Chương 5. Bom tại cuối cuộc hành trình

Chương 5. Bom tại cuối cuộc hành trình

Price:

Read more

Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton


Chương 5. Bom tại cuối cuộc hành trình

Bhagwan tới Portland vào lúc 8 giờ tối ngày 7/11. Ông đã đi bằng máy bay từ Oklahoma từ 8 giờ sáng hôm đó, dừng trước hết tại Tucson, Arizon, rồi tại Luke AFB, Arizon, rồi tại Long Beach, California, tiếp đó là Vandengerg AFB, Calofornia, rồi Sacramento, California.
Máy bay tới Seattle lúc 5 giờ chiều. Tại đó mọi người đều xuống ngoại trừ Bhagwan. Ông bị giữ trong máy bay thêm hai giờ nữa, không được thông tin hay không khí trong lành, sau đó ông được chuyển sang một chiếc máy bay nhỏ hơn để bay trong một giờ tới Portland, Oregon. Trong suốt cả ngày ông đều bị xích chân và tay, cả hai xích này đều được mắc với một xích vòng qua eo.
Tại Portland ông lại được chở xe đi, lần nữa trong chiếc xe cảnh sát có hú còi báo, tới nhà giam quận Multnomath mới. Đến lúc này thành phố nhộn nhịp với các nhà báo và các sannyasin đang lo âu thoáng nhìn về thầy họ. Cảnh sát trưởng Mĩ của vùng Oregon, Kernan Bagley, lại gần thư kí của Bhagwan, Ma Prem Hasya và luật sư của Bhagwan, Jack Ransom, và bảo thẳng thừng với cả hai rằng nếu có biểu tình hay rắc rối bất kì kiểu gì ở Portland thì Bhagwan lập tức sẽ bị đưa sang nhà giam khác, một trong những nhà giam nguyên thuỷ cổ mà đã từng bị thay thế bởi toà nhà mới, và không ai sẽ biết ông ở đâu cả. Không điều gì được phép tiến hành theo kiểu biểu tình, ông ta nói, thậm chí không được có cả một khẩu hiệu.
Trưa hôm sau Bhagwan bị xích lại và đưa tới toà án liên bang. Sau kinh nghiệm của mình ở Charlotte, các luật sư của Bhagwan đã chuẩn bị nhiều kế hoạch khéo léo để nêu ra cho quan toà như các phương án giam giữ tiếp Bhagwan - các kế hoạch bao gồm cả việc quản thúc tại gia, v.v.. Tuy nhiên quan toà Leavy tuân theo thủ tục thông thường giải quyết cho người lần đầu phạm tội với tội phi bạo lực, và lập tức cho ông được bảo lãnh. Cả hai phía đều dịu đi. Các luật sư của Bhagwan phải nhanh chóng hối hả chuẩn bị phiếu nợ 500 000$, và chính phủ liên bang thất bại trong trận chiến gay go về việc giam giữ. Tuy nhiên cũng phải đến gần 4 giờ chiều ngày thứ sáu và có khả năng là món tiền bảo lãnh không gửi đến đúng hạn. Bhagwan bị xích tay lại và đưa trở về nhà giam quận Multnomah.
Khi ông trở lại đó thì ông ngạc nhiên để ý rằng khu vực tiếp đón ở tầng trệt trống không - chẳng ma nào ở đó cả. Khi ông hỏi tất cả mọi người ở đâu thì Bhagwan được trả lời rằng đó là việc đổi phiên. Hau cảnh sát đã mang ông từ toà án tới trao ông cho người thứ ba và lập tức rời đi.
Người này đưa Bhagwan vào một phòng nhỏ và bỏ ông ở đó một mình, bị khoá trái cửa lại. Sau một chốc anh ta quay lại với thông tin rằng số tiền bảo lãnh đã được gửi tới và Bhagwan có thể được thả. Người này trao cho Bhagwan tư trang và một phiếu mẫu để đính vào như giấy biên nhận của họ. Bhagwan để ý rằng khuôn mặt người này đầy mồ hôi và rằng phiếu mẫu run rẩy trong tay anh ta. Bhagwan kí và phiếu mẫu và rồi người này thông báo rằng anh ta phải đi để lấy chữ kí của sếp vào phiếu mẫu.
