Chương 3. Trong mỗi người cả Thượng đế và Satan đều tồn tại

Chương 3. Trong mỗi người cả Thượng đế và Satan đều tồn tại

Price:

Read more

Osho – Từ Dục tới Siêu tâm thức
Chương 3. Trong mỗi người cả Thượng đế và Satan đều tồn tại
Tôi tiếp tục lại bài nói của mình bằng một câu chuyển cổ tích. Nhiều, nhiều năm trước đây, trong một nước nào đó, có một hoạ sĩ trẻ tuổi và nổi tiếng. Anh ta quyết định tạo ra một bức chân dung thực sự vĩ đại, bức chân dung sống đầy niềm vui của Thượng đế, bức chân dung về một người có đôi mắt toả ra an bình vĩnh hằng. Và do vậy, anh ta bắt đầu tìm một ai đó có khuôn mặt phản ánh được ánh sáng vĩnh hằng, thanh thoát.
Nghệ sĩ này đi lang thang từ làng nọ sang làng kia, từ rừng nọ sang rừng kia để tìm ra chủ đề của mình, và sau cùng anh ta bắt gặp một người chăn cừu với đôi mắt toả sáng, với khuôn mặt và hình dáng mang điều hứa hẹn về một quê hương tinh tú nào đó. Một cái nhìn cũng đủ thuyết phục anh ta rằng Thượng đế đã hiện diện trong người thanh niên này.
Người nghệ sĩ này đã vẽ bức tranh về người chăn cừu trẻ. Hàng triệu bản sao bức tranh đã được in ra và bán rộng rãi. Mọi người cảm thấy rất biết ơn, chỉ vì được treo bức tranh đó trên tường nhà họ.
Sau đó hai mươi năm, khi nghệ sĩ này đã về già, ông ta quyết định vẽ một bức chân dung khác. Kinh nghiệm của ông ta đã chứng tỏ cho ông ta rằng cuộc sống không phải tất cả đều là tốt, rằng quỉ Satan cũng tồn tại trong con người. Ý tưởng về vẽ ra bức tranh Satan cứ dai dẳng mãi; nếu như ông ấy hoàn thành dự định này, thế thì hai bức tranh sẽ bổ sung cho nhau, sẽ chỉ ra con người hoàn chỉnh. Ông ta đã vẽ bức tranh về cái thiện; bây giờ ông ta muốn hoạ lại hoá thân của cái ác.
Ông ta đã gặp một người, không phải là người mà là Satan. Anh ta đi tới các ổ đánh bạc, các quán rượu và nhà điên. Chủ thể này phải đầy những lửa địa ngục; khuôn mặt anh ta phải chỉ ra tất cả cái ác độc, xấu xa và tàn bạo.
Sau tìm kiếm lâu dài, nghệ sĩ này cuối cùng gặp một tù nhân đang trong trại giam. Người này đã phạm phải bẩy lần giết người và đã bị xử treo cổ trong vài ngày tới. Địa ngục hiển nhiên có trong mắt người này; chúng toé ra căm ghét. Khuôn mặt anh ta là khuôn mặt xấu xí nhất mà người ta có thể hi vọng tìm thấy được. Người nghệ sĩ này bắt đầu vẽ anh ta.
Khi ông ta đã hoàn thành bức chân dung này ông ta đem bức chân dung trước đây lại và đặt nó bên cạnh bức tranh mới cho tương phản. Thật khó mà định giá bức tranh nào đẹp hơn theo quan điểm nghệ thuật; cả hai đều tuyệt vời. Ông ta đứng đó, nhìn vào cả hai bức tranh. Và thế rồi ông ta nghe thấy tiếng nức nở. Ông ta quay lại và thấy người tù bị xiềng đang khóc. Người nghệ sĩ này bối rối. Ông ta hỏi, “Anh bạn, sao anh lại khóc? Những bức tranh này làm xáo động anh sao?”
Người tù nói, “Tôi đã cố gắng che giấu cái gì đó với ông trong suốt mọi thời gian này, nhưng hôm nay tôi thất bại.
Ông hiển nhiên không biết rằng bức tranh thứ nhất cũng là về tôi. Cả hai bức tranh đều là về tôi. Tôi chính là kẻ chăn cừu ông đã gặp hai mươi năm trước đây trên đồi. Tôi khóc vì sự xuống dốc của mình trong hai mươi năm qua. Tôi đã sa ngã từ cõi trời xuống địa ngục, từ Thượng đế xuống quỉ Satan.”
Tôi không biết câu chuyện này đúng đến đâu, nhưng một điều là chắc chắn: cuộc sống của mỗi người đều có hai mặt trái ngược; hai bức tranh của mọi người là có thể có. Trong mọi con người cả Thượng đế và Satan đều tồn tại; trong mọi con người đều có khả năng của thiên đường, và khả năng của địa ngục. Bó hoa hồng đẹp có thể lớn lên trong con người; đống bùn cũng có thể đùn lên trong người đó. Mọi con người đều đung đưa giữa hai cực đoan đó. Con người có thể đạt tới một trong hai cực đoan này, nhưng phần lớn mọi người đều nghiêng về địa ngục. Vài người may mắn thiết tha với cái vĩnh hằng, người để cái thiện trưởng thành trong họ là hiếm hoi. Chúng ta có thể thành công trong việc làm cho các kiếp sống của chúng ta thành ngôi đền của Thượng đế không? Chúng ta cũng có thể trở thành giống như bức chân dung có thoáng nhìn về Thượng đế trong đó không?
Với câu hỏi này tôi tiếp nối bài nói chuyện hôm nay. Làm sao con người có thể trở thành sự phản xạ của Thượng đế? Làm sao có thể làm cho cuộc sống con người trở thành thiên đường, làm cho nó thơm hương, đẹp đẽ, hài hoà? Làm sao có thể làm cho con người biết rằng cái gì là bất tử? Làm sao có thể làm cho con người đi vào ngôi đền của Thượng đế?
Trong hoàn cảnh này, các sự kiện của cuộc sống chỉ ra rằng tất cả tiến bộ của chúng ta, cho tới nay, đều đã theo hướng đối lập. Thời niên thiếu chúng ta trong thiên đường, nhưng khi chúng ta lớn lên già hơn, dần dần chúng ta sa xuống địa ngục. Thế giới niên thiếu đầy những hồn nhiên và thuần khiết, nhưng chúng ta dần dần bắt đầu du hành trên con đường phủ đầy dối trá và phản bội và vào lúc chúng ta chín chắn thì ta đã già - không chỉ về vật lí mà còn cả tâm linh. Không chỉ thân thể trở nên yếu đi và hom hem, linh hồn cũng sa ngã vào trong trạng thái đổ nát nữa. Nhưng chúng ta đơn giản chấp nhận điều này; chúng ta đơn giản để cho vấn đề kết thúc ở đó. Nhưng chúng ta cũng kết liễu cả bản thân mình.
Tôn giáo mang tính định mệnh về câu hỏi này, về sự xuống dốc này, về cuộc hành trình này từ cõi trời xuống địa ngục. Nhưng cuộc hành trình này nên đảo ngược lại. Cuộc hành trình này nên là cuộc hành trình có thưởng - từ buồn tới vui, từ bóng tối ra ánh sáng, từ hữu tử tới bất tử. Thôi thúc bên trong con người là để đạt tới không chết từ cái tất chết; đây là khao khát của linh hồn bên trong nhất của con người. Việc tìm kiếm duy nhất của linh hồn là để đạt tới ánh sáng từ chỗ tối tăm. Xu thế cơ sở của năng lượng chính của chúng ta là để đạt tới chân lí từ phi chân lí.
Nhưng với cuộc hành trình đó, con người cần gìn giữ năng lượng của mình; người đó cần cho phép năng lượng của mình trưởng thành. Để leo lên chân lí, để đạt tới linh hồn, con người phải trở thành kho chứa sức mạnh vô giới hạn; chỉ thế thì người đó mới có thể đạt tới cái vĩnh hằng. Cõi trời không dành cho kẻ yếu đuối.
Tôi nhắc lại, cõi trời không dành cho kẻ yếu đuối. Chân lí của cuộc sống không dành cho những người tiêu tán năng lượng của mình, người cho phép bản thân mình trở thành nhu nhược và ẻo lả. Những người hoang phí năng lượng sống, người trở thành vô vị và bất lực bên trong, thì không thể tiến hành cuộc thám hiểm này. Nó đòi hỏi năng lượng lớn để leo lên các đỉnh cao.
Việc gìn giữ năng lượng là yêu cầu chủ chốt của tôn giáo. Nhưng chúng ta là thế hệ yếu đuối, ốm yếu, và qua việc mất năng lượng này chúng ta chìm dần vào các mức độ ngày càng yếu đuối hơn. Lực sống của chúng ta đang bị tiêu tán mất và tất cả những cái còn lại bên trong là tảng ong với các tổ khô cằn; chẳng có gì còn lại ngoài cái trống rỗng khủng khiếp. Các kiếp sống của chúng ta là câu chuyện buồn liên tục của sự mất mát; các kiếp sống của chúng ta không hữu ích chút nào.
Tại sao tình huống không hấp dẫn này tồn tại? Và làm sao chúng ta làm mất năng lượng của mình?
Lối ra lớn nhất cho năng lượng của con người là dục. Dục là sự tiêu hao liên tục, và nó nên được dừng lại. Chẳng ai thích mất cái gì cả, nhưng như tôi đã nói với các bạn trước đây, có một nguyên nhân không cưỡng nổi tại sao con người rút đi quá nhiều năng lượng của mình. Bởi vì cái thoáng nhìn phúc lạc trong dục, con người bị lôi đi, dù muốn hay không, vào việc mất năng lượng hết lần nọ tới lần kia. Toả sáng nhưng sung sướng vô ngần tạm thời, tới cùng với dục, có sức hấp dẫn con người lớn đến mức con người rơi vào việc đánh mất chính cái là cơ sở cho mọi thứ.
