1001 Bí Mật Tâm Linh (0008) Không ích kỉ là hệ quả của việc biết tới bản thân mình

1001 Bí Mật Tâm Linh (0008) Không ích kỉ là hệ quả của việc biết tới bản thân mình

Price:

Read more



 

Câu hỏi:
Điều mạnh mẽ nhất trong quyền tập ấn Ki tô giáo của tôi là không ích kỉ, không nghĩ tới bản thân mình. Bây giờ, bằng việc nhớ tới bản thân mình và cho phép sự thôi thúc quay vào trong, tôi dường như phải đẩy qua một tầng không thoải mái, mặc cảm và lẫn lộn. Xin thầy nói về điều đó?
Tất cả các tôn giáo đều là làm hại nhiều lắm cho sự trưởng thành của con người, nhưng Ki tô giáo là trên chóp khi có liên quan tới việc làm hại nhân loại. Họ đã dùng những lời mĩ miều để che giấu hành động xấu xa chống lại bạn. Chẳng hạn, không ích kỉ - bảo một người không biết tới bản thân mình là không ích kỉ chính là ngu xuẩn kì quặc tới mức người ta không thể tin được Ki tô giáo đã từng làm điều đó trong hai nghìn năm.
Socrates nói, "Hãy biết bản thân ông; mọi thứ khác đều là phụ." Biết tới bản thân mình, bạn có thể không ích kỉ. Thực tế bạn sẽ không ích kỉ; nó sẽ không phải là nỗ lực về phần bạn. Biết tới bản thân mình, bạn sẽ biết không chỉ bản thân mình mà còn biết cái ta của mọi người. Nó là một; nó là một tâm thức, một lục địa. Mọi người không phải là những hòn đảo. Nhưng không dạy mọi người cách biết tới bản thể riêng của mình, Ki tô giáo đã chơi trò chơi nguy hiểm, và trò chơi đó đã hấp dẫn mọi người bởi vì họ đã dùng một từ mĩ miều, "không ích kỉ." Nó có vẻ tôn giáo, nó có vẻ tâm linh. Khi tôi nói, "Trước hết hãy ích kỉ," điều đó không có vẻ tâm linh. Ích kỉ sao?
Tâm trí bạn bị ước định rằng không ích kỉ là tâm linh. Tôi biết nó là vậy, nhưng chừng nào bạn còn chưa đủ ích kỉ để biết tới bản thân mình, không ích kỉ là không thể được. Không ích kỉ sẽ tới như hệ quả của việc biết tới bản thân mình, của việc là bản thân mình. Thế thì không ích kỉ sẽ không là hành động của đức hạnh, không được làm để thu được phần thưởng trên cõi trời. Thế thì không ích kỉ sẽ đơn giản là bản tính của bạn, và từng hành động của không ích kỉ sẽ là phần thưởng lên bản thân nó.
Nhưng Ki tô giáo đã đặt con ngựa đằng sau chiếc xe - chẳng cái gì chuyển động, mọi thứ mắc kẹt. Ngựa bị mắc kẹt bởi vì chiếc xe ở trước nó, và chiếc xe không thể chuyển động được bởi vì không xe nào có thể chuyển động chừng nào ngựa còn chưa ở trước nó, kéo nó. Chuyện xảy ra với hầu hết người Ki tô giáo là khi người đó bắt đầu thiền, nó đem tới cảm giác phạm tội - khi toàn thể thế giới đang rắc rối thế, khi mọi người đang nghèo thế, khi mọi người đang chết đói, khi mọi người đang bị AIDS, bạn thiền sao? Bạn ắt hẳn hoàn toàn ích kỉ! Trước hết hãy giúp người nghèo, trước hết hãy giúp những người đang bị AIDS, trước hết hãy giúp mọi người khác.
Nhưng cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi. Trong bẩy mươi hay tám mươi năm, bạn có thể xoay xở được bao nhiêu hành động không ích kỉ? Và khi nào bạn sẽ tìm ra thời gian cho thiền - bởi vì bất kì khi nào bạn bắt đầu đi tới thiền, những người nghèo kia lại có đó, bệnh tật mới lại bùng phát, trẻ em mồ côi có đó, người ăn xin có đó.