Bhagwan rất phân vân. Ông nói rằng phiếu mẫu này đơn thuần đối với ông chỉ là để thừa nhận rằng ông đã nhận được đủ tư trang, và rằng không có chỗ nào để cho “sếp” kí vào đó, và quả thực là không có chỗ trên phiếu mẫu cho bất kì ai khác kí vào. Người này đơn thuần khoá Bhagwan lại trong phòng và biến mất.
Trong khi đó thư kí của Bhagwan Hasya đã vội vã từ toà án nơi cô ấy vừa gửi số tiền, đi tới nhà giam để đón Bhagwan. Khi cô ấy và hai người nữa cố gắng đi vào từ cửa trước của nhà giam thì họ bị cảnh sát chặn lại. “Bà không thể đi vào trong đó được, thưa bà,” họ nói với cô ấy. “Tôi vào được chứ,” cô ấy trả lời, “tôi tới để đón Bhagwan Shree Rajneesh, ông ấy đã được thả.”
“Rất tiếc, nhưng không ai được phép vào, có bom gài ở đó.” Chỉ sau đó Hasya mới để ý đến tất cả mọi người đều đang đứng quanh bên ngoài - cô ấy cứ tưởng họ là các phóng viên.
“Nhưng Bhagwan đang ở trong đó!” cô ấy kêu lên. “Ông ấy sẽ ra lối cửa sau,” là câu trả lời. Cô ấy chạy quanh khu nhà ra đằng sau toà nhà lớn - chẳng có gì cả, chẳng có ai cả. Cô ấy chạy trở lại phía trước và hỏi người bình luận truyền hình điều gì đã xảy ra. Anh ta bảo cô rằng người ta nhận được những cú điện thoại của cảnh sát trước đó nói rằng bom đã được gài trong toà nhà và đặt cho nổ lúc 5:55 chiều. Cảnh sát lập tức cho sơ tán các tầng thấp và kíp dò bom đang lùng sục chất nổ. Viên phóng viên truyền hình xác nhận với Hasya rằng Bhagwan đã bị đưa vào trong toà nhà mà mọi người đã sơ tán hết, và như anh ta biết thì ông vẫn còn trong đó.
Thế là chắc chắn Bhagwan vẫn còn bị khoá một mình bên trong vùng tiếp tân ở tầng trệt. Sau khoảng nửa giờ người coi tù quay lại với phiếu mẫu biên nhận - chẳng có chữ kí của ‘sếp’ nào cả. Không một lời, anh ta đưa Bhagwan xuống cầu thang ra ga ra, nơi một chiếc xe cảnh sát đang đợi.
Trong lúc đó Hasya vẫn điên cuồng chạy quanh cố tìm xem điều gì xảy ra bên trong - với Bhagwan. Cuối cùng cô được mách cho rằng một chiếc ô tô đã tới từ ga ra tầng hầm. Cô chạy quanh lối vào - đúng lúc thấy Bhagwan xuất hiện từ phía dưới trong xe cảnh sát. Ông bị bỏ lại trên hè khi những người bạn khác lo lắng chạy tới. Vài phút sau lái xe của ông xuất hiện với chiếc xe Rolls Royce của ông. Chỉ mãi về sau, tại sân bay nơi máy bay của ông đang chuẩn bị đưa ông về Rajneeshpuram, Bhagwan mới được phóng viên truyền hình cho biết rằng người ta đã tìm thấy quả bom ở tầng trệt của nhà tù ngay sau khi ông tới đó.
Báo cáo chính thức của cảnh sát Oregon về vụ việc này (#85-11948) nêu những tuyên bố sau đây của hạ sĩ cảnh sát Dennis Branagan. “Khi tôi tới làm việc lúc 16:05 ngày 8/11/85, tôi được cho biết là có việc đe doạ tấn công bằng bom tại Trung tâm Tư pháp và người ta đã tìm thấy một thiết bị nổ khả nghi (đúng nguyên văn) trong một trong những tủ khoá của khách thăm ở vùng hành lang.
Tôi lập tức đối phó với vị trí đó và quan sát đám đông người ở phía trước toà nhà cũng như nhiều phóng viên từ các đài truyền hình. Phần thấp của Trung tâm tư pháp đã được sơ tán và các sĩ quan an toàn công cộng đã vây kín cửa vào và ra.
