Read more
Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton
Chương 3. Chính phủ chiếm tài sản của Bhagwan
Ngày
28/10/1985 chính phủ Mĩ bắt Bhagwan trên cơ sở bản cáo trạng của bồi thẩm đoàn
và giữ ông bị xích và bị giam, đồng thời che dấu sự kiện này với các luật sư riêng
của ông, trong mười hai ngày. Ta cứ xem làm sao mà chính phủ phải xoay xở kìm giữ
trong một thời gian dài đến thế một người mà, như toà án đã xác minh, là một
người lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng thế giới không có tiền án tiền sự gì, người
không gây ra sự nguy hiểm bất hợp pháp nào cho công chúng, và người chỉ đương đầu
với những buộc tội rất nhỏ về phạm tội có tính kĩ thuật, không bạo lực? Có lẽ
thích hợp hơn cả - tại sao chính phủ đã phải dùng một sự vi phạm có tính kĩ thuật
mà thông thường thì chẳng bao giờ được biến thành lời buộc tội phạm, và điều
trong trường hợp xấu nhất thì cũng chỉ có thể đưa đến việc trục xuất, để ngăn cản
Bhagwan cứ cho là rời khỏi mước Mĩ*, và rồi lôi ông qua ngang nước Mĩ trong mười
hai ngày trong xiềng xích, chỉ để ra lệnh cho ông đi ra thôi ý?
Việc
xem xét về các sự kiện và hoàn cảnh xung quanh việc bắt và giam giữ đưa ra một
vài manh mối. Sự kiện đầu tiên là ở chỗ không có lệnh bắt nào thực tế được đưa
ra đối với Bhagwan, mà cũng không có một chỉ dẫn thực sự nào rằng một lệnh bắt
như thế là có cả. Trong thực tế người cầm đầu cơ quan cuối cùng có được bản cáo
trạng chống lại Bhagwan, (INS), thực sự đã gửi một bản ghi nhớ cho các quan chức
của mình để ra lệnh cho họ không bắt Bhagwan trên cơ sở bản cáo trạng này. (Xem
Chương 6).
Nhưng
vào giữa năm 1985 tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chính phủ đã triệu tập một bồi
thẩm đoàn lớn để điều tra ‘những đám cưới giả’ tại Rajneeshpuram. Vì Bhagwan đã
sống tách biệt và im lặng với công luận trong ba năm rưỡi, không gặp ai ngoài
thư kí và người phục vụ, cho nên thực tế ông không thể tham dự vào những vấn đề
như thế. Ông đã, và bao giờ cũng phản đối chống lại hôn nhân, đôi khi còn gọi
điều đó là “sự mãi dâm hợp pháp.” Và nếu như ông có biết, như chính phủ cho là
vậy, về khả năng luồn lách qua luật di trú Mĩ bằng cách tạo ra đám cưới cho công
dân Mĩ, và bỏ qua hành động như thế, thì người ta ít * Chính phủ cho là Bhagwan
đã trốn chạy khỏi nước mình để tránh bị bắt - mặc dầu tại sao, khi biết việc ra
đi của ông sẽ bị các nhân viên chính phủ để ý, ông lại chọn bay hai nghìn năm
trăm dặm ngang qua nước Mĩ từ Oregon sang Bắc California để “chạy trốn” nước
này thay vì bay chỉ hai trăm tám mươi dặm lên phía bắc sang Canada, (một nửa giờ
bay), điều chưa bao giờ được chính phủ giải thích thoả đáng nhất cũng trông đợi
ông phải làm điều đó cho bản thân mình trước đã. Điều đó còn dễ dàng hơn nhiều
việc tranh đấu với chính phủ để được thừa nhận như một nhân vật tôn giáo, và
ông sẽ không thiếu gì cô dâu hăng hái. Nhưng ông đã không làm như thế.
