Chương 3. Khoảnh Khắc Nguyên Tử

Chương 3. Khoảnh Khắc Nguyên Tử

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho

(Tập 1)

Chương 3. Khoảnh Khắc Nguyên Tử





Nghe hoặc Tải MP3 'Bí Mật Của Những Bí Mật' (Tập 1) ê


Osho ơi,

Thầy Lữ tử nói: Chỉ Thái cực và bản tính đúng vượt qua thời gian và không gian.

Thái cực bên ngoài lưỡng nghi. Đây là chỗ thiên và địa đi tới hiện hữu của chúng. Khi học trò hiểu cách nắm bắt thái cực họ vượt qua lưỡng nghi của sáng và tối và không nấn ná lâu trong tam giới. Nhưng chỉ người đã hình dung ra mặt nguyên thuỷ của bản tính con người mới có khả năng làm điều này.

Khi con người được cho tự do khỏi bụng mẹ, thái cực cư ngụ trong một thốn vuông, nhưng linh thức cư ngụ dưới tâm. Tâm này phụ thuộc vào ngoại giới. Nếu một người không ăn chẵn một ngày, nó sẽ cảm thấy cực kì không thoải mái. Nếu nó nghe thấy cái gì đó kinh khủng nó run lên; nếu nó nghe thấy cái gì đó phát rồ nó dừng lại; nếu nó bị đối diện với cái chết nó trở nên buồn; nếu nó thấy cái gì đó đẹp nó sững sờ. Nhưng thiên tâm trong đầu, ít nhất khi nào nó đã chuyển đi? Người hỏi: "Thiên tâm không thể chuyển được sao?" Thế rồi ta trả lời: Làm sao ý đúng trong thốn vuông đó có thể di chuyển được!

Tâm thấp hơn hành động như tướng mạnh, có quyền, khinh thường thiên tử vì nhu nhược, và đã tiếm quyền lãnh đạo việc nước. Nhưng khi biệt thành có thể được củng cố và phòng thủ, thì dường như là vua trí huệ và mạnh mẽ lên ngôi. Mắt bắt đầu việc luân quang như hai thượng thư tả hữu phò tá vua với mọi quyền lực của họ. Khi quyền lực ở trung tâm có hiệu lực, mọi kẻ nổi loạn sẽ tự trình diện với giáo đảo ngược chiều, sẵn sàng nhận lệnh.

Con đường tới thuốc trường sinh bất lão biết tới phép thần tối thượng tinh dịch, linh hoả và tưởng địa: ba điều này. Tinh dịch là gì? Nó là cái đúng, năng lượng một, tình yêu lãng mạn. Linh hoả là ánh sáng, lời. Tưởng địa là trực giác.

Một hôm, vua triệu anh hề láu lỉnh vào và trao cho anh ta một chiếc trượng ngay trước tất cả mọi người trong triều và nói, “Cầm lấy chiếc trượng này như một quyền trượng của bộ và giữ nó cho tới khi ngươi tìm ra một kẻ hề hơn bản thân ngươi. Nếu ngươi tìm ra một người như vậy, trao quyền trượng này cho người đó.”

Chút thời gian sau đó, nhà vua ốm và nằm chờ chết. Ông ta muốn gặp anh hề, người mà ông ta chắc chắn có tính chân thực. Khi anh hề tới nhà vua nói với anh ta, “Ta triệu ngươi tới để nói với ngươi rằng ta sắp đi cuộc hành trình dài.”

“Bệ hạ đi đâu vậy?” anh hề hỏi.

“Đi xa khỏi đất nước - sang thế giới khác.”

“Thưa chủ nhân, ngài có chuẩn bị cho cuộc hành trình của ngài và việc ở đó của ngài không?”

“Chả chuẩn bị gì cả, hề nhỏ ơi.”

 “Ngài có bạn bè nào đón chào ngài ở đó không?”

“Chả có ai cả!” nhà vua đáp.

Thế rồi anh hầu lắc đầu buồn bã và đặt chiếc quyền trượng vào tay nhà vua và nói, “Bệ hạ nhận chiếc trượng này đi. Cái này thuộc về ngài, vì ngài sắp đi sang thế giới khác mà không chuẩn bị. Chắc chắn chiếc quyền trượng này thuộc vào ngài và không thuộc vào ai khác cả.”

Sống là cơ hội để chuẩn bị cho chết và cõi bên kia. Nếu bạn không chuẩn bị cho chết và cho cõi bên kia, bạn là kẻ ngu - bạn đang bỏ lỡ cơ hội lớn. Sống là cơ hội duy nhất.

Cuộc sống này mà bạn biết không phải là sống thật. Nó chỉ là cơ hội để đạt tới sống thật. Sống thật đang ẩn đâu đó trong cuộc sống này, nhưng nó phải được khêu gợi ra, nó phải được đánh thức dậy. Nó là giấc ngủ say. Nó còn chưa nhận biết về bản thân nó. Và nếu cuộc sống thực của bạn mà không nhận biết về bản thân nó, cái gọi là cuộc sống của bạn sẽ không là gì ngoài giấc mơ dài. Và nó không thể êm đềm được - nó sẽ là ác mộng.

Sống mà không được bắt rễ vào cuộc sống thực là sống như cây không được bắt rễ vào đất. Đó là lí do tại sao không có cái đẹp, đó là lí do tại sao không có duyên dáng. Đó là lí do tại sao bạn không thấy sự huy hoàng của con người mà chư phật nói tới.

Jesus cứ nói đi nói lại, “Vương quốc của Thượng đế là ở bên trong ông.” Nhưng bạn dường như không có vẻ là một hoàng đế. Jesus nói với đệ tử của ông ấy, “Nhìn những hoa loa kèn trên cánh đồng. Chúng đẹp làm sao! Ngay cả vua Solomon, một vị vua lớn, cũng không đẹp thế, dù được trang điểm trong mọi oai phong của ông ấy, như những hoa loa kèn khiêm tốn này.” Sao hoa loa kèn đẹp thế và con người xấu thế? Sao chỉ con người là xấu? Bạn đã bao giờ thấy con vẹt xấu, hay con công xấu, hay con sư tử xấu, hay con hươu xấu không? Cái xấu dường như là cái gì đó có tính người. Con công là con công và con hươu là con hươu, nhưng con người lại không nhất thiết là con người.

Con người là con người chỉ khi người đó là một Phật hay một Christ hay một Krishna - khi người đó đã trở nên nhận biết về toàn bộ hiện hữu của mình - bằng không bạn sống dò dẫm trong bóng tối. Bạn sống trong hang động tối của vô thức. Bạn chỉ dường như có ý thức thôi. Ý thức của bạn rất mảnh mai. Nó rất nhất thời, nó là bề mặt rất mỏng. Nó thậm chí không sâu hơn làn da - chỉ một vết xước nhỏ và bạn mất luôn ý thức của mình.

Ai đó xúc phạm bạn: chỉ một lời hay chỉ một cái liếc nhìn, và mọi ý thức của bạn đi tong và bạn trong rồ dại, giận dữ, bạo hành, hung hăng. Trong một khoảnh khắc tính người của bạn biến mất - bạn lại là hoang dã, lại là con vật - và con người có thể rơi xuống dưới con vật, vì khi con người sa ngã không có gì dừng người đó lại. Con người có thể vươn lên trên thiên thần, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra bởi vì vươn lên trên thiên thần là nhiệm vụ lên dốc, gian nan; người ta phải làm việc vì nó. Nó cần làm việc vất vả, nó cần bạo dạn, dũng cảm, để thám hiểm cái không biết.

Hàng triệu người được sinh ra và chết đi, nhưng họ chưa bao giờ sống. Cuộc sống của họ chỉ ở bên ngoài vì họ vẫn còn bị bắt rễ trong vô thức. Và bất kì cái gì bạn làm trên bề mặt có thể không đúng về bạn chút nào; thực ra, đích xác cái đối lập mới là hoàn cảnh. Đó là lí do tại sao Sigmund Freud phải đi vào trong giấc mơ của bạn để xem thực tại của bạn. Cứ nhìn cái mỉa mai của nó ấy: thực tại của bạn phải được tìm từ trong giấc mơ của bạn, không trong thực tại của bạn. Bạn không thể được tin tưởng - điều bạn nói về bản thân bạn. Mơ của bạn phải được hỏi, bởi vì bạn đã trở thành giả thế và bạn đang thêu dệt nhiều mặt nạ tới mức gần như không thể nào xuyên thấu được vào mặt nguyên thuỷ của bạn.

Nhưng rất khó biết mặt nguyên thuỷ của bạn, cho dù là từ mơ và phân tích mơ. Ai sẽ làm phân tích? Freud cũng vô thức như bạn vậy. Một người vô thức đang cố diễn giải người vô thức khác. Diễn giải của người đó nhất định rất bị giới hạn; diễn giải của người đó sẽ phản ánh nhiều về người đó hơn là bạn. Đó là lí do tại sao bạn đi tới nhà phân tích theo Freud với cùng giấc mơ, bạn sẽ nhận được diễn giải khác hơn là diễn giải bạn sẽ nhận được nếu bạn đi tới nhà phân tích theo Jung hay theo Adler - và bây giờ có nhiều nhà phân tích. Và bạn sẽ bị phân vân: một giấc mơ có nhiều diễn giải khác nhau. Họ không nói gì về bạn cả, họ đang nói cái gì đó về bản thân họ. Người theo Jung nói, “Tôi là người theo Jung. Đây là diễn giải của tôi.” Mơ của bạn không thể để lộ ra chân lí của bạn được. Nếu hoạt động có ý thức của bạn mà không thể làm lộ được ra bạn, làm sao hoạt động ngủ của bạn có thể làm lộ ra bạn được? Nhưng dầu vậy, Freud là trên đường đúng. Người ta phải đi sâu hơn chút ít.

