Chương 6. Những giọt chất độc (thallium)

Chương 6. Những giọt chất độc (thallium)

Price:

Read more

Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton



Chương 6. Những giọt chất độc (thallium)

Khi Bhagwan trở về tới Rajneeshpuram đêm đó (8/11) ông đã được bác sĩ riêng điều trị chứng nôn mửa kịch liệt, chóng mặt, đau đầu, yếu toàn bộ, không ngủ được và đau vai, tay và lưng. Ông cũng có vấn đề với thị lực. Bác sĩ, George Meredith, M.D., M.B., B.S., M.R.C.P., đã chăm sóc Bhagwan trong chín năm. Theo ông, cho đến thời kì đó Bhagwan chưa bao giờ bị quá một lần cơn hen (ông bị hen dị ứng), vấn đề đau lưng kinh niên phát triển vào cuối những năm 1980, bệnh đái đường và một tình tiết về “nước vào tai” ông bị khi bơi trong bể bơi tại Rajneeshpuram.
Mặc dầu Bhagwan chẳng làm gì để duy trì sức khoẻ thể chất của mình, (từ 1974 ông đã không đi ra ngoài phòng ngoại trừ đi nói hai lần mỗi ngày hay đi lái xe hàng ngày), ông vẫn có một thân thể cường tráng và mạnh khoẻ. Tại trường học và đại học, và sau này như một giáo sư triết học, ông vẫn đều đặn bơi những khoảng xa, đi bộ và chạy lâu. Những bức ảnh bán thân cởi trần cuối cùng của ông, năm 1981, vẫn chỉ ra một thân thể mạnh mẽ, lực lưỡng.
Trong ba mươi năm, từ khi ông lần đầu tiên bắt đầu nói, ông đã xuất hiện trước công chúng hàng ngày, gần như không ngắt quãng vì ốm đau ngoại trừ những trường hợp đã nói trên. Từ 1974 khi lần đầu tiên ông định cư ở Poona, cho tới khi ông đi sang Mĩ năm 1981, Bhagwan đã nói hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai tiếng - một kì tích về thể chất. Như bác sĩ Meredith viết:
“Trong những ngày này, Bhagwan là một người trông hoà nhã trong độ tuổi bốn nhăm, với dáng đi ung dung vững chắc, chuyển động cột sống nhẹ nhàng khi quay mình hay uốn lượn, làn da trẻ trung thanh tú và vẻ mặt không nhăn nheo. Trước khi bị bắt, Bhagwan đã hoàn toàn kiểm soát được bệnh hen và bệnh đái đường, không bệnh nào gây cho ông sự ốm yếu sức khoẻ. Trong toàn bộ bẩy năm ở Poona, Bhagwan hiếm khi bỏ một ngày trong việc nói chuyện vào buổi sáng và buổi tối.” (Jesus Crucified Again in America, The Rebel Publishing House, 1988.)
Trong ba năm rưỡi đầu ở Mĩ, Bhagwan vẫn còn trong im lặng và dừng việc nói hàng ngày. Nhưng ông vẫn tiếp tục xuất hiện hàng ngày trong hai giờ lái xe trong khi hàng nghìn đệ tử chào mừng đứng dọc đường. Và trong bốn buổi lễ hội hàng năm từ 1981 tới 1985 ông ngồi trước mười đến hai mươi nghìn đệ tử với tay giơ cao trong không trung suốt gần một giờ mỗi lần - một bài tập đòi hỏi cố gắng không thể tin được. Trong năm 1985 khi ông bắt đầu nói lại ông cũng bắt đầu nhẩy múa với các đệ tử, đánh nhịp tay trong không khí trong hai mươi phút hay hơn mà không dừng.
