Chương 1. Nghệ thuật hấp hối

Chương 1. Nghệ thuật hấp hối

Price:

Read more

Osho – Nghệ thuật Cân bằng Sự sống và Cái chết
Chương 1. Nghệ thuật hấp hối
11 tháng 10 năm 1976, buổi sáng tại thính đường Phật


Khi vị giáo sĩ Do Thái tên Bimham đang nằm hấp hối, vợ của ông ta khóc lóc thảm thiết.
Ông ta nói, “Bà khóc vì điều gì? Cả cuộc đời tôi chỉ học cách làm thế nào để chết.”
Cuộc đời là sự sống sống động. Đó không phải là vật chất, không phải là quá trình. Không có cách nào đoạt được cuộc sống ngoại trừ việc trải nghiệm sống, tuôn chảy, sống động. Nếu bạn tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống trong tín điều, trong triết lý, trong lý thuyết nào đó thì đó là cách chắc chắn để lỡ tất cả cuộc sống và ý nghĩa của nó.
Cuộc sống không phải đang chờ bạn ở một nơi nào đó, nó xuất hiện trong bạn. Đó không phải là mục đích phải đạt được trong tương lai, nó là ở đây bây giờ, chính thời điểm này – trong hơi thở của bạn, trong sự tuần hoàn máu của bạn, trong nhịp đập trái tim bạn. Bất kì bạn là gì thì cũng là cuộc đời bạn, và nếu bạn bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa ở một nơi nào đó khác thì bạn sẽ lỡ nó. Con người đã thực hiện như vậy trong nhiều thế kỷ.
Những khái niệm phải trở nên rất quan trọng, những giải thích phải trở nên rất quan trọng – và những gì là thực đã bị lãng quên hoàn toàn. Chúng ta không nhìn vào những gì thực sự ở đây, chúng ta chỉ muốn những điều duy lý.
Tôi đã từng nghe câu chuyện tuyệt hay.
Vài năm trước, một người Mỹ thành công đã gặp rắc rối về sự nhận dạng. Ông ta tìm kiếm sự giúp đỡ  từ những nhà phân tâm học nhưng không hiệu quả, bởi vì không ai có thể nói cho ông ta ý nghĩa cuộc sống là gì – đó là điều mà ông ta muốn biết. Dần dần ông ta học được từ vị guru đáng kính và vô cùng thông thái, người đã sống ở nơi huyền bí, không thể tới được trên dãy Himalayas. Chỉ vị guru đó là ông ta tin có thể nói ý nghĩa của cuộc đời là gì, và vai trò của ông ta trong cuộc đời là gì. Cho nên ông ta bán hết tất cả những tài sản của mình, và bắt đầu tìm kiếm vị guru nổi tiếng đó. Ông ta phải mất tám năm lang thang từ làng này tới làng khác ở Himalayas với nỗ lực là phải tìm bằng được vị guru. Vào một ngày ông ta đã gặp được người chăn cừu, và may mắn biết được nơi vị guru sống và làm cách nào để tới đó.
Cuối cùng ông ta cũng đã thực hiện được, phải gần một năm ông ta mới tìm ra vị guru. Ông ta tới gặp vị guru, đúng vậy, vị guru là ông già trên trăm tuổi đáng kính. Vị guru đồng ý giúp đỡ ông ta, đặc biệt khi ông ta học được mọi sự hy sinh vì mục đích này. “Ta có thể làm gì cho con, con trai của ta?” Vị guru hỏi. “Con cần biết ý nghĩa của cuộc đời,” người đàn ông nói.
Vị guru trả lời mà không một chút do dự, “Cuộc đời,” ông ta nói, “là dòng song không có đích đến.” “Dòng song không đích đến ư?” người đàn ông ngạc nhiên hỏi. “Sau nhiều hành trình vất vả mới tới được đây để gặp thầy, thế mà tất cả mọi điều thầy nói với con chỉ là cuộc đời là dòng sông không đích đến sao?”
Vị guru đã bị sốc. Ông ta trở nên giận dữ và nói, “Con nghĩ rằng điều đó không ý nghĩa gì sao?”
Không ai có thể trao bạn ý nghĩa của cuộc đời. Đó là cuộc đời của bạn, ý nghĩa phải là của bạn. Himalayas cũng không giúp được gì. Không ai ngoài bạn có thể tiếp cận được nó. Nó là của bạn và chỉ có thể được chấp nhận bởi bạn. Chỉ trong cuộc sống sống động mà điều huyền bí sẽ được tiết lộ cho bạn.
Điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn là: Đừng tìm kiếm nó ở bất kì nơi đâu. Đừng tìm kiếm nó ở tôi, đừng tìm kiếm nó trong các kinh sách, đừng tìm kiếm nó trong những lời giải thích thông thái – tất cả họ đều thanh minh mà không giải thích. Họ chỉ đơn giản là nhồi nhét cho đầy tâm trí trống rỗng của bạn, họ không giúp bạn nhận biết đó là gì. Và đầu óc càng bị nhồi nhét những kiến thức tê liệt thì bạn càng trở nên đần độn và ngu dốt hơn. Kiến thức vô bổ niến mọi người thành ngu ngốc, nó làm thui chột các cảm giác, sự nhạy cảm của họ. Nó làm cho họ bị nhồi nhét, trở thành gánh nặng đối với họ, nó làm mạnh thêm bản ngã của họ, nó không trao ánh sáng, nó không chỉ ra con đường cho họ. Đó là điều không thể.
Sự sống đã có đó, nó đang sôi sục bên trong bạn. Chỉ có thể liên hệ với nó ở đó. Ngôi đền không phải bên ngoài, bạn là miếu thờ của nó. Cho nên điều phải ghi nhớ đầu tiên là nếu bạn muốn biết cuộc sống là gì thì đó là: Đừng bao giờ tìm kiếm nó bên ngoài, đừng bao giờ cố tìm ở một người nào đó khác. Ý nghĩa không thể được chuyển giao theo cách đó. Những bậc thầy vĩ đại nhất chưa bao giờ nói bất kì điều gì về cuộc đời – họ luôn đẩy bạn ngược lại vào chính bạn.
Điều thứ hai cần phải ghi nhớ: Khi bạn biết cuộc sống là gì thì bạn sẽ biết chết là gì. Chết cũng là một phần của cùng một quá trình. Thông thường chúng ta nghĩ cái chết sẽ xuất hiện ở thời điểm cuối cùng, chết là chống lại sống, cái chết là kẻ thù. Và nếu bạn nghĩ cái chết là kẻ thù thì điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã không biết sống là gì.
Chết và sống là hai cực của cùng một năng lượng, của cùng một hiện tượng – thủy triều lên và xuống, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông. Chúng không phải là riêng biệt, không đối nghịch, không mâu thuẫn; chúng là sự bổ sung lẫn nhau. Chết không phải là kết thúc của sống: thực tế nó là sự hoàn thiện của một cuộc đời, đỉnh cao của một cuộc đời, là cực đỉnh, là điểm cuối. Khi bạn biết cuộc đời bạn là quá trình của nó thì bạn sẽ hiểu chết là gì.
Chết là một phần hữu cơ, phần thiết yếu của sống, và nó rất thân mật với sống. Không có nó, cuộc sống không thể tồn tại. Sự sống tồn tại vì cái chết: cái chết trao nền tảng. Thực tế, cái chết là quá trình tái sinh. Và cái chết xảy ra ở mỗi thời điểm. Thời điểm bạn hít vào và thời điểm bạn thở ra, cả hai thời điểm đó đều xảy ra. Hít vào, sự sống xuất hiện; thở ra, cái chết xuất hiện. Chính vì vậy mà khi đứa trẻ mới ra đời, hành động đầu tiên nó thực hiện là hít vào, sau đó cuộc sống bắt đầu. Và khi người già đang hấp hối, việc cuối cùng họ làm là thở ra, sau đó cuộc sống ra đi. Thở ra là tử, hít vào là sinh – chúng giống như hai bánh xe của chiếc xe trâu. Bạn sống bằng việc hít vào nhiều cũng như bạn sống bằng việc thở ra. Thở ra là một phần của hít vào. Bạn không thể hít vào nếu bạn dừng thở ra. Bạn không thể sống nếu bạn dừng hấp hối. Con người hiểu sự sống của mình là gì thì cũng cho phép cái chết xảy ra; họ chào đón nó. Con người chết ở mỗi thời điểm và cũng được tái sinh ở mỗi thời điểm. Cây thập ác và sự tái sinh của người đó liên tục xuất hiện như là một quá trình. Người đó là chết đối với mỗi thời điểm quá khứ và lại được sinh ra cùng tương lai.
