Chương 11. Cơn khát của linh hồn

Chương 11. Cơn khát của linh hồn

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 11. Cơn khát của linh hồn


Trong samadhi, các đối tượng của kinh nghiệm không tách biệt với linh hồn, do đó chúng không được kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm vinh quang này của người tìm kiếm, người đã đi ra từ samadhi, được suy diễn thông qua việc hồi tưởng của tâm trí.
Trong thế giới vô thuỷ này, hàng triệu hàng triệu nghiệp, dấu ấn hành động được tích luỹ. Tất cả chúng đều bị samadhi này phá huỷ và pháp thanh tịnh, bản tính tự nhiên trưởng thành.
Những người biết về yoga gọi nó là Dharmamegha - đám mây mưa pháp - samadhi, bởi vì nó trút xuống dòng suối cam lồ pháp, bản tính tự nhiên, tựa như đám mây mưa.
Trong samadhi này, mạng lưới ham muốn tan biến hoàn toàn và những tầng dầy nghiệp tích tụ, dù đức hạnh hay tội lỗi, đều bị nhổ bật mọi gốc rễ tại chính ngọn nguồn của chúng.
Ban đầu, phát biểu vô hạn này - Tattvamasi, Cái đó là ngươi - là đúng, chỉ được nhận ra một cách gián tiếp; thế rồi tri thức trực tiếp, tựa như quả myrobalan trên lòng bàn tay, được sinh ra.

Sáng nay chúng ta đã nói về lắng nghe, suy tư, hấp thu và samadhi. Samadhi, chứng ngộ, là chỗ tận cùng của thế giới trong bạn và là chỗ bắt đầu của chân lí. Samadhi là cái chết của tâm trí và cái sinh của linh hồn. Nhìn từ đầu này samadhi là bước cuối cùng, nhìn từ đầu kia samadhi là bước đầu tiên.
Tâm trí cứ trơ nên bị thu lại và tan biến ngày càng nhiều qua lắng nghe, suy tư và hấp thu; trong samadhi, nó bị tan biến hoàn toàn. Và khi tâm trí đã hoàn toàn tan biến, có bắt đầu kinh nghiệm về chúng ta thực sự là gì. Kinh này là về samadhi đó. Và trong kinh này là một số điều rất sâu sắc cần được hiểu.
Trong samadhi, các đối tượng của kinh nghiệm không tách biệt với linh hồn, do đó chúng không được kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm vinh quang này của người tìm kiếm, người đã tới samadhi, được hàm ý thông qua việc hồi tưởng của tâm trí.
Để điều đầu tiên này được hiểu bằng sự chăm chú đầy đủ của bạn. Nếu không phải hôm nay, thế thì ngày mai điều đó sẽ có ích cho những người đang thiền. Không có kinh nghiệm trong samadhi. Bạn sẽ băn khoăn khi nghe điều này. Không thể có bất kì kinh nghiệm nào trong samadhi, và vậy mà samadhi là kinh nghiệm tối thượng. Đây là một phát biểu ngược đời; nó có vẻ mâu thuẫn, nhưng có một số lí do cho nó. Trong samadhi phúc lạc tối thượng được kinh nghiệm, nhưng người tìm kiếm người đang trong samadhi không đi tới biết nó bởi vì người tìm kiếm và phúc lạc đã trở thành một, và không có khoảng cách giữa hai điều này xảy ra.
Chúng ta đi tới biết chỉ những điều tách biệt với chúng ta, ở một khoảng cách nào đó với chúng ta. Việc nhận ra, kinh nghiệm về phúc lạc trong  samadhi  không  được  cảm thấy trong samadhi. Khi người tìm kiếm đi ra khỏi trạng thái samadhi, người đó suy diễn rằng phúc lạc đã xảy ra; đấy là nhận thức muộn mằn rằng phúc lạc tối thượng đã xảy ra, rằng nước cam lồ đã mưa rào xuống. Rằng người ta đã sống trong một chiều khác, rằng người ta đã kinh nghiệm trạng thái sâu sắc hơn nào đó của cuộc sống - tất cả những điều này chỉ được nhớ lại về sau khi tâm trí quay lại.
Chúng ta hãy hiểu điều ấy theo cách này. Lắng nghe, suy tư, hấp thu và samadhi - đây là bốn bước. Chính qua những bước này mà người tìm kiếm đạt tới cánh cửa của chứng ngộ và nhận ra. Nếu người tìm kiếm không có khả năng bước ra khỏi samadhi và vẫn còn trong nó, người đó sẽ không bao giờ có có khả năng kể lại kinh nghiệm của mình cho bất kì ai. Thế thì đơn giản không có cách nào kể lại kinh nghiệm của người ta.
Nhưng bất kì người tìm kiếm nào đạt tới trạng thái samadhi không bao giờ trở lại là cùng người đó nữa; người đó trở lại là một người hoàn toàn mới. Khi quay trở lại mọi mối quan hệ đều thay đổi trong tâm trí người đó; tuy nhiên, người đó không trở lại trong tâm trí. Trước đây, khi người đó quen sống trong tâm trí, người đó là nô lệ của tâm trí, người đó không làm chủ bất kì cái gì; tâm trí có khả năng bắt người đó làm bất kì cái gì nó muốn. Người đó phải đồng ý với bất kì cái gì tâm trí sai khiến, người đó phải chạy theo bất kì cái gì tâm trí làm cho người đó chạy theo. Đó là cảnh nô lệ cho tâm trí; tâm trí cầm cương linh hồn trong tay nó.
Khi người tìm kiếm trở về từ cánh cửa của samadhi vào trong tâm trí, người đó trở về như người chủ. Bây giờ dây cương là trong tay người đó. Bây giờ người đó chuyển tâm trí đến nơi người đó  muốn  chuyển nó tới.  Nếu người đó không muốn chuyển nó đi đâu, người đó không chuyển nó. Nếu người đó muốn nó hoạt động, người đó làm cho nó hoạt động, bằng không thì thôi. Bây giờ tâm trí không có quyền hành riêng của nó. Nhưng người tìm kiếm đã đạt tới samadhi có thể nhớ mọi thứ chỉ sau khi người đó trở về tâm trí - tất nhiên, như người chủ của nó lần này. Bởi vì kí ức chỉ là khả năng của tâm trí, đó là lí do tại sao người đó có thể nhìn lại qua tâm trí để xem điều gì đã xảy ra.
Điều này có nghĩa là tâm trí ghi không chỉ các sự kiện của cuộc sống đời thường mà còn ghi lại cả điều đang xảy ra khi người tìm kiếm bước vào samadhi. Tâm trí là tấm gương hai phía. Trong nó thế giới bên ngoài được phản ánh, trong nó thế giới bên trong được phản ánh. Cho nên chỉ khi người tìm kiếm trở về với tâm trí người đó có khả năng kinh nghiệm điều đã xảy ra. Nếu người đó trở về qua cùng ba bước, chỉ thế thì người đó mới có thể diễn tả được nó.
Trong khi trở về từ samadhi, bước đầu tiên của người tìm kiếm sẽ là hấp thu. Chính tại bước hấp thu người đó sẽ bắt đầu kinh nghiệm điều người đó đã biết trong samadhi dưới dạng vi diệu, ở mức sâu sắc, tại trung tâm tối thượng của riêng mình. Người đó sẽ bắt đầu thấy nó được phản ánh trong hành vi của riêng mình. Khi người đó nhấc chân, sẽ cảm thấy dường như nó không phải cùng chân cũ nữa; chân sẽ có một loại vũ điệu của nó. Khi người đó ngước mắt lên và nhìn, mắt sẽ cảm thấy dường như chúng không còn là cùng mắt cũ nữa mà tươi tắn trong sáng như giọt sương sớm. Khi tỉnh dậy người đó sẽ cảm thấy dường như phi trọng lượng, dường như người đó có thể bay trên trời. Khi người đó ăn người đó sẽ thấy rằng thức ăn đang đi vào thân thể mình và bản thân người đó chưa từng ăn.
Bây giờ bất kì cái gì người tìm kiếm vừa trở về từ samadhi làm trên bước đầu tiên của hấp thu, sẽ có phản ánh của samadhi trong hành vi của người đó; ở mọi nơi hành vi của người đó sẽ có duyên dáng mới. Con người đó của ngày hôm qua chết thôi. Người đó không còn là cùng người đã có đó trước samadhi, đứng bên trong biên giới của hấp thu. Bước này là vẫn thế, nhưng người trèo xuống là khác. Người đó đã trở về có việc biết về cái gì đó, và người đó đã trở về bằng việc biết một điều là toàn bộ cuộc đời người đó được biến đổi. Và trong việc biết này con người cũ đã chết và con người mới được sinh ra.
Tại bước hấp thu người đó sẽ thấy rằng điều đã xảy ra trong samadhi được phản ánh. Phần tinh tuý chảy bên trong người đó sẽ được thấy chảy ra theo mọi hướng trong hành vi người đó, từ mọi tế bào của người đó.
Mahakashyapa hay tới hỏi Phật khi nào samadhi sẽ xảy ra. Phật bảo ông ta đừng bận tâm, và rằng ông ta không cần đến hỏi Phật khi nào điều ấy xảy ra. Khi nó xảy ra bạn sẽ nhận ra nó. Và không chỉ bạn sẽ nhận ra nó, bất kì ai gặp bạn sẽ nhận ra nó nếu cho dù họ có một chút ít khả năng thấy, bởi vì khi cuộc cách mạng đó xảy ra bên trong, những tia sáng của nó sẽ toả sáng ra, xuyên rọi theo cách của chúng qua thân thể người này, bản thể và mọi thứ.
Trong bước hấp thu người tìm kiếm biết rằng mình là một người khác, rằng người đó là người mới, rằng người đó được sinh ra lần nữa. Người đó sẽ biết rằng mình không phải là cùng con người đã đi vào samadhi, ai đó đã đi vào, ai đó khác đã đi ra.
Bước tiếp dưới hấp thu là suy tư. Khi người tìm kiếm đi vào trong tâm trí sâu hơn từ hấp thu, khoảnh khắc của suy tư sẽ nảy sinh. Bây giờ người tìm kiếm sẽ có khả năng suy nghĩ, nhìn lại và suy tư về điều đã thực sự xảy ra: “Mình đã thấy gì? Cái gì là cái mình đã đi tới biết? Mình đã sống cái gì?” Bây giờ người đó sẽ cố gắng đặt kinh nghiệm của mình vào trong ý nghĩ, lời nói và khái niệm.
Chính những người có khả năng đưa kinh nghiệm của mình vào trong lời nói tại bước suy tư là những người đã cho sinh thành nên Veda, Upanishad, Kinh Thánh và Koran. Nhiều người đã đạt tới trạng thái samadhi, nhưng đem điều đã được biết vào bước suy tư quả là nhiệm vụ khó khăn.
