bạn. Ngài đã không làm ra bạn một cách ngẫu nhiên đâu; ngài đã làm ra
bạn với một định mệnh nào đó, với một tiềm năng nào đó, với một niềm vinh quang
nào đó mà bạn phải đạt tới. Vâng, Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh
riêng của ngài.
Con người phải trở thành thượng
đế. Chừng nào con người còn chưa trở thành thượng đế thì sẽ không có việc hoàn
thành, không có mãn nguyện. Nhưng làm sao bạn có thể trở thành thượng đế được?
Các tu sĩ của bạn nói rằng bạn là kẻ tội đồ. Các tu sĩ nói rằng bạn đã bị an
bài rồi, rằng bạn nhất định xuống địa ngục. Và họ làm cho bạn rất sợ việc yêu bản
thân mình.
Đây là thủ đoạn của họ: chặt tại
chính gốc rễ của tình yêu. Và họ là những người rất tinh ranh, nghề nghiệp tinh
ranh nhất trên thế giới là của các tu sĩ; thế rồi họ nói: Hãy yêu người khác.
Bây giờ điều đó sẽ là chất dẻo, chất tổng hợp, sự giả vờ, sự trình diễn. Họ
nói: Bây giờ hãy yêu nhân loại, yêu đất mẹ của bạn, yêu tổ quốc bạn, yêu cuộc sống,
sự tồn tại, Thượng đế. Toàn những từ to lớn, nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Bạn đã
bao giờ bắt gặp nhân loại chưa? Bạn bao giờ cũng bắt gặp con người - và bạn đã
kết án con người đầu tiên mà bạn bắt gặp, đó là bạn. Bạn đã không kính trọng bản
thân mình, không yêu bản thân mình. Bây giờ toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị
phí hoài trong việc kết án người khác.
Đó là lí tại sao mọi người toàn
là những người tìm lỗi lớn lao thế. Họ thấy lỗi ở trong bản thân mình - làm sao
họ có thể tránh việc tìm cùng lỗi trong người khác? Thực tế, họ tìm thấy lỗi và
họ sẽ khuếch đại chúng lên, họ sẽ làm cho chúng to nhất có thể được. Điều đó dường
như là phương cách cứu mình duy nhất; bằng cách nào đó, để giữ thể diện, bạn phải
làm điều đó. Đó là lí do tại sao lại có nhiều chỉ trích thế và thiếu tình yêu
thế.
Tôi nói đây là một trong những
lời kinh sâu sắc nhất của Phật, và chỉ người đã thức tỉnh mới có thể cho bạn sự
sáng suốt như thế. Ông ấy nói: Hãy yêu bản thân mình... Điều này có thể trở thành
nền tảng của biến đổi triệt để. Đừng sợ yêu bản thân mình. Hãy yêu một cách
toàn bộ, và bạn sẽ ngạc nhiên: ngày bạn có thể gạt bỏ tất cả việc tự kết án, tự
không kính trọng, ngày bạn có thể gạt bỏ ý tưởng về tội lỗi nguyên thuỷ, ngày bạn
có thể nghĩ về bản thân mình cũng xứng đáng và được Thượng đế yêu mến, sẽ là
ngày của phúc lành lớn lao. Từ ngày đó trở đi bạn sẽ bắt đầu thấy mọi người
trong ánh sáng đúng của họ, và bạn sẽ có từ bi. Và điều đó sẽ không phải là từ
bi được trau dồi đâu; nó sẽ là dòng chảy tự nhiên, tự phát.
Và người yêu bản thân mình có
thể dễ dàng trở nên mang tính thiền, bởi vì thiền nghĩa là hiện hữu với bản
thân mình. Nếu bạn ghét bản thân mình - như bạn vẫn ghét, như bạn đã từng được
bảo phải ghét, và bạn đã từng tuân theo nó một cách tôn giáo - nếu bạn ghét bản
thân mình, làm sao bạn có thể hiện hữu cùng bản thân mình được? Và thiền không
là gì ngoài việc tận hưởng sự một mình đẹp đẽ của bạn, mở hội cho bản thân bạn;
đó là điều thiền tất cả là gì.
