Chương 2. Mắt Rỗng

Chương 2. Mắt Rỗng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho

(Tập 1)

Chương 2. Mắt Rỗng





Nghe hoặc Tải MP3 'Bí Mật Của Những Bí Mật' (Tập 1) ê


Câu hỏi 1

Về sau nhiều bạn bè đã hỏi tôi liệu tôi có do dự hướng tới tính chất sannyas, đạo tràng và Thầy không. Tôi phải thú nhận sự thực và nói, “Có, nhiều lúc tôi có ngại.” Điều này để lại tôi cảm giác mặc cảm. Tôi đã phạm phải tội lỗi không tha thứ, báng bổ nào đó hay do dự là tự nhiên vì sự chắc chắn? Tôi không biết liệu Thầy có chứng ngộ không. Tôi chỉ có thể cảm thấy cái đẹp và tin cậy nơi thầy.

Bhava, niềm tin là nỗi sợ về hoài nghi - sợ vì nó đã kìm nén hoài nghi. Và bất kì cái gì bạn kìm nén bạn sẽ vẫn còn sợ, vì nó bao giờ cũng có đó bên trong bạn, chờ đợi để trả thù, và bất kì khi nào cơ hội nảy sinh nó sẽ bùng nổ trong bạn với sự trả thù. Niềm tin đang ngồi trên động đất và mọi ngày hoài nghi đều trở nên mạnh hơn, bởi vì mọi ngày bạn đều phải kìm nén nó. Sớm hay muốn nó sẽ lớn hơn là bạn có thể kìm nén, nó nhiều hơn niềm tin của bạn. Thế thì nó đơn giản ném đi niềm tin của bạn.

Nhưng tin cậy không sợ hoài nghi vì tin cậy không chống lại hoài nghi. Tin cậy dùng hoài nghi, tin cậy biết cách dùng năng lượng chứa trong bản thân nó. Đó là khác biệt giữa niền tin và tin cậy. Niềm tin là giả; nó tạo ra loại tôn giáo giả, nó tạo ra đạo đức giả. Tin cậy có cái đẹp siêu phàm và chân lí về nó. Nó tăng trưởng qua hoài nghi, nó dùng hoài nghi như phân bón, nó biến đổi hoài nghi. Hoài nghi là bạn, hoài nghi không là thù.

Và chừng nào tin cậy của bạn còn chưa chuyển qua nhiều hoài nghi nó sẽ vẫn còn bất lực. Từ đâu nó thu lấy sức mạnh, từ đâu nó sẽ thu lấy việc tích hợp? Nếu không có thách thức nó nhất định vẫn còn yếu.

Hoài nghi là thách thức. Nếu tin cậy của bạn có thể đáp ứng cho thách thức, có thể là bạn bè với hoài nghi của bạn, nó sẽ tăng trưởng qua hoài nghi. Và bạn sẽ không là con người chia chẻ, sâu bên dưới là hoài nghi và trên bề mặt thì trung thành, tin tưởng; bạn sẽ có một loại thống nhất, bạn sẽ là một cá nhân, không phân chia. Và tính cá nhân đó là điều được gọi là 'linh hồn' trong tôn giáo cổ.

Linh hồn tới qua hoài nghi, không tới qua tin tưởng. Tin tưởng chỉ là mặt nạ: bạn che giấu mặt nguyên thuỷ của mình. Tin cậy là biến đổi: bạn trở thành được chói sáng hơn. Và bởi vì bạn dùng hoài nghi làm thách thức, làm cơ hội, chưa bao giờ có kìm nén. Dần dần, dần dần hoài nghi biến mất bởi vì năng lượng của nó đã bị tin cậy lấy đi.

Hoài nghi, thực ra, không là gì ngoài tin cậy phát triển; hoài nghi là tin cậy đang trên đường. Bao giờ cũng nghĩ về hoài nghi theo cách như vậy: rằng hoài nghi là tin cậy đang trên đường. Hoài nghi là tìm hiểu và tin cậy là việc hoàn thành của tìm hiểu. Hoài nghi là câu hỏi và tin cậy là câu trả lời. Câu trả lời không chống lại câu hỏi - sẽ không có khả năng nào cho bất kì câu trả lời nào nếu không có câu hỏi. Câu hỏi đã tạo ra cơ hội cho câu trả lời xảy ra.

Cho nên xin bạn đừng bao giờ cảm thấy mặc cảm quanh tôi. Tôi tuyệt đối chống lại bất kì loại mặc cảm nào. Mặc cảm là tuyệt đối sai. Nhưng nó đã được các tu sĩ và chính khách và những kẻ khắt khe đạo đức dùng qua nhiều thời đại - trong nhiều thế kỉ. Mặc cảm là chiến lược, chiến lược để khai thác mọi người: làm cho họ cảm thấy mặc cảm. Một khi bạn đã thành công trong việc làm cho họ cảm thấy mặc cảm, họ sẽ là nô lệ của bạn. Bởi vì mặc cảm họ sẽ không bao giờ được hoà hợp đủ, bởi vì mặc cảm họ sẽ vẫn còn bị phân chia. Bởi vì mặc cảm họ sẽ không bao giờ có khả năng chấp nhận bản thân họ, họ bao giờ cũng sẽ kết án. Bởi vì mặc cảm họ sẽ sẵn sàng tin vào bất kì cái gì. Chỉ để gạt bỏ mặc cảm họ sẽ làm bất kì cái gì. Bất kì cái gì vô nghĩa, bất kì nghi lễ nào họ sẽ thực hiện chỉ để gạt bỏ mặc cảm.

Qua nhiều thế kỉ các tu sĩ đã làm cho mọi người mặc cảm. Mọi cái gọi là tôn giáo đều tồn tại trên mặc cảm của bạn, họ không tồn tại trên sự tồn tại của Thượng đế. Họ chẳng có liên quan gì tới Thượng đế và Thượng đế chẳng có liên quan gì tới họ; họ tồn tại trên mặc cảm của bạn. Bạn sợ, bạn biết rằng bạn sai: bạn phải tìm sự giúp đỡ của ai đó người không sai. Bạn biết rằng bạn là vô giá trị: bạn phải cúi mình, bạn phải phục vụ cho những người có giá trị. Bạn biết rằng bạn không thể tin cậy được vào bản thân bạn, bởi vì bạn bị phân chia.

Chỉ người không phân chia mới có thể tin cậy được vào bản thân mình - cảm giác của người đó, trực giác của người đó. Bạn bao giờ cũng rung chuyển, run rẩy bên trong; bạn cần ai đó để dựa vào. Và một khi bạn dựa vào ai đó, một khi bạn trở thành phụ thuộc vào ai đó, bạn vẫn còn là trẻ con, bạn chưa bao giờ trưởng thành. Tuổi tâm trí bạn vẫn còn là tuổi của đứa trẻ. Bạn chưa bao giờ đạt tới bất kì chín chắn nào, bạn chưa bao giờ trở nên độc lập. Và tu sĩ không muốn bạn trở nên độc lập. Độc lập và bạn bị mất với ông ta, phụ thuộc và bạn là toàn thể bãi chợ của ông ta, toàn thể kinh doanh của ông ta.

Tôi hoàn toàn chống lại bất kì mặc cảm nào. Bao giờ cũng nhớ điều đó: Nếu bạn bắt đầu mặc cảm về cái gì đó quanh tôi, thế thì bạn đang làm nó theo cách riêng của bạn. Thế thì bạn vẫn còn đang mang tiếng nói của bố mẹ bạn, của tu sĩ bên trong bạn; bạn vẫn còn chưa nghe tôi, bạn vẫn còn chưa lắng nghe tôi. Tôi muốn bạn được tự do toàn bộ khỏi mọi mặc cảm. Một khi bạn tự do với mặc cảm, bạn là người tôn giáo. Đó là định nghĩa của tôi về người tôn giáo.

Dùng hoài nghi đi - hoài nghi là hay - bởi vì chính chỉ qua hoài nghi mà tin cậy mới đạt tới trưởng thành. Làm sao có thể khác được? Nó phải là đẹp - chính chỉ qua hoài nghi mà chân lí mới trở nên được định tâm, chính chỉ qua hoài nghi mà chân lí nở hoa, bừng nở. Chính đêm tối của hoài nghi đem sáng vàng lại gần bạn hơn. Đêm tối không chống lại bình minh, đêm tối là bụng mẹ cho bình minh. Bình minh đã sẵn sàng trong chính sự hiện hữu của đêm tối.

Nghĩ về hoài nghi và tin cậy như phần bù nhau đi - cũng như đàn ông và đàn bà vậy, cũng như đêm và ngày, hè và đông, sống và chết. Bao giờ cũng nghĩ về những cặp đôi đó, không tránh khỏi, dưới dạng phần bù; đừng bao giờ nghĩ dưới dạng đối lập. Cho dù trên bề mặt chúng dường như là đối lập, sâu bên dưới chúng là bạn bè, giúp lẫn nhau.

