Chương 1. Một chút bầu trời

Chương 1. Một chút bầu trời

Price:

Read more

Bí mật của những bí mật (Tập 2) - Osho
Bài nói về Bí mật của Hoa Vàng
Chương 1. Chút ít bầu trời

Ngày 11 tháng 8 năm 1978, buổi sáng tại thính đường Phật

Osho ơi,
Thầy Lữ Tử nói:
Công việc của ông sẽ dần trở nên được tập trung và chín chắn, nhưng trước khi ông đạt tới hoàn cảnh mà trong đó ông ngồi như cây khô trước vách đá, vẫn có nhiều khả năng của lỗi mà ta muốn đưa tới sự chú ý đặc biệt của ông. Những hoàn cảnh này được thừa nhận chỉ khi chúng đã được kinh nghiệm một cách cá nhân. Đầu tiên ta muốn nói về những sai lầm và thế rồi về những dấu hiệu xác nhận.
Khi người ta bắt đầu tiến hành một quyết định của mình, phải cẩn thận để cho mọi thứ có thể xử lí theo cách thoải mái, thảnh thơi. Phải không được đòi hỏi quá nhiều từ tâm. Người ta phải cẩn thận rằng, hoàn toàn tự động, tâm và năng lượng được phối hợp. Chỉ thế thì trạng thái yên tĩnh mới có thể được đạt tới. Trong trạng thái yên tĩnh này các hoàn cảnh đúng và không gian đúng phải được cung cấp. Người ta phải không ngồi xuống (để thiền) ở giữa các chuyện phù phiếm. Đó là nói, tâm trí phải tự dovới các ưu tư hão huyền. Mọi vướng mắc phải được gạt sang bên; người ta phải được tách rời và độc lập. Các ý nghĩ phải không được tập trung vào thủ tục đúng. Nguy hiểm này nảy sinh nếu quá nhiều rắc rối được nhận. Ta không ngụ ý rằng không nhận rắc rối nào, nhưng cách đúng nằm ở việc giữ khoảng cách tương đương giữa hiện hữu và không hiện hữu. Nếu người ta có thể đạt tới vô mục đích qua mục đích, thế thì việc này đã được hiểu thấu. Bây giờ người ta có thể buông bỏ bản thân mình, tách rời và không lẫn lộn, đi theo cách độc lập. Hơn nữa, người ta phải không rơi thành nạn nhân của thế giới gài bẫy. Thế giới gài bẫy là chỗ năm loại quỉ tối tự đùa giỡn. Đây là hoàn cảnh, chẳng hạn, khi, sau khi nhìn cố định, người ta chủ yếu có các ý nghĩ về cây khô và tro chết, và vài ý nghĩ về mùa xuân tươi sáng trên đại lục. Theo cách này người ta chìm vào trong thế giới của tăm tối. Năng lượng là lạnh ở đó, việc thở là dồn dập, và nhiều hình ảnh về lạnh lẽo và hoang tàn tự chúng trình hiện. Nếu người ta nấn ná ở đó lâu người đi vào thế giới của cây và đá.
Một người phải không bị dẫn đi lạc lối bởi mười nghìn cạm bẫy. Điều này xảy ra nếu, sau khi trạng thái yên tĩnh đã bắt đầu, cái nọ tiếp cái kia đủ mọi loại ràng buộc đột nhiên xuất hiện. Người ta muốn phá vỡ chúng và không thể phá được; người ta đi theo chúng, và cảm thấy dường như được giảm nhẹ bởi điều này. Điều này nghĩa là người chủ đã trở thành người hầu. Nếu một người nấn ná trong trạng thái này lâu người đó đi vào thế giới của các ham muốn ảo tưởng.
Tốt nhất, người ta thấy bản thân mình trong cõi trời, xấu nhất, giữa đám hồ li tinh. Một hồ li tinh như vậy, nó là thực, có thể có khả năng đi lang thang trong núi nổi tiếng tận hưởng gió và trăng, hoa và quả, và lấy vui thú trong cây san hô và cỏ ngọc. Nhưng sau khi có những thứ này, phần thưởng của người đó qua đi và người đó được sinh lại trong thế giới của rối loạn.
Có lần một số thợ săn đi sâu vào trong rừng thẳm và tìm thấy một chiếc lều ở đó một ẩn sĩ đang cầu nguyện trước cây chữ thập gỗ. Mặt ông ấy toả ra hạnh phúc.
“Chào người anh em. Cầu Thượng đế cho chúng tôi một buổi chiều tốt lành. Ông trông rất hạnh phúc.”
“Ta bao giờ cũng hạnh phúc.”
“Ông hạnh phúc khi sống ở cái lều đơn độc này để sám hối sao? Chúng tôi có mọi thứ và lại không hạnh phúc. Ông đã tìm hạnh phúc ở đâu vậy?”
“Ta thấy nó ở đây trong cái hang này. Nhìn qua lỗ kia và ông sẽ bắt được thoáng nhìn về hạnh phúc của ta.” Và ông ấy chỉ cho họ một chiếc cửa sổ nhỏ.
“Ông lừa chúng tôi, vì tất cả những gì chúng tôi có thể thấy là một cành cây nào đó.”
“Lấy cái nhìn khác đi.”
“Mọi điều chúng tôi thấy là những cành nào đó và chút ít bầu trời.”
“Đó,” ẩn sĩ nói, “là lí do cho hạnh phúc của ta đấy - chỉ một chút ít cõi trời.”
Phúc lạc là bản tính cố hữu của con người. Nó phải không được đạt tới, nó chỉ phải được khám phá lại. Chúng ta đã có nó. Chúng ta là nó. Tìm nó ở đâu đó khác là cách chắc chắn để bỏ lỡ nó. Dừng tìm và nhìn vào trong và ngạc nhiện lớn nhất của đời bạn đang chờ đợi bạn ở đó, bởi vì bất kì cái gì bạn đã từng tìm kiếm trong nhiều thời đại, qua nhiều kiếp thế, đã là hoàn cảnh rồi. Bạn không cần là kẻ ăn xin, bạn được sinh ra là hoàng đế. Nhưng Vương quốc của Thượng đế là ở bên trong bạn và mắt bạn cứ tìm ở bên ngoài, do đó bạn cứ bỏ lỡ nó. Nó ở đằng sau mắt, không ở phía trước mắt.
Vương quốc của Thượng đế không phải là đối thể, nó là tính chủ thể của bạn. Nó không được tìm vì nó là chính bản tính của người tìm kiếm. Và thế thì, ngay cả trong rừng thẳm, hoàn toàn một mình trong hang, người ta có thể hạnh phúc. Bằng không ngay cả cung điện cũng chỉ tạo ra khổ.
Có mọi loại khổ trên thế giới: người nghèo khổ một kiểu khổ, người giầu khổ kiểu khổ khác, nhưng không có khác biệt khi có liên quan tới khổ. Và thỉnh thoảng điều xảy ra là người giầu khổ nhiều hơn, vì người đó có thể đảm đương được nhiều hơn. Người đó có nhiều khả năng hơn, nhiều phương án mở ra cho người đó. Người nghèo không thể mua được nhiều khổ, nhưng người giầu có thể mua được. Do đó người giầu nhất cảm thấy khổ nhất trên thế giới. Người giầu nhất trở thành người người nghèo nhất theo nghĩa này. Thực ra, khi bạn trở thành giầu, lần đầu tiên bạn cảm thấy cái nghèo của cuộc sống. Khi bạn nghèo bạn có thể hi vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ giầu, và sẽ có vui và sẽ có mở hội; nhưng khi bạn đã đạt tới giầu của bên ngoài, đột nhiên hi vọng này biến mất và vô vọng lớn lắng đọng lại. Bạn bị bao quanh bởi thấtvọng: bây giờ không có hi vọng không có tương lai, bây giờ hi vọng cuối cùng đã biến mất.
Bạn đã sống với ý tưởng rằng “Một ngày nào đó mình sẽ giầu và thế thì mọi sự sẽ ổn.” Bây giờ bạn giầu và chẳng cái gì đã thay đổi; khổ bên trong vẫn tiếp tục như bao giờ. Thực ra, vì giầu có bên ngoài, tương phản với giầu có bên ngoài, bạn có thể thấy nghèo nàn bên trong rõ ràng hơn, chính xác hơn, xuyên thấu hơn. Giầu có bên ngoài chỉ cung cấp bối cảnh cho việc cảm thấy cái nghèo bên trong: của cải bên ngoài làm cho bạn nhận biết về trống rỗng bên trong. Do đó, không có gì ngạc nhiên là các nước giầu trở nên có tính tôn giáo.
Ấn Độ có tính tôn giáo khi Ấn Độ giầu. Vào những ngày của Phật, Mahavira, Ấn Độ đã sung túc; bởi vì sung túc đó Ấn Độ đã nhận biết về cái nghèo bên trong. Và khi bạn trở nên nhận biết về cái nghèo bên trong, thế thì bạn bắt đầu tìm vào bên trong. Khi bạn trở nên nhận biết rằng không đồ vật nào bên ngoài có thể hoàn thành cho khao khát bên trong - rằng mọi cái bên ngoài vẫn còn là bên ngoài, bạn không thể đem nó vào được - khi điều này trở thành chắc chắn tuyệt đối, thế thì bạn bắt đầu việc tìm kiếm mới, cuộc phiêu lưu mới. Cuộc phiêu lưu đó là tôn giáo.
Ấn Độ không thể có tính tôn giáo ngày nay. Ấn Độ là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới - làm sao nó có thể có tính tôn giáo được? Nó không thể đảm đương được tính tôn giáo. Tôn giáo là loại xa hoa nhất, tối thượng trong xa hoa. Nó là âm nhạc tối thượng, thơ ca tối thượng, điệu vũ tối thượng. Nó là say sưa tối thượng với bản thân sự tồn tại. Đói và chết đói, bạn không thể tìm được nó. Khi một người đói người đó cần bánh mì, người đó không cần thiền. Khi một người ốm người đó cần thuốc, không cần thiền. Chỉ người mạnh khoẻ mới có thểnhận biết rằng cái gì đó bị thiếu mà có thể được hoàn thành bởi thiền - và không bởi cái gì khác.
Mọi người hỏi tôi tại sao không có nhiều người Ấn Độ ở đây nghe tôi. Điều đó không gây ngạc nhiên. Họ không quan tâm tới thiền. Mối quan tâm của họ là trong các thứ vật chất, toàn thể ám ảnh của họ là với vật chất. Tất nhiên họ nói về tâm linh nhưng điều đó đơn thuần là nói, tàn dư từ quá khứ. Nó cho họ cảm giác thoải mái: ít nhất họ có tính tâm linh; nếu họ bỏ lỡ trong các thứ vật chất họ có thể ba hoa về tâm linh của họ. Nhưng với tôi, tâm linh là giai đoạn cao hơn vật chất; vật chất vận hành như bàn đạp.
