Chương 1. Bí Mật Của Thuật Sinh

Chương 1. Bí Mật Của Thuật Sinh

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho

(Tập 1)

Chương 1. Bí Mật Của Thuật Sinh





Nghe hoặc Tải MP3 'Bí Mật Của Những Bí Mật' (Tập 1) ê


Osho ơi,

Thầy Lữ tử nói:

Cái tự tồn tại là Đạo. Đạo là vô danh vô hình. Nó là cái Một tinh tuý, cái một Thái cực. Tinh và Sinh không thể thấy được. Chúng trong thiên quang. Thiên quang không thể thấy được. Nó được chứa trong hai mắt.

Thái cực là tên của cái vô thượng. Mật dụng của thuật sinh là dùng vi đạt tới vô vi.

Hoa Vàng là ánh sáng. Dụng của Hoa Vàng là biểu tượng. Câu “Để thượng thuỷ cần nếm trải” nói tới điều đó.

Luân quang tuỳ vào chuyển động chảy ngược, khiến ý tụ. Thiên tâm ở giữa nhật nguyệt.

Sách Hoàng Thành viết: “Trên một thốn vuông của nhà một bộ vuông, Sinh có thể được điều tiết.”

Giữa thốn vuông ngụ huy hoàng. Giữa tử phòng trong ngọc thành, Thần Toàn Hư và Sinh cư ngụ. Vậy nên khi luân quang, lực toàn thân hiện trước ngai vàng, như, khi vua thiêng lập kinh và ban yếu lệnh, chư hầu vào triều cống; hay như, khi chủ yên tĩnh và bình thản, kẻ hầu nam nữ tuân lệnh theo cách của họ, từng kẻ làm việc của mình.

Do đó ông chỉ phải làm luân quang; đó là mật pháp sâu nhất và kì diệu nhất. Quang dễ luân, nhưng khó trụ. Nếu luân đủ lâu, tự nó tụ. Đó là tình cảnh của câu: “Ông lặng thăng buổi sáng.”

Khi làm yếu pháp này ông không cần tìm bí kíp khác, chỉ phải tụ ý vào nó. Bằng tụ ý, ông có thể thăng và sẽ được sinh trên thiên giới.

Hoa Vàng là thuốc trường sinh bất lão. Tuy nó dụng công chính xác, vậy mà linh động tới mức để hiểu nó cần cực minh và tuệ, và biết toàn hấp và yên bình nhất. Kẻ vô thượng minh và tuệ này, không tìm được cách; kẻ vô thượng thừa để hấp thu và yên bình, không giữ được nó.

Một chuyện ngụ ngôn.

Ngày xưa có một thuật sĩ rất giầu, có rất nhiều cừu. Nhưng đồng thời thuật sĩ này lại rất hà tiện. Ông ta không muốn thuê người chăn cừu, cũng chẳng muốn dựng hàng rào quanh bãi cỏ nơi cừu ăn cỏ. Cừu thường đi lang thang vào rừng, rơi xuống hẻm núi, và cứ thế, và trên hết tất cả chúng chạy mất, vì chúng biết thuật sĩ muốn dùng thịt và da của chúng, và điều này chúng không thích.

Cuối cùng thuật sĩ tìm ra một biện pháp. Ông ta thôi miên lũ cừu và gợi ý cho chúng trước hết rằng chúng là bất tử và chẳng điều hại nào được làm với chúng khi chúng bị thuộc da, rằng ngược lại, điều đó sẽ là rất tốt cho chúng và thậm chí còn là vui thú.

Thứ hai, ông ta gợi ý rằng thuật sĩ là chủ tốt, người yêu bầy cừu của mình nhiều tới mức ông ta sẵn sàng làm bất kì cái gì trên thế giới cho chúng. Và ở chỗ thứ ba, ông ta gợi ý cho chúng rằng nếu bất kì cái gì sẽ xảy ra cho chúng, điều đó sẽ không xảy ra ngay lúc đó đâu, dù sao đi chăng nữa cũng không vào ngày đó, và do đó chúng chẳng cần nghĩ về điều đó.

Hơn nữa, thuật sĩ gợi ý với cừu rằng chúng không phải là cừu chút nào. Với một số con trong chúng, ông ta gợi ý rằng chúng là sư tử, với số khác chúng là đại bàng, với số khác chúng là người, và với số khác chúng là các thuật sĩ.

Và sau điều này, mọi chăm nom và lo lắng của ông ấy về cừu đi tới kết thúc. Chúng không bao giờ chạy đi nữa mà yêu tĩnh chờ đợi tới lúc thuật sĩ cần thịt của chúng và da của chúng.

George Gurdjieff thích chuyện ngụ ngôn này lắm. Toàn thể triết lí của ông ấy được hàm chứa trong chuyện ngụ ngôn nhỏ này. Và chuyện ngụ ngôn này đại diện cho con người trong trạng thái bình thường của vô thức. Nó là một trong những minh hoạ hay nhất về con người như con người vậy: người là máy.

Con người được sinh ra là không là máy, nhưng con người sống như máy và chết như máy. Con người có hạt mầm của việc nở hoa vĩ đại của tâm thức, con người có khả năng trở thành Thượng đế. Nhưng điều đó không xảy ra. Nó không xảy ra bởi vì con người đã bị thôi miên - bởi xã hội, bởi nhà nước, bởi nhà thờ có tổ chức, bởi các quyền lợi được đầu tư. Xã hội cần nô lệ, và con người có thể vẫn còn là nô lệ chỉ nếu con người không được phép trưởng thành trong việc nở hoa tối cao của mình. Xã hội cần thịt của bạn và da của bạn và một cách tự nhiên không ai thích điều đó. Do đó toàn thể quá trình xã hội hoá, văn minh hoá, không là gì ngoài thôi miên sâu.

Con người đang bị thôi miên từ chính khoảnh khắc được sinh ra. Con người bị thôi miên: rằng xã hội tồn tại vì quí mến người đó, vì cái tốt cho người đó. Điều đó là hoàn toàn sai. Con người bị thôi miên: rằng con người là bất tử. Con người không phải vậy. Con người có thể bất tử, nhưng con người đang không bất tử. Và nếu thôi miên còn dai dẳng con người sẽ không bao giờ bất tử cả.

Bạn sống chỉ như một sinh linh hữu tử vì bạn sống trong thân thể. Thân thể sẽ chết. Cái được sinh ra nhất định sẽ chết đi; sinh là bắt đầu của thân thể và chết là kết thúc. Bạn có biết cái gì nhiều hơn thân thể trong bạn không? Bạn có kinh nghiệm được cái gì cao hơn thân thể, sâu hơn thân thể không? Bạn có thấy cái gì trong bạn mà thậm chí còn có trước cả khi bạn được sinh ra không? Nếu bạn đã thấy cái đó, thế thì bạn là bất tử. Nếu bạn biết mặt bạn, mặt nguyên thuỷ của bạn, mặt mà bạn có trước khi bạn được sinh ra, thế thì bạn biết bạn sẽ có đó sau cái chết nữa; ngược lại thì không đâu.

Con người có thể bất tử, nhưng con người sống bị bao quanh bởi cái chết bởi vì con người sống bị đồng nhất với thân thể. Xã hội không cho phép bạn biết nhiều hơn thân thể bạn. Xã hội quan tâm chỉ tới thân thể bạn; thân thể bạn có thể được đưa vào sử dụng, linh hồn bạn là nguy hiểm. Con người của linh hồn bao giờ cũng nguy hiểm vì con người của linh hồn là người tự do, người đó không thể bị thu lại thành nô lệ. Người có linh hồn bất tử trong mình thì có cam kết sâu hơn với bản thân sự tồn tại, với bản thân Thượng đế. Người đó không quan tâm chút nào tới các cấu trúc nhân tạo của xã hội, văn minh và văn hoá; đây là các xà lim nhà tù cho người đó. Người đó không tồn tại như một người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Người đó không thể là một phần của đám đông. Người đó tồn tại như một cá nhân.


Thân thể là một phần của đám đông, linh hồn bạn thì không. Linh hồn bạn có tính cá nhân sâu sắc. Hương vị của nó là hương vị của tự do. Nhưng linh hồn bạn không thể bị đưa vào sử dụng ở bãi chợ. Xã hội chỉ cần thân thể bạn. Và điều rất nguy hiểm cho xã hội là bạn bắt đầu phấn đấu vì linh hồn, bởi vì thế thì mối quan tâm của bạn thay đổi. Bạn biến từ người hướng ngoại thành người hướng nội; bạn bắt đầu đi vào trong. Xã hội là bên ngoài, xã hội muốn bạn vẫn còn là người hướng ngoại - quan tâm tới tiền, quyền, danh, và mọi cái đó - để cho năng lượng của bạn cứ đi ra ngoài. Nếu bạn bắt đầu đi vào trong, điều đó nghĩa là bạn đã trở thành một kẻ bỏ dở, bạn không còn là một phần của trò chơi đang được chơi ở bên ngoài. Bạn không thuộc vào nó. Bạn bắt đầu chìm sâu vào bên trong hiện hữu riêng của bạn. Và có cội nguồn của tính bất tử.




Xã hội ngăn cản bạn đi vào trong. Và cách tốt nhất là trao cho bạn một ý tưởng giả rằng bạn đang đi vào trong. Thuật sĩ bảo với cừu rằng chúng là sư tử, đã gợi ý cho chúng rằng chúng là bất tử, đã thôi miên chúng vào việc tin rằng chúng không chỉ là người mà chúng là các thuật sĩ vĩ đại.

Khi bạn đi tới nhà thờ bạn không đi vào trong, khi bạn đi tới đền chùa, bạn không đi vào trong đâu. Nhưng xã hội đã thôi miên bạn để tin rằng nếu bạn muốn đi vào trong, thì đi vào nhà thờ. Nhưng nhà thờ cũng có tính bên ngoài nhiều như bất kì cái gì khác. Xã hội đã thôi miên bạn để tin rằng nếu bạn muốn đi vào trong, thì đi tới tu sĩ. Và tu sĩ là đại lí của nhà nước và xã hội. Tu sĩ bao giờ cũng chống lại các nhà huyền môn, vì nếu bạn đi tới nhà huyền môn bạn sẽ bắt đầu đi vào trong.