Nếu bạn nhìn vào cuộc sống thì bạn sẽ có khả năng biết chết là gì. Nếu bạn hiểu chết là gì thì chỉ khi đó bạn mới có khả năng hiểu sống là gì. Chúng là mối liên hệ hữu cơ. Bình thường, vì cái chết mà chúng ta tạo ra sự chia. Chúng ta nghĩ rằng, sống là tốt chết là xấu. Chúng ta nghĩ sống phải được ước mong và chết phải tránh. Chúng ta nghĩ, bằng cách nào đó chúng ta tự bảo vệ khỏi cái chết. Ý tưởng ngu ngốc này tạo ra nỗi đau khổ triền miên trong nhiều cuộc đời của chúng ta, bởi vì con người tự bảo vệ mình khỏi cái chết thì lại trở nên không có khả năng sống. Đó là người sợ thở ra, vậy thì người đó không có khả năng hít vào, người đó bị tắc nghẽn. Thế thì người đó chỉ đơn giản là kéo lê; cuộc sống của người đó không còn như dòng sông nữa.
Nếu bạn thực sự muốn sống thì bạn phải sẵn sàng chết. Cái gì là yếu tố sợ chết trong bạn? Có phải là sự sống sợ chết không? Đó là điều không thể. Làm cách nào mà cuộc sống lại có thể sợ chính quá trình trọn vẹn của nó? Phải có một cái gì đó khác trong bạn sợ. Bãn ngã là sự sợ hãi trong bạn. Sống và chết không phải là đối nghịch: bản ngã và chết là đối nghịch. Bản ngã chống lại cả hai, sống và chết. Bản ngã sợ sống và bản ngã cũng sợ chết. Nó sợ sống bởi vì mỗi nỗ lực, mỗi bước đi đều dẫn tới cái chết, mang cái chết đến gần hơn.
Nếu bạn sống, bạn sẽ gần tới hấp hối hơn. Bản ngã sợ chết; do vậy nó cũng sợ sống. Bả ngã đơn giản là kéo lê.
Có nhiều người đang không sống hoặc chết. Điều này còn tệ hơn bất kì điều gì khác. Con người tràn đầy sự sống thì cũng tràn ngập cái chết. Kinh Thánh viết: "Các bạn sẽ phải mang cây thập giá của chính các bạn." Ý nghĩa của câu này thật đơn giản, mọi người liên tục mang cái chết của chính mình, mọi người phải chết ở mỗi thời điểm, mọi người phải ở trên cây thập giá, bởi vì đó là cách duy nhất để sống tràn đầy, sống trọn vẹn.
Bất kì khi nào bạn tình cờ đạt tới đỉnh điểm tuyệt đối sống động thì bạn sẽ bất ngờ nhìn thấy cái chết cũng ở đó. Trong tình yêu, nó xuất hiện. Trong tình yêu, cuộc sống đạt tới đỉnh điểm - do vậy mọi người sợ yêu.
Tôi đã liên tục ngạc nhiên bởi những người đến với tôi, họ nói họ sợ yêu. Nỗi sợ yêu là gì? Bởi vì khi bạn thực sự yêu một người nào đó thì bản ngã bắt đầu trượt dốc và tan rã. Bạn không thể yêu bởi bản ngã: bản ngã trở thành rào cản, và khi bạn muốn bỏ rơi rào cản thì bản ngã nói, "Điều này sẽ dẫn đến cái chết. Hãy cảnh giác!"
Cái chết của bản ngã không phải là cái chết của bạn. Cái chết của bản ngã là khả năng sống thực sự của bạn. Bản ngã chỉ là cái vỏ tê liệt bao quanh bạn, nó phải bị phá bỏ và bị quẳng đi. Một cách tự nhiên, nó xuất hiện thành thực tại sống - giống như vị khách du hành, bụi bẩn bám vào quần áo, bám vào người vị du khách, và vị du khách đó phải tắm để rũ bỏ hết bụi đường.
Thời gian trôi qua, bụi của những kinh nghiệm, của kiến thức, của quãng đời đã sống, của quá khứ được tích tụ lại. Bụi đó đã trở thành bản ngã của chúng ta. Dược tích tụ, nó trở thành vỏ quanh bạn, nó phải bị đập tan và quẳng đi. Chúng ta phải liên tục tắm - hằng ngày, thực tế là tắm ở mọi thời điểm sao cho vỏ này không bao giờ trở thành nhà tù. Bản ngã sợ yêu, bởi vì trong tình yêu, cuộc sống trở thành đỉnh. Nhưng bất kì khi nào có đỉnh của sống thì cũng có đỉnh của chết - chúng cùng nhau.
Trong tình yêu, bạn chết và bạn cũng được tái sinh. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đến với thiền hoặc cầu nguyện, hoặc khi bạn đến với bậc thầy để buông bỏ. Bản ngã tạo ra tất cả mọi dạng khó khăn, lý lẽ để không buông bỏ: "Hãy nghĩ về điều đó, nghiền ngẫm về điều đó, tỉnh táo về điều đó." Khi bạn đến với bậc thầy thì bản ngã lại bắt đầu nghi ngờ, dò xét, nó tạo ra mối lo lắng, bởi vì bạn lại sẽ đến với cuộc sống, đến với ngọn lửa, nơi mà cái chết cũng sẽ sống động nhiều như sống.
Hãy để nó ghi nhớ rằng cả chết và sống đều trở nên bùng cháy cùng nhau, chúng chưa bao giờ là riêng biệt. Nếu bạn ít sống động nhất, tối thiểu nhất thì bạn có thể nhìn thấy chết và sống là riêng biệt. Bạn đến gần hơn tới đỉnh thì chúng cũng đang đến gần hơn. Ở tận đỉnh, chúng gặp nhau và trở thành một trong tình yêu, trong thiền, trong sự tin cậy, trong cầu nguyện, bất kì nơi nào mà cuộc sống trở nên trọn vẹn thì cái chết cũng có đó. Không có cái chết thì sống không thể trở nên trọn vẹn.
Nhưng bản ngã luôn nghĩ về chia, về lưỡng cực: nó chia mọi thứ. Tồn tại là không thể chia; nó không thể bị chia. Bạn đã từng là đứa trẻ, sau đó bạn trở thành người trẻ tuổi. Liệu bạn có thể đánh dấu một đường thẳng khi bạn trở thành người trẻ tuổi không? Liệu bạn có thể đánh dấu một điểm nơi bạn bỗng nhiên không còn là đứa trẻ nữa, và bạn đã trở thành người trẻ tuổi không? Vào một ngày bạn trở nên già. Liệu bạn có thể đánh dấu khi bạn trở nên già không?
Những quá trình không thể bị đánh dấu. Điều tương tự xuất hiện một cách chính xác khi bạn tái sinh. Liệu bạn có thể đánh dấu khi bạn ra đời không? Khi cuộc sống thực sự bắt đầu không? Có phải nó bắt đầu khi đứa bé bắt đầu thở không- bác sĩ phát vào đít đứa trẻ và nó bắt đầu thở không? Có phải cuộc sống sinh ra từ đó không? Hoặc có phải khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, khi người mẹ bắt đầu mang thai, khi đứa trẻ được hình thành không? Có phải cuộc sống bắt đầu từ đó không? Hoặc thậm chí trước đó? Chính xác thì cuộc sống bắt đầu khi nào?
Đó là quá trình không kết thúc và không khởi đầu. Nó chưa bao giờ bắt đầu. Khi nào con người chết? Có phải con người chết khi quá trình thở dừng không? Bây giờ nhiều nhà yogi đã chứng minh dựa trên những nền tảng khoa học rằng họ có thể dừng thở và họ vẫn sống, họ có thể quay trở lại. Cho nên việc dừng thở không thể là sự kết thúc. Cuộc đời kết thúc ở đâu?
Nó chưa bao giờ kết thúc ở bất kì đâu, nó chưa bao giờ bắt đầu ở bất kì đâu. Chúng ta liên quan đến vĩnh hằng. Chúng ta đã ở đây ngay từ lúc khởi đầu – nếu như có sự khởi đầu nào đó – và chúng ta sẽ ở đây cho tớii chính thời điểm kết thúc, nếu sẽ có sự kết thúc nào đó. Thực tế, không thể có bất kì sự khởi đầu nào và không thể có bất kì sự kết thúc nào. Chúng ta là sự sống – thậm chí nếu hình tướng thay đổi, cơ thể thay đổi, tâm trí thay đổi. Những gì chúng ta gọi là cuộc sống chỉ là sự nhận dạng với cơ thể nào đó, với tâm trí nào đó, với thái độ nào đó, và những gì chúng ta gọi là chết thì cũng không là gì mà chỉ là ra khỏi hình tướng đó, ra khỏi cơ thể đó, ra khỏi khái niệm đó.