Nhớ lấy, cuộc hành trình trước đây hướng tới samadhi không khó như chúng ta nghĩ nó vậy. Nếu chúng ta so sánh nó với cuộc hành trình trở về nó là rất dễ. Cuộc hành trình trở về rất khó. Hàng nghìn người đạt tới samadhi, nhưng chỉ rất ít người trong họ có khả năng quay lại và đặt chân vào bước hấp thu. Còn ít người hơn nữa có khả năng hạ xuống bước suy tư. Và còn ít người hơn nữa làm nó cho bước đầu tiên có tên lắng nghe.
Tên của bước này bị thay đổi theo cuộc hành trình quay lại, về điều đó tôi sẽ nói với bạn sau. Hàng nghìn người đạt tới trạng thái samadhi, nhưng hiếm khi một người trong họ trở thành vị phật. Phật nghĩa là người có khả năng đi xuống cả bốn bước và đem cho thế gian điều ông ấy đã biết. Suy tư nghĩa là gắn tất cả những cái là vô ý nghĩ thành ý nghĩ trên cuộc hành trình quay về. Gắn những cái không thể được nói ra, không thể được nghĩ, vào bên trong biên giới của từ ngữ là điều không thể được nhất trong thế giới này.
Bạn thấy điều đó khi mặt trời buổi sáng mọc lên. Hiếm khi một hoạ sĩ có khả năng nắm bắt được khía cạnh rạng lên của mặt trời trong bức tranh của mình. Vẽ mặt trời không phải khó lắm, bất kì hoạ sĩ nào cũng có thể làm được điều đó, nhưng bắt được khía cạnh rạng lên của mặt trời là khó.
Hiện tượng mặt trời rạng lên, phẩm chất đó của việc phát triển mà vẫn tiếp tục phát triển - nếu cái đó được vẽ ra, sao cho khi nhìn vào bức tranh người ta cảm thấy rằng mặt trời đang sắp chuyển... bây giờ, bây giờ nó đang lên, lên cao... Điều này hiếm khi xảy ra. Bắt được cây trong một bức tranh là không khó, nhưng bắt được cái sống động của nó là khó. Nhìn vào nó người ta có thể cảm thấy rằng lá nó đang lay động vào mọi khoảnh khắc, làn gió nhẹ thoảng qua và hoa sẽ rụng xuống. Điều này rất khó vẽ - khó lắm. Và đó là khác biệt giữa chụp ảnh và vẽ tranh. Bức ảnh chụp dù sắc nét đến đâu cũng không thành vấn đề, nó chỉ thể hiện khía cạnh chết, nó không hoạ được cái sống động.
Tuy nhiên mặt trời, cây, hoa là kinh nghiệm của cuộc sống bình thường; chúng có thể được bắt lấy. Samadhi là kinh nghiệm phi thường - nó xảy ra chỉ cho một người trong hàng triệu người. Và điều xảy ra ở đấy, mọi giác quan đều trở nên không có khả năng thông báo về nó. Tai không nghe ở đó, mắt không không thể thấy được ở đó, tay không thể sờ được ở đó, và kinh nghiệm xảy ra không có giới hạn. Sụp đổ lớn lao của mái nhà bạn, hay toàn bộ bầu trời sập xuống mảnh sân nhỏ bé của bạn, hỗn loạn, chết lặng sẽ đến với bạn - cái gì đó tương tự như điều này xảy ra trong khoảnh khắc của samadhi. Không gian cá nhân nhỏ nhoi này của tâm thức, và toàn thể đại dương giáng lên nó.
Kabir đã nói rằng ban đầu ông ấy hình dung rằng giọt nước đã rơi vào trong đại dương. Nhưng khi ông ấy trở lại cảm nhận, ông ấy hiểu rằng tình huống chính là cái ngược lại: chính đại dương đã rơi vào trong một giọt nước. Cho nên Kabir đã nói rằng ban đầu ông ấy nghĩ rằng ông ấy có thể có khả năng kể điều gì đó này khác sau khi trở về - nhưng điều ấy đã tỏ ra khó khăn. Nó thật khó.
Lời của Kabir là:
Herat herat hey sakhi rahya Kabir herayi Bunda samani samunda men so kat heri jayi.
“Hỡi người bạn! tìm kiếm và dò tìm, Kabir đã bị mất dần. Giọt nước đã rơi vào trong đại dương, làm sao giọt nước có thể được tìm lại?”
Giọt nước rơi vào trong đại dương, làm sao đem nó trở ra lần nữa để nó có thể thuật lại điều đã xảy ra cho thế giới? Điều này đã là khó, nhưng Kabir sau đó đã thay đổi các dòng của bài ca, huỷ bỏ dòng trước, và nói, “Đó là sai lầm phạm phải bởi hấp tấp. Kinh nghiệm này là mới. Tôi hoàn toàn không thể hiểu cái gì đã xảy ra. Từ thói quen cũ tôi thấy các thứ xung quanh theo cách sai lầm.” Thế rồi ông ấy viết bài thơ khác đi:
Herat herat hey sakhi rahya Kabir herayi Samunda samana bunda men so kat hera jayi.
“Hỡi người bạn! tìm kiếm và dò tìm, Kabir đang mất dần. Đại dương đã rơi vào trong giọt nước, làm sao giọt nước có thể được tìm lại?”
“Đại dương đã giáng vào trong giọt nước. Giá như giọt nước đã rơi vào trong đại dương, có lẽ bằng cách nào đó tôi sẽ tìm lại được nó ra, nhưng chính điều đối lập đã xảy ra: chính toàn thể đại dương đã rơi vào trong giọt nước này. Bây giờ cho dù tôi muốn tôi sẽ không biết tìm đâu ra giọt nước này. Bây giờ giọt nước nào không thể nào được tìm ra.”
Những phương tiện đã tạo khả năng cho chúng ta biết được mọi thứ mà chúng ta đã biết trong thế giới này đều trở thành vô dụng trong việc biết điều xảy ra vào khoảnh khắc của samadhi. Bản thân chúng ta trở thành vô dụng. Chính sự tồn tại của chúng ta bị tan tành. Sự tồn tại lớn hơn nào đó, không giới hạn, bùng ra trên chúng ta - bất thần. Chúng ta chết trong quá trình này.
Samadhi là cái chết chung cuộc, lớn hơn cái chết vật lí; bởi vì trong cái chết vật lí chỉ thân thể chết, tâm trí vẫn tồn tại, trong khi trong samadhi tâm trí chết. Lần đầu tiên toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với tâm trí vỡ ra; lần đầu tiên tất cả dây nối của tâm trí đứt ra, làm cho chúng ta tách biệt. Và toàn thể tri thức của chúng ta là của tâm trí. Cho nên trong samadhi, lần đầu tiên, chúng ta đứng hoàn toàn dốt nát.
Để tôi nhắc lại nó: trong samadhi tri thức của chúng ta không còn ích gì, vì tất cả những tri thức đó được học bởi tâm trí, và tâm trí đó bị bỏ lại xa đằng sau, xa xăm. Chúng ta đã đi ra ngoài tâm trí. Người đã biết không còn là đồng hành ở đó nữa. Người đã hiểu mọi điều, người đã có tri thức về mọi lời nói và học thuyết, người đã tiêu hoá mọi kinh sách, bị bỏ lại xa đằng sau. Không chỉ lớp vỏ bên ngoài, thân thể, bị bỏ lại đằng sau, mà chính tâm trí bị bỏ lại đằng sau. Tất cả những cái đã từng là kinh nghiệm sâu sắc nhất của chúng ta đều bị bỏ lại đằng sau. Nhảy từ tâm trí, người tìm kiếm bây giờ đứng ở chính ngưỡng cửa của samadhi; bây giờ người đó không có cách nào để biết nữa.
Bất kì ai đi vào cánh cửa tới samadhi đều bỗng nhiên thành hoàn toàn dốt nát. Không có cách nào ở đó để biết bất kì điều gì, không hệ thống để biết về bất kì cái gì, không phương tiện để biết bất kì cái gì; chỉ việc biết thuần tuý còn lại. Rất khó cho bất kì thông tin nào sau khi quay lại. Ai có đó để cho thông tin? Ai có đó để đem đến tin tức? Nhưng thông tin đã được trao. Một số người đã nỗ lực không mệt mỏi để làm việc này.
Họ là những người từ bi nhất trong thế giới này, người đã cho thông tin sau khi trở về từ samadhi. Tại sao? Bởi vì ngay cả ham muốn trở về từ samadhi không nảy sinh. Trở về từ samadhi tựa như trở về từ một tình huống nơi bạn đã đạt được mọi thứ bạn muốn, nơi mọi mong ước đã được thực hiện, nơi không còn lí do nào cho dù chỉ một chuyển động nhỏ nhất, một hành động nhỏ nhặt nhất để trở về từ nơi như vậy.
Tương truyền rằng khi Phật đạt tới samadhi, ông ấy đã không ra khỏi nó trong bẩy ngày. Đấy là câu chuyện hay. Chuyện kể rằng tất cả các thần tụ tập dưới chân ông ấy, Indra bắt đầu khóc còn Brahma thì để đầu dưới chân Phật, tất cả họ đều yêu cầu Phật đừng vẫn còn như thế, “Bởi vì,” họ nói, “ngay cả chư thần chúng tôi cũng mong mỏi khát khao về thông điệp mà người trở về từ samadhi trao cho. Và biết bao người trong bao nhiêu kiếp sống chờ đợi ai đó trở thành phật và chuyển giao thông điệp sau khi trở về từ samadhi, để nói và kể về điều người đó đã biết. Cho nên xin đừng vẫn còn im lặng, xin thầy nói.”
Nhưng Phật nói, “Không ai còn lại ở đây để nói, không có ham muốn còn lại để nói. Hơn thế nữa, điều ta đã chứng kiến - thật khó ngay cả cho ta tin rằng nó có thể được nói ra. Thế thì cơ hội cho người nghe hiểu nó là ở đâu?”
Khi chư thần không đồng ý, Phật nói thêm, “Nếu các ông không đồng ý, ta sẽ nói; nhưng ta nói cho các ông rằng những điều ta có thể nói cho ai đó, tự bản thân ta sẽ không hiểu nếu như có ai đó khác kể chúng cho ta trước việc nhận ra riêng của ta. Cho nên làm sao bất kì ai khác sẽ hiểu? Qua kinh nghiệm này ta cũng đi đến việc hiểu khác, rằng những người sẽ có khả năng hiểu điều ta phải nói cũng có thể đạt tới không cần ta; còn những người không có khả năng hiểu điều ta phải nói - chẳng có nghĩa gì để nặn óc người ta ra trước họ.”
Nhưng chư thần đưa ra một luận cứ rất đáng yêu. Họ nói, “Chúng tôi có hiểu chứ, như thầy đã nói đúng, rằng những người có khả năng hiểu là những người đang đứng bên bờ của kinh nghiệm này, chỉ một bước nữa đi từ nó thôi; bằng cách nào đó họ cũng có khả năng vượt qua khoảng cách này nữa cho dù không có thầy. Không, chúng tôi không yêu cầu thầy nói cho họ. Và điều này nữa chúng tôi cũng chấp nhận, rằng có những người thậm chí còn chưa bước được bước nào trên con đường. Tiếng nói của thầy sẽ không tới những người này - họ sẽ không hiểu. Chúng tôi không yêu cầu thầy nói cho họ. Nhưng có những người ở giữa hai loại người này - những người có lẽ sẽ không có khả năng hiểu được nếu thầy không nói, nhưng có lẽ họ có thể hiểu được nếu thầy nói.”