Chỉ nước giầu có mới bắt đầu cảm thấy nghèo tâm linh. Và nếu bạn đã bắt đầu cảm thấy nghèo tâm linh thế thì chỉ có hai khả năng: hoặc bạn tự tử hoặc bạn trải qua biến đổi bên trong. Thiền là phương pháp của biến đổi bên trong. Khi tự tử và thiền còn lại là hai phương án duy nhất và không cái gì khác còn lại - hoặc phá huỷ bản thân bạn vì toàn thể cuộc sống là vô nghĩa, hoặc biến đổi bản thân bạn trong bình diện mới của bản thể - người ta phải chọn giữa tự tử và thiền. Nước giầu trên thế giới bao giờ cũng ở trong thế khó xử này của việc chọn giữa tự tử và thiền.
Các nước giầu chịu khổ từ tự tử, từ điên khùng, nhiều hơn các nước nghèo. Người nghèo không có thời gian nghĩ về tự tử; người đó bận rộn thế với cuộc sống. Người nghèo không có thời gian nghĩ tới biến đổi năng lượng của mình; người đó bận rộn thế với làm sao nuôi con cái, làm sao có chỗ ở tốt hơn. Người đó không quan tâm chút nào tới bất kì cái gì khác hơn thân thể, sâu hơn thân thể - và điều đó là tự nhiên, tôi không kết án điều đó. Nó là tuyệt đối tự nhiên, nó là cách nó phải vậy. Đó là lí do tại sao các nước nghèo trên thế giới đang nghiêngngày càng nhiều về chủ nghĩa cộng sản, và các nước tư bản trên thế giới đang nghiêng ngày càng nhiều tới chủ nghĩa tâm linh.
Dự báo của Marx đã thất bại. Marx đã nói rằng các nước giầu sẽ trở thành cộng sản. Điều đó đã chứng tỏ là vô nghĩa: chỉ các nước nghèo mới trở thành cộng sản. Nga là một trong những nước thực sự nghèo nhất, Trung Quốc cũng vậy, và Ấn Độ cũng vậy. Ấn Độ có thể là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản một ngày nào đó: nó đang chuẩn bị, nó đang trên đường. Mĩ đã không biến thành cộng sản.
Marx dự báo rằng các nước giầu sẽ trở thành cộng sản. Tôi dự báo rằng các nước giầu bao giờ cũng trở thành tôn giáo, các nước nghèo trở thành cộng sản. Và một khi, qua chủ nghĩa cộng sản, một nước trở thành giầu, nó sẽ bắt đầu tìm và kiếm tôn giáo. Đó là điều đang xảy ra sâu bên dưới trong linh hồn Nga bây giờ: bây giờ Nga đã đi tới điểm nó có thể lại nghĩ về Thượng đế và thiền, lời nguyện.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ở Nga mọi người gặp nhau trong bí mật để cầu nguyện, bởi vì lời nguyện không được chính phủ cho phép thêm nữa. Có tính tôn giáo là phạm tội. Do đó, có những ngôi đền và không ai tới; và nhà thờ có đó và mọi người phải được thuyết phục bằng cách nào đó đi nhà thờ, ít nhất vào chủ nhật. Mọi người phải được hối lộ để đi tới đền, tới nhà thờ, tới nhà thờ hồi giáo, tới giáo đường Do Thái. Bạn có thể quan niệm được về một nước mà mọi người gặp nhau ở chỗ bí mật, trong các tầng ngầm, để cầu nguyện - một cách im lặng, để cho không ai có thể nghe thấy không? Sâu trong linh hồn Nga, tôn giáo đang trồi lên bề mặt lần nữa. Nó phải nổi lên bề mặt: bây giờ Nga đủ giầu để nghĩ tới những thứ cao hơn.
Theo cách nhìn cuộc sống của tôi, chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tâm linh không phải là mâu thuẫn; chủ nghĩa vật chất lát đường cho tôn giáo. Do đó tôi là người hoàn toàn vật chất và hoàn toàn tâm linh. Đó là một trong những giáo huấn nền tảng nhất mà tôi đang chuyển giao cho bạn: không bao giờ tạo ra đối kháng nào giữa thân thể và linh hồn, giữa thế giới và Thượng đế. Không bao giờ tạo ra đối kháng nào giữa chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tâm linh - chúng đi cùng nhau, cũng như thân thể và linh hồn. Vẫn còn vật chất và dùng chủ nghĩa vật chất như bàn đạp hướng tới tâm linh.
Điều đó tạo ra nhiều lẫn lộn trong tâm trí mọi người vì họ bao giờ cũng nghĩ rằng nghèo là cái gì đó tâm linh. Điều đó là hoàn toàn vô nghĩa. Nghèo là thứ phi tâm linh nhất trên thế giới. Người nghèo không thể có tính tâm linh được. Người đó có thể thử, nhưng tính tâm linh của người đó sẽ vẫn còn hời hợt. Người đó chưa bị vỡ mộng bởi giầu có - làm sao người đó có thể có tính tâm linh được? Vỡ mộng lớn được cần - vỡ mộng lớn với thế giới bên ngoài - thế thì bạn quay vào trong. Việc quay vào trong chỉ tới ở điểm nào đó khi bạn hoàn toàn bị vỡ mộng với cái bên ngoài - khi bạn đã thấy thế giới, bạn đã sống thế giới, bạn đã kinh nghiệm - và bạn đã đi tới biết rằng chẳng có gì trong nó: toàn bong bóng xà phòng, kinh nghiệm nhất thời. Chúng hứa hẹn nhiều nhưng chúng chẳng chuyển giao cái gì, và đến cuối chỉ trống rỗng còn lại trong tay bạn.
Thế giới bên ngoài chỉ có thể cho bạn cái chết và không gì khác. Sống phải được tìm vào bên trong. Cội nguồn của sống là ở trong bạn.
Cây là trong hạt mầm. Nếu bạn chặt hạt mầm mở ra bạn sẽ không thấy cây - đúng - vì đó không phải là cách để tìm thấy nó. Bạn sẽ phải để cho hạt mầm phát triển, thếthì bản kế hoạch tổng thể được ẩn trong hạt mầm sẽ bước ra. Khi đứa trẻ được thụ thai trong bụng mẹ, nó chỉ là hạt mầm, nhưng nó có mọi bản kế hoạch tổng thể, mọi khả năng. Nó sẽ có loại thân thể nào, loại mặt nào, mầu mắt, nào, mầu tóc nào, chiều cao, tuổi, nó sẽ sống bao lâu, mạnh khoẻ hay không mạnh khoẻ, đàn ông hay đàn bà, đen hay trắng - tất cả đều được chứa trong hạt mầm này. Sống phát triển ra từ hạt mầm đó.
Thiền là quay lại hướng tới cốt lõi bên trong nhất nơi mọi thứ đã nảy sinh - thân thể đã nảy sinh, ham muốn đã nảy sinh, ý nghĩ đã nảy sinh, tâm trí đã nảy sinh. Bạn phải quay lại cội nguồn. Tôn giáo là việc trở về cội nguồn - và biết cội nguồn là biết Thượng đế, biết cội nguồn là biết mục đích, bởi vì chúng cả hai là một. Quay lại với cốt lõi bên trong nhất của bạn từ nơi bạn đã bắt đầu nghĩa là bạn đã đi tới chỗ tối thượng nơi bạn muốn đạt tới - vòng tròn là đầy đủ. Có khoảnh khắc mà alpha trở thành omega, và có sự hoàn thành. Khi vòng tròn đầy đủ có sự hoàn thành.
Và đó là toàn thể giáo huấn của Bí mật của Hoa Vàng, của Thầy Lữ Tử. Ông ấy đang cố gắng làm con đường sáng tỏ cho bạn: cách vòng tròn có thể là đầy đủ, cách ánh sáng có thể luân chuyển, cách bạn có thể đi vào trong - cách bạn cũng có thể có một chút ít bầu trời, chút ít cõi trời - và thế thì bạn có thể hạnh phúc ở bất kì chỗ nào. Ngay cả trong địa ngục bạn sẽ hạnh phúc.
Ngay bây giờ, như bạn vậy, bạn sẽ bất hạnh ở bất kì chỗ nào, ngay cả trong cõi trời. Bạn sẽ thấy cách thức và phương pháp để bất hạnh ở đó nữa, bởi vì bạn sẽ mang mọi ghen tị, mọi giận dữ, mọi tham lam, mọi sở hữu, bạn sẽ mang mọi cuồng nộ, mọi dâm dục, mọi kìm nén của bạn - bạn sẽ mang toàn thể hành lí này. Khoảnh khắc bạn đạt tới cõi trời, bạn sẽ tạo ra địa ngục quanh bản thân bạnở đó nữa, bởi vì bạn sẽ mang những hạt mầm của địa ngục.
Người ta nói rằng nếu bạn thuần khiết, nếu bạn im lặng, bạn đạt tới cõi trời. Sự thực chính là điều đối lập: nếu bạn thuần khiết, nếu bạn im lặng, cõi trời đạt tới bạn. Người ta chẳng bao giờ đi đâu cả, người ta bao giờ cũng ở đây, nhưng một khi bên trong trở nên đầy ánh sáng thì toàn thế giới bên ngoài được biến đổi. Phật đi vào cùng thế giới mà bạn đang đi, Phật đi qua cùng phố như bạn đi, nhưng Phật sống trong một thế giới khác toàn bộ - Phật sống trong thiên đường và bạn sống trong địa ngục. Bạn có thể ngồi bên cạnh vị phật, bạn có thể cầm tay ông ấy hay chạm chân ông ấy - gần thế vậy mà xa thế, xa xăm, các thế giới xa rời. Cái gì là bí mật của việc ở trong cõi trời, của việc ở trong phúc lạc hoàn toàn, của việc ở trong phúc lành, của việc ở trong niềm huy hoàng đó có tên Thượng đế? Đây là các bí mật đó:
Thầy Lữ Tử nói:
Công việc của ông sẽ dần trở nên được tập trung và chín chắn.
Con đường của Đạo không phải là con đường của chứng ngộ bất thần. Nó không giống như Thiền. Thiền là chứng ngộ bất thần, Đạo là phát triển dần. Đạo không tin vào thay đổi bất thần, đột ngột. Đạo tin vào giữ nhịp cùng sự tồn tại, cho phép mọi thứ xảy ra theo cách riêng của chúng, không ép buộc cách của bạn theo bất kì cách nào, không xô đẩy dòng sông theo bất kì cách nào. Và Đạo nói: Không có nhu cầu để vội vàng vì vĩnh hằng là sẵn có cho bạn. Gieo mầm đúng thời và chờ đợi, và xuân tới vì nó bao giờ cũng tới. Và khi xuân tới sẽ có hoa. Nhưng chờ đợi, đừng vội vàng. Đừng bắt đầu kéo cây lên để chonó có thể mọc nhanh. Đừng trong tâm trí đó, điều đòi hỏi mọi thứ như cà phê uống liền. Học chờ đợi đi, bởi vì tự nhiên chuyển động rất chậm. Bởi vì chuyển động chậm đó mà có duyên dáng trong tự nhiên.