Người ta phải đi ra ngoài các giấc mơ tới trạng thái của tâm trí nơi không có ý nghĩ, không mơ, không ham muốn nào tồn tại; khi mọi suy nghĩ... Và việc mơ là một loại suy nghĩ, loại suy nghĩ nguyên thuỷ - suy nghĩ qua hình ảnh - nhưng nó vẫn là suy nghĩ. Khi bạn đã đi ra ngoài suy nghĩ, và nếu bạn có thể vẫn còn tỉnh táo, nhận biết, dường như người ta đang ngủ say nhưng vẫn tỉnh táo - sâu bên dưới tại chính cốt lõi của hiện hữu người ta một ngọn đèn vẫn cháy sáng, một cây nến nhỏ của ánh sáng - thế thì bạn sẽ thấy mặt nguyên thuỷ của bạn. Và thấy mặt nguyên thuỷ của bạn là trở lại trong vườn Eden. Thế thì bạn bỏ mọi quần áo của bạn.

Nhân cách của bạn chỉ bao gồm các quần áo và quần áo và quần áo - quần áo chồng lên quần áo. Nhớ hai từ mà sẽ rất quan trọng để hiểu cuốn sách kì lạ này nhưng có giá trị mênh mông: một từ là ‘tinh tuý’, từ kia là ‘nhân cách’. Personality-nhân cách bắt nguồn từ một gốc, persona điều có nghĩa là cái mặt nạ. Vào thời cổ đại, các diễn viên sân khấu ở Hi Lạp thường đeo mặt nạ. Persona nghĩa là cái mặt nạ; personality-nhân cách bắt nguồn từ persona. Các diễn viên thường đeo một mặt nạ, bạn đeo nhiều mặt nạ, bởi vì với những tình huống khác nhau bạn cần các mặt nạ khác nhau. Khi bạn nói với ông chủ của bạn, bạn cần một loại mặt nạ và khi bạn nói với người hầu của bạn, tất nhiên, bạn cần một loại mặt nạ khác. Làm sao bạn có thể dùng cùng mặt nạ được?

Bạn đã bao giờ quan sát chưa? Khi bạn nói với ông chủ, tất cả các bạn đều mỉm cười; mọi hơi thở của bạn đều nói, “Dạ vâng, thưa sếp.” Co dù bạn có bị xúc phạm, giận dữ, bạn vẫn sẵn sàng hôn chân ông ta. Và khi bạn đang nói với người phục vụ của bạn, bạn có thấy sự kiêu căng trên mặt bạn không? Bạn chưa bao giờ mỉm cười. Làm sao bạn có thể mỉm cười khi nói với người phục vụ của bạn được? Điều đó là không thể được. Bạn phải đã mất tính người với người đó. Làm sao bạn có thể mỉm cười và có quan hệ với người đó như một con người được? Bạn phải sở hữu người đó như một vật: người đó là nô lệ. Bạn phải hành xử theo cách khác hơn là bạn hành xử với ông chủ của bạn. Ở đó, bạn là người hầu; ông ta vẫn còn kiêu căng, ông ta vẫn còn hống hách. Khi bạn nói với người bạn, bạn có mặt nạ khác để dùng. Khi bạn nói với người lạ, tất nhiên, một mặt nạ khác được cần tới.

Bạn phải dùng nhiều mặt nạ và bạn có nhiều mặt, và bạn liên tục đổi chúng khi hoàn cảnh thay đổi. Nhân cách của bạn chỉ gồm những bộ mặt giả.

Và điều tinh tuý là gì? Điều tinh tuý là mặt nguyên thuỷ của bạn mà không có mặt nạ nào. Điều tinh tuý là cái bạn mang vào trong thế giới khi bạn được sinh ra. Điều tinh tuý là cái ở cùng với bạn trong bụng mẹ. Điều tinh tuý là cái đã được Thượng đế trao cho bạn - hay bất kì cái gì bạn gọi là cái toàn bộ, cái toàn thể, sự tồn tại. Điều tinh tuý là món quà từ sự tồn tại cho bạn.

Nhân cách là món quà của xã hội, bố mẹ, trường học, văn hoá, văn minh. Nhân cách không phải là bạn, nó là rởm - và chúng ta liên tục đánh bóng nhân cách này, và chúng ta đã hoàn toàn quên mất điều tinh tuý. Và chừng nào bạn chưa nhớ tới điều tinh tuý, bạn sẽ sống trong vô vọng, bởi vì cuộc sống thực bao gồm điều tinh tuý. Cuộc sống thực là cuộc sống của điều tinh tuý. Bạn có thể gọi nó là linh hồn, hay Thượng đế bên trong bạn, hay bất kì cái gì bạn sẽ gọi. Nhưng nhớ phân biệt này: bạn không là quần áo của bạn - thậm chí không là quần áo tâm lí của bạn.

Tôi phải nhắc bạn về Moses. Khi ông ấy tới đối diện với Thượng đế, khi ông ấy thấy Thượng đế trên núi khi lửa nảy sinh ra từ bụi cây xanh - và bụi cây không cháy, bụi cây vẫn tươi tắn, vẫn xanh như bao giờ - ông ấy đâm phân vân. Ông ấy không thể tin được vào mắt mình. Điều đó là không thể được... lửa thế! Bụi cây bắt lửa và vậy mà bụi cây không cháy. Và thế rồi ông ấy nghe thấy từ bụi cây một tiếng nói vọng tới ông ấy, “Moses, cởi giầy ra, vì ông đang ở trên đất thiêng.”

Đây là một trong những chuyện ngụ ngôn Do Thái hay nhất: Thượng đế là lửa, nhân cách của bạn chỉ là bụi cây; và Thượng đế là lửa mát - nó sẽ không thiêu đốt nhân cách của bạn, nhân cách có thể vẫn còn xanh. Thượng đế cho bạn nhiều tự do tới mức nếu bạn muốn là giả, điều đó là được phép, điều đó là được với ngài. Nếu bạn muốn là rởm, điều đó là được phép. Tự do nghĩa là bạn có thể đúng hay bạn có thể sai - điều này là tuỳ ở bạn. Tinh tuý của bạn có đó, ngọn lửa có đó, và nhân cách của bạn cũng có đó.

Nhân cách là giả, một cách tự nhiên người ta sẽ nghĩ, “Tại sao lửa bên trong mình không thiêu cháy nó?” Lửa này mát, lửa này không thể thiêu cháy nó được. Nếu bạn đã quyết định có nhân cách này, lửa cho phép điều đó: bạn có thể vẫn còn xanh trong nhân cách của bạn, nhân cách này có thể cứ thu thập ngày càng nhiều tán lá hơn. Bạn có thể trở thành ngày càng giả hơn, bạn có thể trở thành hoàn toàn giả, bạn có thể mất hút trong tính giả của nhân cách và Thượng đế không can thiệp vào.

Nhớ điều này: Thượng đế không bao giờ can thiệp, tự do là toàn bộ. Đó là chân giá trị của con người, niềm vinh quang của con người, và đau đớn nữa. Nếu bạn không được trao cho tự do bạn sẽ không là giả. Không con vật nào là giả, không con vật nào có nhân cách. Và tôi không tính vật nuôi trong nhà: vì chúng sống cùng bạn, chúng bị phá huỷ - chứng bắt đầu có nhân cách. Chó của bạn quên điều tinh tuý của chúng. Chó có thể giận nhưng vẫn cứ vẫy đuôi - đây là nhân cách. Nó biết ai là chủ và nó biết cách ủng hộ bản ngã của ông chủ, nó đã trở nên có tính ngoại giao. Nó nhiều tính chính khách như người sống ở New Delhi: nó cứ vẫy đuôi.

Thỉnh thoảng bạn có thấy con chó phân vân không? Người lạ tới và con chó không biết hành xử ra sao - mặt nào phải trưng ra cho người lạ. Cảm thấy mơ hồ, nó sủa - có thể đó là điều đúng để làm - và dầu vậy nó vẫn vẫy đuôi. Nó đang quan sát hướng dẫn đúng từ ông chủ - liệu người đã vào nhà là bạn hay thù. Nếu người đó là thù nó sẽ thôi vẫy đuôi, nếu người đó là bạn, nó sẽ thôi sủa người đó. Nó đợi hướng dẫn, một tín hiệu - chủ cư xử thế nào. Nó đã trở thành cái bóng của chủ. Nó không còn là con chó thực.

Sống với con người là bị lây nhiễm - họ phá huỷ. Bạn thậm chí phá huỷ con vật nếu chúng sống cùng bạn, bạn không cho phép chúng có điều tinh tuý tự nhiên của chúng. Bạn văn minh hoá chúng cũng như bạn đã trở nên được văn minh hoá. Bạn không cho phép tự nhiên có cách riêng của nó, bạn không cho phép Đạo có luồng chảy riêng của nó.


Điều tinh tuý là cái bạn mang vào trong thế giới, nhân cách là cái thế giới áp đặt lên điều tinh tuý. Thế giới rất sợ điều tinh tuý vì điều tinh tuý bao giờ cũng có tính nổi dậy. Điều tinh tuý bao giờ cũng có tính cá nhân, và thế giới không cần cá nhân nào. Nó cần con chiên, nó không cần người nổi dậy. Nó không cần những người như Phật, Krishna, Lão Tử - không, những người này là nguy hiểm. Nó muốn mọi người vâng lời - vâng theo nguyên trạng, vâng theo những quyền lợi được đầu tư, vâng theo nhà thờ có tổ chức, vâng theo nhà nước và các chính khách ngu xuẩn.





Xã hội yêu cầu vâng lời, và xã hội yêu cầu tính hiệu quả. Bạn càng máy móc, bạn càng hiệu quả. Khi bạn sống động hơn, bạn không thể hiệu quả như thế. Cái máy là hiệu quả hơn con người. Nỗ lực của xã hội là thu mọi người lại thành máy. Và làm sao thu con người thành máy móc? Làm cho người đó ngày càng vô thức hơn, làm cho người đó ngày càng như robot hơn, để điều tinh tuý của người đó biến mất hoàn toàn khỏi ý thức của người đó, để người đó trở thành rởm hoàn hảo. Để anh ta là chồng, để cô ta là vợ, người phục vụ, ông chủ, thế này thế nọ, nhưng không bao giờ để người đó là cái ta tinh tuý của người đó. Không cho phép điều đó, bởi vì cái ta tinh tuý đó không vâng theo bất kì ai ngoại trừ Thượng đế. Nó không có cam kết nào khác, cam kết duy nhất của nó là với cội nguồn. Nó không biết tới những người chủ khác.