Nhà huyền môn sống theo cách khác toàn bộ. Năng lượng của ông ấy có động thái khác: dòng sông của ông ấy đi vào trong. Cho nên người đi tới nhà huyền môn, rơi vào hoà điệu với nhà huyền môn, sẽ bắt đầu đi vào trong một cách tự nhiên, đơn giản, tự phát. Đó là toàn thể mục đích của việc ở cùng thầy, cùng nhà huyền môn.

Cuốn sách này, Bí mật của Hoa Vàng, là một trong những bản luận bí truyền nhất trên thế giới. Nó sẽ chỉ cho bạn cách trở nên nhiều hơn thân thể. Nó sẽ chỉ cho bạn cách đi ra ngoài cái chết. Nó sẽ chỉ cho bạn cách nở hoa - cách không còn là hạt mầm mà trở thành hoa vàng - điều ở Ấn Độ chúng ta đã gọi là hoa sen một nghìn cánh, ở Trung Quốc họ gọi là hoa vàng. Nó là biểu tượng.

Hoa đại diện cho sự hoàn hảo, tính toàn bộ. Hoa đại diện cho cách diễn đạt tối cao nhất về tiềm năng, việc hiện thực hoá của tiềm năng. Hoa đại diện cho cái đẹp, cái vĩ đại, cái huy hoàng của hiện hữu. Và chừng nào bạn còn chưa trở thành hoa sen một nghìn cánh hay hoa vàng...

Nhớ lấy, bạn phải đi xa. Nhớ lấy, rằng bạn phải thoát ra khỏi các cái bẫy mà xã hội đã cài quanh bạn. Nhớ lấy, rằng bạn vẫn chưa làm công việc mà vì nó bạn đã tới trái đất này. Nhớ lấy, bạn mới chỉ là hạt mầm, chưa là linh hồn.

Bản luận này, Bí mật của Hoa Vàng, là rất cổ đại - có thể là một trong những bản luận cổ đại nhất trên thế giới - chắc chắn đã cổ hai mươi nhăm thế kỉ, nhưng khả năng là ở chỗ nó còn cổ hơn thế nữa. Nhưng hai mươi nhăm thế kỉ có thể được dõi vết lại rất dễ dàng. Và bản luận này cũng là sự tổng hợp lớn lao của mọi tôn giáo lớn. Điều đó là hiếm hoi, duy nhất. Kinh Thánh thuộc về người Ki tô giáo, Talmud thuộc về người Do Thái, Vedas thuộc về người Hindu, Dhammapada thuộc về Phật tử, Đạo Đức Kinh thuộc về Đạo nhân. Nhưng cuốn sách nhỏ này, Bí mật của Hoa Vàng, không thuộc về ai đặc biệt, hay nó thuộc về tất cả mọi người.

Nó được dựa sâu sắc vào các giáo huấn Đạo, nó là việc nở hoa của cách tiếp cập Đạo tới cuộc sống và sự tồn tại. Nhưng nó không chỉ có điều đó - Zarathustra đã đóng một vai trò; giáo huấn của Zarathustra đã từng được tổ hợp vào trong nó. Giáo huấn Phật giáo cũng đã được tổ hợp vào trong nó, và một trường phái bí truyền nào đó cua người Ki tô giáo, người Nestorian, họ cũng đóng vai trò của mình. Cho nên Ki tô giáo và Do Thái giáo cũng đã trở thành một phần của nó.

Nó là một trong những cách tiếp cận tổng hợp nhất. Nó tổ hợp mọi cái đẹp trong mọi tín ngưỡng của thế giới. Trong hàng thế kỉ nó đã chỉ được truyền miệng và cuốn sách này vẫn còn bí truyền. Nó không sẵn có cho công chúng vì nó có cái gì đó rất bí mật để dạy; nó đã sẵn có chỉ cho các đệ tử. Thầy sẽ nói nó cho đệ tử chỉ khi thời gian đã chín, bởi vì nó cho bạn bí mật tiềm năng tới mức nếu bạn không hiểu đúng, nếu bạn làm cái gì đó sai với nó, nhất định có tác động hại từ nó. Nó phải được hiểu đúng, và nó phải được làm việc chỉ trong sự hiện diện của thầy. Nó là phương pháp mạnh mẽ - nó mạnh như năng lượng nguyên tử.

Bây giờ các bí mật của năng lượng nguyên tử được giữ kín với công chúng. Một khi chúng bị rò rỉ ra cho công chúng thì sẽ có nguy hiểm lớn. Nếu mọi người có thể chế tạo bom nguyên tử một cách riêng tư, nhất định có hỗn độn lớn. Bí mật lớn được duy trì về nghiên cứu nguyên tử. Đích xác theo cùng cách đó cuốn sách này dạy bạn một trong những phương pháp tiềm năng nhất của sự bùng nổ bên trong. Trong nhiều thế kỉ bí mật này đã được canh giữ - chỉ được trao cho các đệ tử ở chỗ riêng tư, trong sự thân thiết - và những người theo trường phái đặc biệt bí truyền này đã chống lại mọi cám dỗ để viết cuốn sách này. Thực ra, mọi tôn giáo của thế giới đều đã chống lại lâu dài việc viết các giáo huấn tâm linh của họ ra.

Có cái hay nào đó khi cái gì đó được truyền miệng. Nó là sống động, một điều - thầy ở đằng sau nó. Nó không phải là lời chết, nó là lời có hồn, có cánh. Kinh nghiệm của thầy hỗ trợ cho nó, thầy là nhân chứng cho nó. Nó không chỉ là suy đoán, không chỉ là triết lí, mà là cái gì đó có tính tồn tại, được kinh nghiệm, được sống. Và thầy đã đi trên con đường này - thầy biết nguy hiểm của con đường này, thầy biết những cạm bẫy, thầy biết những điểm tại đó mọi người đi lạc lối - và thầy sẽ làm mọi chăm nom để cho đệ tử không thể đi lạc lối.

Bạn càng tới gần chân lí, càng có khả năng đi lạc lối, bởi vì khi bạn tới gần chân lí hơn, bạn có thể trở nên rất bản ngã, tưởng rằng, “Bây giờ ta biết rồi,” rằng “Bây giờ ta đây.” Và nếu bản ngã khai thác tình huống này bạn sẽ rơi lại vào trong thung lũng tối cũ của bạn, bạn sẽ mất đỉnh cao. Khi bạn tới gần chân lí hơn, ham muốn lớn nảy sinh để chia sẻ nó với mọi người. Nhưng bạn đã không đạt tới nó trong tính toàn thể của nó và điều nguy hiểm là chia sẻ chân lí một nửa bởi vì chân lí một nửa còn nguy hiểm hơn dối trá, vì chúng mạnh mẽ. Dối trá bất lực. Sớm hay muộn mọi người sẽ tự thấy rằng nó là dối trá. Nhưng chân lí một nửa có thể còn dai dẳng hàng thế kỉ, có thể có tác động trong nhiều thế kỉ.

Không ai có thể đạt tới qua chân lí một nửa. Và người đi nửa đường sẽ không thuộc vào thế giới này không thuộc vào thế giới kia. Người đó sẽ ở trong sự lấp lửng, và đó là tình huống rất kì lạ để ở vào: bạn mất cái cũ và bạn không thu được cái mới; bạn trở thành hỗn độn.

Trật tự cũ mất rồi và trật tự mới chưa xảy ra. Bạn trở thành đám mây, bạn trở nên hoang mang. Thay vì trở nên sáng tỏ hơn, thay vì trở nên sống động hơn, thay vì trở nên đầy ánh sáng hơn, cuộc sống của bạn trở thành xung đột giữa hai cực. Bạn bị kéo theo từng mảnh, bạn bắt đầu rơi vào các mảnh mẩu. Một nửa bạn thuộc về đất và một nửa bạn thuộc về trời. Bây giờ bạn chẳng ở đâu cả. Bây giờ bạn là không ai cả. Điều này có thể tạo ra điên khùng. Cho nên trong nhiều thế kỉ Bí mật của Hoa Vàng đã chỉ được truyền miệng.

Thứ hai, với truyền thống truyền khẩu cuốn sách này bao giờ cũng còn sống động. Đó là cách nó trở thành sự tổng hợp. Về căn bản nó được sinh ra trong bầu không khí Đạo của Trung Quốc. Nhưng thế rồi Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc - một thầy mới, với thông điệp mới từ Ấn Độ, thông điệp của Phật. Và những người đã theo Bí mật của Hoa Vàng đã là những người rất cởi mở; họ không phải là một phần của bất kì nhà thờ đã thiết lập nào. Họ có thể lập tức thấy rằng Bồ đề đạt ma cũng có nó - điều đó rõ ràng thế, biểu lộ thế. Họ đã cho phép giáo huấn của Bồ đề đạt ma được là một phần của giáo huấn của họ. Và cùng điều đó đã xảy ra cho các thầy Zoroastria, với phái Nestorian của Ki tô giáo: lặp đi lặp lại cái gì đó tới Trung Quốc, và nếu nó xứng đáng nó được tổ hợp vào.

Giáo huấn truyền miệng vẫn còn sống, tăng trưởng, như dòng sông. Những dòng nước mới tới và trở thành một phần của nó. Một khi một giáo huấn được viết ra, thế thì nó không thể tổ hợp thêm cái gì nữa. Thế thì nó trở thành cứng nhắc, nó mất tính linh động; nó trở thành chết, nó là cái xác. Bây giờ Bí mật của Hoa Vàng không còn tăng trưởng; trong nhiều thế kỉ nó đã không tăng trưởng. Vì nó đã được viết ra nó đã không tăng trưởng.

Tại sao tôi đã chọn nói về nó? - để cho nó có thể vẫn tăng trưởng. Nó là thông điệp hay thế cho thế giới, nó không nên chết. Tôi muốn làm sống lại nó. Và bây giờ tôi có thể nói với những người là đệ tử, người đã tới tôi và người đã sẵn sàng chết đi để được tái sinh, người sẵn sàng chết đi để nở hoa. Hạt mầm này phải chết đi, chỉ thế thì nó mới có thể tăng trưởng; hạt mầm này phải biến mất, chỉ thế thì cây mới có thể xảy ra.