Tự nhiên rất nữ tính, nó chuyển như đàn bà. Nó không chạy, nó không trong vội vàng, không có hấp tấp. Nó đi rất chậm, âm nhạc yên lặng. Có kiên nhẫn lớn trong tự nhiên, và Đạo tin theo cách thức của tự nhiên. ‘Đạo’ đích xác nghĩa là tự nhiên, cho nên Đạo không bao giờ trong vội vàng; điều này phải được hiểu. Giáo huấn nền tảng của Đạo là: học kiên nhẫn. Nếu bạn có thể chờ đợi vô hạn, nó thậm chí có thể xảy ra ngay lập tức. Nhưng bạn phải không đòi hỏi rằng nó phải xảy ra ngay lập tức: nếu bạn hỏi, nó có thể không bao giờ xảy ra. Chính việc hỏi của bạn sẽ trở thành rào cản, chính ham muốn của bạn sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn và tự nhiên. Vẫn còn trong hoà điệu với tự nhiên đi, để tự nhiên lấy tiến trình riêng của nó. Và bất kì khi nào nó tới điều đó là tốt, và bất kì khi nào nó tới nó đều nhanh, bất kì khi nào nó tới. Cho dù phải mất nhiều thời đại để tới, thế nữa nó cũng không muộn - không bao giờ muộn. Nó bao giờ cũng tới vào khoảnh khắc đúng.
Đạo tin rằng mọi thứ xảy ra khi nó được cần: khi đệ tử sẵn sàng thầy xuất hiện, khi đệ tử sẵn sàng tối thượng Thượng đế xuất hiện. Sự xứng đáng của bạn, trống rỗng của bạn, nhạy cảm của bạn, thụ động của bạn làm cho điều đó thành có thể; không phải vội vàng của bạn, không phải hấp tấp của bạn, không phải thái độ hăm hở của bạn. Nhớ lấy, chân lí không thể bị chinh phục. Người ta phải buông xuôi theo chân lí, người ta phải được chinh phục bởi chân lí.
Nhưng toàn thể giáo dục của chúng ta trong mọi nước qua nhiều thời đại đã từng là về hăm hở, về thamvọng. Chúng ta làm cho mọi người thành rất nhanh chóng. Chúng ta làm cho họ rất sợ. Chúng ta bảo họ, “Thời gian là tiền bạc và rất quí giá, và một khi nó trôi qua rồi là qua mãi mãi, cho nên lẹ lẹ vào. Phải vội vàng vào.”
Điều này đã làm cho mọi người điên. Họ vội vàng từ điểm này sang điểm khác, họ chưa bao giờ tận hưởng bất kì chỗ nào. Họ xô đi khắp thế giới từ khách sạn liên lục địa này sang khách sạn liên lục địa khác - và họ tất cả đều giống nhau. Dù bạn ở Tokyo hay ở Bombay hay ở New York hay ở Paris chẳng tạo ra khác biệt gì. Những khách sạn liên lục địa đó tất cả đều giống nhau, và mọi người cứ xô từ khách sạn liên lục địa này sang khách sạn khác cứ tưởng rằng họ đang đi vòng quanh thế giới. Họ có thể đã ở trong một khách sạn liên lục địa và chắc đã không cần đi đâu khác cả - nó tất cả như nhau - và họ nghĩ họ đang đạt tới đâu đó. Tốc độ đang làm cho mọi người thành thần kinh.
Đạo là cách thức của tự nhiên, như cây mọc và sông dời, và chim, và trẻ con - đích xác theo cùng cách người ta đã lớn lên trong Thượng đế.
Công việc của ông sẽ dần trở nên được tập trung và chín chắn.
Đừng vội vàng và đừng trở nên tuyệt vọng. Nếu bạn thất bại hôm nay, đừng cảm thấy vô vọng. Nếu bạn thất bại hôm nay điều đó là tự nhiên. Nếu bạn liên tục thất bại trong vài ngày điều đó là tự nhiên.
Mọi người sợ thất bại chỉ bởi vì sợ thất bại mà họ không bao giờ thử. Có nhiều người sẽ không rơi vào tình yêu vì họ sợ - ai biết được? Họ có thể bị bác bỏ - cho nênhọ đã quyết định vẫn còn không yêu, để cho không ai bác bỏ họ. Mọi người sợ thất bại tới mức họ chưa bao giờ thử cái gì mới - ai biết? Nếu họ thất bại, thì sao?
Và một cách tự nhiên, đi vào trong thế giới bên trong bạn sẽ phải thất bại nhiều lần, bởi vì bạn chưa bao giờ đi tới đó. Mọi kĩ năng và hiệu quả của bạn đều là của chuyển động bên ngoài, của hướng ngoại. Bạn không biết cách đi vào trong. Mọi người nghe từ 'chuyển vào trong, đi vào trong’, nhưng nó không tạo ra nghĩa gì mấy cho họ. Mọi điều họ biết là cách đi ra ngoài, mọi điều họ biết là cách đi tới người khác. Họ không biết cách nào đi tới bản thân họ. Điều đó nhất định xảy ra, bởi vì thói quen quá khứ của bạn, mà bạn sẽ thất bại nhiều lần. Đừng trở nên vô vọng. Trưởng thành tới chậm chạp. Nó tới là cái chắc và chắc chắn, nhưng nó cần thời gian.
Và nhớ lấy, với từng người khác nhau nó sẽ tới với nhịp khác nhau, cho nên đừng so sánh. Đừng bắt đầu nghĩ, “Ai đó đang trở thành im lặng thế và vui vẻ thế mà mình vẫn chưa trở thành. Cái gì xảy ra cho mình?” Đừng so sánh với bất kì người nào, bởi vì từng người đều đã sống theo cách khác nhau trong các kiếp sống quá khứ của mình. Ngay cả trong kiếp này mọi người đã sống khác nhau. Chẳng hạn, nhà thơ có thể thấy dễ đi vào trong hơn nhà khoa học; huấn luyện của họ là khác. Toàn thể huấn luyện khoa học là để có tính khách quan, để liên quan tới đối thể, để quan sát đối thể, để quên đi tính chủ thể. Nhà khoa học, là nhà khoa học, phải rút bản thân ông ấy hoàn toàn ra khỏi thực nghiệm của ông ấy. Ông ấy phải không được tham gia vào thực nghiệm, phải không có tham gia về tình cảm. Ông ấy phải ở đó hoàn toàn tách rời, giống như máy tính. Ông ấy phải không là con người chút nào; chỉ thế thì ông ấy mới là nhà khoa học thực sự,và chỉ thế ông ấy mới thành công trong khoa học. Bây giờ đây là một kĩ năng khác toàn bộ.
Nhà thơ thì có dính líu vào. Khi ông ấy quan sát đoá hoa ông ấy bắt đầu nhảy múa quanh nó; ông ấy tham dự, ông ấy không chỉ là người quan sát tách rời. Một vũ công có thể thấy điều đó dễ dàng hơn vì vũ công và điệu vũ của người đó là một thế, và điệu vũ là ở bên trong tới mức vũ công có thể đi vào trong không gian bên trong của mình rất dễ dàng. Do đó, trong các trường phái bí ẩn huyền bí, cổ xưa của thế giới, điệu vũ là một trong những phương pháp bí mật. Điệu vũ tiến hoá trong các trường phái và đền chùa huyền bí. Điệu vũ là một trong những hiện tượng có tính tôn giáo nhất. Nhưng nó đã mất nghĩa này hoàn toàn tới mức nó đã gần như rơi vào cực đối lập; nó đã trở thành hiện tượng dục. Điệu vũ đã mất chiều hướng tâm linh. Nhưng nhớ lấy, bất kì cái gì có tính tâm linh cũng có thể trở thành có tính dục - nếu nó sa ngã; và bất kì cái gì có tính dục cũng có thể trở thành có tính tâm linh - nếu nó vươn lên. Tính tâm linh và tính dục là xoắn xuýt. Nhạc sĩ sẽ thấy dễ đi vào thiền hơn nhà toán học. Bạn có những kĩ năng khác, tâm trí khác, ước định khác.
Chẳng hạn, người Ki tô giáo có thể thấy khó thiền hơn Phật tử, bởi vì trong hai mươi nhăm thế kỉ của thiền thường xuyên, Phật giáo đã tạo ra phẩm chất nào đó trong những người đi theo nó. Cho nên khi một Phật tử tới tôi người đó có thể rơi vào thiền rất dễ dàng. Khi một người Ki tô giáo tới, thiền là rất xa lạ, bởi vì Ki tô giáo đã hoàn toàn quên mất về thiền; nó chỉ biết về lời nguyện.
Lời nguyện là hiện tượng khác toàn bộ. Trong lời nguyện người khác được cần tới, nó không bao giờ có thể độc lập được. Lời nguyện giống yêu nhiều hơn, lời nguyện là đối thoại; thiền không phải là đối thoại, nó không giống yêu. Nó đích xác là đối lập của yêu. Trongthiền bạn bị bỏ lại một mình, không đâu mà đi, không ai mà quan hệ, không đối thoại vì không có người khác. Bạn đơn giản là bản thân bạn, hoàn toàn bản thân bạn. Đây là cách tiếp cận khác toàn bộ.
Cho nên điều đó sẽ tuỳ vào kĩ năng của bạn, tâm trí bạn, ước định của bạn, giáo dục của bạn, tôn giáo mà bạn đã được nuôi lớn, sách vở mà bạn đã đọc, người mà bạn đã sống cùng, rung động mà bạn đã tạo ra quanh bản thân bạn. Nó sẽ phụ thuộc vào cả nghìn lẻ một thứ - vào bạn có thể nhận bao nhiêu - nhưng nó tới là cái chắc và chắc chắn. Mọi điều được cần là kiên nhẫn, làm việc im lặng, làm việc kiên nhẫn, và tập trung xảy ra và chín chắn tới. Thực ra người chín chắn và người tập trung chỉ là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng. Đó là lí do tại sao trẻ em không thể tập trung được: chúng thường xuyên chuyển động, chúng không thể ở một điểm, cố định - mọi thứ đều hấp dẫn chúng. Chiếc xe vừa chạy qua, chim hót, ai đó bắt đầu cười, hàng xóm mới bật radio, bướm bay - mọi thứ, toàn thế giới đều hấp dẫn. Chúng đơn giản nhảy từ thứ nọ sang thứ kia - chúng không thể tập trung được. Chúng không thể sống với một thứ hoàn toàn và toàn bộ tới mức mọi thứ khác biến mất, trở thành không tồn tại.
Với trưởng thành, tập trung nảy sinh. Trưởng thành và tập trung là hai cái tên cho cùng một điều. Nhưng điều đầu tiên cần nhớ là ở chỗ nó tới dần; không so sánh, không trong vội vàng.
nhưng trước khi ông đạt tới hoàn cảnh mà trong đó ông ngồi như cây khô trước vách đá, vẫn có nhiều khả năng của lỗi mà ta muốn đưa tới sự chú ý đặc biệt của ông.
