Thể thô - Thể tinh - Thể nhân quả

Thể thô - Thể tinh - Thể nhân quả

Price:

Read more


Tư duy Hindu tin vào ba thể khác nhau trong trạng thái mơ, ngủ và thức. Đây là hiểu biết rất có giá trị. Tư duy Hindu chấp nhận ba thể: thể thô, thể tinh và thể nhân quả. Thể thô có liên quan tới trạng thái thức, thể tinh có liên quan tới trạng thái mơ và thể nhân quả có liên quan tới trạng thái ngủ. Khi bạn thức bạn ở trong thể thô. Đây là lí do tại sao khi bạn bị gây mê bạn không cảm thấy khi nào thân thể mình bị cắt ra, bởi vì dưới thuốc mê bạn ở trong một thể khác.
Một ngày nào đó, khi y học phương Tây có khả năng thấy những điều này qua hiểu biết phương Tây, nhiều điều sẽ được hiển lộ ra qua nó. Một ngày nào đó, y học sẽ hiểu rằng trong những kinh sách này không chỉ có triết lí, mà còn nhiều hơn nữa. Nhưng nó tất cả đều ở dạng cô đọng tới mức chừng nào ai đó còn chưa thể giải mã nó, thì nó không bao giờ có thể được hiểu. Không có cách nào để cho nó được hiểu.
Giải phẫu là có thể ở thân thể chỉ bởi vì dưới tác dụng của thuốc mê tâm thức bạn đi từ thể này sang thể khác, sang thể của trạng thái ngủ. Đây là lí do tại sao bạn không chú ý rằng cái gì đó đang xảy ra cho thể vật lí. Nếu bạn đi vào thể của trạng thái mơ bạn sẽ chú ý mơ hồ bởi vì thể của trạng thái mơ là rất gần với thể vật lí. Chẳng hạn, ai đó đang dưới ảnh hưởng của thuốc gai dầu, lá gai dầu, là ở trong thể của trạng thái mơ. Tất cả những chất gây say - lsd, marijuana, mescaline, gai dầu, thuốc phiện, hashish, cồn - tất cả chúng đều ngắt con người ra khỏi thể vật lí và chuyển người đó vào thể mơ của mình. Đây là toàn thể mục đích của chúng. Bạn đã bao giờ thấy người nào dưới ảnh hưởng của thuốc gai dầu chưa? - người đó lảo đảo khi người đó bước đi, người đó muốn đặt chân mình vào chỗ này những chân lại tiếp đất ở chỗ nào đó khác. Mặc dầu người đó có thể muốn đặt chân mình xuống chỗ này, người đó cũng có thể cảm thấy rằng nó không xảy ra theo cách đó.
Thực tế, người đó không trong thể vật lí của mình. Người say, người hoàn toàn không vững chãi khi bước đi thì đang bước qua quyền năng của thể khác; thể vật lí bị kéo lê theo và người đó đang bước đi từ thể tinh tế của mình. Nhưng người đó cũng có cảm giác nào đó về thể vật lí của mình, bởi vì nếu bạn đánh người đó bằng gậy người đó sẽ cảm thấy đau, mặc dầu điều đó sẽ không đau nhiều như nếu người đó ở trong thể vật lí của mình.
Đây là lí do tại sao người say có thể ngã trên phố mà không bị thương. Bạn có để ý tới điều này không? Cứ ngã trên phố đi và bạn sẽ thấy điều xảy ra! Nhưng người say có thể sa vào cống rãnh mọi đêm, bằng cách nào đó được lôi lại về nhà, và sáng hôm sau người đó sẽ lại đi làm trong văn phòng của mình. Người đó sẽ không gẫy xương nào hay bị cái gì cả.
Bạn có quan sát rằng trẻ con có thể ngã nhưng chúng không bị thương trầm trọng mấy không? Nếu bạn ngã nhiều như chúng, xương bạn, sườn bạn sẽ thành mấy mảnh. Đứa trẻ đang trong thể mơ của nó: nó sẽ dần chuyển sang thể của trạng thái thức, với thời gian. Bạn có thể đã để ý rằng khi đứa trẻ được sinh ra, nó ngủ hai mươi ba giờ một ngày; trong bụng mẹ nó ngủ toàn bộ thời gian. Thế rồi nó ngủ hai mươi hai giờ, thế rồi hai mươi giờ, thế rồi mười tám giờ: nó dần dần thoát ra khỏi thể của trạng thái ngủ của nó. Dần dần, giờ ngủ sẽ trở nên ít đi, nhưng ngay cả khi nó thức nó sẽ vẫn gần như trong thể của trạng thái mơ của nó.
