Read more
Osho - Hiểu biết là chìa khóa
Níu bám là khổ
Níu
bám là xấu, níu bám là bạo hành. Bạn càng níu bám lấy cuộc sống, bạn sẽ càng trở
nên không có khả năng sống.
Chẳng
hạn: bạn yêu người đàn bà, bạn níu bám lấy cô ấy. Bạn càng níu bám, bạn sẽ càng
buộc người đàn bà thoát khỏi bạn vì níu bám của bạn sẽ trở thành gánh nặng lên
cô ấy. Bạn càng cố sở hữu cô ấy, cô ấy sẽ càng nghĩ về cách được tự do, cách
thoát khỏi bạn. Và tôi bảo bạn, cuộc sống là đàn bà; đừng níu bám nó. Nó đi
theo những người không níu bám nó. Nó tới trong thừa thãi với những người không
níu bám nó. Nếu bạn níu bám, chính việc níu bám làm cuộc sống lảng tránh, tính
ăn xin của bạn làm cuộc sống lảng tránh.
Là
hoàng đế đi, là quốc trưởng đi. Sống cuộc sống nhưng không níu bám lấy nó,
không níu bám lấy bất kì cái gì. Níu bám làm cho bạn thành xấu xí và bạo hành.
Níu bám làm cho bạn thành kẻ ăn xin và cuộc sống là dành cho những người là
hoàng đế, không dành cho những người là kẻ ăn xin. Nếu bạn ăn xin bạn sẽ không
được gì cả.
Cuộc
sống cho nhiều cho những người không bao giờ ăn xin. Cuộc sống trở thành phúc lạc
thường xuyên cho những người vẫn còn không níu bám lấy nó. Sống nó, tận hưởng
nó, mở hội nó, nhưng không keo kiệt, không níu bám nó. Níu bám này vào cuộc sống
cho bạn sợ chết bởi vì bạn càng níu bám, bạn càng thấy rằng cuộc sống không có
đó - nó đang đi, nó đang đi, nó đang đi. Thế thì sợ chết nảy sinh.
Không,
sợ chết không thực sự là sợ chết, vì làm sao bạn có thể sợ cái gì đó mà được
không biết, cái không được biết tới chút nào? Làm sao bạn có thể sợ cái gì đó
mà tuyệt đối không được biết với bạn? Sợ chết không thực là sợ chết đâu. Sợ chết
thực sự là níu bám lấy sống. Cuộc sống dường như là dây chuyền vô tận khổ sở. Từ
sinh tới tử người ta chịu khổ và khổ; dầu vậy người ta vẫn muốn sống. Người ta tiếp
tục níu bám lấy cuộc sống.
Nhưng
không ai muốn chết. Ngay cả những người tự tử, tự tử trong hi vọng rằng bằng tự
tử họ sẽ thu được cuộc sống tốt hơn, nhưng níu bám lấy cuộc sống vẫn còn lại.
Ngay cả với cái chết, họ cũng đang hi vọng.
Thực
ra, bạn níu bám vào sống nếu bạn khổ. Bạn càng khổ, bạn càng níu bám. Người hạnh
phúc không níu bám vào sống. Điều này sẽ có vẻ ngược đời ở bề mặt bên ngoài,
nhưng nếu bạn xuyên thấu sâu sắc, bạn sẽ hiểu vấn đề là gì. Những người khổ bao
giờ cũng hi vọng, lạc quan. Họ bao giờ cũng hi vọng rằng cái gì đó sắp xảy ra
ngày mai.
Những
người đã sống trong khổ sâu sắc và địa ngục đều đã tạo ra cõi trời, ý tưởng,
thiên đường. Nó bao giờ cũng là ngày mai; nó không bao giờ tới. Nó bao giờ cũng
ở đó, treo như con mồi ngay trước bạn ở đâu đó trong tương lai.
Nó là
thủ đoạn của tâm trí: cõi trời - thủ đoạn lớn nhất của tâm trí. Tâm trí đang
nói, 'Đừng lo nghĩ về hôm nay, ngày mai là thiên đường. Chỉ bằng cách nào đó
qua được hôm nay thôi. Nó không là gì khi so sánh với hạnh phúc đang chờ đợi
mình ngày mai!' Và ngày mai dường như gần thế. Tất nhiên nó không bao giờ tới,
nó không thể tới được. Ngày mai là thứ không tồn tại. Bất kì cái gì tới bao giờ
cũng là hôm nay. Nhưng chính hi vọng rằng ngày mai sẽ tới và mọi thứ sẽ ổn thoả
giúp cho bạn kéo dài, dai dẳng. Người càng khổ, càng hi vọng nhiều; người càng
hạnh phúc, càng vô hi vọng nhiều. Đó là lí do tại sao người ăn xin chưa bao giờ
từ bỏ thế giới.