Bạn thay đổi những ngôi nhà. Nếu bạn quá đồng dạng với một ngôi nhà thì việc thay đổi ngôi nhà sẽ trở thành nỗi đau ghê gớm. Bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang hấp hối bởi vì ngôi nhà cũ chính là bạn – đó là sự nhận dạng của bạn. Nhưng điều này không xảy ra bởi vì bạn biết bạn chỉ thay đổi ngôi nhà còn bạn thì vẫn như vậy. Những người nhìn vào bên trong họ, những người đã nhận ra họ là ai thì sẽ biết sự vĩnh hằng, biết quá trình không kết thúc. Cuộc sống là quá trình, không thời gian, bên ngoài thời gian. Cái chết là một phần của nó.
Cái chết là sự hồi sinh liên tục, đó chính là sự trợ giúp để buông bỏ cuộc sống, sự trợ giúp để cuộc sống rũ bỏ khỏi những hình tướng, rũ bỏ khỏi những dinh thự đổ nát, rũ bỏ khỏi những khối kiến trúc hạn hẹp để bạn lại có thể tuôn chảy, và bạn lại có thể trở nên khỏe mạnh trẻ trung, và bạn lại có thể trở nên trinh nguyên.
Một người đàn ông đang lướt qua cửa hàng đồ cổ gần nút Vernon và tình cờ nhìn thấy cái rìu dương như là đồ cổ. “Có thể cái rìu ông để ở kia là cái rìu cổ,” người đàn ông nói với chủ cửa hàng. “Đúng,” chủ cửa hàng nói, “đã có lần nó thuộc về George Washington.” “Thực vậy sao?” vị khách nói, “chắc chắn nó còn rất giá trị.” “Tất nhiên,” người buôn đồ cổ nói, “nó đã ba lần thay cán mới và hai lần thay lưỡi mới.”
Nhưng cuộc sống là vậy – nó liên tục thay đổi cán và lưỡi; thực tế, có vẻ như mọi thứ liê tục thay đổi và một cáo gì đó vẫn giữ nguyên như vậy. Chỉ quan sát. Bạn đã là đứa trẻ = bây giờ cái gì vẫn được giữ nguyên? Chỉ có ký ức. Cơ thể bạn đã thay đổi, tâm trí bạn đã thay đổi, sự nhận dạng của bạn đã thay đổi. Điều gì của thời trẻ con của bạn vẫn giữ nguyên? Không có gì giữ nguyên, chỉ ký ức. Bạn không thể tạo ra sự phân biệt giữa những gì thực sự xảy ra, hoặc bạn đã nhìn thấy giấc mơ, hoặc bạn đọc trong sách, hoặc một ai đó nói với bạn. Đó có phải thời trẻ thơ của bạn hoặc của ai đó khác? Thỉnh thoảng hãy nhìn vào album ảnh cũ. Chỉ nhìn, đây là bạn. Bạn sẽ không thể tin được điều đó, bạn đã thay đổi quá nhiều. Thực tế mọi thứ đã thay đổi – cán và lưỡi và mọi thứ. Nhưng dù vậy, trong thâm tâm, một cái gì đó vẫn tiếp tục: sự chứng kiến vẫn tiếp tục.
Có thứ rất mỏnh manh, dù bằng cách nào cũng không thể nhìn thấy. Mọi thứ liên tục thay đổi nhưng thứ mỏng manh không thể nhìn thấy đó vẫn như vậy. Thứ mỏnh manh không thể nhìn thấy đó bên ngoài cả sống và chết. Sống và chết là hai cách để nó có thể bên ngoài sống và chết. Cái thứ bên ngoài đó liên tục sử dụng cuộc sống và chết như là hai bánh xe, như là sự bổ sung. Nó sống thông qua cuộc sồng; nó sống thông qua chết. Chết và sống là quá trình của nó, giống như quá trình vào và ra của thở.
Nhưng một cái gì đó trong bạn chính là sự siêu việt. ĐÓ LÀ NGƯỜI… đó chính là sự siêu việt.
Nhưng chúng ta quá đồng dạng với hình tướng – điều đó tạo ra bản ngã. Đó là điều mà chúng ta gọi là “Ta”. Tất nhiên “Ta” phải chết nhiều lần. Cho nên nó liên tục trong sợ hãi, run rẩy, rung mình, nó luôn cần sự bảo đảm, an toàn.
Một nhà huyền môn Sufi đã gõ cửa nhà người giàu. Ông ta là người khất thực và ông ta không muốn gì ngoài thực phẩm đủ ăn.
Người giàu hét vào mặt ông ta và nói, “Ở đây không ai biết ông!” “Nhưng tôi biết tôi,” nhà huyền môn nói, “Hẳn là buồn biết bao nếu điều ngược lại là thật. Nếu mọi người biết tôi mà tôi lại không biết tôi là ai thì điều đó cũng buồn biết bao. Đúng, ông đúng, ở đây không ai biết tôi, nhưng tôi biết chính mình.”
Chỉ có hai tình trạng có thể, và bạn đang ở trong tình trạng buồn rầu. Mọi người có thể biết về bạn – bạn là ai – nhưng chính bạn mới hoàn toàn rõ rang về sự siêu việt của bạn, bản chất thực của bạn, thực tại đích thực của bạn. Đây là nỗi buồn duy nhất trong cuộc đời bạn. Bạn có thể tìm thấy nhiều nguyên cớ, nhưng nỗi buồn thực sự là thế này: Bạn không biết mình là ai.
Làm cách nào con người có thể hạnh phúc khi không biết mình là ai, không biết mình xuất hiện từ đâu, không biết mình sẽ đi đâu? Một nghìn lẻ một rắc rối nảy sinh vì sự ngu dốt cơ bản này.
Một đàn kiến ra khỏi tổ của nó dưới đất để kiếm thức ăn. Lúc đó là buổi sáng sớm. Những con kiến tình cờ bò qua cây mà những cánh lá của nó còn ướt đẫm sương đêm. “Đó là gì?” một trong những con kiến hỏi, nó chỉ vào giọt sương, “Những giọt sương đó từ đâu tới?”
Một con nói, “Chúng đến từ đất.”
Những con khác nói, “Chúng xuất hiện từ biển.”
Cuộc cãi vã nhanh chóng nổ ra – có một nhóm tán đồng với ý kiến từ biển, và nhóm kia đồng ý với ý kiến từ đất.
Chỉ một con kiến thông minh, thông thái là đứng một mình. Nó nói, “Chúng ta hãy ngừng một lát và tìm kiếm những dấu hiệu xung quanh xem sao, vì mọi thứ đều có sự lôi cuốn tới cội nguồn của nó. Và như đã nói, mọi thứ đều quay trở về cội nguồn của nó. Cho dù bạn tung viên gạch vào không trung xa như thế nào thì nó cũng lại rơi xuống đất. Bất kì thứ gì thiên về ánh sáng thì cũng phải là một phần của ánh sáng.”
Những con kiến đã không hoàn toàn được thuyết phục và chúng lại bắt đầu cãi vã, nhưng moặt trời đã mọc và những giọt sương đạ biến khỏi những cành lá, chúng bốc hơi vì sức nóng của mặt trời rồi biến vào không trung.
Mọi thứ đều quay trở về nguồn nguyên thủy của nó, đều phải quay trở về cội nguồn của nó. Nếu bạn hiểu cuộc sống thì bạn cũng hiểu cái chết. Cuộc sống là sự quên lãng nguồn nguyên thủy của nó, và chết là sự nhớ lại. Cuộc sống đang đi khỏi suối nguồn, cái chết là đang trở về nhà. Chết không phải là xấu xí, chết là tuyệt đẹp. Nhưng chết chỉ tuyệt đẹp đối với những người đã sống không gượng gạo, không rào cản, không kìm nén. Cái chết là đẹp chỉ với những người sống cuộc đời tuyệt đẹp của họ, những người đã không sợ hãi sống, những người đủ dũng cảm để sống – những người đã yêu, đã nhảy múa, vui mừng lễ hội.
Cái chết trở thành vui mừng lễ hội tối thượng nếu cuộc sống của bạn là vui mừng lễ hội. Hãy để tôi nói với bạn như thế này: Bất kì cuộc sống của bạn là gì thì cái chết cũng tiết lộ như vậy. Nếu bạn đã từng đau khổ trong cuộc sống thì cái chết cũng tiết lộ nỗi đau khổ. Cái chết là kẻ tiết lộ vĩ đại. Nếu bạn đã từng vui sướng trong cuộc sống thì cái chết cũng tiết lộ niềm vui sướng đó. Nếu bạn chỉ sống cuộc đời cùng sự thoải mái vật chất, thú vui vật chất, thế thì tất nhiên cái chết cũng sẽ rất không thoải mái, rất không vui vẻ, bởi vì cơ thể phải để lại. Cơ thể chỉ là nơi lưu trú tạm thời, là miếu thờ, nơi chúng ta dừng lại vào ban đêm và ra đi vào sáng sớm. Đó không phải là nơi trú ngụ vĩnh viễn của bạn, đó không phải là nhà bạn.