Kiểu hiện hữu đó sẽ là rất bất tiện cho cái gọi là xã hội, bởi vì xã hội này không được tạo ra để hoàn thành nhu cầu của con người. Nó được tạo ra để khai thác con người. Nó không tương ứng với bạn và vì trưởng thành của bạn. Nó không có ý định giúp bạn trưởng thành, và nó có mọi ý định không cho phép bạn trưởng thành vì bạn càng trưởng thành, bạn càng trở nên độc lập hơn, bạn càng ít trưởng thành bạn vẫn còn càng nhiều phụ thuộc. Và người phụ thuộc là tin được vì người phụ thuộc bao giờ cũng sợ. Người phụ thuộc bao giờ cũng cần ai đó để dựa vào - bao giờ cũng cần ai đó để dựa vào. Người đó vẫn trẻ con. Người đó dựa vào bố mẹ, người đó dựa vào tu sĩ, người đó dựa vào chính khách. Người đó không thể đứng trên đôi chân riêng của mình. Xã hội cứ che đậy bạn bằng nhiều quần áo - không chỉ quần áo vật lí mà cả tâm lí nữa.

Xã hội rất sợ trần truồng vật lí, bởi vì trần truồng vật lí là bắt đầu của trần truồng tâm lí. Xã hội đi vào trong kinh hoàng khi thấy người trần truồng vì đây là sự bắt đầu: nếu người đó trần truồng về vật lí, người đó đã lấy bước đầu tiên. Bây giờ ai sẽ ngăn cản người đó khỏi trở thành trần truồng về tâm lí?

Và tiếng nói cất lên từ bụi cây bốc cháy nói với Moses, “Cởi giầy ra.” Nó là điều rất biểu tượng. “Cởi mọi quần áo ra,” nó nói. “Cởi giầy ra.” Giầy che chân bạn. Giầy che bạn. “Trần trụi trên đất đi. Hiện hữu không giầy đi.” Giầy đại diện cho nhân cách, và sự trần truồng đại diện cho điều tinh tuý. “Ông đang trên đất thiêng, cởi giầy ra.”

Khoảnh khắc bạn đương đầu với điều tinh tuý của bạn - bụi cây bốc cháy bên trong bạn - bạn sẽ phải cởi giầy của bạn ra, bạn sẽ phải cởi mọi quần áo, bạn sẽ phải cởi bỏ mọi thứ đang che giấu điều tinh tuý của bạn. Đó là cách mạng, cải tâm-metanoia. Đó là điểm ngoặt trong cuộc sống: xã hội biến mất và bạn trở thành cá nhân - và chỉ cá nhân mới có thể có quan hệ với Thượng đế. Nhưng một ý thức lớn sẽ được cần tới.

Có một lần Gurdjieff, năm 1933, đã thết đãi Fritz Peters bằng trình diễn điều này tại căn hộ New York của người chủ trước tại khách sạn Henry Hudson Hotel nơi cuộc gặp gỡ được tổ chức.

Peters là đệ tử trẻ của Gurdjieff, và Gurdjieff đã là một trong những thầy vĩ đại nhất mà thế giới đã từng được biết tới - và không phải là thầy thường chút nào, vì không thầy nào có thể là thường được. Tính thường là phẩm chất của tu sĩ, không của thầy. Thầy bao giờ cũng là người cách mạng. Và đây là thực nghiệm hay. Lắng nghe chăm chú vào:

Khi Peters tới anh ta được đề nghị đi rửa bát và chuẩn bị rau cho những người rất quan trọng nào đó sẽ tới ăn tối. Gurdjieff nói ông ấy cần Peters cho ông ấy bài học tiếng Anh bao gồm các từ dành cho mọi bộ phận đó và chức năng của thân thể “điều không có trong từ điển.” Đến lúc Gurdjieff đã làm chủ được các từ tục tĩu và các câu khiêu dâm thì khách khứa bắt đầu lục tục kéo tới, hoá ra có quãng mười lăm người New York ăn vận tề chỉnh, lịch sự, trong số đó có một số là phóng viên hay nhà báo.

Sau khi giới thiệu khơi mào xun xoe và muộn, Gurdjieff khiêm tốn bắt đầu trả lời tại chỗ cho các câu hỏi của khách về công việc của ông ấy và lí do ông ấy tới thăm Mĩ. Thế rồi, với một cái nháy mắt cho thầy tiếng Anh của mình, ông ấy đột nhiên đổi giọng và giải thích rằng tình trạng suy đồi đáng buồn của nhân loại và biến đổi của nó thành vấn đề thực chỉ có thể mô tả được bằng lời chêm tục tĩu đặc biệt thấm vào trong vùng thôn quê của họ; do đó ông ấy đi tới quan sát hiện tượng này trong cái thô thiển. Nguyên nhân đằng sau vấn đề trạng thái đáng lo này, ông ấy tiếp tục, nằm ở sự kiện là mọi người - đặc biệt người Mĩ - chưa bao giờ được phép theo tiếng gọi của thông minh hay đúng mực, mà chỉ theo tiếng gọi của cơ quan sinh dục của họ. Thế rồi chọn ra một người đàn bà đặc biệt đẹp, ông ấy khen ngợi cô ấy về quần áo và trang điểm của cô ấy. Thế rồi ông ấy bí mật kể rằng một cách thành thực, giữa họ, giải thích thực đằng sau trang điểm của cô ấy là thôi thúc dục không cưỡng lại được với một người đặc biệt nào đó - được Gurdjief đánh vần một cách sinh động với từ vựng ông ấy mới học được. Trước khi khách khứa có thể phản ứng, ông ấy tung ra một bài nói về sự thuần thục dục riêng của ông ấy, được theo sau bởi các mô tả chi tiết và riêng tư về tập tục dục của nhiều giống người và quốc gia.

Đến lúc bữa ăn kết thúc và khách khứa đã được tiếp đãi dồn dập với rượu cốt vang cổ ngon như thường lệ, họ mất sự kiềm chế của mình và tham gia vào trao đổi những lời lẽ tục tĩu điều sớm trở thành lời cửa miệng. Gurdjieff lánh xa mọi người cùng với quí bà mà ông ấy đã xúc phạm, và những người khác, đến giờ được ước định tin rằng cuộc truy hoan hay cái gì đó đã là chiều hướng chung của buổi tối này, bắt đầu dính líu về mặt thể chất vào các giai đoạn khác nhau của việc cởi bỏ quần áo trong các phòng khác nhau của căn hộ.

Ngay khi cuộc say sưa lên tới cực đỉnh, Gurdjieff mạnh mẽ bứt bản thân mình ra và la lối nạt nộ ra lệnh cho những người chè chén dừng lại. Ông ấy tuyên bố rằng bài học đã được hoàn thành, rằng các khách đã thẩm tra lại dư dả qua cách ứng xử của họ tính đúng đắn của những quan sát mà ông ấy đã đưa ra ngay đầu buổi tối - rằng nhờ ông ấy mà họ bây giờ có ý thức một phần về ước định thực của họ và rằng ông ấy sẽ vui mừng nhận séc và tiền mặt thanh toán cho bài học quan trọng này. Peters ghi lại - không chút ngạc nhiên, vì biết Gurdjieff - rằng số tiền thu được lên tới vài nghìn đô la.

Khi mọi người đã ra về, Gurdjieff đi vào trong bếp để giúp Peters rửa bát đĩa, đồng thời hỏi anh ta tận hưởng buổi này thế nào. “Tôi thấy kinh tởm,” là lời đáp. Gurdjieff cười và nhìn chăm chú vào anh bạn đồng hành với cái nhìn khoan rọi. “Anh có cảm giác này - kinh tởm này là tốt rồi. Nhưng bây giờ điều cần là tự hỏi bản thân anh một câu hỏi: anh kinh tởm ai?”

Đây là tình huống thực. Điều bạn biểu lộ trên bề mặt là một thứ. Những vị khách này đã bị chọc giận, bị bực mình bởi quan sát của George Gurdjieff rằng nhân loại đã trở nên rất xuống cấp, rằng điều bạn làm trên bề mặt là một thứ, điều bạn ngụ ý bên trong là thứ khác. Bạn có thể cho những lời giải thích và bạn có thể hợp lí hoá, nhưng hợp lí hoá của bạn chỉ là hợp lí hoá và không gì khác. Sâu bên dưới cái gì đó khác vẫn cứ làm việc trong vô thức. Bạn thậm chí không nhận biết về nó.

Các nhà tâm lí nói rằng khi người đàn bà bị cưỡng hiếp, trong đại đa số trường hợp đàn bà muốn bị hiếp - cô ấy có ham muốn này. Cô ấy mời điều đó, cô ấy dùng những cử chỉ nào đó; cách cô ấy bước, cách cô ấy ăn mặc, cách cô ấy nói tất cả đều là những cử chỉ mời hiếp - và thế rồi một ngày nào đó điều đó xảy ra. Và thế rồi cô ấy có vẻ ngạc nhiên, giận dữ, bạo hành, đi tới cảnh sát, tranh đấu ở toà án. Nếu cô ấy nhìn sâu vào trong tâm trí riêng của mình cô ấy chắc đã ngạc nhiên: nó là nỗ lực riêng của cô ấy, ham muốn riêng của cô ấy đã được hoàn thành.

Có những người liên tục sống theo cách nước đôi này, thậm chí không nhận biết động cơ thực bên trong là gì. Quan sát, và việc quan sát đó sẽ làm cho bạn rất, rất tỉnh táo. Chỉ quan sát. Động cơ thực của bạn là gì? Đừng cố thuyết phục bản thân bạn rằng điều này không phải là vậy. Chỉ trở thành tấm gương và xem hành vi của bạn. Chỉ trở thành người quan sát im lặng về hành vi của bạn - bao giờ cũng tỉnh táo về tại sao bạn đang làm điều nào đó, nó tới từ đâu - và thế rồi bạn sẽ thấy bạn có một con người nhị nguyên. Một người là nhân cách nói điều này và người kia là thực tại của bạn cứ làm chính cái đối lập. Và bằng cách nào đó cả hai đều xoay xở với nhau, do đó mới có xung đột, cọ sát, và phí hoài năng lượng.

