Read more
Nếu tất cả chúng tôi đều là chư phật tại sao chúng tôi rơi vào
trong dốt nát và vô nhận biết?
Vì các bạn là chư phật. Đá không thể rơi vào vô nhận
biết được. Vì các bạn là chư phật, các bạn có thể rơi: chỉ nhận biết mới có thể
rơi vào trong vô nhận biết, chỉ người sống mới có thể chết, chỉ người yêu mới
có thể ghét, và chỉ từ bi mới có thể trở thành giận. Cho nên không có mâu thuẫn.
Câu hỏi này nảy sinh trong tâm trí: "Nếu mọi người là vị phật, và mọi người
là Thượng đế, sao chúng ta trong dốt nát nhiều thế?" Vì bạn là thượng đế,
bạn có thể sa ngã.
Chuyện xảy ra: Nhà huyền môn Sufi, Junnaid, đi qua một
khu rừng. Ông ấy thấy một người đang bước đi ở đó, ngay trên bờ hồ sâu. Người
này hoàn toàn say, một chai rượu trong tay người đó, và người đó lang thang như
người say - và bất kì khoảnh khắc nào người đó cũng có thể ngã xuống hồ, và điều
đó là nguy hiểm. Cho nên Junnaid đuổi theo người đó, cầm tay người đó và nói,
"Anh bạn, anh làm gì vậy? Điều này là nguy hiểm. Đi ở đây, say thế, anh có
thể ngã. Và hồ rất sâu, và không có ai quanh đây. Cho dù anh kêu khóc, chẳng ai
nghe cả." Người say mở mắt ra và nói, "Junnaid, ông có thể không biết
ta, nhưng ta biết ông. Điều ông nói với ta, ta muốn nói với ông nữa: rằng nếu
ta ngã, nhiều - nhiều nhất thôi - thân thể ta sẽ bị hại, nhưng nếu ông ngã, thế
thì toàn thể tâm thức ông.... " Junnaid quay về với đệ tử của ông ấy, và
ông ấy nói. "Hôm nay ta tìm ra thầy."
Và ông ấy đúng, người say đúng, bởi vì Junnaid ở
trên đỉnh, đi trên đỉnh tâm thức - nếu ông ấy ngã từ đó mọi thứ sẽ bị tan tành.
Bạn càng đi cao, nguy hiểm càng lớn. Những người bước đi trên đất bằng, cho dù
họ ngã, cái gì sẽ xảy ra? Nhiều nhất, chút ít gãy xương như Teertha. Cho nên họ
vào bệnh viện và họ có thể được băng bó. Nhưng nếu bạn đi trên đỉnh cao, thế
thì nguy hiểm là rất nhiều.
Vì các bạn là chư phật, đó là lí do tại sao các bạn
đã ngã vào dốt nát nhiều thế, vào thung lũng bóng tối sâu thế. Cho nên đừng bị
chán nản về nó. Nếu bạn ở sâu thế trong thung lũng, điều đó là một chỉ báo rằng
lần nữa bạn có thể ở trên đỉnh. Chính khả năng của việc ngã xảy ra bởi vì có
năng lực ở trên đỉnh. Và điều đó là tốt - không cái gì sai - bởi vì nó là kinh
nghiệm. Phật tính của bạn sẽ trở nên trong trẻo hơn. Khi bạn đã qua bóng tối và
khổ này, và khi bạn về nhà, bạn sẽ không là cùng người như bạn đã là trước khi
bạn ngã. Sự mãnh liệt của nhận biết của bạn sẽ có phẩm chất khác bây giờ: bạn
đã đau khổ và bạn đã biết. Bạn sẽ tỉnh táo hơn. Nhận biết của bạn bây giờ sẽ tỉnh
táo hơn, mãnh liệt, toàn vẹn, kết tinh.
Chuyện xảy ra: Một người rất giầu trở nên bị thất vọng
với giầu có của mình - như nó vẫn xảy ra. Thực ra điều này nên là tiêu chí liệu
một người là giầu hay không. Nếu một người thực sự giầu người đó nhất định bị
thất vọng với giầu có của mình. Nếu người đó còn chưa thất vọng người đó vẫn
còn là người nghèo; người đó có thể có tiền, nhưng người đó không giầu - bởi vì
người giầu nhất định biết rằng bất kì cái gì người đó có đã không thoả mãn cho
người đó một chút. Lo âu sâu sắc, trống rỗng, theo sau người đó; bây giờ điều
đó thậm chí còn mãnh liệt hơn - sự sáng tỏ đã tới. Người nghèo bao giờ cũng có
thể hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt. Làm sao người giầu có thể hi vọng được? Ngày
mai sẽ là như nhau cả. Hi vọng chết rồi. Người đó có tất cả những thứ người đó
có thể có; ngày mai sẽ không thêm vào cái gì nữa. Một Andrew Carnegie - khi ông
ấy chết ông ấy để lại hàng nghìn triệu đô la. Ngày mai có thể thêm được cái gì?