Bạn có bao giờ để ý rằng trẻ nhỏ không thể phân biệt được giữa thực tại và mơ không? Nếu trong mơ ai đó đánh nó, nó sẽ thức dậy buổi sáng vừa khóc, vừa phàn nàn rằng ai đó đã đánh nó. Hay nếu trong mơ ai đó đã lấy mất con búp bê của nó đi, nó sẽ thức dậy vừa khóc vì điều đó trong buổi sáng. Nó chưa có phân biệt rõ ràng giữa trạng thái mơ và trạng thái thức; nó vẫn sống trong thể của trạng thái mơ của nó. Đây là lí do tại sao mắt trẻ em trông mơ mộng và hồn nhiên thế. Toàn thể lí do cho điều này là ở chỗ chúng đang trong trạng thái mơ với mắt mở. Thế giới của nó vẫn còn rất mầu sắc bởi vì nó là thế giới của mơ. Có bướm bay quanh nó và hoa nở mọi nơi cho nó - bởi vì cho tới lúc đó nó còn chưa kinh nghiệm thực tại của cuộc sống. Nó còn chưa đi vào môi trường qua đó người ta có thể kinh nghiệm thực tại của cuộc sống - thể vật lí.
Tự nhiên đã làm điều này một cách có chủ định, bởi vì trong bụng mẹ thân thể đứa trẻ có thể lớn lên chỉ nếu nó ngủ mọi thời gian. Nếu nó đi vào trong trạng thái thể thô khi còn trong bụng mẹ, sẽ khó cho thể vật lí của nó phát triển, bởi vì để thể vật lí phát triển, sự hiện diện của nó trong đó là không cần thiết chút nào. Thay vì thế, sự hiện diện của nó sẽ chỉ là cản trở. Một quá trình lớn lao đang xảy ra cho thể vật lí trong bụng mẹ. Trong thời gian này mọi sự đều đang phát triển, biến mất, mở rộng. Trong bụng mẹ nhiều hoạt động đang xảy ra tới mức để thức tỉnh sẽ không phải là điều tốt. Điều tốt là đứa trẻ vẫn còn ngủ qua tất cả điều đó.
Bởi lí do này, khi đứa trẻ được sinh ra sớm, chỉ sau bẩy tháng trong bụng mẹ, thể vật lí của nó bao giờ cũng vẫn còn yếu đuối bởi vì nó đã đi từ trạng thái ngủ sang trạng thái mơ. Bây giờ sẽ có vấn đề cho sự trưởng thành của thân thể nó bởi vì công việc đáng có thể đã xảy ra trong bụng mẹ trong một tháng sẽ không thể nào có được ngay cả trong sáu tháng. Thế thì thể của trạng thái mơ của đứa trẻ sẽ chi phối trong nhiều năm, bởi vì thân thể nó sẽ bị kéo lê trong sự phát triển của nó. Việc giải thoát hoàn toàn của đứa trẻ khỏi thể mơ chỉ xảy ra khi nó trở thành chín muồi dục, vào quãng mười bốn tuổi. Vào tuổi đó, khi sự trưởng thành dục đầu đủ tới, nó hoàn toàn đi vào thể thô của mình.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng đứa trẻ được sinh ra với các tuyến dục đầy đủ, nhưng bởi vì chúng không trong thể vật lí của chúng nên các tuyến dục này sẽ vẫn còn ngủ. Sau mười bốn tuổi chúng sẽ đi vào thể vật lí và các tuyến dục sẽ được kích hoạt. Việc đi vào thể vật lí này có thể bị dừng lại, có thể bị chậm trễ hay có thể được tăng tốc. Trong năm mươi năm qua, tuổi trưởng thành dục đã trở nên trẻ hơn. Con trai thường đạt tới trưởng thành dục ở độ tuổi mười lăm, bây giờ chúng đạt tới ở độ tuổi mười ba. Nếu con gái trở nên trưởng thành dục ở tuổi mười bốn, bây giờ chúng trưởng thành ở tuổi mười hai. Và ở Mĩ giới hạn tuổi đó đã bị bỏ qua thậm chí còn hơn: nếu ở Ấn Độ đó là mười hai tuổi, ở Mĩ nó đã thành mười một. Ở Thuỵ Sĩ và ở Thuỵ Điển trẻ con bắt đầu trưởng thành thậm chí còn sớm hơn, ở mười tuổi. Các nhà khoa học nói rằng khi mọi người có sức khoẻ tốt hơn và thức ăn tốt hơn, họ sẽ đạt tới sự trưởng thành dục sớm hơn. Các nhà khoa học biết điều này nhiều, nhưng đây không phải là tất cả. Môi trường dục càng mạnh, bầu không khí dục trên thế giới càng mạnh, càng có nhiều hoạt động dục ở mọi nơi, trẻ em sẽ càng thoát khỏi thể mơ của chúng để vào thể vật lí của chúng càng sớm hơn.