Thầy Lữ Tử nói: Trước khi hoàn cảnh nảy sinh trong ông mà trong đó ông ngồi “như cây khô trước vách đá...” Đây là cách diễn đạt của Đạo cực kì hay và có ý nghĩa. Nó nghĩa là sống và vậy mà chết, chết và vậy mà sống hoàn toàn. Nó nghĩa là sống trong thế giới với niềm vui lớn và mở hội nhưng không là một phần của thế giới, ở trong thế giới nhưng không cho phép thế giới ở trong bạn - “như cây khô trước vách đá” - sống như người chết.
Alexander muốn đưa một sannyasin từ Ấn Độ về nước mình vì thầy ông ấy, triết gia lớn, Aristotle, đã yêu cầu ông ấy, “Khi ngài quay về từ Ấn Độ, xin đem về một sannyasin” - vì đóng góp vĩ đại nhất của Ấn Độ cho thế giới là cách này, phong cách sống của sannyasin. Aristotle rất quan tâm. Ông ấy muốn thấy sannyasin là loại người nào, bởi vì điều đó đã xảy ra chỉ ở Ấn Độ. Đây là đóng góp đặc biệt của nó cho văn hoá thế giới và nhân loại, một cách sống hoàn toàn khác trong thế giới: sống trong thế giới vậy mà không là của thế giới, vẫn còn không gắn bó và tách rời; như hoa sen trong ao, sống trong nước và vậy mà không bị nước dính vào. Khi giọt sương tụ lại trên cánh sen chúng trông thật đẹp lung linh trong ánh mặt trời, như viên ngọc, nhưng vậy mà chúng không chạm tới hoa chút nào và hoa không chạm tới chúng. Gần thế vậy mà xa xăm thế...
“Sannyasin là loại người nào vậy?” - Aristotle đã quan tâm về mặt triết học. Ông ấy không phải là người trở thành sannyasin, nhưng ông ấy đã đề nghị Alexander đem về một người: “Ngài sẽ đem về nhiều thứ. Với ta, xin nhớ đem về một sannyasin.” Khi Alexander sắp rời khỏi Ấn Độ ông ấy chợt nhớ ra. Ông ấy đã cướp phá nhiều, thế rồi ông ấy đột nhiên nhớ ra, “Về sannyasin thì sao?” Ông ấy truy hỏi ở đồn binh cuối cùng ở Ấn Độ. Ông ấy đã truyhỏi về sannyasin và mọi người nói, “Vâng, chúng tôi có một sannyasin hay, nhưng gần như không thể nào đem được ông ấy đi.”
Alexander nói, “Để việc đó cho ta. Đừng lo. Các ông không biết ta đấy thôi. Nếu ta ra lệnh cho Himalayas tới ta chúng sẽ phải tới ta, nói gì tới một sannyasin? Ông ta ở đâu? Các ông cho ta địa chỉ” - và địa chỉ được trao.
Sannyasin này là một người tu khổ hạnh trần trụi sống bên sông. Bốn lính lực lưỡng được phái đi với gươm tuốt trần để đem sannyasin này về cho Alexander. Sannyasin này, thấy bốn người mạnh khoẻ với gươm tuốt trần, bắt đầu cười.
Họ nói, “Ông không hiểu - đây là lệnh từ Alexander đại đế, rằng ông phải được mang về triều đình của ông ấy. Ông ấy đang chờ đợi ông.”
Và sannyasin này nói, “Ta đã dừng tới và đi từ lâu rồi. Nếu ông ấy muốn gặp ta, ta có thể gia ơn cho ông ấy; ông ấy có thể tới. Nhưng ta đã dừng tới và đi rồi. Việc tới và đi đó đã biến mất cùng với tâm trí ta rồi. Bây giờ không có ai tới và không có ai đi cả. Ta không tồn tại nữa!”
Tất nhiên, những người Hi Lạp đó không thể hiểu được. Người Hi Lạp là cực đối lập của người Hindu. Người Hindu về căn bản là phi logic, và người Hi Lạp về căn bản là logic. Người Hindu có tính thơ ca, trực giác; người Hi Lạp là những nhà trí thức.
Bốn lính đó nói với ông ấy, “Ông nói điều vô nghĩa gì vậy? Chúng ta có thể lôi ông đi!”
Sannyasin này nói, “Các ông có thể lôi thân thể ta nhưng không lôi được ta. Các ông có thể để thân thể ta vào tù, nhưng không phải là ta. Tự do của ta sẽ vẫn cònkhông bị đụng tới. Ta là hoa sen, nước không thể chạm vào ta được.”
Bây giờ điều này là hoàn toàn vô nghĩa với những người Hi Lạp đó. Họ nói, “Ông đợi đấy. Để chúng ta thông báo cho Alexander, liệu chúng ta có làm cái gì sai không.” Alexander được thông báo về những câu nói hay đó của sannyasin này, và báo cáo là “Ông ấy là người đẹp, ngồi trần trụi trong ánh mặt trời bên bờ sông. Ông ấy có vẻ như một hoàng đế lớn, và không có gì quanh ông ấy. Ông ấy không sở hữu cái gì, thậm chí không có bát ăn xin. Nhưng vĩ đại, duyên dáng! Nhìn vào mắt ông ấy và dường như ông ấy là hoàng đế của toàn thế giới. Và ông ấy cười vào ngu xuẩn của chúng ta - rằng chúng ta đã tới với kiếm tuốt trần, và ông ấy không sợ chút nào. Và ông ấy nói, ‘Các ông có thể giết thân thể ta nhưng các ông không thể giết được ta.’ ”
Alexander trở nên say mê. Ông ta đi tới xem sannyasin trần trụi này. Ông ta bị ấn tượng, ấn tượng lớn, và ông ta nói, “Ông sẽ phải tới cùng ta. Đây là lệnh của ta!”
Nhưng sannyasin này nói, “Cái ngày ta trở thành một sannyasin ta đã dừng nhận bất kì mệnh lệnh nào từ bất kì người nào. Ta là người tự do, ta không phải là nô lệ. Không ai có thể ra lệnh cho ta được. Ông có thể giết ta, nhưng ông không thể ra lệnh cho ta được.”
Alexander giận lắm. Ông ta rút kiếm ra và ông ta nói, “Ta sẽ lập tức chặt đầu ông!”
Và sannyasin bắt đầu cười nữa. Và ông ấy nói, “Ông có thể chặt nó, bởi vì thực ra đích thân ta đã chặt nó từ lâu rồi. Ta là người chết.”
Bây giờ đây là nghĩa của tính chất sannyas thực: người chết.
Và người này nói, “Làm sao ông có thể giết được người chết? Điều đó sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Làm sao ông có thể giết được người chết? Người chết là chết rồi, người đó không thể chết thêm nữa được - mọi thứ đã kết thúc rồi. Ông đã tới muộn chút ít: ta không tồn tại nữa. Được, ông có thể chặt cái đầu này - ông sẽ thấy cái đầu lăn trên cát, ta cũng quan sát cái đầu lăn trên cát. Ta là người quan sát, nhân chứng.”
Đây là nghĩa của “cây khô trước vách đá.” Alexander là vách đá, và sannyasin này là cây khô. Vách đá có thể làm gì với cây khô? Cây khô đã chết rồi, qua rồi. Vách đá không thể phá huỷ được cây khô. Cây khô sẽ không sợ vách đá.
Vẫn có nhiều khả năng trước khi điều này có thể xảy ra cho bạn:
… nhiều khả năng của lỗi mà ta muốn đưa tới sự chú ý đặc biệt của ông. Những hoàn cảnh này được thừa nhận chỉ khi chúng đã được kinh nghiệm một cách cá nhân.
Nhớ tất cả những điều này rằng Thầy Lữ Tử đang nói cho bạn trong thông điệp có giá trị mênh mông của ông ấy - đây là một trong những bản luận vĩ đại nhất cho người tìm kiếm. Ông ấy đang nói những điều này vì ông ấy đã kinh nghiệm những điều này trên cuộc hành trình riêng của ông ấy, ông ấy đã bắt gặp nững lỗi này và ông ấy muốn làm sáng tỏ cho các đệ tử của ông ấy để cho họkhông cần bị cản trở bởi những lỗi này, để cho họ không cần bị sao lãng bởi những lỗi này.
Những người chưa bao giờ thiền sẽ không hiểu những lỗi này là gì. Khi chúng đã được kinh nghiệm một cách cá nhân, chỉ thế người ta mới hiểu chúng. Nhưng những người đang ở trên Đường, họ phải được chuẩn bị, họ phải được bảo cho các cạm bẫy trên Đường là gì. Đường không chỉ đơn giản: nhiều con đường khác phân nhánh từ nó tại nhiều chỗ và bạn có thể lấy con đường mà sẽ là đường cụt. Nhưng bạn sẽ đi tới biết rằng nó là đường cụt sau nhiều năm, hay có thể sau nhiều kiếp. Và mọi nỗ lực và cuộc hành trình sẽ bị phí hoài và bạn sẽ phải quay lại lần nữa tới điểm bạn bị lạc con đường chính. Và không có cột mốc, không bản đồ cố định nào sẵn có, không thể được làm ra, bởi vì Thượng đế cứ thay đổi. Sự tồn tại của ngài là việc thay đổi thường xuyên. Ngoại trừ thay đổi, mọi thứ liên tục thay đổi, cho nên không bản đồ cố định nào là có thể. Chỉ các hướng dẫn có thể được cho; đây là những hướng dẫn. Nếu bạn hiểu hướng dẫn bạn sẽ có khả năng đi theo đường đúng, và bất kì chỗ nào có khả năng đi vào lỗi, hiểu biết của bạn sẽ giúp bạn.
Đầu tiên ta muốn nói về những sai lầm và thế rồi về những dấu hiệu xác nhận.
Lữ Tử nói: Đầu tiên ta sẽ nói về những sai lầm mà có thể có và thế rồi ta sẽ nói cho các ông về các dấu hiệu xác nhận mà sẽ làm chắc chắn cho các ông rằng các ông đang trên đường đúng.
Khi người ta bắt đầu tiến hành một quyết định của mình, phải cẩn thận để cho mọi thứ có thể xử lí theo cách thoải mái, thảnh thơi.
Đây là điều đầu tiên cần được hiểu. Một khi bạn lấy quyết định đi theo con đường bên trong, một khi bạn lấy quyết định là sannyasin, là thiền nhân, một khi bạn lấy quyết định rằng bây giờ bên trong đã gọi bạn và bạn sẽ tìm và kiếm theo cuộc truy tìm về “Tôi là ai?”, thế thì điều đầu tiên cần nhớ là: không đi theo cách căng thẳng, đi theo cách rất thảnh thơi. Phải chắc rằng cuộc hành trình bên trong của bạn là thoải mái. Bây giờ điều này có tầm quan trọng mênh mông.
