Read more
[Một
sannyasin nói: Tôi có thai và tôi muốn hỏi thầy liệu tôi có thể là một người mẹ
tốt và liệu đứa bé có thể được sinh thành trót lọt không? … Tôi mong muốn có đứa
con quá; đó là lý do tại sao tôi không biết. Có thể tôi không đủ mạnh mẽ - đó
là lý do tại sao tôi muốn hỏi thầy. Osho kiểm tra năng lượng ở đây.]
Bạn có ham muốn rất lớn lao để là một người mẹ. Vậy là mẹ đi, mm? Nhưng hãy
biết rằng bạn sẽ mang một trách nhiệm lớn lao. Trở thành người mẹ là một trong
những trách nhiệm to lớn nhất trên thế giới. Bởi thế mà nhiều người phải nằm
trên ghế trường kỷ của chuyên gia tâm thần và quá nhiều người ở trong nhà
thương điên và quá nhiều người ở bên ngoài nhà thương điên. Nếu bạn đi sâu vào
trong chứng loạn thần kinh chức năng của con người bạn sẽ luôn tìm thấy người mẹ,
bởi vì quá nhiều phụ nữ muốn là người mẹ nhưng họ không biết làm sao để là. Một
khi mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con đi sai toàn thể cuộc sống của đứa bé
đi sai, bởi vì đó là tiếp xúc đầu tiên của nó với thế giới, mối quan hệ đầu
tiên của nó. Mọi thứ khác sẽ ở trong sự tiếp nối cùng với nó. Và nếu bước đầu tiên
đi sai, toàn thể cuộc sống đi sai.
Ham
muốn có đó – tôi có thể cảm thấy điều đó… một ham muốn vô cùng để là người mẹ.
Không có gì là sai trong nó, nhưng người ta nên trở thành người mẹ một cách có
chủ tâm. Bạn đang mang một trong những trách nhiệm lớn lao nhất mà một bản thể
con người có thể mang. Đàn ông có tự do hơn chút ít theo cách đó bởi vì họ
không thể mang trách nhiệm của việc trở thành người mẹ. Phụ nữ mang trách nhiệm
nhiều hơn. Vì vậy hãy trở thành người mẹ, nhưng đừng cứ tưởng rằng chỉ bằng việc
là phụ nữ mà người ta tất yếu là một người mẹ – đó là một ảo tưởng. Làm mẹ là một
nghệ thuật lớn lao; bạn phải học được nó. Bởi vậy bắt đầu học về nó đi!
Vài
điều tôi muốn nói với bạn.
Đầu
tiên, đừng bao giờ xem đứa bé như là của bạn; đừng bao giờ sở hữu nó. Nó đến
qua bạn nhưng nó không là của bạn. Thượng đế chỉ sử dụng bạn như một phương tiện,
một trung gian, nhưng đứa bé không là vật sở hữu của bạn. Yêu, nhưng đừng bao
giờ sở hữu đứa bé. Nếu người mẹ bắt đầu sở hữu đứa bé thế thì cuộc sống bị phá
hủy. Đứa bé bắt đầu trở thành một tù nhân. Bạn đang phá hủy tính cá nhân của nó
và bạn đang làm giảm nó xuống thành một đồ vật. Chỉ đồ vật mới có thể bị sở hữu:
một ngôi nhà có thể bị sở hữu, một chiếc xe hơi có thể bị sở hữu – không bao giờ
một con người. Bởi vậy đây là việc học đầu tiên – trở nên sẵn sàng cho điều đó.
Trước khi đứa bé đến bạn nên có khả năng đón chào nó như một bản thể độc lập,
như một con người với quyền riêng của nó, không chỉ là con của bạn.