Cho tới tận tháng 10/1985 vậy ông là một người mạnh khoẻ. Khi ông bị bắt ông nặng 150 pound (quãng 75 kg). Sau khi được thả mười hai ngày sau đó trọng lượng ông còn 140 pound và ông phải chịu đựng mọi triệu chứng như đã nêu trên. Việc yếu sức khoẻ của ông sau khi được thả khỏi nhà giam không phải là điều bất ngờ. Vì bệnh hen dị ứng nên Bhagwan đã sống nhiều năm trong môi trường được kiểm soát cẩn thận không có bụi và khói thuốc lá. Ông cũng đã sống nhiều năm trong im lặng và cô lập - chỉ đi ra khỏi phòng để nói chuyện. Thức ăn của ông cũng được điều chỉnh cẩn thận để giữ cho bệnh đái đường trong phạm vi kiểm soát. Cho nên cú mười hai ngày trong nhà giam đầy khói, hôi hám, bẩn thỉu, ăn những thức ăn lạ và là chủ đề bị truyền hình quấy rầy liên tục cùng âm nhạc ầm ĩ, việc hành hạ đeo xích tay, được xem như có tác động xấu mạnh. Cho nên bác sĩ của ông đã trị liệu tất cả các triệu chứng mà không nghĩ chúng kì lạ quá mức.
Vào ngày 14/11/1985, một tuần sau khi được thả, Bhagwan quay lại toà án Portland và được lệnh của đoàn bồi thẩm phải rời khỏi nước Mĩ ngay lập túc và không được phép quay lại trong ít nhất năm năm. Ông cũng được lệnh phải trả tiền phạt 400 000 $. Đây là kết quả của ‘việc xử lí’ giữa luật sư Mĩ và luật sư của Bhagwan. Luật sư của chính phủ đã tiếp cận với luật sư của Bhagwan để đưa ra cách xử trí. Điều này là kì lạ nếu xét theo nhiều rắc rối mà chính phủ đã đi tới bắt giữ Bhagwan trong tay mình.
Tại sao phải mất bốn ngày trong toà án ở Charlotte để tranh biện rằng Bhagwan không nên được thả ra theo bảo lãnh vì ông có thể chạy trốn khỏi nước này, chỉ để thương lượng hai tuần sau đó để ông ra đi khỏi nước này với số tiền phạt còn ít hơn một nửa số tiền bảo lãnh mà luật sư của Bhagwan đã đưa ra ở Charlotte?
Tại sao phải lôi Bhagwan trong xiềng xích đi ngang qua cả nước với chi phí rất tốn kém cho chính phủ, chỉ để gợi ý cho luật sư của ông về việc kết án không giam cầm?
Tại sao phải bắt ông ngay từ đầu rồi bầy trò khôi hài ba phiên toà, nếu như mục tiêu của chính phủ chủ yếu là tống khứ ông ra khỏi đất nước? (Cái cớ của chính phủ cho việc bắt giữ là, như chính phủ tuyên bố, chấm dứt việc Bhagwan cố gắng rời khỏi nước Mĩ).
Câu trả lời có thể tìm được trong một số sự kiện mà tờ báo The Oregonian đã nói rằng, “Phụ trách Sở di trú và nhập tịch Mĩ đã đưa ra một bản ghi nhớ mật ngày 23/10 chỉ thị cho nhân viên của mình không được bắt giữ Bhagwan Shree Rajneesh sau khi cơ quan này đã tốn bốn năm chuẩn bị bản cáo trạng chống lại ông. Trưởng ban di trú Alan C. Nelson gửi công điện bản ghi nhớ này cho luật sư Mĩ Charles H. Turner ở Portland vào cùng ngày mà quan toà đã kí bản cáo trạng bí mật về vị thầy và bẩy đệ tử của ông... Bởi những lí do còn chưa được giải thích đầy đủ, Nelson vào ngày đưa ra bản cáo trạng đã gửi cho
Turner một công bố chính sách bẩy điểm ngăn cản cơ quan ông ta không đáp ứng lệnh bắt của riêng cơ quan đó. Đó là một trong nhiều điểm ngoặt kì lạ trong trường hợp này, điều được đánh dấu bởi những cuộc đấu tranh nội bộ nghiêm trọng trong các cơ quan điều tra liên bang và giữa các cơ quan bang và liên bang. Turner nói ông ta không thể bình luận về thông báo không bắt giữ của Nelson được. Nhưng những nguồn tạo tin luật pháp lại nói cơ quan liên bang không để ý tới việc từ chối việc bắt giữ trong trường hợp của riêng mình.