Tuy thế chư thần nhấn mạnh vào ‘có lẽ’. Nhưng họ cũng nói thêm một điều nữa với Phật: “Những người trong loại ‘có lẽ’ này, họ có thể hiểu, họ có thể không hiểu. Nhưng ngay cả một người có thể đã hiểu cũng sẽ lỡ bởi vì thầy không nói... Thầy nghĩ về điều đó đi. Đấy sẽ là nỗi đau cho thầy, đấy sẽ là nỗi đau trên thầy. Và điều như vậy chư phật chưa bao giờ làm trước đây.” Thế là Phật nói.
Vào khoảnh khắc của samadhi điều rất tự nhiên là cảm thấy rằng bây giờ tất cả việc nói, kể, giải thích đều vô dụng. Kể cho ai? Nói cho ai? Ai nghe? Nhưng mặc tất cả những điều đó, một số người đã trở về từ samadhi.
Quay về tới bước suy tư, điều khó khăn nhất xảy ra cho những người như vậy. Do đó nghệ sĩ vĩ đại không phải là những người soạn ra bài hát hay bài thơ,  không  phải  là những người tạo ra bức tranh hay bức điêu khắc, mà nghệ sĩ vĩ đại là những người tại bước suy tư này đưa cái tuyệt đối vô hình và kinh nghiệm không thể cảm nhận được của samadhi thành thấy được và những bức tranh lời nói cảm nhận được. Nghệ sĩ vĩ đại là những người nỗ lực đó bằng cách nào đó, cho dù vài hướng dẫn có thể được cho... người tạo ra được một số thiết bị, phát minh ra được hệ thống tư tưởng nào đó, hệ quả nào đó của tư tưởng để từ đó cả bạn nữa cũng có được ít nhất một thoáng nhìn nhỏ, cảm giác sơ sơ, chút ít xúc động về kinh nghiệm đó - cho dù ở mức tinh thần.
Nhiều người đạt tới bước suy tư này. Nhưng bước cuối cùng - điều được gọi là shravana, lắng nghe, bước đầu tiên khi đi - cùng bước đó bây giờ trở thành pravachan, diễn thuyết, khi trở về từ chứng ngộ. Bước này là như nhau - nghe, nói. Điều là shravana, nghe đúng, trên đường hướng tới sammadhi trở thành pravachan, nói đúng, trên đường trở về từ samadhi.
Và nhớ lấy, trên bước đầu tiên đó hướng tới samadhi là đệ tử, và trên bước cuối cùng trên đường trở về từ samadhi là thầy, và cuộc gặp gỡ đã xảy ra giữa hai người là upanishad. Nơi người nghe hiện diện đúng và nơi người nói hiện diện đúng, hiện tượng gặp gỡ giữa hai người là upanishad.
Từ upanishad nghĩa là cái người ta biết khi ở gần thầy, cái người ta lắng nghe khi ngồi gần thầy, cái đi vào kinh nghiệm của người ta trong sự hiện diện của thầy, cái được vọng lại trong việc ở gần thầy, cái được động chạm tới trong sự gần gũi thầy.
Upanishad nghĩa là ngồi gần, ở gần, có sự gần gũi.
Cho nên công việc của đệ tử chỉ là lắng nghe, còn thầy nên chuyên chú vào bài nói. Người nghe không có đó, người nói không có đó; ở đây chỉ còn lại bài nói, chỉ còn lại khả năng lắng nghe, thế thì upanishad xảy ra.
Kinh nói:
Trong samadhi, các đối tượng của kinh nghiệm không tách biệt với linh hồn.
Dù đó là phúc lạc đang được kinh nghiệm, im lặng đang được kinh nghiệm, an bình đang được kinh nghiệm,  tính không đang được kinh nghiệm hay giải phóng đang được kinh nghiệm, không một kinh nghiệm nào trong những kinh nghiệm này có thể được bắt trong samadhi ... do đó chúng không được kinh nghiệm. Những khuynh hướng này không được kinh nghiệm một cách có ý thức.
Nhưng kinh nghiệm vinh quang này của người tìm kiếm, người đã đi ra từ samadhi, được suy diễn thông qua việc hồi tưởng của tâm trí...
Cho nên ngay cả Phật cũng không thể nói rằng nó là như vậy trong samadhi. Ông ấy nữa cũng chỉ nói chừng này, rằng chính suy diễn của ông ấy là nó là như vậy trong samadhi. Mahavira hay nói bất kì cái gì chỉ với chữ đầu ‘có lẽ’ được thêm vào. Ông ấy sẽ nói, “Có lẽ có phúc lạc ở đó.”
Không ai nên suy luận từ điều này rằng Mahavira không biết. Theo lời ông ấy nó dường như vậy - nếu Mahavira nói ‘có lẽ’, thế thì dường như là ông ấy cũng có đôi chút hoài nghi nào đó. Đấy không phải là do bất kì hoài nghi gì mà do cực kì trung thành với chân lí mà ông ấy nói như vậy. Trung thành của Mahavira với chân lí không hề bị ô uế và trinh bạch đến độ thật khó để tìm ra trung thành đến thế với chân lí ở đâu đó khác.
Cho nên điều Mahavira đang nói là ở chỗ tâm trí mà qua đó ông ấy biết điều này đã không hiện diện vào lúc kinh nghiệm. Với tâm trí, đây là tin tức nghe được từ một khoảng cách; nơi sự việc xảy ra, tâm trí không hiện diện. Tâm trí không phải là nhân chứng mắt thấy. Tâm trí đã đi mất. Bây giờ nó phải suy nghĩ và dùng suy diễn, nhưng biến cố đã xảy ra xa xăm.
Dường như là nếu ngồi ở đây chúng ta có thể thấy tuyết phủ trên đỉnh Gourishankar - từ đây! Tâm trí là xa về mặt vật lí với đỉnh núi đó, và nó chỉ còn suy diễn về cái lạnh tràn ngập ở đó trên đỉnh Gourishankar.
Do đó Mahavira dùng từ syat, có lẽ. Ông ấy nói rằng có lẽ có phúc lạc tối cao ở đó. Ông ấy nói như vậy bởi vì sự cực kì trung thành của ông với chân lí, bởi vì sau hết đây là suy diễn của tâm trí. Mahavira đã biết, với ông ấy nó không phải là suy diễn. Nhưng người biết trở thành một người biết nhiều đến độ vào khoảnh khắc biết không cái gì được kinh nghiệm. Khi Mahavira trở về trong tâm trí, sau việc biết...
Chúng ta hiểu điều đó theo cách này. Dường như là bạn đi lên đỉnh Gourishankar và trở thành một với cái lạnh ở đó, bản thân bạn trở thành cái lạnh. Hay bạn trở thành một với tuyết ở đó, bạn cũng đông cứng tựa như tuyết và do vậy không có kinh nghiệm nào bởi vì người kinh nghiệm không tách biệt chút nào nữa. Thế rồi bạn đi xuống từ đỉnh đó và sau khi tới vùng đất thấp bạn lấy ống nhòm và nhìn lại vào Gourishankar qua chúng. Kinh nghiệm của điều đã được biết vẫn còn dội lại bên trong. Nó gần gũi tới mức bởi vì thiếu khoảng cách cần thiết để biết nó không thể được biết. Nó đã đạt tới toàn quan bởi vì khoảng cách. Bây giờ nâng ống nhòm của tâm trí người ta nhìn lại. Bây giờ người ta cảm thấy qua suy diễn rằng có cái lạnh tột bực ở đó, có mở rộng của tuyết trắng tuyệt đối không tì vết, nó cao làm sao! Người ta cảm thấy rằng mọi sức hút đã biến mất, dường như người ta đã đạt tới cánh và có thể bay trên bầu trời. Bầu trời trong vắt làm sao! Người ta cảm thấy rằng bầu trời toàn mầu xanh biếc thậm chí mây cũng bị bỏ xa phía dưới và chỉ bầu trời trống rỗng mây còn lại.
Nhưng tất cả những điều này là ý nghĩ về sau khi đứng lại trên đất thấp. Do đó kinh nói: ... được suy diễn thông qua việc hồi tưởng của tâm trí.
Trong thế giới vô thuỷ, hàng triệu hàng triệu nghiệp, dấu ấn hành động đã được tích luỹ. Tất cả chúng đều bị samadhi này phá huỷ và pháp thanh tịnh, bản tính tự nhiên trưởng thành.
Trong kinh thứ hai này có hai từ rất có giá trị: karma (nghiệp) và dharma (pháp), hành động và tôn giáo.  Điều chúng ta làm là hành động và điều chúng ta là là tôn giáo. Tôn giáo nghĩa là tự tính của chúng ta và hành động nghĩa là điều chúng ta làm. Hành động nghĩa là tự tính của chúng ta đạt tới bên ngoài. Hành động nghĩa là chúng ta đạt tới bên ngoài bản thân chúng ta, vào trong thế giới. Hành động nghĩa là chúng ta nối với ai đó khác hơn bản thân mình. Tự tính nghĩa là tách biệt khỏi người khác, không có liên quan với thế giới - cái ‘tôi đây’, bản thể bên trong. Nó không liên quan gì tới việc làm của bạn. Nó không được tạo ra từ điều bạn làm. Nó hiện diện trước mọi việc làm của bạn. Nó là bản tính của bạn.
Có thể có sai lầm trong nghiệp, việc làm; không thể có sai lầm trong pháp. Nhớ lấy, từ pháp không có nghĩa tôn giáo ở đây. Pháp ở đây nghĩa là phẩm chất - tự tính của chúng ta, tự tính bên trong của chúng ta, bản thể chúng ta.
Cho nên việc làm càng nhiều, tự tính càng cứ bị che phủ. Tất cả những điều chúng ta làm cứ chôn vùi bản thể chúng ta bên dưới. Và có nhiều tầng việc làm của chúng ta đến nỗi dần dần, dần dần chúng ta quên hoàn toàn rằng có bản thể nào của chúng ta khác hơn với việc làm.
Nếu ai đó hỏi bạn, “Bạn là ai?” - bất kì câu trả lời nào bạn cho đều là về việc làm của bạn, không về bản thể bạn. Bạn nói bạn là kĩ sư, bạn nói bạn là bác sĩ, bạn nói bạn là doanh nhân. Bạn có nhận ra rằng kinh doanh là việc làm không? Bạn không phải là doanh nhân, bạn đang làm việc kinh doanh. Làm sao một người là bác sĩ? Một người có thể làm công việc của bác sĩ. Làm sao một người có thể là kĩ sư? Nếu một người có thể trở thành kĩ sư, người như thế sẽ bị mất. Người đó có thể làm công việc của kĩ sư. Kĩ nghệ là việc làm của người đó, công việc của người đó, không phải là bản thể của người đó.