Cho nên nếu bạn chỉ sống cuộc sống thể xác và bạn chưa bao giờ biết bất kì điều gì bên ngoài cơ thể thì cái chết sẽ trở nên rất, rất xấu, không vui vẻ, đồng thời rất đau đớn. Cái chết sẽ trở thành nỗi thống khổ. Nhưng nếu bạn đã sống một chút cao hơn cơ thể, nếu bạn đã yêu âm nhạc và thơ ca, và bạn đã yêu, bạn đã nhìn những bông hoa và những vì tinh tú, và một cái gì đó phi vật chất đã vào tâm thức bạn, thì cái chết không phải là nỗi buồn, cái chết sẽ không quá đau đớn. Bạn có thể đón nhận nó một cách bình thản, thư thái.
Nếu bạn đã chạm một cái gì đó huyền ảo trong bạn, nếu bạn đã vào trung tâm cái không của bạn – trung tâm của bản thể bạn, nơi đó bạn không còn là cơ thể và không còn là tâm trí nữa, nơi mà những thú vui vật chất đã hoàn toàn để lại xa phía sau, bạn chỉ đơn giản là sự nhận biết tinh khiết, tâm thức tinh khiết – thế thì cái chết sẽ là lễ hội vui mừng tuyệt vời, sự nhận biết tuyệt vời, sự khám phá vĩ đại.
Nếu bạn đã biết bất kì điều huyền ảo nào trong bạn thì cái chết sẽ tiết lộ cho bạn sự huyền ảo của vũ trụ - thế thì cái chết không còn là chết nữa mà là cuộc gặp mặt với Thượng Đế, cuộc hẹn hò với Thượng Đế.
Cho nên bạn có thể nhận ra ba sự biểu cảm trong lịch sử tâm trí loài người.
Sự biểu cảm đầu tiên là của người bình thường, những người đã sống gắn bó với cơ thể mình, những người chưa bao giờ biết bất kì điều gì tuyệt vời hơn thú vui ăn uống và tình dục, những người mà cuộc đời họ không có gì ngoài ăn uống và tình dục, những người chỉ thích ăn uống, chỉ thích tình dục, cuộc sống của những người đó rất hoang dại, những người đó đã sống oử cổng lâu đài của họ mà chưa bao giờ vào bên trong, và họ đã nghĩ đó là toàn bộ cuộc sống. Cái chết sẽ xuất hiện như là kẻ thù.
Do vậy, trên khắp thế giới, trong mọi xã hội, cái chết được miêu tả như là bóng tối, như là ma tà. Ở Ấn Độ, mọi người nói sứ giả của thần chết là rất xấu – tối tăm, đen đúa – và ngài ngồi trên lưng con trâu rất xấu. Đây là thái độ bình thường. Những người đã bị lỡ thì họ không có khả năng biết mọi khía cạnh của cuộc sống. Họ đã không có khả năng chạm vào những chiều sâu của cuộc sống, và cũng không có khả năng bay trên đỉnh cao của cuộc đời. Họ đã lỡ sự phong phú, họ đã lỡ sự tạ ơn.
Thế thì sẽ có dạng biểu cảm thứ hai. Những nhà thơ, những nhà triết học; đôi khi họ cho rằng cái chết không có gì xấu, cái chết không có gì xui xẻo; đó chỉ là sự nghỉ ngơi, thư giãn – sự nghỉ ngơi tuyệt vời, giống như giấc ngủ. Sự biểu hiện này còn tốt hơn sự biểu hiện thứ nhất. Ít nhất thì những người đó cũng biết một cái gì đó ngoài cơ thể, họ đã biết một cái gì đó của tinh thần. Họ không chỉ biết ăn uống và tình dục; toàn bộ cuộc đời họ không chỉ ăn và sinh đẻ. Họ đã có một chút tinh tế về linh hồn, họ có một chút quý phái hơn, văn hóa hơn. Họ cho rằng chết như là sự nghỉ ngơi tuyệt vời: chúng ta mệt mỏi, chúng ta đến với cái chết và nghỉ ngơi. Đó là sự nghỉ ngơi. Nhưng điều đó cũng còn quá xa sự thật.
Những người đã biết cuộc sống trong cốt lõi sâu thẳm nhất thì họ nói rằng chết là Thượng Đế. Đó không chỉ là nghỉ ngơi mà còn là hồi sinh, cuộc đời mới, sự khởi đầu mới, ô cửa mới ở ra.
Khi nhà huyền môn Sufi tên Bayazid đang hấp hối, mọi người đang tập trung xung quanh ông ấy – những môn đệ của ông ấy – đã rất bất ngờ và ngạc nhiên, bởi vì thời khắc cuối cùng xuất hiện thì mặt của ông ấy trở nên rạng rỡ, tỏa sáng rực rỡ. Nó có hào quang tuey65t đẹp.
Bayazid là con người tuyệt đẹp, những môn đệ luôn cảm nhận hào quang tỏa ra quanh ông ấy, nhưng họ đã không biết bất kì điều gì giống như vậy, quá rạng rỡ!
Họ hỏi, “Bayazid, hãy nói cho chúng tôi điều gì đã xuất hiện trong thầy. Điều gì đang xảy ra với thầy? Trước khi thầy xa chúng tôi, hãy trao cho chúng tôi thông điệp cuối cùng.”
Ông ta mở mắt và nói, “Thượng Đế đang chào đón tôi. Tôi đang vào không gian của Ngài. Chào tạm biệt nhé.”
Ông ta nhắm mắt, hơi thở dừng. Nhưng tại khoảnh khắc hơi thở dừng thì có sự bùng nổ của ánh sáng, căn phòng trở nên tràn ngập ánh sáng, sau đó nó biến mất.
Khi con người đã biết sự huyền diệu trong chính mình thì cái chết không gì khác hơn bộ mặt khác của Thượng Đế. Thế thì cái chết cũng có điệu vũ trong nó. Trừ khi bạn có khả năng vui mừng lễi hội cùng cái chết thì nên nhớ rằng, bạn đã lỡ cuộc sống. Toàn bộ cuộc đời là sự chuẩn bị cho thời điểm tối thượng này.
Khi vị giáo sĩ Do Thái tên Bimham đang nằm hấp hối, vợ của ông ta khóc lóc thảm thiết.
Ông ta nói, “Bà khóc vì điều gì? Cả cuộc đời tôi chỉ học cách làm thế nào để chết.”
Toàn bộ cuộc đời ông ta là sự chuẩn bị, chuẩn bị để học những bí mật của hấp hối.
Mọi tôn giáo không là gì mà chỉ là khoa học - hoặc nghệ thuật - để dạy bạn làm cách nào chết. Và cách duy nhất dạy bạn làm cách nào chết là làm cách nào sống. Chúng không riêng biệt. Nếu bạn biết sống đúng thì bạn sẽ biết hấp hối đúng.
Cho nên điều đầu tiên, hoặc điều nền tảng nhất chính là làm cách nào để sống.
Hãy để tôi nói với bạn một số vấn đề. Đầu tiên, cuộc đời bạn là cuộc sống của bạn, không phải của ai khác. Cho nên đừng cho phép bạn bị thống trị bởi người khác, đừng cho phép bạn bị sai khiến bởi người khác; đó là cuộc sống phản bội. Nếu bạn cho phép mình bị sai khiến bởi những người khác thì bạn sẽ lỡ cuộc sống. Bởi vì sự thống trị, sự sai khiến xuất hiện từ bên ngoài và cuộc sống lại ở bên trong bạn. Chúng chưa bao giờ gặp mặt.
Tôi đang không nói rằng, bạn nên trở thành người không giao tiếp với mỗi và mọi thứ. Điều đó cũng không giúp ích gì nhiều. Có hai loại người. Thứ nhất là dạng vâng lời, sẵn sàng đầu hàng với bất kì ai. Trong họ không có tinh thần độc lập: họ chưa trưởng thành, còn trẻ con, luôn tìm kiến người lãnh đạo để người đó nói họ phải làm gì và không làm gì. Họ không có khả năng tin vào chính mình. Những người đó là phần đông hơn của nhân loại, là những đám đông.
Thế thì, cũng có những người ngược lại với những người đó; họ là thiểu số từ chối xã hội, từ chối những giá trị của xã hội. Họ nghĩ họ là những người nổi dậy. Họ không phải như vậy, họ chỉ là những kẻ phản động. Bởi vì cho dù bạn nghe xã hội hay bạn từ chối xã hội, nếu xã hội vẫn giữ nguyên theo cái cách là nhân tố thống trị thì bạn cũng bị thống trị bởi xã hội.