Mặc
cho những điều không chắc có về con người của Bhagwan vẫn được kể ra có liên
quan tới bất kì ‘đám cưới giả’ nào, luật sư của ông vẫn quyết định không tận dụng
các cơ hội. Họ biết quyết tâm của chính phủ để tìm ra một cái gì đó, bất kì cái
gì, để buộc vào Bhagwan. Cho nên họ tiếp cận tới Viên luật sư Mĩ tại vùng
Oregon, Charles Turner, yêu cầu rằng nếu Bhagwan bị nêu tên trong bất kì bản
cáo trạng nào thì hãy báo cho họ để cho họ có thể thu xếp cho ông tự nguyện qui
thuận tại Porland hơn là phái cảnh sát tới Rajneeshpuram để bắt ông.
Charles
Turner đảm bảo với luật sư của Bhagwan, Swami Prem Niren và Peter Schey, rằng
ông ta sẽ hợp tác hoàn toàn trong sự kiện như vậy, đồng ý với mối bận tâm của họ
rằng bất kì việc bắt giữ nào tại Rajneeshpuram cũng đều có thể gây ra một số sự
kiện xấu.
Quả
vậy, đến cuối tháng 10/1985, bầu không khí xung quanh cộng đồng đã đạt tới đỉnh
cơn sốt. Việc Osho vạch trần cho công luận về tội phạm mà Sheela đã phạm phải chống
lại công luận và công dân riêng của vùng Oregon đã được phương tiện truyền
thông đại chúng công bố rộng rãi và gây sự xúc động lớn. Kết quả làm khuấy động
sự thèm khát đẫm máu của những người đã thù địch với Bhagwan và cộng đồng - và
số này cũng có nhiều.
Bhagwan
và những đệ tử của mình chưa bao giờ được chấp nhận ở Oregon. Từ ngay ban đầu
“tụi ngoại quốc với tôn giáo kì lạ” đã bị đối xử một cách nghi ngờ và với sự thù
địch được che giấu mỏng manh bởi những người hàng xóm Công giáo trung kiên. Được
cảnh báo rằng họ sẽ chẳng bao giờ ở lâu quá một năm trên vùng trại sa mạc cằn cỗi
mà họ đã mua, các đệ tử của Bhagwan tuy thế đã trụ lại. Bắt đầu chỉ vài chục người,
nhanh chóng trở thành hàng trăm người rồi lên đến vài nghìn người, họ không chỉ
tồn tại trong mùa đông cay đắng đầu tiên - họ còn thịnh vượng lên. Trong vòng
ba năm, với rất nhiều công trình vất vả không ngếi và nhiều tiền của, họ đã biến
đổi vùng sa mạc thành một thành phố ốc đảo cho năm nghìn người. Họ xây dựng đường
xá, đập nước và cầu cống, sân bay, khu nhà ngoại ô có điều hoà và nhà hai tầng
có sưởi, trung tâm thương mại và khu văn phòng, trang trại nuôi gà và nơi làm bế
lớn, trang trại trồng rau rộng năm mươi a, ba nhà ăn, một sàn nhẩy, một phòng họp
rộng hai a, một khách sạn bốn mươi bẩy phòng sang trọng, và nơi sinh hoạt lễ hội
tạm thời và các tiện nghi cho mười lăm nghìn người. Họ có một đội trên một trăm
xe ô tô hiện đại, nhiều xe tải, xe kéo, xe ủi đất, trang thiết bị làm đường và
xây đập, năm máy bay và một trực thăng, và hệ thống vận tải 100 xe buyt. Họ có
hệ thống cấp nước và thải nước phức tạp, một trạm phát điện con, các xưởng kĩ
nghệ nhẹ, dùng nhiệt mặt trời, bệnh viện và các tiện nghi nha khoa, một trường
học, cơ quan bưu điện, toà thị chính và trạm cứu hoả, cửa hiệu, tiệm kem, xưởng
bánh và xưởng làm món pizza. Họ tưới tiêu và trồng cấy trên đất vốn đã bị bỏ
hoang trên năm mươi năm (đó là nơi trại cừu đã bị điêu tàn). Họ làm vườn nho và
hàng nghìn cây cối, thảm cỏ và vườn. Họ có một ban nhạc miền tây và đồng quê, một
ban nhạc jazz, một ban nhạc rock và một dàn nhạc thính phòng. Và họ nhảy múa và
hát rất nhiều. (Sự kiện rút ra từ Eugene (OR) Register-Guard, 25/11/1984; POL
Magazine (Australia), 10/1984; West Australian Sunday Times, 28/07/1985).