Thêm vài nghìn nữa sao? Vài triệu nữa?Nhưng ông ấy không thể dùng được vài triệu
đó bởi vì ngay bây giờ ôngấy không biết phải làm gì với tiền của ông ấy. Ông ấy
đã có nhiều hơn số được cần.
Thực ra, bạn càng có nhiều tiền, giá trị của tiền
càng ít. Giá trị tuỳ thuộcvào sự nghèo. Một ru pi trong túi người nghèo có nhiều
giá trị hơn cùng đồng ru pi đó trong túi người giầu vì người nghèo có thể dùng
nó; người giầu không thể dùng được nó. Bạn càng có nhiều tiền, giá trị càng ít.
Một điểm bão hoà tới khi tiền không có giá trị nào - dù bạn có nó hay không
cũng không tạo ra khác biệt gì; cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục như cũ. Là giầu
nghĩa là phá huỷ giá trị của tiền; thế thì tiền là vô giá trị. Bạn có nhà bạn
muốn, bạn có xe bạn muốn, bạn có mọi thứ bạn muốn - bây giờ tiền không là gì,
chỉ là con số. Bạn có thể cứ để các con số trong số dư ngân hàng của bạn - chẳng
dùng gì. Thế rồi đột nhiên hi vọng chết; và đột nhiên người ta nhận ra:
"Mình đã không đạt tới cái gì cả."
Người giầu này, tôi sẽ kể cho bạn, là giầu thực, và
anh ta trở nên thất vọng với giầu có của mình tới mức anh ta bỏ lâu đài đi tìm
người trí huệ; bởi vì anh ta thực sự khổ sở, thực sự trong đau khổ. Anh ta muốn
cảm thấy hạnh phúc một chút. Anh ta đi từ người trí huệ nọ tới người trí huệ
khác mà toàn vô dụng. Họ nói nhiều, nhưng không ai có thể chỉ cho anh ta. Và
anh ta khăng khăng - anh ta phải đã là người rất theo kinh nghiệm - anh ta
khăng khăng: "Chỉ cho tôi hạnh phúc, thế thì tôi sẽ tin." Anh ta phải
đã có tâm trí khoa học. Anh ta nói, "Ông không thể lừa tôi bằng việc nói
được. Chỉ cho tôi hạnh phúc đi - nó ở đâu. Đích xác nếu tôi thấy nó, chỉ thế
thì tôi mới có thể trở thành đệ tử của ông." Bây giờ hiếm khi tìm ra thầy
có thể chỉ cho bạn được. Có thầy giáo, hàng nghìn và hàng nghìn, người có thể
nói về hạnh phúc, và nếu bạn nhìn mặt họ bạn sẽ thấy rằng họ khổ nhiều hơn bạn.
Người giầu này tới một làng, và mọi người bảo anh
ta, "Có đấy, chúng tôi có một nhà huyền môn Sufi. Ông ấy có thể giúp được.
Ông ấy có chút ít lập dị, vậy nên nhận biết chút ít về ông ấy. Nhận biết chút
ít, hmm?... vì không ai biết ông ấy sẽ làm gì. Nhưng ông ấy là hiện tượng hiếm
hoi - anh đi tới ông ấy xem." Người giầu này đi; anh ta cố tìm ra ông ấy.
Ông ấy không ở trong lều. Mọi người nói rằng ông ấy mới đi vào rừng, cho nên
anh ta đi tới đó. Ông ấy đang ngồi dưới một cây to, sâu trong thiền. Người giầu
này dừng lại ở đó, xuống ngựa. Và người đó trông thực sự đang trong hạnh phúc
sâu sắc, im lặng thế, bình thản thế. Ngay cả mọi thứ quanh ông ấy cũng tĩnh lặng
- cây cối, chim chóc. Không khí rất thanh bình; trời tối đang buông xuống.
Người giầu quì xuống dưới chân ông ấy và nói,
"Thưa ngài, tôi muốn hạnh phúc. Tôi có mọi thứ - trừ mỗi hạnh phúc."