Một bà mẹ bảo đứa con nhỏ của mình, "Không ích kỉ là nền tảng của tôn giáo chúng ta. Đừng bao giờ ích kỉ, hãy giúp người khác." Cậu bé này - và mọi cậu bé đều nhạy cảm và rõ ràng hơn cái gọi là cậu già của bạn - cậu bé này nói, "Điều này dường như là điều rất kì lạ, rằng con phải giúp người khác và họ phải giúp con. Sao không làm điều đó đơn giản đi? Con giúp cho con, họ giúp cho họ." Nền tảng này của tôn giáo dường như rất phức tạp - và phức tạp không cần thiết.
Thực tế, Ki tô giáo đã kết án các tôn giáo phương Đông vì lẽ đơn giản là chúng có vẻ ích kỉ. Mahavira, nhà huyền môn Jaina, thiền trong mười hai năm... ông ấy đáng phải dạy trong trường học, hay làm việc trong bệnh viện chứ. Ông ấy đáng phải chăm sóc trẻ mồ côi, là Mẹ Teresa và được giải thưởng Nobel.
Điều rõ ràng là không thiền nhân nào đã từng nhận giải thưởng Nobel. Để làm gì? Bạn đã không làm cái gì không ích kỉ cả. Bạn là người ích kỉ nhất trên thế giới, chỉ thiền và tận hưởng im lặng và an bình và phúc lạc của bạn, tìm thấy chân lí, tìm thấy tính thượng đế, trở nên hoàn toàn tự do với mọi nhà tù. Đây toàn là ích kỉ. Cho nên tâm trí Ki tô giáo thấy gần như không thể nào chấp nhận được ý tưởng về thiền. Trong Ki tô giáo không có thiền, chỉ có lời cầu nguyện.
Họ không thể gọi Phật Gautam là người tôn giáo thực sự được, bởi vì ông ấy đã làm gì cho người nghèo? Ông ấy đã làm gì cho người ốm? Ông ấy đã làm gì cho người già? Ông ấy đã trở nên chứng ngộ - đó là điều tối thượng trong tính ích kỉ! Nhưng phương Đông có cái nhìn hoàn toàn khác - và còn logic hơn, hợp lí hơn, hiểu được hơn nhiều lắm.
Phương Đông bao giờ cũng nghĩ chừng nào bạn còn chưa có an bình, im lặng trong tim bạn, bài ca trong bản thể bạn, ánh sáng toả ra chứng ngộ của bạn, bạn không thể phục vụ gì được cho bất kì ai. Bản thân bạn ốm yếu; bản thân bạn là con côi bởi vì bạn chưa tìm thấy an ninh tối thượng của sự tồn tại, an toàn vĩnh hằng của cuộc sống. Bản thân bạn nghèo tới mức bên trong không có gì ngoài bóng tối. Làm sao bạn có thể giúp được cho người khác? Bản thân bạn đang chìm, sẽ là nguy hiểm để giúp người khác; nhiều nhất bạn sẽ làm người khác chìm theo. Trước hết bạn phải học bơi đã. Chỉ thế thì bạn mới có thể có ích để giúp đỡ người đang chìm.
Cách tiếp cận của tôi là tuyệt đối rõ ràng. Trước hết hãy ích kỉ, và khám phá ra tất cả những điều được chứa trong bản thân bạn - tất cả mọi niềm vui và mọi phúc lạc và mọi cực lạc. Và thế thì không ích kỉ sẽ tới như cái bóng của bạn đi theo bạn - bởi vì có trái tim nhảy múa, có tính thượng đế trong bản thể bạn, bạn phải chia sẻ nó. Bạn không thể cứ giữ nó như kẻ keo kiệt, bởi vì tính keo kiệt trong sự trưởng thành bên trong của bạn là cái chết.
Kinh tế của sự trưởng thành bên trong là khác với kinh tế bên ngoài. Kinh tế thông thường là ở chỗ nếu bạn cứ cho đi, bạn sẽ có ngày một ít dần. Nhưng kinh tế tâm linh là ở chỗ nếu bạn không cho, bạn sẽ có ngày một ít dần đi; nếu bạn cho, bạn sẽ có ngày một nhiều hơn. Luật của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong là đối lập hẳn nhau.