Tờ The Oregonian tiếp tục tường trình, “Một bên của việc điều tra nói bản ghi nhớ của Nelson đặt Charlie Turner vào tình thế rất khó khăn. Các nguồn tin nói rằng cuộc khủng hoảng do Nelson tạo ra với chính sách không bắt giữ đã được khuếch đại lên bởi việc nhấn mạnh đã nảy ra trong việc điều tra - nhất là sự từ chối trước đây của FBI để bắt giữ nhân danh cơ quan di trú.”
Cuối cùng, tờ The Oregonian tường thuật, cơ quan thúc đẩy việc bắt Bhagwan (dưới sức ép của Bộ tư pháp Mĩ) là Thuế quan, một nhánh của Kho bạc. Không lời buộc tội nào đã được Kho bạc đưa ra để chống lại Bhagwan, và quả thực chưa bao giờ có, vào bất kì lúc nào, bất kì gợi ý nào như vậy cả.
Tại sao Sở di trú lại từ chối bắt Bhagwan Shree Rajneesh theo bản cáo trạng di trú được đoàn bồi thẩm trao tay? Có lẽ bởi vì trưởng cơ quan đó, hơn bất kì người nào khác, biết rằng không có giá trị nào đối với lời buộc tội trong bản cáo trạng, và rằng chính phủ sẽ bị coi như ngu đần nếu cứ cố biện minh cho những lời đó ở toà án.
Nhưng đồng thời Bhagwan cũng đã bị bắt – không phải bởi Sở di trú, mà bởi một cơ quan liên bang vốn không có sự buộc tội hay phàn nàn nào về ông cả. Không một lời giải thích nào về việc vào cuộc bất thình lình của sở Thuế quan trong trường hợp này, mà vốn chỉ do chính phủ trao nhiệm vụ. Việc hiển nhiên miễn cưỡng phải đến toà án về phía buộc tội di trú, các luật sư của chính phủ đã tiếp cận với luật sư của Bhagwan và đưa ra sự thoả thuận.
Bhagwan, khi ông nghe nói về điều đó, muốn từ chối việc thoả thuận và tranh đấu với chính phủ ở toà án nơi ông biết những lời buộc tội không thể lừa dối được. Nhưng luật sư và cố vấn của ông, được báo động về những thiệt hại gây cho thân thể ông sau mười hai ngày trong tay chính phủ, và bị các luật sư chính phủ đe doạ với những ngày thẩm vấn trong gian giữ, đã hối thúc Bhagwan đồng ý với sự thoả thuận này. Vụ đánh bom tại nhà giam Portland, họ biện luận, chỉ mình nó cũng đủ chỉ ra rằng tính mạng của Bhagwan đang bị nguy hiểm nếu ông cứ tiếp tục với trường hợp đó.
Bhagwan miễn cưỡng đồng ý đệ trình ‘lời yêu cầu Alford’ trong đó ông đồng ý nhận bản án vì hai lời buộc tội, trong khi đồng thời vẫn duy trì tính vô tội của mình. Ông bị phạt tối đa - khoản tiền phạt 400 000$ và bản án tù treo 10 năm - trước đây chưa hề có cho một người phạm tội lần đầu tiên và cho những lời buộc tội như vậy, và lập tức phải thi hành lệnh của toà án rời khỏi nước Mĩ. Trong năm sau Bhagwan đã du hành vòng quanh thế giới, tới Ấn Độ (nơi tất cả các đệ tử phương tây gần gũi nhất của ông đều bị trục xuất), tới Kathmandu (nơi đã từ chối kéo dài thị thực cho đệ tử của ông), tới Crete (nơi ông đã bị bắt sau hai tuần và bị trục xuất ‘vì lí do an ninh quốc gia’), tới Thuỵ sĩ, Thuỵ điển và Anh quốc (tất cả các nước này đều từ chối cho ông vào ‘vì lí do an ninh quốc gia’ và ‘vì để tốt cho công chúng), tới Iceland (nơi yêu cầu ông rời đi sớm nhất có thể được), tới Tây ban nha (không cho vào), tới Uruguay (nơi từ chối kéo dài thị thực cho ông sau ba tháng), tới Jamaica (nơi ra lệnh cho ông phải rời đi cùng ngày ông tới), tới Bồ đào nha (nơi ông bị cảnh sát địa phương quấy nhiễu), rồi cuối cùng trở về Ấn Độ. (Về toàn bộ câu chuyện đi vòng quanh thế giới của Bhagwan xin xem Bhagwan Shree Rajneesh : Con người nguy hiểm nhất từ thời Jesus Christ, The Rebel Publishing House, 1987.)