Tôi sẽ nói cho bạn về cuốn sách nhỏ này nhưng có giá trị mênh mông để cho cuốn sách có thể trở thành sống lần nữa. Nó có thể trở thành sống động giữa tôi và bạn. Nó có thể lại bắt đầu tuôn chảy. Và nó có cái gì đó quan trọng mênh mông. Nếu bạn hiểu nó và nếu bạn thực hành nó, bạn sẽ được giầu có.

Nhưng điều đầu tiên để hiểu là: nhớ rằng bạn đã bị thôi miên, và bạn phải trải qua quá trình giải thôi miên. Nhớ rằng bạn đã từng bị ước định và bạn phải được giải ước định. Nhớ rằng chết đang tới. Đừng tưởng rằng nó không xảy ra hôm nay; nó có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Thực ra, mọi điều xảy ra bao giờ cũng xảy ra bây giờ. Hạt mầm chết đi bây giờ, nụ trở thành hoa bây giờ, chim bắt đầu kêu bây giờ. Mọi thứ đã từng xảy ra đều chỉ xảy ra trong không gian được làm thành sẵn có bởi bây giờ, khoảnh khắc này. Không cái gì đã bao giờ xảy ra trong quá khứ và không cái gì đã bao giờ xảy ra trong tương lai. Mọi thứ xảy ra bao giờ cũng xảy ra trong hiện tại - đó là cách duy nhất cho mọi thứ xảy ra bởi vì hiện tại là thời gian duy nhất có đó.

Quá khứ chỉ là kí ức của bạn và tương lai chỉ là tưởng tượng của bạn. Nhưng bạn đã từng bị thôi miên để sống trong quá khứ và bạn đã từng bị thôi miên để sống trong tương lai: Chọn đi, hoặc quá khứ hoặc tương lai.

Nhưng không xã hội nào cho phép bạn sống trong hiện tại.

Người Ki tô giáo và người Hindu và người Mô ha mét giáo - họ ước định bạn sống trong quá khứ. Thời đại vàng của họ là trong quá khứ. Người cộng sản, người xã hội, người phát xít - họ ước định bạn sống trong tương lai, thời đại vàng của họ là trong tương lai, cõi không tưởng đang tới: khi cách mạng tới, thế thì bạn sẽ có khả năng sống thực, thế thì sẽ có thời đại vàng. Hoặc bạn được đem về quá khứ, cái gì giả, hoặc tới tương lai, cái cũng lại là giả. Không xã hội nào bảo bạn sống trong hiện tại, trong ở đây bây giờ.

Là một sannyasin, là một người tìm kiếm thực, nghĩa là sống ở đây bây giờ - và không có cuộc sống khác. Nhưng với điều đó bạn sẽ phải tự giải thôi miên cho bản thân bạn, bạn sẽ phải trở thành người chứ không là máy. Bạn sẽ phải trở nên ý thức hơn chút ít. Bạn đang không ý thức.

Có lần tôi ngồi bên cạnh một người sắp chết - người đó là một giáo sư ở cùng đại học nơi tôi cũng là giáo sư. Ông ấy đã ở cực đỉnh của nghề nghiệp thành công và thế rồi cơn đau tim kéo đến - điều bao giờ cũng tới khi bạn ở cực đỉnh. Thành công bao giờ cũng được đi theo sau bởi đau tim. Bạn có thể có gì khác sau nó được? Cho nên ông ấy đã bị đau tim và ông ấy sắp chết. Tôi tới thăm ông ấy. Ông ấy rất buồn - ai muốn chết? - và ông ấy đang trong thất vọng và đau khổ lớn. Tôi bảo ông ấy, “Ông đừng lo. Ông sẽ không chết đâu.”

Ông ấy nói, “Ông nói gì vậy? Nhưng các bác sĩ… mọi bác sĩ đều nói rằng không có khả năng nào cho sống còn của tôi. Trên nền tảng nào mà ông nói rằng tôi sẽ không chết?”

Tôi nói, “Ngay chỗ đầu tiên ông không thể chết được vì ông đã bao giờ sống đâu. Ông đã không hoàn thành yêu cầu đầu tiên cho chết. Trong năm mươi nhăm năm này ông đã từng vừa đi vừa ngủ, ông đã mơ; ông đã không sống. Tôi đã quan sát ông trong nhiều năm.”

Ông ấy choáng, ông ấy giận - giận tới mức trong một khoảnh khắc ông ấy quên hết mọi chuyện về cái chết. Mắt ông ấy long lên với giận dữ và ông ấy nói, “Đây mà là cách đối xử với người sắp chết à? Ông không thể lịch sự một chút được sao? Sao ông nghiêm khắc với tôi thế? Tôi sắp chết đây và ông lại nói triết lí lớn lao thế - ‘Ông chưa bao giờ sống.’ Đây là lúc để nói những điều như vậy à?”

Tôi nghe một cách im lặng. Tôi chợt trở nên im lặng. Thế rồi cơn cuồng nộ biến mất và ông ấy bắt đầu khóc, nhưng giọt nước mắt lớn trào ra mắt ông ấy. Ông ấy cầm tay tôi với tình yêu lớn lao và thế rồi ông ấy nói, “Có thể ông đúng. Tôi chưa bao giờ sống cả. Có thể ông không thô lỗ, ông chỉ là sự thực. Và tôi biết không ai khác sẽ nói điều này cho tôi.” Và thế rồi với lòng biết ơn lớn lao, và trong một khoảnh khắc ông ấy trở nên ý thức tới mức người ta có thể đã thấy ánh sáng trên khuôn mặt này - nó đã có đó, người ông ấy toàn hào quang. Và ông ấy cám ơn tôi. Đêm đó ông ấy chết. Tôi còn ở lại với ông ấy tới khoảnh khắc cuối cùng.

Và ông ấy nói, “Nếu như ông mà không tới đây tôi chắc đã bỏ lỡ cái chết của tôi nữa, như tôi đã bỏ lỡ cuộc sống của tôi. Nhưng tôi đang chết một cách có ý thức. Ít nhất một điều tôi thấy hạnh phúc - tôi không chết một cách vô ý thức.”

Và cái chết của ông ấy là đẹp. Ông ấy chết mà không hối tiếc gì, ông ấy chết theo cách thảnh thơi. Ông ấy chết gần như với tâm đón chào. Ông ấy chết đầy lòng biết ơn, Ông ấy chết một cách cầu nguyện. Kiếp sống tiếp của ông ấy nhất định có phẩm chất khác.

Nếu cái chết là đẹp thế, nó đem tới kiếp sống mới cho bạn.

Nhưng người ta phải sống từng khoảnh khắc, dù nó là của cuộc sống, của tình yêu, của giận dữ, của cái chết. Dù nó là bất kì cái gì, người ta phải sống từng khoảnh khắc một cách ý thức nhất có thể được.

Một nông dân, bị cuốn đi theo tưởng tưởng của mình, thấy bản thân mình đang ở trong khu vườn rau để trộm dưa chuột.

“Mình sẽ mang túi dưa chuột này đi,” anh ta nghĩ bụng, “và với tiền thu được từ chúng mình sẽ mua một con gà mái. Gà mái sẽ đẻ trứng, nó sẽ ấp trứng và trứng nở ra lũ gà con, và mình sẽ nuôi lũ gà này cho tới khi chúng lớn lên, thế rồi mình sẽ bán chúng và mua một con lợn sữa. Mình sẽ nuôi con lợn sữa cho tới khi nó lớn lên thành lợn nái, mình sẽ nuôi nó, và nó sẽ cho lứa lợn con và mình sẽ bán chúng. Với tiền thu được từ lợn mình sẽ mua nhà có vườn; mình sẽ trồng dưa chuột trong vườn, và mình sẽ không để kẻ nào ăn trộm chúng - mình sẽ canh gác chúng. Mình sẽ thuê một người gác lực lưỡng, và từng lúc mình sẽ đi ra vườn và kêu to, ‘Này, anh bạn! Cẩn thận đấy!’”

Anh nông dân bị cuốn đi bởi ý tưởng này tới mức anh ta kêu to hết cỡ giọng mình. Người gác nghe thấy tiếng anh ta và chạy tới. Người gác bắt anh ta và đánh cho anh ta một trận nhừ tử.

Nhưng đây là cách con người sống: trong mơ, trong tưởng tượng, trong phóng chiếu. Đây là cách bạn sống, và đây không phải là cách sống cuộc sống đẹp này, cực kì có giá trị này - đây là phí hoài vô cùng. Bạn phải trở nên chăm chú hơn tới khoảnh khắc này, tới hiện tại này. Bạn phải thu lấy ý thức của bạn. Ý thức là kho báu của bạn, và mọi phương pháp đã từng được phát minh ra, được phát kiến ra trong nhiều thế kỉ, đều không là gì ngoài cách tạo ra ý thức nhiều hơn trong bạn, để tạo ra nhiều lửa hơn trong bạn, để làm cho cuộc sống của bạn thành chuyện đam mê, thành ngọn lửa. Mọi người đang sống cuộc sống đờ đẫn, mọi người đang sống một cách đãng trí, mọi người đang sống một cách lơ là. Làm sao bạn có thể sống với nhiều sự lơ là thế quanh bạn? Lơ là là tối, chú ý là sáng. Và bản luận này sẽ dạy bạn cách tạo ra nhiều ánh sáng hơn trong bạn, để cho một ngày nào đó... hoa vàng.

Hai nhà tâm thần gặp nhau trên phố. “Anh cảm thấy tốt chứ,” một người nói. “Làm sao tôi biết được?”