Bình thường, lỗi đầu tiên này xảy ra cho mọi người: mọi người bắt đầu làm cuộc hành trình nội tâm của họ phức tạp một cách không cần thiết, không thoải mái. Nó xảy ra vì lí do nào đó. Mọi người giận người khác trong cuộc sống bình thường của họ. Trong cuộc sống bình thường của họ, họ bạo hành với người khác. Trong cuộc hành trình hướng ngoại bình thường của họ, họ là kẻ tàn bạo: họ thích thú việc hành hạ người khác, họ thích thú đánh bại người khác, họ thích thú cạnh tranh với người khác, chinh phục người khác. Toàn thể niềm vui của họ là trong cách làm cho người khác cảm thấy thấp kém so với bản thân họ. Đây là điều cuộc hành trình hướng ngoại là gì. Đây là điều chính trị là gì. Đây là tâm trí chính trị, thường xuyên cố gắng trở thành cao siêu với người khác. Hợp pháp, bất hợp pháp, nhưng có nỗ lực thường xuyên để đánh bại người khác, với bất kì giá nào. Ngay cả nếu người khác phải bị tiêu diệt, thế thì người khác phải bị tiêu diệt. Nhưng người ta phải thắng: người ta phải là thủ tướng, người ta phải là tổng thống, người ta phải là thế này thế nọ - bằng bất kì giá nào! Và tất cả đều là kẻ thùbởi vì tất cả đều là kẻ cạnh tranh. Nhớ điều này: toàn thể giáo dục của bạn chuẩn bị cho bạn, làm cho bạn sẵn sàng đánh nhau. Nó không chuẩn bị cho bạn về tình bạn và tình yêu, nó chuẩn bị cho bạn vào xung đột, thù địch, chiến tranh.
Bất kì khi nào có cạnh tranh nhất định có thù địch. Làm sao bạn có thể thân thiện với những người bạn đang cạnh tranh, ai là nguy hiểm với bạn và bạn là nguy hiểm với ai? Hoặc họ sẽ thắng và bạn sẽ bị bại, hoặc bạn sẽ thắng và họ phải bị bại. Cho nên mọi cái gọi là tình bạn của bạn chỉ là mẽ ngoài, hình thức. Nó là một loại dầu bôi trơn làm cho cuộc sống chuyển động trơn tru. Nhưng sâu bên dưới không có ai là bạn cả. Ngay cả bạn cũng không là bạn vì họ đang so sánh lẫn nhau, đánh lẫn nhau. Thế giới này đã biến thành trại tù chiến tranh bằng việc giáo dục về tham vọng, chính trị.
Khi một người quay vào trong vấn đề nảy sinh: người đó sẽ làm gì với giận, thù địch, hùng hổ, bạo hành của mình? Vì người đó một mình, người đó sẽ bắt đầu tự hành hạ bản thân mình, người đó sẽ giận bản thân mình - đó là điều cái gọi là các mahatma của bạn đang là. Tại sao họ tự hành hạ bản thân họ? Tại sao họ nhịn ăn? Tại sao họ nằm ra trên giường gai? Khi có cây bóng mát đẹp, sao họ đứng dưới mặt trời nóng? Khi trời nóng, tại sao họ ngồi bên cạnh lửa? Khi trời lạnh, tại sao họ đứng trần trong sông hay trong tuyết? Đây là những chính khách đảo ngược. Đầu tiên họ đánh lẫn nhau, bây giờ không ai còn lại - họ đánh bản thân họ. Họ bị phân liệt, họ đã phân chia bản thân họ. Bây giờ nó là nội chiến; họ đang đánh nhau với thân thể.
Thân thể là nạn nhân của cái gọi là mahatma của bạn. Thân thể là hồn nhiên, nó không gây một điều sainào cho bạn. Nhưng cái gọi là tôn giáo của bạn cứ dạy bạn rằng thân thể là kẻ thù, hành hạ nó đi.
Cuộc hành trình hướng ngoại là cuộc hành trình của tàn bạo. Cuộc hành trình hướng nội trở thành cuộc hành trình của kẻ tự bạo - bạn bắt đầu hành hạ bản thân bạn. Và có niềm hân hoan nào đó, một niềm vui suy đồi trong hành hạ bản thân người ta. Nếu bạn đi vào lịch sử bạn sẽ ngạc nhiên, bạn sẽ không tin được vào điều con người đã từng làm với bản thân mình. Mọi người đã làm bị thương thân thể họ và giữ các vết thương đó không chữa lành - bởi vì thân thể là kẻ thù.
Đã từng có các giáo phái Ki tô giáo, giáo phái Hindu, giáo phái Jaina và nhiều giáo phái khác, những người đã trở nên rất rất tinh ranh, láu lỉnh, hiệu quả trong hành hạ thân thể bạn. Họ đã phát triển các phương pháp lớn về cách hành hạ thân thể. Đã có giáo phái Ki tô giáo không chỉ thiên về nhịn ăn, mà còn đánh đập thân thể người ta, quất mạnh roi vào thân thể người ta, và vị thánh lớn nhất là người bị thương gần khắp người bởi việc đánh riêng của ông ta. Mọi người sẽ tới và đếm vết thương của họ. Bây giờ đây là loại người gì, những người đếm vết thương của họ? Họ phải cũng đã thích thú - niềm vui suy đồi.
Ở Ấn Độ có các muni Jaina người liên tục hành hạ thân thể họ. Các sư Digambara Jaina dứt tóc họ mọi năm, và việc tụ tập lớn xảy ra khi họ dứt tóc. Nó là đau đớn, và những người này vui sướng: “Việc khổ hạnh lớn được thực hiện.” Người này đơn giản là người tâm thần suy đồi. Người này cần sốc điện - không gì kém hơn sẽ có tác động.
Có loại điên khùng nào đó mà trong đó mọi người bắt đầu dứt tóc của họ - và bạn biết nếu bạn là chồng, vợbạn thỉnh thoảng thử điều đó, khi cô ấy phát rồ, phát điên. Đàn bà thử điều đó nhiều hơn vì họ đã được dạy không đánh chồng. Thế thì phải làm gì? Họ muốn đánh và chồng không thể bị đánh: kinh sách nói chồng bạn là Thượng đế của bạn, và cô ấy biết điều đó toàn là vớ vẩn nhưng kinh sách là kinh sách. Cô ấy biết rõ chồng - rằng nếu anh ta là Thượng đế, thế thì ai sẽ là quỉ? Nhưng điều đó không thể được nói; cô ấy phải chạm chân anh ta. Khi cô ấy viết thư tình cho chồng cô ấy phải kí 'nô lệ của anh', và cô ấy biết ai là nô lệ! Thực ra mọi người đều biết, nhưng đó là hình thức.
Và nếu cô ấy đánh chồng mặc cảm nảy sinh, rằng cô ấy đã làm cái gì đó phi tôn giáo, cái gì đó như tội lỗi, cho nên cô ấy không thể đánh chồng được. Nhưng cô ấy muốn đánh! Bây giờ phải làm gì? Hoặc cô ấy đập bát đĩa - và điều đó lại tốn kém, và bản thân cô ấy khổ theo cách đó, cái đó chẳng còn dùng được nữa - hay cách dễ nhất, cách rẻ nhất, kinh tế nhất, là tự đánh mình, dứt tóc mình, đập mình vào tường, đập đầu vào tường. Đây là cách rẻ nhất. Cô ấy muốn đánh đầu chồng nhưng cô ấy không thể làm được nó, điều đó không được phép; nó là vô đạo đức. Ai đã dạy cho cô ấy ý tưởng này? - chồng... chồng và các tu sĩ của họ và các chính khách của họ.
Nếu bạn vào nhà thương điên bạn sẽ thấy nhiều người dứt tóc. Có một loại điên khùng nào đó trong đó mọi người dứt tóc họ.
Bây giờ một sư Jaina dứt tóc mình thực sự là bệnh hoạn, nhưng mọi người tụ tập để mở hội dịp này - “Cái gì đó lớn lao đang xảy ra! Trông đấy! Vị thánh vĩ đại làm sao!” Và bởi vì tôi gọi những người này là bệnh hoạn, họ chống lại tôi. Điều đó là đơn giản, rất đơn giản; họ phải chống lại tôi thôi.
Trong giáo phái Ki tô giáo... ở Nga có một giáo phái mà các thành viên của nó cắt bộ phận sinh dục, và những đám đông lớn sự tụ tập lại. Có những ngày nào đó khi mọi người sẽ làm điều đó. Nó thực là điên cuồng. Một người sẽ cắt bộ phận sinh dục của mình và ném cho họ, và có máu chảy khắp chỗ đó. Thế rồi sự điên cuồng sẽ chiếm lĩnh những người khác, người đã tới chỉ để xem: thế rồi ai đó khác sẽ nhảy lên và người đó sẽ làm điều đó. Và đến lúc hội này kết thúc sẽ có cả đống bộ phận sinh dục. Và đây là những vị thánh lớn.
Bây giờ đàn bà đâm lúng túng: họ sẽ bắt đầu cắt vú của họ, vì làm sao họ có thể bị thua được? Họ bắt đầu cắt vú. Mọi loại ngu xuẩn trở thành có thể bởi vì một lỗi đơn giản, và lỗi đó là: trong cuộc sống bạn cố làm cho cuộc sống thành khó khăn cho người khác; khi bạn bắt đầu quay vào trong, có một khả năng là tâm trí cũ sẽ cố làm cho cuộc sống của bạn thành khó khăn.
Nhớ lấy, người tìm kiếm bên trong phải được thoải mái, bởi vì chỉ trong tình huống thoải mái, trong trạng thái thảnh thơi cái gì đó mới có thể xảy ra được. Khi bạn căng thẳng, không thoải mái, chẳng cái gì là có thể. Khi bạn căng thẳng, không thoải mái, tâm trí bạn lo nghĩ, bạn không trong không gian tĩnh lặng. Khi bạn đói làm sao bạn có thể ở trong không gian tĩnh lặng được? Và mọi người đã từng dạy nhịn ăn, và họ thấy nhịn ăn sẽ giúp cho bạn thiền. Thỉnh thoảng nhịn ăn có thể giúp cho bạn có sức khoẻ tốt hơn - nó sẽ giảm đi vài cân cho thân thể bạn, những cân không cần thiết - nhưng nhịn ăn không thể giúp cho thiền được. Khi bạn nhịn ăn bạn sẽ thường xuyên nghĩ tới thức ăn.
Tôi đã nghe...
Một đôi đã lấy nhau đi tới linh mục giáo xứ để xin tư vấn hôn nhân. Trong tiến trình đối thoại ban đầu là nghiêm trang, linh mục bình luận về một số cô gái dễ nhìn trong giáo xứ.
“Cha ơi,” người chồng nói, “cha làm con ngạc nhiên.”
“Sao vậy?” ông ta hỏi, “chỉ bởi vì ta ăn kiêng không có nghĩa là ta không thể nhìn vào menu đâu nhé.”