Trong suốt toàn bộ những cuộc du hành này Bhagwan thường xuyên chịu đựng những triệu chứng thể chất. Tại Ấn Độ, ngay sau khi ông về từ Mĩ, mắt trái ông bắt đầu có cơn co giật không kiểm soát được. Việc co giật này tiếp diễn rồi ngưng trong mười hai tháng sau, và nó còn được ghi lại rõ ràng trên một số băng video bài nói của ông trong thời kì ấy. Đồng thời thị lực của Bhagwan bắt đầu suy giảm nghiêm trọng. Đã có thời là một độc giả khát khao đọc sách (ông quen đọc nhanh xấp xỉ mười bốn cuốn sách một ngày ở Poona) ông thấy sau khi được thả khỏi trại giam việc đọc sách làm cho ông chóng mặt và buồn nôn, và gây ra chớp loé ánh sáng xuất hiện trước mắt ông. Thị lực của ông cứ yếu dần qua năm tháng, sự xuất hiện thông thường với bệnh đái đường và tuổi già, cho nên trước năm 1985 ông đã đeo kính để đọc. Nhưng ông đôi khi vẫn đọc - đó là một trong những điều ông yêu thích nhất. Tuy nhiên từ khi bị giam ông không còn có thể đọc được lấy một cuốn sách.
Vào lúc ông tới Iceland (3/1986) ông cũng đã có vấn đề về sự thăng bằng. Đặc biệt ông đã cảm thấy rằng việc điều khiển của ông đối với chân không còn tốt nữa. Và ông đã bị khó chịu với cảm giác ‘tê tê’ trong cánh tay, bàn tay và chân. Nhưng vấn đề lớn nhất là đau xương dai dẳng ở vai và cánh tay. Điều này trở nên tồi tệ đến mức vào tháng 4/1987, Bhagwan đã phải dừng ‘đánh nhịp’ với các đệ tử khi tới và đi ra khỏi bài nói của ông. Việc đánh nhịp của ông - tay giơ lên giơ xuống trong không trung theo nhạc - đã từng là việc đùa giỡn giữa thầy và đệ tử, đã phải bỏ đi rất nhiều.
Trong thời kì này, (sau khi bị giam), lần đầu tiên các bài nói đều đặn hàng ngày của Bhagwan bắt đầu bị cắt bỏ ngày càng nhiều hơn vì sức khoẻ yếu. Bác sĩ riêng của ông, người đã du hành cùng ông cho rằng những triệu chứng và bệnh tật đó là kết quả của việc Bhagwan bị đối xử tồi tệ trong những tuần trước khi ông rời khỏi Mĩ, và sự căng thẳng của việc du hành không quen thuộc (mặc dầu du hành trên máy bay riêng và ở trong khách sạn hạng nhất.)
Khi những triệu chứng này cứ dai dẳng mãi sau khi Bhagwan đã định cư ở Bombay vào tháng 8/1986, gây cho ông phải cắt bỏ việc thuyết giảng sáu lần với toàn bộ ba mươi mốt ngày trong số 136 ngày, thì bác sĩ của ông mới quyết định ông phải di chuyển. Vào đầu tháng giêng 1987 ông chuyển tới nơi khí hậu tương đối trong lành hơn ở Poona. Tuy nhiên, ngay cả ở Poona, nơi hàng nghìn sannyasin bắt đầu đổ về để nghe ông thì việc thuyết giảng vẫn cứ bị cắt bỏ mười lần giữa tháng giêng và tháng mười 1987 trong tổng cộng chín mươi mốt ngày vì sức khoẻ yếu.