Mọi người đang hỏi lẫn nhau. Không ai biết họ thế nào, họ đang nhìn vào mắt nhau, thu thập thông tin về bản thân họ từ người khác. Đó là lí do tại sao ý kiến của người khác đã trở thành quan trọng thế. Nếu ai đó nói bạn là ngu, bạn trở nên bực. Tại sao? Hay bạn trở nên buồn. Tại sao? Bạn bị tan nát. Bạn đã tưởng bạn là người khôn vì người khác đã nói với bạn rằng bạn khôn. Đó đã là ý kiến của người khác mà bạn lệ thuộc vào. Bây giờ ai đó khác nói bạn ngu. Người đó có thể dễ dàng làm tan tành khôn ngoan của bạn, rất dễ dàng. Người đó đã ném đá và bạn đã làm lâu đài bằng con bài giấy. Bây giờ tất cả đều tan tành. Đó là lí do tại sao người ta trở nên giận thế, phát rồ thế, bạo hành thế, và người ta trở nên lo lắng thế, lo âu thế. Bạn liên tục tìm điều người khác nghĩ, bởi vì bạn chỉ biết điều người khác nghĩ về bạn, bạn không biết gì về bản thân bạn. Bây giờ đây là loại tình huống gì vậy? Nếu tôi không thể biết được về bản thân tôi, ai khác có thể biết được về tôi? Từ bên ngoài không ai có thể quan sát được tôi, tôi không sẵn có theo cách đó. Từ bên ngoài chỉ thân thể tôi mới có thể được quan sát. Từ bên trong tôi có thể biết ý thức của tôi.

Ngay cả khi bạn đứng trước gương bạn chỉ thấy thân thể bạn, bạn không thể thấy ý thức của bạn trong gương. Ngay cả bạn cũng không thể thấy được nó trong gương - ý thức riêng của bạn. Bạn phải nhìn thẳng vào nó. Nó chưa bao giờ được soi gương, nó chưa bao giờ được phản xạ trong bất kì cái gì; nó là vô hình. Bạn phải nhắm mắt lại và là nó. Và đó là cách duy nhất để biết nó. Nhưng mọi người vô ý thức thế. Họ đơn giản sống chỉ bằng ý kiến người khác. Điều người khác nói trở thành linh hồn của họ. Người khác có thể lấy nó đi vào bất kì khoảnh khắc nào. Mọi người vẫn còn là kẻ ăn xin.

Bạn có biết gì về bản thân bạn một cách trực tiếp không? Bạn đã bao giờ đương đầu với bản thân bạn một cách trực tiếp mà không đem ý kiến của người khác vào trong nó không? Nếu bạn đã không làm điều đó, bạn chưa sống đâu. Cuộc sống bắt đầu chỉ bằng việc đương đầu với bản thân người ta, bằng việc nhìn thẳng vào bản thân người ta, bằng việc thấy bản thân mình một cách trực tiếp, tức khắc. Cuộc sống tồn tại chỉ khi bạn có khả năng thấy bản thân bạn như bạn vậy, không như người khác nghĩ về bạn. Họ có thể nghĩ gì về bạn? Họ có thể nói gì về bạn? Họ có thể quan sát hành vi của bạn, họ không thể quan sát được bạn. Nếu bạn muốn quan sát bản thân bạn, chỉ bạn mới có thể làm được điều đó, không ai khác. Nó không thể được làm bởi người hầu, nó không thể được uỷ quyền cho ai đó khác. Nó không thể được làm bởi chuyên gia nữa. Nhưng chúng ta quan tâm nhiều thế tới ý kiến của người khác bởi vì chúng ta tuyệt đối vắng mặt, không có ai thức bên trong - ngủ say, chúng ta ngáy bên trong.

Ông giáo sư đãng trí đi cắt tóc. Ông ấy ngồi vào ghế thợ cắt tóc, nhưng lại không bỏ mũ ra.

“Tôi e là tôi sẽ phải cởi mũ ông ra,” thợ cắt tóc nói.

“Ồ, tôi rất tiếc!” ông giáo sư nói, “Tôi không biết có quí bà hiện diện.”

Quan sát đãng trí riêng của bạn đi. Quan sát nó sẽ tạo ra sự chăm chú trong bạn. Quan sát điều đang xảy ra bên trong bạn: ý nghĩ trôi qua, kí ức nảy sinh, mây giận, đêm tối của buồn, hay sáng đẹp của vui. Quan sát mọi thứ trôi qua trong bạn, trở nên ngày một có tính quan sát hơn đi. Dần dần, dần dần bạn sẽ trở thành tính quan sát được tích hợp. Và phương pháp được dạy bởi Bí mật của Hoa Vàng là cách trở nên được tích hợp trong ánh sáng bên trong của bạn. Đây là câu chuyện về cuốn sách này trước khi chúng ta đi vào trong lời kinh.

Cuốn sách này tới từ giới bí truyền ở Trung Quốc. Người sáng lập ra giới bí truyền này tương truyền đã là một Đạo sĩ nổi tiếng, Lữ Yến. Khi nào Lữ Yến nhận được giáo huấn bí mật này? Bản thân ông ấy coi giáo huấn này là truyền từ Thầy Quan Doãn Hỷ (Kuan Yiu-his), từ người mà, theo truyền thống, buộc Lão Tử đã viết ra Đạo Đức Kinh của mình.

Lão Tử chưa bao giờ viết một lời trong cả đời của ông ấy. Ông ấy từ chối đi từ chối lại, để viết ra bất kì cái gì. Ông ấy đã truyền cho đệ tử của ông ấy điều ông ấy đã đi tới biết, nhưng ông ấy không sẵn sàng viết bởi vì ông ấy nói, “Đạo có thể được nói ra không phải là Đạo thực.” Đạo có thể được diễn đạt đã là làm sai lạc đi rồi. Nó có thể được học chỉ trong liên hệ thân thiết với thầy. Không có cách khác để trao đổi nó. Nó chỉ có thể học trong giao cảm sâu nơi đệ tử và thầy gặp gỡ, nơi đệ tử không giữ lại cái gì, nơi đệ tử và thầy chờm lấp, nơi tâm thức của họ hội nhập vào nhau. Chỉ trong gặp gỡ, giao cảm như vậy, Đạo mới có thể truyền. Cho nên ông ấy từ chối đi từ chối lại.

Ông ấy sống cuộc sống dài. Nhưng khi ông ấy sắp chết ông ấy rời khỏi Trung Quốc trên lưng trâu nước. Tại sao trên trâu nước? Toàn thể giáo huấn của ông ấy đã là dạy về cách thức nước chảy.

Ông ấy nói: Người ta phải giống như nước - tuôn chảy, linh động, tươi tắn, bao giờ cũng đi tới đại dương và người ta phải giống như nước - mềm mại, nữ tính, đáng yêu, không bạo hành. Người ta phải không như tảng đá. Đá dường như rất mạnh nhưng nó không vậy, và nước dường như rất yếu nhưng nó không vậy. Đừng bao giờ bị lừa bởi hình tướng. Chung cuộc nước sẽ thắng đá và đá bị phá huỷ và trở thành cát và bị đem ra biển. Đá biến mất về chung cuộc - khi chống lại nước mềm.

Đá là nam tính; nó là tâm trí nam. Nước là nữ tính, mềm mại, đáng yêu, không hùng hổ chút nào. Nhưng cái không hùng hổ thắng. Nước bao giờ cũng sẵn sàng buông xuôi, nhưng qua buông xuôi nó chinh phục - đó là cách thức của đàn bà. Đàn bà bao giờ cũng buông xuôi và chinh phục qua điều đó. Và đàn ông muốn chinh phục và chung cuộc kết quả là chỉ buông xôi chứ không gì khác. Do đó, Lão Tử chọn trâu nước khi ông ấy rời khỏi đất nước. Ông ấy đi đâu? Ông ấy đi lên Himalayas để chết trong cái đẹp vĩnh hằng đó.

Người thực biết cách sống và cách chết. Người thực sống một cách toàn bộ, chết toàn bộ. Người thực sống trong phúc lành và chết trong phúc lành.

Ông ấy đi một mình tuyệt đối vào Himalayas, nhưng ông ấy bị bắt lại trên biên ải. Và người bắt ông ấy trên biên ải là Thầy Quan Doãn Hỷ. Ông ấy là người gác ải cuối cùng của biên cương Trung Quốc. Lão Tử phải đi qua ải đó; không có đường khác để ra khỏi nước. Và Doãn Hỷ thuyết phục ông ấy: “Thầy sắp chết rồi, thầy đang bỏ nước mãi mãi, và chẳng mấy chốc thầy sẽ bỏ thân thể. Xin thầy viết ra vài lời. Và tôi sẽ không cho phép thầy ra khỏi nước nếu thầy không viết chúng ra. Giá này thầy phải trả.” Và Lão Tử phải ngồi ở trong trại của Doãn Hỷ trong ba ngày, và ở đó ông ấy đã viết Đạo Đức Kinh.

Truyền thống của Bí mật Hoa Vàng tương truyền đã bắt nguồn từ Lữ Yến. Bản thân Lữ Yến lại coi nó là của Thầy Quan Doãn Hỷ mà với người này, theo truyền thống, thì từ Lão Tử đã viết ra cuốn Đạo Đức Kinh. Quan nghĩa là ‘cửa quan Hàm Cốc’; do đó ông ấy được gọi là thầy Quan, tức là ‘Thầy của cửa quan Hàm Cốc’. Và ông ấy phải là một đạo sĩ lớn, bằng không chắc đã không thể thuyết phục được Lão Tử viết - cả đời ông ấy đã từ chối rồi. Ông ấy không thể từ chối lời mời của người này. Người này phải có cái gì đó mà ngay cả Lão Tử cũng không thể nói không được.

Đây là cách truyền thống của Hoa Vàng được kết nối với Lão Tử. Nhưng nó đã không bắt đầu với Lão Tử. Bản thân Lão Tử nói rằng bất kì cái gì ông ấy nói cũng đều đã được nói trước rồi, lặp đi lặp lại, suốt nhiều thế kỉ. Ông ấy không đem chân lí mới vào thế giới mà chỉ cách diễn đạt mới. Nó bao giờ cũng vậy: chân lí là một, chỉ cách diễn đạt là khác.