Những người đang kìm nén dục của họ sẽ thường xuyên nhìn vào menu, và những người đang kìm nén cơn đói của họ sẽ thường xuyên nghĩ về thức ăn. Đó là tự nhiên! Làm sao bạn có thể thiền được? Khi bạn nhịn ăn, menu tiếp menu sẽ trôi nổi trong tâm trí bạn, sẽ tới từ mọi chỗ - toàn món ngon. Với mọi mùi vị của thức ăn, và hương thơm, lần đầu tiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng mũi bạn sống động, và lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rằng lưỡi bạn sống động.
Điều tốt là thỉnh thoảng nhịn ăn để cho bạn có thể thu thập được sự quan tâm tới thức ăn lần nữa, nhưng điều đó sẽ không tốt cho thiền. Nó là tốt để làm cho thân thể bạn nhạy cảm hơn chút ít, để cho bạn có thể thưởng thức lần nữa. Nhịn ăn nên phục vụ cho bữa tiệc! Điều tốt là thỉnh thoảng không ăn để cho việc thèm ăn quay lại. Khôn ngoan về sức khoẻ là tốt, nhưng thiền không liên quan gì tới nó. Sẽ khó cho thiền khi bạn đói hơn là khi bạn được thoả mãn đầy đủ. Vâng, ăn quá nhiều sẽ lại tạo ra rắc rối, bởi vì khi bạn đã ăn quá nhiều bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Khi bạn không ăn chút nào bạn sẽ cảm thấy đói.
Ở giữa là cách đúng: Trung bình Vàng.
Ăn làm sao bạn không cảm thấy đói, nhưng đừng ăn quá nhiều để cho bạn cảm thấy quá tải, buồn ngủ - và thiền sẽ dễ dàng hơn. Trung bình Vàng phải được tuân theo trong mọi cách, trong mọi loại tình huống.
Thoải mái, thảnh thơi. Không cần hành hạ bản thân bạn, không cần tạo ra rắc rối không cần thiết. Vứt bỏ tâm trí giận dữ, bạo hành, hung hăng, và chỉ thế thì bạn mới có thể đi vào trong - bởi vì chỉ trong tâm thức thảnh thơi người ta mới bắt đầu nổi bên trong, ngày càng sâu hơn. Trong thảnh thơi hoàn toàn người ta đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mình.
Khi người ta bắt đầu tiến hành một quyết định của mình, phải cẩn thận để cho mọi thứ có thể xử lí theo cách thoải mái, thảnh thơi. Phải không được đòi hỏi quá nhiều từ tâm.
Và đừng đòi hỏi quá nhiều, bởi vì nếu bạn đòi hỏi quá nhiều bạn sẽ trở nên căng thẳng, lo âu sẽ nảy sinh. Thực ra, đừng đòi hỏi chút nào. Chỉ đợi. Chỉ để hạt mầm vào trong tâm và bắt đầu làm việc - đợi mùa xuân
Phải không được đòi hỏi quá nhiều từ tâm.
Và mọi người bắt đầu đòi hỏi quá nhiều: họ muốn có tỏ ngộ-satory, samadhi ngay lập tức, họ muốn niết bàn ngay lập tức.
Thỉnh thoảng điều đó xảy ra - người ngu tới tôi và họ nói, “Chúng tôi đã thiền bẩy ngày và chẳng cái gì xảy ra cả.” Mới có bẩy ngày sao? Và bẩy mươi triệu kiếp sống họ đã từng làm mọi thứ chống lại thiền! Và trong bẩy ngày - dường như họ ép buộc Thượng đế, hay tôi - họtới với lời phàn nàn: “Chẳng cái gì xảy ra cả. Bẩy ngày đã qua rồi, chỉ ba ngày còn lại ở trại thôi,” và họ còn chưa chứng ngộ!
Đừng đòi hỏi quá nhiều, đừng tham quá. Hiểu biết thêm chút ít đi. Mọi thứ đều cần thời gian.
Người ta phải cẩn thận rằng, hoàn toàn tự động, tâm và năng lượng được phối hợp.
Nhớ rằng bạn cần không lo nghĩ về kết quả. Nó bao giờ cũng tương ứng với nhu cầu của bạn và tương ứng với giá trị của bạn: bất kì cái gì bạn sẵn sàng đều sẽ xảy ra. Nếu nó không xảy ra điều đó đơn giản chỉ ra bạn không sẵn sàng cho nó. Sẵn sàng đi. Đòi hỏi nó sẽ không ích gì. Cứ nhớ rằng bạn còn chưa xứng đáng. Cho nên lau sạch tâm bạn nhiều hơn, tập trung nhiều hơn, thiền nhiều hơ, trở nên im lặng hơn, được thảnh thơi. Trở nên ngày càng hoà điệu với cái bên trong, và chờ đợi, bởi vì khi tâm và năng lượng được phối hợp, kết quả tự động theo sau. Nếu bạn đã gieo hạt bạn không cần đào đất mọi ngày và nhìn hạt mầm để xem cái gì đang xảy ra; bằng không bạn sẽ phá huỷ hạt mầm. Không cái gì sẽ xảy ra.
Bạn chỉ đợi. Trong nhiều tháng không cái gì xảy ra - và bạn phải tưới nước và bạn phải bón phân và bạn phải liên tục chăm sóc và không cái gì xảy ra trong nhiều tháng. Thế rồi một hôm đột nhiên, một sáng sớm, phép màu: hạt mầm đã đâm chồi. Chỉ hai cái lá nhỏ nhú ra, phép màu đã xảy ra - rằng cái là vô hình đã trở thành hữu hình. Đây là phép màu lớn nhất trên thế giới: hạt mầm trở thành chồi non. Bây giờ nhảy múa đi!
Nhưng nó bao giờ cũng xảy ra trong thời gian riêng của nó.
Chỉ thế thì trạng thái yên tĩnh mới có thể được đạt tới. Trong trạng thái yên tĩnh này các hoàn cảnh đúng và không gian đúng phải được cung cấp.
Một cách tự nhiên, nếu bạn chuẩn bị vườn hồng bạn phải thay đổi toàn thể đất. Đá phải bị loại bỏ, rễ cũ phải bị bỏ ra, cỏ dại phải bị loại bỏ. Bạn phải tạo ra hoàn cảnh đúng và không gian đúng, được bảo vệ. Bạn phải làm hàng rào quanh nó. Khi bạn định trồng hoa hồng mọi chuẩn bị sẽ được cần. Thiền là hoa hồng - hoa hồng vĩ đại nhất, hoa hồng của tâm thức con người. Đó là lí do tại sao cuốn sách này có tên là Bí mật của Hoa Vàng... hoa hồng vàng.
Cái gì là hoàn cảnh đúng? Và cái gì là không gian đúng?
Người ta phải không ngồi xuống (để thiền) ở giữa các chuyện phù phiếm.
Bạn phải tìm một chỗ làm nâng cao việc thiền. Chẳng hạn, ngồi dưới cây sẽ giúp ích, thay vì đi và ngồi trước rạp chiếu phim hay đi ra ga tầu hoả và ngồi trên sân ga; đi ra tự nhiên, đi lên núi, tới cây, tới sông nơi Đạo vẫn còn chảy, rung động, đập rộn ràng, chảy khắp xung quanh. Cây đang thường xuyên thiền, im lặng - vô ý thức là thiền đó, và tôi không nói trở thành cây. Bạn phải trở thành vị phật! Nhưng phật có một điều chung với cây: ông ấy xanh tươi như cây, đầy tinh tuý như cây, mở hội như cây, tất nhiên với sự khác biệt - ông ấy có ý thức và cây vô ý thức. Cây là vô ý thức trong Đạo, vị phật là có ýthức trong Đạo. Và đó là khác biệt lớn lao, khác biệt giữa đất và trời.
Nhưng nếu bạn ngồi cạnh cây, được bao quanh bởi chim đẹp đang hót, hay công múa, hay chỉ dòng sông chảy và âm thanh của nước trôi, hay bên cạnh thác đổ và âm nhạc lớn của nó... Tìm một chỗ mà tự nhiên còn chưa bị quấy rối, ô nhiễm. Nếu bạn không thể tìm thấy một chỗ như vậy thế thì chỉ đóng các cửa nhà bạn lại và ngồi trong phòng riêng của bạn. Nếu có thể, dành một phòng đặc biệt cho thiền trong nhà bạn; chỉ một góc nhỏ cũng có tác dụng, nhưng đặc biệt dành cho thiền. Tại sao đặc biệt? - bởi vì mọi loại hành động đều tạo ra rung động riêng của nó. Nếu bạn đơn giản thiền trong chỗ đó, chỗ đó trở nên có tính thiền. Mọi ngày bạn thiền nó hấp thu rung động của bạn khi bạn đang trong thiền. Hôm sau khi bạn tới, những rung động đó sẽ bắt đầu rơi lại lên bạn: chúng giúp đỡ, chúng đáp lại, chúng đáp ứng.
Đó là ý tưởng đằng sau đền chùa và nhà thờ và nhà thờ hồi giáo; ý tưởng này là hay. Ý tưởng là ở chỗ với mọi người họ có thể không có một chỗ đặc biệt cho cầu nguyện hay thiền, nhưng chúng ta có thể có một chỗ đặc biệt cho cả làng - ngôi đền được bao quanh bởi cây, trên bờ sông, nơi đám đông không tụ tập, nơi chuyện trần tục không được làm. Khi người ta muốn thiền người ta có thể đi tới đền này. Và mọi người đều biết rằng mình ở trong đền, mình không bị quấy rối.
Một chỗ linh thiêng không là gì ngoài chỗ đúng cho thiền và hoàn cảnh đúng. Nếu bạn cảm thấy rất giận, đó không phải là lúc để thiền: nó sẽ đi ngược lại dòng chảy. Nếu bạn cảm thấy rất tham đây không phải là lúc cho thiền, bạn sẽ không thấy nó dễ dàng. Nhưng có những khoảnh khắc khi bạn thấy sẵn có dễ dàng cho thiền. Mặt trời đang lên và bạn đã thấy mặt trời lên, và đột nhiên mọithứ đều im lặng trong bạn, bạn không là một phần của bãi chợ - đây là khoảnh khắc cho thiền. Bạn đã cảm thấy thoải mái, mạnh khoẻ. Bạn không trong tranh đấu với bất kì ai hôm nay - đây là lúc cho thiền. Một người bạn đã tới và bạn đầy tình yêu - đây là lúc cho thiền. Bạn ở cùng người đàn bà của bạn và cả hai bạn đều cảm thấy cực kì hạnh phúc - ngồi cùng nhau và thiền, và bạn sẽ thấy niềm vui lớn nhất của đời bạn đang xảy ra nếu bạn có thể thiền cùng người yêu của mình, với bạn của mình.