Có một lần, Mulla Nasrudin đã đi xa một thời gian; và khi quay trở về thành phố, ông ta đeo bộ râu dài. Một cách tự nhiên, bạn bè ông ta đã chơi khăm ông ta, và hỏi làm cách nào mà ông ta tình cờ kiếm được mảng lông như vậy. Mulla bắt đầu than phiền và nguyền rủa một cách gay gắt. Những người bạn đã rất ngạc nhiên về cái cách ông ta nói và họ hỏi tại sao ông ta đeo bộ râu đó nếu ông không thích nó. "Tôi ghét cái thứ đáng nguyền rủa!" Mulla nói với họ. "Nếu ông ghét thì tại sao ông không cắt nó hoặc bỏ nó đi?" một người bạn hỏi.
Một tia ranh mãnh lóe lên trong mắt Mulla khi ông ta trả lời, "Bởi vì vợ tôi cũng ghét nó!"
Nhưng điều đó cũng không làm bạn tự do. Những người hippie, yippie và những người khác; họ không thực sự là những người nổi dậy, họ là những kẻ phản động. Họ đã hành động chống lại xã hội. Một số ít biết tuân lệnh, một số ít khác không biết vâng lời, nhưng trọng tâm của sự thống trị là như nhau. Một số vâng lời, một số khác không vâng lời; nhưng không ai nhìn vào tâm hồn của chính họ.
Con người nổi dậy thực sự là người không ủng hộ và cũng không chống xã hội; họ là những người sống cuộc đời mình theo sự nhận biết, sự hiều biết của chính mình. Cho dù điều đó chống lại xã hội hay ủng hộ xã hội thì cũng không có gì đáng kể; đó chỉ là điều vớ vẩn. Đội khi có thể ủng hộ xã hội, nhưng đó là điều không đáng xem xét. Người đó sống theo sự nhận biết của mình, sống theo ánh sáng trong mình. Và tôi đang không nói rằng họ trở nên quá ích kỉ về điều đó. Không, họ rất khiêm nhường. Họ biết ánh sáng của mình rất nhỏ, nhưng tất cả ánh sáng ở đó. Họ không phải cứng đầu, họ rấtkhiêm nhường. Họ nói, "Tôi có thể sai, nhưng hãy vui lòng cho phép tôi sai với chính tôi."
Đó là cách duy nhất để học hỏi. Phạm những sai lầm là cách thức duy nhất để học hỏi. Hoạt động theo sự hiểu biết của chính mình là cách duy nhất để phát triển và trở nên trưởng thành. Nếu bạn luôn tìm kiếm một ai đó để sai khiến bạn, cho dù bạn tuân lệnh hay không thì cũng không có gì khác biệt. Nếu bạn tìm kiếm một người nào đó để sai khiến bạn, để quyết định ủng hộ hay phản đối thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết cuộc sống của bạn là gì. Phải sống và bạn phải theo ánh sáng của chính bạn.
Không phải là luôn có một cái gì đó chắc chắn để thực hiện. Bạn rất bối rối. Để mặc nó như thế. Nhưng phải tìm cách vượt ra ngoài sự bối rối của bạn. Quá dễ dàng và rẻ mạt để nghe những người khác, bởi vì họ có thể trao bạn tín điều vô nghĩa, họ có thể trao bạn những lời răn - làm cái này, đừng làm cái kia. Và họ thì rất chắc chắn về những lời răn của họ. Cái thứ chắc chắn không nên được tìm kiếm: nên tìm kiếm sự nhận biết, sự hiểu biết. Nếu bạn tìm kiếm thứ chắc chắn thì bạn sẽ là nạn nhân của cái bẫy đó. Đừng tìm kiếm điều chắc chắn mà tìm kiếm sự hiểu biết. Thứ chắc chắn có thể được trao cho bạn một cách rẻ rúng, bất kì ai cũng có thể trao nó cho bạn. Nhưng bằng kết quả phân tích cuối cùng thì bạn sẽ là người thua lỗ. Bạn sẽ lỡ cuộc đời mình chỉ để được an toàn, được chắc chắn, và cuộc sống là không chắc chắn, cuộc sống là không an toàn.
Cuộc sống là không an toàn. Mỗi thời điểm là sự di chuyển không an toàn hơn. Đó là cuộc chơi. Chúng ta chưa bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra. Và đó là vẻ đẹp mà chúng ta chưa bao giờ biết. Nếu cuộc sống có thể đoán trước thì hẳn là không đáng giá sống. Nếu mọi thứ đều như bạn muốn nó là như vậy, và mọi thứ là chắc chắn thì hẳn bạn không bao giờ là con người cả, bạn hẳn là cái máy. Chỉ với máy móc thì mọi thứ mới là chắc chắn và đảm bảo.
Con người sống trong tự do. Tự do không cần an toàn, không cần sự bảo đảm. Con người thông minh thực sự luôn do dự, bởi vì họ không có tín điều để tin, để dựa vào. Họ phải nhìn xem và phản ứng lại.
Lão Tử nói, "Tôi là người do dự, và tôi hoạt động một cách cảnh giác trong cuộc đời, bởi vì tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Và tôi không có bất kì nguyên tắc nào để tuân theo. Tôi phải quyết định ở mọi thời điểm. Tôi chưa bao giờ quyết định trước đó. Tôi phải quyết định khi thời điểm xuất hiện!"
Thế thì con người phải rất sẵn sàng đáp ứng. Đó chính là trách nhiệm. Trách nhiệm không phải là bổn phận, không phải là nghĩa vụ - nó là khả năng đáp ứng, khả năng thích ứng. Người muốn biết cuộc sống là gì thì phải có khả năng thích ứng, phải có khả năng đáp ứng. Điều đó đang bị lỡ. Điều kiện của nhiều tế kỉ đã làm cho bạn giống với máy móc nhiều hơn. Bạn đã mất tính người của mình, bạn đã mặc cả vì sự an toàn. Bạn được an toàn và thoải mái, mọi thứ đã được lên kế hoạch bởi người khác. Họ đã đặt mọi thứ lên bản đồ, họ đã đo đạc, lên phương án cho mọi thứ. Tất cả điều đó là tuyệt đối ngu ngốc, bởi vì cuộc sống là không thể đo, nó là không thể đo lường được. Và không bản đồ nào là có thể, bởi vì cuộc sống là trong dòng chảy không ngừng. Mọi thứ không ngừng thay đổi. Không gì là vĩnh viễn ngoại trừ sự thay đổi. Heraclitus nói, "Bạn không thể bơi hai lần trên cùng một dòng sông."
Và những lối sống là vô cùng zig-zag. Những lố sống không giống như những đường ray. Không, nó không chạy trên đường ray. Và đó là vẻ đẹp của nó, vẻ huy hoàng của nó, chất thơ của nó, âm nhạc của nó - đó luôn là điều ngạc nhiên.
Nếu bạn tìm kiếm sự an toàn, sự chắc chắn thì mắt bạn sẽ trở nên khép lại. Và bạn sẽ ít ngạc nhiên hơn, bạn sẽ mất khả năng ngạc nhiên. Khi bạn mất khả năng ngạc nhiên thì bạn đã mất tôn giáo. Tôn giáo là sự mở trái tim đầy ngạc nhiên của bạn. Tôn giáo là đón nhận điều huyền bí xung quanh chúng ta.
Đừng tìm kiếm sự an toàn, đừng tìm kiếm lời khuyên làm cách nào để sống cuộc đời bạn. Mọi người đến với tôi và hỏi, "Osho, hãy nói với tôi nên sống cuộc đời của chúng tôi như thế nào." Bạn không quan tâm đến việc biết cuộc sống là gì, bạn quan tâm nhiều đến việc làm cho nó thành khuôn mẫu cố hữu hơn. Bạn quan tâm đến việc tiêu diệt cuộc sống hơn là sống nó. Bạn muốn kỉ luật được áp đặt lên bạn.
Tất nhiên có những vị tu sĩ và những nhà cai trị trên khắp thế giới đang sẵn sàng, họ đang ngồi để chờ bạn. Đến với họ và họ sẵn sàng áp đặt những kỉ luật của họ lên bạn. Họ thích thú quyền lực bằng việc áp đặt những ý tưởng của họ lên người khác.
Tôi không ở đây để làm điều đó. Tôi ở đây để giúp bạn trở nên tự do. Và khi tôi nói, tôi ở đây để giúp bạn trở nên tự do thì tôi cũng bao gồm trong đó. Tôi cũng đang  giúp bạn trở nên tự do cả với với tôi nữa. Sannyas của tôi là điều rất ngược đời. Bạn buông bỏ với tôi để trở nên tự do. Tôi chấp nhận bạn và khai tâm bạn thành sannyas để giúp bạn trở nên tuyệt đối tự do khỏi mọi tín điều, mọi kinh sách, mọi triết lí - và cũng bao gồm cả tôi nữa. Sannyas là sự ngược đời - nó nên là như vậy - như chính cuộc sống vậy. Thế thì nó trở nên sống động.