Nghĩ về người không có tin cậy mà xem: người đó sẽ không có hoài nghi nào, vì người đó chẳng có gì để hoài nghi cả. Cứ nghĩ về một người không có tin cậy chút nào - làm sao người đó có thể hoài nghi được, người đó phải hoài nghi cái gì? Chỉ con người của tin cậy mới có cái gì đó để hoài nghi. Bởi vì bạn tin cậy, do đó bạn hoài nghi. Hoài nghi của bạn chứng minh tin cậy của bạn, không điều khác. Nghĩ về người không thể tin cậy được - làm sao người đó có thể tin cậy được? Nếu người đó thậm chí không có khả năng hoài nghi, làm sao người đó có khả năng tin cậy được? Tin cậy là dạng cao nhất của cùng một năng lượng; hoài nghi là bậc thang thấp nhất của cùng chiếc thang và tin cậy là bậc thang cao nhất của cùng chiếc thang. Dùng hoài nghi đi, dùng nó một cách vui vẻ vào.

Không cần cảm thấy mặc cảm chút nào. Điều hoàn toàn có tính người và tự nhiên là thỉnh thoảng cảm thấy hoài nghi lớn lao về tôi và hoài nghi lớn lao về điều đang diễn ra ở đây. Nó hoàn toàn là tính người - không có gì phi thường trong nó. Nếu nó không xảy ra, thế thì cái gì đó dường như là bất thường. Nhưng nhớ rằng người ta phải đạt tới tin cậy: dùng tin cậy, nhưng không quên mục đích, không quên bậc thang cao nhất của chiếc thang. Cho dù bạn đang đứng trên bậc thấp nhất, nhìn lên bậc cao nhất - bạn phải đạt tới đó. Thực ra, hoài nghi đang đẩy bạn hướng tới cái đó vì không ai có thể cảm thấy thoải mái với hoài nghi.

Bạn đã không quan sát nó sao? Khi có hoài nghi đều có không thoải mái. Đừng thay đổi cái không thoải mái đó, đừng diễn giải cái không thoải mái đó là mặc cảm. Vâng, không thoải mái có đó, bởi vì hoài nghi nghĩa là bạn không chắc chắn về nền đất bạn đang đứng trên. Hoài nghi nghĩa là bạn mơ hồ, hoài nghi nghĩa là bạn chưa là một đơn vị thống nhất - làm sao bạn có thể thấy thoải mái được? Bạn là đám đông: bạn không là một người, bạn là nhiều người - làm sao bạn có thể thoải mái được? Phải có tiếng ồn lớn bên trong bạn, phần này kéo bạn theo hướng này và phần khác kéo bạn theo hướng khác. Làm sao bạn có thể trưởng thành được nếu bạn bị kéo theo nhiều hướng thế một cách đồng thời? Nhất định là không thoải mái, căng thẳng, phiền não, lo âu.

Không ai có thể sống với hoài nghi và trong hoài nghi. Hoài nghi đẩy bạn tới chân lí. Hoài nghi nói, “Đi và tìm ra chỗ mình có thể thảnh thơi, nơi mình có thể hiện hữu một cách toàn bộ.” Hoài nghi là bạn của bạn. Nó đơn giản nói, “Đây không phải là nhà. Đi tiếp lên đi - tìm, kiếm, hỏi.” Nó tạo ra thôi thúc để đi tìm, để thám hiểm.

Một khi bạn bắt đầu thấy hoài nghi như người bạn, như một cơ hội, không chống lại tin cậy mà đẩy bạn đi tới nó, đột nhiên mặc cảm biến mất, chỉ có niềm vui lớn lao. Ngay cả khi bạn hoài nghi, bạn vẫn hoài nghi một cách vui vẻ, và bạn dùng hoài nghi để tìm ra tin cậy. Điều đó tuyệt đối bình thường.

Bạn nói, “Tôi không biết liệu Thầy có chứng ngộ không.” Làm sao bạn có thể biết được nó? Không có cách nào để biết nó chừng nào bạn chưa trở nên chứng ngộ. Làm sao bạn có thể biết điều gì đã xảy ra cho tôi chừng nào điều đó còn chưa xảy ra cho bạn nữa? Điều tuyệt đối đúng là đôi khi cảm thấy rằng bạn không thể tin cậy vào tôi. Phép màu là ở chỗ đôi khi bạn có thể tin cậy: chỉ vài khoảnh đó sẽ là đủ. Đừng lo nghĩ: chân lí có sức mạnh vô hạn thế. Chân lí giống như ánh sáng và hoài nghi giống như bóng tối. Chỉ một chiếc nến nhỏ của chân lí là đủ phá huỷ bóng tối của các thời đại.

Bóng tối không thể nói, “Tôi đã sống ở chỗ này lâu thế, tôi không thể ra đi dễ dàng thế được. Và tôi không thể ra đi chỉ bởi vì cây nến nhỏ này.” Ngay cả một cây nến nhỏ cũng có nhiều tiềm năng hơn bóng tối của các thời đại, của nhiều thế kỉ, của hàng nghìn kiếp sống. Nhưng nó sẽ phải đi... một khi ánh sáng có đó nó phải đi.

Vài khoảnh khắc đó của tin cậy - cứ để cho chúng chỉ là vài khoảnh khắc và xa xăm ở giữa, đừng lo - chúng là đủ phá huỷ mọi hoài nghi của bạn dần dần, dần dần. Và với 'phá huỷ' tôi ngụ ý làm thoát ra năng lượng được chứa trong hoài nghi. Chỉ làm vỡ cái vỏ được gọi là hoài nghi... và sâu bên trong bạn sẽ thấy năng lượng thuần khiết của tin cậy. Một khi nó được thoát ra ngày càng nhiều tin cậy hơn sẽ thành sẵn có cho bạn.

Bạn nói, “Tôi không biết liệu Thầy có chứng ngộ không.” Điều tốt là bạn không tin. Nếu bạn bắt đầu tin bạn sẽ dừng tìm kiếm. Người tin không bao giờ di chuyển - người đó đã tin rồi. Đó là lí do tại sao có hàng triệu người tôn thờ trong nhà thờ, đền chùa, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái, nhưng việc tôn thờ của họ là từ niềm tin. Bởi vì nó là từ niềm tin, hàng triệu người đó vẫn còn phi tôn giáo: họ không tìm Thượng đế, họ không kiếm Thượng đế - họ đã chấp nhận rồi. Việc chấp nhận của họ là khập khiễng; họ đã không tranh đấu cho nó, họ đã không thu được nó.

Bạn phải tranh đấu, bạn phải vật lộn, bạn phải thu được. Không cái gì là không có giá trong cuộc sống; bạn phải trả giá. Họ đã không trả giá - và họ nghĩ rằng chỉ bằng việc tôn thờ trong đền chùa họ sẽ đạt tới sao? Họ là người ngu hoàn toàn, họ đang làm phí thời gian của họ. Mọi tôn thờ của họ đều chỉ là ảo tưởng.

Người tôn giáo thực không thể tin; người đó tìm. Vì người đó không thể tin, người đó vẫn còn trong hoài nghi, và không ai có thể yên tâm với hoài nghi được. Người ta phải tìm và kiếm và phải tìm ra. Hoài nghi cứ giày vò trong con người bạn, cứ dằn vặt bạn: “Tìm đi, kiếm đi, tìm ra đi chứ, và không bằng lòng trước khi mình đã tìm ra.”

Điều tốt là bạn không thể tin được. Chỉ nhớ một điều: không có nhu cầu tin và không cần không tin. Và điều đó đang xảy ra. Và tôi hạnh phúc.

Bạn nói, “Tôi chỉ có thể cảm thấy cái đẹp và tin cậy của Thầy.”

Đó là mọi điều được cần. Điều đó là đủ, còn hơn cả đủ. Điều đó sẽ trở thành chiếc thuyền để đi sang bờ bên kia - nếu bạn có thể cảm thấy tình yêu của tôi, nếu bạn có thể cảm thấy tin cậy của tôi trong bạn, nếu bạn có thể cảm thấy hi vọng của tôi trong bạn, nếu bạn có thể thấy rằng cái gì đó đẹp đã xảy ra - mặc dầu bạn không biết đích xác nó là gì. Bạn không thể xác định được nó và bạn không thể giải thích được nó, nhưng nếu bạn thậm chí có thể cảm thấy rằng cái gì đó của cõi bên kia... Đó là điều cái đẹp là gì. Đẹp bao giờ cũng là của cõi bên kia.

Bất kì khi nào bạn thấy hoa hồng và bạn nói, “Nó đẹp,” bạn ngụ ý gì? Bạn đang nói rằng bạn đã thấy cái gì đó của cõi bên kia, cái gì đó vô hình đã trở thành hữu hình cho bạn. Bạn không thể chứng minh được nó. Nếu ai đó khác đứng bên cạnh bạn phủ nhận việc thấy có đẹp gì trong hoa hồng, bạn không thể chứng minh nó cho người đó được - không có cách nào. Bạn sẽ chỉ phải nhún vai. Bạn sẽ nói, “Thế thì chẳng cái gì có thể được làm về nó cả. Tôi thấy và bạn không thấy và điều đó là vậy thôi.”