Và điều xảy ra trong hầu hết mọi trường hợp là bạn có ham muốn này bên trong và chính cái đối lập ở bên ngoài. Và tại sao lại cái đối lập? - bởi vì qua cái đối lập bạn đang kìm nén ham muốn đó. Người cảm thấy thấp kém sâu bên trong giả vờ là rất cao siêu ở bên ngoài. Chỉ người kém cỏi mới muốn là cao siêu. Những người thực sự cao siêu không quan tâm chút nào. Mọi người đang chịu chứng phức cảm thấp kém đều trở thành chính khách, bởi vì rằng khuôn mặt ta linh thiêng hơn ngươi của người đó biết rõ là sâu bên trong chính cái đối lập mới là hoàn cảnh: người đó đang chịu đựng mặc cảm, người đó đang chịu đựng sâu bên dưới từ sự không xứng đáng - người đó biết rằng người đó là không linh thiêng. Bây giờ cách duy nhất để che giấu nó với thế giới là có mặt nạ của tính linh thiêng.

Cái gọi là thánh nhân của bạn không khác chút gì với tội nhân. Khác biệt duy nhất là ở chỗ tội nhân trung thực còn thánh nhân không trung thực. Trong một trăm thánh nhân, nếu bạn có thể tìm ra cho dù một thánh nhân thực sự là thánh, điều đó sẽ quá đủ, quá đủ một người có thể được mong đợi; chín mươi chín người chỉ giả vờ. Và tôi không nói rằng họ giả vờ chỉ với bạn. Việc giả vờ có thể đi sâu tới mức không chỉ họ đang lừa người khác, họ bắt đầu lừa bản thân họ. Thực ra, để lừa bản thân bạn, đầu tiên bạn phải lừa người khác, chỉ thế thì bạn mới có thể tin được vào nó. Khi người khác bắt đầu tin rằng bạn là thánh nhân, chỉ thế thì bạn mới có thể tin được vào điều đó.

Thánh nhân thực không liên quan tới người khác chút nào. Người đó biết mình là ai. Cho dù toàn thế giới nói rằng người đó không phải là thánh nhân, điều đó không thành vấn đề. Hiểu biết của người đó là bên trong, đương đầu của người đó là trực tiếp với bản thân mình, kinh nghiệm của người đó là tức khắc và có tính tồn tại. Người đó biết điều tinh tuý của mình. Và biết điều tinh tuý của mình là bước đầu tiên để biết Thượng đế, để trở thành bất tử, để đi ra ngoài cái chết.

Henri Bergson đã nói lúc bắt đầu thế kỉ này. Ông ấy nói, “Cái thêm vào cho thân thể do công nghệ đem tới gây ra việc thêm vào tương ứng cho linh hồn.”

Con người hiện đại có vẻ ít linh hồn hơn trong bất kì thời đại nào khác, và lí do là: khoa học và công nghệ đã thêm nhiều thứ cho thân thể. Thân thể đã trở nên mạnh hơn, sống lâu hơn. Bộ não đã trở nên mạnh hơn, đã trở nên thông thái hơn. So với thân thể và bộ não - và não là một phần của thân thể - linh hồn vẫn còn rất, rất nghèo. Nó gần như bị quên lãng, bị bỏ qua. Không ai chăm nom tới nó.

Ai nghĩ về điều tinh tuý riêng của người a? Đi vào nhà thờ hay vào đền chùa sẽ không giúp ích gì. Bạn sẽ phải tự mình đi vào trong: bạn sẽ phải cởi giầy ra, bạn sẽ phải đi vào trong điều tinh tuý trần trụi của bạn. Chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng kết nối lại bản thân bạn với vũ trụ. Chính từ đó mà bạn có thể được bắc cầu lại với thực tại.

Bây giờ tới lời kinh:

Thầy Lữ tử nói:

Chỉ Thái cực và bản tính đúng mới vượt qua thời gian và không gian.

Điều tôi đã nói cho bạn về cái tinh tuý, Thầy Lữ tử gọi là ‘Thái cực’. Thái cực là linh hồn tinh hoa của bạn, cái mà bạn đã đem từ Thượng đế - không được dạy, không được ước định, như bạn đã ở trong bụng mẹ bạn. Làm sao bạn đã tồn tại trong bụng mẹ bạn được? Không cái gì được dạy cho bạn, bạn không có tâm trí, bạn tồn tại trong trạng thái vô trí, do đó mới có phúc lạc của nó.

Các nhà tâm lí nói rằng vì kinh nghiệm về bụng mẹ, chín tháng đó, con người đã đi tìm Thượng đế - vì kinh nghiệm của chín tháng đó mà kí ức ám ảnh con người. Chín tháng đó đã là đẹp nhất mà bạn đã từng biết tới. Có thể bạn đã quên một cách có ý thức, nhưng sâu bên dưới tron mọi tế bào của thân thể bạn, trong mọi thớ thịt của con người bạn, những ngày đó vẫn còn đập rộn ràng, những ngày đó vẫn còn được mang bởi sự tồn tại của bạn. Chúng không thể là có ý thức trong tâm trí bạn, nhưng chúng có đó. Cũng như khi trong đêm bạn rơi vào trong giấc ngủ say, bạn không biết bạn đi đâu và điều gì xảy ra cho bạn, nhưng đến sáng bạn cảm thấy thảnh thơi, tươi tắn, vui vẻ. Cuộc sống lại đã xảy ra cho bạn, mọi bụi bặm bạn đã thu thập đều biến mất. Bạn lại tươi tắn, bạn lại được làm khoẻ lại, thân thể bạn mang cảm giác này. Thân thể bạn bình thản và yên tĩnh và nhớ cái gì đó. Việc nhớ lại không ở trong não - bạn không biết cái gì đích xác xảy ra, bạn đã đi đâu.

Chỉ vị phật mới biết người đó đi đâu trong giấc ngủ say của mình, bởi vì ngay cả trong giấc ngủ say ông ấy vẫn còn tỉnh táo. Bạn không tỉnh táo ngay cả khi bạn nhận biết - cái gọi là nhận biết, bạn không tỉnh táo khi bạn ở trong cái gọi là trạng thái thức. Mắt bạn mở, nhưng tâm trí bạn cứ vẩn vơ và xoay tròn cả nghìn lẻ một ý nghĩ.

Việc nói bên trong tiếp tục, tiếng ồn bên trong tiếp tục. Bạn nhìn và vậy mà bạn không thấy và bạn nghe và vậy mà bạn không nghe thấy, bởi vì sâu bên trong có bức tường các ý nghĩ, mơ mộng - liên tục nổi trên bầu trời tâm thức bạn. Bạn không tỉnh táo ngay cả khi bạn thức. Vị phật tỉnh táo ngay cả khi ông ấy ngủ say. Chỉ ông ấy biết chỗ ông ấy đi.

Ông ấy đi đâu? Ông ấy đi tới điều tinh tuý, tới cội nguồn, tới thái cực. Và cho dù trong vài khoảnh khắc ban đêm bạn rơi vào trong cội nguồn nguyên thuỷ, bạn được làm khoẻ lại. Người không thể rơi vào trong giấc ngủ say thực sự ở trong địa ngục. Người đó đi ngủ đã mệt mỏi rồi, kiệt lực, chán với cuộc sống, và dậy buổi sáng thậm chí còn mệt mỏi hơn, chán hơn, cạn kiệt hơn. Cuộc sống của người đó là địa ngục.

Trong giấc ngủ say bạn đơn giản trượt trở lại trong cội nguồn nguyên thuỷ của hiện hữu bạn. Cội nguồn nguyên thuỷ đó bao giờ cũng có đó; bạn đã không làm mất nó, bạn chỉ quên nó. Và cội nguồn nguyên thuỷ đó ở bên ngoài mọi lưỡng nghi: nó không sáng không tối, nó siêu việt; nó không sống không chết như bạn biết chúng, nó là siêu việt; nó không đàn ông không đàn bà như bạn biết họ, nó là siêu việt. Nó ở bên ngoài mọi loại nhị nguyên. Nó là Thượng đế.

Chỉ Thái cực và bản tính đúng mới vượt qua thời gian và không gian.

Khi bạn ở trong thái cực bạn ở trong bản tính đúng của bạn. Khi bạn ở trong nhân cách bạn là không thực, bạn chỉ là hiện tượng giả. Quan sát đi, và bạn sẽ ngạc nhiên bao nhiêu thứ là giả trong bạn. Bạn mỉm cười khi không có nụ cười trong tim, thế thì nó là giả. Bạn thông cảm khi không có thông cảm trong bạn - nó là giả. Bạn biểu lộ vui vẻ khi không có vui vẻ trong bạn - nó là giả. Bạn thậm chí có thể kêu và khóc mà không có cảm giác gì trong tim, thế thì những giọt nước mắt đó là giả. Cứ quan sát bao nhiêu thứ giả trong bạn. Và nhớ lấy, bất kì cái gì là giả đều không là bạn. Thượng đế đã không làm ra bạn là thứ giả; Thượng đế đã cho bạn cuộc sống vĩnh hằng. Nhưng cuộc sống vĩnh hằng đó bạn chỉ có thể tìm ra khi bạn cởi giầy ra, cởi bỏ nhân cách của bạn.

Vứt bỏ mọi cá tính, mọi mặt nạ đi. Để cho mọi mặt nạ biến mất. Điều đó sẽ là đau đớn vì bạn đã trở nên bị đồng nhất với những mặt nạ đó; bạn nghĩ chúng là mặt bạn. Nó sẽ gần như là quá trình đau đớn của chết. Và không chỉ một lần - bạn sẽ phải chết đi nhiều lần - bởi vì mỗi lần một mặt rơi xuống bạn sẽ thấy cái chết đã xuất hiện. Nhưng lần nữa cuộc sống mới sẽ được thoát ra trong bạn, tươi tắn hơn, sâu hơn, rung động nhiều hơn. Khi mọi khuôn mặt biến mất và điều tinh tuý được bỏ lại một mình, bạn đã siêu việt lên trên mọi nhị nguyên, mọi nhị nguyên của thời gian và không gian.

Khi bạn đi vào thiền sâu, khi bạn đi vào hiện hữu tinh tuý của bạn, không có không gian và không có thời gian - bạn không thể nói bạn đang ở đâu. Mọi nơi chốn biến mất, bạn không thể chỉ ra được chỗ. Hoặc bạn ở không đâu cả hoặc bạn ở mọi nơi. Đây là hai khả năng duy nhất. Cả hai đều ngụ cùng một điều.