Tìm ra hoàn cảnh đúng đi, và chúng bao giờ cũng sẵn có. Không một người nào mà không thể tìm ra hoàn cảnh đúng. Trong thời gian hai mươi bốn giờ nhiều khoảnh khắc tới mà có thể được biến đổi thành thiền rất dễ dàng, bởi vì trong những khoảnh khắc đó bạn tự nhiên đi vào nội tâm. Đêm đầy sao: nằm ra trên đất, ngắm sao, cảm thấy trong hoà điệu, và thế rồi thiền. Thỉnh thoảng điều tốt là vào ngày nghỉ đi lên núi - nhưng đừng đem radio đi cùng bạn, bằng không bạn đang đem toàn thế thứ vô nghĩa theo bạn. Và khi bạn đi lên núi đừng đưa địa chỉ của bạn và số điện thoại của bạn cho bất kì ai, bằng không sẽ không cần đi đâu cả. Khi bạn đi lên núi, quên mọi thứ về thế giới trong vài ngày đi. Đó là nghĩa của ngày nghỉ: nó phải linh thiêng, chỉ thế thì nó mới là ngày nghỉ. Nếu nó không linh thiêng, nếu nó không hoà điệu với điều thiêng liêng, nó không phải là ngày nghỉ; mọi người mang theo thế giới đi cùng họ.
Một lần tôi đi lên Himalayas cùng với vài người bạn, và thế rồi tôi phải đề nghị họ bỏ tôi lại vì họ đã mang đài bán dẫn của họ đi và báo chí và tạp chí, và tiểu thuyết mà họ đọc, và họ thường xuyên nói chuyện - nói về những thứ họ bao giờ cũng nói tới. Cho nên tôi bảo họ, “Sao các bạn đi tới Himalayas? Các bạn đã nói những điều này ở nhà hoàn toàn tốt rồi, và lần nữa các bạn lạinói cùng điều đó, cùng chuyện tầm phào, cùng những tin đồn.”
Và bất kì khi nào họ đi cùng tôi tới chỗ đẹp nào đó họ đều đem máy ảnh theo, họ chụp ảnh. Tôi bảo họ, “Các bạn đã tới đây để nhìn. Các bạn đã không mang máy ảnh để nhìn Himalayas!”
Nhưng họ nói, “Chúng tôi sẽ làm an bum đẹp, và về sau chúng tôi sẽ nhìn những chỗ đẹp chúng tôi đã tới thăm.” Và ngay ở đó họ lại không ở đó, họ chỉ bấm máy ảnh. Cái ngu xuẩn này phải bị bỏ lại sau.
Thỉnh thoảng đi lên núi là tốt. Và tôi không nói bắt đầu sống ở đó - điều đó là không tốt - vì thế thì bạn trở thành bị nghiện với núi và bạn trở nên sợ quay lại thế giới. Ngày nghỉ phải chỉ là ngày nghỉ thôi. Thế rồi quay lại vào thế giới và đem mọi an bình và im lặng và kinh nghiệm về điều thiêng liêng cùng bạn. Đem nó đi cùng bạn, làm nỗ lực để cho nó vẫn còn cùng bạn ở bãi chợ.
Những gợi ý này dành cho người mới bắt đầu. Khi một người thực sự trở thành thiền nhân, người đó có thể thiền khi ngồi trước nhà tranh, người đó có thể thiền trên sân ga tầu hoả.
Trong mười lăn năm tôi đã liên tục du hành khắp nước, liên tục du hành - hết ngày nọ tới ngày kia, năm nọ tới năm kia - bao giờ cũng trên tầu hoả, trên máy bay, trong xe ô tô. Điều đó không tạo ra khác biệt. Một khi bạn đã trở nên thực sự được bắt rễ trong bản thể bạn, không cái gì tạo ra khác biệt. Nhưng điều này không dành cho người mới bắt đầu. Khi cây đã trở nên được bắt rễ, để gió tới và để mưa tới và để mây giông sấm sét tới; tất cả nó đều tốt, nó cho tính toàn vẹn cho cây. Nhưng khi câycòn nhỏ, mềm yếu, thế thì ngay cả đứa trẻ nhỏ cũng là đủ nguy hiểm hay chỉ con bò đi qua - con vật linh thiêng thế - nhưng điều đó là đủ phá huỷ nó.
Khi bạn bắt đầu, nhớ lấy, gợi ý của Lữ Tử có tầm quan trọng mênh mông.
Đó là nói, tâm trí phải tự do với các ưu tư hão huyền. Mọi vướng mắc phải được gạt sang bên; người ta phải được tách rời và độc lập.
Khi bạn cố gắng thiền, rút dây điện thoại ra, ngắt bản thân bạn ra. Đặt một thông báo lên cửa rằng trong một giờ không ai được gõ cửa, rằng bạn đang thiền. Và khi bạn đi vào trong phòng thiền cởi giầy ra, bởi vì bạn đang bước đi trên mảnh đất thiêng. Và không chỉ cởi giầy ra, mà bỏ mọi thứ bạn đang bận tâm nữa. Để mọi thứ cùng giầy ở bên ngoài một cách có ý thức: đi vào bên trong không bận bịu gì. Người ta có thể để ra một giờ trong hai mươi bốn giờ. Để hai mươi ba giờ cho bận bịu của bạn, các ham muốn, ý nghĩ, tham vọng, phóng chiếu; để một giờ ngoài tất cả những điều này. Và đến cuối bạn sẽ thấy rằng chỉ một giờ đó đã là giờ thực của đời bạn; hai mươi ba giờ kia đã là phí hoài vô cùng. Chỉ một giờ đó đã được cứu vớt và tất cả những giờ khác đã tiêu hao hết.
Các ý nghĩ phải không được tập trung vào thủ tục đúng.
Và điều thứ hai cần nhớ: không trở nên quá bận bịu với thủ tục đúng, bằng không điều đó trở thành mối bận tâm - rằng người ta phải ngồi theo tư thế nào đó. Nếu bạn có thể ngồi, tốt, nhưng nếu nó trở thành mối bận tâm không cần thiết, bỏ nó đi. Chẳng hạn, nếu bạn không thểngồi được trong tư thế hoa sen đầy đủ - điều là khó cho những người đã từng ngồi cả đời trong ghế; nó là khó bởi vì cơ bắp của họ đã phát triển theo cách nào đó - thế thì chân bạn sẽ không cảm thấy thoải mái. Chúng sẽ đi ngủ hay chúng sẽ bắt đầu tạo ra rắc rối cho bạn, chúng sẽ thường xuyên khao khát sự chú ý. Cho nên không có nhu cầu ép buộc tư thế hoa sen. Tư thế hoa sen, nếu dễ dàng, là tốt. Bằng không thì bất kì tư thế nào cũng là tư thế hoa sen.
Nếu bạn không thể ngồi trên đất, nếu điều đó là khó, thì ngồi trên ghế. Thiền không sợ ghế. Nó có thể xảy ra ở bất kì đâu.
Mới hôm nọ Renu đã hỏi một câu hỏi: “Chứng ngộ có thể xảy ra trên ngựa gỗ bập bênh không?” Nó có thể xảy ra chứ. Thậm chí nó có thể xảy ra cho ngựa gỗ bập bênh nữa! Bạn không cần lo nghĩ về nó. Cho nên, Lữ Tử nói:
Các ý nghĩ phải không được tập trung vào thủ tục đúng.
Chỉ để quan tâm chút ít thôi, có vậy thôi, nhưng đừng trở nên quá lo nghĩ về nó - liệu xương sống có tuyệt đối thẳng hay không, liệu đầu bạn có thẳng với xương sống hay không, liệu mắt bạn có đích xác như Lữ Tử muốn chúng vậy không. Bây giờ bạn có loại mắt khác hơn Lữ Tử; bạn biết người Trung Quốc và mắt họ rồi. Thực ra họ bao giờ cũng dường như nhìn vào chỏm mũi, mắt họ chỉ mở một nửa. Khi tôi trao tính chất sannyas cho một người Trung Quốc, thế thì tôi có nhiều khó khăn nhìn vào mắt họ.
Bạn có loại mắt khác. Mọi người có các loại mắt khác và các loại mũi khác, cho nên đừng trở nên quá bận tâm với những điều nhỏ nhặt này. Chúng chỉ là các chỉ báo: hiểu chúng, hấp thu chúng, và thế rồi đi theo cách của bạn. Tìm ra cách riêng của bạn. Lưu ý cơ bản cần được nhớ là: bạn phải thoải mái và thảnh thơi.
Nguy hiểm này nảy sinh nếu quá nhiều rắc rối được nhận. Ta không ngụ ý rằng không nhận rắc rối nào, nhưng cách đúng nằm ở việc giữ khoảng cách tương đương giữa hiện hữu và không hiện hữu.
Người ta phải ở đích xác ở giữa. Mọi người hoặc trở thành quá tích cực hoặc trở thành quá thụ động. Nếu họ trở nên quá tích cực, lo âu được tạo ra - một loại xô đẩy, vội vàng, tốc độ, bất ổn; nếu họ trở nên quá thụ động, ngủ, một loại lờ phờ, lười nhác. Ở giữa đi. Việc ở giữa này là tiêu chí để bao giờ cũng được dùng. Đừng ăn quá nhiều, đừng bỏ đói quá nhiều. Đừng ngủ quá nhiều, đừng ngủ ít hơn được cần. Bao giờ cũng nhớ ở giữa: vượt quá là bị cấm, mọi loại cực đoan đều phải bị loại bỏ, bởi vì chỉ ở giữa mới có trạng thái thảnh thơi của tâm trí.
Nếu người ta có thể đạt tới vô mục đích qua mục đích, thế thì việc này đã được hiểu thấu.
Nếu người ta có thể đạt tới loại cân bằng này, giữa nỗ lực và vô nỗ lực, giữa mục đích và vô mục đích, giữa hiện hữu và vô hiện hữu, giữa tâm trí và vô trí, giữa hành động và bất hành động...
Nếu người ta có thể đạt tới vô mục đích qua mục đích, thế thì việc này đã được hiểu thấu. Bây giờngười ta có thể buông bỏ bản thân mình, tách rời và không lẫn lộn, đi theo cách độc lập.
Đây là cơ sở: thế thì người ta có thể cho phép bản thân mình tuôn chảy với luồng chảy của mọi thứ, “người ta có thể buông bỏ bản thân mình.”
Hơn nữa, người ta phải không rơi thành nạn nhân của thế giới gài bẫy. Thế giới gài bẫy là chỗ năm loại quỉ tối tự đùa giỡn. Đây là hoàn cảnh, chẳng hạn, khi, sau khi nhìn cố định, người ta chủ yếu có các ý nghĩ về cây khô và tro chết, và vài ý nghĩ về mùa xuân tươi sáng trên đại lục.
Nhớ lấy, vấn đề lớn nhất cho người tôn giáo là không quá nghiêm trang, vấn đề lớn nhất cho người tôn giáo là không quá buồn bã, vấn đề lớn nhất cho người tôn giáo là không phủ định, vì bình thường điều đó xảy ra. Người tôn giáo trở nên rất buồn, rất nghiêm trang, rất phủ định cuộc sống: họ quên tất cả về mùa xuân. Họ chỉ nghĩ về “cây khô và tro chết.” Họ đã mất cân bằng. Vài ý nghĩ về mùa xuân tươi sáng trên đại lục phải được nhớ tới.