Bạn không thể đi tới nhà khoa học để mổ xẻ hoa hồng và tìm ra liệu nó có chứa cái đẹp hay là không - nó không chứa cái đẹp. Cái đẹp không được chứa trong hoa hồng. Cái đẹp là từ cõi bên kia, nó đơn giản nhảy múa trên hoa hồng: những người có mắt, họ sẽ thấy; những người không có mắt, họ sẽ không thấy. Bạn có thể đem hoa hồng tới nhà hoá học - ông ta sẽ mổ xẻ nó, ông ta sẽ tìm mọi thứ ở trong hoa hồng - nhưng cái đẹp không có trong hoa hồng. Hoa hồng chỉ là một cơ hội cho cái đẹp giáng xuống từ cõi bên kia. Hoa hồng chỉ là màn ảnh cho cái đẹp diễn trên nó. Hoa hồng chỉ là một trạng thái cho vở kịch xảy ra. Bản thân nó không phải là vở kịch, Bạn ngắt hoa hồng đi, bạn mổ xẻ nó ra, bạn cắt nó thành từng mảnh, bạn thấy mọi thành tố - nhưng cái đẹp không phải là thành tố của hoa hồng, mặc dầu không có hoa hồng cái đẹp không thể giáng xuống được.

Nó cũng giống như mặt trời lên vào buổi sáng và các tia sáng nhảy múa trên ao sen. Bạn không thấy bản thân tia sáng, bạn không thể thấy được. Đó là điều Bí mật của Hoa Vàng nói: Ông không thể thấy được cái tinh tuý, ông không thể thấy được cuộc sống; mọi điều ông thấy chỉ là hậu quả.

Bạn đã bao giờ thấy bản thân ánh sáng chưa? Không, bạn chưa bao giờ thấy nó. Nếu bạn nghĩ bạn đã thấy bản thân ánh sáng, bạn đã không nghĩ về nó, bạn đã không trầm tư về nó. Bạn đã thấy các vật được chiếu sáng, bạn đã không thấy bản thân ánh sáng. Bạn đã thấy ao được chiếu sáng, bạn đã thấy hoa sen được chiếu sáng, bạn đã thấy khuôn mặt được chiếu sáng của người đàn của bạn hay con của bạn. Bạn đã thấy thế giới được chiếu sáng, nhưng bạn đã thấy bản thân ánh sáng chưa? Nếu không có gì cho ánh sáng chiếu lên, bạn sẽ không có khả năng thấy nó.

Đó là lí do tại sao khoảnh khắc nhà du hành vũ trụ đi xa khỏi Trái đất, ngay cả vào ban ngày, trời vẫn tối, hoàn toàn tối, bởi vì bạn không thể thấy được bản thân ánh sáng và không có gì ở đó để ánh sáng chiếu lên. Do đó trời vô hạn là tối. Bạn thấy ánh sáng trên các ngôi sao vì sao trở thành sàn diễn cho ánh sáng, nhưng bao quanh ngôi sao toàn là bóng tối vì không có gì cản trở ánh sáng. Và chừng nào ánh sáng chưa bị cản trở bạn không thể thấy được nó.

Bạn không thể thấy được chứng ngộ, bạn chỉ có thể thấy hậu quả của nó. Bạn không thể thấy được điều đã xảy ra cho tôi, nhưng bạn có thể thấy cái gì đó đã xảy ra; cái gì đó như X. Không cần gọi nó là chứng ngộ, chỉ X sẽ có tác dụng. Cái gì đó bí ẩn đã xảy ra. Và bạn càng cảm thấy tôi bạn sẽ càng trở nên nhận biết về nó, và bạn càng trở nên nhận biết về nó, cái gì đó bên trong bạn sẽ bắt đầu đáp ứng cho nó. Điều đã xảy ra cho tôi có thể lẩy cò một quá trình trong bạn. Nó không thể là nguyên nhân của chứng ngộ của bạn, nhớ lấy. Chứng ngộ của bạn sẽ không phải là hiệu quả của chứng ngộ của tôi. Không có quan hệ nhân/quả giữa thầy và đệ tử; có một loại quan hệ khác toàn bộ.

Mới trong thế kỉ này, Carl Gustav Jung đã có khả năng xuyên thấu vào trong bí ẩn của loại quan hệ đó. Ông ấy gọi nó là ‘sự đồng bộ’. Nguyên nhân và hậu quả là quan hệ khoa học, sự đồng bộ là quan hệ thơ ca. Với sự đồng bộ điều được ngụ ý là cái gì đó đã xảy ra ở đâu đó và bạn trở thành sẵn có cho nó, bạn vẫn còn mong manh với nó, cái gì đó có thể bắt đầu đáp ứng trong bạn song song với nó. Nhưng nó đã không phải là nguyên nhân cho việc đó, nó không thể là nguyên nhân cho việc đó.

Nó cũng giống như ai đó chơi nhạc hay và ham muốn lớn nảy sinh trong bạn để nhảy múa: nó không được gây ra bởi âm nhạc này, nó là đáp ứng song song trong bạn. Cái gì đó đã ngủ say trong bạn - năng lượng nhảy múa - đã bị đập vào; không phải là nguyên nhân, chỉ đập vào, được khêu gợi, được hứng khởi. Nó là tính đồng bộ. Nếu nó là nguyên nhân thế thì nó sẽ xảy ra cho mọi người.

Chẳng hạn, bạn ở đây, có cả nghìn sannyasins đang hiện diện. Tôi sẵn có cho tất cả các bạn, nhưng tất cả các bạn không sẵn có cho tôi, bạn sẵn có theo những cách khác nhau. Chất lượng khác, số lượng khác. Nếu tôi có thể là nguyên nhân của chứng ngộ của bạn, thế thì tất cả ba nghìn người trong các bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Nhưng tôi không là nguyên nhân, tôi chỉ có thể trở thành tác nhân xúc tác. Nhưng để có điều đó bạn phải mở hướng tới tôi. Nếu như tôi là nguyên nhân, sẽ không có nhu cầu cho bạn mở với tôi. Lửa cháy khi gỗ để mở cho nó hay không - điều đó là nguyên nhân. Nước bay hơi tại nhiệt một trăm độ; dù nó mở cho nhiệt hay không cũng không thành vấn đề.


Nguyên nhân và hậu quả là quan hệ mù quáng; nó là thiên về vật chất, nó là giữa vật chất và vật chất. Nhưng tính đồng bộ không có tính vật chất; nó có tính tâm linh, nó có tính thơ ca, nó là chuyện tình. Nếu bạn trở nên mở với tôi, cái gì đó sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn. Và nhớ lấy, tôi không phải là nguyên nhân của nó. Bạn không cần cám ơn tôi, bạn không cần biết ơn tôi, tôi không phải là nguyên nhân của nó. Nếu bất kì ai là nguyên nhân của nó, đó là bạn, bởi vì bạn mở với tôi. Tôi có thể đã không làm nó một mình, không có việc làm về phần tôi. Mọi điều được cần là: tôi hiện diện, bạn cũng hiện diện ở đây và cái gì đó sẽ bắt đầu xảy ra. Và không ai làm nó - tôi không làm nó bạn không làm nó. Tôi sẵn có, bạn trở nên sẵn có, và hai năng lượng này rơi vào trong chuyện tình, chúng bắt đầu nhảy múa cùng nhau.





Cho nên đừng lo rằng bạn không thể biết được về chứng ngộ của tôi. Điều này là đủ - bạn nói, “Tôi chỉ có thể cảm thấy cái đẹp và tin cậy của Thầy.” Điều này sẽ có tác dụng. Và một khi nó đã xảy ra trong bạn, bạn sẽ biết. Để biết vị phật người ta phải trở thành vị phật, để biết Christ người ta phải trở thành một Christ.

Câu hỏi 2

Trong vài tuần qua, ngay khi tôi cảm thấy được tràn ngập với điều bí ẩn và phép màu của cuộc sống và thế giới này, tôi đột nhiên cảm thấy mọi thứ bên ngoài tôi giáng xuống gần hơn cho tới khi nó đi vào bên trong mắt tôi. Thế rồi tôi thấy bản thân mình đang nhìn vào cái dường như giống một màn ảnh một chiều ở ngay tại mắt tôi. Dường như chẳng có gì ngoài tôi và tôi một mình thế. Nhưng thế rồi mọi người trong khung cảnh đó tương tác với tôi và tôi trở nên hoang mang. Thế Thầy thì sao? Thầy cũng dường như chỉ là một phần của bức tranh. Cho dù điều này chỉ kéo dài vài giây, tôi trở nên khiếp hãi thế khi điều này xảy ra. Đây có phải là tâm trí tôi giở trò với tôi không? Làm sao tôi có thể thực sự một mình thế?

Maitri, người ta luôn một mình mà. Tính một mình là điều tối thượng - nhưng tính một mình không phải là tính cô đơn. Bạn không cô đơn. Và toàn bộ hiểu lầm nằm ở chỗ đó và đó là điều làm bạn khiếp hãi thế. Cô đơn nghĩa là bạn đang thiếu người khác. Cô đơn là trạng thái phủ định. Cô đơn nghĩa là bạn cảm thấy trống rỗng, bạn đang tìm người khác: bạn tin vào người khác, bạn phụ thuộc vào người khác - và người khác không có đó. Và bởi vì người khác không có đó, có tính không lớn, nhưng tính không đó là một loại tính không mang nghĩa phủ định. Bạn dò dẫm tìm người khác, và bạn không thể tìm được người khác, và mọi thứ bắt đầu biến mất. Và khi mọi thứ bắt đầu biến mất, vấn đề thực là: bạn không thể còn lại là bản thân bạn.