Điều Lão Tử nói là một như điều Krishna đã nói trước ông ấy. Điều Krishna nói là một như điều Phật đã nói về sau. Điều Phật đã nói là một như Mohammed, như Jesus, như Zarathustra đã nói, mặc dầu cách diễn đạt của họ là khác tới mức bạn sẽ cần thông minh lớn để thấy tới chính cốt lõi. Cấu trúc là khác, ngôn ngữ là khác, cách nói nó là khác; một cách tự nhiên, vì họ là những người khác nhau, các cá nhân khác nhau, với tính duy nhất riêng của họ. Nhưng chân lí không mới không cũ và dù chân lí ở bất kì đâu, nó đều vĩnh hằng.

Sách Bí mật của Hoa Vàng là một trong những cội nguồn vĩnh hằng nơi người ta có thể lại trở nên sống động, người ta lại có thể tìm ra cánh cửa tới điều thiêng liêng.

Lời kinh:

Thầy Lữ tử nói:

Cái tự tồn là Đường, Đạo.

Từ Đạo về bản chất nghĩa là 'Đường'. Không cái gì có thể được nói về mục đích. Mục đích vẫn còn khó nắm bắt, không diễn đạt được, không nói ra được. Nhưng cái gì đó có thể được nói về Đường. Do đó, Đạo nhân chưa bao giờ dùng từ 'Thượng đế', 'chân lí', ‘niết bàn’; không, họ đơn giản dùng từ ‘Đường’. Phật nói: “Chư phật chỉ có thể chỉ cho ông con Đường. Nếu ông theo đường, ông sẽ đạt tới chân lí.”

Chân lí sẽ phải là kinh nghiệm của riêng bạn. Không ai có thể định nghĩa chân lí, nhưng Đường có thể được định nghĩa, Đường có thể được làm rõ. Thầy không thể cho bạn chân lí, nhưng thầy có thể cho bạn Đường. Và một khi Đường có đó thế thì mọi điều được cần là bước trên nó. Điều đó phải được làm bởi đệ tử. Tôi không thể bước hộ bạn được và tôi không thể ăn hộ bạn được. Tôi không thể sống hộ bạn và tôi không thể chết hộ bạn. Những điều này phải được làm bởi bản thân người ta. Nhưng tôi có thể chỉ Đường, tôi đã bước trên Đường rồi.

Đạo đơn giản nghĩa là ‘Đường’.

Cái tự tồn là Đường.

Và định nghĩa này là hay. Lữ tử nói, “Cái tự tồn tại bởi bản thân nó, cái không cần ai khác hỗ trợ, cái bao giờ cũng tồn tại dù ông bước đi trên nó hay không...”

Dù bất kì ai bước đi trên nó hay không cũng không thành vấn đề, nó bao giờ cũng tồn tại. Thực ra, toàn thể sự tồn tại đi theo nó một cách không chủ ý. Nếu bạn có thể đi theo nó một cách hữu ý cuộc sống của bạn sẽ trở thành phúc lành lớn. Nếu bạn theo nó một cách không chủ ý, thế thì bạn sẽ cứ loạng choạng, thế thì bạn không thể tận hưởng nó như nó đáng được tận hưởng.

Một người có thể được đưa tới khu vườn và người đó có thể vô ý thức; người đó có thể say hay người đó có thể đang trong cơn mê hay dưới tác động của chất gây mê. Người đó có thể được đem vào vườn, người đó vô ý thức, tiếng hót của chim sẽ được nghe bên tai người đó, nhưng người đó sẽ không biết. Hương thơm của hoa sẽ tới cưỡi trên làn gió tới lỗ mũi người đó, nhưng người đó sẽ không biết. Mặt trời sẽ chiếu sáng trên người đó và sẽ trút ánh sáng lên người đó, nhưng người đó sẽ không biết. Làn gió thoảng sẽ vuốt ve người đó, nhưng người đó sẽ không biết. Bạn có thể để người đó dưới bóng cây lớn và cái mát mẻ của nó, nhưng người đó sẽ không biết. Đó là cách con người đang vậy.

Chúng ta ở trong Đạo, bởi vì chúng ta còn có thể ở đâu khác được? Sống là ở trên Đường. Sống là sống trong Thượng đế, thở là thở trong Thượng đế. Chúng ta có thể ở đâu khác được? Nhưng cũng như cá sống trong đại dương và quên lãng về đại dương, chúng ta sống trong Đạo và hoàn toàn quên lãng về Đạo. Thực ra nó hiển nhiên thế, đó là lí do tại sao chúng ta quên thế. Cá biết đại dương rõ thế... cá được sinh ta trong nó, cá chưa bao giờ ra khỏi nó, cá coi nó là đương nhiên, do đó cá không nhận biết về nó. Chúng ta ở trên Đường, chúng ta ở trong Thượng đế, chúng ta sống trong Đạo, qua Đạo, nhưng chúng ta không nhận biết về nó. Đạo tồn tại, bởi vì không có Đạo cây sẽ không phát triển và sao sẽ không dời và máu sẽ không tuần hoàn và hơi thở sẽ không đi vào. Cuộc sống sẽ biến mất.

Sống là có thể chỉ nếu có luật nền tảng giữ nó. Sống là có thể chỉ nếu có cái gì đó nâng đỡ nó. Nhìn vào trật tự mênh mông trong sự tồn tại đi. Nó không phải là hỗn độn, nó là hài hoà. Cái gì làm cho nó thành hài hoà? Tại sao có nhiều hài hoà thế? Phải có luật giữ cho hài hoà tiếp diễn, tuôn chảy, giữ cho mọi thứ trong hoà hợp chứ. Nhưng chúng ta không biết về nó. Chúng ta không biết gì về hiện hữu riêng của chúng ta, và chúng ta được nối qua hiện hữu của chúng ta với Đạo.

Đạo là vô danh vô hình. Nó là cái Một tinh tuý, cái một Thái cực.

Nó là đại dương cuộc sống bao quanh chúng ta, nó là ở bên trong và bên ngoài - tinh tuý thuần khiết. Nó là sự tồn tại, nó là linh hồn nguyên thuỷ, Thái Cực. Không tên nào có thể chứa được nó. Mọi tên đều là tên của nó. Và không hình dạng nào là đặc biệt cho nó, bởi vì mọi hình dạng đều là hình dạng của Đạo. Đạo tồn tại trong cả triệu hình dạng. Trong cây nó là mầu xanh, trong hoa nó là mầu đỏ, trong người nó là người, trong cá nó là cá. Nó là cùng một luật. Bạn có thể thay thế từ ‘Đạo’ bằng Thượng đế và nó sẽ là một. Điều người Ki tô giáo và người Mô ha mét giáo gọi là Thượng đế, Đạo nhân gọi là Đạo, Phật tử gọi là pháp, người Do Thái thường gọi nó là lời, nhưng chúng đều ngụ ý cùng một điều. Không cái tên nào có thể chứa được nó, hay, nó có thể được diễn đạt bởi bất kì cái tên nào.

Tinh và Sinh không thể thấy được. Chúng ẩn trong thiên quang. Thiên quang không thể thấy được. Nó được chứa trong hai mắt.

Bạn có thể thấy hình dạng, bạn có thể thấy thân thể - thân thể là hình dạng, chất liệu bao quanh cái tinh tuý - nhưng bạn không thể thấy được cái tinh tuý. Cái tinh tuý là không thấy được với con mắt, là không tiếp cận được bởi giác quan. Nó phải được cảm một cách trực tiếp, không qua bất kì trung gian nào.

Bạn thấy thân thể tôi, tôi thấy thân thể bạn - đó là qua một trung gian. Mắt tôi đang bảo tôi bạn ở đây, mắt bạn đang bảo bạn rằng tôi ở đây, nhưng ai biết? - mắt có thể lừa dối, chúng thỉnh thoảng có lừa đấy. Trong đêm, trong bóng tối, bạn thấy sợi dây thừng dường như nó là con rắn, và khi bạn thấy nó là con rắn, điều đó ảnh hưởng tới bạn như con rắn: bạn sợ, bạn bắt đầu chạy. Hay bạn có thể thấy trong sa mạc một ốc đảo mà không có đó, cái chỉ là hiện tượng được phóng chiếu vì bạn khát tới mức bạn muốn nó ở đó, cho nên bạn tạo ra nó ở đó. Mắt lừa dối nhiều lần, cho nên ai biết?

Nếu chân lí được biết qua trung gian thì bao giờ cũng sẽ vẫn còn nghi ngờ, hoài nghi; nó không thể có tính chắc chắn nào - nó không thể có tuyệt đối chắc chắn được. Và chân lí mà không phải tuyệt đối chắc chắn thì không là chân lí chút nào. Và chân lí phải tuyệt đối chắc chắn, nó không thể chỉ chắc chắn xấp xỉ. Thế thì chỉ có một cách: nó phải được biết không qua trung gian, người ta phải biết nó một cách trực tiếp, tức khắc, người ta phải biết nó mà không có giác quan nào. Và đó là cách nó được biết: bạn không thể thấy được cuộc sống, nhưng bạn có thể cảm thấy nó. Nó là kinh nghiệm chủ thể, không phải là đối thể.

Tinh và Sinh không thể thấy được. Chúng trong thiên quang. Thiên quang không thể thấy được. Nó được chứa trong hai mắt.

Bạn có hai con mắt này. Hai con mắt này với Đạo nhân là rất có ý nghĩa. Chỉ khoa học hiện đại mới có khả năng nhìn thấy chân lí của nó. Hai con mắt này không chỉ là mắt thấy được. Hai con mắt này đại diện cho nam và nữ trong bạn. Bây giờ khoa học hiện đại nói rằng tâm trí con người bị chia thành hai bán cầu, và một bán cầu là nam, bán cầu kia là nữ. Bên phải não bạn là nữ tính, và bên trái não bạn là nam tính. Cho nên một mắt của bạn đại diện cho nam trong bạn và mắt kia của bạn đại diện cho nữ trong bạn. Và khi nam và nữ của bạn gặp gỡ ở bên trong bạn, gặp gỡ đó là điều được gọi là trời - gặp gỡ đó, giao cảm bên trong đó của nam và nữ của bạn.