Nếu cùng niềm cực lạc đó có sẵn bằng những phương tiện nào đó, liệu người ta có lãng phí năng lượng của mình qua dục nữa không? Liệu có bất kì cách nào khác để thu được cùng kinh nghiệm đó không? Chẳng lẽ không có bất kì cách nào khác để hiểu chính kinh nghiệm đã được tán dương, nơi chúng ta thăm dò chỗ sâu kín nhất của linh hồn, nơi chúng ta chạm tới đỉnh cao nhất của sự tồn tại, nơi chúng ta được trao cho thoáng nhìn tái sinh của phúc lạc tinh tế và niềm vui thuần khiết, nơi tất cả các định nghĩa và tất cả những giới hạn đều bay hơi sao? Có bất kì cách nào khác không? Có bất kì kĩ thuật nào để nhận chìm vào trong vực thẳm trầm lặng bên trong chúng ta không? Liệu có bất kì quá trình nào để thống nhất với nguồn gốc vĩnh hằng của an bình và niềm vui vẫn tồn tại trong tất cả chúng ta hay không?
Tri thức này sẽ phát ra tia lửa biến đổi trong con người. Thế thì người đó sẽ quay lưng lại với Kama và sẽ hướng về Rama; thế thì cuộc hành trình của người đó sẽ là “từ thèm khát dục tới Trời.” Thế thì cuộc cách mạng bên trong sẽ xảy ra; thế thì cánh cửa mới sẽ mở ra.
Nếu con người không được chỉ cho cánh cửa mới, người đó sẽ tiếp tục xoay quanh cùng cái vòng lặp lại và cuối cùng sẽ phá huỷ bản thân mình. Nhưng ý tưởng lạc hậu về dục của con người đã ngăn cản người đó thậm chí cả việc nghĩ về bất kì cánh cửa nào khác, về bất kì lối ra cao cấp hơn nào. Và hỗn loạn chao đảo và lung tung đã được tạo ra trong cuộc đời người đó.
Tự nhiên đã ban cho con người một cánh cửa duy nhất, cánh cửa dục, nhưng các giáo lí trong nhiều thế kỉ đã đóng sầm cánh cửa đó chặt lại, đã làm tắc nghẽn lối thoát đó. Với việc thiếu lối ra thích hợp, năng lượng cuộn xoáy trong con người cứ đi vòng vo, đẩy lên một cách vô ích: làm tan rã nhân cách người đó, làm thoái hoá người đó, biến người đó thành loạn thần kinh.
Hơn nữa, con người thần kinh, tan rã này thậm chí không thể nào sử dụng được cánh cửa tự nhiên về dục, và sự ùa tới của năng lượng từ bên trong làm tan tành các bức tường và cửa sổ của bản thể người đó. Xem như kết quả nó bùng phát ra, và con người ngã và làm vỡ đầu mình, loạng choạng và làm gẫy tay chân mình. Bởi vì nó bị chứa bởi cánh cửa tự nhiên, đóng kín, và bởi vì cánh cửa siêu tự nhiên vẫn còn chưa mở ra, cho nên năng lượng dục của con người chảy ra qua lối ra phi tự nhiên. Đây là bất hạnh lớn nhất của con người. Không cánh cửa mới nào đã được mở ra, và cánh cửa cũ đã đóng lại.
Đây là lí do tại sao tôi dứt khoát chống lại các giáo lí truyền thống thù địch dục, và kìm nén dục. Chính bởi vì các giáo lí cũ, dâm dục đã không chỉ không phát triển trong con người mà còn trở nên bị hư hỏng. Phương thuốc là gì? Có cách nào khác không?
Chúng ta nhìn vào tình huống này một cách cẩn thận. Việc hiểu tới trong khoảnh khắc cực thích bao gồm hai yếu tố: vô ngã và vô thời gian. Thời gian đông cứng và bản ngã bay hơi. Bởi vì thiếu vắng bản ngã và việc dừng lại của thời gian mà người ta có một cái nhìn rõ ràng về cái ta của riêng mình - cái ta thực của người ta. Nhưng niềm vinh quang đó chỉ chốc lát, và thế rồi chúng ta lại trở lại trong cùng con đường cũ. Và đồng thời chúng ta đã làm mất đáng kể khối lượng năng lượng.
Tâm trí mòn mỏi mong chờ sự sáng lên đó; tâm trí khát khao nắm bắt nó lần nữa, nhưng ánh sáng đó, hiểu biết đó, tạm thời đến mức chúng ta hiếm khi thoáng thấy nó khi nó biến mất. Thế thì cái còn lại là thôi thúc, ám ảnh, lo âu sâu sắc để đạt tới kinh nghiệm đó lần nữa. Qua toàn bộ thời gian sống của cuộc đời mình, con người cứ cố gắng đi cố gắng lại để nắm bắt cái thoáng nhìn đó, cái kinh nghiệm vui vẻ đó, nhưng chẳng bao giờ kéo dài.
Có hai cách để đạt tới siêu tâm thức, để đạt tới cái tinh tuý của cái ta bên trong: dục và thiền. Dục là cánh cửa do tự nhiên đem lại. Dục là quá trình tự nhiên: con vật có nó; chim chóc có nó; cây cối có nó; con người có nó. Chừng nào con người còn chưa lợi dụng cánh cửa tự nhiên cho bản thân mình, người đó không ở trên cao so với con vật; người đó không thể vươn lên cao hơn con vật. Cánh cửa đó là có thể tới được với chúng. Cái ngày con người tìm ra cánh cửa mới thì có thể được xem như bình minh của tính người trong người đó. Trước lúc đó, chúng ta còn chưa là người; trước lúc đó, trung tâm của chúng ta trùng với trung tâm của con vật, với trung tâm của tự nhiên. Chừng nào chúng ta còn chưa vươn lên trên điều này, chừng nào chúng ta còn chưa siêu việt lên trên điều này, chúng ta vẫn thực sự ở mức độ của con vật. Về dáng vẻ chúng ta là con người. Chúng ta mặc quần áo cho mình như con người; chúng ta nói ngôn ngữ của con người, nhưng bên trong, tại cốt lõi, tại trung tâm, chúng ta giống như con vật. Và chúng ta có thể chẳng nhiều hơn thế. Đó là lí do cho con vật trong chúng ta bùng ra vào cơ hội sẵn có đầu tiên.
Trong sự rung động vào lúc hình thành ra Ấn Độ và Pakistan, chúng ta đi tới biết rằng con thú ăn thịt ẩn nấp đằng sau mặt nạ con người. Chúng ta đi tới biết về điều những người vẫn cầu nguyện trong các thánh đường và trích dẫn Gita trong đền đài có khả năng: họ cướp phá; họ chém giết; họ hãm hiếp. Chính những người đã được thấy cầu nguyện trong đền đài và thánh đường mới ngày hôm trước, nay được thấy đang hãm hiếp trên phố. Điều gì đã xảy ra cho họ?
Con người lấy kì nghỉ để không là con người bất kì khi nào có cơ hội nhỏ nhất để buông bỏ nghĩa vụ của mình - và con vật, đã sẵn sàng về phần nó, xồ ra. Con vật bao giờ cũng áy náy để thoát khỏi sự kiềm chế. Và con người bao giờ cũng căng thẳng - kiềm chế con vật này, xích nó lại.
Trong đám đông, trong một nhóm, con người thấy cơ hội để ném đi quần áo nhân bản mình đã chấp nhận và để quên đi bản thân mình. Trong đám đông, người đó phát triển dũng cảm để quên đi bản thân mình, để quên đi căn cước thực mà người đó đã bị kìm hãm trong đó. Con vật được thả lỏng. Như một cá nhân, không người nào phạm phải nhiều tội lỗi như người đó có trong đám đông. Người cô đơn có đôi chút sợ hãi ai đó có thể nhận ra mình; người đó lo nghĩ về cái mình đang mặc. Người cô đơn sẽ nghĩ trước hết về điều mình định làm; người đó sợ người khác có thể gọi mình là con vật. Nhưng ở giữa đám đông lớn nhiều người thì con người mất căn cước của mình; người đó không lo nghĩ về việc bị làm nhơ chút nào. Thế thì người đó là một phần của đám đông; thế thì người đó làm điều mà mọi người xung quanh người đó đang làm.
Và người đó làm gì? Người đó ném đá, người đó đốt lửa, người đó cưỡng hiếp. Như một phần của đám đông, người đó nắm lấy cơ hội để cho con vật của mình được tự do. Và đó là lí do tại sao, cứ năm đến mười năm, con người lại băn khoăn về chiến tranh, tại sao người đó bao giờ cũng nằm trong chờ đợi, hi vọng cho nổi loạn bùng ra. Nếu đấy là cái cớ cho vấn đề Hindu-Hồi giáo thì điều đó là tốt cho người đó. Nếu không, nguyên nhân Gujarati-Marathi cũng sẽ phù hợp cho mục đích của người đó. Nếu Gujarati và Marathi còn chưa chín muồi cho việc nổi loạn, thế thì xung đột giữa người nói tiếng Hindu và người không nói tiếng Hindu sẽ thoả mãn cho người đó. Người đó cần cái cớ, bất kì cớ nào, để giải phóng con thú không thể thoả mãn được bên trong.
Con vật trong con người thất vọng vì sự tù túng thường xuyên; nó tru tréo lên để đòi đi ra. Nhưng chừng nào con vật này còn chưa được chế ngự, chưa bị tiêu diệt, thì tâm thức con người chẳng bao giờ có thể vươn lên trên tính thú vật được.
Bản tính chúng ta, sinh lực của chúng ta, năng lượng của chúng ta, chỉ có một lối ra dễ dàng, và lối ra đó là dục. Bịt kín kênh đó sẽ tạo ra vấn đề, cho nên trước khi bịt nó, điều rất quan trọng là phải mở tung cánh cửa mới để cho năng lượng có thể được hướng sang chiều hướng mới. Điều này là có thể, nhưng nó vẫn còn chưa xảy ra bởi lí do đơn giản là kìm nén dễ dàng hơn nhiều so với biến đổi. Dễ dàng che đậy một điều, ngồi lên nó, hơn là xử trí nó, hơn là biến đổi nó - bởi vì điều sau này đòi hỏi nỗ lực về sadhana, về quá trình vững chắc của hành động thiền. Do đó, chúng ta đã chọn việc kìm nén bên trong về dục.
