Read more
Osho – Nghệ thuật Cân bằng Sự sống và Cái chết
Chương 3: Đi trên dây (tiếp theo)
13 tháng 10 năm 1976, buổi sáng tại thính đường Phật
Hai dạng người tôn giáo
Có hai dạng người tôn giáo. Dạng đầu tiên là trẻ con: nó đang tìm kiếm hình ảnh người cha. Dạng thứ hai là chưa trưởng thành: nó không thể tự tin vào chính nó; do vậy nó cần Thượng đế hoặc cái gì đó khác. Thượng đế có thể tồn tại hoặc không – không vấn đề gì – nhưng Thượng đế là cần thiết. Thậm chí nếu Thượng đế không có mặt thì đầu óc chưa trưởng thành cũng sẽ phát minh ra ngài, bởi vì đầu óc chưa trưởng thành có nhu cầu tâm lí – đó không phải là vấn đề về sự thật cho dù Thượng đế có hay không; đó là nhu cầu tâm lí.
Kinh Thánh nói
Thượng đế tạo ra con người bằng chính hình ảnh của mình, nhưng điều ngược lại
còn thật hơn: Con người tạo ra Thượng đế bằng chính hình ảnh của mình. Bất kì
nhu cầu của bạn là gì thì bạn cũng tạo ra dạng đó về Thượng đế. Tại sao khái niệm
về Thượng đế lại liên tục thay đổi ở mỗi thời đại. Mọi quốc gia đều có khái niệm
riêng bởi vì mọi quốc gia đều có nhu cầu riêng của mình. Thực tế, mọi người đều
tự mình có khái niệm riêng về Thượng đế bởi vì họ đều có những nhu cầu và những
nhu cầu đó phải được thỏa mãn.
Cho nên dạng
người tôn giáo đầu tiên – cái gọi là người mộ đạo – chỉ đơn giản là chưa trưởng
thành. Tôn giáo của họ không phải là tôn giáo mà là tâm lí. Và khi tôn giáo là
tâm lí thì nó chỉ là giấc mơ, ước mơ để mãn nguyện. Nó không có gì liên quan tới
thực tại.
Tôi đã đọc…
Một cậu bé đang
nói lời cầu nguyện của mình và kết luận với
chú ý, “Kính thưa Thượng đế, xin hãy quan tâm mẹ con, xin hãy quan tâm
cha con, xin hãy quan tâm em gái bé nhỏ, mợ Emma, cậu John, ông, bà – và cũng
xin Thượng đế hãy quan tâm đến chính ngài; nếu không tất cả chúng ta sẽ chìm xuồng!”
Đây là Thượng đế
của đa số. Chín mươi chín phần trăm những người được gọi là tôn giáo là chưa
trưởng thành. Họ tin bởi vì họ không thể sống mà không có niềm tin; họ tin bởi
vì niềm tin cho họ một dạng an toàn nào đó; họ tin bởi vì niềm tin giúp họ cảm
thấy được bảo vệ. Đó là giấc mơ của họ nhưng nó hữu ích. Trong đêm đen của cuộc
đời, trong xung đột ghê gớm của tồn tại, không có niềm tin như vậy thì họ sẽ cảm
thấy cô đơn. Nhưng Thượng đế của họ là Thượng đế của họ, không phải là Thượng đế
của thực tại. Và khi họ rũ bỏ sự chưa trưởng thành của họ thì Thượng đế sẽ biến
mất.
Đó là điều đã
xuất hiện với nhiều người. Trong thế kỉ này nhiều người đã trở nên phi tôn giáo
– không phải họ đã tình cờ biết Thượng đế không tồn tại mà chỉ bởi vì thời đại
này đã làm cho con người trưởng thành hơn một chút. Cho nên Thượng đế của trẻ
con, Thượng đế của người chưa trưởng thành đơn giản là trở thành vớ vẩn.
Đó là ý nghĩa của
tuyên bố của Friedrich Nietzsche rằng “Thượng đế đã chết.” Đó không phải là Thượng
đế mà đó là sự tê liệt. Thượng đế của đầu óc chưa trưởng thành là chết. Thực tế,
nói Thượng đế chết là không đúng bởi vì Thượng đế chưa bao giờ sống. Sự biểu cảm
duy nhất đúng sẽ là nói rằng, “Thượng đế không còn liên quan nữa.” Con người có
thể tin vào chính mình nhiều hơn – họ không cần niềm tin, họ không cần cái nạng
chống là niềm tin.
Do vậy mọi người
đã trở nên ít quan tâm đến tôn giáo. Họ trở nên thờ ơ với những gì diễn ra
trong nhà thờ. Họ đã trở nên quá thờ ơ với những gì họ không có lí lẽ để chống lại.
Nếu bạn hỏi, “Bạn có tin Thượng đế không?” họ sẽ nói, “Tốt thôi, cho dù ngài có
tồn tại hay không, điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào, chẳng vấn đề gì.”