Ấn Độ đã làm mỗi thực nghiệm đối lập, và nó đã gây kết quả đáng ngạc nhiên về việc ngăn cản trẻ em đạt tới trưởng thành dục mãi tới hai mươi nhăm tuổi! Đừng cho rằng trẻ em trong các gurukul Ấn Độ cổ đại, các đại học trong rừng của các hiền nhân, sẽ trở nên trưởng thành dục vào độ tuổi mười bốn và thế rồi được giữ cho vô dục cho tới tuổi hai mươi nhăm. Điều đó sẽ là không thể được. Nếu đứa trẻ đã trở nên trưởng thành dục vào mười bốn tuổi, thế thì giữ nó vô dục cho tới hai mươi nhăm tuổi sẽ là không thể được. Và nếu nỗ lực đó mà được thực hiện thì đứa trẻ sẽ phát điên; nó sẽ trở nên đồi bại dục. Không, thực nghiệm này là khác toàn bộ.
Thực nghiệm là ở chỗ mãi cho tới hai mươi nhăm tuổi đứa trẻ đã được cho một kiểu thức ăn đặc biệt và một kiểu môi trường đặc biệt mà thậm chí không có hướng dẫn về hoạt động dục. Nó sẽ được cho loại thức ăn sẽ không cho phép nó thoát khỏi thể mơ của mình cho tới hai mươi nhăm tuổi. Và đây là cơ hội lớn lao: bất kì cái gì được dạy cho nó trong thời gian này sẽ đi vào thể mơ của nó.
Điều đáng quan tâm là ở chỗ bất kì cái gì bạn dạy cho đứa trẻ sau tuổi mười bốn sẽ không đi rất sâu, nó sẽ vẫn còn trên bề mặt, và bất kì cái gì bạn dạy trước tuổi mười bốn sẽ đi vào rất sâu. Bất kì cái gì được dạy trước bẩy tuổi sẽ đi còn sâu hơn. Nếu một ngày nào đó chúng ta có thể phát minh ra một thiết bị có thể dạy đứa trẻ trong bụng mẹ... Thật khó mà hình dung việc dạy sẽ có thể đi sâu thế nào. Chúng ta cũng sẽ có khả năng hoàn thành điều này một ngày nào đó bởi vì công việc đã diễn ra rồi theo hướng đó, và Ấn Độ đã làm việc theo hướng đó. Nếu sự trưởng thành dục của đứa trẻ có thể được trì hoãn cho tới hai mươi nhăm tuổi, nó sẽ vẫn còn trong trạng thái mơ - và trạng thái mơ là trạng thái cảm nhận nhất.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng trong mơ bạn không hoài nghi không? Trong mơ bạn có thể thấy con ngựa đi tới bạn và bỗng nhiên, khi nó tới gần hơn, bạn để ý rằng nó không phải là ngựa mà là người bạn của mình; nó tới gần thêm chút nữa và bạn thấy rằng nó không phải là bạn của mình mà là cái cây nhỏ nhất đang đứng đó. Nhưng thậm chí không một cái bóng nào của hoài nghi nảy sinh trong tâm trí bạn về điều đang diễn ra: “Làm sao lại có thể có chuyện vừa mới là ngựa, rồi biến thành bạn, rồi bây giờ lại là cây?” Thậm chí không một chít xíu hoài nghi nào nảy sinh cả. Thể mơ là rất tin cậy. Nó chất đầy với tin cậy tuyệt đối; hoài nghi đơn giản không nảy sinh ở đó.
Bất kì cái gì được cảm nhận bởi thể mơ đều sẽ đi vào rất sâu, không hoài nghi hay can nhiễu gì. Thể thô không đáng tin cậy, tất cả mọi loại hoài nghi đều nảy sinh trong nó. Cho nên khi một người đã đi vào thể thô của mình, việc học trở thành khó. Bạn có để ý rằng khi con bạn trở nên trưởng thành dục thì chúng trở nên lo âu, bực bội; một kiểu thái độ không hoà hợp, kháng cự và nổi dậy phát sinh trong chúng không?