Đồng thời, chúng ta lại không nhận biết rằng chẳng cái gì có thể bị phá huỷ bởi việc đè nén; ngược lại, nó được làm mạnh thêm như việc phản động lại. Chúng ta cũng quên mất rằng việc kìm nén cái gì đó lại làm mạnh thêm sự hấp dẫn của chúng ta về nó. Cái chúng ta kìm nén không chỉ trở thành trung tâm của tâm thức chúng ta mà còn chìm vào trong các tầng sâu của tiềm thức chúng ta. Chúng ta có thể kìm nén nó trong những giờ thức, nhưng ban đêm nó sẽ loé lên qua các giấc mơ của ta. Bên trong nó chờ đợi, băn khoăn toé ra từ cơ hội nhỏ nhặt nhất.
Kìm nén sẽ không giải phóng con người khỏi cái gì cả; ngược lại, gốc rễ của nó sẽ ăn sâu thêm vào trong tiềm thức người đó và đặt bẫy người đó xem như hệ quả. Trong quá trình cố gắng dập tắt dục, con người đã làm bản thân mình vướng víu vào; người đó đã trở nên bị mắc bẫy.
Mặc dầu con vật có những giới hạn của chúng và thời kì của chúng, nhưng con người không bị giới hạn đó. Con người mang dục tính từng giờ trong cả năm. Không có ngoại lệ nào, không con vật nào trong vương quốc loài vật có nhiều dục tính tới mức độ này. Con vật có thời gian đặc biệt cho nó, một thời kì, mùa vụ; nó tới rồi nó đi. Và sau đó con vật không nghĩ về nó nữa. Nhưng nhìn vào điều đã xảy ra cho con người mà xem. Điều con người đã cố gắng kìm nén, đã cố gắng ngăn chặn, lớn vọt trong cả cuộc sống người đó. Nó là núi lửa bao giờ cũng hoạt động.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng không con vật nào có dục tính trong mọi lúc không, nhưng con người nghiêng về dục trong mỗi và mọi tình huống? Dâm dục bốc lên bên trong con người, dường như dục là tất cả mọi thứ trong cuộc sống. Làm sao hư hỏng này xảy tới? Làm sao thảm hoạ này xuất hiện? Tại sao nó đã không xảy ra cho bất kì con vật nào? Chỉ có một nguyên nhân: con người đã làm nhiều nhất để ngăn chặn dục. Và nó đã bùng ra qua toàn bộ nhân cách của người đó theo một cách tương đương.
Và nghĩ về điều chúng ta đã làm để ngăn chặn dục! Chúng ta đã phát triển thái độ lăng mạ đối với nó; chúng ta đã phải làm đê tiện nó; chúng ta đã phải nói xấu nó. Chúng ta phải gọi nó là tội lỗi; chúng ta đã phải hô hào từ trên mái nhà, “Dục là tội lỗi!” Chúng ta đã phải tuyên bố rằng những người mê đắm trong dục là đê tiện, là đáng khinh. Chúng ta đã phải phát minh ra vô số cái tên hèn hạ cho dục để biện minh cho sự ngăn chặn của ta về chúng. Nhưng chúng ta chưa bao giờ lo nghĩ đôi khi rằng những xỉ vả và phản đối này cuối cùng sẽ đầu độc toàn bộ con người chúng ta.
Nietzche có lần đã đưa ra một phát biểu rất có ý nghĩa. Ông ấy nói rằng mặc dầu tôn giáo đã cố gắng để giết chết dục bằng việc đầu độc nó, rằng dục vẫn không chết, mà vẫn sống và tràn đầy chất độc. Đáng ra tốt hơn thì nó chết đi, nhưng nó lại không thế; nó bị đầu độc nhưng nó vẫn cứ sống tiếp. Phương sách bị tắc tị. Dâm dục ta thấy quanh mình hàng ngày - là hình ảnh thu nhỏ của dục đã bị đầu độc.
Dục cũng tồn tại trong con vật bởi vì dục là nguồn gốc của cuộc sống, nhưng dâm dục chỉ tồn tại trong con người. Không có dâm dục trong con vật. nhìn vào mắt con vật mà xem; bạn sẽ không thấy thèm khát ở đó. Nhưng nếu bạn nhìn vào mắt con người bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài thèm khát; chẳng có gì ngoài ham muốn thô thiển về dục. Và do vậy, hôm nay, con vật là đẹp theo một cách nào đó, nhưng không có giới hạn cho cái xấu xa và mùi khó chịu của con người, con người kìm nén.
Xem như bước đầu tiên trong việc giải phóng con người khỏi dâm dục, con cái - cả con trai lẫn con gái - nên, như tôi đã bảo bạn hôm qua, nhận lấy chỉ bảo về chủ đề dục. Bên cạnh việc bản thân chúng được trao cho tri thức này, khoảng cách xấu xí và không tự nhiên giữa chúng nên bị xoá đi. Xem như vấn đề chính, chúng nên được đưa lại gần nhau nhiều hơn; phân tách hoàn toàn là phi tự nhiên.
Đàn ông và đàn bà đã trở thành các loài khác nhau. Bằng việc nhìn vào tách biệt này, vào cái ngăn nhân tạo này giữa họ, thật khó tin rằng đàn ông và đàn bà thuộc cùng một kiểu, rằng họ là hai phần của loài người. Nếu con trai và con gái được tự do đi lại trong nhà không quần áo, như khi chúng thích, điều đó sẽ bóp chết ngay từ khi còn trứng nước cái khiêu dâm và tò mò phi tự nhiên phát triển vào độ tuổi sau. Chúng ta đã biết rất rõ cách thức dốt nát này về thân thể người khác để lộ ra trong tính tò mò của con cái: nhìn cách thức tất cả con cái của con người văn minh đều thích chơi trò “bác sĩ.”
Hơn nữa, tôi tự hỏi liệu bạn có biết về một phong trào mới được khởi xướng bởi một phần xã hội Mĩ, tất cả cái gọi là những người tôn giáo. Mục tiêu của họ là chấm dứt việc đưa chó, mèo, ngựa và các con vật khác ra ngoài mà không mặc quần áo; họ muốn chúng được mặc trang phục trước khi chúng được đưa vào phố. Ý tưởng đằng sau là ở chỗ con cái có thể trở nên bị hư hỏng nếu chúng nhìn vào các con vật trần truồng. Thật là nực cười mà nghĩ con cái bị làm hư hỏng bởi việc nhìn con vật ở truồng! Nhưng dẫu sao đi chăng nữa, họ cũng đang hình thành một hiệp hội để cấm con vật không quần áo đi trên phố. Nhìn bao nhiêu điều đã được làm để cứu vớt nhân loại!
Cái gọi là các vị cứu tinh là chính những người đang phá huỷ con người. Bạn đã bao giờ để ý con vật tuyệt diệu và đẹp đẽ làm sao, cho dù không quần áo chưa? Thậm chí trong cái trần trụi của chúng, chúng vẫn hồn nhiên, đơn giản và chất phác. Bạn hiếm khi nghĩ về con vật đang ở trần, và bạn sẽ chẳng bao giờ thấy con vật nào ở trần trừ phi bạn che giấu cái trần trụi của riêng mình ở bên trong bạn! Nhưng những người sợ hãi và những người hèn nhát sẽ cố gắng bất kì cái gì và mọi thứ để bù lại cho nỗi sợ của riêng mình về cái trần trụi đó. Bởi vì việc phát minh ra những phương thuốc như vậy, nên loài người đang thoái hoá, từng ngày một.
Con người nên đơn giản đến mức người đó có thể đứng lên trần trụi, không mặc quần áo, hồn nhiên và tràn đầy phúc lạc. Một người như Mahavira đảm nhận việc đứng đấy không quần áo và, cũng như vậy, mọi người nên trau dồi tâm tính để người đó cũng có thể đứng đấy không quần áo. Mọi người, cái gọi là người tôn giáo, nói rằng Mahavira đã vứt bỏ quần áo, rằng ông ấy đã bỏ áo quần mặc. Nhưng tôi phủ nhận điều này. Chitta của ông ấy, tâm thức của ông ấy, trở nên trong trẻo, hồn nhiên - thuần khiết như tâm thức của trẻ con - đến mức ông ấy đứng dậy, trần truồng, đối diện với thế giới. Khi không có gì còn lại để che giấu, con người có thể đặt mình trần truồng.
Con người che đậy mình bởi vì người đó cảm thấy có cái gì đó bên trong cần bưng bít đi. Nhưng khi không có gì để che giấu cả, người ta thậm chí không cần mặc quần áo vào. Có nhu cầu lớn cần loại thế giới mà mọi cá nhân sẽ không thấy mặc cảm, thuần khiết của tâm trí và sự chân thành đến mức người đó sẽ có khả năng vứt bỏ quần áo mình đi.
Tội ác ở đâu? Cái gì là nguy hiểm trong việc ở trần truồng?
Vấn đề sẽ khác nếu quần áo được mặc bởi các lí do khác, nhưng nếu chúng được mặc chỉ bắt nguồn từ nỗi sợ ở trần của người ta thế thì điều này là đáng khinh bỉ. Mặc quần áo bởi vì việc kinh sợ ở truồng là chỉ dẫn về sự ở truồng còn lớn hơn, là bằng chứng cho tâm trí ô uế. Nhưng ngày nay chúng ta thấy mặc cảm thậm chí với việc mặc quần áo, dường như là chúng ta vẫn chưa có khả năng để cọ rửa đi sự tồn tại của cái trần truồng bên trong của chúng ta.
A! Thượng đế ngây thơ thế! Ngài có thể dễ dàng thế để tạo ra con người với quần áo.