“Trong hành lang tôi gặp trung sĩ Taylor, viên trưởng Fessler và Skipper, trung sĩ Jim Davis, sĩ quan Maroni và các nhân viên PSA. Tôi được bảo cho biết rằng trong khi kiểm tra vùng này để tìm thiết bị nổ, người ta đã tìm thấy một túi thể thao trong ngăn tủ #19 trong vùng tủ khoá của khách thăm. (Chú thích của tác giả: vùng tủ khoá của khách thăm ở tầng trệt, ngay cạnh vùng tiếp tân nơi Bhagwan bị giam giữ). Hơn nữa cái túi này có một bo mạch máy tính thấy được trên đỉnh với dây dợ đi vào trong túi. Trong khi toán dò bom đang giám định cái túi thì tôi gọi điện về cảng Portland để xem liệu chó đánh hơi chất nổ của họ có đấy không, nhưng chúng không có đấy.
Vào lúc đó tôi lại được biết là BOEC (Sở liên lạc khẩn cấp) đã đặt bẫy bắt số điện thoại để phát hiện máy điện thoại của người gọi và số này sẽ cho lại địa chỉ. Đồng thời toán dò bom, sau khi đã giám định thiết bị, buộc một sợi dây vào nó và sau khi để mọi người ra hết đã kéo cái túi ra khỏi ngăn tủ khoá. Sau khi giám định cái túi này thì thấy có những thứ sau:
1. ba sổ ghi môn học mầu xanh lá cây
2. Một cuốn sách “Digital Circuits and Micro-computers”
của thư viện quận Mulnomah - xám và xanh bạc.
3. Quyển sách “Electronic Circuits and Devices,
Electronic Engineẻing Technology EET III” - mầu xám
4. Sổ ghi của “khu trườngIR” - đen và trắng
5. Lịch mùa đông 1986 của trường cao đẳng cộng đồng Portland
6. sách chủ đề “Norcom” ć giấy 101/2x8
7. A.C.E 218 bộ đánh giá tất cả mạch với dây, di ốt v.v..
8. Hộp nhựa đỏ với chóp đỉnh có chứa dây, điện trở v.v...
9. Túi thể thao xám xấp xỉ 8” x 18”
“Cái tên (đã bị xoá) xuất hiện nhiều lần trong sổ ghi và đã xác định là chủ thể này được sử dụng như người gác cổng cho Servomation và thực hiện công việc ban đêm tại trung tâm tư pháp, làm suốt đêm. Vùng tủ khác này là nơi các nhân công bên ngoài, cũng như những người khác, cất giữ an toàn tài sản của mình. Tiếp đó tôi đã nói chuyện với Marsha Sanford của truyền hình KOIN TV và thu được phát biểu của bà. Tôi cũng nói chuyện với BOEC và yêu cầu lấy băng ghi âm về việc đe doạ đánh bom cũng như gửi cho tôi bản sao của vụ việc này.
“Marsha Sanford kể lại rằng lúc 15:55 ngày 8/11/1985, bà ấy nhận được một cú điện thoại về bàn mình và người gọi nói rằng ‘Tôi có một tin cấp báo cho bà, sẽ có vụ đánh bom tại Trung tâm Tư pháp lúc 17:55 ở giữa tầng ba và tầng sáu.’ Theo bà Sanford thì chủ thể gọi lại tại trạm điện thoại lúc 17:20 và nói với phóng viên tên là Ken Body và nói điều gì đó về ảnh hưởng của việc, ‘nó sắp xảy ra trong vòng hai mươi phút nữa.’ Bà Sanford còn nói thêm rằng cú điện thoại đầu xuất hiện ngay sau lúc Kênh 6 đã loan tin sự kiện Bhagwan được phép bảo lãnh.”
Bản báo cáo này cũng nói rằng những cú điện thoại tương tự cũng nhận được tại Sở liên lạc khẩn cấp, “và nghe nói cả tại Văn phòng cảnh sát trưởng Portland.” Báo cáo còn mô tả chi tiết việc điều tra được tiến hành để theo dõi đe doạ đánh bom. Điện thoại gọi tới BOEC đã bị “đặt bẫy” để cho người điều tra dò được dấu vết địa chỉ căn hộ nào đó. Hai chủ nhân của căn hộ đã bị hạ sĩ điều tra giữ lại, thẩm vấn, và kiểm tra giọng nói xem có sánh với băng đã ghi lại cú điện thoại đe doạ. Hạ sĩ Branagan báo cáo rằng, “Tôi đã giải thích cho người bị buộc tội rằng bằng cách dùng việc phân tích sự nhấn âm lời nói chúng tôi cố gắng so sánh tiếng nói ông ta với tiếng nói người gọi đã ghi trên băng. Tôi bảo ông ta rằng việc so sánh tiếng nói cũng tương tự như việc so sánh vân tay. Rồi người bị buộc tội bảo tôi rằng tiếng nói ông ta thay đổi hàng ngày. Tôi bảo ông ấy rằng điều này không đúng và tôi vẫn yêu cầu rằng ông ấy cho phép tôi ghi băng tiếng nói ông ấy. Rồi ông ấy bảo với tôi rằng ông ấy sẽ đồng ý ghi băng, nhưng rồi ông ấy không thể đọc được. Kết quả là ông ta đã được ghi băng với việc tôi nói từng câu và ông ta lặp lại câu đó.”