Chúng trở nên rất bướng bỉnh và chúng tranh đấu về mọi thứ. Chúng muốn được tự do với mọi thứ. Thái độ của chúng là không vâng lời cái gì và không vâng theo ai cả, không kính trọng ai cả. Đây là kết quả tự nhiên của việc ở trong thể thô. Theo cùng cách này, người già sẽ lại trải qua ba thể này. Trước hết, trước khi cái chết tới, thể vật lí của người già sẽ bắt đầu hư hỏng. Tuổi thanh niên đi tới chấm dứt vào ngày người ta trở nên nhận biết rằng thể vật lí của mình đã bắt đầu suy giảm. Thể vật lí của người đó có thể trở nên yếu, nhưng ham muốn và đam mê của người đó lại không yếu đi bởi vì chúng là một phần của thể tinh, thể mơ. Đây là lí do tại sao người già chỉ có một vấn đề: ham muốn của người đó. Đam mê của người đó vẫn là những ham muốn của thanh niên, nhưng thân thể người đó không còn như thân thể của thanh niên. Đau khổ của người đó là lớn.
Đây là lí do tại sao người già thường đầy sự kết án và chỉ trích người trẻ. Họ cứ đưa ra đủ mọi loại hợp lí hoá, lí tưởng, giáo lí, và lí do sâu xa cho tất cả những điều này không phải là ở chỗ người già thông minh hơn: chín mươi chín trong số một trăm trường hợp, đấy chỉ bởi vì ghen tị. Ham muốn trong tâm trí người đó vẫn như cũ, nhưng thể vật lí của người đó đã mất dần và không thể hợp tác được. Sau điều này, thể mơ của người đó cũng sẽ bắt đầu mất dần đi. Khi thể mơ của người già mất dần đi, nó sẽ ảnh hưởng tới kí ức của người đó. Người đó sẽ không có khả năng nhớ được mọi thứ, người đó sẽ trở nên bất hợp lí, không nhất quán. Ngay bây giờ, người đó có thể nói điều gì đó và một giờ sau người đó sẽ nói cái gì đó khác. Không có nhất quán trong nó. Đây là dấu hiệu rằng thể mơ đã bắt đầu mất dần.
Khi thể mơ đã mất dần, cái chết xảy ra trong sushupti, trạng thái ngủ sâu. Trong cái chết, thể của trạng thái ngủ sâu cũng sẽ yếu đi, nhưng nó sẽ không dừng tồn tại. Với ham muốn của tất cả ba thể, thể của trạng thái ngủ, chính là thể nhân quả, sẽ bắt đầu lại cuộc hành trình mới. Nó giống như hạt mầm: lại việc sinh thành mới, cuộc hành trình mới... lại cùng trò chơi, cùng đường mòn.
Bây giờ chúng ta đi vào lời kinh:
Được hướng dẫn bởi hành động của các kiếp quá khứ, con người quay lại từ sushuptawastha, trạng thái ngủ sâu, tới swapnawastha, trạng thái mơ, tới jagratawastha, trạng thái thức. Khi một người được sinh ra người đó đi từ trạng thái của ngủ sâu. Người đó mang tất cả hành động quá khứ của mình cùng mình, tất cả những ảnh hưởng và ước định của các kiếp sống quá khứ của mình. Người đó đi vào trong trạng thái mơ và thế rồi trạng thái thức, và cuộc sống mới bắt đầu. Vậy, linh hồn được hiện thân cư ngụ trong ba thành phố: thể thô, thể tinh tuý và thể nhân quả - và mạng của tất cả các ảo tưởng được sinh ra từ điều này.
Tất cả các ảo tưởng của cuộc sống đều được bắt rễ trong ba thể này. Trong lời kinh này, ba thể đã được gọi là pur, thành phố: ba thành phố. Đây là lí do tại sao từ Ấn Độ dành cho linh hồn lại là purush. “Purush” nghĩa là người sống trong pur; và ba thành phố này là các pur của người đó, các thành phố của người đó: thể thô, thể tinh và thể nhân quả. Linh hồn purush sống bên trong ba thành phố này. Đây là ba thành phố, và người đó đi từ thành phố nọ sang thành phố kia. Chỉ khi ba thể này đã tan biến thì linh hồn hiện thân mới trở nên tự do khỏi mạng các ảo tưởng. Linh hồn vậy sẽ nhận ra phúc lạc vĩnh hằng. Chỉ khi ba thể này đã tan biến... Khi cái chết xảy ra, thể thô, như hạt mầm, đi vào trong thể tinh và thể tinh, như hạt mầm, đi vào trong karan sharir, thể nhân quả.