Thiền không phải là quan hệ;
người khác không được cần tới chút nào, người ta là đủ cho bản thân mình. Người
ta được tắm trong niềm vinh quang riêng của mình, được tắm trong ánh sáng riêng
của mình. Người ta đơn giản vui vẻ bởi vì người ta đang sống động, bởi vì người
ta hiện hữu. Phép màu vĩ đại nhất trên thế giới là ở chỗ bạn hiện hữu, ở chỗ
tôi hiện hữu. Hiện hữu là phép màu vĩ đại nhất, và thiền mở ra cánh cửa của
phép màu vĩ đại này. Nhưng duy nhất người yêu bản thân mình mới có thể thiền được;
bằng không bạn bao giờ cũng trốn khỏi bản thân mình, né tránh bản thân mình. Ai
muốn nhìn vào khuôn mặt xấu xí và ai muốn xuyên thấu vào bản thể xấu xí? Ai muốn
đi sâu vào trong vũng bùn riêng của mình, vào trong bóng tối riêng của mình? Ai
muốn đi vào trong địa ngục mà bạn nghĩ mình đang là? Bạn muốn giữ cho toàn thể
mọi sự được che đậy bằng những bông hoa đẹp và bạn muốn bao giờ cũng trốn khỏi
bản thân mình.
Do đó mọi người đều tìm kiếm bầu
bạn liên tục. Họ không thể ở cùng bản thân mình được; họ muốn ở cùng người
khác. Mọi người đều đang tìm kiếm bất kì kiểu bầu bạn nào; nếu họ có thể né
tránh bầu bạn với chính mình thì bất kì cái gì cũng có tác dụng. Họ sẽ ngồi
trong rạp chiếu bóng ba giờ đồng hồ để xem cái gì đó hoàn toàn ngu xuẩn. Họ sẽ
đọc tiểu thuyết trinh thám hàng giờ, phí hoài thời gian của họ. Họ sẽ đọc cùng
tờ báo đọc đi đọc lại chỉ để giữ cho họ bận rộn. Họ sẽ chơi bài và chơi cơ chỉ
để giết thời gian - cứ dường như họ có nhiều thời gian lắm! Chúng ta không có
nhiều thời gian đâu; chúng ta không có đủ thời gian để trưởng thành, để hiện hữu,
để hân hoan. Nhưng đây là một trong những vấn đề cơ bản được tạo ra bởi việc
nuôi dưỡng sai: bạn né tránh bản thân mình.
Mọi người đang ngồi trước ti vi
của họ dính chặt lấy ghế, trong bốn, năm, thậm chí sáu giờ. Người Mĩ trung bình
xem ti vi năm giờ mỗi ngày, và bệnh này đang lan ra trên khắp thế giới. Và bạn
đang xem gì và bạn thu được cái gì? Thiêu đốt mắt mình... bởi vì ti vi là cái đầu
tiên trên thế giới mà bạn phải nhìn vào chính nguồn của ánh sáng. Bình thường bạn
chẳng bao giờ nhìn vào bản thân ánh sáng - bạn nhìn vào các vật được chiếu
sáng. Bạn không nhìn vào mặt trời; bạn nhìn vào hoa hồng - mặt trời chiếu sáng
lên hoa hồng. Bạn nhìn vào cây xanh, bạn nhìn vào mặt mọi người. Bạn không nhìn
vào bản thân bóng đèn điện; bạn nhìn vào bức tranh trên tường. Bạn sẽ không thể
nào thấy được bức tranh nếu đèn không có đó, nhưng bạn không nhìn trực tiếp vào
nguồn sáng bởi vì điều đó đốt cơ chế rất tinh vi của mắt bạn.
Bây giờ trong ti vi bạn đang
nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Xem phim còn tốt hơn xem ti vi, bởi vì ít nhất bạn
cũng không nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Ti vi tạo ra nhiều bệnh tật thế, bây
giờ họ đang nghi ngờ rằng ngay cả ung thư cũng có thể là một trong các bệnh do
ti vi gây ra. Và vài bệnh mới nữa nhất định sẽ được khám phá ra chóng thôi, bởi
vì thế hệ xem ti vi trong năm, sáu giờ một ngày đang lớn dần lên.