Vài người đã chọn nói người ta ở mọi nơi. Vedanta đã chọn nói rằng trong thiền sâu người ta ở mọi nơi: Aham Brahmasmi, ‘Ta là Thượng đế.’ ‘Thượng đế’ nghĩa là người ở mọi nơi, người tràn ngập toàn thể sự tồn tại - bạn trở thành bản thân không gian. Và “Tôi bao giờ cũng hiện hữu, tôi là vĩnh hằng” - điều đó nghĩa là bạn tràn ngập thời gian. Đây là một cách diễn đạt cho nó, cách khẳng định. Phật giáo đã chọn cách kia, cách phủ định.

Phật nói: “Trong thiền sâu ông chẳng ở đâu cả.”

Mọi không gian đã biến mất. Và không có thời gian, bạn ở trong trạng thái vô thời gian. Và khi không có thời gian và không có không gian, làm sao bạn có thể tồn tại được? Con người tồn tại chỉ ở điểm giao của thời gian và không gian. Một đường của thời gian, đường kia của không gian bắt chéo, và tại điểm bắt chéo đó bản ngã nảy sinh. Lấy đi hai đường này và điểm của bản ngã biến mất. Nó chỉ là chỗ giao của hai đường. Nó là ý tưởng sai lầm.

Cho nên Phật nói: “Không có người nào.”

Trong thiền sâu, thời gian biến mất, không gian biến mất, và bạn biến mất - tất cả đều biến mất. Chỉ có tính không, shunya, số không. Đây là cách phủ định của việc nói về cùng một điều.

Hoặc bạn có thể nói, “Ta là Thượng đế,” nếu bạn chọn cách diễn đạt khẳng định - điều có nguy hiểm riêng của nó, có cái đẹp riêng của nó nữa; hoặc bạn có thể chọn cách diễn đạt phủ định, anatta - vô ngã, tính không - niết bàn. Nó có cái đẹp riêng của nó và nguy hiểm của nó nữa. Chính ý tưởng về tính không đẩy mọi người ra - đó là nguy hiểm. Ai muốn cái không?

Trong bốn mươi năm thuyết giảng, Phật được hỏi đi hỏi lại, “Sao người ta phải cố gắng là cái không? Cái đó sẽ là cái chết, cái chết tối thượng.”

Và Phật nói, “Vâng, nó là cái chết tối thượng. Nhưng nó là đẹp.”

Và người hỏi lại hỏi, “Nhưng nó là đẹp cho ai? - bởi vì không có ai cả.”

Và Phật nói, “Chỉ có một cái đẹp, tính đẹp - không có ai để kinh nghiệm nó.”

Một cách tự nhiên tâm trí con người nói, “Nhưng thế thì phỏng có ích gì? Nếu tôi không có đó, và nó rất đẹp, vậy cứ để nó là đẹp đi. Nhưng tôi không có đó, vậy thì dù nó là đẹp hay không cũng chẳng khác biệt gì cho tôi. Sao tôi phải đánh mất bản thân mình? Tốt hơn cả là cứ ở trong thế giới mà không đẹp thế, nơi ít nhất thì tôi vẫn có.”

Mục đích của tính không đẩy mọi người ra. Đó là lí do tại sao Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ và nó đã học được bài học: ở Trung Quốc nó vứt bỏ ngôn ngữ phủ định, ở Tây Tạng nó đã vứt bỏ ngôn ngữ phủ định. Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo nguyên gốc, đã tuyệt đối có tính phủ định. Dưới ảnh hưởng của Phật hàng nghìn người đã được biến đổi, nhưng bạn không thể tìm ra một người như Phật mọi ngày.

Tác động của Phật đã tới mức mọi người thậm chí sẵn sàng chết đi và trở thành cái không. Điều đó là do Phật; bằng không thì không có say mê, không có duyên trong việc là cái không. Nhưng từ lực của Phật là tới mức, sức thu hút của ông ấy là tới mức hàng nghìn người đã sẵn sàng trở thành cái không: “Nếu Phật đã nói điều đó, nó phải đúng rồi.” Lời của ông ấy quan trọng thế, mắt của ông ấy là nhân chứng cho điều đó: “Ông ấy đã biến mất, cho nên để chúng ta cũng biến mất. Và nếu ông ấy nói vậy thế thì chúng ta có thể tin cậy.”

Nhưng một khi Phật đã biến mất khỏi trái đất, các tu sĩ Phật giáo không thể thuyết phục được mọi người; họ phải biến mất khỏi Ấn Độ hoàn toàn. Thế thì họ học được bài học: bên ngoài Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu dùng ngôn ngữ khẳng định, bắt đầu dùng mọi điều mà Phật đã phủ nhận. Nó đã sống sót, nhưng nó đã không thực sự sống như Phật giáo. Nó đã sống sót như Vedanta, nó đã sống sót như ngôn ngữ khẳng định, và đóng góp lớn lao nhất của Phật là cách diễn đạt phủ định.

Cái đẹp của cách diễn đạt phủ định là ở chỗ nó không bao giờ cho phép bản ngã của bạn được thoả mãn nào, được hài lòng nào. Đó là nguy hiểm của ngôn ngữ khẳng định. Nếu bạn nói, Aham Brahmasmi - ‘Ta là Thượng đế’, Ana’l haq - ‘Ta là chân lí’, nguy hiểm là ở chỗ chân lí có thể trở thành phụ và 'Ta' có thể trở thành chính. Chân lí có thể trở thành cái bóng của bạn; nhấn mạnh có thể bắt đầu tập trung vào từ 'ta': ‘Ta là Thượng đế’. Nếu nhấn mạnh vẫn còn vào Thượng đế và cái ‘ta’ vẫn còn chỉ là cái bóng của Thượng đế, điều đó là hoàn toàn tốt. Nhưng điều đó là rất khó. Cái ‘ta’ là rất tinh ranh, cách thức của bản ngã là rất tinh vi. Nó sẽ dùng cơ hội này, nó sẽ nhảy lên ý tưởng này. Nó sẽ nói, “Đúng rồi, ta là Thượng đế và không ai khác là Thượng đế cả. Ta là chân lí và mọi người khác đều là dối trá.” Nhưng thế thì toàn thể vấn đề bị bỏ lỡ.

Nhưng một điều là chắc chắn: thời gian và không gian biến mất. Hoặc bạn phải tuyên bố, “Tôi là tất cả” - toàn thể không gian, toàn thể thời gian - “Tôi là mọi nơi và mọi lúc,” hoặc bạn phải dùng cách diễn đạt của Phật giáo, “Tôi không có. Thời gian không có. Không gian không có. Chỉ có một cái không im lặng tuyệt đối - từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng, im lặng, thậm chí không một gợn sóng.” Nhưng cả hai phát biểu đều chỉ tới cùng một điều. Cách diễn đạt là khác, ngón tay là khác, nhưng chúng trỏ tới cùng một trăng. Trăng đó là cái tinh tuý của bạn.

Thầy Lữ tử nói: Chỉ Thái cực và bản tính đúng mới vượt qua thời gian và không gian.

Và chừng nào bạn chưa vượt qua thời gian và không gian bạn sẽ không vượt qua được chết. Chết tồn tại trong thời gian, và chết tồn tại trong không gian. Chừng nào bạn chưa vượt qua thời gian và không gian, bạn sẽ không vượt qua được tâm trí và thân thể.

Cố hiểu đi: thân thể tương ứng với không gian và tâm trí tương ứng với thời gian. Tâm trí là hiện tượng thời gian và thân thể là hiện tượng không gian. Thân thể tồn tại ở đâu đó và tâm trí tồn tại khi nào đó. Nghĩ về tâm trí không thời gian và bạn sẽ không có khả năng nghĩ về nó; tâm trí hoặc là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hoặc là kí ức hoặc tưởng tượng, hoặc tính sự kiện hiện tại. Tâm trí tồn tại trong ba thời.

Bạn đang lắng nghe tôi một cách chăm chú, tỉnh táo, tâm trí ở trong hiện tại. Nếu bạn ở đây nhưng suy nghĩ về những thứ khác - bạn đã đọc cái gì đó trong Kinh Thánh và nó tương ứng với tôi hay không tương ứng với tôi - bạn đã đi vào trong tưởng tượng của bạn hay vào trong kí ức của bạn. Bạn không thể nghĩ được về tâm trí nếu thời gian biến mất; thời gian là đồng nghĩa với tâm trí.

Con người là một thế giới thu nhỏ, một vũ trụ thu nhỏ. Mọi thứ tồn tại bên ngoài trên qui mô lớn hơn cũng tồn tại trên qui mô nhỏ trong con người. Nếu bạn có thể hiểu con người bạn sẽ hiểu được toàn thể vũ trụ: như phía trên, phía dưới cũng vậy. Con người là thành tố nguyên tử của vũ trụ toàn thể này. Nếu một nguyên tử được hiểu, bạn đã hiểu mọi vật chất. Nếu một người được hiểu, nếu bạn có thể giải mã bí ẩn riêng của bạn, bạn đã giải mã được mọi điều bí ẩn có thể - quá khứ, hiện tại, tương lai - tất cả.

Và hai điều này phải được ghi nhớ: thân thể là không gian, tâm trí là thời gian. Khi bạn thiền bạn biến mất khỏi thân thể, bạn không biết bạn là ai. Đàn ông, đàn bà, xấu, đẹp, đen, trắng - bạn đơn giản không biết bạn là ai. Khi bạn đi vào trong, thân thể bị bỏ lại xa đằng sau. Một khoảnh khắc tới khi bạn thậm chí không định vị được thân thể bạn và bạn thậm chí không thể cảm thấy sự hiện diện của nó. Bạn không còn bị gắn bó với hình dạng; bạn đã trở thành vô hình dạng. Và cùng điều đó xảy ra với tâm trí: bạn không biết tâm trí ở đâu, tâm trí đó đã đi đâu. Mọi sự ồn ào đó, mọi tiếng ồn giao thông đó mà đã thường xuyên ở bên trong trở thành xa xôi, xa xôi, xa xôi và biến mất. Đột nhiên im lặng lớn bùng nổ trong bạn. Trong trạng thái này của không không gian và không thời gian, bạn đi tới biết điều tinh tuý của bạn. Và biết điều tinh tuý của người ta là có thoáng nhìn đầu tiên về Đạo.