Cho nên điều đầu tiên là đừng hỏi bất kì ai xem bạn nên sống cuộc đời mình như thế nào. Cuộc đời quá quý giá. Hãy sống nó. Tôi đang không nói rằng bạn sẽ không phạm những sai lầm, bạn sẽ phạm nó. Ghi nhớ duy nhất một điều - đừng mắc cùng một sai lầm nhiều lần. Thế là đủ. Nếu bạn có thể tìm ra sai lầm hàng ngày thì hãy tạo ra nó. Nhưng đừng lặp lại những sai lầm, đó là điều ngu ngốc. Người nào có thể tìm ra những sai lầm mới thì người đó sẽ không ngừng phát triển - đó là con đường duy nhất để học, đó là con đường đến đến với ánh sáng nội tại của chính bạn.
Tôi đã nghe.
Vào một đêm, nhà thơ Awhadi của Kerman, một nhà thơ Islam giáo rất vĩ đại, đang ngồi trên cổng vòm. Tabrizi, nhà huyền môn Sufi, tình cờ đi qua.
Tabrizi nhìn vào nhà thơ, vào những gì ông ta đang làm. Ông ta hỏi nhà thơ, "Ông đang làm gì vậy?"
Nhà thơ nói, "Tôi đang thưởng ngoạn trăng trong bát nước."
Tabrizi bắt đầu cười, cười om sòm, cười điên dại. Nhà thơ bắt đầu cảm thấy không thoải mái: đám đông đã tập trung. Nhà thơ nói, "Vấn đề gì? Tại sao ông lại cười quá trời như vậy? Tại sao ông lại cười nhạo tôi?"
Tabrizi nói, "Trừ khi ông bị gãy cổ, tại sao ông không nhìn trực tiếp trăng trên bầu trời?"
Trăng có đó, trăng tràn đầy, và gã nhà thơ này lại ngồi với cái bát nước vô vị, ông ta nhìn trăng phản chiếu trong bát nước.
Tìm kiếm sự thật trong kinh sách, tìm kiếm sự thật ở các triết lí là tìm kiếm sự phản chiếu. Nếu bạn hỏi một ai đó xem làm cách nào bạn nên sống cuộc đời mình, thế thì bạn đang hỏi để có một hướng dẫn sai, bởi vì con người chỉ có thể nói về chính cuộc đời họ. Và chưa bao giờ, không bao giờ có hai cuộc đời giống nhau. Bất kì điều gì người đó có thể nói hoặc truyền đạt cho bạn thì cũng sẽ là chính cuộc đời họ - đó cũng chỉ là điều mà họ đã sống qua. Họ có thể đã hỏi một người nào đó khác, họ có thể đã theo một người nào đó khác, có thể chính họ là người bắt chước. Thế thì đó là phản chiếu của phản chiếu - và trăng thực luôn hiện hữu trên bầu trời, nó đang chờ đợi bạn. Đó là trăng của bạn, đó là bầu trời của bạn; hãy nhìn trực tiếp. Hãy trực tiếp với nó. Tại sao lại mượn mắt tôi hoặc mắt của bất kì ai khác? Bạn đã được trao đôi mắt để nhìn, và để nhìn trực tiếp. Tại sao lại mượn sự nhận biết từ người khác? Nên nhớ, điều đó có thể là sự nhận biết của tôi, nhưng thời điểm bạn mượn nó thì nó trở thành kiến thức của bạn - nó không còn là sự nhận biết nữa.
Nhận biết là những gì được trải nghiệm bởi chính người đó. Nó có thể là nhận biết của tôi nếu tôi đã nhìn vào trăng, nhưng ở thời điểm tôi nói nó với bạn thì nó lại trở thành kiến thức, nó không còn là sự nhận biết nữa. Thế thì đó chỉ là lời nói suông, thế thì đó chỉ là sự diễn đạt. Và diễn đạt là dối trá.
Để tôi kể cho bạn nghe một giai thoại.
Một tá điền tội nghiệp đã không mãn nguyện với năng suất của đàn gà của mình. Ông ta quyết định sử dụng một trò tâm lí đối với những con gà mái. Ông ta mua một gã vẹt màu sắc sặc sỡ, mồm miệng tía lia và đặt ngay ở cổng chuồng gà. Bảo đảm rằng những con gà mái ngay lập tức nhìn vào gã lạ mặt đẹp trai đó, chỉ ra những món ngon nhất để hắn ta ăn với những tiếng kêu tục tục vui vẻ, và theo nó vòng quanh giống như đàn con gái tuổi mới lớn theo sau một ngôi sao ca nhạc mới nổi. Người nông dân rất vui vì khả năng đẻ trứng đã được cải thiện.
Con gà trống đứng ở cổng, lẽ tự nhiên nó đã ghen tị, bởi vì những con gà mái đã lãng quên nó và bị hút vào kẻ phá đám kia; nó đã tấn công gã kia bằng mỏ và móng, nhổ từng sợi lông đỏ hoặc xanh. Sau đó gã vẹt la hét, hăm dọa trong bối rối, "Dừng lại, tôi van ngài, sau tất cả, tôi ở đây chỉ bởi khả năng như kẻ nói leo chuyên nghiệp!"
Nhiều ngươ2i sống cuộc đời họ như là những giáo sư ngôn ngữ. Đó là một dạng sai lầm của cuộc đời. Sự thật không cần ngôn ngữ, nó luôn sẵng sàng cho bạn ở dạng không lời. Trăng có đó; nó không cần cái bát và nước, nó không cần phương tiện trung gian nào khác. Bạn chỉ phải nhìn vào nó; đó là giao tiếp không ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc sống sẵn sàng vì bạn - bạn chỉ phải học cách để giao tiếp với nó thông qua không ngôn ngữ.
Tất cả đó chính là thiền - nơi mà ngôn ngữ không can thiệp, nơi những khái niệm học được không xen vào giữa bạn và thực tại.
Khi bạn yêu người phụ nữa, bạn không bận tâm về những gì người khác nói về tình yêu, bởi vì điều đó sẽ trở thành sự can thiệp. Bạn yêu người phụ nữ, tình yêu có đó, bạn quên tất cả những điều bạn đã học về tình yêu. Quaên hoàn toàn về Kinsey, quên hàon toàn những bậc thầy và Johnson, quên hoàn toàn về Freud và Jung. Xin đừng trở thành giáo sư ngôn ngữ. Chỉ yêu người phụ nữ và hãy để tình yêu như là nó, hãy để tình yêu dẫn bạn và đưa bạn tới những bí mật, những điều huyền bí sâu xa nhất, cốt lõi nhất của nó. Thế thì bạn sẽ có khả năng biết tình yêu là gì.
Những gì người khác nói về thiền là vô nghĩa. Có một lần tôi cầm quyển sách được viết về thiền bởi một vị thánh Jain. Nó thực sự đẹp, nhưng vì đọc một vài chỗ mà tôi có thể nhận ra, người đàn ông đó chưa bao giờ tự mình thiền - nếu không, những chỗ đó không thể tồn tại. Nhưng cũng rất ít thôi và chúng ở khoảng giữa cuốn sách. Cuốn sách rất trọn vẹn, gần như chín mươi chín phần trăm hoàn hảo. Tôi thích cuốn sách đó.
Sau đó tôi quên nó. Trong mười năm tôi đã đi lang thang khắp đất nước. Có một lần, trong ngôi làng ở Rajasthan, vị thánh đó đã đến gặp tôi. Tên của ông ta nghe quen quen, và bỗng nhiên tôi nhớ đến quyển sách. Tôi đã hỏi vị thánh tại sao ông ta đến gặp tôi. Ông ta nói, "Tôi phải đến gặp ông để biết thiền là gì." Tôi nói, " Tôi nhớ quyển sách của ông. Tôi nhớ nó rất rõ, bởi vì nó thật sự gây ấn tượng cho tôi. Trừ một vài khiếm khuyết chỉ ra rằng ông chưa bao giờ thiền thì cuốn sách tuyệt đối đúng - chín mươi chín phần trăm đúng. Và bây giờ ông đến đây để học về thiền. Ông chưa bao giờ thiền sao?"