Jesus nói: “Khi hai mắt ông trở thành một, sẽ có ánh sáng.” Ông ấy đang nói như người luyện đan Đạo nhân: Khi hai mắt ông trở thành một sẽ có ánh sáng. Khi hai mắt bạn trở thành một - khi nam và nữ của bạn biến mất vào trong nhau - đó là kinh nghiệm cực thích tối thượng. Điều bạn cảm thấy khi làm tình với người đàn bà hay người đàn ông chỉ là thoáng nhìn về nó, thoáng nhìn rất phù du. Nó tạm thời tới mức vào lúc bạn trở nên nhận biết về nó, nó đã mất rồi. Bạn trở nên nhận biết về nó chỉ trong quá khứ - nó phù du thế. Nhưng nó là thoáng nhìn, thoáng nhìn về gặp gỡ của đàn ông và đàn bà.

Đây là gặp gỡ bên ngoài. Chính phép màu là nó xảy ra cho dù trong một khoảnh khắc. Nhưng có một khả năng sâu sắc, và điều đó đã là công việc của Mật tông, Đạo, yoga, và mọi giáo huấn bí mật của thế giới: để giúp bạn trở nên nhận biết về nữ tính của bạn và nam tính của bạn ở bên trong - điều người Mật tông gọi là Shiva và Shakti và điều Đạo nhân goi là âm và dương. Tính cực, dương và âm trong bạn, ngày và đêm trong bạn - chúng phải gặp gỡ ở đó.

Thiên quang không thể thấy được. Nó được chứa trong hai mắt.

Nhưng chừng nào chúng chưa trở thành một bạn sẽ không trở nên nhận biết về nó.

Nó được chứa trong hai mắt.

Nhưng bạn không thể thấy được nó chừng nào chúng chưa trở thành một. Thế thì nó được xảy ra, thế thì có bùng nổ lớn của ánh sáng. Zarathustra gọi nó là ‘bùng nổ lửa’, Lão Tử gọi nó là ‘bùng nổ ánh sáng’. Nó là một.

Bạn phải đã bắt gặp phát biểu của John the Baptist. Ông ấy thường nói với đệ tử của mình, “Ta rửa tội cho con bằng nước. Sau ta một người sẽ tới sẽ rửa tội cho con bằng lửa.” Đó là điều ông ấy đã ngụ ý - “Sau ta một người sẽ tới sẽ rửa tội cho con bằng lửa” - rửa tội bằng nước là rửa tội bên ngoài; với John the Baptist, nước đại diện cho luồng chảy bên ngoài.

Nhớ điều này, rằng đi ra ngoài và đi xuống là đồng nghĩa và đi lên và đi vào trong là đồng nghĩa; bất kì cái gì đi xuống cũng là đi ra ngoài và bất kì cái gì đi lên cũng là đi vào trong, và ngược lại. Nước bao giờ cũng chảy xuống, do đó nó đại diện cho luồng đi ra ngoài, nó bao giờ cũng đi từ bản thân nó; cuộc hành trình của nó là cuộc hành trình đi ra ngoài. Lửa bốc lên, và đi lên là đồng nghĩa với đi vào trong; cuộc hành trình của nó là đi vào trong.

John the Baptist nói: Ta rửa tội cho con bằng nước, ta cho con thân thể bên ngoài của tôn giáo. Sau ta Christ sẽ tới, người sẽ cho con việc rửa tội bên trong, rửa tội của lửa.

Bản thân Jesus nói đi nói lại, “Ăn năn. Ăn năn đi!” và từ này đã rơi vào cách diễn đạt sai với người Ki tô giáo. Họ đã làm nó thành ăn năn vì hành động xấu. Nó chẳng liên quan gì tới hành động xấu cả. Từ ‘repent-ăn năn’ thực tế có nghĩa là trả lại, đi vào, quay lưng lại. Nó có nghĩa là quay về: khôi phục tính nguyên bản của bạn. Từ ‘repent’ nghĩa là quay một trăm tám mươi độ, quay lưng lại - quay một trăm tám mươi độ. Nếu bạn liên tục tuôn chảy ra ngoài bạn vẫn còn là nước. Nếu bạn quay vào trong bạn trở thành lửa.

Và khi hai mắt, khi hai ngọn lửa này, khi hai bán cầu này của tâm thức bạn kết với nhau, tuyệt đối được bắc cầu và bạn trở thành một ngọn lửa, một ngọn lửa đó là điều Plotinus gọi là “chuyến bay của một mình tới một mình.”

Thái cực là tên của cái vô thượng.

Và nếu bạn có thể trở thành cái một đó, bạn đã trở thành Thái cực. Đây là cách nói của Đạo nhân để nói về cái gì đó về Thượng đế mà không dùng từ Thượng đế: nếu bạn trở thành một, bạn đã trở thành Thượng đế.

Mật dụng của thuật sinh là dùng vi đạt tới vô vi.

Đây là những lời tiềm năng. Bí mật là gì trong việc làm hai mắt này thành một? Làm sao làm nam và nữ thành một trong bạn? Làm sao để người đàn bà và người đàn ông của bạn tan biến trong nhau để cho bạn không còn là nhị nguyên, để cho không có xung đột và căng thẳng nào, để cho tất cả là một? Trong tính một đó là phúc lạc bởi vì mọi căng thẳng đều biến mất, mọi xung đột biến mất, mọi lo âu biến mất. Làm sao để trở thành cái một đó?

Mật dụng của thuật sinh là dùng vi đạt tới vô vi.

Đàn ông đại diện cho hành động, đàn bà đại diện cho không hành động. Bạn phải dùng hành động để đạt tới không hành động, bạn phải làm nỗ lực để trở thành vô nỗ lực. Bạn phải đi và đặt vào mọi năng lượng của bạn, bạn phải trở thành tích cực tới mức không cái gì bị bỏ lại đằng sau - mọi năng lượng đều trở thành được tham gia vào tính sáng tạo - và thế rồi đột nhiên, khi mọi năng lượng được tham dự, xảy ra việc biến đổi. Cũng như nước một trăm độ bay hơi, hành động khi nó trở thành toàn bộ thì bay hơi và không hành động còn lại đằng sau.

Đầu tiên bạn phải học cách nhảy múa, và bạn phải đưa mọi năng lượng của bạn vào trong nhảy múa. Và một hôm kinh nghiệm kì lạ xảy ra khi đột nhiên vũ công biến mất trong điệu vũ và điệu vũ xảy ra mà không có nỗ lực nào. Thế thì nó là không hành động. Đầu tiên bạn phải học hành động để đi vào trong không hành động. Đó là điều thiền tất cả là gì.

Mọi người tới và hỏi tôi tại sao tôi dạy thiền tích cực. Bởi vì đó là cách duy nhất để tìm ra không hành động: nhảy múa tới mức tối cao, nhảy múa trong điên cuồng, nhảy múa điên dại. Và nếu toàn thể năng lượng của bạn được tham gia vào trong nó, một khoảnh khắc tới khi đột nhiên bạn thấy điệu vũ xảy đang ra theo cách riêng của nó, không có nỗ lực trong nó - nó là hành động mà không có hành động.

Hoa Vàng là linh quang. Dụng của Hoa Vàng là biểu tượng. Câu “Để thượng thuỷ cần nếm trải” nói tới điều đó.

Hoa vàng là biểu tượng, biểu tượng về khi năng lượng của bạn không còn là hai và đã trở thành một: ánh sáng lớn được thoát ra, và ánh sáng là vàng. Dường như hoa của ánh sáng vàng đã xảy ra trong bạn. Và nó không chỉ là biểu tượng. Nó là biểu tượng nhưng nó gần như là thực theo đúng từ này; nó xảy ra đích xác giống điều đó. Ngay bây giờ bạn tồn tại như bóng tối, như đêm tối. Thế rồi bạn tồn tại như mặt trời lên. Bạn không thể thấy được mặt trời ở đâu ngoài ánh sáng có đó. Không có nguồn cho nó - nó là ánh sáng vô nguồn. Nhưng một khi bạn đã biết ánh sáng vàng đó trong bạn, bạn đã trở thành bất tử. Thế thì không có chết vì ánh sáng này không bao giờ chết.

Toàn thể cuộc sống, toàn thể sự tồn tại bao gồm không gì khác ngoài ánh sáng - tất cả đều là hình dạng của ánh sáng. Bạn có thể hỏi vật lí hiện đại nữa, và vật lí hiện đại hoàn toàn đồng ý với Đạo, rằng tất cả đều là ánh sáng; hình dạng liên tục thay đổi, nhưng ánh sáng tiếp tục. Ánh sáng là vĩnh hằng.

Nhiều kinh sách của thế giới bắt đầu với từ ‘ánh sáng’. “Lúc bắt đầu Thượng đế nói, ‘Để có ánh sáng.’ ” Đó là lúc bắt đầu. Nếu đã bao giờ có bắt đầu, nó không thể khác được; nó phải đã hiện hữu cùng ánh sáng. Nhưng chưa bao giờ có bắt đầu cả; đây chỉ là chuyện ngụ ngôn! Ánh sáng bao giờ cũng tồn tại. Koran nói Thượng đế là ánh sáng. Một trong những cái tên của Thượng đế được người Sufi cho là Noor. Noor nghĩa là ánh sáng.

Và vị là như nhau - dù nó xảy ra cho tôi hay nó xảy ra trong bạn, vị là như nhau. Vị của phật tính là như nhau. Phật đã nói: “Vị của phật tính là như đại dương. Ông có thể nếm nó từ phương bắc hay từ phương nam, hay từ phần này hay từ phần kia, từ bờ này hay từ giữa, nhưng vị của đại dương là như nhau. Vị của phật tính cũng vậy.” Khoảnh khắc một người đạt tới ánh sáng này, cuộc đời của người đó có một hương vị duy nhất. Hương vị đó được chứa bởi nhận biết tuyệt đối: vô thức của người đó đã biến mất, không còn phần tối nào trong hiện hữu của người đó.

Bây giờ nếu một người theo Freud nhìn vào người như vậy, người đó sẽ chỉ thấy ý thức, chỉ ý thức; người đó sẽ không thấy vô thức. Nếu một người theo Freud nhìn vào bạn, chỉ một phần là có ý thức, chống lại một phần này là chín phần vô ý thức - chỉ một phần mười tâm trí bạn là có ý thức. Vị phật là một trăm phần trăm ý thức.