Nhân tiện, xin đừng kết luận rằng tôi chống lại việc mặc quần áo. Nhưng tôi không ngần ngại tuyên bố rằng quần áo được mặc do nỗi sợ về việc ở truồng thì không che được cái trần truồng; thay vì thế, chúng lại để hở nó ra. Nhận biết phi tự nhiên này về sự trần truồng là hèn hạ, và thoái hoá. Và nhận biết này đã được qui định theo truyền thống xã hội lâu dài.
Một người có thể dường như ở trần dù mặc quần áo và người ở trần có thể dường như là có mặc quần áo. Có cần phải nói chi li thêm nữa về điểm này sau khi thấy những quần áo hiện đại, bó sát da cho cả đàn ông và đàn bà hay không? Đây là kết quả của ham muốn không được thoả mãn để liếc mắt dâm đãng và để phô trương thân thể. Nếu đàn ông và đàn bà đã quen thuộc về thân thể của nhau thì quần áo sẽ tự động phục vụ cho mỗi mục đích để bảo vệ thân thể. Nhưng hỡi ôi, ngày nay, quần áo lại được thiết kế để khêu gợi tình dục.
Nền văn minh của con người đang đi tới đâu khi quần áo không còn là quần áo mà là cái trợ giúp cho tình dục? Đây là lí do tại sao tôi lại chủ trương để cho con cái vẫn còn ở trần cho tới độ tuổi nào đó. Chúng nên hiểu rằng sự cần thiết của quần áo phải giải quyết với cái gì đó khác hơn là dục!
Hơn nữa, khái niệm về ở trần là khái niệm chủ quan. Với tâm trí đơn giản, với tâm trí hồn nhiên, việc ở trần không chướng tai gai mắt; nó có cái đẹp riêng của nó. Nhưng mãi cho tới nay, con người đã được nuôi dưỡng bằng chất độc, và dần dần, với việc chuyển thời gian, chất độc này đã lan khắp từ cực này của sự tồn tại của người đó sang cực khác. Hậu quả là, thái độ của chúng ta đối với việc ở trần hoàn toàn phi tự nhiên.
Khi tôi nói về chủ đề này vào buổi gặp đầu tiên, tại thính phòng Bharatiya Vidya Bhavan, một bà đã tới tôi và nói, “Tôi rất lấy làm khó chịu. Tôi rất bực ông. Dục là chủ đề gây tai tiếng. Dục là tội lỗi. Tại sao ông nói về nó dài thế? Tôi thực sự coi thường dục.”
Bây giờ, bạn thấy đấy, bà này coi thường dục mặc dầu bà ấy là người đàn bà đã có chồng với con trai và con gái. Làm sao bà ấy có thể yêu chồng mình, người đưa bà ấy vào dục được? Làm sao bà ấy có thể yêu con cái, những đứa đã được sinh ra từ dục? Thái độ của bà ấy với cuộc sống tràn ngập những chất độc; tình yêu của bà ấy sẽ vẫn còn là độc tố. Và do vậy nhất định có kẽ nứt sâu và cơ bản giữa người đàn bà này và chồng bà ấy. Cũng sẽ có hàng rào gai giữa bà ấy và con bà ấy bởi vì con cái, với bà ấy, là kết quả của tội lỗi. Mối quan hệ giữa bà ấy và chồng bà ấy có khuynh hướng tội lỗi; bà ấy bị ám ảnh bởi phức cảm mặc cảm vô ý thức những nơi có liên quan tới dục. Liệu người ta có thể sống trong hài hoà với tội lỗi được không?
Những người phỉ báng dục đã làm rối loạn cuộc sống gia đình của mọi người. Thay vì ban cho bất kì loại giải thoát nào, thái độ đập phá chống lại dục này đã gây tác hại sâu sắc. Người gặp phải rào chắn vô hình giữa bản thân mình và vợ mình thì không bao giờ có thể cảm thấy hài lòng với cô ấy: anh ta sẽ nhìn quanh để tìm người phụ nữa khác; anh ta sẽ đi tới gái mãi dâm. Tất cả phụ nữ trên thế giới đều có thể đã giống như người chị và người mẹ anh ta mà anh ta đã nhận được tràn đầy sự biết ơn ở nhà, nhưng bởi vì sự thiếu vắng của nó, nên anh ta bây giờ sẽ thấy tất cả phụ nữ đều là vợ tiềm năng, bao giờ cũng theo sau cái gì đó. Điều đó là tự nhiên; nó phải là như vậy. Anh ta tìm ra chất độc, sự kinh tởm, và nói về tội lỗi nơi anh ta đáng phải được ban cho phúc lạc, ban cho cực lạc và chân thành. Nhu cầu cơ bản của anh ta không phải là gặp gỡ ở nhà và do vậy anh ta lang thang ở mọi nơi, tìm kiếm để thoả mãn trong mọi xó xỉnh và ngóc ngách. Và còn cái gì con người không phát minh ra để đáp ứng cho các nhu cầu cơ sở đó! Bạn sẽ kinh ngạc nếu chúng ta cố gắng liệt kê ra tất cả mọi phương sách người đó đã đạt tới.
Con người đã đi ra khỏi con đường của mình để phát minh ra nhiều, nhiều thủ đoạn nhưng người đó chưa bao giờ nghĩ một cách cẩn thận về nhược điểm cơ bản. Bây giờ cái vốn là dòng sông của tình yêu đã trở thành vũng dục, và cái vũng này bị đầu độc. Và khi có cảm giác sắc nhọn về tội lỗi, về chất độc; khi có cảm giác ngần ngại giữa chồng và vợ, mặc cảm này đi tới chấm dứt khả năng của bất kì trưởng thành nào trong cuộc sống cùng nhau của họ.
Như tôi hiểu nó, nếu chồng và vợ có thể cố gắng đánh giá cao dục trong hài hoà và với hiểu biết tình yêu lẫn nhau, với cảm giác về niềm vui thuần khiết và không có bất kì ý nghĩa u tối nào, thế thì mối quan hệ của họ có thể được biến đổi, được nâng cao. Và sau điều này, có thể là người vợ, cũng người vợ ấy, sẽ có đó, nhưng cô ấy sẽ ở dưới dạng người mẹ!
Tôi đã nghe nói rằng vợ của Gandhi, Kasturba, có lần tới Ceylon cùng với Gandhiji và nhóm ông ấy. Trong diễn văn chào mừng của mình, người chủ nói thật là rất may phúc họ mới có vinh dự có được sự hiện diện của bà mẹ Gandhiji, người đi cùng với ông Gandhi trong chuyến đi của ông ấy và được ngồi bên cạnh ông ta. Viên thư kí của Gandhiji lấy làm bối rối. Lỗi lầm là của ông ta; trước đó ông ta đáng phải giới thiệu các thành viên trong nhóm cho người tổ chức. Nhưng thế rồi quá trễ: Gandhiji đã đối diện với chiếc microphone và đã bắt đầu bài nói chuyện của mình. Viên thư kí sợ việc khiển trách ông ta có thể phải chịu từ Gandhiji sau đó, nhưng anh ta không biết rằng Gandhiji không giận anh ta chút nào, bởi vì người phụ nữ có khả năng thay đổi từ vợ sang mẹ quả thực rất hiếm hoi.
Gandhiji nói, “Đây là sự trùng lặp hạnh phúc mà người bạn vừa giới thiệu tôi, bởi nhầm lẫn, đã nói ra chân lí. Trong vài năm trước đây Kasturba đã thực sự trở thành mẹ tôi. Vào một thời bà ấy đã là vợ tôi, nhưng bây giờ bà ấy là mẹ tôi.”
Cùng nhau, điều này có thể xảy ra. Nếu chồng và vợ góp thêm chút ít nỗ lực vào xem xét cuộc sống tình dục của mình với nhau, họ có thể trở thành bạn bè và có thể giúp lẫn nhau biến đổi dục. Và cái ngày chồng và vợ thành công trong việc biến đổi dục, cảm giác biết ơn tràn ngập được sinh ra giữa họ. Nhưng ngày nay chẳng có gì ngoài thù hận tinh tế và bẩm sinh giữa chồng và vợ. Ẩu đả thường xuyên tồn tại; chưa bao giờ có tình bạn chân thành cả.
Cảm giác biết ơn sâu sắc được sinh ra giữa chồng và vợ khi mỗi người trở thành trung gian để biến đổi ham muốn dục của người kia. Tình bạn thực sự nở hoa khi họ trở thành bạn tình trong uy thế, trong siêu việt trên dục. Cái ngày đó, người đàn ông tràn ngập với kính trọng người đàn bà bởi vì cô ấy đã giúp cho anh ta tìm được giải thoát khỏi thèm khát; cái ngày đó, người đàn bà tràn ngập lòng biết ơn với người đàn ông vì việc giải phóng cho cô ấy khỏi đam mê. Từ ngày đó trở đi, họ sống trong hài hoà thực sự của tình yêu, và không còn trong thèm khát nữa. Đây là chỗ bắt đầu của cuộc hành trình mà chồng trở thành thượng đế đối với vợ còn vợ trở thành thượng đế đối với chồng. Nhưng khả năng đó đã bị đầu độc.
Tôi đã nói hôm qua rằng thật khó tìm ra kẻ thù nào với dục lớn hơn tôi. Tôi không ngụ ý ám chỉ rằng tôi lạm dụng hay chỉ trích dục; tôi nói điều đó một cách rõ ràng, như một hướng dẫn về chiều hướng của siêu việt, như một chỉ dẫn về cách thức thèm khát có thể được biến đổi. Tôi là kẻ thù của dục theo nghĩa là tôi thiên về biến đổi than thành kim cương. Tôi muốn biến đổi dục.
Làm sao điều này có thể được thực hiện? Thủ tục là gì?
Tôi nói rằng cánh cửa khác phải được mở ra, cánh cửa mới.
Dục không ngẩng đầu lên ngay khi đứa trẻ được sinh ra. Thân thể thu thập năng lượng, các tế bào thu lấy sức mạnh, và vẫn phải có thời gian trước khi sự phát triển đầy đủ của thân thể xảy ra. Năng lượng sẽ chậm rãi tập hợp bản thân nó, và thế rồi nó sẽ mở tung cánh cửa đã từng đóng trong mười bốn năm đầu - và đây là việc giới thiệu cho đứa trẻ vào thế giới của dục.