Bất kì mô tả nào bạn nêu cho mình, nếu bạn nhìn sâu vào trong nó bạn sẽ thấy rằng bạn bao giờ cũng nói điều bạn làm và không bao giờ nói điều gì về bản thể bạn. Và bạn không thể nói được. Bản thân bạn không biết gì về nó, bạn chỉ biết điều bạn làm. Bạn hiểu thấu về phần việc làm - điều bạn làm, điều bạn có thể làm. Mọi điều bạn có khả năng nói là cái bạn đã làm trong quá khứ và cái bạn có thể làm trong tương lai. Tất cả những chứng chỉ đó bạn mang theo đều không nói gì ngoài điều bạn có thể làm, không phải là điều bạn là gì. Nếu bạn nói bạn là một sadhu, người tìm kiếm, điều đó có nghĩa là bạn là một người làm việc tìm kiếm. Nếu ai đó nói người đó là kẻ cắp, điều đó có nghĩa là công việc của người đó là đánh cắp các thứ. Hành động của người này là hành động tìm chân lí, hành động của người kia là hành động đánh cắp các thứ.
Nhưng bản thể của bạn là gì? Cái gì ở bên trong bạn? Khi bạn còn chưa được sinh ra từ bụng mẹ, là một sadhu, kẻ cắp, kĩ sư hay bác sĩ có ý nghĩa gì? Nếu ai đó hỏi bạn trong khi bạn còn đang trong bụng mẹ rằng bạn là ai, sẽ khó trả lời, bởi vì thế thì bạn chưa là kĩ sư, thế thì bạn chưa là bác sĩ, bạn chưa làm bất kì việc kinh doanh nào. Nếu ai đó hỏi bạn trong bụng mẹ của mẹ bạn, “Ai trong đó?” không câu trả lời nào là có thể cả. Hay bạn nghĩ điều đó là có thể? Bạn vẫn trong bụng mẹ - không câu trả lời nào có thể tới được.
Bây giờ nhiều phương pháp đã được khám phá để tẩy não. Bạn nói bạn là kĩ sư, nhưng nào bạn có thể bị tẩy, và sau việc tẩy não được thực hiện đúng, nếu bạn được hỏi, “Bạn là ai?” bạn sẽ chỉ còn lại trắng trơn, bởi vì con người bạn như một kĩ sư chỉ có trong hệ thống kí ức của bạn. Bạn đã học tập, đã được nhận chứng chỉ, đã làm cái gì đó, đã nhận được công lao hay lầm lỗi; tất cả nó trong kí ức của bạn, mà bây giờ đã bị tẩy sạch rồi. Bây giờ bạn không thể đưa ra bất kì câu trả lời nào cho việc bạn là ai. Nhưng bạn vẫn hiện hữu. Bản thể của bạn không thể bị xoá đi bởi việc tẩy xoá kí ức của bạn, nhưng dấu ấn về các hành động của bạn có thể bị tẩy đi.
Kinh này nói:
Trong thế giới vô thuỷ, hàng triệu hàng triệu nghiệp, dấu ấn hành động đã được tích luỹ.
Một cách tự nhiên, mọi ngày, từng khoảnh khắc, dấu ấn hành động đang được tích luỹ lại. Chúng ta đang ngồi, đứng, thở - hành động đang xảy ra. Chúng ta đang ngủ, mơ - hành động đang xảy ra. Không ai có thể chạy khỏi hành động, bởi vì chạy trốn cũng là hành động. Người ta sẽ đi đâu? Bạn sẽ đi và ngồi trong rừng sâu sao? Ngồi cũng là hành động. Bạn sẽ nhắm mắt ở đó sao? Nhắm mắt cũng là hành động. Bất kì cái gì bạn có thể làm, ở đâu có bất kì việc làm nào đều có nghiệp, hành động.
Từng khoảnh khắc biết bao nhiêu hành động đang được làm. Bóng dáng của chúng, kí ức của chúng, ấn tượng của chúng cứ tụ lại bên trong chúng ta. Bất kì cái gì bạn đang làm đều được tích luỹ lên bản thể bạn. Nó tựa như đường rãnh được làm trên đĩa hát. Khi bạn nghe đĩa, mọi thứ được lưu giữ trong những đường rãnh này trở nên sống động và bắt đầu tự biểu hiện nó lần nữa. Tâm trí bạn cũng hệt như vậy - một tuyển tập ghi lại tất cả các hành động của bạn, mọi thứ được tích luỹ lại. Bất kì cái gì bạn đã làm, các đường rãnh đã được hình thành lên bạn. Và những đường rãnh này là các kiếp sống vô tận của bạn. Nó là gánh nặng lớn. Và bạn cứ lặp đi lặp lại gần như cùng những điều đó mãi. Hoàn cảnh của bạn gần giống như chiếc đĩa hát cũ nơi kim mắc kẹt vào cùng một rãnh và bạn cứ tiếp tục chơi mãi nó - cùng một đường lặp lại bản thân nó lần nữa và lần nữa và lần nữa.
Bạn đang làm gì? Hôm qua bạn đã làm cùng một thứ, hôm kia bạn đã làm cùng một thứ, hôm nay bạn đang làm cùng một thứ, ngày mai bạn cũng sẽ làm cùng một thứ - cùng giận dữ, cùng tham lam, cùng gắn bó, cùng thèm khát, mọi thứ như cũ... bản ghi mòn cũ. Chiếc kim bị mắc kẹt vào một rãnh, không có khả năng vượt qua nó, và tạo ra cùng một âm thanh cứ thế lặp lại.
Đây là lí do tại sao có nhiều chán thế trong cuộc đời. Nhất định là như vậy rồi, bởi vì chẳng cái gì mới xảy ra.
Chiếc kim đơn giản không tiến thêm. Nhìn lại ba mươi, bốn mươi năm cuộc đời bạn mà xem: Bạn đã làm được gì rồi? Bạn vẫn đang chơi cùng một bản nhạc, cùng sự việc cứ lặp lại hàng ngày. Đây là điều những người thấy ở Ấn Độ hay gọi là avagaman, vòng sinh tử. Cùng một điều lặp lại, cùng một điều lặp lại; cùng một điều trong kiếp sống này, cùng một điều trong kiếp sống tiếp, cùng mọt điều trong kiếp sống sau kiếp này - câu chuyện của quá khứ là như nhau, câu chuyện của tương lai cũng là như nhau. Cùng ham muốn dục, cùng giận, cùng ghét, cùng tình  bạn,  cùng  thù  địch, cùng việc kiếm tiền, cũng việc làm nhà - và sau khi làm tất cả những thứ này một hôm người ta thấy rằng một cơn gió mạnh thổi tới và toàn thể ngôi nhà giấy đổ sập.
Nhưng hệt như đứa trẻ lập tức thu nhặt lại giấy vụn và bắt đầu làm lại ngôi nhà lần nữa, chúng ta cũng lập tức nhận việc sinh mới và bận bịu với việc xây nhà giấy mới. Lần này chúng ta cố gắng làm ngôi nhà mạnh mẽ hơn; nhưng kế hoạch làm nhà thì vẫn như cũ, cấu trúc ngôi nhà vẫn như cũ - tâm trí vẫn như cũ. Chúng ta kết thúc việc làm hệt như cũ và cứ chìm đắm theo cùng cách cũ, hết lần này đến lần khác.
Không chỉ mặt trời lặn mọi chiều và lại mọc buổi sáng - bạn cũng cứ lặn và mọc ra theo cùng cách thức. Nó là vòng tuần hoàn, chiếc bánh xe. Từ samsara (luân hồi) có nghĩa là chiếc bánh xe, cứ quay mãi, trên cùng một trục.
Nghiệp vô tận, dấu ấn hành động được tích luỹ, bị phá huỷ bởi samadhi này. Điều này đáng hiểu, bởi vì nhiều người nghĩ rằng nếu dấu ấn hành động xấu được tích luỹ, chúng ta phải phá huỷ nó bằng hành động tốt. Họ lầm. Dấu ấn hành động xấu không thể bị phá huỷ bởi dấu ấn hành động tốt. Dấu ấn hành động xấu vẫn sẽ còn không bị động tới và hành động tốt sẽ được tích luỹ - đó chính là điều sẽ xảy ra nhiều nhất. Chúng không huỷ lẫn nhau. Không có cách nào để chúng huỷ lẫn nhau được.
Một người phạm phải lỗi lầm ăn cắp, thế rồi người đó ăn năn và trở thành sadhu, người tìm  kiếm, người tốt.  Bằng cách trở thành sadhu, những dấu ấn hành động đó của kẻ cắp vẫn nằm bên trong người đó không bị huỷ đi. Không có cách nào làm điều đó. Dấu ấn hành động tách biệt, dấu ấn của việc là sadhu, hình thành. Dấu ấn hành động của việc là sadhu không trùng với dấu ấn hành động của việc là kẻ cắp. Sadhu đó làm gì với kẻ cắp? Bạn đã là kẻ cắp, bạn đã vẽ một loại rãnh hành động trên tâm trí. Thế rồi bạn trở thành sadhu. Bây giờ rãnh hành động của việc là sadhu không được vẽ đè lên rãnh hành động của việc là kẻ cắp, bởi vì việc là sadhu là việc xảy ra của phần khác của tâm trí bạn so với phần của việc là kẻ cắp.
Thay vì thế cái gì xảy ra?
Trên các rãnh hành động của kẻ cắp, rãnh hành động của sadhu được lèn vào; không cái gì bị huỷ cả. Sadhu cưỡi lên trên kẻ cắp, đó là mọi điều xảy ra. Điều này nghĩa là một người khác, một kẻ cắp-sadhu, được sinh ra. Cái tốt của việc là sadhu không thể huỷ đi cái xấu của việc ăn cắp. Kẻ cắp tiếp tục vẫn còn bên trong, chỉ việc chồng lên xảy ra - đơn thuần một người nữa cưỡi lên chóp của nó.
Cho nên cho dù kẻ cắp yên vị theo một đằng, cho dù sadhu yên vị theo một đằng, nhưng cái món hẩu lốn kẻ cắp và sadhu được tạo ra ấy là rắc rối lớn. Đó là xung đột liên tục bên trong, bởi vì kẻ cắp tiếp tục nỗ lực của nó và sadhu tiếp tục nỗ lực của mình. Và một mình Thượng đế biết có bao nhiêu dạng khác nhau chúng ta đã tích luỹ bên trong mình, không huỷ bỏ lẫn nhau, được tạo ra tách biệt và vẫn còn lại như vậy. Do đó kinh này nói rằng chúng bị phá huỷ tất cả qua samadhi.
Hành động không huỷ bỏ hành động. Vô hành động phá huỷ hành động. Hiểu điều này cho đúng: hành động không huỷ bỏ hành động, hành động chỉ làm cho hành động thêm dầy đặc. Chỉ vô hành động huỷ bỏ được hành động. Và vô hành động được đạt tới trong samadhi, khi người làm không tồn tại thêm chút nào nữa.
