Read more
Osho - Trực giác
Chương 2. Quá khứ,
hiện tại và tương lai
Chúng ta đều có một quá khứ, một
hiện tại và một tương lai. Phần bản năng trong mỗi con người thuộc về quá khứ động
vật của chúng ta. Nó là thành phần lâu đời, khó thay đổi và là cái mà con người
được thừa hưởng qua hàng triệu năm sinh tồn. Và chẳng có gì đáng chê trách khi
nói đó là phần tương đồng với động vật của con người. Có lẽ khi nghe thấy từ 'động
vật', tất thảy các thầy tu hay linh mục đều liên tưởng tới sự kết án; nhưng đơn
giản là tôi chỉ nêu lên một sự thật, không hề có bất cứ sự kết tội nào. Quá khứ
của chúng ta là quá khứ của động vật. Chúng ta đã từng trải qua các nấc thang
phát triển của động vật. Quá trình tiến hóa thành con người hiện nay đã trải
qua đặc điểm của tất cả các loài. Đó là một hành trình dài dằng dặc để trở
thành 'nhân loại'.
Trí tuệ là cái làm nên con người.
Đó là hiện tại của chúng ta. Thông qua trí tuệ, chúng ta thực hiện các chức
năng sống. Và tất cả hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh hay
nghề nghiệp khác, bất cứ hoạt động gì đang diễn ra trong thế giới của chúng ta,
nền chính trị của chúng ta, hệ thống tôn giáo của chúng ta, các hoạt động tâm
lí... cũng đều dựa vào một nền tảng chung là trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên
con người.
Bản năng là cái hầu như luôn
đúng bởi lẽ nó là cái lâu đời, đã thành thục. Bạn có đang nháy mắt không đấy?
Rõ ràng là tự bản thân cơ thể bạn đang làm những thứ đại loại như vậy; đó là bản
năng. Tim của chúng ta đang đập, hít vào thở ra... những cơ chế thiết yếu cho sự
sống ấy không cần tới sự chỉ đạo của trí óc. Chúng thuộc về bản năng bởi bản
năng không bao giờ sai lầm. Bản năng không bao giờ quên hít thở, cũng không bao
giờ bỏ quên điều gì.
Còn trí năng thì ngược lại,
không phải lúc nào cũng đúng; bởi vì trí năng là cái mới, cái đến sau. Trí năng
vẫn còn đang trong giai đoạn mò mẫm trong bóng tối, vẫn còn đang cố gắng tìm
xem nó là gì và thuộc về đâu. Và bởi vì không bắt rễ từ những trải nghiệm lâu
dài cho nên nó thay thế cho sự trải nghiệm đó bằng hệ thống tín ngưỡng, triết học
hay hệ tư tưởng. Vá tất cả những điều đó đều tập trung về trí tuệ con người. Tuy
nhiên, chúng không phải lúc nào cũng đúng đắn, bởi lẽ dù sao tất cả cũng chỉ là
những sản phẩm được tạo ra bởi một vài cá nhân giỏi giang nào đó của nhân loại
mà thôi. Con người cũng không thể sử dụng những sản phẩm ấy trong mọi tình huống.
Chúng có thể đúng trong tình huống này nhưng không trong tình huống khác. Trí
năng giống như bị mù. Nó lại không có được khả năng giải quyết những cái mới.
Trí năng toàn lấy những cái đã biết để trả lời cho những câu hỏi mới.
Paddy và Sean đang ngồi đối diện
với một nhà thổ ở Dublin, bàn luận về đức hạnh theo quan niệm của Thiên Chúa
giáo. Đột nhiên, Gideon Greenberg, một giáo sĩ Do thái trong vùng xuất hiện
ngay trước nhà thổ, nhìn trước ngó sau, rồi vội vả leo lên cầu thang.
"Anh thấy gì không đấy?"
Paddy kêu lên. "Tôi thấy mừng vì mình là một người theo đạo Thiên
Chúa."
Mười phút sau, một thầy tu của
Anh giáo lại xuất hiện ngay trước cửa nhà thổ, đảo mắt nhìn quanh, rồi cũng lẹ
làng bước vào trong.
"Lại thêm một kẻ đạo đức
giả," Paddy nói và cười lớn. "Đội ơn Chúa vì con là một người của
Công giáo."