Ngày 15/09/1987, Bhagwan lại phát triển chứng nhiễm trùng tai. Một chuyên gia ENT, bác sĩ Mohan Jog MD, F.R.C.S, D.L.O., D.O.R.L, đã chẩn đoán bệnh đó là ‘lành tính’, chữa nó và nói bệnh sẽ khỏi trong bẩy ngày. Tiến trình chữa trị mất bốn mươi bẩy ngày, và theo bác sĩ Meredith, Bhagwan gần như chết trong tiến trình này.
Được báo động, bác sĩ Meredith hội chẩn với một số các bác sĩ khác. Nhìn vào hồ sơ thuốc dùng cho Bhagwan họ hiểu họ đang phải xử trí với nhiều điều hơn chỉ là một thân thể đã bị hành hạ trong tay nhà cầm quyền Mĩ. Cho dù cho chuyến đi vòng quanh thế giới có làm trầm trọng thêm các vấn đề, thì việc nghỉ lại ở Bombay và Poona đáng phải đủ cho Bhagwan phục hồi lại sức khoẻ. Nhưng mọi thứ vẫn cứ tồi tệ đi. Và bây giờ hiển nhiên là ông mất sức đề kháng với việc nhiễm trùng.
Bác sĩ John Wally M.D. đã gửi tới London một số mẫu máu, tóc và nước tiểu của Bhagwan cùng ảnh chụp tia x các khớp vai và tay vẫn gây ra khó chịu. Tại đó ông hội chẩn với bác sĩ Paul Clark, M.R.C.P., một bác sĩ điều trị cố vấn, người làm việc cùng với phòng thí nghiệm JSPS trên phố Harley Street - phòng thí nghiệm lâm sàng tư nhân tốt nhất ở Anh quốc. Bác sĩ Clark đã tiến hành hàng loạt các phép thử chiếu cao cấp về mọi hệ thống cơ quan nội tạng chính của thân thể - huyết học, hoá sinh huyết thanh, huyết thanh học và vi sinh vật.
Khi nghe nói đến các triệu chứng này, ban đầu ông tiến hành các phép thử phức tạp để loại trừ mọi bệnh tật có thể có mà có thể tạo ra bức tranh lâm sàng như Bhagwan hiện tại - kể cả những bệnh nhiễm khuẩn hiếm và AIDS (phép thử thường lệ). Tất cả những phép thử này đều cho kết quả âm tính, kể cả những nghiên cứu huyết học đầy đủ, tiểu sử sinh hoá, nghiên cứu tuyến giáp, tự kháng thể, nhân tố thấp khớp, nghiên cứu vi sinh học nước tiểu, nghiên cứu huyết thanh học. Các bác sĩ Wally và Clark còn tư vấn cả các chuyên gia phóng xạ hàng đầu ở London, Colin Mackintosh FRCS (Ed), FRCR người xem xét ảnh tia x cột sống cổ và vai của Bhagwan về những khớp liên quan hay những thay đổi xương mà có thể giúp thêm cho việc chẩn đoán, như bệnh thấp khớp, xem như nguyên nhân gây ra đau tay. Bác sĩ Mackintosh loại trừ tất cả các khả năng thông thường. Khi nói về việc đau xương và những triệu chứng bệnh tật tàn phá của Bhagwan, bác sĩ Mackintosh gợi ý chỉ có ba nguyên nhân có thể - ung thư, tia phóng xạ hay... đầu độc bằng thallium. Triệu chứng rụng tóc làm loại trừ ung thư. “Việc xuất hiện rụng tóc có thể là một chẩn đoán hoàn toàn chắc chắn về đầu độc bằng thallium,” bác sĩ Mackintosh nói. “Những nguyên nhân khác duy nhất làm được việc này là thuốc chống bạch cầu, và phóng xạ.” Bác sĩ Clark tiếp đó lại tiến hành chiếu kim loại nặng trên các mẫu nước tiểu và tóc của Bhagwan để tìm sự hiện diện của sự tập trung bất thường của các kim loại nặng như chì, thạch tín, cadmium và thuỷ ngân. Ông cũng chiếu về chất thallium, một kim loại hay được dùng trong đánh bả chuột và là thuốc giết người phổ biến nhất trên thế giới.