Và
điều thứ hai: Đối xử với đứa bé như bạn đối xử với một người trưởng thành. Đừng
bao giờ đối xử với đứa bé như một đứa bé. Đối xử với đứa bé với sự tôn trọng sâu
sắc. Thượng đế đã chọn bạn để là chủ nhà. Thượng đế đã đi vào bên trong bản thể
bạn như một vị khách. Đứa bé là rất yếu ớt, cần sự giúp đỡ của người khác. Tôn
trọng đứa bé là rất khó khăn. Rất dễ để làm nhục nó. Việc làm nhục đến rất dễ
dàng bởi vì đứa bé là cần sự giúp đỡ của người khác và không thể làm bất cứ cái
gì, không thể trả đũa, không thể phản ứng.
Đối
xử với đứa trẻ như một người trưởng thành, và với sự tôn trọng lớn lao. Một khi
bạn tôn trọng đứa bé, bạn không cố gắng áp đặt những ý tưởng của bạn lên nó. Bạn
không cố gắng áp đặt bất cứ cái gì lên nó. Bạn đơn giản cho nó sự tự do – tự do
để khám phá thế giới. Bạn giúp đỡ nó để trở nên mạnh mẽ hơn nữa trong việc khám
phá thế giới nhưng bạn đừng bao giờ điều khiển nó. Bạn cho nó năng lượng, bạn
cho nó sự bảo vệ, bạn cho nó an ninh, tất cả cái nó cần, nhưng bạn giúp đỡ để
nó đi xa hơn khỏi bạn để khám phá thế giới.
Và
tất nhiên trong tự do điều sai cũng được bao gồm. Điều rất khó khăn cho người mẹ
để hiểu được rằng khi mà bạn trao tự do cho đứa trẻ chỉ để làm điều tốt, đó là
không tự do. Tự do cũng cần thiết để để làm điều xấu, để làm điều sai. Bởi vậy
làm cho đứa trẻ tỉnh táo, thông minh, nhưng đừng bao giờ cho nó bất cứ lời răn
nào – không ai bảo vệ chúng, và mọi người trở nên đạo đức giả. Bởi vậy nếu bạn
thực sự yêu đứa trẻ, một điều phải được nhớ: đừng bao giờ, đừng bao giờ giúp đỡ
nó theo bất cứ cách nào, áp đặt nó theo bất cứ cách nào, để trở thành một kẻ đạo
đức giả.
Và
điều thứ ba:
Đừng
nghe giáo lý, đừng nghe tôn giáo, đừng nghe văn hóa – hãy nghe tự nhiên. Bất cứ
cái gì là tự nhiên đều tốt – thậm chí nếu cái gì đó nó rất khó cho bạn, rất
không thoải mái đối với bạn. Bởi vì bạn đã không được nuôi nấng theo cách tự
nhiên. Bố mẹ bạn đã không nuôi nấng bạn bằng nghệ thuật, tình yêu đích thực. Nó
chỉ là một điều ngẫu nhiên. Đừng lặp lại cùng sai lầm đó. Nhiều lần bạn sẽ cảm
thấy rất không dễ dàng…
Ví
dụ một đứa trẻ bắt đầu chơi với bộ phận sinh dục của nó. Khuynh hướng tự nhiên
của người mẹ là dừng đứa trẻ lại bởi vì cô ấy đã được dạy rằng điều đó là sai.
Thậm chí nếu cô ấy cảm thấy không cái gì sai, nếu có ai ở đó cô ấy cảm thấy có
chút ít bối rối. Cảm thấy bối rối đi!
Đó
là vấn đề của bạn; điều đó không có gì để làm với đứa trẻ. Cảm thấy bối rối đi.
Thậm chí nếu bạn đánh mất sự tôn trọng trong xã hội, thì mất – nhưng đừng bao
giờ can thiệp vào đứa trẻ. Hãy để tự nhiên mang tiến trình riêng của nó. Bạn có
đó để làm cho dễ dàng bất cứ cái gì tự nhiên biểu lộ. Bạn đừng dẫn đường tự
nhiên. Bạn chỉ có đó như một sự giúp đỡ.