Từ này karan, nhân quả, là rất thú vị. Nếu bạn được hỏi, “Cái gì là nguyên nhân của cây?” bạn sẽ phải nói, “Hạt mầm.” Bạn có chú ý rằng mặc dầu hạt mầm trở thành cây, nếu bạn đập nó ra, chẳng cái gì còn lại trong tay bạn không? Nhưng nếu bạn đặt hạt mầm đó vào đất nó sẽ đâm chồi và cùng loại cây sẽ mọc ra từ nó. Điều này có nghĩa là cái cây nguyên thuỷ đã có đó trong hạt mầm: nó đã hội nhập thể thô và thể tinh của nó thành thể nhân quả. Được cho đúng cơ hội, nó sẽ lại biểu lộ.
Khi ai đó đã sống một khoảng sống, tất cả mọi điều người đó đã làm, tất cả mọi điều người đó đã là, tất cả mọi điều người đó đã nghĩ và tất cả mọi điều đã xảy ra trong cuộc sống của người đó, toàn thể điều tinh tuý của cuộc sống người đó, xảy ra trước hết trong trạng thái thức của người đó. Thế rồi toàn thể điều tinh tuý của cuộc sống người đó lọc qua và tích luỹ lại trong thể mơ; thế rồi mọi thứ từ thể mơ tích luỹ lại trong thể nhân quả và trở thành hạt mầm ở đó. Chính là với hạt mầm đó mà người ta tiến hành cuộc sống mới của mình trên cuộc hành trình cuộc sống mới của mình; hạt mầm đó sẽ là việc bắt đầu của cuộc sống mới của người đó. Các giấc mơ lại sẽ phát sinh, lại cái cây của trạng thái thức sẽ phát triển và mở rộng. Toàn thể cây của cuộc sống sẽ phát triển và sống nữa.
Kinh nghiệm của trí huệ phương Đông là ở chỗ chừng nào ba thân này còn chưa tan biến đi, người ta không bao giờ có thể đạt tới cái thứ tư - chính là điều thực tại của người đó là gì. Chừng nào bạn còn chưa tự do với ba thân này, chưa thoát ra khỏi ba thân này, bạn không thể đi tới bất kì kinh nghiệm nào về phúc lạc. Ba thân này là các nhà tù và chúng cứ lặp đi lặp lại mãi, trong vòng tròn luẩn quẩn. Bạn được chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, từ nhà tù thứ hai sang nhà tù thứ ba, và theo cách này bạn cứ đi mãi. Nhà tù này trao bạn sang cai ngục của nhà tù thứ hai, nhà tù thứ hai gửi bạn vào tay của nhà tù thứ ba... cái vòng ba thể này là vô tận. “...khi ba thể này đã tan biến...” Và làm sao ba thể này sẽ tan biến? Biến cố xuất hiện khi cả ba thể này đã tan biến không thể được gọi là cái chết - nó là giải thoát tối thượng! Khi người thường chết đi, điều đó được gọi là cái chết. Cái chết nghĩa là tất cả ba thể đã tụ tập trong thể nhân quả - chúng đã không đi tới chấm dứt, tới tan biến - cho nên thể nhân quả bắt đầu cuộc hành trình mới.