Các
đệ tử của Bhagwan ham thích cuộc sống. Họ mang chín mươi ba xe Rolls Royce tới
cho Bhagwan dùng - đấy là cách họ chế giễu chủ nghĩa vật chất Mĩ. Nhưng chẳng
ai đánh giá cao trò đùa đó cả. Đầu tiên là những người Công giáo vùng Oregon bị
choáng váng. Rồi, khi họ hiểu ra rằng đệ tử của Bhagwan không chỉ thành công mà
còn thành công một cách sang trọng thì họ trở nên thèm muốn và ghen tức. Vùng
trung tâm Oregon thì nghèo. Những chủ trại lân cận, mặc dầu có đất mầu mỡ hơn đất
của cộng đồng, vẫn chỉ có một cuộc sống đạm bạc. Và cuộc sống sợ Thượng đế của
họ không cho phép có nhiều niềm vui. Họ từ chối lời mời tới thăm khu trại để thấy
tận mắt điều gì đang xảy ra, thay vì thế ưa thích lên án nó từ xa. Họ bắt đầu
thành lập các ban cảnh giác và lái xe đi
lại với dòng chữ dán trên tấm chắn “Thà chết còn hơn tụi đỏ” (các đệ tử của
Bhagwan hay mặc áo thụng đỏ). Họ phân phát áo phông và mũ cát vẽ vạch xoá lên
hình mặt Bhagwan, và tổ chức các cuộc họp tại đó các nhà truyền giáo khuơ bản
Kinh thánh trong tay cảnh báo về cộng đồng của lũ quỉ satan và những người tôn
thờ quỉ.
Họ
sẽ hẳn vui mừng khi thấy cộng đồng thất bại. Ngay cả các chính khách địa phương
cũng trở nên quan tâm. Tại đây đang xuất hiện một thành phố mô hình là “thiên đường
cho các nhà môi trường,” (Sueddeutshe Zeitung, (Thuỵ sĩ), 4/11/1985), nhưng nó
lại do một bọn ngoại đạo, bọn tôn thờ con người thay vì cây thánh giá, cai quản,
và do đó dứt khoát là “xa lạ với phong tục Mĩ”. Và trên mọi thứ khác, nơi đó hấp
dẫn hàng trăm thanh niên Mĩ đầy sáng tạo và được giáo dục cẩn thận, những người
đáng phải đi tới nhà thờ như cha mẹ họ.
Công
giáo không quen với việc giới trí thức trẻ sáng láng “bị cải đạo” xa khỏi khuôn
mẫu. Và người của nó phản ứng lại mạnh mẽ. Việc tiết lộ của Bhagwan về Sheela
vào tháng 9/1985 đã mở cửa cống cho tất cả những xúc động bị dồn nén này. Những
nhóm om sòm tò mò, giận dữ, bực bội và những người bạo hành hết sức bắt đầu tụ
họp thật đông như những khách thăm viếng. Tất cả đều thấy đây là cơ hội của
mình để bày tỏ những định kiến của họ chống lại Bhagwan. Đe doạ và đòi hỏi rằng
Bhagwan và các sannyasin của ông phải rời khỏi nước họ đã vào - một số còn
buông ra lời tục tĩu, một số gợi lên lời cảnh báo và tiên đoán khủng khiếp
trong Kinh thánh, nhiều người đơn thuần bạo hành đe doạ. Tốp “khách thăm” này tụ
tập bên ngoài khu buôn bán và tiệm ăn của Rajneeshpuram và hô to và vẫy những
biểu ngữ yêu cầu rằng những người theo Rajneesh (mà tuyệt đại đa số đều là người
Mĩ) phải quay trở về Ấn Độ. Nhiều nhóm hát lên bài thánh ca và truyền tay nhau
các tờ rơi cảnh báo cư dân ở đây phải rời bỏ “Thành phố Satan tội lỗi” trước
khi quá muộn. “Jesus yêu mến các bạn” những giọng khàn khàn la hét, “ Hãy ăn
năn ngay bây giờ đi!” Những chủ trại địa phương và người lái xe tải dồn về
thành phố vẫy súng và bắn bừa vào biển hiệu bưu điện. Có một cảm giác rõ ràng về
một kiểu hành hình sắp xảy ra.