Một khi cái cửa này được mở ra thì rất khó để mở cánh cửa mới. Bởi vì bản chất của lực sống, sinh lực hoàn toàn của người ta, toàn bộ năng lượng của người ta, xô đi theo hướng nó đã buộc mở ra. Một khi sông Hằng đã lên đường nó tiếp tục chảy đi; nó không tìm kiếm quá trình mới hàng ngày nữa. Nước tươi mát có thể đổ xuống hàng ngày, nhưng nó sẽ tiếp tục chảy qua cùng kênh đó. Tương tự, sinh lực của con người tìm ra quá trình cho bản thân nó và thế rồi nó tiếp tục du hành trên đó.
Nếu con người định chữa tình dục, điều rất quan trọng là phải tạo ra lối mở mới trước khi cánh cửa dục mở ra. Lối mở mới đó là thiền.
Mỗi đứa trẻ trong những năm non trẻ của mình nên được dạy thiền, nên được hướng dẫn vào thiền. Cáo giáo lí sai chống lại dục nên bị bãi bỏ, và thiền nên được dạy. Thiền là cánh cửa tích cực; nó là lối mở cao hơn. Việc chọn lựa giữa dục và thiền phải được thực hiện, và thiền là phương án cao siêu hơn. Đừng kết án dục; dạy cho con cái thiền.
Đối lập với dạy con cái về dục chỉ làm cảnh giác chúng với sự tồn tại của nó. Và đây là cách tiếp cận nguy hiểm cao độ. Về sau, điều đó dẫn tới những đồi bại của dâm dục chưa chín muồi. Vậy mà, khi không cánh cửa nào mở ra, khi cả hai cánh cửa đều đóng lại, khi năng lượng vẫn còn an toàn, thì không cánh cửa nào có thể được đẩy mở ra - nhưng việc thường xuyên nói lải nhải chống lại dục thì cũng giống như việc gõ vào cánh cổng của dục.
Cây non mềm mỏng có thể được uốn theo bất kì hướng nào; nó cũng có thể cúi mình khiêm tốn theo cách riêng của nó. Nhưng khi nó lớn lên, nó cứng rắn lại. Nếu bạn cố gắng uốn nó thế thì, nó sẽ trở thành méo mó, nó sẽ bị gẫy. Trường hợp ở đây cũng như vậy.
Rất khó để đạt tới trạng thái thiền khi người ta già hơn. Người già cố gắng thiền cũng giống như gieo hạt mầm sau khi mùa vụ đã qua. Hạt mầm của thiền có thể dễ dàng được gieo trong con cái, nhưng con người, như người đó hiện hữu, chỉ gieo mối quan tâm vào thiền vào quãng cuối đời mình. Thế thì người đó áy náy về thiền - khi năng lượng của người đó đã suy sụp, khi tất cả những khả năng tiến bộ đã khô héo. Chỉ thế thì người đó mới hỏi về thiền và yoga. Người đó muốn đổi mới bản thân mình khi cái chết đã an bài, khi sự biến đổi quả thực là rất khó khăn. Người với một chân trong nấm mồ mới hỏi liệu còn có thể làm được gì để đạt tới tự do thông qua thiền. Điều này thật là lạ. Ý định này hoàn toàn điên khùng.
Hành tinh này có thể chẳng bao giờ an bình được chừng nào chúng ta còn chưa dấn thân vào cuộc hành trình trong thiền tại mọi tâm trí trẻ tuổi. Nhưng cũng thật là vô ích để thử điều này với những người đã ở cuối của con đường, với những người đang vào buổi tối của cuộc đời mình. Ngay cả nếu như điều đó được họ dự định thì điều đó cũng đòi hỏi nỗ lực khổng lồ và, cũng vậy, sẽ không nhiều ưu thế cho lắm. Nhưng điều đó có thể được đạt tới nếu như điều đó đã được cố gắng sớm hơn trong cuộc đời, khi nó không cần nhiều nỗ lực đến thế.
Cho nên bước đầu tiên hướng tới biến đổi dục là bắt đầu việc thiền trong trẻ nhỏ - huấn luyện chúng bình thản và gìn giữ ý định của riêng chúng, dạy chúng im lặng và làm sang tỏ cho chúng về trạng thái vô trí. Mặc dầu trẻ con đã bình thản và an bình theo chuẩn của người lớn, nếu chúng được hướng dẫn theo đúng hướng và được dạy thực hành trầm lặng và thanh thản cho dù một chút xíu mỗi ngày, thì cánh cửa mới sẽ mở ra trước khi chúng tới độ tuổi mười bốn. Thế thì, khi dục ngẩng đầu lên, khi năng lượng này phụt lên và nó tràn đi khắp, nó sẽ chảy qua cánh cửa mới đã được mở ra. Chúng đã hiểu thanh thản, phúc lạc, niềm vui, cái vô thời gian và vô ngã của thiền từ lâu trước khi biết tới kinh nghiệm dục. Quen thuộc này sẽ ngăn cản năng lượng của chúng khỏi đi vào trong những kênh sai; nó sẽ hướng theo con đường phải.
Thay vì dạy về việc làm yên tĩnh của thiền, chúng ta dạy cho con cái ghét dục. “Dục là tội lỗi, dục là bẩn thỉu,” chúng ta nói. Chúng ta bảo nó là xấu xí và tồi tàn; chúng ta nói rằng nó là địa ngục. Nhưng chỉ việc gọi tên thì chẳng làm được bất kì cái gì để thay đổi tình huống thực tại. Ngược lại, con cái trở nên tò mò; chúng muốn biết nhiều về cái địa ngục này, về con quỉ này, về cái thứ bẩn thỉu này làm cho bố mẹ chúng và thầy cô giáo chúng hoảng sợ và kinh hãi. Chúng nhìn vào bất kì đâu và mọi nơi để tìm câu trả lời; chúng áy náy để hiểu chấn động này tất cả là gì.
Và trong một thời kì rất ngắn, con cái đi tới nhận ra rằng bản thân bố mẹ chúng cũng đang dính líu vào chính cùng việc theo đuổi đó; ngày và đêm, bố mẹ chúng đang làm chính cái điều chúng không được phép biết gì. Kết quả tức khắc và tự động của khám phá này về sự kiện đó là chấm dứt lòng ngưỡng mộ của chúng với bố mẹ chúng. Nền giáo dục hiện đại không chịu trách nhiệm, như nó nói chung được tin tưởng, đối với việc giảm đi rất nhiều trong kính trọng bố mẹ; bản thân bố mẹ đáng trách về điều này. Con cái nhanh chóng quan sát thấy nghịch cảnh; chúng nhanh chóng đi tới nhận ra rằng bố mẹ chúng hoàn toàn bị nhận chìm trong chính cái điều mà chúng đã được dạy phải ghét bỏ.
Con cái là người quan sát rất sắc bén. Chúng thấy rằng cuộc sống ban đêm của bạn khác với cuộc sống ban ngày của bạn, rằng những lời thuyết giảng của bạn và thực hành của bạn khác nhau xa thế. Chúng thấy điều vẫn cứ diễn ra trong nhà. Mặc cho điều ông bố gọi là “bẩn thỉu” và bà mẹ gọi là “xấu xí,” chúng thấy rằng cùng điều đó đang được làm ở nhà. Chúng hiểu điều đang xảy ra và, đây là trường hợp, mất tất cả sự kính trọng vào bố mẹ mình. Bố mẹ thủ đoạn, đạo đức giả, con cái kết luận.
Và nhớ, con cái đã mất niềm tin của chúng vào bố mẹ thì sẽ không bao giờ có khả năng phát triển bất kì niềm tin nào vào Thượng đế. Con cái có thoáng nhìn đầu tiên của chúng vào niềm tin, thoáng nhìn đầu tiên của chúng vào Thượng đế, là thông qua bố mẹ chúng. Nếu niềm tin này bị tan vỡ, chúng chắc chắn sẽ trở thành kẻ vô thần. Con cái có cách nhận diện đầu tiên của chúng về Thượng đế trong sự ngay thẳng của bố mẹ chúng, và nếu điều đó chứng tỏ là ảo tưởng, thì sẽ khó để hướng những đứa trẻ đó về Thượng đế. Mối quan hệ giữa chúng và Thượng đế sẽ bị tan vỡ bởi vì thiên thần đầu tiên của chúng đã phản bội chúng, bởi vì mẹ và bố chúng đã chứng tỏ là không đáng kính trọng.
Ngày nay, thế hệ hiện đại, trẻ hơn phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, chế giễu ý tưởng về giải thoát và gọi tôn giáo là trò bịp, không phải bởi vì chúng đã tìm kiếm cho bản thân chúng và do đó đã đi tới kết luận của riêng chúng, bởi vì sự phản bội này của bố mẹ chúng. Bố mẹ chúng đã đầy ải chúng vào cuộc sống của chủ nghĩa hoài nghi.
Cái cảm giác này về sự phản bội đã tới bởi vì dục đã được người lớn tuổi biểu thị sai. Đáng phải giải thích cởi mở cho chúng rằng dục là một phần của cuộc sống, rằng chúng ta tất cả đều được sinh ra từ dục, và rằng dục cũng là một phần của cuộc sống chúng. Điều này sẽ giúp cho chúng hiểu hành vi của bố mẹ chúng trong cảnh quan đúng đắn, và khi chúng trưởng thành và kinh nghiệm cuộc sống cho chính mình thì chúng sẽ tràn đầy với kính trọng về tính trung thực của bố mẹ chúng. Cái bắt đầu, trong đứa trẻ, về niềm tin này và kính trọng này sẽ đặt nền tảng cho cuộc sống tôn giáo. Con cái ngày nay nghi ngờ rằng bố mẹ chúng là những kẻ đạo đức giả; do đó có va chạm ý thức hệ hiện đại giữa các thế hệ trẻ và già. Việc ngăn chặn dục đã làm phân tách chồng với vợ và đã đặt con cái chống lại bố mẹ chúng.