Khi mọi thứ khác đã biến mất, bạn sẽ phải biến mất nữa, bởi vì bạn phụ thuộc vào người khác, bạn chỉ là sự phản xạ của người khác. Bạn đã thấy mặt bạn trong mắt của người khác; họ đã là những tấm gương. Bây giờ chúng không còn là tấm gương nào - bạn là ai? Mọi thứ đã biến mất, thế thì làm sao bạn có thể còn lại trong tính cô đơn này được? Bạn cũng bắt đầu bay hơi và điều đó tạo ra nỗi sợ lớn - sợ chết.

Bản ngã bắt đầu chết và bản ngã bắt đầu tìm đâu đó ai đó để bám vào. Và đó là lí do tại sao bạn bắt đầu tương tác với mọi người. Từ sợ chết bạn bắt đầu lâm vào bận bịu với người khác lần nữa. Và thế rồi hoang mang lớn nhất định có đó, bởi vì hiện hữu tự nhiên của bạn đang đi vào trong tính không sâu sắc. Nhưng bạn trở nên kinh hoàng và bạn kéo bản thân mình ra khỏi nó. Bạn tạo ra mâu thuẫn trong năng lượng này: năng lượng đã đi vào và bạn nhảy ra, do đó có hoang mang.

Nhưng tính một mình là tối thượng. Và khi tôi nói tính một mình là tối thượng, tôi ngụ ý rằng chỉ có một, không có nhiều. Bạn không tách rời khỏi sự tồn tại. Không ai là tách rời khỏi bất kì ai khác, sự tồn tại hoàn toàn là một. Chính ý tưởng về tách rời là khổ của chúng ta, chính ý tưởng rằng “Mình là một hòn đảo” tạo ra địa ngục. Không ai là đảo cả, chúng ta thuộc vào lục địa; chúng ta là một phần của sự tồn tại đại dương này. Quá khứ, hiện tại, tương lai, trong mọi hướng và mọi chiều, nó tất cả là một. Thực ra, từ một mình - alone - nghĩa là all-oneness tất cả là một - đó là tính một mình. All-one tất cả là một tức là alone - một mình.

Nhưng để có điều đó, Maitri, bạn sẽ phải đi thêm chút ít vào trong tính không này. Thứ nhất tính không này có tính phủ định; tính phủ định là cái lõi bên ngoài nhất, phần vỏ. Nếu bạn đi sâu thêm chút ít bạn sẽ thấy tính phủ định mà khẳng định. Tính phủ định khẳng định là điều Phật gọi là niết bàn, chứng ngộ, shunya. Khi bạn đi sâu hơn và bạn đã vượt qua phần vỏ - phần phủ định cứng rắn, phần tối - đột nhiên có ánh sáng, đêm qua rồi. Và thế thì bạn cảm thấy một loại tính một mình mới toàn bộ mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây, và thế thì bạn biết phân biệt giữa tính cô đơn và tính một mình. Trong tính cô đơn bạn đi tìm người khác, trong tính một mình người khác đã biến mất và do vậy bản ngã phải biến mất. Bây giờ không có ai bên trong và không có ai bên ngoài, và tất cả là một.

Sự thống nhất này, tính một tuyệt đối này đem tới phúc lành. Thế thì không có sợ, không thể có được, bởi vì bây giờ không thể có chết được - làm sao có thể có sợ được? Chết đã xảy ra rồi, cái mà có thể chết đã chết rồi. Bây giờ bạn đang trong thế giới của bất tử, bạn đã tìm thấy kim đan. Đây là nước cam lồ chúng ta sẽ nói đi nói lại trong những lời kinh này của Bí mật của Hoa Vàng. Đây là nước cam lồ, thuốc trường sinh. Đây là kim đan, hòn đá của triết gia. Một khi bạn đã nếm nó, mọi cái chết đều biến mất, mọi thời gian đều biến mất, mọi phân biệt đều biến mất. Bây giờ bạn sẽ thấy cây như việc trải dài của bạn, mây như việc trải dài của bạn, hay bạn như việc trải dài của cây. Bây giờ trung tâm là ở mọi nơi và không đâu cả. Cái ‘tôi’ không tồn tại ở đâu cả thêm nữa. Chính từ này đã trở thành hoàn toàn giả.

Có lần một nhà truyền giáo Ki tô giáo hỏi một Thiền sư, “Chẳng lẽ không có điểm cuối của cuộc hành trình của con người tới hợp nhất với Thượng đế sao?”

Thiền sư nói, “Điểm cuối của cuộc hành trình của con người không phải là hợp nhất với Thượng đế, bởi vì chưa bao giờ có phân tách cả. Mọi điều cần là nhoáng lên sáng suốt làm cho người ta thấy nó.”

Đạo, Thiền, Mật tông - sáng suốt của họ là sâu sắc hơn nhiều so với cái gọi là tôn giáo của bãi chợ. Ki tô giáo nghĩ dưới dạng gắn liền với Thượng đế, là một với Thượng đế, nhưng sáng suốt của Thiền sư này còn xuyên thấu hơn nhiều và sâu hơn. Ông ấy nói: “Nhưng tách biệt đã bao giờ có ở đâu không? Khi nào? Nó chưa từng xảy ra chút nào, ông đã mơ rằng ông là tách biệt. Bước ra khỏi giấc mơ đi! Không có hợp nhất, ông bao giờ cũng là một với sự tồn tại rồi. Không một khoảnh khắc nào đã từng có tách biệt, không có khả năng nào của tách biệt.”

Maitri, bạn đang tới sáng suốt rất rất quan trọng, có ý nghĩa đấy. Nếu bạn không bị hoảng sợ và chạy trốn khỏi kinh nghiệm này, bạn có thể đạt tới chớp loé của sáng suốt làm cho người ta thấy nó: rằng tất cả là một.

Nhưng sợ bao giờ cũng tới. Nó không mới. Từng người tìm kiếm đều phải đi qua nó. Và nó thực sự nhiều tới mức trước khi bạn nghĩ tới nó bạn đã chạy khỏi nó rồi.

Nó gây kinh hoàng tới mức nó không cho bạn thời gian, không gian, để cân nhắc về nó - phải làm gì? Nó giống như nhà bị cháy - bạn không nghĩ nữa: “Mình có nên chạy ra hay không?” Không có nhiều phương án còn lại; bạn đơn giản chạy ra khỏi nhà mà không nghĩ. Không có thời gian để nghĩ. Về sau bạn có thể nghĩ: khi bạn ở bên ngoài nhà, ngồi dưới cây, bạn có thể nghĩ và trầm tư trong xa hoa. Nhưng khi nhà bị cháy, làm sao bạn có thể nghĩ được? Hành động được cần ngay lập tức, và ý nghĩ chưa bao giờ là tức khắc. Đó là vấn đề.

Khi bạn đi vào trong tính một mình ban đầu rất cô đơn, bởi vì bạn đã sống với ý tưởng về người khác. Nó là một ý tưởng mơ; người khác không có đó. ‘Ta’ và ‘người’ - cả hai là giả. Martin Buber nói rằng phẩm chất tối thượng của lời cầu nguyện là đối thoại giữa ‘ta’ và ‘người’. Đó là chỗ Do Thái giáo bị mắc kẹt: lời cầu nguyện tối thượng không phải là đối thoại chút nào, lời cầu nguyện tối thượng là độc thoại vì người khác không có đó.

Một Thiền sư thường gọi tên mình vào buổi sáng; mọi sáng. Ông ấy sẽ hét tên của mình lên và nói, “Anh khoẻ chứ?” Và ông ấy sẽ trả lời, “Tôi hoàn toàn khoẻ, thưa ông.”

Bạn sẽ nghĩ ông ấy điên - nhưng đây là lời cầu nguyện. Không có 'tôi', không có ‘người’; bạn phải đóng cả hai vai. Nó là trò chơi, nó là cuộc chơi. Lời cầu nguyện là cuộc chơi - chơi với cái ta riêng của bạn. Không có ‘người khác’.

Nhưng Do Thái giáo bị mắc kẹt ở đó với ý tưởng về ‘ta’ và ‘người’. Đó là lí do tại sao họ chống lại Jesus nhiều thế, bởi vì ông ấy đã tuyên bố - mặc dầu không theo cách triệt để như các Thiền sư tuyên bố... Không thể nào triệt để hơn ông ấy trong tình huống của mình. Nhưng dầu vậy ông ấy đã nói, “Ta và cha ta là một.” Nhưng điều đó là đủ làm mọi người tức điên. Mọi người điên: “Nó nói gì vậy? Dám tuyên bố bản thân mình là Thượng đế à?”

Ông ấy không nói gì cả, ông ấy không tuyên bố bản thân mình là Thượng đế. Ông ấy đơn giản nói không có Thượng đế và không có người sùng kính, chỉ có cái một. Bạn có thể gọi nó là người sùng kính trong tình huống nào đó, bạn có thể gọi nó là Thượng đế trong tình huống khác. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, “Ta và Cha ta là một. Nếu ông nhìn vào thân thể ta, ta là con, nếu ông nhìn vào linh hồn ta, ta là cha. Nếu ông nhìn vào hình dạng của ta, ta là một con người, con của con người, nếu ông nhìn vào điều tinh tuý của ta, ta là con của Thượng đế.” Đó là lí do tại sao ông ấy cứ lắp đi lắp lại. Thỉnh thoảng ông ấy nói, “Ta là con của con người,” và thỉnh thoảng ông ấy nói, “Ta là con của Thượng đế.” Có vẻ mâu thuẫn, nhưng nó không mâu thuẫn đâu.

