Trực giác

Trực giác

Price:

Read more

Trực giác là gì? Trực giác theo cách nào đó giống như bản năng, theo cách nào đó tuyệt đối không giống bản năng; theo cách nào đó giống trí tuệ, theo cách khác lại tuyệt đối ngược với trí tuệ. Cho nên bạn sẽ phải hiểu, bởi vì nó là điều tinh tế nhất trong bạn.
Trực giác giống như bản năng bởi vì bạn không thể làm gì về nó được. Nó là một phần của ý thức của bạn, cũng như bản năng là một phần của thân thể bạn. Bạn không thể làm gì được về bản năng của mình và bạn không thể làm gì được về trực giác của mình. Nhưng cũng như bạn có thể cho phép bản năng của mình được hoàn thành, bạn có thể cho phép và trao toàn bộ tự do cho trực giác của mình được hoàn thành. Và bạn sẽ ngạc nhiên bạn đang từng mang loại quyền năng nào bên trong mình. Trực giác có thể cho bạn câu trả lời về câu hỏi tối thượng - không bằng lời mà bằng sự tồn tại.
Bạn không cần hỏi, "Chân lí là gì?" - bản năng sẽ không nghe đâu, nó điếc. Trí tuệ sẽ nghe, nhưng nó chỉ có thể triết lí hoá; nó mù, nó không thể thấy được. Trực giác là người thấy, nó có mắt. Nó thấy chân lí, không có vấn đề nghĩ về nó. Bản năng và trực giác cả đều độc lập với bạn, Bản năng ở trong quyền lực của tự nhiên, của tự nhiên vô ý thức, còn trực giác là ở trong tay của vũ trụ siêu ý thức. Ý thức đó bao quanh toàn thể vũ trụ, là đại dương tâm thức mà chúng ta chỉ là những hòn đảo nhỏ - hay rõ hơn, những tảng băng, bởi vì chúng ta có thể tan chảy vào trong nó và trở thành một với nó.
Theo cách nào đó trực giác đích xác là cái đối lập với bản năng. Bản năng bao giờ cũng dẫn bạn tới người khác; sự hoàn thành của nó bao giờ cũng phụ thuộc vào cái gì đó khác bạn. Trực giác dẫn bạn chỉ tới bản thân mình. Nó không phụ thuộc, không cần người khác; do đó mới có cái đẹp của nó, tự do của nó và sự độc lập. Trực giác là trạng thái được tôn cao lên, không cần cái gì. Nó tràn đầy bản thân nó tới mức không có không gian cho bất kì cái gì khác.
Theo một cách nào đó trực giác cũng giống như trí tuệ bởi vì nó là thông minh. Trí tuệ và thông minh là tương tự nhau ít nhất cũng ở dáng vẻ, nhưng chỉ ở dáng vẻ thôi. Người trí thức không nhất thiết là thông minh, và người thông minh không nhất thiết là trí thức. Bạn có thể thấy người nông dân thông minh tới mức ngay cả giáo sư lớn, nhà trí thức lớn, sẽ trông như người lùn pic mê trước người đó.
Chuyện xảy ra ở nước Nga xô viết sau cách mạng là họ đổi tên thành phố Petrograd để làm cho nó thành thành phố mới mang tên Lenin, Lenigrad. Ngay trước cung điện cổ kính, đẹp và hùng vĩ của Petrograd có một tảng đá lớn, mà sa hoàng chưa bao giờ nghĩ tới việc dời nó đi - không có nhu cầu. Bây giờ ô tô đã đi vào sự tồn tại, và tảng đá đó lại chắn đường, nó phải bị dời đi. Nhưng tảng đá lại đẹp tới mức họ muốn dời nó đi nhưng giữ nó như một đài kỉ niệm, cho nên họ không muốn phá huỷ nó hay đánh thuốc nổ nó. Nhưng tất cả những kĩ sư lớn - tất cả những gì họ có thể nghĩ tới là cho nổ nó hay bắt đầu xẻ nó ra thành từng mảnh và sau đó gắn các mảnh đó lại. Nhưng Lenin nói, "Điều đó sẽ không có tác dụng đâu - nó sẽ không còn là cùng một thứ nữa. Tảng đá đẹp thế, đó là lí do tại sao các sa hoàng đã giữ lại nó ngay trước cung điện của họ."
Tới điểm đó một người tới, một người nghèo cưỡi trên con lừa. Anh ta đứng đó lắng nghe tất cả những biện luận này; thế rồi anh ta cười và bắt đầu đi tiếp. Lenin nói, "Hãy hượm đã, sao anh lại cười?" Người đó nói, "Đấy là chuyện đơn giản thế. Chẳng có gì mấy để mà làm: mọi việc các ông cần làm là đào quanh tảng đá. Chớ động vào tảng đá; hãy đào xung quanh tảng đá và tảng đá sẽ chìm sâu hơn vào trong hố. Các ông sẽ không quấy rối tảng đá - tảng đá sẽ vẫn còn đó – nhưng nó sẽ không chắn ai cả. Không cần phải làm nổ nó hay phá huỷ nó." Lenin nói với các kĩ sư, "Các anh là những kĩ sư và nhà kiến trúc lớn đấy, nhưng điều anh chàng nghèo này nói còn thông minh hơn." Và đó là điều đã được thực hiện. Tảng đá đã được cứu và con đường đã được cứu, nhưng ý tưởng tới từ một người nghèo, người không là ai cả.