Thái cực ở bên ngoài lưỡng nghi.

Mọi khác biệt cực biến mất. Đàn ông/đàn bà, mùa hè/mùa đông, nóng/lạnh, yêu/ghét, khẳng định/phủ định, thời gian/không gian, sống/chết - mọi đối lập cực đều biến mất.

Thái cực ở bên ngoài lưỡng nghi.

Và đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng bạn không bị gắn bó với bất kì cực nào. Bạn đã được dạy trở nên bị gắn bó với cực nào đó. Cái gọi là tôn giáo của bạn đã từng dạy cho bạn: hoặc là trần gian, hoặc từ bỏ và đi vào tu viện. Tôi nói cứ ở lại trong thế giới và không là của nó; bằng không bạn sẽ trở nên bị gắn bó với một cực. Nếu bạn đi vào tu viện bạn sẽ sợ bãi chợ. Đây là loại gắn bó gì vậy? Nếu có sợ không có đạt tới.

Và tôi biết những người đã sống trong Himalayas - thế thì họ trở nên sợ. Thế thì họ không muốn tới thế giới bởi vì bất kì cái gì họ đã từng kinh nghiệm ở Himalayas biến mất khi họ đi tới bãi chợ. Nếu nó biến mất trong bãi chợ nó không là đạt tới. Nó có thể chỉ là im lặng của Himalayas mà bạn lầm tưởng là im lặng của bạn. Nó được vay mượn. Chắc chắn, Himalayas im lặng, và nếu bạn sống trong im lặng đó, dần dần dần dần im lặng đó bắt đầu thấm vào bạn. Nhưng nó không phải là âm nhạc của bạn, nó được vay mượn; đi xa khỏi Himalayas và nó sẽ biến mất. Điều này tạo ra ảo tưởng. Đây là tận hưởng vinh quang được phản xạ, đây không phải là vinh quang của riêng bạn.

Sống trong bãi chợ và tạo ra Himalaya trong tim đi, trở nên im lặng trong tiếng ồn đi. Vẫn còn là người chủ gia đình và vậy mà là một sannyasin. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh nhiều tới mức tôi không muốn các sannyasins của tôi từ bỏ. Chẳng cái gì phải bị từ bỏ cả. Con đường của từ bỏ là con đường của kẻ đào tẩu, và con đường của từ bỏ sẽ làm cho bạn bị gắn bó với hiện tượng cực. Điều đó sẽ không cho bạn tự do. Tự do là siêu việt, và siêu việt chỉ tới khi bạn sống trong các đối lập cực một cách đồng thời, cùng nhau.

Cho nên ở trong thế giới đi, nhưng đừng để thế giới ở trong bạn. Yêu, và vậy mà không bị mất hút trong nó. Quan hệ, và vậy mà vẫn một mình, hoàn toàn một mình. Biết hoàn toàn rõ rằng mọi quan hệ đều là trò chơi: chơi trò chơi và chơi cho hay nhất có thể được và khéo nhất có thể được đi. Trò chơi nọ tiếp trò chơi kia và phải được chơi hay. Và tuân theo mọi qui tắc của trò chơi, bởi vì trò chơi không thể tồn tại mà không có qui tắc. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng nó chỉ là trò chơi. Đừng trở nên bị gắn bó vào nó, đừng trở nên nghiêm chỉnh trong nó. Bao giờ cũng cho phép cảm giác khôi hài vẫn còn sống động trong bạn: vẫn còn trung thực nhưng không nghiêm chỉnh. Và thế thì, dần dần, dần dần bạn sẽ thấy rằng các cực đan biến mất đi. Ai là người thế giới này và ai là người thế giới khác? Bạn là cả hai hay không là cả hai.

Thái cực ở bên ngoài lưỡng nghi. Đây là chỗ thiên và địa đi tới hiện hữu. Khi học trò hiểu cách nắm bắt thái cực họ vượt qua lưỡng nghi của sáng và tối và không nấn ná lâu trong tam giới.

Thế giới của cõi trời, thế giới của Đất và thế giới của địa ngục - ba thế giới - chúng tất cả biến mất với người biết cách siêu việt lên trên các cực.

Tôi nói với bạn chỉ vài khoảnh khắc trước rằng quá khứ, hiện tại, tương lai - đây là ba thế giới. Quá khứ là địa ngục bởi vì nó chết rồi, nó là ma: ma đi theo bạn. Hiện tại là Đất: tính sự kiện, sự kiện, cái đang ngay bây giờ và ở đây. Và tương lai là cõi trời: hi vọng, hứng khởi, ham muốn, khao khát.

Đây là ba thế giới, và bạn phải đi trong ba thế giới này một cách thường xuyên; bạn đi như con thoi lùi lại và tiến lên trước. Từ quá khứ bạn nhảy tới tương lai, từ tương lai bạn nhảy vào quá khứ, và điều này cứ tiếp diễn. Và hiện tại nhỏ bé tới mức bạn không mấy nhận biết về nó: nó bị kẹp giữa quá khứ và tương lai, và hai thứ này là bao la. Và hiện tại rất nhỏ bé, khoảnh khắc nguyên tử - nhỏ tới mức bạn thậm chí không thấy nó. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về nó, nó đã là quá khứ rồi.

Để hiện diện với hiện tại người ta cần rất chăm chú, hoàn toàn chăm chú. Và đó là lí do tại sao hiện diện với hiện tại trở thành cánh cửa đi ra ngoài thời gian. Bạn không thể đi từ quá khứ được, bởi vì quá khứ bao la thế - vô hạn; bạn có thể đi mãi và mãi, bạn sẽ không tìm thấy chỗ cuối của nó. Đó là lí do tại sao tôi nói phân tâm sẽ không giúp ích gì. Nó đi vào trong quá khứ và nó cứ tháo gỡ quá khứ, đào sâu vào quá khứ. Bạn có thể tiếp tục mãi... Phân tâm liên tục hàng năm trời: ba năm, bẩy năm, thế nữa nó vẫn không đầy đủ. Người ta đơn giản trở nên chán với nhà phân tâm và thế rồi đổi nhà phân tâm và đi sang ai đó khác và bắt đầu lại từ ABC.

Và một điều tôi muốn nói với bạn: Sớm hay muộn phân tâm nhất định khám phá ra rằng cuộc sống này không phải là chỗ kết thúc của quá khứ. Bạn có thể cứ đi lùi lại, và bạn có thể đi tới điều Janov gọi là ‘tiếng kêu nguyên thuỷ’. Tiếng kêu nguyên thuỷ là điều tối thượng của phân tâm: tiếng kêu đầu tiên của đứa trẻ khi nó bắt đầu thở - qua đó nó bắt đầu thở - tiếng kêu thứ nhất. Nhưng một khi bạn đã đạt tới đó bạn sẽ ngạc nhiên: đó không phải là cái bắt đầu. Thế thì bạn phải đi vào trong bụng mẹ.

Ở phương Đông chúng ta đã thử nó. Chúng ta có phương pháp đi rất, rất sâu có tên là prati prasav - đi lùi lại, đi ngược trở lại. Mahavira đã dùng nó, Phật đã dùng nó - họ đi qua bụng mẹ. Và thế rồi lần nữa bạn phải đi qua cái chết, bởi vì trước khi vào bụng mẹ bạn đã chết, và thế rồi toàn thể cuộc sống lần nữa... hết tầng nọ tới tầng kia. Chính là qua phân tâm sâu mà phương Đông trở nên nhận biết về hiện tượng nhiều kiếp sống. Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo không nhận biết về điều đó. Họ chưa bao giờ cố gắng vất vả thế. Họ chưa bao giờ thử phân tâm.

Freud là người Do Thái đầu tiên đã thử nó, và tất nhiên, người Ki tô giáo và người Do Thái và mọi cái gọi là người tôn giáo đều chống lại ông ấy. Nỗi sợ là ở chỗ phân tâm đi sâu hơn, sớm hay muốn ý tưởng Hindu về tái sinh sẽ được chứng minh là đúng. Đó là nỗi sợ. Nếu bạn cứ đào mãi bạn sẽ thấy hết tầng nọ tới tầng kia - bạn sẽ kết thúc ở đâu? Hàng nghìn kiếp bạn đã sống như con người và chúng ta đã cố gắng xuyên thấu mọi điều đó; nhưng thế nữa cũng không có kết thúc. Một ngày nào đó, đột nhiên bạn thấy rằng trước kiếp sống này bạn đã không là người, bạn đã là voi hay hổ hay chó, và thế rồi bạn bắt đầu đi vào trong kiếp sống con vật. Và sau hàng triệu kiếp, bạn đột nhiên một ngày nào đó khám phá ra rằng trước đó bạn đã là bụi cây hay cây và thế rồi tảng đá.

Ở Ấn Độ chúng ta nói bạn đã trải qua hàng triệu kiếp sống. Nó có thể dẫn tới đâu? Phân tích quá khứ không thể dẫn tới đâu được. Nó có thể đưa bạn tới phát khùng, nhưng chẳng dẫn tới đâu cả. Và điều như vậy cũng là trường hợp cho tương lai. Nó dừng ở đâu? Xa thế nào là đủ xa? Chỗ nào làm ra điểm rằng “Bây giờ chúng ta sẽ không nhìn lên trước”? Ở phương Đông chúng ta đã thử điều đó nữa, bởi vì chúng ta đã làm việc vô cùng về khái niệm thời gian. Và cả hai đều không kết thúc: kí ức là không kết thúc, tưởng tượng là không kết thúc. Giữa hai điều này là khoảnh khắc hiện tại, rất tí hon, tí hon tới mức bạn không thể trở nên nhận biết về nó được nếu bạn không tuyệt đối tỉnh táo - nó đi nhanh thế, nó lướt qua chóng vánh thế.

Nhưng nếu bạn trở nên nhận biết về hiện tại, thế thì cánh cửa mở ra, cánh cửa mở tới vĩnh hằng. Chính là từ đó mà tâm trí đi vào trong vô trí. Chính là từ đó mà nhân cách đi ra ngoài nhân cách vào trong điều tinh tuý.