Bởi
vậy có ba điều… và bắt đầu thiền. Trước khi đứa bé được sinh ra, bạn nên đi sâu
nhất có thể trong thiền. Khi đứa bé ở bên trong dạ con bạn, bất cứ cái gì bạn
đang làm liên tục đi vào như một rung động tới đứa bé. Nếu bạn giận dữ, dạ dày
bạn có căng thẳng của giận dữ. Đứa bé ngay lập tức cảm thấy điều đó. Khi bạn buồn,
dạ dày bạn có không khí của buồn rầu. Ngay lập tức đứa bé cảm thấy buồn nản, thất
vọng. Đứa bé hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bất cứ cái gì là tâm trạng của bạn đều
là tâm trạng của đứa bé. Đứa bé không có sự độc lập bấy giờ: hoàn cảnh của bạn
là hoàn cảnh của đứa bé. Bởi vậy không có việc tranh đấu nữa, không giận dữ nữa.
Đó là lý do tại sao tôi nói rằng là người mẹ là một trách nhiệm lớn lao. Bạn sẽ
phải hy sinh nhiều.
Bây
giờ trong suốt bảy tháng tới bạn phải rất rất tỉnh táo. Đứa bé là quan trọng
hơn mọi thứ khác. Nếu ai đó lăng mạ bạn, chấp nhận nó, nhưng đừng trở nên giận
dữ. Nói, “Tôi có thai, và đứa bé là quan trọng hơn việc trở nên giận dữ với bạn.
Tình tiết này sẽ qua đi và sau vài ngày tôi sẽ không nhớ ai đã lăng mạ tôi và
điều tôi đã làm. Nhưng đứa bé sẽ có đó ít nhất bảy mươi, tám mươi năm trên thế giới.
Đó là một dự án lớn.”
Thậm
chí nếu bạn muốn, ghi chép điều đó vào sổ nhật ký. Khi đứa bé được sinh ra, thế
thì bạn có thể giận giữ nhưng không phải bây giờ. Chỉ nói, “Tôi là người mẹ
mang thai. Tôi không thể giận dữ - điều đó là không được phép.”
Đây
là điều tôi gọi là việc hiểu biết nhạy cảm. Không buồn thêm nữa, không giận dữ
thêm nữa, không căm thù thêm nữa, không tranh đấu với Anand Veda. Cả hai phải
nhìn vào đứa bé. Khi đứa bé có đó cả hai bạn đều là thứ yếu; đứa bé có mọi sự
ưu tiên. Bởi vì một cuộc sống mới sẽ được sinh ra… và nó sẽ là thành quả của bạn.
Nếu từ chính việc bắt đầu giận dữ, căm ghét, xung đột, đi vào bên trong tâm trí
đứa bé, thế thì bạn đang tạo ra địa ngục cho nó. Nó sẽ đau khổ. Thế thì tốt hơn
là đừng mang đứa bé vào thế giới. Tại sao mang đứa bé vào trong đau khổ? Thế giới
là qúa đau khổ rồi.
Trong
chỗ đầu tiên việc mang đứa bé vào trong thế giới này là một việc rất mạo hiểm rồi.
Nhưng thậm chí nếu bạn muốn điều đó, ít nhất hãy mang đứa bé người mà sẽ hoàn
toàn khác biệt trong thế giới này – người sẽ không bị đau khổ, người sẽ ít nhất
giúp thế giới có chút mở hội hơn. Nó sẽ mang chút ít lễ hội hơn vào trong thế
giới… chút ít hơn tiếng cười, tình yêu, cuộc sống hơn.
Bởi
vậy trong những ngày này, mở hội đi. Nhảy múa, hát, nghe nhạc, thiền, yêu. Hãy
rất nhẹ nhàng. Đừng làm bất cứ cái gì cuồng nhiệt, trong vội vàng. Đừng làm bất
cứ cái gì trong căng thẳng. Hãy chỉ đi chậm. Chậm xuống hoàn toàn. Một vị khách
lớn đến – bạn phải chấp nhận người đó. Tốt, là một người mẹ! Tốt.
0 Đánh giá