Trước hết hãy trở nên giầu có bên trong, trước hết hãy trở thành hoàng đế. Thế thì bạn có nhiều thế để chia sẻ, bạn thậm chí sẽ không gọi nó là không ích kỉ. Và bạn sẽ không phải ham muốn rằng phần thưởng nào đó phải trao cho bạn, ở đây hay ở sau này. Bạn thậm chí sẽ không yêu cầu sự biết ơn từ người bạn đã cho cái gì đó; ngược lại, bạn sẽ biết ơn rằng người đó đã không bác bỏ tình yêu của bạn, phúc lạc của bạn, cực lạc của bạn. Người đó đã tiếp nhận, đã cho phép bạn trút ra trái tim của mình và bài ca của mình và âm nhạc của mình vào bản thể người đó.
Ý tưởng Ki tô giáo về không ích kỉ là cực kì ngu xuẩn. Phương Đông chưa bao giờ nghĩ theo cùng cách đó. Toàn thể lịch sử của phương Đông và việc tìm kiếm của nó về chân lí là rất dài và nó đã tìm thấy một sự kiện đơn giản - rằng trước hết bạn phải chăm nom tới bản thân mình, và chỉ thế bạn mới có thể chăm nom cho người khác.
Người hỏi cảm thấy mặc cảm nào đó. Cô ấy nói, "Tôi dường như phải đẩy qua một tầng không thoải mái, mặc cảm và lẫn lộn. Xin thầy nói về điều đó."
Đó là hiện tượng đơn giản. Ki tô giáo đã lừa hàng triệu người qua con đường sai. Và người Ki tô giáo chính thống là người cuồng tín nhất, người tin mù quáng nhất mà bạn có thể tìm thấy. Thời buổi này phương Đông đã quên mất những đỉnh cao vinh quang của nó rồi - những ngày của Phật Gautam và Mahavira. Bây giờ ngay cả những người không phải là Ki tô giáo cũng bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ Ki tô giáo. Thời buổi này hiến pháp Ấn Độ nói rằng từ thiện bao gồm việc giúp người nghèo, mở rộng giáo dục cho người nghèo, và làm bệnh viện cho người nghèo.
Không điều nào trong ba điều này được tìm thấy trong giáo huấn của Phật Gautam. Không phải là ông ấy chống lại việc giúp người nghèo, nhưng bởi vì ông ấy biết rằng nếu bạn là thiền nhân, bạn sẽ giúp đỡ, nhưng bạn sẽ không ba hoa về điều đó. Nó sẽ là điều đơn giản, tự nhiên. Nhưng dạy thiền không phải là việc từ thiện, mở bệnh viện mới là từ thiện. Mở trường học và dạy địa lí và lịch sử là từ thiện. Và bạn định dạy gì trong địa lí? - Timbuktu ở đâu, Constantinople ở đâu. Trong lịch sử, bạn định dạy gì? - về Genghis Khan, Tamerlane, Nadirshah, Alexander Đại đế, Ivan Khủng khiếp. Đây là từ thiện sao? Nhưng dạy mọi người im lặng, an bình, đằm thắm, vui vẻ, mãn nguyện, hoàn thành thì không phải là từ thiện. Ngay cả những người không phải là người Ki tô giáo cũng đã trở nên bị tiêm nhiễm bởi những bệnh tật này.
Mahatma Gandhi, ít nhất ba lần trong đời mình, đã suýt trở thành người Ki tô giáo. Thực tế, ông ấy là người Ki tô giáo, chín mươi phần trăm. Ts. Ambedkar, người đã viết ra hiến pháp Ấn Độ, đã từng nghĩ trong nhiều năm rằng ông ấy và tín đồ của ông ấy, những tiện dân, phải là người Ki tô giáo. Cuối cùng ông ấy đã quyết định rằng họ phải trở thành Phật tử.
Nhưng trong toàn thể hiến pháp Ấn Độ, bạn có thể thấy ảnh hưởng của Ki tô giáo. Trong toàn thể hiến pháp Ấn Độ thậm chí không nhắc gì tới từ "thiền" - điều đã từng là đóng góp của phương Đông cho thế giới, và là đóng góp quí giá nhất của nó. Thay vì thế, hiến pháp này phản ánh nhiều về điều các nhà truyền giáo Ki tô giáo cứ thuyết giảng. Nó không phản ánh Phật Gautam, nó không phản ánh Kabir, nó không phản ánh Nanak.