Người Sufi mở mắt và nói, "Ta sẽ chỉ cho ông hạnh phúc, ông chỉ cho ta giầu
có của ông." Hoàn toàn đúng. Nếu bạn đề nghị ông ấy chỉ cho hạnh phúc, bạn
chỉ cho ông ấy giầu có của bạn chứ. Anh ta có hàng nghìn kim cương trong túi
trên lưng ngựa vì anh ta đã dự phòng cho điều đó. Anh ta bao giờ cũng nghĩ,
"Nếu có ai đó hạnh phúc, người đó sẽ hỏi; và phải trả giá chứ. Và chẳng có
gì bạn có thể có trong đời mà không phải trả giá cho nó." Cho nên anh ta
đã mang chúng theo mình. Những kim cương đó đáng giá hàng triệu ru pi. Anh ta
đưa cái túi và nói, "Ông trông đây." Trong chớp mắt, nhà huyền môn vồ
lấy chiếc túi trong tay anh ta và chạy mất. Người giầu không thể tin được trong
một giây về điều đã xảy ra. Khi anh ta hoàn hồn anh ta chạy đuổi theo vừa la to
- "Ối cướp, tôi bị cướp!"
Tất nhiên, nhà huyền môn biết đường trong làng, và
ông ấy có thể chạy nhanh. Và ông ấy là một fakir, mạnh khoẻ, và người giầu
trong đời chưa bao giờ đuổi theo ai đó. Cho nên, khóc lóc, kêu gào, la hét, đau
khổ... và cả làng tụ tập lại, và mọi người
nói, "Chúng tôi đã bảo anh từ trước rồi, ‘Đừng đi, ông ấy lập dị. Chả ai
biết ông ấy sẽ làm gì.'" Và cả làng trở nên bị kích động. Đó là đau khổ thực
cho người giầu. Dành dụm cả đời của anh ta bị mất - và không gì giúp được. Chạy
vòng quanh làng, nhà huyền môn quay lại cùng cây đó nơi con ngựa vẫn đứng đấy.
Ông ấy để cái túi gần con ngựa, ngồi dưới cây, nhắm mắt lại, trở nên im lặng.
Người giầu tới - chạy tới, thở gấp, vã mồ hôi, nước mắt dàn dụa - cả đời anh ta
lâm nguy. Thế rồi anh ta đột nhiên thấy cái túi ở gần ngựa; anh ta cầm nó đưa
lên tim, bắt đầu nhảy múa, trở nên hạnh phúc....
Nhà huyền môn mở mắt ra và nói, "Trông đấy! Ta
chẳng chỉ cho anh hạnh phúc là gì sao?"
Bạn phải biết khổ; chỉ thế thì bạn mới biết hạnh
phúc là gì. Bạn cần bối cảnh. Mọi kinh nghiệm đều là kinh nghiệm trên bối cảnh.
Vị phật phải tới thế giới để cảm thấy rằng mình là vị phật. Bạn phải tới thế giới
và khổ để biết bạn là ai. Không có nó, không có khả năng nào. Bạn ở trong cùng
trạng thái mà người giầu này đã ở: chạy quanh nhà huyền môn, mọi thứ bị cướp
đi, kêu khóc. Tôi có thể thấy: mọi thứ bị cướp, bạn chạy trong ngôi làng thế giới
này. Đường thì không biết, nhưng bạn bị cướp.
Bạn bất hạnh tới chính cốt lõi, khổ sở. Chạy, chạy,
chạy... một hôm bạn sẽ quay lại cái cây, bạn sẽ thấy lại cái túi. Bạn sẽ nhảy
múa; bạn sẽ cực lạc. Bạn sẽ nói, "Bây giờ tôi biết hạnh phúc là gì."
Thế giới là kinh nghiệm cần thiết. Nó là trường học. Người ta phải trải qua nó.
Để biết bản thân mình người ta phải đánh mất bản thân mình trước hết. Không có
cách khác; đó là cách duy nhất. Không cái gì có thể được làm về nó. Cái đó là
thế.