Bạn biết hoàn toàn rõ Jesus bị đóng đinh. Có hai kẻ trộm cũng bị đóng đinh cùng ông ấy: một người ở bên trái ông ấy, người kia ở bên phải ông ấy. Bạn có thể đã không bao giờ nghĩ về điều đó như một biểu tượng cực kì có ý nghĩa rằng Jesus đại diện cho khoảnh khắc hiện tại. Một kẻ trộm là quá khứ, kẻ trộm kia là tương lai, và Jesus đại diện cho khoảnh khắc hiện tại - gần nhất với Thượng đế, gần nhất với điều tinh tuý. Một kẻ trộm chế nhạo Jesus - quá khứ bao giờ cũng chế nhạo bạn; anh ta kết án Jesus - quá khứ bao giờ cũng kết án bạn. Kẻ trộm kia hỏi Jesus về tương lai, “Điều gì sẽ xảy ra sau cái chết? Tôi sẽ có khả năng gặp ông trên cõi trời chứ?” Một người là quá khứ, người kia là tương lai, và Jesus bị kẹp ở giữa hai kẻ trộm này.

Và tại sao gọi họ là kẻ trộm? Quá khứ là kẻ trộm, tương lai là kẻ trộm, bởi vì chúng cứ đánh cắp hiện tại của bạn. Chúng là kẻ trộm. Với tôi đây là chuyện ngụ ngôn. Tôi không biết liệu có người Ki tô giáo nào sẽ đồng ý với tôi hay không, nhưng đó không phải là việc của tôi chút nào; tôi không quan tâm liệu bất kì ai có đồng ý với tôi hay không.

Jesus là hiện tại, ở đây bây giờ, gần nhất với điều tinh tuý, sẵn sàng chết đi và biến mất khỏi thân thể và tâm trí. Ông ấy do dự chút ít - mọi người đều do dự. Khi bạn đi tới hiện tại và bạn sẽ thấy cái vĩnh hằng đối diện bạn - không quá khứ, không tương lai, mà vĩnh hằng - một chiều hướng khác toàn bộ. Quá khứ, hiện tại, tương lai là chiều ngang; vĩnh hằng là chiều đứng. Lần nữa, với tôi cây chữ thập là biểu tượng của hai đường này cắt qua nhau.

Cây chữ thập được làm bằng hai đường - một đường chiều ngang, đường kia chiều đứng. Đây là biểu diễn của thời gian và vĩnh hằng. Mọi người đều do dự khi đối diện với vĩnh hằng, tính không đâu cả, tính không cái gì hay tính tất cả. Nó là nhiều thế, người ta sắp biến mất vào trong nó như giọt nước. Và đại dương lớn thế, người ta sẽ không được tìm lại nữa. Ngay cả giọt sương rơi vào trong đại dương từ nhành lá cũng do dự.

Jesus do dự, và tôi yêu con người này vì ông ấy do dự. Do dự của ông ấy chỉ ra rằng ông ấy có tính người. Do dự của ông ấy chỉ ra rằng ông ấy thuộc vào chúng ta - ông ấy là con của con người. Ông ấy khóc với Thượng đế, “Ngài bỏ rơi con sao? Ngài đang làm gì với con? Ngài đã bỏ con sao? Ngài không còn nữa với con sao? Con sắp biến mất và con không thấy tay của ngài bảo vệ con” - giọt sương sắp rơi vào trong đại dương - “Ngài ở đâu? Con sắp rơi vào trong tính không sâu sắc. Cái chết đã tới rồi, và con bao giờ cũng hi vọng rằng trong cái chết ngài sẽ có đó chờ đợi và ngài sẽ ôm choàng lấy con, ngài sẽ giữ con trong vòng tay của ngài, ngài sẽ ấm áp và yêu thương. Nhưng ngài đâu rồi? Ngài đã bỏ rơi con sao? Ngài đã bỏ con sao? Con không thấy ngài ở đâu cả.”

Thực ra, không có Thượng đế nào để mà được nhìn. Thượng đế không phải là người, Thượng đế là cái tên khẳng định cho tính không tuyệt đối này.

Nhưng Jesus đã sống với ý tưởng Do Thái về Thượng đế như một người, do đó mới có rối loạn này trong tâm trí ông ấy, nỗi sợ trong tâm trí ông ấy. Ông ấy không thể thấy được. Ông ấy đang chờ đợi để thấy người yêu, người Cha. Ông ấy thường gọi là Cha Abba - ông ấy đang chờ đợi tìm ra Cha của ông ấy. Nhưng dường như chẳng có ai cả. Thế giới được kết thúc và bên ngoài không có gì ngoài tính không chán đến ngáp ngắn ngáp dài, vực thẳm không đáy.

Điều đó rất có tính người - cuộc sống của Jesus rất có tính người - và đó là cái đẹp của nó, đó là lí do tại sao nó đã gây ấn tượng cho nhiều người thế. Chính tính người của ông ấy gây xúc động. Nhưng thế rồi ông ấy thấy ra vấn đề: ông ấy phải đã nhìn sâu vào trong cái vĩnh hằng, tính không, ông ấy phải đã thấy ra vấn đề rằng “Thượng đế không thể có bộ mặt người được, đây là mặt của ngài,” rằng “Thượng đế không thể có bàn tay người được,” rằng “Tính không này đang sẵn sàng ôm choàng mình, đưa mình đi sâu vào trong tim nó.” Và thế rồi ông ấy nói với Thượng đế, “Vương quốc của ngài tới rồi. Ý chí của ngài sẽ được thực hiện. Vậy nên, nó là vậy đi, để nó là vậy đi. Vậy ngài là tính không: con sẵn sàng, con tin cậy ngài. Con sẽ tin cậy ngay cả tính không của ngài.”

Mọi người Ki tô giáo, mọi người Mô ha mét giáo, mọi người Hindu, mọi người Do Thái - bất kì ai đã sống cùng với ý tưởng về nhân cách của Thượng đế đều sẽ phải đối diện với điều này, sẽ phải đi qua thời kì lo âu này, đau khổ này. Đó là cái đẹp của ý tưởng Phật giáo và ý tưởng Đạo giáo rằng Thượng đế là tính không, cái tên khác của tính không. Người đã sống với ý tưởng đó về tính không từ chính lúc ban đầu sẽ không ngần ngại, người đó đơn giản sẽ biến mất vào trong nó.

Thái cực ở bên ngoài lưỡng nghi. Đây là chỗ thiên và địa đi tới hiện hữu của chúng. Khi học trò hiểu cách nắm bắt thái cực họ vượt qua lưỡng nghi của sáng và tối và không nấn ná lâu trong tam giới. Nhưng chỉ người đã hình dung ra mặt nguyên thuỷ của bản tính con người mới có khả năng làm điều này.

Chừng nào bạn còn chưa có khả năng thấy tính không bên trong riêng của bạn, bạn sẽ không có khả năng làm điều đó. Đầu tiên thiền và đi vào trong tính không bên trong của bạn đi, thế rồi bạn sẽ có khả năng đi vào trong tính không của bản thân sự tồn tại.

Khi con người được cho tự do khỏi bụng mẹ, thái cực cư ngụ trong một thốn vuông…

Đây là bản đồ Đạo - đừng phân vân. Có những bản đồ khác nhau về tâm thức con người. Các bản đồ khác nhau dùng các kí hiệu khác nhau. Đây là bản đồ Đạo.

Đạo nhân nói rằng sau khi đứa trẻ được sinh ra từ bụng mẹ, thái cực bắt đầu cư ngụ trong con mắt thứ ba. Giữa hai con mắt, giữa hai tồn tại cái thứ ba, đích xác ở giữa. Điều bản đồ yoga gọi là luân xa agya, trung tâm con mắt thứ ba, đó là điều các Đạo nhân gọi là chỗ cư ngụ của thái cực.

… thái cực cư ngụ trong một thốn vuông, nhưng linh thức cư ngụ dưới tâm.

"Nhưng linh thức cư ngụ … trong tâm," tim vật lí bình thường.

Tâm này phụ thuộc vào ngoại giới. Nếu một người không ăn chẵn một ngày, nó sẽ cảm thấy cực kì không thoải mái. Nếu nó nghe thấy cái gì đó kinh khủng nó run lên; nếu nó nghe thấy cái gì đó phát rồ nó dừng lại; nếu nó bị đối diện với cái chết nó trở nên buồn; nếu nó thấy cái gì đó đẹp nó sững sờ. Nhưng thiên tâm trong đầu…

… tức là, trong con mắt thứ ba.

… ít nhất khi nào nó đã chuyển đi? Người hỏi: "Thiên tâm không thể chuyển được sao?" Thế rồi ta trả lời: Làm sao ý đúng trong thốn vuông đó có thể di chuyển được!

Tâm vật lí này thường xuyên phụ thuộc vào ngoại giới, nó bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Nó là một phần của thế giới bên ngoài ở bên trong bạn. Đây không phải là tâm thực. Đạo nhân nói tâm thực là ở trong con mắt thứ ba; nó không chuyển động, nó bất động, nó bao giờ cũng là một. Tâm vật lí bao giờ cũng trong hỗn độn, và tâm tâm linh trong con mắt thứ ba bao giờ cũng trong trật tự. Bản thân nó là trật tự. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi nó là agya chakra - trung tâm mà từ đó trật tự nảy sinh, kỉ luật nảy sinh. Nếu cái gì đó tới từ con mắt thứ ba nó lập tức được tuân theo; toàn thân đi theo nó, toàn thể hiện hữu đi theo nó. Nó là trung tâm từ đó các lời răn được ban ra. Nhưng nó đang ngủ say. Bạn sống từ tâm vật lí. Bạn chưa biết về tâm tâm linh của bạn.

Tâm thấp hơn hành động như tướng mạnh, có quyền, khinh thường thiên tử vì nhu nhược...

Nhưng tâm vật lí nghĩ rằng tâm tâm linh là nhu nhược vì nó không di chuyển. Và bởi vì nó không di chuyển bạn vẫn còn không nhận biết về nó. Bạn chỉ trở nên nhận biết về mọi thứ khi chúng chuyển động. Nếu cái gì đó vẫn còn tuyệt đối bất động bạn trở nên quên lãng nó. Và tâm thấp hơn nghĩ bản thân nó rất mạnh và nghĩ thiên tâm, tâm tâm linh, là nhu nhược, gần như chết, vì nó không chuyển động.