Nhưng điều này bao giờ cũng là
vậy; cho dù ti vi mà không có đi chăng nữa, vẫn có các thứ khác. Vấn đề là như
nhau: làm sao né tránh bản thân mình, bởi vì người ta cảm thấy xấu thế. Và ai
đã làm cho bạn xấu thế? - cái gọi là những người tôn giáo của bạn, các giáo
hoàng của bạn, các shankaracharyas của bạn. Họ chịu trách nhiệm cho việc bóp
méo khuôn mặt của bạn và họ đã thành công. Họ đã làm cho mọi người thành xấu.
Từng đứa trẻ được sinh ra đều đẹp,
và thế rồi chúng ta bắt đầu bóp méo cái đẹp của nó, làm què quặt nó theo nhiều
cách, làm tê liệt nó theo nhiều cách, bóp méo sự cân đối của nó, làm cho nó mất
cân bằng. Chẳng chóng thì chầy nó trở nên ghê tởm với bản thân mình tới mức nó
sẵn sàng sống cùng với bất kì ai. Nó có thể đi tới gái mãi dâm để né tránh bản
thân mình.
Hãy yêu bản thân mình..., Phật
nói. Và điều này có thể biến đổi toàn thế giới. Nó có thể phá huỷ toàn thể quá
khứ xấu xí. Nó có thể báo trước một thời đại mới, nó có thể là sự bắt đầu của một
nhân loại mới. Do đó nhấn mạnh của tôi là vào tình yêu - nhưng tình yêu bắt đầu
từ bản thân bạn, thế thì nó có thể cứ lan toả. Nó cứ lan toả theo cách riêng của
nó; bạn không cần làm cái gì để lan toả nó.
Hãy yêu bản thân mình..., Phật
nói. Và thế rồi ngay lập tức ông ấy nói: và quan sát... Đó là thiền, đó là cái tên của
Phật dành cho thiền. Nhưng yêu cầu đầu tiên là yêu bản thân mình, và thế rồi
quan sát. Nếu bạn không yêu bản thân mình và bắt đầu quan sát, bạn có thể cảm
thấy giống như tự tử.
Nhiều Phật tử cảm thấy giống
như tự tử bởi vì họ không chú ý tới phần thứ nhất của lời kinh này, họ lập tức
nhảy vào phần thứ hai: quan sát bản thân mình. Thực tế, tôi chưa bao giờ bắt gặp
một lời bình luận nào về Dhammapada, về những lời kinh này của Phật, mà đã chú
ý tới phần thứ nhất: Hãy yêu bản thân mình.
Socrates nói: Hãy biết bản thân
ông, Phật nói: Hãy
yêu bản thân ông. Và Phật còn đúng hơn nhiều, bởi vì chừng nào bạn
còn chưa yêu bản thân mình bạn sẽ không bao giờ biết tới bản thân mình - việc
biết chỉ tới về sau, yêu chuẩn bị mảnh đất. Yêu là khả năng của việc biết mình,
yêu là con đường đúng để biết bản thân người ta.
Tôi có thời đã ở cùng một sư Phật
giáo, Jagdish Kashyap; ông ấy bây giờ chết rồi. Ông ấy là người tốt. Chúng tôi
đã nói về Dhammapada và chúng tôi đã bắt gặp lời kinh này, và ông ấy bắt đầu
nói về quan sát, cứ dường như ông ấy đã không đọc phần đầu chút nào. Không phật
tử truyền thống nào đã từng chú ý tới phần thứ nhất; ông ấy đơn giản bỏ qua nó.
Tôi nói với Bhikshu Jagdish
Kashyap, "Hượm đã! Ông đang bỏ qua cái gì đó rất bản chất. Quan sát là bước
thứ hai và ông đang làm nó thành bước thứ nhất, và nó không thể là bước thứ nhất
được." Thế rồi ông ấy đọc lại lời kinh và ông ấy nói bằng con mắt hoang mang,
"Tôi đã từng đọc Dhammapada cả đời mình và tôi phải đã đọc kinh này cả triệu
lần rồi - nó là lời cầu nguyện mọi sáng của tôi để đọc qua Dhammapada, tôi có
thể nhắc lại nó đơn giản từ trí nhớ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng 'Hãy yêu
bản thân mình' là phần đầu của thiền và quan sát là phần thứ hai."