Nhìn ông ta có một chút bối rối bởi vì những đệ tử của ông ta cũng ở đó. Tôi nói, "Hãy thẳng thắn. Bởi vì nếu ông nói ông biết thiền thì tôi sẽ không nói về nó nữa. Thế thì hãy kết thúc ở đây! Ông biết. Không cần thiết nữa. Nếu ông nói với tôi một cách thẳng thắn - ít nhất chỉ một lần - nếu ông nói ông chưa bao giờ thiền, chỉ khi đó tôi mới có thể giúp ông tới thiền." Đó là sự mặc cả, cho nên ông ta phải thừa nhận. Ông ta nói, "Đúng, tôi chưa bao giờ nói điều đó với bất kì ai. Tôi đã đọc nhiều sách về thiền, tất cả những kinh sách cũ. Và tôi đã dạy mọi người, vì vậy mà tôi cảm thấy xấu hổ trước những đệ tử của tôi. Tôi đã dạy thiền cho hàng nghìn người, và tôi đã viết những cuốn sách về điều đó, nhưng tôi chưa bao giờ thiền."
Bạn có thể viết những cuốn sách về thiền và chưa bao giờ tình cờ biết thiền là gì. Bạn có thể trở nên rất hiệu quả khi nói, bạn có thể trở nên rất tài giỏi trong việc trừu tượng hóa, rất trí tuệ trong việc lí lẽ, và bạn có thể hoàn toàn quên rằng, tất cả thời gian mà bạn liên quan đến những hành động trí tuệ này là điều tuyệt đối lãng phí.
Tôi đã hỏi một ông già, "Ông quan tâm đến thiền bao lâu rồi?" Ông ta trả lời, "Suốt cuộc đời tôi." Ông ta gần bảy mươi tuổi. Ông ta nói, "Khi tôi mới hai mươi, tôi đã nhận sannyas, tôi trở thành thầy tu Jain giáo, và năm mươi năm kể từ đó, tôi đã đọc và đọc và nghĩ về thiền." Năm mươi năm nghĩ và đọc và viết về thiền, thậm chí còn hướng dẫn mọi người vào thiền, và ông ta chưa bao giờ nếm trải thiền là gì, dù chỉ một lần!
Nhưng đây là trường hợp của hàng triệu người. Họ nói về tình yêu, họ thuộc tất cả những vần thơ về tình yêu, nhưng họ chưa bao giờ yêu. Hoặc nếu họ nghĩ họ đang yêu, nhưng thực ra họ chưa bao giờ yêu. Hoặc nếu họ nghĩ họ đang yêu, nhưng thực ra họ chưa bao giờ yêu. Đó cũng là vấn đề 'cái đầu', đó chưa bao giờ là trái tim. Mọi người sống và liên tục lỡ cuộc sống. Sống cần lòng dũng cảm. Nó cần lòng dũng cảm để là hiện thực, cần lòng dũng cảm để cùng cuộc sống tới bất kì đâu nó dẫn đi, bởi vì những con đường còn chưa được thăm dò, không tồn tại trong bản đồ. Con người phải hướng vào vùng chưa biết.
Cuộc sống có thể được hiểu chỉ nếu bạn sẵn sàng vào vùng chưa biết. nếu bạn bám vào nơi đã biết thì bạn sẽ bám vào tâm trí, và tâm trí lại không phải là cuộc sống. Sự sống là không-trí-óc, không-trí-tuệ, bời vì sự sống là toàn bộ. Tính toàn bộ của bạn phải liên quan đến nó, bạn không chỉ nghĩ về nó. Nghĩ về cuộc sống không phải là sống, hãy nhận biết cái gọi là 'về' này. Con người liên tục nghĩ về và nghĩ về; có những người nghĩ về Thượng đế, có những người nghĩ về sự sống, có những người nghĩ về tình yêu. Có những người nghĩ về cái này, cái kia.
Mulla Nasrudin trở nên rất già và ông ta đi tới bác sĩ. Ông ta nhìn rất yếu nên bác sĩ nói, "Tôi chỉ có thể nói một điều. Ông phải cắt cuộc đời yêu của ông đi một nữa."
Mulla nói, "Được thôi. Nửa nào? Nói về nó hoặc nghĩ về nó?"
Thế là hết. Đừng trở thành 'giáo sư' ngôn ngữ, đừng trở thành con vẹt. Những con vẹt là những 'giáo sư' ngôn ngữ. Họ sống bằng những lời nói, bằng những khái niệm, bằng những lí thuyết, những học thuyết và cuộc sống thì không ngừng trôi đi, từng phút từng giây tuột khỏi tay bạn. Thế rồi vào một ngày, bỗng nhiên họ sợ cái chết. Khi con người sợ chết thì biết chắc rằng con người đó đã lỡ cuộc sống. Nếu anh ta không lỡ cuộc sống thì không thể có bất kì nỗi sợ chết nào. Nếu con người đã sống cuộc sống thì cũng sẽ sẵn sàng sống với cái chết. Họ sẽ gần như say mê bởi hiện tượng chết.
Khi Socrates đang hấp hối, ông ấy cũng quá say mê đến mức những môn đệ của ông ấy không thể hiểu ông ấy đang cảm nhận điều gì mà lại quá hạnh phúc. Một môn đệ tên Credo đã hỏi, "Tại sao trông thầy quá hạnh phúc vậy? Còn chúng tôi thì lại đang khóc lóc, kêu la." Socrates nói, "Tại sao tôi không nên vui vẻ? Tôi đã biết cuộc sống là gì, bây giờ tôi hẳn muốn biết cái chết là gì. Tôi đang ở ngưỡng cửa của điều huyền bí vĩ đại, và tôi đang cảm động, run rẩy! Tôi không thể chờ!" Nên nhớ, Socrates không phải là con người tôn giáo; Socrates không bao giờ là người tin.
Một người nào đó hỏi, "Thầy chắc chắn rằng linh hồn sẽ sống sau khi chết sau?" Socrates nói, "Tôi không biết."
Để nói, "Tôi không biết" có nghĩa là phải có lòng can đảm vĩ đại nhất thế gian. Ngôn ngữ tín đồ rất khó khăn khi nói "Tôi không biết". Điều đó cũng khó khăn đối với những con vẹt. Socrates là con người rất ngay thẳng và thành thật. Ông ấy nói, "Tôi không biết."
Sau đó môn đệ hỏi, "Thế thì tại sao thầy cảm thấy quá vui vẻ? Nếu linh hồn không thể sống, thế thì...?" Socrates nói, "Tôi phải nhìn xem. Nếu tôi sống sót thì không thể có nỗi sợ về điều đó. Nếu tôi không sống sót thì làm sao có nỗi sợ? Nếu tôi không sống sót có nghĩa tôi không sống sót. Thế thì nỗi sợ ở đâu? Không có ai ở đó, cho nên nỗi sợ không thể tồn tại. Nếu tôi sống sót, tôi sống sót. Không giá trị gì về việc sợ điều đó. Nhưng tôi không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra. Chính vì vậy mà tôi quá ngạc nhiên và sẵn sàng vào trong nó. Tôi không biết."
Với tôi, đây là những gì người mộ đạo nên là. Người mộ đạo không phải là người theo một tôn giáo nào đó. Tất cả đó chỉ là những con đường của kiến thức. Người theo tôn giáo nói, "Tôi biết." Và kiến thức của anh ta đến từ tín điều của tôn giáo mà anh ta theo. Người theo tôn giáo này bài bác người theo tôn giáo kia, bởi vì anh ta nói, "Nếu tôi đúng thì bạn không thể đúng. Nếu bạn đúng thì tôi không thể đúng." Cho nên có những tranh luận ghê gớm, và có quá nhiều cãi vã, quá nhiều tranh cãi, quá nhiều xung đột không cần thiết.
Con người mộ đạo, con người mộ đạo thực sự - không phải cái gọi là những người tôn giáo - là người nói, "Tôi không kbiết." Khi bạ nói "Tôi không biết" là lúc bạn không có bất kì thành kiến thế này thế khác, bạn không có bất kì niềm tin nào, bạn không có bất kì kiến thức nào. Bạn chỉ có sự nhận biết. Bạn nói, "Tôi nhận biết và tôi sẽ nhìn thấy điều gì sẽ xuất hiện. Tôi sẽ không mang bất kì tín điều nào từ quá khứ."
Đây là thái độ của môn đệ, thái độ của người muốn học hỏi. Và kỉ luật có nghĩa đơn giản là học hỏi. Môn đệ có nghĩa là người học hỏi, người sẵn sàng học, và kỉ luật có nghĩa là học hỏi.
Tôi không ở đây để thuyết giảng bạn bất kì tín điều nào; tôi đang không truyền đạt bất kì kiến thức nào cho bạn. Tôi chỉ đơn giản là giúp bạn nhìn thấy đó là gì. Sống cuộc đời bạn dù với bất kì giá nào. Hãy sẵn sàng với cuộc chơi.