Thallium là phổ biến bởi vì nó không mùi và không vị, nó có thể hoà tan được trong nước, và thường có sẵn. Nó cũng phổ biến vì nó rời khỏi cơ thể mà không để lại dấu vết gì sau sáu đến chín tháng (nó có nửa thời gian tồn tại trong ba tháng). Mặc dầu một liều lớn có thể gây chết người, người ta cũng có thể điều chế thallium trong nhiều liều nhỏ không gây chết người nhưng có tác dụng phá huỷ con người dần dần bằng việc làm suy nhược hệ thần kinh. Một dấu hiệu cổ điển của việc điều trị về sau là việc thiếu dai dẳng sức đề kháng với vi khuẩn của nạn nhân.
Nhưng không may là phép thử thallium chỉ nêu ra được sự hiện diện của nó về số lượng nhiều hơn một micro gam trên một lít chất lỏng. Cho nên phép thử trong trường hợp của Bhagwan, được thực hiện hai năm sau khi triệu chứng của ông bắt đầu và do đó rất lâu sau khi chất độc đã rời khỏi thân thể ông, không thể nào đưa ra được bằng chứng khẳng định. Nhưng tài liệu y học còn rõ ràng. Các chỉ dẫn chẩn đoán về đầu độc bằng thallium là:
 rụng tóc (* 1, 2, 3, 4)
 đau xương cực kì, tê dại (* 2, 3, 4)
 tê liệt hay co cứng cơ mặt (co giật quanh mắt) (* 2, 3)
 lác hay “loạn xạ” chuyển động mắt (* 3)
 yếu cơ mắt (* 2, 3)
 phá huỷ thần kinh mắt với việc suy yếu thị lực (* 3, 4)
 rối loạn điều phối vận động (dáng đi run rẩy) (* 3)
 yếu cơ kéo dài (* 3, 4)
 mất đề kháng dai dẳng với bệnh nhiễm khuẩn nhỏ (* 3)
Bhagwan đã phải chịu tất cả những triệu chứng này. Nhưng điều được kết luận, theo các chuyên gia, là đau xương và rụng tóc - tất cả các sách y học đều chỉ tới những triệu chứng này như những triệu chứng hoàn toàn đặc trưng cho đầu độc bằng thallium.
Nhưng ai đã đầu độc ông? Và ở đâu, khi nào và tại sao việc đầu độc đã xảy ra?
Khi nào thì rõ ràng hơn một năm trước đấy, nếu không thì dấu vết kim loại sẽ được lộ ra trong phép thử chiếu trong phòng thí nghiệm. Việc xem xét lại các hồ sơ bệnh án của Bhagwan và câu chuyện về các triệu chứng rõ ràng chỉ ra một sự suy thoái bất thần và thảm kịch trong sức khoẻ của ông từ thời kì bị giam giữ vào đầu tháng 11/1985. Các triệu chứng này lộ ra ngay lập tức sau đó và trong suốt hai năm sau tất cả đều là triệu chứng của việc đầu độc bằng thallium. Không một trong những triệu chứng này có trước tháng 11 năm 1985.