Lại vài phút sau đó, Sean khẽ
huýt tay Paddy, nói nhỏ: "Này anh, nhìn kìa! Có cha O'Murphy đang tới."
hai người đàn ông nín thở dõi
theo và sửng sốt khi thấy vị cha xứ mất hút sau cánh cửa nhà thổ. Đột nhiên,
Paddy đứng bật dậy, làm dấu nhắc vội Sean: "Sự tôn kính của anh đâu rồi? Hãy đứng dậy và bỏ
mũ ra đi chứ! Chắc hẳn là vừa có ai đó qua đời trong cái nhà thổ kia rồi!"
Trí tuệ sống dựa
vào những định kiến; nó không bao giờ có được tính công bằng. Với bản chất của mình, trí
tuệ không thể đạt được điều đó vì trí tuệ không xuất phát từ việc kế thừa hay
tích lũy. Trong khi bản năng lại luôn lu6on công bằng và chỉ cho chúng ta thấy
một cách chính xác những cách thức tự nhiên nhất, những hướng đi thoải mái nhất,
cũng chính là những cách thức, những hướng đi mà vũ trụ tuân theo. Nhưng có điều
kì lạ là bản năng thì luôn bị lên án trong tất thảy mọi tôn giáo; trong khi đó
trí năng lại được ngợi ca.
Lẽ dĩ nhiên, nếu con người ta
chỉ hành động theo bản năng thì tôn giáo, Chúa Trời và các thầy tu sẽ trở nên
không còn cần thiết. Động vật đâu có cần tới Chúa mà chúng vẫn chạy nhảy tung
tăng đó thôi. Tôi chẳng bao giờ nhận thấy chúng đang tưởng nhớ tới một dức Chúa
nào. Không hề có một con vật đơn độc, một chú chim lẻ loi, hay một cái cây trơ
trọi nào cần tới Chúa. Chúng vẫn cứ tận hưởng cuộc sống bằng vẻ đẹp toát ra của
chúng, hoàn toàn giản đơn: không sợ hãi vì phải xuống địa ngục, không tham vọng
được lên tới thiên đàng, cũng không phải tranh cãi vì những khác biệt trong
quan điểm triết học. Sẽ không còn những con sư tử (lion nghĩa là những người
giác ngộ) của Thiên Chúa giáo, cũng không có những con sư tử của đạo Tin lành
hay đạo Hindu.
Toàn bộ cuộc sống sẽ cười với con người, với những gì đã xảy
đến với loài người. Nếu như loài chim có thể tung cánh bay mà không cần tới tôn
giáo, nhà thờ Thiên Chúa, nhà thờ Hồi giáo, hay điện đài miếu mạo, thì tại sao
con gnười lại không thể làm như thế? Loài chim chẳng bao giờ đánh nhau vì những
cuộc chiến tôn giáo, các loài động vật và cỏ cây cũng thế. Nhưng nếu anh là tín
đồ Hồi giáo, còn tôi là người theo đạo Hindu thì chúng ta không thể cùng tồn tại,
hoặc là hay đi theo tôn giáo của tôi, hoặc là hãy sẵn sàng đi, vì tôi sẽ cho
anh được lên thiên đường ngay lập tức!
Nếu như con người ta tôn thờ bản năng thì tất thảy tôn giáo
đều mất đi căn nguyên của nó, cũng không còn lí do để tồn tại, và do đó, con
người sẽ chuyển sang tán dương trí tuệ.
Và yếu tố thứ ba là trực giác, thứ vẫn còn đang nằm ở tương
lai của chúng ta. Bởi vậy những gì được nói về nó dưới đây, ta cần phải ngầm hiểu
với nhau.
Bản năng là mặt tự nhiên thuộc về quá khứ của chúng ta, dựa
trên hàng triệu năm tiến hóa, luôn luôn đúng, không bao giờ phạm sai lầm và đôi
khi chính chúng ta thậm chí cũng không thể nhận ra được những điều kì diệu mà bản
năng mang lại. Thức ăn chuyển hóa thành máu nuôi dưỡng cơ thể bằng cách nào? Vì
sao mà chế độ thở vẫn hoạt động ngay cả khi chúng ta đang ngủ? Làm cách nào mà
cơ thể con người lại có thể tách lấy oxy từ hỗn hợp với nitơ? Làm sao mà thế giới
tự nhiên lại có thể trao cho chúng ta một thân thể hoàn chỉnh; trong đó mỗi bộ
phận đều phù hợp với chức năng? Trí não con người cần bao nhiêu oxy để hoạt động
minh mẫn? Làm thế nào để có một lượng chính xác oxy theo vòng tuần hoàn máu đi
tới kha91p nơi trong cơ thể, cung cấp oxy mới, thu lại cái đã dùng rồi, thay thế
những tế bào đã chết bằng những thành phần mới và đưa chúng tới chính xác nơi
mà chúng sẽ bị đào thải ra ngoài.