Và đây là trường hợp của hàng
triệu Phật tử khắp thế giới, và đây là trường hợp với tân Phật tử nữa - bởi vì ở
phương Tây Phật giáo bây giờ đang lan rộng. Thời gian cho Phật đã tới ở phương
Tây. Bây giờ phương Tây sẵn sang hiểu Phật, và cùng sai lầm đang bị mắc phải ở
đó nữa. Không ai nghĩ rằng "Hãy yêu bản thân mình" phải là nền tảng
cho việc biết bản thân mình, cho việc quan sát bản thân mình... bởi vì chừng
nào bạn còn chưa yêu bản thân mình thì bạn không thể đối diện với bản thân
mình, bạn sẽ né tránh. Việc quan sát của bạn bản thân nó có thể là cách để né
tránh bản thân mình.
Thứ nhất:
Hãy yêu bản thân mình và quan sát -
Hôm nay, ngày mai, luôn luôn.
Hãy tạo ra năng lượng yêu quanh
bản thân mình. Hãy yêu thân thể bạn, yêu tâm trí bạn. Hãy yêu toàn thể bộ máy của
bạn, toàn thể cơ thể bạn.
Với "yêu" được ngụ ý:
chấp nhận nó như nó vậy, không cố gắng kìm nén. Chúng ta kìm nén chỉ khi chúng
ta ghét cái gì đó, chúng ta kìm nén chỉ khi chúng ta chống lại cái gì đó. Đừng
kìm nén, bởi vì nếu bạn kìm nén, làm sao bạn sẽ quan sát được? Và chúng ta
không thể nhìn vào mắt kẻ thù được; chúng ta chỉ có thể nhìn vào mắt của người
yêu của mình.
Nếu bạn không phải là người yêu
bản thân mình bạn sẽ không có khả năng nhìn vào trong mắt riêng của mình, vào
trong khuôn mặt riêng của mình, vào trong thực tại riêng của mình. Quan sát là
thiền, cái tên của Phật đặt cho thiền. 'Quan sát' là từ quan sát của Phật. Ông ấy
nói: hãy nhận biết, hãy tỉnh táo, đừng vô ý thức. Đừng cư xử theo cách ngủ. Đừng
cứ vận hành như cái máy, như rô bốt. Đó là cách mọi người đang vận hành.
Mike vừa mới chuyển tới căn hộ
của mình và quyết định mình phải làm quen với nhà hàng xóm bên kia hành lang.
Khi cửa mở ra anh ta vui mừng ngạc nhiên thấy một cô gái tóc vàng xinh đẹp trẻ
trung ló ra từ bộ áo ngủ thấy rõ bên trong. Mike nhìn thẳng vào mắt cô ấy và
nói thêm: "Xin chào! Tôi là cục cưng mới của cô đối diện qua hành lang đây
- tôi có thể mược cô cái chén được không?"
Mọi người sống một cách vô ý thức:
họ không nhận biết về điều họ đang nói, điều họ đang làm - họ không mang tính
quan sát. Mọi người cứ phỏng đoán, không nhìn; họ không có sự sáng suốt nào, họ
không thể có được. Sáng suốt chỉ nảy sinh qua tính quan sát lớn lao: thế thì bạn
có thể thấy ngay cả bằng mắt nhắm. Ngay bây giờ bạn không thể thấy được cho dù
với mắt mở. Bạn phỏng đoán, bạn suy diễn, bạn áp đặt, bạn phóng chiếu.
Grace nằm trên tràng kỉ của nhà
tâm thần.
"Nhắm mắt lại và thảnh
thơi đi," bác sĩ tâm thần nói, "và tôi sẽ thử một thực nghiệm."
Ông ta rút chiếc túi khoá bằng
da ra khỏi túi quần, kéo phec mơ tuya mở nó ra và lắc chìa khoá. "Âm thanh
đó nhắc nhở cô về cái gì?" ông ta hỏi.