... và đã tiếm quyền lãnh đạo việc nước.

Và bởi vì điều này, tâm thấp hơn đã trở thành người chủ của bạn.

Nhưng khi biệt thành có thể được củng cố và phòng thủ, thì dường như là vua trí huệ và mạnh mẽ lên ngôi.

Nhưng nếu bạn bắt đầu trở nên ngày càng tỉnh táo hơn và ngày càng ý thức hơn, bạn sẽ thấy rằng bạn đã củng cố biệt thành trong con mắt thứ ba. Bất kì khi nào bạn trở nên nhận biết bạn sẽ ngạc nhiên: bạn bắt đầu vận hành từ con mắt thứ ba. Chỉ trở nên chút ít nhận biết và bạn sẽ thấy chút ít căng căng ở con mắt thứ ba. Bất kì khi nào bạn trở nên tỉnh táo, sự căng căng lại nhiều hơn ở con mắt thứ ba. Cái gì đó bắt đầu đập rộn ràng trong con mắt thứ ba, cái gì đó bắt đầu rung đập trong con mắt thứ ba.

Một khi nhận biết đã làm cho con mắt thứ ba vận hành, một khi nhận biết đã di chuyển vào trong con mắt thứ ba và con mắt thứ ba bắt đầu vận hành, trở nên sống động... Đó là lí do tại sao người Hindu gọi nó là luân xa. ‘Luân xa’ nghĩa là cái bánh xe. Bánh xe cần năng lượng; một khi năng lượng đi và, bánh xe bắt đầu chuyển động. Với ‘chuyển động’ được ngụ ý là nó bắt đầu vận hành. Thế thì cuộc cách mạng lớn xảy ra trong hiện hữu của bạn: ngay lập tức tâm thấp hơn cúi xuống dưới tâm cao hơn. Khi tâm cao hơn tới, tâm thấp hơn bao giờ cũng cúi xuống. Nó cai quản chỉ khi tâm cao hơn không hiện diện. Và đó là khác biệt giữa tôn giáo thực và tôn giáo không thực.

Tôn giáo không thực nói với bạn, “Cố kiểm soát bản thân mình đi. Làm cái này, không làm cái kia. Kiểm soát các giác quan của mình. Tạo kỉ luật cho thân thể mình.” Tôn giáo thực nói, “Cứ đi vào trong trung tâm con mắt thứ ba và để cho tâm tâm linh vận hành, và mọi thứ sẽ được kiểm soát, và mọi thứ sẽ được có kỉ luật. Để người chủ tới và mọi thứ sẽ được giải quyết ngay lập tức.”

Mắt bắt đầu việc luân quang như hai thượng thư tả hữu phò tá vua với mọi quyền lực của họ. Khi quyền lực ở trung tâm có hiệu lực, mọi kẻ nổi loạn sẽ tự trình diện với giáo đảo ngược chiều, sẵn sàng nhận lệnh

Cứ để người chủ bước vào, và không cần làm nỗ lực nào để tạo ra trật tự trong cuộc sống của bạn, không có nhu cầu trau dồi tính cách. Đó là lí do tại sao tôi nói đừng lo nghĩ về tính cách. Đơn giản đưa mọi năng lượng của bạn vào trong việc có nhiều ý thức hơn. Tính cách đi theo sau ý thức như cái bóng theo sau bạn. Nếu bạn cố trau dồi tính cách, tính cách của bạn sẽ là giả, rởm, và bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả. Và đây không phải là cách để đạt tới điều tối thượng.

Con đường tới thuốc trường sinh bất lão biết tới phép thần tối thượng...

Đây là phép thần tối thượng. Sao gọi nó là phép thần? - vì một khi tâm cao hơn bắt đầu vận hành, cứ dường như phép thần xảy ra... Các giác quan của bạn đã không bao giờ trong trật tự, tâm trí bạn bao giờ cũng bị lẫn lộn. Bạn bao giờ cũng do dự: làm cái này hay làm cái kia, hiện hữu hay không hiện hữu? Bạn đã trong căng thẳng thường xuyên: đi đâu, chọn cái gì? Đột nhiên, dường như ai đó đã làm phép màu: mọi lẫn lộn biến mất, sáng tỏ nảy sinh, cuộc sống trở thành trong suốt - bạn đơn giản làm điều phải được làm. Thực ra, một khi thiên tâm đã bắt đầu vận hành, mọi điều bạn làm đều tốt; bạn không thể làm sai được - điều đó là không thể được.

Con đường tới thuốc trường sinh bất lão biết tới phép thần tối thượng

Và có ba thành tố của phép thần tối thượng này:

… tinh dịch, linh hoả và tưởng địa:

Đây là các biểu tượng Đạo.

…ba điều này. Tinh dịch là gì? Nó là cái đúng, năng lượng một, tình yêu lãng mạn. Linh hoả là ánh sáng, lời. Tưởng địa là trực giác.

Bạn sẽ phải hiểu ba điều này. Tinh dịch là tình yêu lãng mạn - năng lượng bạn biết bây giờ là năng lượng, năng lượng của đam mê. Ngay bây giờ nó tạo ra rắc rối cho bạn chứ không gì khác. Ngay bây giờ nó giả vờ là bạn của bạn nhưng chứng minh là thù của bạn. Bạn càng theo nó, nó càng đem bạn vào khổ. Đó là lí do tại sao người ta nói rằng tình yêu là mù quáng.

Mulla Nasruddin nói với tôi, “Tình yêu là mù quáng và hôn nhân là người mở mắt ra.”

Tình yêu là mù quáng vì bạn còn chưa có mắt, và năng lượng lớn đáng ra có thể đã trở thành phúc lành lớn cho bạn lại trở thành chỉ là khổ. Tình yêu lãng mạn là năng lượng của bạn.

Và Freud là đúng khi tìm và kiếm mọi thứ trong tình yêu lãng mạn của bạn, trong năng lượng dục của bạn. Nhưng ông ấy sai vì ông ấy không biết rằng trạng thái bình thường này của năng lượng dục không phải là trạng thái tự nhiên của nó, nó là trạng thái bị hư hỏng. Trong trạng thái tự nhiên của nó, năng lượng dục vươn lên ngày càng cao hơn, nó đưa bạn đi lên chứ không đi xuống. Trong trạng thái tự nhiên của nó, năng lượng dục trở thành hoa vàng bên trong bạn. Trong cái gọi là trạng thái bình thường, trạng thái bị hư hỏng, nó đơn giản đưa bạn vào nhà tù mới, bởi vì nó đi ra ngoài và xuống dưới. Nó làm tiêu tán bạn. Nó chỉ đem cái chết của bạn tới ngày càng gần hơn. Nếu cùng năng lượng này bắt đầu đi lên, nó đem tới cuộc sống mới, cuộc sống trong dư thừa. Nó trở thành “thuốc trường sinh bất lão.”

Hệt như bùn có thể trở thành hoa sen - bùn chứa hoa sen, hạt mầm của nó - cho nên năng lượng dục của bạn chứa hạt mầm của hoa vàng. Nhưng năng lượng này phải đi lên, bạn không thể di chuyển nó lên được. Có những người cố làm cho nó di chuyển lên; họ trở thành hư hỏng dục và không gì khác. Bạn không thể làm được nó một cách trực tiếp, nhưng bạn có thể làm nó một cách gián tiếp. Một khi con mắt thứ ba của bạn, tâm tâm linh của bạn, bắt đầu vận hành, năng lượng bắt đầu di chuyển theo cách riêng của nó. Bạn đã tạo ra con mắt thứ ba và năng lượng bị hấp dẫn dường như hướng tới nan châm.

Ngay bây giờ năng lượng của bạn đi ra ngoài vì bạn có nam châm bên ngoài, lớn hơn nhiều so với bạn có bên trong. Bạn thấy người đàn bà đẹp và năng lượng bắt đầu đi ra ngoài; người đàn bà vận hành như nam châm. Khi con mắt thứ ba của bạn vận hành bạn có nam châm mạnh tới mức không ai có thể kéo được bạn ra ngoài. Đó chính là vấn đề về có nam châm bên trong lớn hơn nam châm tồn tại bên ngoài. Thế thì năng lượng đi lên, vào trong.

Nếu bạn đi ra ngoài bạn sẽ đi vào trong thế giới của nhị nguyên. Nếu bạn đi vào trong bạn sẽ đi vào trong thế giới của bất nhị; bạn sẽ trở thành phi lưỡng nghi.

Đây đích xác là nền tảng của điều tôi gọi là siêu tâm lí, hay tâm lí của chư phật. Đây là tôn giáo thuần khiết - không phải tôn giáo của nghi lễ, mà là tôn giáo thuần khiết: chả liên quan gì tới Ki tô giáo và Hindu giáo nhưng có cái gì đó liên quan tới cội nguồn năng lượng của bạn.

Điều thứ hai là linh hoả. Nó là ánh sáng, lời; nó là tâm trí ý thức. Tình yêu lãng mạn đi lên đưa bạn ra ngoài tâm trí ý thức và vô ý thức. Lời là tâm trí ý thức. Nó là tâm lí, nó là khoa học.

Tưởng địa là bóng tối, vô thức, trực giác. Nó là cận tâm lí, nghệ thuật. Tưởng địa là trực giác, bóng tối. Đàn bà sống trong tưởng địa, trong linh ảnh trực giác. Đàn bà sống như con người vô thức, phi logic. Đàn ông sống trong linh hoả, lời, logic, tâm trí ý thức. Nghệ sĩ mang nữ tính, nhà khoa học mang nam tính, và tinh dịch - tình yêu lãng mạn, năng lượng một - là bất nhị. Nó đưa bạn ra ngoài nghệ thuật và ra ngoài khoa học, nó đem bạn ra ngoài ý thức và vô ý thức, nó đem bạn ra ngoài đàn ông và đàn bà. Nó đem bạn vào trong cái bất nhị, cái siêu việt.

Nhưng bí mật của phép thần là để cho thiên tâm của bạn, cái tồn tại giữa hai hai mắt bạn, vận hành. Về sau chúng ta sẽ đi vào trong phương pháp luận của nó - cách giúp nó vận hành.

Đủ cho hôm nay.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục Tập 1

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

Ads Belove Post