Nói nhiều quá

Nói nhiều quá

Price:

Read more

Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng. Người bạn có chút ít bối rối, nhưng người đó cũng giữ mình im lặng vì người hàng xóm đã bảo anh ta đừng nói gì.
Thế rồi mặt trời mọc, và nó đẹp thế. Anh ta quên mất và anh ta nói, "Sáng đẹp thế." Chỉ ngần ấy thôi. Không ai bình luận gì về nó - cả người bạn lẫn Lão Tử. Trở về nhà Lão Tử bảo người hàng xóm, "Thôi đừng đưa anh chàng này đi nữa nhé. Anh ta nói nhiều quá." Nói nhiều quá sao? Ngay cả người hàng xóm cũng nói, "Anh ấy có nó gì đâu; anh ấy đơn giản nói, 'Sáng đẹp thế.' "
Lão Tử nói, "Tôi cũng có đó, cho nên phỏng có ích gì mà nói điều đó? Và nó là đẹp mà chẳng cần nói điều đó. Sao đem tâm trí vào? Không, người này nói quá nhiều; đừng mang anh ta đi nữa." Anh ta đã phá huỷ toàn thể buổi sáng sao? Anh ta đã phân chia thế giới. Anh ta nói mặt trời mọc là đẹp. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là đẹp, cái gì đó khác đã bị kết án, bởi vì đẹp không thể tồn tại được mà không có xấu. Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó đẹp, bạn đã nói rằng cái gì đó khác là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Anh yêu em," hay "Em yêu anh," bạn đã ngụ ý rằng bạn không yêu ai đó khác.
Nếu bạn sống mà không có phân chia.... Chỉ quan sát đoá hoa. Để nó đó, dù nó là bất kì cái gì, bất kì cái gì nó là. Để nó ở trong thực tại của nó, đừng thốt ra cái gì. Chỉ nhìn nó. Không chỉ có việc bạn không thốt ra, đừng nói bên trong nữa. Đừng hình thành bất kì ý tưởng nào về nó. Để nó ở đó, và bạn sẽ đi tới có việc nhận ra lớn lao. Khi buồn tới với bạn, đừng gọi nó là nỗi buồn. Tôi đã trao việc thiền này cho nhiều người, và họ trở nên ngạc nhiên. Tôi bảo họ, "Lần sau khi bạn cảm thấy buồn, đừng gọi nó là 'buồn.' Chỉ quan sát nó." Việc bạn gọi nó là nỗi buồn làm cho nó thành buồn. Chỉ quan sát nó thôi, dù nó là bất kì cái gì. Đừng đem tâm trí vào, đừng phân tích, đừng dán nhãn nó. Tâm trí là kẻ phân chia lớn thế, và liên tục dán nhãn lên mọi thứ, phân loại ra.

Đừng phân loại. Để cho sự kiện tự khẳng định bản thân nó, để sự kiện ở đó, và bạn đơn giản là nhân chứng. Thế thì dần dần bạn sẽ nói, "Nhìn đấy, nỗi buồn không phải là nỗi buồn," và hạnh phúc không phải là hạnh phúc nhiều như bạn vẫn nghĩ. Dần dần các biên giới hội nhập, gặp gỡ, và biến mất. Và thế thì bạn sẽ nói nó là một năng lượng - hạnh phúc, bất hạnh: cả hai là một. Diễn giải của bạn làm ra khác biệt; năng lượng là một. Cực lạc và đau khổ là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai. Thế giới và Thượng đế là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai.  Vứt bỏ diễn giải và nhìn vào cái thực. Cái không được diễn giải là cái thực; cái được diễn giải là ảo tưởng.

Ads Belove Post