Chỉ cần lịch sự, nếu bạn tin họ sẽ nói, “Đúng, ngài như vậy.” Nếu bạn không
tin, họ sẽ nói, “Không, ngài không phải như vậy.” Nhưng đó không còn là mối
quan tâm nồng nhiệt nữa.
Đây là dạng đầu
tiên của tôn giáo: nó tồn tại trong nhiều thế kỉ, nhiều thời đại, và nó trở nên
ngày càng cổ lỗ hơn, lỗi thời hơn. Thời của nó đã kết thúc. Thượng đế mới là cần
đến – ngài không phải là nhà tâm lí; Thượng đế mới là cần đến – ngài là tồn tại,
Thượng đế của thực tại, Thượng đế như là thực tại. Thậm chí chúng ta có thể bỏ
rơi từ ‘Thượng đế’ – thay vào đó từ ‘Sự thực’ sẽ được dùng, từ ‘Tồn tại’ sẽ được
dùng.
Thế thì có dạng
người tôn giáo thứ hai mà đối với họ, tôn giáo không phải vì nỗi sợ. Dạng đầu
tiên của tôn giáo là vì nỗi sợ, dạng thứ hai – cũng không thật, cũng giả, cũng
được gọi là – không phải vì nỗi sợ, mà đó chỉ là sự thông minh. Có những người
rất thông minh, họ không ngừng phát minh ra những lí thuyết, những người thấm
nhuần logic, siêu hình, triết lí. Họ tạo ra tôn giáo mà tôn giáo đó chỉ là sự
trừu tượng: Một phần vẻ đẹp của nghệ thuật, của trí thông minh, của trí tuệ, của
triết lí. Nhưng nó chưa bao giờ thấm vào cuộc sống, nó chưa bao giờ chạm tới bất
kì đâu, nó chỉ đơn giản là giữ nguyên như là khái niệm trừu tượng.
Có một lần
Mulla Nasrudin đã nói với tôi, “Chưa bao giờ tôi phải là như vậy. Tôi đã lấy cắp
những con gà và dưa hấu, bị say xỉn, dùng tay choảng nhau trong lúc ẩu đả,
nhưng có một thứ tôi chưa bao giờ thực hiện: bất chấp mọi tính bần tiện của
mình, tôi vẫn không bỏ tôn giáo của mình.”
Bấy giờ đó là
loại tôn giáo gì vậy? Nó không có chút ảnh hưởng nào đến cuộc sống.
Bạn tin, nhưng
niềm tin đó chưa bao giờ thấm vào cuộc sống của bạn, chưa bao giờ chuyển hóa cuộc
sống đó. Nó chưa bao giờ trở thành một phần nội tại của bạn, nó chưa bao giờ tuần
hoàn trong máu bạn, bạn chưa bao giờ thở nó ra và hít nó vào, nó chưa bao giờ đập
trong trái tim bạn – nó đơn giản là một cái gì đó vô dụng. Nhiều nhất thì cũng
dùng để trang trí; nhưng với bạn, nó không có công dụng gì. Một ngày nào đó bạn
đến nhà thờ; đó là nghi lễ, là nhu cầu xã hội. Bạn có thể chơi với Thượng đế, đọc
mọi kinh sách, nhưng bạn không có ý định, bạn không thành thực về điều đó, cuộc
sống của bạn diễn ra theo cách hoàn toàn khác – nó không có gì liên quan tới
tôn giáo. Hãy quan sát xem… một người nào đó nói anh ta là tôn giáo A, một người
khác nói là tôn giáo B, người khác nữa nói mình là tôn giáo C, D – niềm tin của
họ là khác nhau. Nhưng quan sát cuộc đời họ, bạn sẽ không tìm ra bất kì sự khác
biệt nào, tất cả họ đều sống cuộc đời như nhau. Cuộc sống của họ không liên
quan gì tới niềm tin của họ. Thực tế, hệ thống niềm tin không thể chạm vào cuộc
sống của bạn, hệ thống niềm tin là phương tiện. Hệ thống niềm tin là những
phương tiện ranh mãnh; thông qua chúng, bạn nói, “Tôi biết cuộc sống là gì.” –
và bạn có thể thoải mái, bạn không bị cuộc sống làm cho rắc rối. Bạn ôm lấy
khái niệm và khái niệm đó giúp bạn hợp lí hóa. Thế thì cuộc sống không làm vướng
bận bạn nhiều bởi vì bạn có tất cả những câu trả lời đối với những câu hỏi.
Nhưng nên nhớ…
trừ khi tôn giáo là cá nhân, trừ khi tôn giáo không phải là trừu tượng mà là thực
tế, sâu trong cốt lõi bạn, sâu trong ruột gan bạn, trừ khi nó giống như máu
xương, thì nó chỉ là điều phù phiếm, không tác dụng gì. Đó là tôn giáo của các
triết gia chứ không phải là tôn giáo của các hiền nhân.
0 Đánh giá