Maitri, bạn nói, “Trong vài tuần qua, ngay khi tôi cảm thấy được tràn ngập với điều bí ẩn và phép màu của cuộc sống và thế giới này, tôi đột nhiên cảm thấy mọi thứ bên ngoài tôi giáng xuống gần hơn cho tới khi nó đi vào bên trong mắt tôi.”

Mọi điều bạn thấy đều là phóng chiếu của mắt bạn. Thế giới, như nó vậy, bạn còn chưa thấy. Điều bạn đã thấy chỉ là việc phóng chiếu, cho nên khi bạn bắt đầu đi vào trong, mọi thứ mà bạn đã phóng chiếu trên thế giới sẽ tới ngày càng gần hơn, gần hơn và gần hơn với mắt và sẽ biến mất trong mắt bạn. Thế giới này là việc phóng chiếu của mắt bạn. Bạn không thấy cái đang đó, bạn phóng chiếu mơ lên nó.

Chẳng hạn, có viên kim cương lớn, viên Kohinoor. Bây giờ, nó chỉ là hòn đá như bất kì hòn đá nào khác, nhưng chúng ta đã phóng chiếu nhiều giá trị thế lên nó. Nhiều người đã chết bởi vì viên Kohinoor; bất kì ai sở hữu nó đều bị chết. Bây giờ nhìn toàn thể cái vô nghĩa của nó: chính viên đá đó đã chứng tỏ rất sát hại - bởi vì việc phóng chiếu của mọi người. Nó là một trong những thứ quí giá nhất trên thế giới, thứ đắt nhất trên thế giới, nhưng nếu con người biến mất khỏi trái đất, nó có là cái gì hơn bất kì hòn đá cuội khác nào không? Nó sẽ chỉ nằm đó cùng các hòn đá cuội khác, theo cùng cách. Sẽ không có phân biệt, không khác biệt.

Khác biệt nào tới từ đâu? Mắt chúng ta phóng chiếu, chúng ta làm cho nó thành đặc biệt. Chúng ta cứ đổ ham muốn của mình lên nó. Nó trở thành rất quí giá, và rất nguy hiểm nữa. Nếu bạn trầm tư về viên Kohinoor - im lặng nhìn nó, ngắm nó - một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn thấy rằng cái gì đó từ Kohinoor đang tới ngày càng gần hơn với mắt bạn và thế rồi nó biến mất trong mắt. Thế rồi bạn mở mắt ra, viên Kohinoor đã biến mất: có cái gì đó, nhưng bạn đã không biết nó từ trước và cái bạn đã biết từ trước thì không còn đó nữa.

Một kinh nghiệm hay, cực kì có ý nghĩa; đi vào trong nó đi, đi ngày càng sâu hơn vào trong nó đi. Để cho toàn thể thế giới biến mất. Vâng, tôi cũng sẽ biến mất vào trong đó, bởi vì cái mà tôi đang là thì bạn còn chưa thấy, và cái mà bạn thấy là phóng chiếu của bạn. Phóng chiếu của bạn sẽ biến mất, và khi mọi phóng chiếu của bạn đã biến mất, thế thì thế giới tới trong sự trần trụi của nó, như nó vậy.

Và ngạc nhiên về nó đi! Thế thì những điều nhỏ bé là kì diệu thế, thế thì hòn đá cuội bình thường là kì diệu thế. Bởi vì viên Kohinoor chúng không thể kì diệu được; bạn đã phóng chiếu mọi thứ lên viên Kohinoor, bạn đã không để lại tình yêu nào cho bất kì cái gì khác. Một khi việc phóng chiếu biến mất và bạn mở mắt ra, mắt trống rỗng - không phóng chiếu cái gì chút nào, chỉ nhìn bất kì cái gì đang đó, không có ý tưởng nào nó là gì, không tên, không nhãn, không diễn giải, chỉ nhìn, trống rỗng, thụ động - thế giới đi tới có nghĩa, ý nghĩa khác toàn bộ.

“Tôi đột nhiên cảm thấy mọi thứ bên ngoài tôi giáng xuống gần hơn cho tới khi nó đi vào bên trong mắt tôi. Thế rồi tôi thấy bản thân mình đang nhìn vào cái dường như giống một màn ảnh một chiều ở ngay tại mắt tôi.”

Hoàn toàn tốt và hoàn toàn đúng. Đây là cách người ta đi sâu hơn vào thiền.

"Dường như chẳng có gì ngoài tôi và tôi một mình thế."

Vấn đề duy nhất là ở chỗ bạn vẫn có đó, đó là lí do tại sao bạn cảm thấy một mình thế. Bạn ngụ ý cô đơn. Cái ‘tôi’ vẫn còn một mình, ‘người’ đã biến mất, và không có 'người' cái 'ta' là cô đơn. Cái ‘ta’ tồn tại chỉ trong quan hệ; cái ‘ta’ không phải là thực thể mà là quan hệ - nó không thể tồn tại mà không có 'người', nó cần cái 'người'. Làm sao người yêu có thể tồn tại mà không có người được yêu? Một khi người được yêu không có đó thì người yêu bắt đầu biến mất. Bạn cần người được yêu, tình yêu là quan hệ. Cho nên cái 'ta' là quan hệ. Và bởi vì bạn vẫn bảo vệ cái 'tôi' bằng cách nào đó, bạn vẫn chưa đủ dũng cảm để cho nó đi nữa.

Cũng như toàn thế giới đã biến mất, để cái 'tôi' này cũng biến mất đi. Nó sẽ là kinh hoàng lúc ban đầu; nó sẽ là quá trình chết - nó là quá trình chết. Nó sẽ có vẻ dường như bạn đang tự tử, nó sẽ có vẻ... Ai biết bạn đang đi đâu, liệu bạn sẽ quay lại lần nữa hay không? Nó sẽ có vẻ dường như điên khùng đang bùng nổ trong bạn, và nỗi sợ lớn sẽ nảy sinh và trong nỗi sợ đó bạn sẽ bị ném ra lặp đi lặp lại. Nó sẽ xảy ra nhiều lần. Dần dần, dần dần bạn sẽ phải học không sợ thế - không có gì mà sợ cả: bạn ở rất gần kho báu.

Có những khoảnh khắc mà thầy được cần tới để giúp bạn, để cho bạn dũng cảm, để cầm tay bạn, để nói với bạn, “Maitri, mọi sự đều hoàn toàn đúng. Đi vào đi!”

Tôi phải trải qua cùng điều này và tôi cũng có nhiều sợ hãi như bạn vậy. Và nhiều lần tôi đi ra cũng như bạn đi ra. Và bạn còn may mắn hơn tôi vì tôi không có thầy - không ai cho tôi dũng cảm, không ai cầm tay tôi. Tôi đơn giản vật lộn với bản thân mình. Không có ai có thể nói cho tôi cái gì sắp xảy ra phía trước. Tôi phải dò dẫm và đi vào trong nó - và điều đó là nguy hiểm, điều đó là điên khùng. Và mọi người quanh tôi vào những ngày đó đều đã tin rằng tôi đã phát điên. Mọi người yêu tôi đều lo lắng. Bạn tôi lo lắng, thầy giáo của tôi lo lắng, các giáo sư của tôi ở đại học lo lắng, bố mẹ tôi lo lắng, mọi người đều lo lắng. Nhưng tôi phải đi. Nhiều lần tôi đã đi ra, sợ nhiều thế. Tôi hoàn toàn quen thuộc với sợ.

Nhưng một ngày nào đó người ta phải đối diện với nó và đi qua nó, bởi vì lặp đi lặp lại bạn rơi lên nó và bạn xô ra và bên ngoài không còn nghĩa gì nữa. Bên ngoài toàn trống rỗng, và bạn đi vào bên trong và sợ - bạn phải chọn giữa hai điều này. Bên ngoài không còn liên quan. Bạn có thể cứ làm các cử chỉ trống rỗng, nhưng bạn có thể tự lừa bản thân bạn được bao lâu? Bạn biết màn ảnh là trống rỗng và mọi phóng chiếu của bạn là chết và bạn đi vào bên trong và nỗi sợ, cơn bão to của sợ nảy sinh.

Nhưng không có cách khác - người ta phải đi qua nó để biết đích xác cái gì xảy ra sau cái chết này. Bạn càng sớm thu được dũng cảm càng tốt.

Và tôi nói lần nữa, bạn may mắn hơn, vì tôi đang đứng phía trước bạn trong cái trống rỗng hoàn toàn đó, vẫy gọi bạn tới: “Lại đây! Tất cả tới đây. Tới nữa, tới nữa!” Và tôi cứ gọi bạn cũng như Christ đã gọi Lazarus từ nấm mồ: “Lazarus, ra đi!” Thực ra, chuyện ngụ ngôn đó không phải là sự kiện lịch sử. Nó là ngụ ngôn. Nó là ngụ ngôn về đi từ bên ngoài vào bên trong.