Tôi đã nghe về nhà doanh nghiệp. Ông ta đang đi từ văn phòng của mình tới nhà hàng để dùng bữa trưa, một người lạ mặt dừng ông ta lại và nói, "Tôi không nghĩ rằng ông nhớ tôi. Mười năm trước tôi đến thành phố phá sản này. Tôi đã yêu cầu vay một khoản tiền, và ông đã trao tôi hai mươi đô la, bởi vì ông nói ông sẵn sàng với cơ hội để bắt đầu đưa con người vào lộ trình dẫn tới thành công."
Nhà doanh nghiệp nghĩ một lúc, sau đó ông ta nói, "Đúng. Tôi nhớ sự kiện đó. Hãy tiếp tục câu chuyện của ông." "À," người lạ mặt nhấn mạnh, "ông vẫn sẵn sàng cuộc chơi chứ?"
Cuộc sống vẫn hỏi bạn cùng một câu hỏi nhiều lần: "Bạn vẫn sẵn sàng cho cuộc chơi chứ?" Nó chưa bao giờ chắc chắn. Cuộc sống không có sự bảo đảm nào về điều đó; đó chỉ đơn giản là sự cởi mở, cởi mở một cách hoang dại, cởi mở một cách hỗn loạn. Bạn có thể làm ngôi nhà nhỏ quanh mình vì sự an toàn, nhưng sau đó nó chứng tỏ là nấm mồ của chính bạn. Hãy sống cuộc đời một cách tràn đầy.
Và chúng ta đã thực hiện điều đó theo nhiều cách. Hôn nhân là do con người tạo ra; tình yêu là một phần của cuộc sống. Khi bạn tạo ra hôn nhân quanh tình yêu cũng là lúc bạn tạo ra sự an toàn. Bạn đang tạo ra một cái gì đó không thể được tạo ra - tình yêu không thể được tạo ra trên cơ sở luật pháp. Bạn đang cố làm điều không thể, và nếu vậy, với nỗ lực đó thì tình yêu sẽ chết, nó không còn tính ngạc nhiên nữa. Bạn trở thành người chồng, người yêu bạn trở thành người vợ. Các bạn không còn là hai con người sống động nữa, các bạn trở thành hai công chức. Người chồng có chức năng nào đó, người vợ cũng có chức năng nào đó; họ có những nghĩa vụ nào đó phải thực hiện. Thế thì cuộc sống ngừng tuôn chảy, nó bị đóng băng.
Hãy quan sát người vợ và người chồng. Bạn sẽ luôn thấy hai người bị đóng băng; ngồi bên nhau nhưng họ không biết mình đang làm gì, tại sao họ ngồi đó. Có lẽ họ không có nơi nào để đi.
Khi bạn nhìn thấy tình yêu giữa hai người thì có một cái gì đó tuôn chảy, sống động, thay đổi. Khi có tình yêu giữa hai người thì họ sẽ sống trong hương thơm, giữa họ là sự chia sẻ không ngừng. Những rung động của họ đang đạt tới nhau, họ đang toát bản thể họ cho nhau. Không có bức tường giữa hai, họ là hai nhưng thực ra không là hai – họ cũng còn là một.
Người vợ và người chồng là cách xa nhau nhất có thể, thậm chí khi họ có thể ngồi bên nhau. Người chồng chưa bao giờ nghe những gì người vợ đang nói; anh ta đã trở thành điếc từ lâu rồi. Người vợ chưa bao giờ nhìn thấy những gì đang diễn ra với người chồng; cô ấy đã trở thành mù với anh ta. Họ tự coi điều đó là hiển nhiên; họ trở thành những vật thể. Họ không còn là con người nữa, bởi vì con người luôn cởi mở, con người luôn không chắc chắn, con người luôn thay đổi. Bây giờ họ có vai trò cố định phải thực hiện. Họ chết từ cái ngày họ thành hôn. Kể từ ngày đó họ không còn sống.
Tôi không nói là không nên xây dựng gia đình, nhưng nên nhớ rằng tình yêu là một cái gì đó thực. Nếu nó chết thì hôn nhân cũng trở thành vô nghĩa.
Mọi thứ trong cuộc đời cũng đúng như vậy, mọi thứ. Bạn có thể sống với nó – nhưng thế thì bạn phải sống với sự do dự này, không biết điều gì sẽ xuất hiện ở thời điểm tiếp theo – hoặc bạn có thể biến mọi thứ thành chắc chắn.
Có những người trở nên quá chắc chắn về mọi thứ đến mức họ chưa bao giờ ngạc nhiên. Có những người mà bạn không thể làm cho họ ngạc nhiên. Và tôi ở đây để đưa ra thông điệp cho bạn, đó là điều rất ngạc nhiên – bạn sẽ không tin điều đó, tôi biết. Bạn không thể tin điều đó, tôi biết. Tôi ở đây để nói với bạn một cái gì đó tuyệt đối không thể tin – rằng các bạn là những vị thần và những nữ thần. Các bạn đã quên điều đó.
Để tôi kể cho các bạn nghe một giai thoại.
Harvey Firestone, Thomas Edison, John Burroughs và Henry Ford dừng chân ở trạm dịch vụ ngoại ô trên đường tới Florida để nghỉ đông. “Chúng tôi muốn một số bóng đèn pha.” Ford nói, “nhân tiện cũng xin giới thiệu, người ngồi trong xe kia là Thomas Edison và tôi là Henry Ford.”
Gã đàn ông ở trạm dịch vụ cũng không thèm ngẩng lên, ông ta vỗ điếu thuốc một cách khinh bỉ. “Và” Ford nói, “chúng tôi muốn mua một cái lốp mới nếu ông có loại Firestone. Và ông bạn khác ngồi trong xe chính là Harvey Firestone.”
Ông già đó vẫn không nói gì. Trong khi ông ta lắp lốp vào bánh xe thì John Burroughs, với bộ râu trắng dài, thò đầu ra khỏi cửa kính và nói, “Khỏe không, ông bạn kì lạ?”
Cuối cùng ông già ở trạm dịch vụ tươi tỉnh trở lại. Ông ta liếc nhìn Burroughs và nói, “Nếu ông nói tôi là Santa Clause thì tôi sẽ bị đẩy xuống địa ngục, nếu không tôi sẽ đập tan sọ ông bằng cái cờ-lê này.”
Ông ta không thể tin rằng, Harvey Firestone, Thomas Edison, John Burroughs và Henry Ford lại du hành cùng nhau trong một chiếc xe hơi. Tất cả họ là những người bạn và họ thường du hành cùng nhau.
Khi tôi nói với bạn rằng, bạn là những vị thần và những nữ thần thì bạn sẽ không tin điều đó, bởi vì bạn đã hoàn toàn quên ai đang du hành bên trong bạn, ai đang ngồi bên trong bạn, ai đang nghe tôi, ai đang nhìn tôi. Bạn đã hoàn toàn quên. Bạn đã được trao một vài cái nhãn bên ngoài và bạn đã tin vào những cái nhãn đó – tên bạn, tôn giáo của bạn, đất nước bạn – tất cả đều là giả! Nếu bạn không biết bản thể bên trong bạn thì điều đó không tạo ra cảm giác nào, cho dù bạn là bất kì tôn giáo nào. Tất cả những nhãn mác đó không tạo ra bất kì cảm giác nào ngoại trừ chúng được tạo ra bởi mục đích nào đó. Làm cách nào nó tạo ra cảm giác? Làm cách nào nó giúp bạn biết bản thể bạn? Tất cả chỉ là vớ vẩn – bởi vì bản thể không mang nhãn mác, và bản thể cũng không là tôn giáo nào. Bản thể chỉ đơn giản là cái ‘ta’ tinh khiết.
Cái ‘ta’ tinh khiết đó là điều mà tôi gọi là Thượng đế. Nếu bạn có thể hiểu tính thần thánh bên trong bạn thì bạn đã hiểu cuộc đời là gì rồi. Nếu không bạn đã không có khả năng giải mã cuộc sống. Đây là thông điệp. Toàn bộ cuộc đời liên tục nhấn mạnh đến một vấn đề - đó là, các bạn là những vị thần. Khi bạn hiểu điều đó thì không còn cái chết. Thế thì bạn đã học được bài học. Thế thì trong cái chết, những vị thần sẽ quay trở về những ngôi nhà của họ.
Khi vị giáo sĩ Do Thái tên Bimham đang nằm hấp hối, vợ của ông ta khóc lóc thảm thiết.
Ông ta nói, “Bà khóc vì điều gì? Cả cuộc đời tôi chỉ học cách làm thế nào để chết.”
Toàn bộ cuộc đời… chỉ là sự huấn luyện để làm cách nào trở về nhà, làm cách nào để chết, làm cách nào để biến mất. Bởi vì thời điểm bạn biến mất thì Thượng đế xuất hiện trong bạn. Sự hiện diện của bạn là sự vắng mặt của thượng đế; sự vắng mặt của bạn là sự hiện diện của Thượng đế.
Xem tiếp Chương 2Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post