Vâng, đó là lí do tại sao. Bởi vì các bạn là chư phật,
đó là lí do tại sao bạn khổ. Bởi vì các bạn là chư phật, đó là lí do tại sao bạn
rơi vào vô nhận biết. Bạn có thể về nhà bất kì ngày nào. Điều đó là dành cho bạn;
bạn phải quyết định và quay về cội nguồn. Trong Ki tô giáo một từ đã bị hiểu nhầm
rất nhiều, và đó là "repent - hối lỗi." Từ Do Thái gốc cho
"repent" nghĩa là trở về, không phải hối lỗi. Đó là hối lỗi duy nhất
- nếu bạn trở về! Nhưng chỉ bởi vì bị dịch là "hối lỗi" toàn thể sự
việc bị mất. Những người Mô ha mét giáo có từ tương tự, toba. Toba nghĩa là trở
về. Nó nghĩa là "đi về cội nguồn." Toba cũng giống như repentance;
cái đó nữa cũng không phải là hối lỗi. Người Jainas có một từ: họ gọi nó là
pratikraman; điều đó nghĩa là trở về. Toàn thể vấn đề là cách trở về cội nguồn
từ nơi bạn đã tới. Và đó là thiền tất cả là gì: trở về, quay lại cội nguồn và
rơi vào trong nó lần nữa. Các bạn là chư phật, các bạn đã từng là chư phật, các
bạn sẽ vẫn còn là chư phật - nhưng phật tính có ba giai đoạn: một, trước khi bạn
đánh mất nó, thời thơ cấu của vị phật; thế rồi, bạn đi tìm nó, thời thanh niên
của vị phật; thế rồi, bạn đạt tới nó, tuổi già. Mọi đứa trẻ đều là vị phật, mọi
thanh niên đều là người tìm kiếm, và mọi người già nên là, nếu mọi sự mà đúng,
người đã đạt tới. Đó là lí do tại sao chúng ta kính trọng và tôn vinh người già
nhiều thế ở phương Đông. Nếu mọi thứ diễn ra tốt lành, người trí huệ nghĩa là
người đã quay lại tới cội nguồn.
Đứa trẻ có hồn nhiên, nhưng nó vô nhận biết về điều
đó, bởi vì nó cóđiều đó từ chính lúc bắt đầu. Làm sao nó có thể trở nên nhận biết
về điều đó được? Nó cần kinh nghiệm về cái đối lập; chỉ thế thì nó sẽ trở nên
nhận biết. Và thế thì nó sẽ khao khát đạt tới việc trở lại điều đó lần nữa: mọi
người đều khao khát lại là đứa trẻ, lại hồn nhiên thế. Toàn thể kinh nghiệm này
kì diệu thế. Nhưng nó đã không kì diệu thế vào lúc đó! Cứ quay lại thời thơ ấu
của bạn mà xem. Đừng nhớ nó - sống lại nó. Đó đã là khổ. Không đứa trẻ nào hạnh
phúc: mọi đứa trẻ đều muốn trở thành người lớn, trưởng thành, lớn, mạnh - mọi đứa
trẻ - bởi vì mọi đứa trẻ bản thân nó đều bất lực. Nó không biết nó có gì. Làm
sao bạn có thể biết được khi bạn còn chưa làm mất điều đó? Nó sẽ phải đánh mất
hồn nhiên: nó sẽ phải đi vào trong thế giới của suy đồi; nó sẽ phải đi sâu vào
trong tội lỗi. Nó đã là thánh nhân, nhưng tính thánh thiện đó đã không phải là
thành tựu. Nó chỉ là món quà tự nhiên.
Nếu cái gì đó được tự nhiên trao cho bạn, bạn không
thể đánh giá nó được. Đó là lí do tại sao bạn không biết ơn chút nào. Tôi đã
nghe một câu chuyện Sufi. Một người tới một nhà huyền môn Sufi và anh ta nói,
"Tôi thất vọng và tôi định tự tử. Tôi định dìm bản thân mình vào sông và
tôi thấy ông đang ngồi trên bờ. Tôi nghĩ, ‘Sao không thử nỗ lực cuối cùng?' Tôi
muốn biết ông nói gì." Nhà huyền môn nói, "Sao anh thất vọng thế?"
Người này nói, "Tôi chẳng có gì cả. Đó là lí do tại sao tôi thất vọng -
không một xu. Tôi là người nghèo nhất trên thế giới, và tôi khổ. Và mọi thứ đều
nhiều nỗ lực thế - tôi mệt mỏi vì nó. Xin ban phúc cho tôi để cho tôi có thể chết
bởi vì tôi có vận đen tới mức bất kì cái gì tôi làm tôi bao giờ cũng thất bại.
Tôi sợ rằng ngay cả tự tử tôi cũng sẽ thất bại." Nhà huyền môn nói,
"Anh đợi đấy. Nếu anh định tự tử và anh nói rằng anh không có gì, cho ta một
ngày đi. Ngày mai, ta sẽ xoay xở được."