Bên ngoài trở thành nấm mồ khi nó mất nghĩa. Bên ngoài trở thành chỉ là vô tích sự, đất hoang, nấm mồ. Không cái gì mọc ra từ nó thêm nữa, không cái gì nở hoa trong nó thêm nữa - không khả năng của bất kì bài ca và điệu vũ nào - và bạn sống chỉ trong chuyển động trống rỗng, cử chỉ trống rỗng.

Nhưng thầy đang đứng ở chỗ bạn sợ đi tới và thầy gọi từ đó. Tôi không đứng bên ngoài bạn; bạn sẽ gặp tôi trong tính không bên trong nhất đó - không như tôi, tất nhiên - không như một người mà như sự hiện diện, không tách rời khỏi bạn mà là một với bạn.

Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh nhiều thế vào tính chất sannyas. Chừng nào bạn chưa là một sannyasin sẽ khó cho tôi gọi bạn từ bên trong. Tôi có thể gọi bạn từ bên ngoài, nhưng thế thì bạn vẫn chỉ là học sinh. Tôi có thể dạy bạn đôi điều - cái đó sẽ trở thành tri thức - nhưng tôi không thể gọi được bạn từ bên trong của bạn, từ chính tâm bạn. Và nhu cầu có đó. Điều đó là có thể chỉ nếu bạn trở thành đệ tử, nếu bạn là một sannyasin, nếu bạn sẵn sàng đi cùng tôi, nếu bạn sẵn sàng tin cậy vào tôi, ít nhất trong những khoảnh khắc nào đó. Tôi sẽ dùng "những khoảnh khắc nào đó" đó và sớm hay muộn chúng sẽ trở thành chính trạng thái hiện hữu của bạn.

Cho nên đi tiếp đi. Để cái ‘ta’ này, cái ‘tôi’ này cũng biến mất. Và một khi cái 'tôi' biến mất thì không có cô đơn, có một mình. Và một mình là đẹp, một mình là tự do, nó là chính cảm giác khẳng định của sự lành mạnh, cảm giác khẳng định của niềm vui lớn lao. Nó là chính khoảnh khắc lớn lao, lễ hội. Nó là mở hội.

"Dường như chẳng có gì ngoài tôi và tôi một mình thế." Vâng, nếu "tôi" còn lại bạn sẽ vẫn còn cô đơn.

"Nhưng thế rồi mọi người trong khung cảnh đó tương tác với tôi và tôi trở nên hoang mang. Thế còn thầy thì sao? Thầy cũng dường như là một phần của bức tranh."

Cho phép tôi trở thành một phần của bức tranh ở bên ngoài đi, chỉ thế thì tôi mới có thể bắt đầu làm việc từ bên trong. Để tôi biến mất khỏi bên ngoài để cho bạn có thể thấy tôi ở bên trong. Và điều đó sẽ là chân lí của tôi, Và điều đó là chân lí của Christ và điều đó là chân lí của Phật và Krishna. Điều đó là chân lí của mọi thầy, của mọi người đã trở nên thức tỉnh.

“Cho dù điều này chỉ kéo dài vài giây, tôi trở nên khiếp hãi thế khi điều này xảy ra.” Nó là tự nhiên, nhưng thu lấy dũng cảm đi. Tôi đi cùng bạn. Đi vào trong đi.

"Đây có phải là tâm trí tôi giở trò với tôi không?"

Không, không chút nào. Tâm trí tạo ra sợ, không tạo ra kinh nghiệm này. Tâm trí đang giở trò khi nó tạo ra sợ. Nó không phải là tâm trí khi bạn thấy mọi phóng chiếu của bạn tới gần hơn và gần hơn và biến mất vào trong mắt bạn, nó không phải là tâm trí khi mọi thứ trở thành màn ảnh trống rỗng trắng. Nó không phải là tâm trí, nó là thiền: nó là chuyển động hướng tới vô trí. Tâm trí tạo ra sợ - khi nó tới rất gần với vô trí, nó trở thành sợ chết tới mức nó tạo ra sợ - và trong sợ đó bạn xô ra lần nữa.

Lần tiếp nó xảy ra, Maitri, đi vào trong đi, mặc cho sợ. Giống như voi cứ đi mặc cho chó cứ việc sủa. Để cho các con chó tâm trí sủa, cứ đi như voi. Không bận tâm chút nào về tâm trí - điều nó nói.

Câu hỏi 3

Điều gì xảy ra khi người chứng ngộ trượt trở lại vào trong ảo tưởng?

Hoa rụng không nhảy về cành. Điều đó là không thể được. Người chứng ngộ không thể trượt trở lại vào ảo tưởng. Không có cách nào; vì nhiều lí do không có cách nào.

Lí do thứ nhất: người chứng ngộ không còn nữa - ai sẽ trượt trở lại? Chứng ngộ có đấy; không có gì giống như người chứng ngộ. Chứng ngộ hoàn hảo có đó, nhưng không có ai chứng ngộ cả. Đó chỉ là cách nói, nguỵ biện ngôn ngữ. Ai sẽ trượt trở lại? Người có thể đã trượt trở lại đã biến mất rồi. Và người ta có thể trượt trở lại đâu? Một khi bạn đã thấy nó là ảo tưởng, nó không còn đó nữa. Một khi bạn đã thấy nó không còn đó nữa, nó được kết thúc rồi. Bạn có thể trượt trở lại đâu? Điều đó là không thể được.

Nhưng ý tưởng này nảy sinh trong tâm trí chúng ta bởi vì trong cuộc sống chúng ta chưa bao giờ thấy cái gì giống điều đó. Chúng ta đạt tới một thứ và chúng ta rơi trở lại: chúng ta trong tình yêu và thế rồi chúng ta rơi ra khỏi nó, chúng ta hạnh phúc và thế rồi chúng ta trở nên bất hạnh, chúng ta cảm thấy tốt và thế rồi chúng ta cả thấy rất tệ. Chúng ta biết nhị nguyên, nhị nguyên chưa bao giờ biến mất, cho nên một cách tự nhiên chúng ta nghĩ về chứng ngộ cũng dường như người ta có thể trượt trở lại.

Chứng ngộ là việc nhận ra cái bất nhị. Đó là lí do tại sao các Thiền sư nói luân hồi là niết bàn - chính thế giới là niết bàn, chính ảo tưởng là chân lí. Không có phân biệt nào còn lại. Không phải là đây là chân lí và kia là ảo tưởng. Mọi thứ đều là chân lí, chỉ chân lí hiện hữu. Bạn có thể rơi trở lại ở đâu? Bạn đã đi ra ngoài điểm không quay lại. Không ai đã bao giờ rơi trở lại cả. Và đừng lo về những người này - bạn nên lo về bản thân bạn.

Đầu tiên trở nên được chứng ngộ đi và thế rồi cố gắng trượt trở lại xem sao. Và thế thì bạn sẽ thấy: dễ dàng để trở nên được chứng ngộ hơn, rất khó để trượt trở lại. Tôi đã thử rồi, nhưng tôi đã không thành công.

Câu hỏi 4

Xin thầy giải thích về phúc lạc và khổ, vì bất kì khi nào tôi đương đầu với tình yêu hay cái đẹp, tôi chỉ cảm thấy cực kì đau mà không phúc lạc, và tôi không hiểu điều này.

Suparna, bạn đã được bảo đi bảo lại, bạn đã được dạy đi dạy lại rằng vui là sai và khổ là đúng. Bạn có thể đã không được bảo một cách trực tiếp thế, nhưng một cách gián tiếp bạn đã bị ước định và thôi miên về khổ. Bạn đã bắt đầu tin rằng khổ là tự nhiên. Bạn thấy khổ khắp xung quanh, khổ đầy dẫy, mọi người đều khổ. Nó dường như là cách mọi sự vậy.

Khi bạn được sinh ra, bạn đã là đứa trẻ hạnh phúc - như mọi đứa trẻ đều hạnh phúc. Điều đó đã không xảy ra khác đi - chưa bao giờ. Bất kì khi nào một đứa trẻ được sinh ra nó đều hạnh phúc, hoàn toàn hạnh phúc, và đó là lí do tại sao trẻ con trông rất vị kỉ: chúng chỉ nghĩ tới bản thân chúng, chúng không lo nghĩ về thế giới, và chúng hạnh phúc về những thứ nhỏ bé. Bướm trong vườn, và niềm vui hoàn toàn và sự ngạc nhiên của chúng - vào những thứ nhỏ bé, vào không cái gì, nhưng chúng hạnh phúc, chúng hạnh phúc một cách tự nhiên.

Nhưng dần dần, dần dần chúng ta làm què quặt hạnh phúc của chúng, chúng ta phá huỷ nó. Chúng ta không thể dung thứ được nhiều hạnh phúc thế. Thế giới này rất khổ và chúng ta phải chuẩn bị chúng cho thế giới. Cho nên một cách gián tiếp chúng ta bắt đầu truyền bá cho chúng rằng, “Thế giới là khổ. Con không thể đảm đương được hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ là hi vọng. Làm sao con có thể hạnh phúc được? Đừng ích kỉ thế! Có nhiều khổ khắp xung quanh - cảm thấy vì người khác đi, nghĩ về họ đi.” Dần dần, dần dần đứa trẻ có cảm giác rằng là hạnh phúc là một một loại tội lỗi. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được khi thế giới đang trong khổ thế?