Cả người bị buộc tội cũng chẳng có chứng cớ, và cả hai đều đưa ra câu chuyện về khách thăm căn hộ của họ, người đã thực hiện cú gọi điện thoại trong ngày đang xét. Trong một báo cáo tiếp theo Branagan nói rằng, “nhiều ngày sau vụ việc nguyên thuỷ, tôi đã nhận được một cú điện thoại từ một người (tình nghi), người này đã thông báo cho tôi rằng anh ta và người (đồng tình nghi) của anh ta đã gặp rắc rối với đường điện thoại. Rõ ràng một bên khác cũng đang trong cùng đường điện thoại và trong khi (người tình nghi) đang nói với người trợ giúp danh mục thì một giọng nói vang lên, “Mẹ kiếp anh, hôn con lừa tôi ấy.” Người thao tác viên bảo anh ta gọi điện thoại tới dịch vụ sửa điện thoại.” Branagan kể lại rằng việc điều tra chỉ ra có rắc rối trên đường điện thoại ngày hôm đó, “rõ ràng một cặp dây có thể là đường bị đấu chéo.” Anh ta cũng nói rằng “ai đó với việc sửa điện thoại có thể đã mắc vào đường này (không có cách nào chứng minh điều này).”
Báo cáo của Branagan kết thúc bất thình lình: “Vào ngày 30/01/86 tôi đã nhận được một cú điện thoại từ sĩ quan John Law tại sở nội vụ cảnh sát Portland, người cũng đang nói (về kẻ tình nghi). Tôi đã thảo luận trường hợp này với anh ta và anh ta bảo tôi rằng anh ta định lấy bản sao báo cáo của tôi. Ngày 05/02/86 tôi nói với M. Cooper của bộ phận an ninh PNB, người bây giờ giải quyết cho việc tình nghi này. Tôi bảo bà ấy rằng đến 7/02/86 tôi sẽ có bản sao cho bà ấy.”
Điều đó dường như đã là kết thúc cho vấn đề có liên quan tới báo cáo của cảnh sát. Nhưng một lần nữa, nhiều câu hỏi vẫn còn:
Tại sao Bhagwan lại bị đưa vào Trung tâm Tư vấn và bị bỏ lại một mình trong nơi đón tiếp và vùng khách ở tầng trệt khi toàn bộ tầng này đã đi sơ tán hết vì việc đe doạ đánh bom và việc tìm thấy “thiết bị đáng ngờ”? (Ông có thể bị giam giữ ở ngay toà án trong khi số tiền đang được gửi tới.)
Liệu đấy có phải chỉ là sự trùng hợp rằng việc đe doạ đánh bom được thực hiện ngay sau khi có công bố rằng Bhagwan sắp được thả do bảo lãnh không?
Liệu đây có phải là một biện pháp gây hoảng sợ vì Bhagwan được bảo lãnh bất ngờ không? Một biện pháp mà rồi đã bị thất bại khi tiền bảo lãnh cho Bhagwan nhanh chóng được gửi tới thế? Quả bom giả thiết sẽ nổ vào 5:55 chiều. Toà án thông thường nghỉ lúc 5:30, điều này nghĩa là Bhagwan sẽ quay về vùng tiếp đón đã được sơ tán hết vào khoảng thời gian đó. Liệu kế hoạch này bị bỏ đi có phải vì toà án đã kết thúc sớm hơn một giờ rưỡi, và tiền bảo lãnh Bhagwan đã được gửi quá mau lẹ, trước 5:55 chiều ?