Người tôn giáo thực là người biết ý thức về khôi hài. Người tôn giáo thực là người chân thành nhưng không bao giờ nghiêm trang, hoàn toàn cống hiến cho công việc của mình nhưng không bao giờ với thái độ ‘linh thiêng hơn ngươi’, không bao giờ; không bao giờ cảm thấy bất kì cao siêu nào bởi vì nó, nhưng khiêm tốn. Người tôn giáo thực là người có thể nhảy múa cùng gió và mưa, người có thể mỉm cười và khúc khích với trẻ em, người có thể cảm thấy thoải mái với mọi loại tình huống củacuộc sống. Đó là tự do, đó là tự do khỏi bản ngã. Bản ngã làm người ta thành nghiêm trang.
Theo cách này người ta chìm vào trong thế giới của tăm tối.
Nếu bạn trở nên quá nghiêm trang bạn sẽ chìm vào trong thế giới của tăm tối, trong thế giới tiêu cực.
Năng lượng là lạnh ở đó, việc thở là dồn dập, và nhiều hình ảnh về lạnh lẽo và hoang tàn tự chúng trình hiện.
Nhớ lấy, bạn không trở thành lạnh. Bạn sẽ thấy cái gọi là thánh nhân rất lạnh: họ đã hiểu lầm toàn thể vấn đề. Trở nên mát, nhưng không bao giờ trở thành lạnh - và có nhiều khác biệt giữa hai điều này, và một điều ngược đời rất sâu sắc có đó. Tôi gọi nó là ‘mát’: so với trạng thái đam mê nồng nhiệt, nó là mát; nó là ấm nếu so với cái lạnh của chết. Nó là ấm nếu so với cái lạnh của chết và nó là mát nếu so với thèm khát đam mê về sống. Nó là ấm và mát cả hai. Người thực tôn giáo là mát bởi vì người đó không có thèm khát, và người đó là ấm vì người đó không buồn, người đó không nghiêm trang.
Nếu người ta nấn ná ở đó lâu người đi vào thế giới của cây và đá.
Và nếu bạn trở thành quá lạnh, sớm hay muộn bạn sẽ trở thành đá: bạn sẽ trở thành vô ý thức, bạn sẽ rơi khỏi tính người. Nhiều người trong các thánh nhân, theo quan sát của tôi, là những người đã sa ngã khỏi tính người. Họđã không trở thành siêu nhân, họ đã trở thành tiểu nhân. Họ thuộc về thế giới của đá tảng và đá hòn.
Một người phải không bị dẫn đi lạc lối bởi mười nghìn cạm bẫy. Điều này xảy ra nếu, sau khi trạng thái yên tĩnh đã bắt đầu, cái nọ tiếp cái kia đủ mọi loại ràng buộc đột nhiên xuất hiện. Người ta muốn phá vỡ chúng và không thể phá được; người ta đi theo chúng, và cảm thấy dường như được giảm nhẹ bởi điều này.
Đây là chỗ phân tâm đã đi sai. Phân tâm đã trở thành phương pháp của kết hợp tự do các ý nghĩ. Bạn có thể cứ tiếp diễn mãi: ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác, tới vô hạn. Người ta phải vẫn còn tách rời khỏi cuộc diễu hành các ý nghĩ. Chúng sẽ tới, chúng sẽ bao quanh bạn từ mọi nơi, chúng sẽ giống như mây - ngay cả chút ít bầu trời này sẽ bị mất. Và khi có quá nhiều ý nghĩ, bản năng tự nhiên là tranh đấu với chúng, vì bạn đã đọc rằng thiền nghĩa là vô ý nghĩ. Nhưng bằng việc tranh đấu người ta không bao giờ trở nên vô ý nghĩ được. Nếu bạn tranh đấu, bạn sẽ bị thất bại. Chính việc tranh đấu trở thành nguyên nhân của thất bại của bạn. Bạn không thể tranh đấu với cái bóng được, bằng không bạn sẽ bị thất bại. Cố tranh đấu với cái bóng riêng của mình và bạn sẽ bị thất bại - không phải là cái bóng rất mạnh đâu, nhưng bởi vì cái bóng không hiện hữu. Và tranh đấu với cái gì đó không hiện hữu, làm sao bạn có thể thắng được? Ý nghĩ là cái bóng, đừng tranh đấu với chúng.
Và nếu bạn không tranh đấu thì phương án khác lại mở ra - đó là điều phân tâm đã chọn: thế thì để cho chúng đi tới bất kì chỗ nào chúng đi - liên kết tự do các ý nghĩ. Thế thì ý nghĩ nào được gắn với ý nghĩ khác và với ý nghĩkhác và với ý nghĩ khác, và nó cứ diễn ra mãi đến vô tận, phát ngán. Điều này sẽ cho cảm giác giống như một loại thảnh thơi. Đó là lí do tại sao từ phân tâm mọi người cảm thấy được giúp đỡ, được cứu. Họ không được cứu, họ không được giúp đâu; chỉ tranh đấu biến mất. Bởi vì bạn tranh đấu bạn mới trở nên căng thẳng. Khi bạn không tranh đấu căng thẳng biến mất - và việc biến mất đó của căng thẳng cho bạn cảm giác dường như bạn được cứu.
Mulla Nasruddin hay đi giầy rất chật, chật hơn hai cỡ anh ta cần. Cả ngày anh ra nhăn nhó phàn nàn, và cả ngày anh ta bực mình với giầy.
Một hôm tôi hỏi anh ta, “Sao anh không đổi giầy đi? Sao anh cứ phàn nàn mãi? Ai buộc anh phải đi những đôi giầy này? Anh có thể mua đôi khác.”
Anh ta nói, “Điều đó tôi không thể làm được! Không bao giờ đâu!”
Tôi nói, “Sao vậy?”
“Bởi vì,” anh ta nói, “đây là niềm an ủi duy nhất của tôi. Sau cuộc vật lộn cả ngày với giầy tôi về nhà và ném đôi giầy này đi và nằm dài ra giường, cảm thấy sướng thế!”
Nó sẽ cho cảm giác thoải mái. Khi bạn tranh đấu với ý nghĩ và bạn không thể thắng được, thế thì bạn vứt bỏ tranh đấu và bạn cho phép các ý nghĩ di chuyển và bạn bắt đầu đi cùng chúng, điều đó cho cảm giác thích thú. Đó là điều toàn thể bí mật của phân tâm là gì. Phân tâm không giúp chút nào: nó đơn giản làm bạn cảm thấy thoải mái vì nó giúp bạn vứt bỏ tranh đấu.
Lữ Tử nói, “Cả hai đều không đúng. Không cần tranh đấu, không cần cho phép ý nghĩ và trở thành người đi theo của chúng. Ông vẫn còn là người quan sát, nhân chứng.”
Điều này nghĩa là người chủ đã trở thành người hầu.
Nếu bạn theo các ý nghĩ, chủ đã trở thành tớ.
Nếu một người nấn ná trong trạng thái này lâu người đó đi vào thế giới của các ham muốn ảo tưởng.
Người chủ phải được giành lại. Bạn phải là người chủ, không là đầy tớ. Và làm chủ là gì? - là nhân chứng chính là việc là người chủ. Cứ quan sát các ý nghĩ đó; hoàn toàn bình thản và yên tĩnh, quan sát. Để chúng tới, để chúng đi, để chúng nảy sinh, để chúng biến mất: bạn đơn giản ghi chép - ý nghĩ đang nảy sinh, ý nghĩ có đấy, ý nghĩ mất rồi. Và chẳng mấy chốc bạn sẽ đi tới điểm chúng nảy sinh ít dần và ít dần và ít dần, và thế rồi một ngày nào đó, khe hở... mọi ý nghĩ đã biến mất. Trong khe hở đó, là kinh nghiệm đầu tiên về Thượng đế.
Tốt nhất, người ta thấy bản thân mình trong cõi trời, xấu nhất, giữa đám hồ li tinh. Một hồ li tinh như vậy, nó là thực, có thể có khả năng đi lang thang trong núi nổi tiếng tận hưởng gió và trăng, hoa và quả, và lấy vui thú trong cây san hô và cỏ ngọc. Nhưng sau khi có những thứ này, phần thưởng của người đó qua đi và người đó được sinh lại trong thế giới của rối loạn.
Nếu bạn thành công trong thiền bạn được sinh ra trong cõi trời, trong phúc lạc vĩnh hằng. Nếu bạn không thành công, nếu bạn đi lạc lối... Việc đi lạc lối đó trong Đạo giáo được gọi là “Xấu nhất, người ta được sinh giữa đám hồ li tinh.”
Hồ li tinh là linh hồn của nhà thơ. Hồ li tinh là linh hồn của tưởng tượng. Ngay cả nếu bạn thất bại trong thiền, cái gì đó sẽ được thu lấy. Đây sẽ là cái thu được của bạn: bạn sẽ tận hưởng cây nhiều hơn và hoa nhiều hơn, và thế giới và cái đẹp nhiều hơn. Nhưng sớm hay muộn năng lượng đã được tạo ra bởi thiền sẽ biến mất và bạn sẽ phải rơi lại vào trong rối loạn cũ.
Nhớ lấy, nếu bạn thành công trong thiền, niềm vui là của bạn một cách vĩnh hằng. Nhưng ngay cả bạn thất bại bạn sẽ thấy vài khoảnh khắc của niềm vui đẹp và thơ ca. Những người thất bại trong thiền trở thành nhà thơ, những người thành công trở thành người thấy. Người thấy là nhà thơ của vĩnh hằng, nhà thơ là nhà thơ của nhất thời.
Đó là lí do tại sao đôi khi chuyện xảy ra: một chút ít thiền và bạn cảm thấy thoải mái tới mức bạn dừng việc thiền lại - bạn nghĩ tất cả được đạt tới rồi. Cây xanh hơn, hoa hồng đỏ hơn, yêu diễn ra đẹp đẽ, mọi sự bắt đầu xảy ra - sao bận tâm? Nhưng ngay khi năng lượng đã được tạo ra đó sẽ biến mất: bạn đã trở thành một hồ li tinh. Điều đó là điều đang xảy ra qua ma tuý trên khắp thế giới: ma tuý chỉ tạo ra hồ li tinh. Nhưng thiền, nếu không được hoàn chỉnh, cũng có thể làm cùng điều.
Một khi quyết định đã được lấy, thế thì nó là cam kết: bạn phải đi tới tận cùng của nó. Nó là thách thức.
Chấp nhận thách thức này và đi với cuộc hành trình đẹp nhất này của việc tìm kiếm bên trong của bạn đi. Và đừng bao giờ dừng ở giữa bất kì chỗ nào trừ phi bạn đã đạt tới, trừ phi bạn đã đạt tới trung tâm của cơn xoáy lốc.
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post