Quả
thực hai năm rưỡi sau đó, vào tháng 2/1988, tên giết người bị kết án John Wayne
Hearn thú nhận ở Toà án quận liên bang Houston rằng trong năm 1985 một chủ trại
vùng Oregon đã tiếp xúc với hắn ta để đặt vấn đề cho nổ bom nhà cửa ở
Rajneeshpuram. (The New York Times, 21/02/1988).
Được
báo động rằng mọi việc có thể tuột khỏi tầm tay, các cố vấn mới của Bhagwan,
Hasya và John, quyết định đưa ông tránh đi vài tuần cho tình hình dịu đi và báo
chí cùng các nhóm điều tra của cảnh sát rút đi. Một người bạn giầu có, Hanya,
đã hiến tặng ngôi nhà đẹp của cô ấy ở vùng đồi núi yên bình Bắc California, và điều
đó dường như hoàn hảo. Hiển nhiên từ những cú điện thoại và thư đe doạ nói lên
rằng Bhagwan là tiêu điểm của sự phẫn nộ của những người Oregon, và với việc
ông xa khỏi khu trại một thời gian, việc bạo hành ầm ĩ sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Vào
chiều ngày chủ nhật, 27/10, Niren kiểm tra lần nữa với luật sư Mĩ Charles
Turner. Không, ông ta nói, không có bản cáo trạng nào chống lại Bhagwan, và chẳng
có gì nói trước rằng ông ta biết về điều đó. Ông ta đã nói dối. Vào chính thời
điểm đó một bản cáo trạng có đóng dấu nêu tên Bhagwan vì vi phạm luật di trú,
được bồi thẩm đoàn chuyển tay hôm thứ tư, đã nằm trong ngăn kéo tủ ông ta.
Tại
sao Turner lại nói dối? Liệu ông ta có trù tính nuốt lời hứa với các luật sư và
cứ để cảnh sát bắt giữ tại Trang trại, và có thể có bạo hành? Có lẽ ông ta hi vọng,
hay thậm chí đã trù tính bày đặt, một sự bùng nổ bạo hành mà sẽ cho phép quân đội
chính phủ khai hoả vào các sannyasin. (Hàng trăm Vệ binh quốc gia đã đóng trại
gần kho vũ khí The Dalles, “báo động hoàn toàn”, từ tuần trước.) Một thủ thuật
như vậy đã có lợi cho chính phủ nhiều, nhiều lần trong quá khứ - tại các cuộc tụ
tập và biểu tình chính trị, Tại Wonded Knee, tại trường Billy Jack ở New
Mexico, và ở Đại học Kent State. Và đó cũng là cách thức dễ dàng và rẻ tiền để
gạt bỏ “vấn đề Bhagwan” hơn là cuộc chiến pháp lí kéo dài về những lời buộc tội
vu cáo về “vi phạm luật di trú.”
Dù
kế hoạch của ông ta thế nào, Turner cũng không có cơ hội để làm nó thành kết quả.