Tại sao người coi tù của Bhagwan lại bỏ ông một mình trong nửa giờ lấy cớ là đi lấy chữ kí của sếp về giấy biên nhận của Bhagwan về tài sản cá nhân? (Không có yêu cầu bất kì chữ kí nào trên giấy biên nhận đó, ngoài chữ kí của bản thân tù nhân). Liệu người coi tù có kiểm tra xem phải làm gì bởi vì Bhagwan đã trở lại nhà giam trước lịch biểu?
Nếu có một kế hoạch để cho nổ bom trong vùng tiếp đón trong khi Bhagwan vẫn còn đang ngồi đó một mình thì kế hoạch này sẽ đòi hỏi phải tạo ra một cú điện thoại “doạ đánh bom” để khởi động việc sơ tán cho toà nhà, cho nên những người khác sẽ không bị hại. Những cú điện thoại như thế đã được tiến hành, nhưng chúng đã bị bẫy vào hệ thống điện thoại BOEC, mà điều này cho phép hạ sĩ lần ra dấu vết nơi gọi ở một máy điện thoại nào đó. Tại sao chỉ vài ngày sau đó anh ta mới hiểu và thẩm vấn ‘kẻ tình nghi’, người sống tại địa chỉ đó, hạ sĩ đã nhận được một cú điện thoại từ họ với một câu chuyện mang nhãn mới rằng điện thoại của họ đã bị mắc chéo đường vào ngày đặc biệt đó? Câu chuyện này dường như để thoát ra, và hạ sĩ chú ý rằng cũng có thể một ai đó măc vào đường
điện thoại vào ngày đó và dùng nó. Liệu người tình nghi ban đầu có phải là nhân viên chính phủ không, người đã được giải cứu bởi câu chuyện “đường dây mắc chéo”, hay người gọi là một thao tác viên đã được huấn luyện, biết măc vào một đường đặc biệt?
Viên sĩ quan của Sở nội vụ cảnh sát Portland làm gì khi nói tới ‘kẻ tình nghi’, và yêu cầu bản sao báo cáo của điều tả viên?
Tại sao hạ sĩ Branagan lại bỏ đi vấn đề này ngay sau khi anh ta đã làm kế hoạch so sánh tiếng nói của kẻ tình nghi với băng ghi lời đe doạ đánh bom?
Tại sao một sĩ quan của an ninh PNB lại kế tục vấn đề và khi đã xác quyết được từ bản ghi lại chôn vùi nó?
Liệu toàn bộ việc đe doạ đánh bom có phải do chính phủ tạo ra để có được một tác động nào đó với luật sư của Bhagwan không?
Với việc Bhagwan được ra nhờ bảo lãnh các luật sư của chính phủ đã mất vị thế mặc cả của mình. Rõ ràng rằng họ không muốn ra toà án - Luật sư Mĩ Charler Turner sau này thừa nhận họ đã hoàn toàn không có bằng cớ nào chống lại Bhagwan (Họp báo 22/07/1986). Nhưng họ cần một cái gì đó để doạ luật sư và các cố vấn của Bhagwan trong khi thoả thuận xử lí điều có thể giữ thể diện cho chính phủ. Bất kì mối đe doạ nào về con người thể xác của ông cũng đều được.
Và quả người ta làm thế. Luật sư của Bhagwan, Swami Prem Niren sau này nói, “Chung cuộc việc chính phủ Mĩ buộc tội Bhagwan, sự sẵn sàng của chính phủ trong hành hung Bhagwan về thể xác qua việc bắt giữ, việc giam giữ ông không cần thiết và nghiệt ngã, đe doạ xử án kéo dài và thẩm vấn lâu, và cách đối xử nhẫn tâm với Bhagwan trong vụ doạ đánh bom tại nhà giam Portland, đã làm cho chúng ta thấy rõ rằng chính phủ Mĩ sẽ không dừng lại chừng nào nó còn chưa phá huỷ được |
Bhagwan về thể chất bằng cách lạm dụng cái gọi là hệ thống tư pháp vốn hỗ trợ bảo vệ cho người vô tội. Khi điều này trở nên rõ ràng, chúng tôi đã thúc giục Bhagwan đồng ý với cách xử lí của chính phủ và rời khỏi Mĩ để tránh bị săn lùng đến chết theo đúng nghĩa.” Nước Mĩ với Bhagwan Shree Rajneesh: một khuôn cảnh bạo chúa Công giáo, The Rebel Publishing House, 1988.

Ads Belove Post