Sẽ là tốt nếu bạn có thể hiểu được nghĩa của cái chết. Nó có nghĩa: nó nghĩa là một người sẽ lại được sinh ra trong một thân thể. Bạn có thể đã không nghĩ về điều đó, rằng cái chết được gọi là cái chết chỉ bởi vì nó sẽ được tiếp nối bởi việc sinh mới. Nếu có việc sinh khác tới, chỉ thế thì nó mới là cái chết. Nếu không có việc sinh tới thế thì nó được gọi là moksha, mukti, giải thoát tối thượng. Đây là lí do tại sao chúng ta không bao giờ nói rằng Phật đã chết: chúng ta nói rằng ông ấy “đã hội nhập vào trong samadhi,” ông ấy đã bao gồm mahaparinirvana - đại bát niết bàn. Hội nhập vào trong samadhi nghĩa là tất cả ba thể đó đã tan biến, đã đi tới chấm dứt, và người này đã hội nhập vào trong cái thứ tư. Và từ trạng thái thứ tư không có việc tới hay đi. Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng ta hoả táng xác chết. Về truyền thống, chỉ xác của sannyasin mới không bị hoả táng. Bạn có thể đã để ý điều đó hay không, nhưng ở Ấn Độ xác của các sannyasins và trẻ con không được hoả táng. Xác trẻ con không được hoả táng bởi vì ba thể của nó còn chưa được hình thành đầy đủ, cho nên xác đứa trẻ còn chưa trở nên ô uế. Chừng nào thể thô còn chưa được hình thành, xác đứa trẻ không thể bị ô uế. Cho nên hiểu biết mà Ấn Độ đã phát hiện ra và được tuân theo về truyền thống là ở chỗ chừng nào đứa trẻ còn chưa đi vào thể thô của nó - điều nghĩa là chừng nào hoạt động dục của nó còn chưa trưởng thành - không có nhu cầu đốt xác nó. Cho tới lúc đó thân xác nó còn thuần khiết như bông hoa. Chúng ta trả lại xác đứa trẻ trực tiếp cho đất và đất có thể hấp thu nó trực tiếp.
Nhưng một khi hoạt động dục của đứa trẻ đã được đánh thức, xác chết của nó trước tiên phải được làm thuần khiết và chỉ thế thì nó mới được trả lại cho đất. Ô uế đã đi vào, cho nên xác chết được thiêu trong dàn hoả thiêu. Lí do duy nhất mà xác chết bị thiêu là ở chỗ thân thể đã trở nên ô uế - nó đã trở nên đầy đam mê và ham muốn dục. Tâm thức đã đi tới mức độ của thể thô: nó bây giờ bị nhơ bẩn, cho nên họ cho phép lửa làm thuần khiết nó. Lửa sẽ biến đổi thân thể thành tro, và thế rồi tro đó được trả lại cho đất hay cho dòng sông nào đó. Thế thì không có vấn đề gì. Cho nên xác đứa trẻ hay sannyasin không bị thiêu.
Nhưng có lí do tách rời tại sao ở Ấn Độ xác chết của sannyasin lại không bị thiêu: khi ai đó đã đốt cháy ba thể của riêng mình, việc làm thuần khiết nào hơn điều này còn được cần nữa? Việc làm thuần khiết tối thượng đã xảy ra rồi, cho nên lửa của chúng ta không dùng làm gì cả. Ngọn lửa bên ngoài không thể làm được nhiều cho ai đó có ngọn lửa bên trong đã được thức tỉnh và đã đốt chát ba thể này từ bên trong. Một thân thể như vậy cũng được trả lại trực tiếp cho đất. Nó đã là chấp nhận được với đất và sẽ được hấp thu trực tiếp, bởi vì chẳng cái gì ô uế còn lại trong nó. Đứa trẻ còn chưa trở nên ô uế và sannyasin đã trở nên thuần khiết, cho nên xác chết của cả hai đứa trẻ và sannyasin không bị thiêu.
Cái chết được gọi là cái chết chỉ khi nó được tiếp nối bởi việc sinh khác. Nó được gọi là chết bởi vì có việc sinh khác vẫn tới. Điều đó có vẻ như nghịch lí, nhưng trí huệ phương Đông nói rằng sinh và tử là hai mặt của cùng một đồng tiền - nếu sinh xảy ra, tử sẽ theo sau; nếu tử xảy ra, sinh sẽ theo sau. Đây là lí do tại sao khi một Mahavira hay một Phật Gautam chết, điều đó không được gọi là cái chết bởi vì mặt bên kia của đồng tiền bị thiếu, nó không có đó. Việc sinh khác sẽ không đi theo. Cho nên nó không phải là cái chết; nó là samadhi, nó là giải thoát tối thượng. Tâm thức này đã đi vào cuộc hành trình hoàn toàn khác: nó đã đi khỏi cuộc hành trình tuần hoàn, nó đã đi khỏi đường mòn con người, không còn việc sinh nào thêm nữa cho nó trên con đường này. Làm sao điều này có thể được gọi là cái chết? - bởi vì chúng ta có thể gọi là cái chết chỉ nếu sẽ có việc sinh khác. Khi sẽ không có việc sinh khác, chúng ta không thể gọi nó là chết được - nó là samadhi.