Chúng ta không cần kìm nén này về dục; việc làm sáng tỏ dục là nhu cầu của giờ này. Ngay khi con cái chín muồi, ngay khi chúng đòi hỏi, bố mẹ nên đặt ra các sự kiện chính của cuộc sống trước chúng theo một cách có thể chấp nhận được. Điều này nên được làm trước khi con cái trở thành tò mò không cần thiết hay có hại, trước khi chúng bắt đầu nuôi dưỡng sự hấp dẫn không lành mạnh có thể dẫn chúng tới việc thoả mãn tính tò mò của chúng trong những chỗ sai. Ngoài ra, như trường hợp ngày nay, con cái tìm ra điều chúng muốn biết, nhưng chúng tìm nó từ những người sai, chúng tìm nó từ những điều kiện bất thường và qua những thực hành nguy hiểm. Những cách thức này là bất lợi và gây tác hại. Các kết quả gây đau đớn và hành hạ chúng trong phần còn lại cuộc đời chúng, và cuối cùng bức tường xấu hổ và bí mật tồn tại giữa con cái và bố mẹ chúng.
Bố mẹ không bao giờ biết về cuộc sống dục của con cái mình, cũng như con cái dốt nát về cuộc sống dục của bố mẹ chúng. Xa lánh nẩy sinh từ trò chơi trốn tìm này quả thực rất nguy hiểm. Con cái phải được giáo dục đúng đắn về dục; chúng phải được trao cho việc giáo dục đúng đắn.
Thứ hai là, con cái nên được dạy về thiền - cách duy trì bình thản, thanh thản, im lặng; cách để đạt tới trạng thái vô trí. Trẻ con có thể học hoàn thành điều này rất, rất nhanh chóng. Mọi gia đình nên có chương trình theo lịch để giúp cho con cái đi vào trong im lặng. Và điều đó sẽ chỉ có thể, khi bạn, như bậc bố mẹ, cũng thực hành cùng chúng. Một giờ hàng ngày ngồi im lặng nên là yêu cầu trong mọi gia đình. Người ta thậm chí còn nên cắt bỏ một bữa ăn nếu cần thiết, nhưng một giờ im lặng thì phải được tôn trọng bằng mọi giá. Thật là sai mà gọi ngôi nhà là gia đình nơi một giờ im lặng không được tôn trọng hàng ngày. Nó thậm chí không thể được gọi là gia đình.
Một giờ im lặng mỗi ngày sẽ gìn giữ năng lượng. Và thế thì, vào độ tuổi mười bốn, một con sóng sẽ dâng lên và mở tung cánh cửa của thiền - trạng thái đó của thiền nơi con người chạm tới cái vô thời gian và vô ngã, nơi người đó thoáng thấy linh hồn, nơi người đó thoáng thấy điều Tối thượng. Sự gặp gỡ với thượng đỉnh đó trước khi kinh nghiệm dục sẽ đặt dấu chấm hết cho cái xô đuổi điên khùng theo dục; năng lượng sẽ tìm ra con đường tốt hơn, phúc lạc hơn, cao quí hơn.
Đây là giai đoạn thứ nhất trong quá trình vô dục: siêu việt lên dục. Và con đường là thiền.
Nền tảng thứ hai là yêu. Con cái nên được dạy về yêu từ hồi còn thơ. Nỗi sợ thông thường là ở chỗ việc dạy yêu sẽ đưa con người vào trong mê cung của dục. Nhưng nỗi sợ này không có căn cứ. Việc dạy về dục có thể dẫn con người tới yêu, nhưng việc dạy về yêu sẽ không bao giờ lôi người đó vào trong dâm dục cả. Chân lí là xung đột với niềm tin nói chung. Năng lượng dục được biến đổi thành tình yêu.
Con người có khả năng trải rộng tình yêu cho những người quanh người đó theo tỉ lệ trực tiếp với tình yêu phát triển bên trong người đó. Những người trống rỗng tình yêu trút đầy với dục. Và họ vẫn còn là tâm trí hướng dục. Người càng ít yêu, người đó càng nhiều ghét; càng ít tình yêu có trong cuộc sống con người, cuộc sống người đó sẽ càng nhiều thù hận. Và những người trống rỗng tình yêu tràn đầy với ghen tuông theo cùng mức độ. Người càng ít tình yêu người đó lại càng biết nhiều xung đột. Người lo nghĩ và bất hạnh tỉ lệ trực tiếp với việc thiếu tình yêu trong cuộc sống của họ. Và người càng bị nhận chìm nhiều bởi lo nghĩ, ghen tị, phù phiếm, nói dối và những điều như vậy, năng lượng của người đó càng sẽ bị yếu đi nhiều, sẽ trở thành ẻo lả và nhu nhược; người đó sẽ căng thẳng vào mọi lúc. Và lối ra duy nhất cho nhóm xúc động thô thiển, thô bỉ, thấp kém, đê tiện này là dục.
Yêu làm biến đổi năng lượng. Yêu là linh động, sáng tạo, tuôn chảy; nó hoàn thành. Và lòng biết ơn yêu còn nhiều sâu sắc hơn và nhiều giá trị hơn là cái thu được qua dục. Người biết tới sự mãn nguyện đó sẽ không bao giờ tìm kiếm bất kì cái gì thay thế, cũng hệt như người có được đồ châu báu sẽ chẳng bao giờ tìm đá cuội.
Nhưng người tràn đầy với căm ghét không bao giờ có thể tìm ra sự mãn nguyện. Người ấy bao giờ cũng bất ổn; người ấy phá huỷ mọi thứ trên con đường của mình. Và việc phá huỷ không bao giờ đem lại hạnh phúc; chỉ sáng tạo mới có thể mưa rào lên con người với cảm giác biết ơn. Người đầy những ghen tị đang trong giao tranh và cạnh tranh, nhưng là như điều này thì chẳng bao giờ đem lại sự mãn nguyện cả. Người hung hăng chỉ xâm lấn lên người khác.
Phúc lạc chỉ có thể đạt tới được bằng việc cho, không bao giờ bởi việc lấy. Níu bám và tích trữ mọi thứ thấy được sẽ không bao giờ đem lại an bình cho tâm trí, nhưng nó có thể có được bằng việc cho, bằng việc phân phát phúc lành. Người tham vọng nhảy hết chỗ này sang chỗ khác; người ấy chưa bao giờ an bình - nhưng người không theo đuổi quyền lực mà theo đuổi tình yêu, những người phân phát tình yêu ở bất kì đâu và ở mọi nơi, thì sống trong phúc lạc cao quí. Người tràn đầy tình yêu, người ấy ở chiều sâu của sự mãn nguyện, chiều sâu của sự thoả mãn, của niềm vui, của cảm giác đạt tới mà người ấy sẽ tìm thấy trong trung tâm trái tim mình. Người chứng ngộ như vậy sẽ không bận tâm tới dục; người đó thậm chí sẽ không phải cố gắng để không nhìn vào chiều hướng của nó. Bởi vì sự mãn nguyện và phúc lạc được tìm thấy trong dục là có sẵn mãi mãi cho người đó từ tình yêu.
Khẩu hiệu tiếp: hãy trưởng thành tới sự tràn đầy của tình yêu. Chúng ta nên kính yêu tình yêu; chúng ta nên ban tặng tình yêu; chúng ta nên sống trong tình yêu. Nhưng yêu người khác một mình thì không phải là cái tên cho trò chơi này; được hiến dâng cho tình yêu mới là làm đầy toàn thể nhân cách của người ta với tình yêu. Tôi đang nói về việc giáo dục toàn bộ trong việc yêu. Chúng ta nên có khả năng nhặt lên một hòn đá cứ như là chúng ta đang nâng người bạn; chúng ta nên có khả năng bắt tay với kẻ thù cứ như là chúng ta cầm tay của người bạn.
Một số người cầm giữ những thứ vật chất với sự chăm chú yêu thương, trong khi một số người lại dành cho người khác một loại đối xử mà thậm chí không nên trao cho những vật không sống. Với người bận tâm với căm ghét, nhân loại không khá hơn các đối tượng vô tri vô giác; nhưng người tràn đầy tình yêu thậm chí còn truyền đạt một tính cá nhân, một nhân cách, cho mọi thứ người đó chạm tới.
Một lữ khách có học có lần tới thăm một thầy tu, nhà sư khổ hạnh, vô dục. Bởi lí do nào đó người này thấy khó chịu, có lẽ bởi vì cuộc hành trình khó khăn, và người đó giận dữ tháo đôi giầy ra, quăng chúng vào góc nhà và xô cửa mở bằng tiếng động mạnh.
Trong giận dữ, người này đã cởi đôi giầy của mình ra như thể giầy là kẻ thù tồi tệ nhất của mình. Người ấy thậm chí sẽ mở cửa ra dường như có sự thù địch lớn lao giữa người đó và cái cửa. Người này lao qua cửa mở, đi vào, và bầy tỏ sự kính trọng của mình với ông thầy tu.
Ông thầy tu nói, “Không, ta không chấp nhận sự kính trọng của anh. Trước hết hãy đi ra xin lỗi cánh cửa và đôi giầy di đã.”
“Có chuyện gì sai với thầy vậy?” người đó hỏi. “Xin lỗi cánh cửa sao? Và với cả đôi giầy nữa sao? Tại sao? Chúng có sống không?”
Ông thầy tu đáp, “Anh đã không xem xét rằng khi nào anh đem sự giận dữ của mình ra khỏi các vật vô tri vô giác kia. Anh ném mạnh đôi giầy xuống cứ dường như chúng đã phạm tội gì đó, và anh đã mở cửa theo cách nó dường như là kẻ thù của anh. Khi anh có thể nhận ra tính cá nhân của chúng bằng việc rút cơn giận của anh ra khỏi chúng, thì anh cũng nên được chuẩn bị để xin lỗi chúng. Xin anh hãy đi ra trao cho chúng lời xin lỗi của mình. Bằng không ta không có ý sẵn sàng tiếp tục cuộc nói chuyện này với anh.”