Sau đó, vào buổi chiều chủ nhật, Bhagwan đã bay khỏi trang trại trên đường đi tới
Charlotte. Báo chí thấy ông rời đi, các quan chức và nhân viên chính phủ, những
người ở trang trại, cũng thấy vậy. Những cú điện thoại về tin này lập tức được
báo cho Portland, kể cả một cú điện thoại của một sannyasin, Ava, báo cho văn
phòng luật sư Mĩ.
Niren
điện thoại cho anh bạn luật sư Peter Schey để báo cho anh ta. Schey không thích
ý tưởng này - anh ta nghĩa rằng với tất cả những tin đồn lan quanh bản cáo trạng
có thể thì việc ra đi tạm thời của Bhagwan có thể bị hiểu sai. Anh ta gợi ý rằng
Bhagwan trở lại.
Hasya
và Niren để nhiều giờ tiếp đó cố gắng điện thoại cho máy bay với lời khuyên của
Peter. Họ đã gọi đến bốn mươi lần. Hai lần họ gọi tới người kiểm soát không lưu
của Bộ phận quản trị hàng không liên bang, người đang tiếp xúc với máy bay, và
đều được hứa rằng thông báo sẽ được truyền cho máy bay để gọi điện lại. Nhưng chẳng
có cú điện thoại nào gọi về cả. Về sau người ta mới xác định được rằng Bộ tư
pháp Mĩ đã chỉ thị cho Bộ phận quản trị hàng không liên bang không được truyền
bất kì thông báo nào tới máy bay. Nghĩ lại thì đây là một sự triển khai độc ác.
Nhưng vào lúc đó Hasya đã không lo lắng đúng mức - cô ấy điện thoại về nhà của
Hanya muộn hơn vào đêm đó.
Cô
ấy sẽ có một chút lo lắng hơn nếu cô ấy chứng kiến được sự đón tiếp đã được chuẩn
bị tại sân bay Charlotte. Cảnh sát trưởng Mĩ vùng Bắc California vừa mới nhận được
một cú điện thoại khẩn từ văn phòng luật sư Mĩ ở Portland, báo rằng máy bay có
chở kẻ trốn chạy luật pháp nguy hiểm và có vũ trang, và rằng hành khách cần phải
bị bắt giữ. Ông ta lao vào hành động.
Hanya,
sốt ruột chờ đợi đón mừng Bhagwan đến thành phố cô, nghe tin máy bay của ông
bay tới và bước ra từ phòng đợi VIP của sân bay - đi thẳng vào với một cặp xích
tay và một khẩu súng. Khi máy bay chạy đến điểm dừng, đèn pha rọi chiếu ra và
mười hai lính gác vũ trang chạy tới vây quanh, chĩa súng vào buồng lái và vào cửa
mở. Nhiều lính gác nữa bâu quanh những lính gác có vũ trang này từ xa. Bhagwan
và những người đồng hành trong kì nghỉ bị ra lệnh rời khỏi máy bay giơ hai tay
lên trời, bị đẩy sang bên máy bay, bị súng dí vào đầu, tay bị xích và đẩy vào từ
trong một chiếc xe có còi báo động ầm ĩ.
Việc
bắt giữ tội phạm theo đúng sách giáo khoa... Ngoại trừ mỗi điều không có lệnh bắt
giữ. Và cũng không có kẻ phạm tội. Điều mà cảnh sát trưởng Mĩ đã không được bảo
cho biết là ở chỗ những lời buộc tội trong bản cáo trạng chống lại Bhagwan là
phạm tội liên bang, (vi phạm luật di trú), chứ không phải là phạm tội bang. Việc
vi phạm “trốn xét xử của toà án” chỉ xuất hiện khi một người bị truy tố trốn khỏi
bang này sang bang khác để tránh bị bắt vì phạm tội bang, hay khi anh ta cố rời
khỏi quốc gia để tránh bị bắt vì phạm tội liên bang. Cáo trạng về Bhagwan là ở
mức liên bang, và nếu kế hoạch của ông mà là trốn để khỏi bị bắt thì ông đáng
phải nhằm sang Canada, chỉ nửa giờ bay từ Oregon, chứ không phải là du hành năm
giờ rưỡi ngang nước Mĩ tới Bắc California.