Samadhi nghĩa là khi linh hồn đã đạt tới giải pháp tuyệt đối. Điều rất thú vị là đỉnh của thiền và sự hoàn thành chung cuộc của cuộc sống cả hai đều được gọi là “samadhi.” Chúng ta gọi nấm mồ của hiền nhân là “samadhi,” sự hoàn thành chung cuộc của cuộc sống “samadhi,” và chúng ta gọi việc hoàn thành của thiền là “samadhi.” Ở đâu đó dường như có điểm hội ngộ chung giữa ba thể. Có lẽ tất cả ba thể đều đưa bạn tới cùng một chỗ. Khi thiền đi tới hoàn thành, cuộc sống đi tới hoàn thành; khi cuộc sống đi tới hoàn thành, thiền đi tới hoàn thành. Và nơi có hoàn thành thì không có cái chết; ở đó, có samadhan, samadhi. Chính con đường của cuộc hành trình đã thay đổi: bây giờ người đó sẽ không còn đi trong bánh xe sinh tử tuần hoàn nữa. Bây giờ người đó đã bước ra khỏi bánh xe này. Bây giờ người đó đã đi vào cuộc hành trình khác. Và trên cuộc hành trình đó chỉ có cuộc sống và nhiều cuộc sống hơn - không sinh, không tử. Trên cuộc hành trình này chỉ có cuộc sống và cuộc sống và cuộc sống. Nó là vĩnh hằng... nó là cuộc sống vĩnh hằng.
Nhưng làm sao ba thể này đi tới chấm dứt? Làm sao ba thể này có thể đi tới tan biến được? Sẽ tốt để mà chú ý vài điểm nữa, và thế thì chúng ta có thể thảo luận mọi điều chi tiết trong lời kinh sau đó. Thiền là kinh, là sợi chỉ, dẫn tới samadhi, tới giải pháp tuyệt đối. Cho nên thiền là sợi chỉ cũng sẽ làm cho bạn tự do khỏi cả ba thể. Trong trạng thái thức của bạn, hãy bắt đầu bằng thiền. Ngay cả khi bạn đang thức, bạn cũng không thức có tính thiền đâu. Khi bạn bước đi trên đường bạn thức đấy, nhưng một chiều nữa phải được thêm vào vào việc thức này: bạn thức, bây giờ cũng bước đi mang tính thiền nữa. Bạn sẽ hỏi, “Khi tôi đã thức tỉnh khi tôi bước, bước đi mang tính thiền nghĩa là gì?” Vâng, bạn thức và bước đấy, nhưng bước mang tính thiền nghĩa là khi bạn giơ chân này lên - ngay cả khi tay bạn chuyển động hay mắt bạn nhìn lên hay bạn chớp mắt hay ngoái nhìn lại - thế thì tất cả những điều này cũng phải xảy ra trong nhận biết; nó phải không xảy ra trong vô nhận biết.
Có lần, Phật đang nói với ai đó ngồi ngay trước ông ấy, và ngón chân cái của người này cứ cử động theo cách riêng của nó. Phật dừng nói và hỏi người đó, “Sao ngón chân cái của ông lại chuyển động vậy?” Người này nói, “Thầy nêu ra điều kì lạ thế! Thầy đang nói về siêu hình và bỗng nhiên thầy lại chú ý tới ngón chân cái của tôi?” Nhưng khoảnh khắc Phật hỏi câu hỏi này, ngón chân cái của ông ta dừng chuyển động. Người này nói, “Tôi đã không nhận biết về nó. Tôi đã không biết rằng nó chuyển động. Đó phải là thói quen, máy móc.”
Phật nói, “Hãy chú ý, tất cả mọi người! Chính ngón chân cái của ông ấy chuyển động và ông ấy không biết điều đó. Và bản thân ông ấy đang nói rằng nó phải chuyển động một cách máy móc. “Vậy ông có thực thức tỉnh không? Có đúng là ông đang trong trạng thái thức không khi ta nói ông nghe điều đó - nhưng ông không thức tỉnh một cách có tính thiền bởi vì ngón chân cái của ông chuyển động và ông không nhận biết về nó.”
Cho nên hãy đem nhận biết vào trạng thái thức của bạn. Bất kì cái gì bạn có thể đang làm, hãy làm nó một cách có tính thiền. Từ quan điểm này, từ mà Phật dùng cho thiền là rất hay: ông ấy dùng từ sammasati, chính niệm. Điều này nghĩa là bất kì điều gì bạn đang làm cũng nên được làm trong trạng thái của tự nhớ đúng. Phật hay nói rằng nếu bạn quay bên trái, tâm trí bạn nên nhận biết rằng bạn đang quay sang bên trái. Nếu một người chửi bạn qua tên, tâm trí bạn nghe điều đó và cũng trở nên nhận biết rằng người đã đó đã chửi bạn bằng cái tên đó và rằng bạn đã nghe điều đó. Và nếu giận nảy sinh bên trong bạn, thế thì tâm trí nhận biết rằng giận đang nảy sinh bởi vì người này đang chửi bạn bằng cái tên đó.