Lữ khách hình dung ra rằng vì mình đã tới từ xa để gặp ông thầy tu lừng lẫy này, cho nên sẽ là lố bịch mà chấm dứt việc đối thoại với vấn đề tầm thường thế, cho nên anh ta đi tới đôi giầy và với tay khoanh trước ngực, nói, “Các bạn, tôi xin lỗi về sự xấc láo của mình.” Với cánh cửa anh ta nói, “Xin lỗi. Thật là sai lầm đẩy cửa như vậy trong giận dữ.”
Một khoảnh khắc tuyệt vời cho anh ta!
Trong hồi kí của mình lữ khách này đã viết rằng ban đầu anh ta cảm thấy rất lố bịch, nhưng rồi khi anh ta đã kết thúc việc đưa ra lời xin lỗi thì cái gì đó mới đã rạng lên trong anh ta: anh ta cảm thấy bình thản thế, thanh thản thế, an bình thế. Điều đó vượt ra ngoài những tưởng tượng hoang dại nhất mà con người có thể cảm thấy tĩnh lặng thế, bình tĩnh thế và vui vẻ thế chỉ bằng việc xin việc tha thứ của cánh cửa và đôi giầy.
Sau khi anh ta đã đưa ra lời xin lỗi, anh ta đi vào và ngồi xuống bên cạnh ông thầy tu, ông này bắt đầu cười và nói, “Bây giờ thì được rồi. Bây giờ anh đã hoà hợp. Bây giờ chúng ta có thể nói chuyện. Bây giờ anh đã bầy tỏ được tình yêu nào đó và không nặng gánh. Bây giờ có thể có mối quan hệ giữa chúng ta.”
Nguyên tắc này không chỉ cho tình yêu riêng con người, nó là vấn đề về tràn ngập với tình yêu.
Nói người ta phải yêu mẹ mình là sai; đấy là sự xuyên tạc. Nếu người bố yêu cầu đứa con phải yêu anh ta chỉ bởi vì anh ta là bố thì đấy là sự lừa dối; anh ta đang đưa ra lí do về tình yêu. Tương tự, nếu người mẹ bảo đứa con mình là nó phải yêu mình bởi lí do đơn giản là cô ta là mẹ, đấy là sự lừa gạt. Tình yêu có dòng chữ “bởi vì” và “do đó” gắn kèm với nó là bị đặt tên sai. Tình yêu nên vô động cơ; nó không nên bị sa lầy vào những lí do. Người mẹ nói, “Mẹ chăm sóc con; mẹ nuôi nấng con, do đó hãy yêu mẹ.” Cô ấy đang đưa ra lí do. Và do đó, tình yêu chấm dứt. Nếu đứa trẻ bị bó buộc, nó có thể phải bầy tỏ một cách miễn cưỡng sự yêu mến nào đó bởi vì cô ấy là mẹ nó, nhưng mục đích của việc dạy tình yêu lại không phải là bắt buộc đứa trẻ phải bầy tỏ tình yêu vì lí do nào đó, mà để tạo ra môi trường trong đó đứa trẻ sẽ tràn đầy tình yêu.
Cần phải làm cho bạn hiểu rằng sự trưởng thành của đứa trẻ, toàn bộ nhân cách của nó, toàn bộ tương lai của nó, đều phụ thuộc vào niềm vui này ở việc yêu mến bất kì ai hay bất kì cái gì nó gặp - dù đó là tảng đá, con người, đoá hoa, con vật, bất kì cái gì. Vấn đề không chỉ là yêu con vật hay đoá hoa hay mẹ nó hay ai đó khác, toàn bộ vấn đề là để cho đứa trẻ được tràn đầy tình yêu. Phụ thuộc vào điều này không chỉ tương lai của nó, mà cả tương lai của nhân loại. Khả năng cực kì lớn lao cho việc nở hoa của niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống con người tuỳ thuộc vào bao nhiêu tình yêu có đấy bên trong người đó. Người đang yêu cũng có thể được giải phóng khỏi tình dục. Nhưng chúng ta không ban tặng tình yêu; chúng ta không sốt sắng vì tình yêu.
Bạn có cho rằng người ta có thể yêu người này và ghét người khác cùng lúc được không? Không, điều đó là không thể được. Người đang yêu, cho dù khi người đó một mình, cũng vẫn tràn đầy tình yêu bởi vì tình yêu là bản tính của người đó; nó chẳng liên quan gì tới mối quan hệ của bạn với người đó. Người giận dữ thì giận dữ khi người đó một mình. quan sát một người như vậy khi người đó một mình và bạn sẽ cảm thấy cái giận dữ của người đó cho dù người đó có thể không biểu lộ cái giận dữ của mình cho bất kì ai riêng vào lúc đó. Toàn bộ bản thể người đó đơn giản tràn ngập với căm ghét, với giận dữ. Ngược lại, nếu bạn gặp một người tràn đầy tình yêu, thì bạn có thể cảm thấy người đó tràn đầy với tình yêu khi người đó một mình.
Hoa nở bung trong rừng rậm lan toả hương thơm của chúng dù có ai đó ở đó để tán thưởng hay không, dù có ai đi qua đó hay không. Toả hương thơm là bản tính của hoa. Bạn đừng có ảo tưởng rằng hoa tiết ra hương thơm chỉ để dành cho bạn!
Mọi người nên đơn giản tràn đầy tình yêu; nó không nên phụ thuộc vào “với ai đó.” Nhưng người yêu muốn người được yêu chỉ yêu mình, không yêu ai khác. “Hãy yêu mình anh thôi,” anh ta nói, nhưng anh ta không biết rằng những người không thể yêu được tất cả thì cũng không thể yêu được một người. Vợ nói chồng phải yêu chỉ mình cô ấy và không được bầy tỏ sự yêu mến với bất kì ai khác, nhưng cô ấy không hiểu rằng tình yêu như vậy là dối trá và rằng cô ấy đã làm cho nó phải là như vậy. Làm sao người chồng, người không bao giờ tràn đầy tình yêu với mọi người lại có thể đang yêu vợ mình được?
Yêu là bản tính của cuộc sống. Người ta không thể tràn đầy tình yêu với một người và trống rỗng tình yêu với mọi người khác. Nhưng nhân loại vẫn chưa có khả năng thấy chân lí đơn giản này. Bố yêu cầu con yêu mình, nhưng bố đã bao giờ dạy đứa con yêu người phục vụ già trong nhà không? Người ấy chẳng phải là con người sao? Người phục vụ có thể già, nhưng người đó cũng có thể là bố của ai đó. Không, người đó chỉ là người phục vụ, và do vậy không có vấn đề nhã nhặn hay yêu mến hướng tới người đó. Nhưng người bố này không hiểu rằng khi anh ta già đi, anh ta sẽ phàn nàn khi đứa con mình không bầy tỏ cho mình thương yêu nào. Con anh ta có thể lớn lên thành người tràn đầy tình yêu nếu như chúng đã được dạy yêu tất cả. Và thế thì chúng sẽ kính trọng người bố già của chúng nữa.
Tình yêu không phải là mối quan hệ, tình yêu là trạng thái của tâm trí. Nó là thành phần tinh tuý của nhân cách con người. Do đó, giai đoạn thứ hai trong việc dạy tình yêu là dạy cho con trẻ yêu tất cả. Nếu đứa trẻ thậm chí không đặt lại một cuốn sách cho đúng, thì sự chú ý của nó nên được hướng tới sự kiện rằng việc đặt lại cuốn sách theo cách đó là không thích hợp. Nó nên được làm cho nhận biết về điều mọi người sẽ nghĩ về nó nếu nó đối xử với sách vở theo cách đó. Nếu bạn đã hành xử tàn nhẫn, thậm chí với con chó của bạn, điều đó chỉ ra việc khan hiếm trong nhân cách của bạn; nó là bằng chứng rằng bạn trống rỗng tình yêu. Và người không tràn đầy tình yêu thì không phải là con người chút nào.
Tôi nhớ câu chuyện về một thầy tu sống trong một chiếc lều nhỏ. Một đêm, quãng nửa đêm, trời mưa to và ông thầy tu cùng vợ đang ngủ. Bỗng nhiên, có tiếng gõ cửa: ai đó muốn vào trú ẩn.
Ông thầy tu đánh thức vợ dậy. “Ai đó đang ở ngoài,” ông ấy nói. “Một lữ khách nào đó, người bạn chưa biết nào đó.”
Bạn có để ý không? Ông ấy nói, “Một người bạn chưa biết nào đó.” Bạn thậm chí còn không thân thiện với cả những người bạn biết. Thái độ của ông ấy là thái độ của tình yêu.
Ông thầy tu nói, “Một người bạn chưa biết nào đó đang đợi bên ngoài. Mở cửa ra đi.”
Vợ ông ấy nói, “Hết chỗ rồi. Thậm chí chẳng đủ chỗ cho hai chúng ta. Làm sao một người nữa có thể vào được?”
Ông thầy tu đáp, “Em yêu, đây không phải là cung điện của người giầu. Nó không thể trở thành nhỏ hơn được. Cung điện của người giầu dường như là nhỏ hơn nếu thậm chí một khách nữa tới, nhưng đây là cái lều của người nghèo.”
Vợ ông ta hỏi, “Sao vấn đề nghèo giầu lại chui vào đây được? Sự kiện rõ ràng là ở chỗ đây là cái lều rất nhỏ!”
Ông thầy tu trả lời, “Nếu có đủ chỗ trong lòng người ta, thì người ta sẽ cảm thấy rằng cái lều này là cung điện, nhưng nếu lòng người ta chật hẹp, cho dù cung điện cũng dường như nhỏ. Mở cửa đi. Làm sao chúng ta có thể từ chối người đã tới cửa nhà chúng ta? Cho tới nay, chúng ta đã nằm. Ba người có thể không nằm được, nhưng ít nhất ba người có thể ngồi. Có chỗ cho người khác nếu tất cả chúng ta đều ngồi.”