Khi chúng ta đạt tới trạng thái đó của tâm thức, nơi chỉ còn hiện hữu, không có việc làm nào cả, nơi thậm chí không một gợn việc làm nào nảy sinh, nơi chỉ có hiện hữu, sự tồn tại bao giờ cũng còn lại - hiện hữu, không phải là việc làm - trong khoảnh khắc của hiện hữu đó, người ta bỗng nhiên nhận ra rằng tất cả những hành động mình đã từng làm trước đây không phải do mình làm. Một số hành động do thân thể làm - để thân thể chịu trách nhiệm về chúng. Một số hành động do tâm trí làm - để tâm trí chịu trách nhiệm về chúng. Nhưng bạn đã không làm bất kì hành động nào cả.
Đồng thời với việc nhận ra này mạng lưới tất cả các dấu ấn hành động đều bị phá huỷ. Tính linh hồn là việc huỷ bỏ mọi hành động. Chính do mất tính linh hồn mà ảo tưởng rằng, “tôi đã làm,” được tạo ra.
Khi một người ăn cắp, điều ấy được kích hoạt hoặc bởi thân thể người đó hoặc bởi tâm trí người đó. Thân thể ai đó đến một hoàn cảnh mà việc ăn cắp phải được thực hiện. Một người bị đói, thân thể thúc ép người đó làm việc ăn cắp. Linh hồn không bao giờ phạm vào việc ăn cắp. Có cái đói của thân thể, cái đau của nó, và cái khổ của nó; hay con của ai đó sắp chết và không có tiền thuốc thang - người ta ăn cắp. Tất cả những điều này là việc ăn cắp từ thân thể.
Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa có khả năng phân biệt được giữa ăn cắp từ thân thể và ăn cắp từ tâm trí. Ăn cắp từ thân thể nghĩa là chính xã hội là tội phạm. Ăn cắp từ tâm trí nghĩa là bản thân người đó là tội phạm - ăn cắp do tâm trí là vấn đề khác. Người đó không cần thứ gì, ở nhà két bạc người đó đầy ắp, nhưng người đó thấy một xu nằm trên đường và người đó nhặt nó nhét vào túi. Bây giờ, người này là kẻ cắp từ tâm trí. Không phải vì nhu cầu của thể chất; thân thể người đó không van nài người đó ăn cắp, nhưng do tính tham của người. Một xu này thực sẽ không thêm cho của cải người đó, nhưng cái gì đó sẽ được thêm vào, ít nhất cũng là một xu.
Người đó có thể có hàng triệu ru pi, nhưng ý định nhặt một xu vẫn có đó - người này là tội phạm thực. Nhưng người đó không bao giờ bị bắt. Chính kẻ cắp đánh cắp do nhu cầu thân thể mới bị bắt. Thủ phạm thực là kẻ khác, bởi vì người đó không có lí do nào hết cả - về mức độ thân thể - để ăn cắp, vậy mà người đó vẫn ăn cắp. Ăn cắp là thói quen của nó, người đó thu được tinh tuý từ việc ăn cắp.
Tâm lí nói về một loại bệnh có tên là thói tắt mắt. Đấy là bệnh của tâm trí. Hầu hết mọi người đều chịu loại bệnh này, nhưng chỉ một số người, những người có bệnh trở nên cấp tính, mới đi vào chú ý của tâm lí.
Tôi có quen biết một giáo sư, một người giầu có, rất phong lưu, người có mọi thứ mà người ta phải thèm muốn, nhưng ông ta chỉ có một đứa con và đứa con này có thói tắt mắt. Nó phải chịu đựng bệnh ăn cắp vặt này. Nó lấy bất kì thứ gì - chẳng thành vấn đề thứ đó là cái gì. Nếu nó đến nhà bạn và thấy một cái khuy trên sàn, nó sẽ lập tức nhét ngay vào túi quần. Nó không dùng gì cái khuy cả. Thậm chí thấy cây kim khâu nằm đâu đó nó cũng cho luôn vào túi nó. Nó sẽ nhìn vào cuốn sách của bạn rồi xé ra một trang và nhét vào túi.
Ông giáo sư này có lần hỏi tôi phải làm gì với nó, bởi vì nó không lấy những thứ mà bạn cảm thấy nó thực sự ăn cắp và là kẻ cắp. Nó chỉ toàn lấy những thứ tầm thường. Đứa trẻ này đã học đến bậc thạc sĩ. Nó thông minh. Tôi đã phát triển một chút quan hệ với nó, cho nên nó cho tôi xem buồng riêng của nó, nơi nó cất mọi thứ nó đã đánh xoáy. Từng thứ đều được dán nhãn chỉ rõ ai đã bị lừa về việc nào đó, từ nhà ai thứ khác nào đó bị loại ra, vân vân. Nó hứng thú với sự kiện rằng cho tới nay không ai có khả năng biết được ai đã lấy đi thứ nào đó và lấy ra làm sao. Nếu nó đã lấy một cái khuy từ nhà bạn, trên nhãn được viết, “Tôi đã mang đi từ nhà người nọ người kia, ngay trước mũi họ mà họ thậm chí không mảy may nghi ngờ rằng điều như thế đã xảy ra.”
Bây giờ mối quan tâm trong việc đánh cắp là một kiểu khác. Nó không có liên can gì tới nhu cầu thân thể. Kẻ cắp hoặc là từ thân thể hoặc là từ tâm trí, không có kẻ cắp từ linh hồn. Cho nên ngày bạn bước vào linh hồn mình, bạn bỗng nhiên nhận ra, “Mình đã không làm việc ăn cắp đó, mình đã không thực hiện hành động đó; mình chỉ hiện diện trong hành động đó. Đúng là những hành động đó không thể nào đã bị phạm phải mà không có mình. Cũng đúng là mình đã không phạm vào những hành động đó.”
Khoa học hay dùng một từ, rất giá trị và có ý nghĩa - chất xúc tác. Nếu bạn phân tích nước bạn sẽ thu được hiđrô và ô xi, không gì khác. H2O là công thức - hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ô xi tạo thành nước. Nhưng nếu bạn trộn lẫn hai nguyên tử hiđrô với một nguyên tử ô xi, bạn không thu được nước.
Điều này rất thú vị. Khi bạn phân chia nước, bạn được hai phần hiđrô và một phần ô xi. Một cách tự nhiên, khi bạn trộn hai phần này theo cùng một tỉ lệ bạn đáng phải thu được nước. Nhưng điều đó không xảy ra. Có một thứ nữa mà sự hiện diện của nó được cần tới để làm ra nước. Nó không đi vào công thức thực tại, nhưng bản thân công thức chỉ xảy ra trong sự hiện diện của nó. Cái đó là điện, trong trường hợp này, và nó được gọi là chất xúc tác. Trên trời, khi sét xảy ra, nó hành động như tác nhân xúc tác và nước được tạo nên từ ô xi và hiđrô hiện diện trong không trung. Nó không làm gì cả, nó không đi vào trong nước, nhưng sự hiện diện của nó là cần thiết.
Nếu bạn lấy hiđrô và ô xi rồi cho dòng điện chạy qua nước sẽ được hình thành. Nhưng nếu bạn phân chia nước đó bạn chỉ thu được hiđrô và ô xi, không được điện. Điều ấy có nghĩa là điện không đi vào trong nước như một thành tố của nước, nhưng nước không thể được tạo ra nếu thiếu sự hiện diện của nó. Khoa học gọi hiện tượng đặc biệt này là tác nhân xúc tác.
Bạn không thể phạm lỗi ăn cắp bằng không có sự hiện diện của linh hồn. Linh hồn tựa như tác nhân xúc tác, sự hiện diện của nó là cần thiết. Một mình thân thể - chỉ một mình thân thể thôi - không bao giờ phạm vào bất kì ăn cắp nào. Cho dù bạn đút tiền vào túi người chết, điều đó sẽ không được gọi là kẻ cắp khi bị phát hiện. Cái xác phải xoay xở thế nào với việc ăn cắp? Vì đó là cái xác nên nó không thể thực hiện được những hành động như thế.
Một mình tâm trí cũng không thể là kẻ cắp được. Dù cho tâm trí nghĩ gì đi chăng nữa, nó cũng không thể một mình phạm phải tội ăn cắp. Không chỉ có điều đó, nếu không có linh hồn bên trong nó thậm chí còn không thể nghĩ được. Sự hiện diện của linh hồn là cần thiết, chỉ thế thì việc ăn cắp xảy ra. Nhưng dầu vậy, rồi một ngày nào đó người ta đạt tới linh hồn người ta thấy rằng việc ăn cắp đã xảy ra trong sự hiện diện của linh hồn nhưng linh hồn đã không can dự vào việc ăn cắp. Linh hồn chỉ hiện diện. Hiện diện của nó mạnh đến mức mọi thứ bắt đầu xảy ra.
Mẩu nan châm đang nằm kia; mạt sắt bị hút vào. Có lẽ bạn có thể nghĩ rằng nan châm đang hút chúng - bạn lầm. Chính sự hiện diện của nan châm là đủ. Nó không phải hút, nó không phải nỗ lực gì để hút cả. Nan châm không phải co bất kì cơ bắp nào để lôi kéo mạt sắt về nó. Nam châm thậm chí không biết rằng nó đang hút. Chính sự hiện diện của nan châm và mạt sắt bắt đầu bị hút.
Chính sự hiện diện của linh hồn và hành động bắt đầu có; thân thể được kích hoạt, tâm trí được kích hoạt và hành động bắt đầu cuộc hành trình của nó. Cái ngày bạn vào lại linh hồn này, trong samadhi, bạn được tự do khỏi mọi dấu ấn hành động - không phải bởi vì những hành động này có cách nào đó bám vào bạn mà bởi vì chúng chưa bao giờ bám vào bạn ngay chỗ đầu tiên. Trước đây bạn còn chưa bao giờ đạt tới cái ta bên trong của mình, chỗ mà bạn sẽ hiểu rằng bạn là không bị gắn vào đâu cả.
Quan điểm này của Upanishad theo một nghĩa nào đó chống lại đạo đức rất nhiều. Bởi vì điều này đã có phản đối quyết liệt đối với Upanishad sâu bên trong tâm trí. Bất kì ai là người đạo đức cũng đều yêu cầu bạn huỷ bỏ hành động xấu bằng hành động tốt, thực hiện những hành động tốt và không làm những hành vi xấu. Upanishad nói rằng việc thực hiện những hành vi như vậy là sai. Dù cho bạn có thực hiện hành vi tốt hay hành vi xấu, đấy cũng chỉ là điều thứ yếu.
Khái niệm của bạn về việc làm, rằng bạn là người làm – cái đó là ác.
Ác cũng có hai kiểu: ác tốt và ác xấu, nhưng cả hai đều là ác cả, vì việc tin rằng bạn làm điều gì đó là ảo tưởng. Bạn chỉ hiện diện và hành động xảy ra; hành động xảy ra chỉ trong sự hiện diện của bạn. Bạn chỉ là nhân chứng, không phải là người làm.