Tôi thấy rằng không thể có từ thiện mà không có thiền. Cho nên mặc cảm của bạn chỉ là ước định sai. Hãy vứt nó đi, thậm chí không cho nó một giây suy nghĩ. Bạn sẽ trở thành không ích kỉ bởi việc tuyệt đối ích kỉ. Trước hết bạn phải trở nên giầu có bên trong - giầu có, giầu tràn ngập tới mức bạn phải chia sẻ, cũng như đám mây mưa phải chia sẻ mưa của nó với đất khát. Nhưng trước hết mây phải đầy mưa.
Việc nói với đám mây trống rỗng, "Bạn phải không ích kỉ," chỉ là phi lí. Mọi người tới gặp tôi, những người có ước muốn tốt, với ý định tốt, và họ nói, "Đây là chỗ kì lạ thầy có quanh thầy. Thầy phải mở bệnh viện cho người nghèo; thầy phải thu nhận con côi; thầy phải phân phát quần áo cho người ăn xin; thầy phải giúp những người cần sự giúp đỡ chứ." Cách tiếp cận của tôi là hoàn toàn khác. Tôi có thể phân phát phương pháp kiểm soát sinh đẻ cho người nghèo để cho không có con côi. Tôi có thể phân phát thuốc cho người nghèo để cho không có bùng nổ dân số bởi vì tôi thấy chẳng có vấn đề gì - trước hết cứ tạo ra con côi rồi tạo ra trại mồ côi và rồi phục vụ chúng và phí hoài cuộc sống của bạn sao?
Khi tôi bắt đầu nói vào những năm 1960, Ấn Độ có dân số bốn trăm triệu người. Tôi đã nói kể từ đó rằng kiểm soát sinh đẻ là tuyệt đối cần thiết. Nhưng người Ki tô giáo chống lại kiểm soát sinh đẻ, và chỉ trong vòng ba mươi năm, Ấn Độ còn hơn gấp đôi dân số của mình. Từ bốn trăm triệu nó lên tới chín trăm triệu. Năm trăm triệu người có thể đã được ngăn cản, và đáng ra đã không cần tới Mẹ Teresa, không cần giáo hoàng tới Ấn Độ và dạy về không ích kỉ.
Nhưng mọi người đều kì lạ - trước hết để họ trở nên ốm yếu, thế rồi cho thuốc. Và họ đã tìm ra cách thức hay. Trong mọi câu lạc bộ Lions và Rotary, họ để các cái hộp cho các thành viên của mình - nếu bạn mua một chai thuốc nào đó và bạn được chữa khỏi, và nửa chai thuốc vẫn còn, bạn cúng dường nó cho câu lạc bộ Lions. Theo cách này họ thu thập thuốc men, và rồi họ là những người cao thượng, người không ích kỉ nên họ phân phát thuốc này. Phục vụ là khẩu hiệu của họ. Nhưng đấy là phục vụ rất tinh ranh. Những thuốc đó sẽ bị đem đổ đi - nếu bạn được chữa khỏi, bạn sẽ làm gì với số thuốc còn lại? Chính ý tưởng lớn là thu thập tất cả những thuốc đó và phân phối chúng cho người nghèo - và có cảm giác lớn lao của việc là người phục vụ nhân dân.
Theo tầm nhìn của tôi, điều người đó cần trước hết và cao nhất là tâm thức thiền. Và sau khi bạn có tâm thức thiền, bất kì điều gì bạn làm đều sẽ có ích cho mọi người; bạn không thể làm hại gì được, bạn có thể làm chỉ hành động từ bi và đáng yêu.
Cho nên tôi nhắc lại: trước hết hãy ích kỉ. Hãy biết tới bản thân mình, hãy là bản thân mình và thế rồi chính cuộc sống của bạn sẽ không là gì ngoài việc chia sẻ, việc chia sẻ không ích kỉ, và không đòi hỏi bất kì phần thưởng nào trong thế giới này hay trong thế giới kia.

0 Đánh giá

Ads Belove Post