Việc
du hành của ông từ bang Oregon sang bang Bắc California là không phạm luật -
ông không trốn chạy sự buộc tội bang và không có lệnh bắt giam ông với bất kì sự
vi phạm luật liên bang nào. (Bản cáo trạng không phải là lệnh bắt giữ.)
Cho
nên việc bắt giữ chĩa súng gây xúc động, khó chịu này là không biện minh được về
mặt luật pháp. Quả thế quan toà Mĩ ở Charlotte chẳng vội vã để về sau bác bỏ những
lời buộc tội Bhagwan về việc trốn chạy khỏi luật pháp. Nhưng bởi thế ông đã bị
cảnh sát trưởng Mĩ bắt giữ trong năm ngày. Và bởi thế mà trợ lí luật sư Mĩ cho
vùng Oregon, Robert Weaver, đã thu xếp để thuyết phục quan toà rằng Bhagwan nên
tiếp tục bị giam giữ cho tới khi ông ấy trở về Oregon để trả lời những sự buộc
tội trong bản cáo trạng.
Lí
do của ông ta là gì? Weaver đã báo cho quan toà rằng nếu Bhagwan được thả ra
theo thủ tục bảo lãnh thông thường thì có thể là một số đệ tử của ông ấy sẽ cố
giết chết ông ấy hay có thể là ông ấy tự tử. (Xem Greensboro (Bắc California)
News Record, 31/10/1985 và San Francisco Chronicle, 31/10/1985). Bằng cớ được
nêu ra để hỗ trợ cho khái niệm này là một báo cáo từ cảnh sát trưởng liên bang
rằng ông ta đã nghe Bhagwan nói rằng ông ấy sẽ uống thuốc và không bao giờ dậy
nữa, và một tiết lộ trước đây của Bhagwan cho công luận rằng Sheela và đồng bọn
của thị (những người lúc đó đang ở Đức) đã định đầu độc người chăm sóc sức khoẻ
và người giúp việc của ông.
Điều
kì lạ là một người có toàn bộ niềm tin tôn giáo là việc khẳng định sự sống và
người đã dành năm ngày trước đấy trong giam cầm vẫn mỉm cười và đùa với các
phóng viên báo chí ngay cả khi ông ấy đã bị xích tay chân, thế mà lại nói tới ý
định tự tử. Cũng kì lạ nữa là một người chỉ đối mặt với hai điều buộc tội nhỏ
mà nhiều nhất thì cũng chỉ dẫn tới trục xuất, và người đã nhận được hàng trăm bức
thư và điện tín, điện thoại ủng hộ hàng ngày gửi từ khắp nơi trên thế giới tới,
lại bị coi như có thể có nguy cơ tự tử. Điều đáng quan tâm là lưu ý này lại được
viên cảnh sát trưởng liên bang nói tới, ngay cả lúc Bhagwan còn đang trong nhà
tù quận, (nhà tù quận Mecklenburg), do bang quản lí. Điều cũng đáng quan tâm nữa
là những câu chuyện này lại được chính phủ cho lưu hành rộng rãi với giới báo
chí. Hồi tưởng lại thì điều đó có thể được xem như một cố gắng để tạo ra một
nguyên cớ, hay ít nhất cũng là việc qui lỗi, rằng bất kì điều gì cũng có thể xảy
ra cho Bhagwan.
Mặc
cho việc thiếu những bằng chứng hỗ trợ cho nỗi lo sợ của chính phủ về việc tự tử,
mặc cho sự kiện là Bhagwan chưa bao giờ có tiền án tiền sự, mặc cho sự kiện là
những lời buộc tội ông chỉ là những vi phạm kĩ thuật nhỏ bé và không có bạo hành,
và mặc cho sự kiện là các luật sư của ông đã đưa ra lời cam kết về việc ông tự nguyện
trở lại Oregon, quan toà vẫn ra lệnh rằng ông vẫn phải bị giam giữ theo quyền
liên bang cho tới khi ông tới Portland.