Cái ngày bạn nếm trải sự hiện diện này không như người làm mà như nhân chứng, bạn sẽ thấy ra rằng dù bất kì cái gì đã từng xảy ra chỉ xảy ra xung quanh bạn; bất kì điều gì đã từng xảy ra bạn đã không làm, nó chỉ xảy ra xung quanh bạn. Các sự kiện đã xảy ra, xảy ra ngay cạnh bạn, nhưng bạn vẫn xa khỏi nó.
Cũng hệt như khi bạn mơ ban đêm và bạn tỉnh dậy vào buổi sáng và bạn nói, “Tôi có giấc mơ”; bạn vẫn còn tách biệt với nó. Có thể là bạn phạm tội ăn cắp trong giấc mơ, có thể là bạn trở nên bị tù trong giấc mơ, có thể là bạn tự cứu được mình khỏi bị tù bằng cách hối lộ. Bất kì cái gì có thể xảy ra trong giấc mơ, nhưng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mơ biến mất hoàn toàn - dường như nó chưa bao giờ xảy ra cả. Sau khi thức dậy vào buổi sáng bạn không tự coi mình là kẻ cắp.
Nhưng đã bao giờ bạn có ý nghĩ: mơ liệu có thể có đó mà không có mình không? Mơ có thể xảy ra bởi vì bạn còn có đó. Nếu bạn không có đó... mơ sẽ không xảy ra cho xác chết. Mơ xảy ra bởi vì bạn có đó, sự hiện diện của bạn là cái cần phải có để cho nó xảy ra. Vậy mà lúc tỉnh dậy vào buổi sáng bạn không cảm thấy bận tâm rằng mình phạm tội ăn cắp. Làm gì bây giờ để bù lại điều đó? Nhịn ăn, trừng phạt, làm từ thiện, từ bỏ? Làm gì? Không bạn không cảm thấy phải làm gì cả. Mơ thậm chí cũng không còn lại trong trí nhớ quá hai phút sau khi thức. Nó biến mất tựa như làn khói.
Trong trạng thái của samadhi đúng, toàn bộ cuộc sống tựa như giấc mơ, dù người ta đã sống bất kì cái gì... không chỉ trong kiếp sống này mà trong vô hạn kiếp sống để đi tới trạng thái samadhi. Giống như vào buổi sáng khi bạn đi tới trạng thái thức từ giấc ngủ, tương tự như vậy, khi bạn tới trong samadhi từ cái gọi là trạng thái thức, toàn thể cái vòng quá khứ, mọi chất liệu mơ đều tan biến tựa khói.
Người đã đạt tới trong samadhi lần đầu tiên biết rằng, “Mình chỉ hiện hữu; mọi hành động đã xảy ra gần mình tựa như mơ.” Và không lo âu hay nuối tiếc gì về chúng còn lại. Không còn lại tự ca ngợi - “Mình đã làm hành vi vĩ đại làm sao” - không còn tự kết án, “Mình làm hành vi tầm thường làm sao.” Không, mọi thứ đều biến mất.
Trong mơ của bạn, dù bạn là hoàng đế, sannyasin vĩ đại, kẻ sát nhân hay kẻ cắp - không người nào trong số đó làm thay đổi hương vị của cốc trà buổi sáng của bạn. Tất cả ba điều này trở nên vô nghĩa. Không phải là nếu bạn là hoàng đế trong mơ thế thì buổi sáng bạn uống trà mơ về giấc mơ, hay nếu bạn là kẻ cắp, tên vô lại, tên sát nhân trong mơ, thế thì bạn cảm thấy mặc cảm và chén trà mang vị chát. Bạn không bỏ uống trà vì bạn đã là sadhu, hiền nhân trong giấc mơ. Cũng không xảy ra là bạn nghĩ, “Mình đã từng là thánh nhân cả đêm dài và bây giờ mình uống trà vào buổi sáng sau - hành động đáng xấu hổ làm sao.” Không, khi bạn uống trà buổi sáng mọi giấc mơ của bạn đã qua rồi.
Tôi đã từng nghe... Rinzai là một thiền sư vĩ đại ở Nhật, và một lần, khi ông ấy thức dậy vào buổi sáng, ông ấy nói với đệ tử đang đứng cạnh đó, ‘Ta sẽ kể lại giấc mơ đêm qua nếu ông giải thích cho ta.”
Đệ tử của ông ấy nói, “Xin thầy đợi vài phút, trước hết tôi phải bưng nước cho thầy rửa mặt và rửa tay đã.”
Đệ tử đem nước tới. Rinzai rửa mặt và rửa tay rồi mỉm cười. Vào lúc đó một đệ tử khác tới. Rinzai nói, “Đêm qua ta đã có giấc mơ. Ta đang định kể giấc mơ đó cho đệ tử thứ nhất, yêu cầu anh ta xác định nó, nhưng anh ta đã xác định nó trước khi ta kể cho anh ta. Vậy thì ông sẽ xác định nó chứ? Ta sẽ kể nó cho ông chứ?" Đệ tử kia nó, “Xin thầy vui lòng đợi một phút, để tôi mang cốc trà lên cho thầy đã rồi chúng ta sẽ xem.”
Sau khi trà được đem lên, Rinzai cười to và nói, “Ta rất hài lòng, bây giờ không cần kể lại giấc mơ làm gì.” Có một người nữa hiện diện theo dõi mọi điều này. Người đó nghĩ thật quả không có giới hạn nào cho xuẩn ngốc. Người đó nói, “Có giới hạn cho mọi điều chứ. Giấc mơ thậm chí còn chưa được kể ra mà việc xác định đã làm xong rồi, và mọi thứ đã được giải quyết.” Người đó yêu cầu Rinzai ít nhất thuật lại giấc mơ để cho người ta còn biết được giấc mơ về gì.
Rinzai nói, “Ta thử các đệ tử của ta đấy thôi. Nếu như họ biểu lộ bất kì sự sẵn sàng xác định ra giấc mơ ta sẽ tống cổ họ ra khỏi đạo tràng. Có cần phải xác định giấc mơ không? Nó đã là mơ, và sự việc xong rồi. Người thứ nhất đã làm điều đúng. Người đó nói, ‘Vẫn còn bóng dáng giấc mơ lấp ló cho nên xin thầy rửa mặt bằng nước lạnh.’ Người thứ hai cũng làm điều đúng: ‘Có lẽ việc rửa mặt vẫn chưa đủ, mơ vẫn còn phảng phất trong tâm trí, cho nên xin thầy uống cốc trà nóng và thức dậy!’ - và đó là việc xác định giấc mơ. Có thể có cách xác định nào khác về giấc mơ không? Chỉ thức dậy là giấc mơ trở thành vô nghĩa. Cái gì có đó để mà xác định trong nó? Không ai bận tâm tới việc xác định điều vô nghĩa.”
Điều chúng ta gọi là hành vi lớn, hành vi nhỏ, hành vi tốt, hành vi xấu - biết bao phân chia mà chúng ta còn chưa làm nữa - đạo đức, vô đạo đức, hạnh kiểm tốt, hạnh kiểm xấu; tất cả chúng trở thành vô nghĩa, vô tích sự trong samadhi. Khi thức tỉnh trong samadhi người ta thấy ra rằng tất cả chỉ là giấc mơ dài, vô tận, vô hạn, và người ta chỉ hiện diện ở đó. Bạn chưa bước vào nó, bạn vẫn đứng bên ngoài. Đây là lí do tại sao mọi dấu ấn hành động đều bị phá huỷ, và pháp, tự tính, nảy sinh. Khi mọi dấu ấn hành động đều bị huỷ bỏ, khi mọi thứ mà chúng ta can dự vào đều bị huỷ bỏ, chúng ta đi tới biết cái chúng ta đang là, cái là bản thể của chúng ta, tự tính của chúng ta. Tự tính là pháp, tôn giáo.
Những người biết về yoga gọi nó là Dharmamegha - đám mây mưa pháp - samadhi, bởi vì nó mưa rào xuống hàng nghìn dòng suối cam lồ pháp, bản tính tự nhiên, tựa như đám mây mưa.
Dharmamegha là một từ hay. Mây chúng ta đã thấy. Khi ở Ashadh, tháng đầu tiên của mùa mưa tới, mây tụ tập trên bầu trời. Nhưng chúng ta không nhận biết về toàn thể hiện tượng này. Những đám mây đó tụ tập trên trời ở Ashadh, và công bắt đầu múa. Những đường nứt nẻ lớn kéo dài trên đất do cái nóng mùa hè, dường như là đất há môi, như là đất mở cửa mọi phía để uống từng giọt nước cho sự thoả mãn của trái tim nó. Và cơn khát mà đất phải đợi chờ lâu thế, và cơn khát mà cây cối đã phải bơ phờ tựa như cá bị quẳng lên cát khô. Thế rồi những đám mây này tụ lại trên trời và mưa bắt đầu trút xuống dưới bóng của mây đen, và điệu vũ, một bài ca giăng ra khắp nơi.
Dharmamegha là hiện tượng tương tự như với Ashadh xảy ra bên trong bạn. Dường như là bản thể bạn đã khát nước không biết bao nhiêu kiếp rồi, những đường nứt nẻ đã xuất hiện trong nó, không có dấu vết nào của nước ở bất kì đâu mà có thể làm dịu nó. Bạn đã uống nước, nhưng điều ấy chỉ làm tăng thêm cơn khát chứ không làm dịu được nó. Bạn đã uống bao nhiêu kiểu nước, đã đi qua nhiều nguồn nước, và ai biết điều bạn đã không tìm kiếm và nắm giữ. Nhưng mọi lần hi vọng biến thành thất vọng, không cái gì tới tay bạn. Cơn khát này và mảnh đất nứt nẻ của toàn thể bản thể bạn, đầy những khao khát... những đám mây mưa lần đầu tiên tụ tập trên nó vào khoảnh khắc của samadhi. Ashadh đến bên trong, và cơn mưa rào cam lồ - đó chỉ là biểu tượng - cơn mưa rào cam lồ bắt đầu xảy ra lần đầu tiên. Lần đầu tiên, vào những khoảnh khắc của samadhi, linh hồn được tắm táp và nước cam lồ bắt đầu trút xuống từ những đám mây đó trong vô hạn những luồng mạch.
Mô tả này chỉ là biểu tượng. Điều thực sự xảy ra còn lớn hơn nhiều lắm. Gọi nó là cam lồ thực tế không thể cho chúng ta ý tưởng nào về nó. Nhưng dầy vậy chúng ta vẫn có được chỉ dẫn nào đó rằng đám mây tụ tập trên trời... mưa rào bắt đầu từ chúng và linh hồn, cơn khát đời kiếp được thoả mãn.
Những người biết về yoga gọi nó là Dharmamegha - đám mây mưa pháp - samadhi, bởi vì nó trút xuống dòng suối cam lồ pháp, bản tính tự nhiên, tựa như đám mây mưa rào.
Nhưng tại sao nó được gọi là dharmamegha? Bởi vì lần đầu tiên tự tính trút xuống người ta. Pháp nghĩa là tự tính.