Luân quang tuỳ vào chuyển động chảy ngược, khiến ý tụ. Thiên tâm nằm giữa nhật nguyệt.

Lần nữa nhớ lấy, mặt trời đại diện cho năng lượng nam, mặt trăng đại diện cho năng lượng nữ. Và tâm nằm giữa hai điều này. Tâm không nam không nữ và đó là cái đẹp của tâm: tâm là thiêng liêng, không nam không nữ, và nằm đích xác ở giữa hai điều này.

Nếu bạn đang học quá nhiều hướng tới năng lượng nam, bạn quá tích cực và bạn không biết cách thụ động. Đó là điều đã xảy ra ở phương Tây: phương Tây là hướng mặt trời - quá nhiều hoạt động. Mọi người đang đưa bản thân mình vào điên khùng với hoạt động của họ. Quá nhiều tốc độ - mọi thứ đều phải được làm ngay lập tức - không kiên nhẫn, không chờ đợi. Họ đã quên mất cách thụ động, cách kiên nhẫn, cách chờ đợi mọi thứ. Họ đã đánh mất mọi năng lực để bất hoạt. Họ không biết cách đi ngày nghỉ. Cho dù họ đi vào ngày nghỉ họ còn chủ động hơn bao giờ.

Nhiều người đã bị đau tim vào chủ nhật ở phương Tây hơn bất kì ngày nào khác, vì đó là ngày nghỉ và mọi người quá bận bịu. Cả tuần làm việc họ tưởng họ sẽ nghỉ ngơi khi ngày nghỉ tới, và khi ngày nghỉ tới, họ có cả nhìn lẻ một thứ để làm. Không phải là họ phải làm chúng đâu, rằng chúng là được cần đâu - không, không chút nào - nhưng họ không thể sống trong nghỉ ngơi được. Họ không thể chỉ nằm ra trên bãi cỏ và ở cùng với đất, họ không thể chỉ ngồi im lặng dưới cây và không làm gì cả. Không, họ sẽ bắt đầu làm cả nghìn lẻ một thứ quanh nhà. Họ sẽ sửa cái này tháo cái kia, họ sẽ mở động cơ xe và bắt đầu làm mọi thứ với nó. Họ sẽ làm cái gì đó, nhưng họ sẽ vẫn còn chủ động.

Toàn thể cuộc đời của mình, mọi người đều nghĩ rằng khi họ về hưu thì họ sẽ tận hưởng. Nhưng họ không thể tận hưởng được, họ không thể nghỉ ngơi được. Mọi người chết đi rất nhanh một khi họ về hưu. Các nhà tâm lí nói rằng họ chết sớm mười năm vì họ không biết phải làm gì khác. Cái chết dường như là cách duy nhất để gạt bỏ cuộc sống mà đã trở thành vô nghĩa, cái bao giờ cũng đã là vô nghĩa rồi, cái đã chỉ ra sự gấp gáp. Mọi người đang xô tới, không biết họ đang đi đâu. Mọi điều họ biết là họ phải đi ngày một nhanh hơn và nhanh hơn mà không bị lo nghĩ: bạn đích xác đang đi đâu? Bạn có thể chạy trong vòng tròn. Điều đó đích xác là điều đang xảy ra: mọi người đang chạy trong vòng tròn.

Phương Tây hướng mặt trời, phương Đông hướng mặt trăng. Phương Đông đã trở nên quá thụ động, quá định mệnh: “Không cái gì gì phải được làm cả. Đơn giản đợi thôi, Thượng đế sẽ làm nó.” Đây là loại ngu xuẩn và ngu si khác. Phương Đông nghèo, lười, tệ hại, và mọi người không lo nghĩ về cái gì. Khổ sở có khắp xung quanh, nghèo nàn, ăn xin, ốm bệnh - không ai lo nghĩ, mọi thứ đều được chấp nhận. “Mình có thể làm gì được? Đấy là ý chí của Thượng đế. Chúng ta phải chấp nhận thôi. Chúng ta chỉ phải đợi, Khi mọi sự quá nhiều, Thượng đế sẽ tới. Chúng ta có thể làm gì khác được?” Đây là tâm trí nữ tính.

Bí mật của Hoa Vàng nói bạn phải ở đích xác chỗ giữa - không nam không nữ, không nghiêng sang cực đoan nào - thế thì có cân bằng. Thế thì người ta chủ động và vậy mà vẫn còn thụ động sâu bên trong, thế thì người ta là thụ động vậy mà vẫn còn là chủ động ở bên ngoài. Ở bên ngoài là hướng mặt trởi, ở bên trong là hướng mặt trăng. Để mặt trời và mặt trăng gặp gỡ trong bạn và bạn ở đích xác chỗ giữa. Và ở chỗ giữa là siêu việt.

Luân quang tuỳ vào chuyển động chảy ngược, khiến ý tụ. Thiên tâm nằm giữa nhật nguyệt.

Con người là trung tâm và cũng là chu vi. Nếu bạn đi tới chu vi, thế thì bạn sẽ có nhiều ý nghĩ. Chu vi bao gồm nhiều, trung tâm là một. Nếu bạn đi tới trung tâm, ý nghĩ bắt đầu biến mất. Tại chính cốt lõi mọi ý nghĩ biến mất - chỉ có nhận biết. Đó là điều bản luận bí mật này nói:

... khiến ý tụ.

Ánh sáng phải đi vào trong.

Khi bạn nhìn cây, mắt bạn đang ném ánh sáng lên cây - ánh sáng đi ra ngoài. Khi bạn nhắm mắt, ánh sáng bắt đầu quay vào trong - hối cải, ăn năn, trở lại. Và khi ánh sáng rơi vào hiện hữu riêng của bạn, có tự hiểu, tự biết. Và tự biết đó đem bạn tới tự do - tự do khỏi mọi vướng mắc, tự do khỏi mọi gắn bó, tự do khỏi cái chết, tự do khỏi thân thể. Nó tạo ra linh hồn trong bạn.

Đó là điều Gurdjieff thường nói với đệ tử của ông ấy: rằng bạn được sinh ra không có linh hồn, bạn phải tạo ra nó bằng hối cải.

Sách Hoàng Thành viết: “Trên một thốn vuông của nhà một bộ vuông, Sinh có thể được điều tiết.”

Trong ngôi đền nhỏ này của thân thể bạn cuộc sống có thể được điều chỉnh.

Giữa thốn vuông ngụ huy hoàng. Giữa tử phòng trong ngọc thành, Thần Toàn Hư và Sinh cư ngụ.

Nhìn mâu thuẫn này: rỗng và sống. Sống là nam, rỗng là nữ. Sống và rỗng - cả hai là hai mặt của Thượng đế bên trong. Khi bạn đã không chọn cái nào được chuộng hơn cái kia, khi bạn đã không chọn chút nào - bạn đã chỉ là người quan sát - bạn trở thành Thượng đế đó, người có một mặt là sống và có mặt kia là chết, người có mặt này là hoàn hảo và có mặt kia là tính không.

Vậy nên khi luân quang, lực toàn thân hiện trước ngai vàng…

Và khi ánh sáng đi vào trong và luân chuyển bên trong hiện hữu của bạn, bởi vì không có lối ra nào còn lại - đó là điều thiền là gì, đó là điều Phật đang làm dưới cây bồ đề - bạn ngồi im lặng, bạn đóng mọi cánh cửa và ánh sáng luân chuyển bên trong. Thế thì lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về thân thể và mọi thứ mà thân thể chứa - mọi điều huyền bí của nó. Thân thể nhỏ này chứa mọi điều huyền bí của vũ trụ. Nó là vũ trụ thu nhỏ.

Vậy nên khi luân quang, lực toàn thân hiện trước ngai vàng, như, khi vua thiêng lập kinh và ban yếu lệnh, chư hầu vào triều cống; hay như, khi chủ yên tĩnh và bình thản, kẻ hầu nam nữ tuân lệnh theo cách của họ, từng kẻ làm việc của mình.

Và khi ánh sáng này có đó di chuyển bên trong bạn, thân thể trở thành người phục vụ, các giác quan trở thành kẻ phục vụ biết vâng lời, bạn không cần cố kiểm soát chúng. Chúng theo bạn theo cách riêng của chúng.

Đây là cái hay của Đạo: nó không bao giờ ép buộc cái gì, nó không muốn trau dồi bất kì tính cách nào. Nó nói: Đơn giản trở thành đầy ánh sáng và mọi thứ khác sẽ theo sau.

Do đó ông chỉ phải làm luân quang; đó là mật pháp sâu nhất và kì diệu nhất. Quang dễ luân, nhưng khó trụ. Nếu luân đủ lâu, tự nó kết tinh. Đó là tình cảnh của câu: “Ông lặng thăng buổi sáng.”

Một điều rất có ý nghĩa được nói trong câu kinh này: Ánh sáng dễ chuyển động; khó giữ nó cố định, cho nên đừng thử giữ nó cố định.

Đó là chỗ yoga thử làm cái gì đó mà không thể được làm một cách dễ dàng. Do đó mới có khó khăn, gian nan của yoga: yoga cố gắng cố định ánh sáng. Nó cũng cố cố định ánh sáng giữa hai mắt, đích xác ở giữa hai lông mày tại trung tâm con mắt thứ ba. Yoga cố giữ cố định nó. Đó là khác biệt giữa Đạo và yoga: yoga muốn cố định nó - tập trung vào con mắt thứ ba. Nói tóm lại, đó là toàn thể triết lí của yoga: nếu bạn có thể tập trung toàn thể ý thức vào con mắt thứ ba bạn sẽ được biến đổi, hai mắt bạn sẽ trở thành một và bạn sẽ đầy ánh sáng.

Và ngay bên ngoài con mắt thứ ba - con mắt thứ ba là trung tâm thứ sáu trong bản đồ yoga về tâm thức - bên ngoài trung tâm thứ sáu là trung tâm thứ bẩy. Trung tâm thứ bẩy được gọi là hoa sen một nghìn cánh. Nếu ánh sáng được tập trung vào con mắt thứ ba, khi nó trở thành quá nhiều, nó sẽ cho lực đẩy tới trung tâm thứ bẩy, nó sẽ bắt đầu vươn lên như nước trong bình chứa. Và cái đẩy tới trung tâm thứ bẩy sẽ mở ra nụ mà vẫn còn là nụ trong nhiều thế kỉ, trong hàng triệu kiếp.