Người vợ ra mở cửa. Người khách đi vào, ướt sũng. Họ ngồi với nhau và bắt đầu nói chuyện. Sau một lúc, hai người nữa tới và gõ cửa.
Ông thầy tu nói, “Dường như là ai đó khác lại đến,” và yêu cầu ông khách ngồi xích lại gần cửa nhất để mở nó. Người này nói, “Mở cửa sao? Hết chỗ rồi.” Người này, người mà bản thân mình đã xin trú ngụ trong chiếc lều mới khoảnh khắc trước, đã quên mất rằng không phải là tình yêu của ông thầy tu đối với mình đã cho anh ta chỗ, mà là anh ta đã tìm thấy chỗ trú ngụ bởi vì có tình yêu trong chiếc lều. Và bây giờ, vài người mới đã tới. Và tình yêu phải dàn xếp cho người mới tới.
Nhưng người này nói, “Không, không cần mở cửa. Ông không thấy chúng ta đã khó khăn thế nào sao, ngồi chồm hỗm ở đây?”
Ông thầy tu nói, “Anh bạn thân mến ơi, tôi đâu có làm ra chỗ cho anh? Anh đã được phép vào bởi vì có tình yêu ở đây. Nó vẫn còn ở đây; nó không hết với anh. Mở cửa ra đi. Bây giờ chúng ta đang ngồi tách xa nhau, cho nên chúng ta sẽ đơn giản túm tụm lại với nhau. Hơn nữa, đêm lại lạnh và điều đó sẽ cho chúng ta hơi ấm và vui thích để ngồi một cách ấm cúng với nhau.”
Cánh cửa mở ra và hai người mới bước vào. Tất cả họ ngồi sát nhau và bắt đầu làm quen với nhau.
Thế rồi, một con lừa tới và lấy đầu đẩy vào cửa. Con lừa ướt sũng; nó muốn trú ẩn qua đêm. Ông thầy tu yêu cầu một trong những người này, người gần như ngồi lên chóp cánh cửa, ra mở nó. “Người bạn mới đã tới,” ông thầy tu nói.
Lén nhìn ra ngoài, người này nói, “Đây không phải là người bạn hay bất kì cái gì giống như người bạn cả. Đấy chỉ là con lừa. Không cần mở cửa.”
Ông thầy tu nói, “Có lẽ anh không biết rằng tại cửa của nhà giầu mọi người đều bị đối xử như con vật, nhưng đây là túp lều của thầy tu nghèo và chúng ta đã quen đối xử ngay cả con vật cũng như con người. Xin mở cửa ra.”
Trong nhất trí, mọi người rên rỉ, “Nhưng chỗ đâu?”
“Có đầy chỗ. Thay vì ngồi, tất cả chúng ta có thể đứng.
Chớ giận. Nếu cần tôi sẽ đi ra ngoài và sẽ đủ chỗ.”
Tình yêu có thể không làm được nhiều như thế này sao?
Điều bắt buộc là phải có trái tim tràn đầy tình yêu. Thái độ yêu thương là điều tất cả chúng ta đều phải có.
Nhân đạo chỉ được sinh ra trong một người khi người đó có trái tim yêu thương. Và với trái tim yêu thương đó thì cảm giác mãn nguyện sâu lắng tới, mãn nguyện sâu sắc và vui sướng. Bạn đã bao giờ để ý, sau khi bạn bầy tỏ một chút tình yêu với ai đó, rằng một con sóng lớn về mãn nguyện, xúc động lớn về niềm vui tràn ngập khắp bản thể bạn không? Bạn chưa bao giờ hiểu rằng những khoảnh khắc thanh thản nhất của mãn nguyện là những khoảnh khắc tới trong tình yêu vô điều kiện sao?
Tình yêu thuần khiết chỉ có thể tồn tại nếu nó không bị pha trộn bởi các điều kiện; tình yêu có điều kiện không phải là tình yêu. Bạn đã bao giờ có cảm giác về mãn nguyện sau khi đã mỉm cười với người lạ trên phố không? Làn gió thoảng của an bình có theo sau nó không? Không có giới hạn về con sóng niềm vui thanh bình mà bạn cảm thấy khi bạn nâng một người bị ngã, khi bạn đỡ cho người bị ngã, khi bạn tặng hoa cho người ốm - nhưng không phải khi bạn làm nó bởi vì người đó là bố bạn hay bởi vì người đó là mẹ bạn. Không, người này có thể không phải là bất kì ai đặc biệt đối với bạn, nhưng đơn giản việc trao món quà bản thân nó là phần thưởng lớn, hài lòng lớn.
Tình yêu nên tuôn ra từ bên trong bạn - tình yêu với cây cỏ, tình yêu với con người, tình yêu với người lạ, tình yêu với người ngoại quốc, tình yêu với những người đang trên đường của họ tới mặt trăng và các vì sao. Tình yêu của bạn bao giờ cũng nên tăng mãi.
Khả năng của dục trong cuộc sống con người nhỏ đi khi tình yêu tăng lên bên trong người đó. Tình yêu và thiền sẽ mở ra cánh cửa đó, cánh cửa tới Thượng đế. Cùng nhau, tình yêu và thiền chạm tới Thượng đế, và thế thì vô dục nở hoa trong cuộc sống con người. Thế thì toàn bộ sinh lực thăng hoa qua bước chuyển mới. Thế thì nó không dò rỉ đi dần dần; thế thì nó không bao giờ rút đi. Năng lượng dâng lên từ bên trong; nó dâng lên trong cuộc hành trình của mình tới thiên đường. Cuộc hành trình của chúng ta, hiện tại, là hướng về các mức thấp hơn. Theo bản chất, năng lượng chỉ chảy xuống, vào dục, nhưng vô dục lại là cuộc hành trình đi lên. Và tình yêu và thiền là chất liệu cơ sở của vô dục.
Ngày mai chúng ta sẽ nói về điều chúng ta đạt tới qua vô dục. Chúng ta thu được gì? Nó đưa chúng ta tới những đỉnh cao nào?
Hôm nay tôi nói với bạn về hai điều: tình yêu và thiền. Tôi đã bảo các bạn rằng việc huấn luyện nên bắt đầu từ giai đoạn trẻ thơ, nhưng bạn không nên suy diễn từ điều này rằng vì bạn không phải là trẻ con nữa nên chẳng có gì còn lại cho bạn làm cả. Trong trường hợp đó, phòng thí nghiệm của tôi sẽ phí hoài. Dù độ tuổi của bạn là gì, công việc tốt lành này cũng có thể được bắt đầu vào bất kì ngày nào. Mặc dầu nó trở thành vất vả hơn với việc tuổi già tới, cuộc hành trình trên con đường này có thể được tiến hành vào bất kì lúc nào trong cuộc đời. Tốt hơn cả là bắt đầu cuộc hành trình này từ thời trẻ thơ, nhưng cũng tốt để tiến hành nó vào bất kì giai đoạn nào trong cuộc sống. Bạn có thể bắt đầu hôm nay. Người già hơn, người sẵn lòng học hỏi, người có thái độ học hỏi, thì vẫn là trẻ thơ cho dù họ đã già nhiều tuổi. Họ, cũng được, có thể bắt đầu lại lần nữa; họ, cũng được, có thể học, nếu họ không coi rằng họ đã biết mọi điều hay rằng họ đã đạt tới mọi điều mong muốn.
Phật Gautam có một đệ tử, đã là một người sùng kính trong nhiều năm, và một hôm Phật hỏi người đó, “Sư ông, ông bao nhiêu tuổi rồi?”
Sư đáp, “Năm tuổi.”
Phật ngạc nhiên. “Năm tuổi sao? Ông trông ít nhất cũng phải bẩy mươi. Đây là loại câu trả lời gì thế này?”
Sư đáp, “Tôi nói điều này bởi vì tia sáng thiền đã đi vào cuộc đời tôi năm năm trước đây, và chỉ trong năm năm qua tình yêu đã mưa rào trong đời tôi. Trước đó, cuộc sống tôi giống như giấc mơ; tôi tồn tại trong giấc ngủ. Khi đếm tuổi mình tôi không tính tới những năm đó. Làm sao tôi có thể tính được? Cuộc sống thực của tôi chỉ bắt đầu năm năm trước đây. Tôi mới năm tuổi,”
Phật bảo tất cả các đệ tử ghi rõ lại câu trả lời của sư này.
Tất cả các bạn nên đếm tuổi mình theo cách này; đây là chuẩn cho việc tính tuổi. Nếu yêu và thiền còn chưa được sinh ra trong bạn, thì cuộc sống của bạn, mãi cho tới nay, là tiêu cực; bạn vẫn còn chưa được sinh ra. Nhưng cũng chẳng bao giờ quá muộn để bạn không thể bắt đầu thử. Tất cả chúng ta nên cố gắng đạt tới cuộc sống cao hơn. Và với điều đó thì không bao giờ là quá chậm cả.
Cho nên đừng kết luận từ lời tôi, bởi vì bạn đã trải qua thời kì trẻ thơ, nên câu chuyện này chỉ có ý nghĩa cho các thế hệ tương lai. Không lúc nào có người nào đi xa trên con đường sai đến mức người đó không thể trở về con đường đúng được; không người nào đã trở thành bướng bỉnh đến mức người đó không thể nào được lợi từ ánh sáng đúng.
Nói một cách so sánh, cuộc hành trình này không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Việc quay trở lại trong sự hoàn thành và thoả mãn vào lúc bừng lên chứng ngộ còn lớn hơn nhiều so với bất kì nỗ lực nào bạn đã làm. Cái thoáng nhìn đơn thuần về tia sáng đó, về niềm vui đó, về chân lí đó, cho chúng ta cảm giác chúng ta đã đạt tới nhiều thế với ít nỗ lực thế; nó chỉ ra cho chúng ta là chúng ta đã đạt tới cái vô giá với những nỗ lực quả thực rất không đáng kể.
Xin đừng xét lời tôi theo khuôn khổ sai của tâm trí. Đây là yêu cầu khiêm tốn của tôi với tất cả các bạn.

Ads Belove Post