Mọi người viết thư cho tôi hỏi: “Làm sao thầy có thể dạy cho mọi người thiền khi mà thế giới đang trong khổ sở thế? Làm sao người ta có thể hạnh phúc khi mọi người đang chết đói?” Cứ dường như là bất hạnh của bạn sẽ giúp được họ! Cứ dường như bằng việc không có tính thiền bạn sẽ là một loại phục vụ nào cho họ. Cứ dường như chiến tranh sẽ biến mất nếu bạn không thiền, và nghèo nàn sẽ biến mất nếu bạn không hạnh phúc. Nhưng khổ phải được duy trì như đạp xe liên tục, khổ đã được tôn thờ.

Tôi bao giờ cũng ngờ rằng Ki tô giáo đã trở thành tôn giáo lớn nhất bởi vì cây chữ thập. Nó đại diện cho khổ sở, đau đớn. Krishna chắc không thể trở thành một tôn giáo lớn được bởi vì chiếc sáo của ông ấy, bởi vì điệu vũ của ông ấy. Ngay cả những người tôn thờ ông ấy cũng cảm thấy chút ít mặc cảm về ông ấy. “Làm sao bạn có thể hạnh phúc và nhảy múa với bạn gái được? Và không chỉ một - cả nghìn! Và ca hát và thổi sáo! Mọi người đang chết và có chết chóc và chết đói và chiến tranh và bạo hành và đủ mọi loại thứ đang diễn ra khắp xung quanh. Nó là địa ngục, và bạn đang thổi sáo! Dường như nhẫn tâm, dường như bạn độc ác.” Jesus có vẻ phù hợp hơn, chết trên cây chữ thập. Nhìn vào mặt Jesus mà xem. Cách thức người Ki tô giáo đã vẽ ông ấy, mặt ông ấy rất dài, buồn bã; ông ấy đang mang toàn thể gánh nặng của Trái đất. Ông ấy đã tới để nhận mọi tội lỗi của mọi người lên bản thân ông ấy. Ông ấy dường như là người phục vụ vĩ đại nhất - rất không vị kỉ. Nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ người Ki tô giáo đã vẽ sai về Christ.

Christ này là huyền thoại; Christ thực giống nhiều với Krishna hơn. Thực ra, nếu bạn đi sâu xuống dưới trong từ ‘Christ’ bạn sẽ ngạc nhiên: nó bắt nguồn từ Krishna, gốc rễ của nó là Krishna. Jesus phải đã là một người rất vui vẻ; bằng không làm sao bạn có thể nghĩ về ông ấy đang ăn, uống, một cách vui vẻ? Có nhiều cảnh tượng mà bạn bè đã tụ tập và họ đang ăn và uống và tán gẫu. Ông ấy không phải bao giờ cũng ‘giảng sách’, thỉnh thoảng ông ấy cũng tán gẫu nữa! Và ông ấy dường như là sứ giả duy nhất từ Thượng đế mà uống và ăn ngon và tận hưởng những thú vui nhỏ của cuộc sống.

Cảm giác của tôi là ở chỗ nếu các Thiền sư mà tạo ra tôn giáo của Jesus, họ chắc sẽ làm cho ông ấy cười trên cây chữ thập - cái cười bụng. Jesus chắc có cái bụng lớn như Bồ đề đạt ma và cái bụng sẽ rung lên như động đất với tiếng cười lớn! Và điều đó chắc đã là đúng hơn nhiều, thật hơn nhiều.

Ngay cả ở Nhật Bản và Trung Quốc tượng của Phật được làm với cái bụng bự. Ở Ấn Độ họ không làm cái bụng bự đó - không, không chút nào. Quan niệm của người Ấn Độ, quan niệm của người yogi, là ở chỗ bụng phải rất nhỏ và ngực phải lớn, bởi vì việc thở yoga là việc thở sai, nó không tự nhiên. Nó có thể làm ra một Muhammad Ali từ bạn nhưng không làm ra vị phật. Nó sẽ cho bạn hình dạng của ông Vũ trụ, nhưng bạn có thấy loại người nào khác trên thế giới mà xấu hơn không? Ông Vũ trụ dường như là xấu nhất. Tôi nghĩ chẳng đàn bà nào có thể yêu được ông Vũ trụ. Ông ta trông có tính con vật thế - toàn cơ bắp và không có tính người, chỉ là một loại máy. Cứ nhìn cơ bắp của ông ta chuyển động mà xem: chỉ là một loại máy móc, cái máy, nhưng không có linh hồn. Tượng người Ấn Độ làm về Phật là tượng người yogi. Khi họ làm tượng Phật ở Trung Quốc, họ làm nó với cái bụng lớn.

Khi người ta cười và khi người ta thở một cách tự nhiên, bụng dần trở nên to hơn, bởi vì thế thì người ta thở từ bụng và không từ ngực - hơi thở đi theo toàn thể đường xuôi xuống. Nếu Thiền mà làm ra tôn giáo của Ki tô giáo, Jesus chắc vẫn ở trên cây chữ thập, nhưng với tiếng cười, cười tới mức nó vang vọng suốt nhiều thế kỉ. Nhưng điều đó có thể đã không là một tôn giáo thành công, bởi vì làm sao nó phù hợp được với người chỉ kêu và khóc? Nó sẽ có vẻ hoàn toàn lập dị, dị thường. Ở trên cây chữ thập và buồn có vẻ hoàn toàn đúng, bởi vì mọi người đều đang trên cây chữ thập nào đó và buồn.

Và bạn phải đã được dạy từ chính thời thơ ấu rằng thế giới là chỗ sai. Làm sao bạn có thể hạnh phúc ở chỗ này được? Chúng ta đang chịu trừng phạt. Thượng đế đã ra lệnh cho Adam và Eve phải cuốn xéo khỏi Thiên đường bởi vì họ đã không vâng lời, và nhân loại ở dưới cái tai hoạ đó. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Là người Ki tô giáo và hạnh phúc sẽ là mâu thuẫn ngay trong thuật ngữ.

Cho nên, Suparna, bạn phải đã được dạy rằng thế giới là chỗ khổ sở: khổ là hoàn toàn đúng trong nó, trong hoà điệu với nó, và mọi người đều khổ - sẽ rất khắc nghiệp và độc ác về phần bạn để mà hạnh phúc và vui vẻ. Đó là lí do tại sao ngay cả khi có những khoảnh khắc vui vẻ mọi người vẫn cảm thấy mặc cảm và họ kìm lại.

Larson lái xe đưa Charlotte đi về vùng thôn quê và đỗ xe ở một quãng đường hoang vắng. “Nếu anh thử gạ gẫm em,” Charlotte nói, “em sẽ la lên đấy.”

“Điều đó thì có tác dụng gì?” Larson hỏi. “Chả có ma nào quanh đây vài dặm.”

“Em biết chứ” Charlotte nói, “nhưng em muốn thoả mãn cho lương tâm em trước khi em bắt đầu có thời gian vui thú.”

Ngay cả làm tình mọi người cũng mang mặt buồn dường như họ đang trên cây chữ thập - nghiêm chỉnh, làm bổn phận - và cho dù họ muốn tận hưởng, họ che giấu điều đó. Nó có vẻ không phải. Họ cảm thấy mặc cảm.

Nếu mọi người thực sự làm tình với niềm vui họ sẽ la lên, họ sẽ hét lên, họ sẽ kêu lên, họ sẽ khóc, họ sẽ cười. Người ta chẳng bao giờ biết loại xúc động nào sẽ trồi lên bề mặt, cho nên tốt hơn cả là giữ bản thân bạn trong kiểm soát; bằng không bạn sẽ trông ngu xuẩn thế. Và thế thì hàng xóm sẽ nghĩ gì? Và bức tường hiện đại là mỏng tới mức bạn thậm chí phải làm tình trong tư thế yoga - shavasana, tư thế thân thể chết - và được kết thúc với nó sớm nhất có thể được, không để nó trở thành cực thích. “Mình đang làm gì thế này? Và Jesus đau khổ cho mình trên cây chữ thập! Và mình đang hét lên vì vui vẻ? Phải nghĩ tới Jesus chứ, Jesus đáng thương và điều ông ấy sẽ làm cho mình! Và nghĩ về Thượng đế - ngài là một kiểu Tom dò xét, bao giờ cũng nhìn qua lỗ khoá - ngài sẽ nghĩ gì?”

Nếu bạn nghĩ về mọi thượng đế và thế rồi các thiên thần và các christ và các thánh nhân và họ tất cả đều đang quan sát và bạn làm tình... và với hứng thú thế! Bạn sẽ bị đoạ địa ngục! Tốt hơn cả là giữ kiểm soát, điều tốt là cảm thấy mặc cảm. Đó là lí do tại sao sau khi làm tình mọi người cảm thấy một loại buồn bã, một loại thất vọng, cứ dường như họ đã làm cái gì đó tội lỗi. Họ lại tận hưởng bản thân họ và điều đó là không đúng.