Sáng hôm sau ông ấy đưa anh ta tới hoàng đế. Hoàng
đế là đệ tử của người Sufi này. Ông ấy đi vào cung điện, nói với hoàng đế, quay
lại, đưa người này tới hoàng đế và nói với người này, "Hoàng đế sẵn sàng
mua đôi mắt của anh. Và bất kì giá nào anh đòi, ngài sẽ trả." Người này
nói, "Ông nghĩ sao? Tôi điên chắc - bán mắt tôi à?" Người Sufi nói,
"Anh đã nói anh chẳng có gì. Bây giờ, bất kì cái gì anh đòi, bất kì giá
nào - một triệu ru pi, hai triệu ru pi, mười triệu ru pi, trăm triệu ru pi -
nhà vua sẵn sàng mua đôi mắt. Và mới mấy giờ trước, anh đã nói anh chẳng có gì
- và anh không sẵn sàng bán mắt sao? Và anh định tự tử. Và ta đã thuyết phục
nhà vua mua mắt anh nữa, răng anh nữa, tay anh, chân anh. Anh ra giá và chúng
ta sẽ chặt mọi thứ và đưa tiền cho anh. Anh sẽ là người giầu nhất thế giới."
Người này nói, "Tôi cứ tưởng ông là người trí huệ - ông dường như là kẻ
sát nhân!" Người này trốn biệt. Anh ta nói, "Ai biết được, nếu mình
vào cung điện và nhà vua cũng điên như thế này và họ bắt đầu moi mắt mình
ra..."
Anh ta trốn biệt, nhưng lần đầu tiên anh ta nhận ra
bạn sẽ đòi giá bao nhiêu cho đôi mắt của bạn. Nhưng bạn chưa bao giờ biết ơn về
chúng. Bạn chưa bao giờ cám ơn Thượng đế rằng bạn đang sống động. Nếu bạn định
chết chính khoảnh khắc này và ai đó có đó để chia cho bạn thêm một ngày nữa, bạn
sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu? Bạn sẽ sẵn sàng cho tất cả. Nhưng bạn chưa bao giờ
cám ơn... bởi vì bạn được nó không mất tiền. Bạn được nó như món quà, và không
ai đánh giá cao món quà. Thời thơ ấu là món quà. Hồn nhiên có đó nhưng đứa trẻ
vô nhận biết. Nó sẽ phải đánh mất hồn nhiên. Khi nó đánh mất - trong tuổi thanh
niên nó sẽ lang thang, sẽ bị trộn lẫn vào trong các cách thức của thế giới, sẽ
trở thành tối tăm hoàn toàn, vấy bẩn, tội nhân - thế rồi người đó sẽ khao khát.
Thế rồi người đó sẽ biết người đó đã mất gì. Và thế rồi người đó sẽ đi tới nhà
thờ và tới đền chùa và tới Himalayas, và tìm kiếm thầy - và người đó đang hỏi
cái không; người đó đang hỏi chỉ điều này - trả lại hồn nhiên của người đó. Và
nếu mọi thứ đi đúng và người đó là người dũng cảm, đến cuối, đến lúc người đó sắp
chết, người đó có thể đạt tới hồn nhiên đó lần nữa.
Nhưng khi người già trở thành đứa trẻ đó là khác biệt
toàn bộ. Đó là định nghĩa về thánh nhân: người già trở thành đứa trẻ lần nữa, hồn
nhiên. Nhưng hồn nhiên của người đó có phẩm chất khác bởi vì người đó biết, bây
giờ, nó có thể bị mất; và người đó biết, bây giờ, rằng khi nó mất người ta khổ
vô cùng. Bây giờ người đó biết rằng không có hồn nhiên này mọi thứ trở thành địa
ngục. Bây giờ người đó biết hồn nhiên này là trạng thái phúc lạc duy nhất, giải
thoát duy nhất có đó.
Cùng điều đó xảy ra với nhận biết của bạn: bạn có
nó, bạn đánh mất nó, bạn giành lại nó. Nó trở thành vòng tròn. Đó là lí do tại
sao Jesus nói, "Chừng nào các ông còn chưa là đứa trẻ, chừng nào các ông
còn chưa giống như đứa trẻ, các ông sẽ không vào vương quốc Thượng đế của
ta." Đó là việc trở về; vòng tròn là đầy đủ. Quên từ "hối lỗi"
đi thay thế nó bằng "trở về," và Ki tô giáo trở thành tự do với phạm
tội. Cái "hối lỗi," từ "hối lỗi" đó đã tạo ra toàn thể khổ
sở. Trở về là hay; hối lỗi là hiện tượng xấu xí. Và tôn giáo không nên tạo ra tội
lỗi trong bạn, nó nên tạo ra dũng cảm. Tội lỗi tạo ra sợ hãi. Và điều duy nhất
được cần là dũng cảm - bạo dạn - trở về nhà.
0 Đánh giá