Đó là
lí do tại sao tôi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng xã hội nghèo nhất định trở
thành cộng sản, bởi vì chủ nghĩa cộng sản là hi vọng của ngày mai, cõi trời:
‘Ngày mai mọi thứ sẽ được phân phối bình đẳng, ngày mai sẽ không có người giầu
và không có người nghèo, ngày mai là cách mạng. Mặt trời sẽ mọc và mọi thứ sẽ đẹp.
Bóng tối chỉ là hôm nay. Bạn chỉ cần chịu đựng nó và tranh đấu cho ngày mai.'
Xã hội nghèo nhất định là cộng sản.
Người
ăn xin bao giờ cũng sống trong tương lai. Và bạn là kẻ ăn xin nếu bạn sống
trong tương lai. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá liệu một người là hoàng đế hay kẻ
ăn xin: nếu bạn sống trong tương lai, bạn là kẻ ăn xin; nếu bạn sống ngay ở
đây, bây giờ, bạn là hoàng đế.
Người
phúc lạc sống ở đây và bây giờ. Người đó không bận tâm về tương lai. Tương lai
không có nghĩa gì; tương lai không có nghĩa với người đó. Tương lai thực ra là
không tồn tại; khoảnh khắc này là sự tồn tại duy nhất. Nhưng điều đó là có thể
chỉ cho người phúc lạc. Với người khổ, làm sao khoảnh khắc này có thể là sự tồn
tại duy nhất được? Thế thì nó sẽ là quá nhiều - không thể chịu nổi, không thể được.
Người đó phải tạo ra tương lai. Người đó phải tạo ra mơ ở đâu đó, bằng cách nào
đó, để bù cho khổ.
Khổ
càng sâu sắc, hi vọng càng nhiều. Người khổ níu bám lấy cuộc sống. Bạn càng hạnh
phúc, bạn sẽ càng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vào bất kì khoảnh khắc nào - bất kì khoảnh
khắc nào, không níu bám. Bạn có thể bỏ cuộc sống của bạn hệt như bộ quần áo đã
cũ rách; không thành vấn đề chút nào.
Bạn
càng níu bám lấy cuộc sống, bạn sẽ càng khổ hơn vì bản thân việc níu bám tạo ra
khổ, níu bám tạo ra nhiều thất vọng hơn. Khi bạn không níu bám vào cái gì đó, nếu
nó bị mất đi bạn không khổ. Khi bạn níu bám vào một thứ và nó bị mất, ban phát
điên. Bạn càng níu bám vào cuộc sống, bạn sẽ càng thấy mọi ngày rằng bạn trở
nên khổ. Phiền não được thêm vào cho bản thể bạn ngày càng nhiều. Một khoảnh khắc
tới khi bạn không là gì ngoài phiền não, phiền não la hét. Và khi điều này xảy
ra, bạn níu bám nhiều hơn. Đây là cái vòng luẩn quẩn.
Cứ
quan sát toàn thể hiện tượng này. Tại sao bạn níu bám? Bạn níu bám bởi vì bạn
chưa có khả năng sống. Chính việc níu bám lấy cuộc sống chỉ ra rằng bạn chưa sống,
bạn đã sống cuộc sống chết, bạn chưa có khả năng tận hưởng phúc lành của cuộc sống,
bạn đã không nhạy cảm, bạn đã sống cuộc sống khép kín. Bạn đã không có khả năng
chạm vào hoa, trời, chim. Bạn đã không có khả năng tuôn chảy cùng dòng sông cuộc
sống; bạn bị đông cứng. Bởi vì bạn bị đông cứng và bạn không thể sống được, bạn
khổ. Bởi vì bạn khổ bạn sợ chết bởi vì nếu cái chết tới ngay bây giờ và bạn còn
chưa sống cuộc sống, bạn bị chấm dứt.
Xem tiếp: Ham muốn là gì?
0 Đánh giá