Tôi đã quan sát điều đó, gặp hàng nghìn người, rằng hầu hết những người trí thức đều không thông minh bởi vì họ không phải thông minh. Trí tuệ của họ, tri thức của họ, là đủ rồi. Nhưng người không có tri thức, không trí tuệ và không giáo dục, thì lại phải tìm thông minh nào đó ở bên trong bản thân mình; người đó không thể nhìn ra ngoài được. Và bởi vì người đó phải phụ thuộc vào thông minh của mình, thông minh bắt đầu phát triển. Cho nên trực giác có cái gì đó tương tự với trí tuệ, nhưng nó không phải là trí tuệ. Nó là thông minh.
Sự vận hành của trí tuệ và thông minh là hoàn toàn khác nhau. Trí tuệ vận hành qua các bước, từng bước một. Nó có thủ tục, phương pháp luận. Nếu bạn đang làm bài toán trong toán học, thế thì có các bước phải tuân theo. Ở Ấn Độ có một người đàn bà, Shakuntal, người đã đi vòng quanh thế giới trong hầu hết các đại học, trưng bày trực giác của bà ấy. Bà ấy không phải là nhà toán học, bà ấy thậm chí không được giáo dục mấy - chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học. Ngay cả khi Albert còn sống, bà ấy đã trình diễn trước ông ấy. Và việc trình diễn của bà ấy thật kì lạ. Bà ấy ngồi với viên phấn trong tay trước tấm bảng đen; bạn hỏi bất kì câu hỏi nào về toán học hay số học, và bạn thậm chí còn chưa kết thúc câu hỏi thì bà ấy đã bắt đầu viết ra câu trả lời.
Albert Einstein đã cho bà ấy sự xác nhận - bà ấy đã cho tôi xem bản xác nhận đó khi tôi ở Madras nơi bà ấy sống. Bà ấy đã cho tôi xem tất cả những bản xác nhận của mình và một trong các bản xác nhận là của Albert Einstein nói, "Tôi đã hỏi người đàn bà này một câu hỏi mà tôi mất ba tiếng để giải bởi vì tôi phải tuân theo toàn bộ phương pháp; tôi không thể nhảy từ câu hỏi sang câu trả lời được. Tôi biết rằng không ai có thể làm được điều đó trong ít thời gian hơn tôi có thể làm, và đó là ba giờ. Người khác có thể mất thậm chí sáu giờ hay hơn, nhưng tôi có thể làm nó trong ba giờ bởi vì tôi đã làm nó trước đây. Nhưng toàn thể thủ tục phải được tuân thủ. Nếu ông bỏ lỡ cho dù một bước thôi..." Con số đó lớn tới mức nó chiếm cả tấm bảng để bà ấy viết ra câu trả lời. Và trước khi Einstein kết thúc câu hỏi, bà ấy đã bắt đầu viết ra câu trả lời. Ông ấy phân vân, tuyệt đối phân vân, bởi vì điều đó là không thể được. Ông ấy hỏi, "Bà làm nó thế nào?" Bà ấy nói, "Tôi không biết cách tôi làm nó đâu - nó đơn giản xảy ra vậy thôi. Ông hỏi tôi và con số bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi, ở đâu đó bên trong. Tôi có thể thấy 1, 2, 3 và tôi chỉ viết ra thôi."
Người đàn bà đó được sinh ra với trực giác vận hành. Nhưng tôi thực sự cảm thấy buồn cho bà ấy bởi vì bà ấy chỉ trở thành việc trưng bầy. Không ai chú ý rằng một người đàn bà được sinh ra với trực giác vận hành có thể trở nên chứng ngộ dễ dàng. Bà ấy đang đứng ngay ở biên giới; một bước nữa và bà ấy trở thành điều tối thượng trong tâm thức. Nhưng bà ấy không nhận biết, bởi vì đây chỉ là điều kì dị của tự nhiên.Có một cậu thiếu niên khác, Shankaran, thường kéo xe hai bánh trong thành phố. Một giáo sư toán học, người Anh, thường hay đi trong xe của Shankaran tới đại học. Một hay hai lần chuyện xảy ra là vị giáo sư này đang nghĩ về vấn đề nào đó, còn cậu thiếu niên này đơn giản nhìn vào ông ấy và nói, "Câu trả lời đây này." Vị giáo sư không nói - ông ấy đơn giản nghĩ - còn cậu thiếu niên đang kéo xe hai bánh, nhưng cậu ta nói, "Câu trả lời đây này."