"Dục," cô ấy thì
thào.
Thế rồi ông ta đóng túi lại và
chạm nó và mu bàn tay cô gái. Thân thể cô ta cứng lại.
"Và cái đó?" nhà tâm
thần hỏi.
"Dục," Grace lầm bầm
một cách sốt ruột.
"Bây giờ mở mắt ra,"
bác sĩ chỉ thị, "và nói cho tôi tại sao tôi đã gợi dục cho cô."
Một cách ngần ngại, tròng mắt
cô ấy nhấp nháy mở ra. Grace thấy túi chìa khoá trong tay nhà phân tâm và thẹn
đỏ mặt.
"Thế này - lúc bắt đầu,"
cô ta lắp bắp, "tôi cứ tưởng rằng âm thanh đầu tiên là việc mở khoá quần của
ông..."
Tâm trí bạn thường xuyên phóng
chiếu - phóng chiếu bản thân nó. Tâm trí bạn thường xuyên can thiệp vào thực tại,
cho nó mầu sắc, hình và dạng mà không phải của riêng nó. Tâm trí bạn chưa bao
giờ cho phép bạn thấy cái đang đó; nó cho phép bạn thấy chỉ cái nó muốn thấy.
Mới hai mươi năm trước đây, các
nhà khoa học vẫn nghĩ rằng mắt chúng ta, tai, mũi và các giác quan khác, và tâm
trí, đều không là gì ngoài những lối mở vào thực tại, cây cầu tới thực tại.
Nhưng trong vòng hai mươi năm - hai mươi năm qua - toàn thể hiểu biết đã thay đổi.
Bây giờ họ nói các giác quan của chúng ta và tâm trí không thực sự là các lối mở
tới thực tại mà là lính gác cản lại nó. Chỉ hai phần trăm thực tại đi qua những
lính gác này vào trong bạn; chín mươi tám phần trăm thực tại bị giữ ở ngoài. Và
hai phần trăm đạt tới bạn đó và bản thể bạn không còn như trước nữa; nó phải đi
qua nhiều rào chắn, nó phải tuân thủ nhiều điều tâm trí, tới mức lúc nó đạt tới
bạn nó không còn là bản thân nó nữa.
Thiền nghĩa là gạt tâm trí sang
bên để cho nó không còn can nhiễu vào thực tại và bạn có thể thấy mọi thứ như
chúng vậy. Tại sao tâm trí lại can nhiễu vào tất cả? - bởi vì tâm trí do xã hội
tạo ra. Nó là tay sai của xã hội ở bên trong bạn; nó không trong phục vụ bạn
đâu, hãy nhớ! Nó là chính tâm trí bạn nhưng nó không phục vụ bạn; nó đang trong
mưu đồ chống lại bạn. Nó đã từng được xã hội huấn luyện; xã hội đã cấy nhiều điều
vào trong nó. Nó là tâm trí bạn, nhưng nó không vận hành như người phục vụ bạn;
nó vận hành như người phục vụ xã hội.
Nếu bạn là người Ki tô giáo thế
thì nó vận hành như một tác nhân của nhà thờ Ki tô giáo, nếu bạn là người Hindu
thế thì tâm trí bạn là Hindu giáo, nếu bạn là Phật tử thì tâm trí bạn là Phật
giáo. Và thực tại lại không là người Ki tô giáo không là người Hindu giáo không
là người Phật giáo; thực tại là đơn giản như nó đang đấy. Và bạn phải gạt các
tâm trí này sang bên: tâm trí cộng sản, tâm trí phát xít, tâm trí Cơ đốc giáo,
tâm trí Tin Lành...
Có ba nghìn tôn giáo trong
thiên hạ - các tôn giáo lớn và các tôn giáo nhỏ và những giáo phái rất nhỏ,
giáo phái bên trong giáo phái - ba nghìn tất cả. Cho nên tồn tại ba nghìn tâm
trí, các kiểu tâm trí - và thực tại là một, và Thượng đế là một, và chân lí là
một!