Các nhà khoa học nói rằng chỉ có bản năng tự nhiên mới làm
được điều đó, con người chưa co`1 đủ khả năng. Trong một cơ thể nhỏ bé, bản
năng tự nhiên đảm nhiệm vô số những công việc phi thường. Nếu một ngày nào đó
khoa học muốn làm được những công việc mà bản năng tự nhiên đang đảm nhiệm
trong một cơ thể sống thì mỗi một cơ thể riêng biệt sẽ phải cần tới một nhà máy
rộng ít nhất là một dặm vuông. Một núi máy móc khổng lồ! Trong khi đó, vẫn
không có gì đảm bảo cho mớ máy móc đó vận hành trơn tru, bởi vì máy móc thì có
thể hỏng hóc, có thể ngừng giữa chừng, điện cũng có thể bị ngắt lúc nào không
biết. Thế mà trong suốt hơn 70 năm ròng rã, thậm chí với một số người là cả
trăm năm, cỗ máy được vận hành bởi bản năng của tự nhiên vẫn cứ liên tục hoàn thành
mọi chức năng của nó một cách hoàn hảo. Chẳng bao giờ có chuyện mất điện. Cũng
không phải một sai lầm nào. Mọi việc cứ diễn ra theo đúng kế hoạch, và kế hoạch
đó đều có trong mỗi phần của cơ thể. Ngày mà con người có thể đọc bản mã tế bào
của cơ thể mình, cũng là ngày chúng ta có thể biết được một đứa trẻ sẽ như thế
nào cho dù nó chưa được sinh ra, thậm chí là ngay cả khi đứa trẻ ấy chưa xuất
hiện trong bụng mẹ. Tế bào của bố mẹ đều đã có những chương trình được quy định
sẵn, trong đó, tuổi, thể trạng, bệnh tật mà mỗi người gặp phải, tài năng thiên
phú, trí thông minh, năng khiếu, hay vận mệnh của cả đời mỗi con người đều đã
được ấn định.
Và cũng giống như bản năng, ở một thái cực khác của sự tồn tại,
vượt ra ngoài phạm vi của suy nghĩ và cảm giác, những thứ vốn là thế giới của
trí năng, chính là thế giới riêng của trực giác.
Chính thiền định là cơ hội để mở cánh cửa của trực giác. Đó
đơn giản chỉ là tiếng gõ cửa nhè nhẹ, để trực giác mở ra. Trực giác cũng đã sẵn
sàng để mở cánh cửa của mình. Nó phông phát triển lên; còn chúng ta cũng được
thừa hưởng điều đó từ trong chính sự sống của mình. Trực giác chính là một trạng
thái tỉnh táo của con người, là một dạng tồn tại của con người.
Trí năng thể hiện qua tâm trí của con người. Bản năng thể hiện
qua cơ thể. Và chỉ khi nào mà bản năng thực hiện một cách hoàn hảo vai trò của
nó, nhân danh thân thể chúng ta thì trực giác mới có thể đảm nhiệm trọn vẹn chức
năng của nó giống như một trạng thái tinh tường nhất mà con người có thể có được.
Trí năng nằm giữa hai điều này: một hành lang để con người đi qua, một cây cầu
để con người vượt qua. Thế nhưng có rất nhiều người, có hàng triệu người vẫn
chưa vượt qua được cây cầu ấy. Họ mới chỉ đơn thuần ngồi trên cầu nhưng lại
nghĩ rằng đã về được tới nhà.
Trong khi thực tế thì nhà vẫn
còn ở xa tít tắp bên kia bờ biển, ở phía đầu bên kia của cây cầu. Cây cầu đó nối
giữa bản năng và trực giác. Nhưng tất cả lại phụ thuộc vào con người. Con người
thay vì đi hết cây cầu sang đầu bên kia, có thể sẽ xây luôn cho mình một ngôi
nhà ở trên cầu, và thế là con người không bao giờ có thể đi được tới đích.