Quyết
định này thật là chấn động - và không chỉ cho Bhagwan và luật sư của ông. Trong
những hoàn cảnh như được nêu ra ở trên thì thủ tục thông thường là tiến hành bảo
lãnh. Người gian giữ Bhagwan, Sheriff Kidd, đã chắc chắn về việc thả Bhagwan đến
mức anh ta đã đem quần áo và đồ dùng cá nhân của ông tới toà án để cho ông
không phải quay lại nhà giam nữa.
Các
luật sư của Bhagwan lập tức cung cấp cho chính phủ một chiếc máy bay tư để chở
ông bay trở lại Portland với phi công và cảnh sát trưởng của chính phủ. Chính
phủ từ chối. Thay vì thế Bhagwan bị giữ thêm ba ngày nữa ở Charlotte - cho tới
thứ hai, 4/11. Vào thứ hai đó ông và luật sư của mình đã được khuyên rằng ông
phải bay về Oregon - một chuyến bay xấp xỉ năm giờ đồng hồ. Các luật sư và bạn
bè của ông lập tức lấy một chiếc máy bay ở đấy để đợi ông tới. Ông đã không xuất
hiện đêm đó. Rồi ngày hôm sau nữa. Rồi lại ngày hôm sau nữa. Những cú điện thoại
dồn dập gọi về Charlotte đã xác nhận rằng ông đã rời khỏi đó trên chiếc máy bay
chở tù liên bang vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai. Các nhà cầm quyền từ chối
nói thêm nữa. Ngay cả những người phát ngôn báo chí ở đâu cũng có và thạo tin,
cũng mất dấu vết của ông.
Họ
đã đem ông đi đâu? Cuối cùng, vào đêm thứ tư, 6/11, một người rất quyết tâm và
gần kiệt lực Bill Diehl, luật sư vùng Charlotte của Bhagwan, mới dò ra được dấu
vết của ông - tại Oklahoma. Diehl đã được một nhà báo Oklahoma nói bóng gió rằng
Bhagwan đang bị giữ tại trại cải tạo liên bang ở El Reno, hai mươi ki lô mét
bên ngoài Thành phố Oklahoma. Diehl lái xe tới đó nhưng bị từ chối không cho
vào và bị từ chối không cung cấp bất kì thông tin nào. Ông lái xe ngược trở lại
thành phố lúc 11 giờ đêm và đánh thức cảnh sát trưởng Mĩ cho vùng tây Oklahoma,
Stuart Ernest. Ernest đồng ý lái xe quay lại El Reno với Diehl, và quãng 1 giờ
sáng đã xoay xở với ông ta để gặp Bhagwan.
Bhagwan
bảo với Diehl rằng đêm trước, khi ông bị đưa vào nhà giam quận Oklahoma thì ông
đã bị buộc phải đăng kí dưới tên “David Washington.” Ông hỏi Diehl điều gì đã xảy
ra. Diehl không biết. Ông chưa bao giờ trải qua những việc giống vậy. Ông bắt đầu
hỏi lại người phụ trách nhà tù và phát hiện ra rằng không có kế hoạch ngay cho Bhagwan
tiếp tục hành trình.
Trong
thực tế, cảnh sát trưởng Ernest đã ra tuyên bố với báo chí địa phương rằng
chính chiều hôm đó (thứ tư, 6/11) mà “Rajneesh có thể vẫn còn ở Oklahoma thêm
vài ngày nữa trước khi có thể thoả thuận đưa ông tới Portland, Oregon.” (Daily
Oklahoma, 7/11) Báo chí đã buộc Ernest phải thừa nhận rằng Bhagwan đã từng ở
Oklahoma từ thứ hai “tại một nơi kiểu như giam kín,” mặc dầu Ernest vẫn “không
xác nhận nơi Bhagwan bị giam giữ.” Cảnh sát trưởng Ernest thừa nhận với Diehl rằng
tù nhân tạm chuyển thông thường chỉ ở lại một đêm ở Oklahoma, bao giờ cũng tại
El Reno, vì máy bay của cảnh sát liên bang bay theo lịch thường ngày xuyên
ngang qua nước Mĩ.