Thiền nghĩa là: gạt tâm trí
sang bên và quan sát. Bước đầu tiên – Hãy yêu bản thân mình - sẽ giúp cho bạn
vô cùng. Bằng việc yêu bản thân mình bạn sẽ phá huỷ đi nhiều điều xã hội đã cấy
vào bên trong bạn. Bạn sẽ trở nên tự do hơn với xã hội và các ước định của nó.
Và bước thứ hai là: quan sát -
chỉ quan sát. Phật không nói cái gì phải được quan sát - mọi thứ! Bước đi, hãy
quan sát việc bước của bạn. Ăn, hãy quan sát việc ăn của bạn. Tắm, hãy quan sát
nước, nước lạnh rơi vào bạn, việc chạm của nước, cái lạnh, sự rùng mình chạy suốt
xương sống - hãy quan sát mọi thứ, Hôm nay, ngày mai, luôn luôn.
Một khoảnh khắc chung cuộc sẽ tới
khi bạn có thể quan sát ngay cả giấc ngủ của mình. Đó là điều tối thượng trong
quan sát. Thân thể cứ ngủ và vẫn có người quan sát thức, im lặng quan sát thân
thể đang ngủ say. Đó là điều tối thượng trong quan sát. Ngay bây giờ chính cái
đối lập mới là hoàn cảnh: thân thể bạn thức nhưng bạn đang trong giấc ngủ. Thế
thì bạn sẽ thức và thân thể bạn sẽ ngủ. Thân thể cần nghỉ ngơi nhưng tâm thức của
bạn không cần ngủ. Tâm thức của bạn là ý thức; nó là sự tỉnh táo, điều đó là
chính bản chất của nó.
Thân thể mệt mỏi bởi vì thân thể
sống dưới luật hấp dẫn; chính lực hấp dẫn làm bạn mệt mỏi. Đó là lí do tại sao
chạy nhanh bạn chóng sẽ mệt, lên cầu thang bạn sẽ chóng bị mệt, bởi vì lực hấp
dẫn kéo bạn xuống. Thực tế, đứng là mệt, ngồi là mệt. Khi bạn nằm dài ra, theo
chiều ngang, chỉ thế thì mới có một chút nghỉ ngơi cho thân thể, bởi vì bây giờ
bạn trong hài hoà với luật hấp dẫn. Khi bạn đứng, theo chiều đúng, bạn đang ngược
lại luật; máu đi lên trên đầu, ngược với luật, tim phải bơm vất vả.
Cho nên khi bạn bị đau tim thì
bác sĩ gợi ý một thời kì nghỉ dài: chỉ nằm dài ra theo chiều ngang - kiểu con
chó ngủ trong phim hoạt hình ấy! Điều đó sẽ giữ bạn hài hoà với lực hấp dẫn, bằng
không thì lực hấp dẫn gây mệt mỏi. Nhưng tâm thức không vận hành dưới luật hấp
dẫn; do đó nó không bao giờ bị mệt mỏi cả. Lực hấp dẫn không có quyền năng nào
lên tâm thức; nó không phải là tảng đá, nó không có trọng lượng. Nó vận hành dưới
luật hoàn toàn khác: luật của uyển chuyển, hay như nó được biết tới ở phương
Đông, luật khinh công. Hấp dẫn nghĩa là kéo xuống, khinh công nghĩa là kéo lên.
Thân thể liên tục bị kéo xuống. Đó là lí do tại sao chung cuộc nó sẽ phải nằm
dài trong nấm mồ; đó sẽ là việc nghỉ ngơi thực cho nó - cát bụi trở về với cát
bụi. Thân thể đã trở về cội nguồn của nó, hỗn loạn đã dừng lại, bây giờ không
có xung đột. Các nguyên tử của thân thể bạn sẽ có nghỉ ngơi thực sự trong nấm mồ.
Linh hồn soải cánh bay lên ngày
càng cao hơn. Khi bạn trở nên ngày một mang tính quan sát hơn thì bạn bắt đầu
có đôi cánh - thế thì toàn thể bầu trời là của bạn. Con người là sự gặp gỡ của
đất và trời, của thân thể và linh hồn.