Nơi nào thì chỉ có thể là một sự phỏng đoán. Nhưng nhìn lại các sự kiện của thời kì đó thì rõ ràng rằng một cái gì đó rất kì lạ đã xảy ra cho Bhagwan ở Oklahoma. Việc mất toàn bộ một ngày khỏi trí nhớ ông, cái đêm “ngủ say nhất mà tôi đã từng có,” điều bí ẩn không thể nào giải thích nổi bao quanh việc giam giữ ông kéo dài trong thành phố đó, và việc lưu trú ẩn tích đêm đầu tiên trong nhà giam quận thay vì trại ở cải tạo liên bang, tất cả đều chỉ ngăn tay nghi ngờ về Oklahoma. Và có lẽ không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà Oklahoma là thành phố nơi Karen Silkwood đã bị đuổi bắt trên đường phố và bị giết, việc được coi là do FBI chủ mưu năm 1974.
Nhìn vào khi nào, vốn là điều hiển nhiên, và nơi nào vốn được chỉ ra bởi những bằng cớ theo hoàn cảnh rất thuyết phục thì ai chỉ có thể là nhân viên của chính phủ Mĩ. Đó là cảnh sát của chính phủ Mĩ người chịu trách nhiệm duy nhất, và khống chế Bhagwan trong toàn bộ mười hai ngày giam giữ ông. Đó chính là Bộ tư pháp Mĩ nơi ép buộc việc bắt giữ Bhagwan bởi một cơ quan Mĩ, (Thuế quan - vốn chẳng có liên quan gì với vấn đề cả), sau khi Sở di trú từ chối bắt giữ ông theo lời buộc tội vi phạm luật di trú. Đó là chính phủ Mĩ người đã tranh đấu mạnh mẽ và kì lạ đến thế, đi ngược lại tất cả các thủ tục thông thường, để giữ Bhagwan trong giam cầm sau khi bắt ông.
Và cũng chính phủ Mĩ cũng là người đã kéo dài việc vận chuyển ông trở về Oregon bằng cách từ chối dùng máy bay tư nhân, và bằng cách “lập lại lịch biểu” các chuyến bay chở tù từ Oklahoma ngay sau khi Bhagwan tới đó. Tại sao thì có chút ít khó khăn hơn để chỉ ra, nhưng gần như chắc chắn nó bắt nguồn từ sự cuồng tín của những người Công giáo chính thống đang nắm quyền, và nỗi sợ của họ về sự phổ biến đang tăng và giới truyền thông quan tâm tới Bhagwan, một ‘kẻ chống Christ’ bị nhận diện, người đã phơi bầy điều mị dân và lố bịch của những niềm tin của người Công giáo trên truyền hình Mĩ vào những giờ cao điểm.
Biện pháp này không phải là không có tiền lệ trước. Một tác giả chuyên nói thẳng chống lại các thể chế và hay gây tranh luận, Wilhem Reich, (Hãy lắng nghe hỡi con người nhỏ bé), đã bị chính phủ Mĩ sách nhiễu trong nhiều năm như chủ thể cho chín cuộc điều tra khác nhau. Khi Reich từ chối bị buộc phải làm chứng như người bị kiện thì ông đã bị phạt hai năm tù vì không tuân lệnh toà án. Ông chết trong tù vào độ tuổi sáu mươi (già hơn Bhagwan bẩy tuổi vào lúc ông chịu hình phạt), người ta cho là bị đau tim, và tất cả giấy tờ và bài viết của ông đều biến mất trong phòng giam của ông.
Sự ngược đãi của chính phủ đối với Bhagwan đã không trôi qua mà không bị để ý đến, ngay cả khả năng ông sẽ bị giết. Hơn hai năm trước khi có bất kì hoài nghi nảy sinh rằng Bhagwan đã bị đầu độc, nhà báo Oregon Dell Murphy đã viết, “Chẳng có gì dừng họ (chính phủ Mĩ) được chừng nào cộng đồng (Rajneeshpuram) còn chưa bị tiêu huỷ. Phần lớn trong họ đều muốn phá huỷ Bhagwan, con người phi Christ, phi Do thái, không phải là chủ trại, người vẫn cưỡi xe Rolls Royce đi quanh và ăn mặc những bộ quần áo khôi hài. Họ muốn thấy ông chết.
Và họ có thể thành công nếu đệ tử của ông không hành động đúng lúc để cứu ông.” (The Rajneesh Story, Linwood Press, 1986).

Ads Belove Post