Nhưng,
như sau này ông ta nói với luật sư của Bhagwan, Swami Prem Niren, “bởi lí do
nào đó - mà tôi vẫn chưa rõ tại sao - lịch bay đã thay đổi sáng sớm hôm sau
(sau khi Bhagwan tới từ Charlotte), và tôi được văn phòng cảnh sát nói rằng
Rajneesh sẽ có thể ở lại chỗ tôi quãng bốn ngày.” Sau khi Diehl yêu cầu về điều
đã xảy ra với Bhagwan và tại sao ông lại bị giữ tại đó một cách nặc danh thì bỗng
nhiên ông được khuyên rằng Bhagwan đã bay tiếp về Oregon vào cùng ngày. Điều
này ít hơn mười hai tiếng sau khi Ernest đã nói với báo chí Bhagwan có thể còn ở
thêm vài ngày nữa. Để cho đủ chắc chắn, vào quãng 7 giờ sáng ngày thứ năm,
7/11, Bhagwan được chở ra sân bay và đưa lên chiếc máy bay chở tù thường lệ,
bay từ Oklahoma tới Seattle qua Arizona và California. Từ Seattle, Bhagwan bay
nhanh bằng một chuyến bay một giờ tới Oregon.
Điều
đó làm nẩy sinh vài câu hỏi:
Tại
sao chính phủ lại phải cố gắng vất vả như vậy, và ngược lại tất cả các qui tắc
thông thường, để giữ Bhagwan trong giam cầm?
Tại
sao chính phủ không chấp nhận đề nghị của bạn bè của Bhagwan cung cấp máy bay
mà trong đó chính phủ có thể đưa Bhagwan trực tiếp về Portland thay vì đổi hướng
ông đi khắp nước với một chi phí công cộng đắt đỏ thế? (kể cả việc bảo đảm an
ninh chặt chẽ tại mỗi điểm dừng là “điều lớn nhất tôi đã từng chứng kiến” như
được cảnh sát trưởng Ernest thú nhận).
Tại
sao chỗ của Bhagwan lại phải giữ bí mật, ngay cả đối với luật sư riêng của ông?
Tại
sao cảnh sát Oklahoma nói rằng Bhagwan có lẽ còn bị giam giữ bốn ngày khi tù
nhân tạm chuyển thường chỉ nghỉ qua đêm ở đó?
Tại
sao lịch bay thường lệ lại “thay đổi” (mà quả thực đã thay đổi) vào đêm Bhagwan
tới Oklahoma, để cho ông bị kẹt ở đó ba ngày?
Tại
sao cảnh sát Oklahoma nói với báo chí địa phương vào chiều 6/11 rằng Bhagwan có
lẽ sẽ ở lại đó thêm bốn ngày nữa, và rồi lại gửi ông ấy đi ngay sáng 7/11, sau
khi luật sư ông bắt đầu yêu cầu? Ông bay theo chuyến bay chở tù thông thường -
tại sao ông đã không được đặt chỗ để đi đến đó từ trước?
Điều
gì đã xảy ra cho Bhagwan nếu Bill Diehl gan dạ không tìm ra dấu vết ông?
Nhưng
dường như là Diehl quá trễ. Có vẻ như là điều gì đó đã xảy ra cho Bhagwan tại
Oklahoma. Trong thực tế nhiều điều lạ đã xảy ra ở đó. Nhưng ý nghĩa của những sự
kiện này mãi về sau mới được nhận ra.