Vô ham muốn

Vô ham muốn

Price:

Read more


"Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất..." Patanjali gọi nó là paravairagya: từ bỏ tối thượng. Bạn đã từ bỏ thế giới: bạn đã từ bỏ tham, bạn đã từ bỏ tiền, bạn đã từ bỏ quyền, bạn đã từ bỏ mọi thứ của bên ngoài. Bạn thậm chí đã từ bỏ thân thể bạn, bạn thậm chí đã từ bỏ tâm trí bạn, nhưng từ bỏ cuối cùng là từ bỏ kaivalya, từ bỏ bản thân kaivalya, từ bỏ bản thân moksha, từ bỏ bản thân niết bàn. Bây giờ bạn từ bỏ ngay cả ý tưởng về giải thoát, bởi vì điều đó nữa lại là một ham muốn. Và ham muốn, dù đối thể của nó là bất kì cái gì, đều là như nhau. Bạn ham muốn tiền, tôi ham muốn moksha. Tất nhiên, đối thể của tôi là tốt hơn đối thể của bạn, nhưng dầu vậy ham muốn của tôi là hệt như ham muốn của bạn.
Ham muốn nói, "Tôi không hài lòng như tôi đang vậy. Nhiều tiền hơn được cần, thế thì tôi sẽ được hài lòng. Nhiều giải thoát hơn được cần tới, thế thì tôi sẽ được hài lòng." Phẩm chất của ham muốn là như nhau, vấn đề của ham muốn là như nhau. Vấn đề là ở chỗ tương lai được cần tới: "Như tôi đang vậy, nó là không đủ, cái gì đó thêm nữa được cần tới. Bất kì cái gì đã xảy ra cho tôi đều là không đủ. Cái gì đó vẫn phải xảy ra cho tôi, chỉ thế thì tôi mới có thể hạnh phúc." Đây là bản chất của ham muốn: bạn cần nhiều tiền hơn, ai đó cần ngôi nhà lớn hơn, ai đó nghĩ nhiều hơn về quyền lực, chính trị, ai đó nghĩ về vợ tốt hơn hay chồng tốt hơn, ai đó nghĩ về nhiều giáo dục hơn, nhiều tri thức hơn, ai đó nghĩ về nhiều quyền năng huyền bí hơn, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt.
Ham muốn là ham muốn, và vô ham muốn là được cần. Bây giờ điều ngược đời: Nếu bạn tuyệt đối vô ham muốn - và trong vô ham muốn tuyệt đối, bao hàm cả ham muốn về moksha - một khoảnh khắc tới khi bạn không ham muốn ngay cả moksha, bạn không ham muốn ngay cả Thượng đế. Bạn đơn giản không ham muốn, bạn hiện hữu, và không có ham muốn. Đây là trạng thái vô ham muốn. Moksha xảy ra trong trạng thái này. Moksha không thể được ham muốn, bởi chính bản chất của nó, bởi vì nó tới chỉ trong vô ham muốn. Giải thoát không thể có được với ham muốn. Nó không thể trở thành động cơ vì nó xảy ra chỉ khi mọi động cơ đã biến mất. Bạn không thể làm Thượng đế thành đối thể của ham muốn của bạn được bởi vì tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách tệ hại. Tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách không linh thiêng, tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách trần tục. Khi không có ham muốn, thậm chí không có ham muốn về Thượng đế, đột nhiên Ngài bao giờ cũng đã có đó rồi. Mắt bạn mở ra và bạn nhận ra Ngài. Ham muốn vận hành như rào chắn. Và ham muốn cuối cùng, ham muốn tinh vi nhất, là ham muốn được giải thoát. Ham muốn cuối cùng, tinh vi là ham muốn được vô ham muốn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post