Bất kì điều gì chúng ta đã biết cho tới nay đều là bản tính của người khác. Đôi khi cái đẹp được thấy là ở trong ai đó khác. Đôi khi tình yêu được nhận nó là từ ai đó khác. Hạnh phúc được nhận, bất hạnh được nhận. Nó bao giờ cũng từ người khác, mọi thông tin đều qua người khác; không có kinh nghiệm nào của riêng người ta. Ai đó khác, ai đó khác, ai đó khác - bao giờ cũng người khác, và chỉ người khác là quan trọng. Bây giờ lần đầu tiên người khác bị vứt bỏ đi và cái ta bắt đầu mưa rào lên cái ta. Điều đó tựa như chiếc lò xo của chúng ta bật tung ra, điều đó tựa như người ta đã tìm thấy suối nguồn riêng của mình và cái ta bắt đầu mưa rào lên cái ta.
Dharmamegha nghĩa là tự tính đã bắt đầu mưa rào xuống. Bản thân bạn trở nên được tắm trong nó, được chìm ngập trong đó; trở nên tươi tắn, trở nên mới mẻ. Mọi dấu ấn hành động, mọi bụi bẩn, mọi thứ lộn xộn trong cuộc hành trình vô hạn, mọi rác rưởi đã tụ tập trên ngoài ta, tất cả bị quét sạch. Tất cả những cái còn lại là bản tính, tự phát; mọi cái còn lại là bản thân người ta, không gì khác.
Theo một nghĩa nào đó chúng ta có thể gọi nó là phúc lạc tối thượng, theo một nghĩa nào đó chúng ta có thể nói đây là kho báu tối thượng, và theo một nghĩa nào đó chúng ta cũng có thể nói đây là cái nghèo tối thượng. Nếu chúng ta nghĩ về điều thiêng liêng, con người này đã đạt tới của cải tối thượng. Đó chính là dharmammegha samadhi cái Jesus gọi là “Nghèo của tâm linh.” Khi ai đó đạt tới điểm này, người đó trở thành nghèo về mọi phương diện. Bây giờ  người  đó không còn gì ngoài bản thân người đó, không cái gì khác còn lại ngoại trừ cái ta riêng của người ta. Đây là điều được gọi là nghèo.
Đây là lí do tại sao Phật gọi sannyasin của mình là bhikkhu khất sĩ, không là swami. Đó là vì dharmammegha samadhi. Phật nói, “Ta không gọi sannyasin của ta là swami, ta sẽ gọi họ là bhikkhu.” Nhưng chúng mang nghĩa cùng một điều. Nếu bạn nhìn từ phía thế giới, họ đã trở thành khất sĩ - bhikkhu, kẻ ăn xin. Nếu bạn nhìn từ phía của điều thiêng liêng, họ đã trở thành swami, người chủ, hoàng đế.
Người Hindu đã dùng từ swami từ khía cạnh khác: sau khi đạt tới samadhi, lần đầu tiên người ta trở thành hoàng đế, người chủ. Cho đến tận bây giờ người ta đã từng là kẻ ăn xin, ăn xin tứ phương, với tay chắp lại và bát ăn xin chìa ra. Cho đến tận bây giờ linh hồn bạn đã từng không là gì khác hơn cái bát ăn xin. Bất kì mẩu vụn bánh mì ai đó ném vào trong bát ăn xin đó là kho báu duy nhất của bạn. Đồ ăn thừa, thức ăn ôi thiu, cũ mốc, mẩu vụn bánh rơi xuống từ bàn ăn - bạn kí cóp tất cả và coi nó như kho báu của mình. Người đó đã là kẻ ăn xin mãi tới giờ.
Do đó người Hindu đã gọi sannyasin - người từ bỏ - đạt tới dharmammegha samadhi là swami. Nhưng Phật nói, “Bất kì cái gì có đó cho tới lúc này - tất cả giầu có, đế quốc, toàn bộ thế giới - tất cả đã bị bỏ lại đằng sau. Không cái gì của người khác còn lại, chỉ mỗi cái ta. Cái nghèo tối thượng đã xảy ra. Khi bạn một mình không có bất kì cái gì khác, thậm chí không quần áo, thậm chí không nhà riêng của mình, thậm chí không đất riêng của mình - không cái gì còn lại là của riêng bạn mà chỉ mỗi cái ta... ai có thể nghèo hơn? Ngay cả kẻ ăn xin cũng có cái gì đó khác hơn cái ta của người đó. Nó có thể nhỏ, nhưng nó là cái gì đó; cái gì đó khác hơn cái ta của người đó. Nó có thể chỉ là bộ đồ lót, nhưng cái đó nữa cũng là của cải.”
Ngay cả kẻ ăn xin cũng chưa là kẻ ăn xin đến mức người đó là tất cả một mình, không cái gì khác.
Phật đã nói với các khất sĩ rằng thế giới sẽ bị vứt bỏ khỏi họ theo cách không cái gì còn lại, theo cách thậm chí một dấu vết của thế gian cũng không còn lại. Bạn trở thành kẻ ăn xin toàn bộ khi có liên quan tới thế gian và mọi của cải.
Nhưng hai điều này là một. Người trở thành kẻ ăn xin từ phía thế gian trở thành swami từ phía linh hồn. Người trở thành swami từ phía linh hồn trở thành kẻ ăn xin của thế gian. Đó là lí do tại sao chúng ta có nhiều kính trọng đến thế đối với khất sĩ, như chưa bao giờ có cho bất kì người nào có của cải. Chúng ta tấn phong khất sĩ lên ngôi mà chúng ta chưa bao giờ tấn phong cho hoàng đế. Từ khất sĩ trở thành đáng kính.
Bây giờ nghĩa của từ khất sĩ là kẻ ăn xin, và nếu bạn gọi ai đó là khất sĩ, người đó sẽ muốn đánh bạn. Nhưng Phật gọi những đệ tử ân huệ nhất của mình là khất sĩ. Bất kì ai được ông ấy gọi là khất sĩ đều trở nên được ân huệ. Đôi khi những người như thế tạo ra vấn đề ngay cả trong lĩnh vực ngôn ngữ. Những người như Phật làm cho ngôn ngữ bị đảo lộn. Đã có ý nghĩa rõ ràng cho từ khất sĩ và ông ấy làm biến chất nó. Ông ấy cho nó một nghĩa hoàn toàn mới - khất sĩ trở thành hoàng đế. Nếu hoàng đế cúi lạy dưới chân khất sĩ, điều đó ban cho khất sĩ danh giá lớn lao.
Dharmammegha samadhi làm cho người ta là kẻ ăn xin bên ngoài nhưng là hoàng đế bên trong.
Trong samadhi này, mạng lưới ham muốn tan biến hoàn toàn và những tầng dầy nghiệp tích tụ, dù đức hạnh hay tội lỗi, đều bị nhổ bật mọi gốc rễ tại chính ngọn nguồn của chúng.
Nhớ lấy, cả đức hạnh lẫn tội lỗi. Đây là chiều sâu của suy nghĩ Upanishad. Bụi rậm đức hạnh và tội lỗi, cả hai; tất cả những điều tốt bạn đã làm, điều đó nữa, tất cả những điều xấu bạn đã làm, điều đó nữa... bụi rậm của cả hai bị phá huỷ tận gốc rễ của chúng.
Đừng nghĩ rằng khi bạn đạt tới Thượng đế bạn sẽ giữ bảng kê ngân hành về đức hạnh của bạn cùng bạn - “Con đã làm nhà trọ cho người khác ở không mất tiền. Con đã xây đền chùa. Con đã cho một số người brahmin thức ăn. Ngài có bản ghi về điều đó không?” Nếu bạn tới cổng thiên đường với bản kê về những điều này, chả thành vấn đề biển ở lối vào ghi 'Thiên đường', bên trong bạn sẽ thấy chỉ địa ngục.
Theo ngôn ngữ thế gian, đức hạnh và tội lỗi đằng cao đằng thấp. Tội lỗi là xấu còn đức hạnh là tốt. Điều này có thể ổn thoả theo cái nhìn của xã hội, nhưng trong cái nhìn tối thượng của pháp, cả đức hạnh lẫn tội lỗi đều vô nghĩa, bởi vì là người làm tức là tội lỗi và là người không làm là đức hạnh. Có một điều là rõ ràng - chỉ người nào là người không làm, người vô ngã, sẽ có khả năng vào. Chỉ người đó sẽ có khả năng vào đó, người không có đó - người đã biến mất và đang sắp sửa là cái không. Nếu bạn như một bản ngã vẫn có đó dù chỉ hơi chút con đường sẽ rất hẹp và bạn sẽ không có khả năng vào được.
Có một phát biểu của Jesus chưa bao giờ được giải thích nghĩa tâm linh của nó. Thực ra, người phương Tây không có khả năng tìm ra được nghĩa tâm linh; do đó bất kì nghĩa nào được suy diễn ra cũng đều biến thành lời trần tục.
Lời của Jesus là, “Lạc đà có thể chui lọt lỗ trôn kim nhưng kẻ giầu sẽ không bao giờ có khả năng vào thiên quốc được.” Nhưng sau hai nghìn năm Ki tô giáo thậm chí vẫn chưa lần nào có ai diễn giải đúng phát biểu này. Hai nghìn năm là một khoảng thời gian dài.
Toàn thể diễn giải đã được trao cho là ở chỗ người giầu không thể lên cõi trời được. Có khả năng lạc đà chui qua được lỗ trôn kim không? Điều ấy không thể có được. Làm sao lạc đà lại chui qua được lỗ trôn kim? Nhưng điều không thể ấy, Jesus nói, bằng cách nào đó có thể xảy ra; thủ đoạn nào đó có thể được phát minh ra, cách thức nào đó có thể được tìm ra để lạc đà chui qua lỗ trôn kim. Nhưng người giầu sẽ không có khả năng được vào qua cổng cõi trời. Người Ki tô giáo chỉ hiểu ý nghĩa nông của nó, nhưng đấy không phải là nghĩa đúng.
Điều gì được ngụ ý bởi việc là người giầu, người cảm thấy thậm chí hơi chút rằng mình có cái gì đó. Người giầu là người có khái niệm về việc có cái gì đó. Cho nên nếu ai đó cảm thấy mình thu được đức hạnh, người đó là người giầu. Nếu ai đó cảm thấy rằng mình đã là sadhu, gìn giữ việc tự kiểm soát, sám hối, người đó là người giầu. Nghĩa của người giầu là ai đó, người nói mình có cái gì đó về mình chứ không phải về bản thân người đó. Đây là người giầu. Nếu người đó nói, “Tôi đã thực hiện biết nhiều lời cầu nguyện, đã tiến hành nhiều cuộc nhịn ăn, đã đứng dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều ngày. Trong nhiều năm tôi đã đứng trên đôi chân mà không ngồi xuống. Tôi đã làm bao nhiêu việc phục vụ người nghèo, đã đi thăm nhiều bệnh viện, đã làm điều này, đã làm điều nọ” - nếu người đó có cái gì để tuyên bố thế thì người này là người giầu đó.
Bây giờ nghe lại phát biểu của Jesus lần nữa: “Lạc đà có thể chui lọt lỗ trôn kim nhưng kẻ giầu sẽ không bao giờ có thể lọt vào thiên quốc được.”