Đạo làm việc từ một con đường khác. Đạo nói: Cố định ánh sáng là rất khó. Đừng trở nên bị quan tâm tới cố định nó. Cách dễ là luân chuyển nó.

Tâm trí bao giờ cũng luân chuyển dễ dàng: chính bản chất của tâm trí là chuyển động; tâm trí bao giờ cũng thấy khó tập trung. Cho nên tại sao không dùng năng lực của tâm trí? Sao không cưỡi lên nó?

Đạo là khoa học tự phát: Không trau dồi, không ép buộc, không tạo ra rắc rối không cần thiết cho bản thân bạn; dùng năng lực tự nhiên của tâm trí đi - cái mà chuyển động, cái thích chuyển động, cái là kẻ lang thang. Dùng nó, để ánh sáng luân chuyển. Chúng ta sẽ đi tới biết cách luân chuyển nó về sau - tìm ra con đường, và để cho nó luân chuyển.

Qua luân chuyển của nó, Đạo nhân đi tới khám phá ra hàng trăm điểm châm cứu. Luân chuyển nó khắp thân thể, họ trở nên nhận biết rằng có bẩy trăm điểm tại đó ánh sáng trở thành chính, chính ngọn lửa, và họ đếm chúng chính xác. Bây giờ khoa học chứng thực điều đó: có đích xác bẩy trăm điểm. Bây giờ ngay cả máy cũng đã được phát minh mà có thể vẽ ra tranh về bẩy trăm điểm của bạn, và nơi ánh sáng bị thiếu trong các điểm của bạn, nơi năng lượng không chuyển vào đúng đường kinh. Làm sao Đạo nhân đi tới biết điều đó? Họ không có máy, không công nghệ. Kĩ thuật duy nhất của họ là đi vào trong và luân quang.

Chúng ta sẽ đi tới biết về phương pháp thực tại - cách luân chuyển nó. Điều này mới chỉ là tạo ra nền tảng để cho bạn hiểu đích xác cách tiếp cận của họ là gì.

Họ nói nếu bạn luân quang và liên tục luân chuyển nó, tại điểm nào đó nó kết tinh theo cách riêng của nó, bạn không cần lo nghĩ về cố định nó. Luân chuyển, luân chuyển, luân chuyển, một khoảnh khắc, đột nhiên, bạn thấy tất cả đã dừng lại, và việc xảy ra mà yoga cố gắng để làm xảy ra. Trong Đạo nó là việc xảy ra, trong yoga nó là cuộc hành trình dài của nỗ lực. Yoga hướng theo nam tính.

Đạo không hướng nữ tính, Đạo là cả hai - sự tổng hợp. Luân chuyển là năng lượng nam tính và cố định là năng lượng nữ tính. Đạt tới không hành động, đạt tới thụ động qua hành động, qua nỗ lực đạt tới vô nỗ lực.

Khi có yếu quyết này ông không cần tìm bí kíp khác, chỉ phải tụ ý vào nó. Bằng tụ ý, ông có thể thăng và sẽ được sinh trên thiên giới.

Hoa Vàng là thuốc trường sinh bất lão...

Nó là bí mật về mọi bất tử. Đây là điều các nhà giả kim thuật phương Tây dùng để gọi là hòn đá của triết gia, điều ở Ấn Độ được gọi là amrit, kim đan, cam lồ. Đây là bản luận giả kim thuật: nó cho bạn bí mật để biến đổi hoá chất của bạn thành giả kim, để biến đổi kim loại thường thành vàng. Ngay bây giờ bạn chỉ là kim loại thường, nhưng bạn chứa các bí mật. Nếu những bí mật đó được thực hiện, bạn được biến đổi thành vàng. Vàng là bất tử.

Hoa Vàng là thuốc trường sinh bất lão. Tuy nó dụng công chính xác, vậy mà linh động tới mức để hiểu nó cần cực minh và tuệ, và biết toàn hấp và yên bình nhất. Kẻ vô thượng minh và tuệ này, không tìm được cách; kẻ vô năng thượng thừa để hấp thu và yên bình, không giữ được nó.

Hai yêu cầu... Thứ nhất, người ta cần thông minh và sáng tỏ. Đừng lo nghĩ về nó. Đừng bắt đầu nghĩ rằng nếu bạn không thông minh, thì sao? Mọi người được sinh ra đều thông minh. Thông minh là thuộc tính cố hữu: cũng như mọi người được sinh ra đều thở, mọi người được sinh ra đều thông minh. Ý tưởng rằng vài người là thông minh và vài người không thông minh là hoàn toàn sai và đã từng làm cho nhiều người mất tính người, là rất xúc phạm, mất danh giá.

Mọi người sinh ra đều thông minh, mặc dầu thông minh của họ có thể khác biệt trong cách diễn đạt của họ. Người này thông minh trong âm nhạc, người khác thông minh trong toán học, nhưng nếu bạn lấy toán là tiêu chí thế thì nhạc sĩ có vẻ không thông minh. Nếu bạn để cả hai người vào trong kì thi mà toán học là tiêu chí, nhạc sĩ thua. Đổi tiêu chí, lấy nhạc làm tiêu chí và cho cả hai người vào thi nơi âm nhạc sẽ quyết định, thế thì nhà toán học có vẻ ngu.

Bởi vì chúng ta đã chọn tiêu chí nào đó, đó là lí do tại sao nhiều người đã bị kết án là ngu - họ không ngu. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người là ngu - điều đó không xảy ra - nhưng thông minh của người đó có thể là một loại thông minh khác. Thơ ca cần loại thông minh khác hơn là trong kinh doanh. Thi sĩ không thể là doanh nhân và doanh nhân sẽ thấy rất khó là thi sĩ. Loại thông minh này được cần để là chính khách, và loại thông minh khác được cần để là hoạ sĩ. Và có cả triệu khả năng.

Nhớ lấy, mọi người được sinh ra đều thông minh, cho nên điều đó không ngăn cản bất kì ai. Bạn chỉ phải tìm ra thông minh của bạn - nó ở đâu. Và một khi bạn đã tìm ra thông minh của mình, bạn sẽ sáng tỏ. Mọi người đang sống không sáng tỏ bởi vì họ đang sống với ý tưởng sai về bản thân họ. Ai đó đã bảo bạn - thầy giáo trường, thầy hiệu trưởng, đại học - rằng bạn không thông minh. Nhưng tiêu chí của họ chỉ là tiêu chí được chọn, tiêu chí của họ không áp dụng được cho tất cả. Các đại học chưa là phổ quát: họ không cho phép mọi loại thông minh, họ không chấp nhận mọi biểu lộ của thông minh. Một khi bạn đã chấp nhận thông minh của bạn và bạn bắt đầu kính trọng nó, bạn sẽ trở nên rõ ràng, sẽ không có vấn đề gì.

Nhà thơ cảm thấy ngu xuẩn vì người đó không thể là doanh nhân giỏi. Bây giờ điều này tạo ra hoang mang. Người đó trở thành kém cỏi trong con mắt riêng của mình, bất kính, kết án. Người đó cố thành công trong kinh doanh mà người đó không thể thành công được. Điều này tạo ra làn khói lớn quanh người đó. Nếu người đó đơn giản hiểu rằng người đó là thi sĩ và người đó không được ngụ ý là doanh nhân, và thành công như doanh nhân sẽ là tự tử với người đó - người đó phải thành công như một thi sĩ. Đó là thông minh của người đó, và thông minh của người đó phải nở hoa theo cách riêng của người đó. Người đó phải không bắt chước bất kì ai khác. Có thể xã hội sẽ không trả tiền cho điều đó, vì thơ ca không được cần nhiều như bom được cần, yêu không được cần nhiều như hận thù được cần.

Đó là lí do tại sao trong phim, trên radio, trên ti vi, giết người là được phép; nó không bị coi là tục tĩu. Nhưng làm tình là không được phép; nó bị gọi là tục tĩu. Xã hội này sống qua ghét chứ không qua yêu. Nếu ai đó giết người, điều đó là hoàn toàn được. Nếu ai đó đâm dao vào tim bạn và máu túa ra như đài phun nước, điều đó là hoàn toàn được. Nhưng nếu ai đó ôm ghì bạn, hôn bạn, yêu bạn, xã hội sợ. Điều này là kì lạ, rằng yêu là tục tĩu và giết người thì không, rằng người yêu bị kết án và lính tráng được thưởng, rằng chiến tranh là đúng và yêu là sai.

Nếu bạn chấp nhận thông minh của bạn, nếu bạn chấp nhận bản thân bạn, bạn sẽ trở thành rõ ràng, tuyệt đối rõ ràng; mọi mây mù sẽ biến mất.

Và điều thứ hai: bạn cần hấp thu và yên bình. Thông minh và sáng tỏ là một phần của tâm trí nam, hấp thu và yên bình là một phần của tâm trí nữ. Chỉ đàn bà mới có thể hấp thu, đó là lí do tại sao cô ấy trở nên mang thai - cô ấy có bụng mẹ.

Hai điều này được cần cùng nhau. Nếu bạn không thông minh bạn sẽ không có khả năng hiểu điều được nói cho bạn, bạn sẽ không hiểu điều thầy đang truyền đạt cho bạn. Và nếu bạn không nữ tính, bạn sẽ không có khả năng hấp thu nó, bạn sẽ không có khả năng trở nên mang thai với nó. Và cả hai là được cần: bạn phải thông minh, hoàn toàn thông minh để thấy ra vấn đề, và bạn phải hoàn toàn có tính hấp thu để giữ nó trong bạn, để cho nó trở thành một phần của bạn.

Đây mới chỉ là bối cảnh. Dần dần, dần dần chúng ta sẽ đi vào những kĩ thuật về cách luân quang. Lắng nghe chăm chú, thông minh vào. Hấp thu nó đi. Nó có thể là một trong những kinh nghiệm lớn lao nhất của cuộc đời bạn.

Đủ cho hôm nay.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục Tập 1

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

Ads Belove Post