Vị giáo sự tới trường đại học, làm việc cả quá trình và ngạc nhiên rằng đây là câu trả lời. Khi điều đó xảy ra hai hay ba lần, ông ấy hỏi cậu thiếu niên, "Em làm điều đó thế nào?" Cậu ta nói, "Em chẳng làm gì cả. Em chỉ cảm thấy ông ở sau em, lo nghĩ, và con số nào đó bắt đầu xuất hiện. Em không được học nhiều, nhưng con số thì em có thể hiểu được. Và em thấy nhiều con số trong đầu ông, ngay sau em - một hàng, một dãy - và thế rồi bỗng nhiên vài con số xuất hiện trong đầu em, cho nên em mới nói với ông rằng câu trả lời đây này, Em không biết làm sao nó lại xuất hiện."
Vị giáo sư này gửi Shankaran tới Oxford, bởi vì cậu ta còn cao cấp hơn là người đàn bà Shakintala. Bạn phải hỏi bà ấy một câu hỏi, thế thì bà ấy có thể viết ra; với Shankaran bạn chỉ phải hình dung câu hỏi trong đầu và cậu ta sẽ viết ra câu trả lời. Trực giác của cậu ta vận hành đầy đủ hơn, cậu ta thấy cả câu trả lời và câu hỏi - cậu ta có thể đọc được tâm trí bạn. và cậu ta thậm chí còn vô học hơn, một người nghèo đi kéo xe hai bánh.
Cậu ta đã trở thành một hiện tượng trong lịch sử toán học bởi vì nhiều câu hỏi còn chưa được giải trong hàng thế kỉ, cậu ta đã giải được - mặc dầu cậu ta không thể nói được làm thế nào. Cậu ta cho câu trả lời - nhưng làm sao phán xét liệu câu trả lời là đúng hay sai? Điều đó phải mất nhiều năm. Khi toán học cao cấp hơn được phát triển, thế thì họ có thể tính ra nó. Shankaran đã chết, nhưng câu trả lời của cậu ta đã đúng.
Trực giác vận hành trong bước nhảy lượng tử. Nó không có thủ tục phương pháp luận, nó đơn giản thấy mọi thứ. Nó có mắt để thấy. Nó thấy những thứ mà bạn chưa bao giờ nghĩ như là một đồ vật - chẳng hạn, tình yêu. Bạn chưa bao giờ nghĩ về nó như một đồ vật. Nhưng con người của trực giác có thể thấy liệu có tình yêu trong bạn hay không, liệu có hoài nghi trong bạn hay không. Nó có thể thấy chúng cứ dường như đây là các đồ vật. Trong tầm nhìn của tôi, trực giác giữ vị trí cao nhất. Đó là nơi tôi đang cố gắng đẩy bạn.
Một vô thức không rõ ràng đang cản trở bạn. Hãy lau sạch nó đi; và cách thức lau sạch nó là thoả mãn nó, là thoả mãn nó nhiều tới mức nó bắt đầu bảo bạn, "Xin dừng lại thôi! Đã nhiều hơn mức tôi cần rồi." Chỉ thế thì hãy rời khỏi nó. Và với điều đó, trí tuệ của bạn được rót đầy với luồng năng lượng tươi tắn, cái biến thành thông minh. Thế thì năng lượng này cứ nảy sinh và mở ra những cánh cửa của trực giác. Thế thì bạn có thể thấy những điều không thấy được đối với con mắt vật lí của bạn, những điều thậm chí không phải là đồ vật.
Tình yêu không phải là đồ vật, chân lí không phải là đồ vật, tin cậy không phải là đồ vật, nhưng chúng là thực tại chỉ cho trực giác, chúng mang tính tồn tại. Và một khi trực giác của bạn vận hành, bạn làn đầu tiên mới là con người thực sự. Với vô thức bạn là con vật. Với ý thức bạn không còn là con vật nữa. Với siêu ý thức bạn là người. Tôi yêu lời của nhà huyền môn Baul, Chandidas, bởi vì con người đó, trong một phát biểu đơn giản, đã cô đọng toàn thể cách tiếp cận của tôi: Sabar upar manus satya; tahar upar nahin. "Trên tất cả là chân lí của người, và trên điều đó không có gì cả."
Con người này, Chandidas, phải đã là người tôn giáo đích thực. Ông ấy phủ nhận Thượng đế, ông ấy phủ nhận bất kì cái gì ở trên việc nở hoa người. Sabar upar - "Trên tất cả, trên mọi thứ." Manus satya - "chân lí của người." Tahar upar nahin - "và bên ngoài điều đó tôi đã du hành lâu - không có gì cả." Một khi bạn đã đạt tới tiềm năng con người trong việc nở hoa toàn bộ của nó, bạn đã về tới nhà.


Ads Belove Post