Ai là nghèo? Người không có gì để giãi bày khi đứng trước Thượng đế. Và nếu một người nói, “Con đã thiền, con đức hạnh, con có tôn giáo” thì sao? Không, người đứng trống không trước Thượng đế và nói, “Con có cái không, chỉ có con thôi. Bất kì cái gì con đang là đều là mọi thứ ngài đã cho con, không có tích luỹ gì của riêng con; chính bản thể con là mọi thứ của con, con thậm chí không tính đến cả hành động của mình...” Người đứng trước cánh cửa đó với cái trống rỗng như thế là người nghèo. Người đó là khất sĩ của Phật, ‘người nghèo’ của Jesus. Người như thế có khả năng vào thiên quốc của Thượng đế.
Cho nên ý nghĩa đúng của việc là nghèo là, người trống rỗng. Người trống rỗng có khả năng đi vào. Và đây là lí do tại sao Jesus nói về con lạc đà. Lỗ trôn kim rất nhỏ - không có cách nào để lạc đà chui qua được nó. Cửa vào thiên quốc của Thượng đế thậm chí còn nhỏ hơn lỗ trôn kim - chỉ cái trống rỗng có thể đi qua được nó. Cho dù có một chút xíu cái gì đó cùng bạn, cho dù một chút xíu của cái ‘tôi’, nó sẽ mắc kẹt lại. Bạn đang cố đi qua lỗ trôn kim cùng với con lạc đà của mình. Điều đó là không thể được. Bỏ con lạc đà đi!
Nhưng rất khó từ bỏ xe cộ của chúng ta, bởi vì trên xe chúng ta trông cao hơn. Đây là cách Jesus phải đã nghĩ đến lạc đà. Bất kì ai cưỡi trên bản ngã của mình đều đang cưỡi trên lạc đà. Và mọi người biết cưỡi lạc đà khó chịu thế nào. Cưỡi trên bản ngã là cưỡi lạc đà vậy. Người ta phải chịu những cú xóc nảy người, những cú nhảy suýt ngã, nó liên tục lên lên xuống xuống. Tuy nhiên người ta dường như ở cao.
Người ta phải xuống lạc đà. Bất kì cái gì bạn có, nó tới từ việc làm của bạn - mọi thứ, bất kì cái gì! Bất kì cái gì bạn có bởi việc làm của bạn đều bị giới hạn bởi tâm trí bạn; tâm trí là biên giới của nó. Không cái gì đạt tới linh hồn mà đã tới từ việc làm của bạn.
... mạng lưới ham muốn tan biến hoàn toàn... nghiệp - dấu ấn hành động - được gọi là đức hạnh hay tội lỗi tất cả đều bị bật rễ tại chính cội nguồn của chúng. Thế thì phát biểu này... Tattvamasi, Cái đó là ngươi - là đúng, chỉ được nhận ra một cách gián tiếp...
Thế thì lần đầu tiên điều mà người thấy này ngụ ý được kinh nghiệm - Tattvamasi là gì, Cái đó là ngươi. Nó lần đầu tiên được kinh nghiệm một cách gián tiếp - một cách gián tiếp! Ngay bây giờ nó không được thấy rất rõ ràng. Ngay bây giờ nó chỉ cảm thấy như vậy, nó mới chỉ được động chạm, được suy diễn; nó còn chưa là kinh nghiệm trực tiếp. Khi dharmamegha này mưa rào lên người ta, khi tâm trí trở nên tuyệt đối trống rỗng và cái nghèo trở thành tối thượng và người tìm kiếm trở thành không là gì ngoài trống rỗng bên trong, thế thì lần đầu tiên phát biểu tối cao này, Tattvamasi, rằng bạn là Brahman, được kinh nghiệm một cách gián tiếp.
Những người thấy này của Upanishad là những người rất tuyệt diệu. Họ vẫn nói rằng đấy không phải là một kinh nghiệm trực tiếp. Điều ấy vẫn dường như là chúng ta đang ngồi với đôi mắt nhắm, và tiếng bước chân của ai đó được nghe thấy và chúng ta cảm thấy rằng ai đó đã đến, nhưng đấy là gián tiếp. Trời rất tối và khó mà thấy được, và bỗng nhiên tiếng vọng của một bài ca du dương lan rộng và chúng ta cảm thấy rằng ai đó đang hát. Đây là tri thức gián tiếp.
Gián tiếp nghĩa là, đến giờ không có đương đầu mặt đối mặt, đến giờ nó chỉ được cảm thấy. Điều đầu tiên xảy ra sau mưa rào dharmamegha là kinh nghiệm gián tiếp về phát biểu: “Tattvamasi - Cái đó là ngươi - được người thấy, Upanishad, nói ra, là đúng.” Phát biểu đó bạn đã nghe thấy - đã lắng nghe trong shravana, đã suy tư trong manan,  đã  hấp  thu trong nididhyasan, đã đạt tới tính một trong samadhi, bây giờ trong mưa rào của dharmamegha samadhi nhất định là đúng. Khi bạn hiểu, “Cái đó là đúng,” đây là tri thức gián tiếp.
Nhưng hôm nay người ta đi tới cảm thấy nó, người ta nếm nó - rằng điều đó đã được nói đúng.
... chỉ được hiểu một cách gián tiếp ...
Khi tri thức gián tiếp này trở nên ổn định và khi không còn dù chỉ một gợn điều phản đối thuộc bất kì loại gì ở bất kì đâu, khi nó lắng đọng không hoài nghi, trở thành tin cậy không tường minh...
... rồi tri thức trực tiếp, tựa như quả myrobalan trên lòng bàn tay, được sinh ra.
Khi tri thức gián tiếp này trở nên hoàn toàn ổn định, khi toàn bộ bản thể kinh nghiệm và nói rằng người thấy là đúng khi nói, “Tattvamasi - Cái đó là ngươi”; khi không còn một gợn của bất kì loại phản đối nào ở bất kì đâu, khi nó cảm thấy toàn bộ chân lí - mặc dầu vẫn còn gián tiếp - thế thì kinh nghiệm về Tattvamasi trở thành trực tiếp và lập tức, dường như ai đó đã đặt một quả myrobalan vào lòng bàn tay bạn. Thế thì một người như vậy không nói, “Điều người thấy đã nói là đúng.” Người như vậy nói, “Tattvamasi bây giờ  là phát biểu của tôi.”
Với tri thức gián tiếp, người này nói, “Bởi vì người thấy đã nói điều đó, tôi có thể nói rằng nó là đúng.” Trong tri thức trực tiếp, người này sẽ nói, “Tôi nói điều đó là đúng, do đó người thấy cũng phải có quyền nói như vậy.” Cố hiểu khác biệt này cho đúng.
Trong tri thức gián tiếp, bằng chứng đến từ Veda, người thấy, kinh sách. Đó là lí do tại sao cuộc hành trình đã bắt đầu với shravana - lắng nghe. Thầy đã nói điều đó, cho nên nó phải đúng - việc tìm kiếm đã bắt đầu trong tin cậy này. Đó là tri thức gián tiếp chừng nào bạn cảm thấy, “Thầy đã nói điều đó, cho nên nó phải đúng.” Và người biết thầy chấp nhận một cách khẳng định rằng thầy phải đã nói điều đó đúng.
Nếu ai đó ở cùng Phật và Phật nói, “Tattvamasi - Cái đó là ngươi,” thế thì người này thậm chí không thể quan niệm được cái gì sai. Người đó không có ý tưởng gì về việc phát biểu này là đúng hay không, nhưng người đó biết Phật, cho nên điều Phật nói trở thành chân thực cho người đó. Điều cái gì đó không chân thực đến từ lời của Phật nằm ngoài vấn đề với người đó, người đó không thể quan niệm được điều này.
Với người đã sống gần thầy, đã biết thầy, lời thầy là bằng chứng cho người đó. Nhưng, “lời thầy là bằng chứng,’ là tri thức gián tiếp, nó đến từ người khác. Đây sẽ là việc nhận ra đầu tiên. Khi một đệ tử của Phật đạt tới samadhi người đó chắp tay sẽ cúi xuống chân Phật và nói, “Bây giờ tôi hiểu rằng điều thầy đã nói là đúng.” Nhưng khi việc nhận ra này sâu sắc hơn, người đó sẽ chìm sâu hơn, tình huống sẽ thay đổi hoàn toàn. Thế thì người đó sẽ nói, “Tôi biết điều đó. Và bây giờ tôi nói rằng kinh nghiệm của tôi là ở chỗ điều đó đúng; điều thầy đã nói cũng đúng.”
Bây giờ bản thân người này trở thành bằng chứng, bản thân người này trở thành kinh sách. Chính người như vậy chúng ta đã gọi là vị phật, tirthankara, hoá thân, một người mà bản thân người đó là bằng chứng - người không nói rằng bởi vì nó được viết ra như thế trong Veda nó là đúng, nhưng là người nói rằng bởi vì nó được biết bởi họ là đúng, nó là đúng. Và nếu Veda cũng nói cùng những điều ấy thế thì theo thẩm quyền của việc biết của họ, Veda cũng đúng. Và nếu Veda không nói như thế, Veda là sai. Bây giờ tiêu chuẩn là ở kinh nghiệm riêng của người ta. Bây giờ hòn đá thử của riêng người ta có sẵn.
Đây là trạng thái của siddhas, người viên mãn.
Khi samadhi từ tri thức gián tiếp vào tri thức trực tiếp, nó trở thành trạng thái của siddhas. Chỉ nếu một người đã đạt tới trạng thái như thế trở về qua samadhi, hấp thu và suy tư cho tới bước thuyết giảng, có thế chúng ta mới có được tin tức của thế giới đó. Cho nên nếu chúng ta kính trọng quá nhiều vào kinh sách, đấy là vì chúng là lời của những người đã được nghe bởi những người sống gần với họ và người đã thấy rằng bất kì điều gì người đó nói, người đó không bao giờ nói cái gì sai. Vậy mà người như thế không yêu cầu người ta phải tin vào điều họ nói.
Phật nói, “Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, suy tư, hấp thu, thực hành, và nếu nó trở thành kinh nghiệm riêng của ông, chỉ thế thì chấp nhận nó. Đừng chấp nhận chỉ bởi vì ta nói nó, đừng chấp nhận chỉ bởi vì Phật nói nó, đừng chấp nhận bởi vì kinh sách nói nó. Không, ông đi tìm và ông tìm kiếm nó, và khi nó trở thành kinh nghiệm riêng của ông thế thì ông cũng sẽ trở thành nhân chứng cho nó.”
Người đã đạt tới samadhi trở thành nhân chứng cho mọi kinh sách - không phải là người biết về chúng mà là nhân chứng cho chúng. Học giả trở nên thông thái về chúng, người đã chứng ngộ trở thành nhân chứng. Học giả nói kinh sách là đang nói về điều đúng bởi vì nó hấp dẫn với logic; người đã chứng ngộ nói kinh sách là đang nói về điều đúng bởi vì đấy là kinh nghiệm của tôi nữa.”

0 Đánh giá

Ads Belove Post