Nhìn mà xem: bất kì khi nào bạn cảm thấy khổ, cái gì đó cho cảm giác tốt. Nó sẽ có vẻ như mâu thuẫn, nhưng nó giống thế này: bất kì khi nào bạn khổ bạn cảm thấy phúc lạc và bất kì khi nào bạn phúc lạc bạn cảm thấy khổ.

Bạn nói, “Xin thầy giải thích về phúc lạc và khổ, vì bất kì khi nào tôi đương đầu với tình yêu hay cái đẹp tôi chỉ cảm thấy đau vô cùng mà không phúc lạc, và tôi không hiểu điều này.”

Bạn sẽ không có khả năng hiểu được điều này chút nào bởi vì toàn thể hiểu biết của bạn đã bị đầu độc. Bạn sẽ phải vứt bỏ toàn thể tâm trí. Không có nhu cầu để hiểu. Bạn phải đi vào trong nó với sự hồn nhiên, không với hiểu biết, bởi vì việc hiểu biết đó lại là một loại tính toán; việc hiểu biết đó lại là tri thức mà đã từng được xã hội trao cho. Và tri thức đó đang tạo ra toàn thể rắc rối! Bạn phải trở thành đứa trẻ lần nữa, hồn nhiên.

Nhưng bạn muốn hiểu. Quên mọi thứ về hiểu đi. Hiểu biết lại là tính toán, tinh ranh.

Tôi đã nghe:

Một đôi lớn tuổi đi tới bác sĩ. Người đàn ông nói, “Chúng tôi muốn biết liệu chúng tôi làm tình có đúng không. Ông xem chúng tôi chứ?”

“Làm đi,” bác sĩ nói. Họ làm tình.

“Ông bà làm tình thật hoàn hảo,” bác sĩ nói. “Việc đó mất mười đô la đấy.” Họ quay lại trong sáu tuần liền người nọ tiếp người kia và làm cùng chuyện đó. Đến lần thứ bẩy bác sĩ nói, “Ông bà tới đây như thế này để làm gì? Tôi đã bảo ông bà làm tình đúng rồi.”

“Bà ấy không thể tới nhà tôi,” người đàn ông nói, “và tôi không thể tới nhà bà ấy được. Ra nhà nghỉ đắt những hai mươi đô la. Ông tính chúng tôi mười đô la và chúng tôi được tám đô trả lại từ Chương trình chăm sóc người già.”

Đừng tính toán, đừng tinh ranh với cuộc sống. Bây giờ đây sẽ là loại tình yêu gì? Kinh doanh và kinh doanh và kinh doanh... Tri thức được cần cho kinh doanh, hồn nhiên được cần cho cuộc sống. Tri thức là cái phải có ở bãi chợ, nhưng không được cần chút nào khi bạn đi vào trong điều bí ẩn; bạn không thể biết được, bạn chỉ có thể hiện hữu. Bạn vứt bỏ tâm trí này, bạn vứt bỏ mọi ước định này và bắt đầu di chuyển. Khi bạn cảm thấy vui vẻ, cảm thấy vui vẻ đi, giúp bản thân bạn cảm thấy vui vẻ: nhảy múa, ca hát.

 

Thói quen cũ sẽ kéo bạn lại; đừng nghe theo chúng. Bạn sẽ phải gạt bỏ những thói quen cũ dần dần, dần dần. Nó sẽ là một loại vật lộn, bởi vì không thói quen nào rời bỏ bạn một cách dễ dàng. Nhưng những thói quen này đang chống lại bạn và chống lại Thượng đế, bởi vì bất kì cái gì chống lại vui vẻ đều chống lại Thượng đế. Nếu Thượng đế có thể được định nghĩa bởi từ nào, từ đó là 'phúc lạc' và không cái gì khác.

Suparna, bất kì khi nào bạn cảm thấy cái gì đó đẹp và đau nảy sinh trong bạn, cái đau đó không phải ở trong hiện hữu bạn đâu, cái đau đó là trong tâm trí bạn: hiện hữu bạn đang cố đi vào trong cái đẹp, nhưng tâm trí bạn đang kéo bạn lại. Bất kì khi nào bạn cảm thấy tình yêu nảy sinh, phúc lạc nảy sinh, và đau nữa, chọn phúc lạc đi. Quên lãng đau, bỏ qua nó. Bỏ qua nó, nó sẽ chết. Nếu bạn cứ chú ý tới nó bạn sẽ cảm thấy nó. Chú ý là thức ăn. Đừng bao giờ chú ý tới cái gì là sai; bằng không bạn đang giúp nó có đó, bạn đang cho nó ngày càng nhiều sức mạnh hơn. Bỏ qua nó đi - chẳng có gì tốt hơn là bỏ qua nó. Vâng, để nó đấy. Chỉ việc nói, “Thôi được, mày cứ ở đấy. Mày đang lởn vởn từ quá khứ của tao. Mày cứ ở đó đi. Tao đi lên trước đây, tao không nghe theo mày đâu.”

Lắng nghe khêu gợi của phúc lạc và bao giờ cũng đi cùng chúng, và bạn đang đi theo hướng đúng - bạn đang đi tới Thượng đế. Đừng bao giờ nghe theo bất kì cái gì cho bạn mặc cảm, đau đớn, khổ sở - bạn đang đi xa khỏi Thượng đế. Bất kì khi nào bạn khổ, bạn đều trong địa ngục - đi xa nhất khỏi Thượng đế - và bất kì khi nào bạn hoàn toàn vui vẻ, bạn đang ở trong Thượng đế, bạn đang ở trong cõi trời.

Bạn nói, “Xin thầy giải thích về phúc lạc và khổ...”

Khổ là phi tự nhiên, phúc lạc là bản tính của bạn. Khổ được người khác dạy, phúc lạc được Thượng đế trao cho. Khổ là ước định, phúc lạc là linh hồn bên trong của bạn, điều tinh tuý của bạn. Khổ là nhân cách, chỉ là một cấu trúc quanh bạn; phúc lạc là tự do của bạn, nó là phi cấu trúc.

“Xin thầy giải thích về phúc lạc và khổ, vì bất kì khi nào tôi đương đầu với tình yêu hay cái đẹp, tôi chỉ cảm thấy cực kì đau mà không phúc lạc, và tôi không hiểu điều này.”

Đừng cố hiểu điều này chút nào. Cứ để đau ở đó, chấp nhận nó trong vài ngày. Và đi vào trong tình yêu - đi vào trong tình yêu một cách điên cuồng - và đi vào trong cái đẹp. Nhảy múa dưới sao. Lúc ban đầu bạn có thể cảm thấy rằng chân bạn không chuyển động và bạn phải chuyển động, vì bạn đã bị ép buộc sống không có nhảy múa lâu thế, chân bạn đã quên mất ngôn ngữ của điệu vũ. Nhưng chẳng mấy chốc chúng sẽ học vì nó là ngôn ngữ tự nhiên.

Từng đứa trẻ đều biết cách nhảy múa, từng đứa trẻ đều biết cách vui vẻ. Bạn sẽ phải học điều đó lần nữa, nhưng bởi vì nó là tự nhiên, nó tới nhanh. Chỉ vài nỗ lực và đột nhiên một hôm nào đó, bạn ra khỏi cái bẫy. Cái nạng của bạn đã bị vứt đi. Cho dù thỉnh thoảng bạn ngã điều đó là hoàn toàn tốt, nhưng bạn phải đứng trên đôi chân riêng của bạn. Những chiếc nạng của xã hội, của tôn giáo có tổ chức, của tu sĩ, phải bị vứt đi. Cho dù trong vài ngày bạn sẽ cảm thấy bị kiệt quệ - cảm thấy bị kiệt quệ trong vài ngày là điều tự nhiên - bạn phải chấp nhận nó. Nhưng nếu bạn cứ đi hướng tới tự nhiên, bạn sẽ thấy Đạo trong cuộc sống của bạn. Đạo là việc nở hoa tự nhiên. Đi theo tự nhiên đi.

Không ai muốn khổ cả và mọi người đều khổ. Họ không đi theo tự nhiên. Không ai muốn là bất kì cái gì khác hơn phúc lạc và không ai phúc lạc. Lắng nghe ham muốn: ham muốn sâu sắc nhất chỉ ra con đường đúng. Khao khát của bạn về phúc lạc, về cái đẹp, về cái gì đó sẽ tràn ngập bạn, về cái gì đó sẽ đem bạn tới bờ bên kia, về cái gì đó sẽ mênh mông và không thể tin được tới mức quá khứ và tương lai sẽ bị quét sạch và bạn sẽ chỉ ở đây bây giờ.

Nhưng đừng cố hiểu. Nếu bạn bắt đầu cố hiểu bạn sẽ trở thành nạn nhân của phân tâm học, và phân tích là quá trình vô hạn. Bạn có thể cứ phân tích và phân tích và nó chẳng bao giờ được kết thúc. Không một người nào trên thế giới đã được phân tâm toàn bộ. Không bao giờ có thể có.

Đây là chỗ tôi khác với phân tâm học, Đừng đi vào phân tích. Gạt toàn thể tâm trí sang bên đi. Nhảy ra khỏi nói đi! Không cần hiểu. Mọi điều được cần là sống, sống một cách đích thực. Mọi điều được cần là hiện hữu.

Đủ cho hôm nay.

Xem Tiếp Chương 3Quay Về Mục Lục Tập 1

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

Ads Belove Post