Thế thì bạn sẽ thấy rằng toàn thể tình huống đã thay đổi bởi vì khi một người có khả năng quan sát giận dữ nảy sinh, giận dữ không thể nảy sinh được. Nếu một người có thể quan sát khi nào giận dữ bắt giữ mình, giận dữ không thể bắt giữ được người đó. Nếu ai đó có thể thấy giận dữ đang tới, nó sẽ không bao giờ tới cả - nhận biết sẽ biến đổi tâm trí. Cho nên nếu nhận biết đi vào trong trạng thái thức và hành động của bạn trong trạng thái này bắt đầu xảy ra mang tính thiền, thế thì bạn đã trở nên tự do với một thể. Thế thì bạn phải đem cùng quá trình này vào trạng thái mơ. Điều này nghĩa là đem nhận biết vào trong trạng thái mơ nữa; đem nhận biết, trạng thái thiền, vào trạng thái mơ của bạn và vào trạng thái ngủ của bạn.
Phật đã nói, “Ngay cả trong ngủ, hãy mang tính thiền. Trở người trong giấc ngủ của mình một cách có tính thiền, hãy mơ có tính thiền” – nhưng điều này không thể xảy ra được mà chỉ có nói thế. Trước hết, tính thiền của bạn phải đi vào trong trạng thái thức của bạn, thế rồi bạn đứng ở ngưỡng cửa của trạng thái mơ. Thế rồi, từ lối mở đó bạn cũng có thể đem nhận biết vào trạng thái mơ. Nếu bạn đã trở nên nhận biết mang tính thiền trong trạng thái thức của mình, bạn cũng có thể dần dần mang mũi tên của nhận biết vào trong mơ của mình. Thế thì bạn sẽ mơ, và bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Thế thì mơ của bạn không thể kéo dài lâu được bởi vì nếu bạn thấy nó với nhận biết, bạn sẽ cười vào sự không lành mạnh của riêng mình; sự không lành mạnh của bạn sẽ được lộ ra cho bạn. Thế thì những ngày của cuộc sống mơ của bạn là đếm được. Mơ của người đã trở nên nhận biết bắt đầu khô héo đi, tan rã ra. Để tiếp tục mơ, ngủ là cần thiết, vô ý thức là cần thiết.
Và khi mơ của bạn đã bị phá vỡ qua nhận biết, thế thì bạn sẽ đứng ở cửa thứ ba - của sushupti, trạng thái ngủ. Như bạn ngay bây giờ, bạn không thể quan niệm được về trạng thái như vậy. Bạn sẽ nghĩ, “Làm sao mình có thể thiền trong giấc ngủ của mình được? Khi mình hoàn toàn ngủ, không thức chút nào, làm sao mình có thể thiền được?” Nhưng không, khi bạn đã kinh nghiệm nhận biết trong trạng thái mơ, bạn sẽ có khả năng đem nó vào trong trạng thái thứ ba. Cái ngày mà bạn nhận biết ngay cả trong trạng thái ngủ của mình... Bằng việc trở nên nhận biết trong trạng thái mơ bạn trở nên tự do với thể tinh, và bằng việc trở nên nhận biết trong trạng thái ngủ bạn trở nên tự do với thể nhân quả.
Krishna nói trong Gita rằng nhà yoga, thiền nhân, là thức tỉnh ngay cả khi mọi người khác đang ngủ. Điều là giấc ngủ đối với người khác là trạng thái thức cho người đó. Và phát biểu này là về chính điều này, trạng thái thứ ba trong thiền. Khi ai đó trở nên ý thức, nhận biết và mang tính thiền ngay cả trong trạng thái ngủ, người đó được tự do với ba thể. Vào khoảnh khắc chết của mình, người đó sẽ chết một cách có ý thức, nhận biết, bởi vì bây giờ người đó đã trở nên nhận biết trong trạng thái ngủ - và đó là trạng thái trong đó cái chết xảy ra. Người đó sẽ chết với nhận biết, có ý thức.


Ads Belove Post