Chương 1. Kyozan - Zen Con Người Chân Chính

Chương 1. Kyozan - Zen Con Người Chân Chính

Price:

Read more

ZEN - Osho
Chương 1. Kyozan - Zen Con Người Chân Chính


Kính thầy,
Kyozan nói với Isan:
“Tâm Phật an trú nơi đâu?”
Isan đáp:
“Qua phương tiện không còn tư tưởng vi tế.
Thiền cho đến khi sáng suốt.
Thiền cho đến khi trở về nguồn tâm.
Tâm tự nhiên thường hằng nguồn gốc không phân chia.
Đó là Phật tánh.”
Nghe xong Kyozan tỉnh thức.
Khi Kyozan hoàn toàn giác ngộ, Isan tặng Kyozan chiếc gương như món quà.
Lúc ngang qua hành lang có các sư đang tụ họp, Kyozan đưa cao chiếc gương lên hỏi:
“Hãy nói cái gương này là của Isan hay Kyozan. Nếu không ai nói đúng ta sẽ đập vỡ nó.”
Không một ai trả lời và Kyozan đập vỡ ra từng mảnh vụn.
Đây không phải là bài thuyết pháp trong giảng đường, mà là sự cảm thông. Những bản văn và bài giảng thường bị giới hạn bởi tri thức, chỉ có truyền đạt thẳng mới vượt qua khỏi tri thức, và gọi là Zen. Đây là sự kiện quan trọng của thừa chia sẻ... và từ chỗ này chúng ta nhìn thấy được tấm lòng Kyozan.
Kyozan rất bình dị, ông không là nhà tâm lý, văn thi sĩ hay điêu khắc gia. Không có danh từ gì có thể diễn đạt về Kyozan ngoại trừ đức hạnh và lòng trung trực. Nếu không biết về điều gì thì ông chỉ nói: “Như thế à!” Cho nên có người cho ông không giác ngộ và chính điều ấy làm ông nổi bật là vị thầy vô song.
Ðiều khác thường của ông là tính hồn nhiên, mộc mạc giống như đứa trẻ. Thầy Isan đã cật lực và vất vả làm việc với Kyozan suốt bốn mươi năm để làm cho Kyozan tỉnh thức và ông quyết định tuyên bố không rời bỏ thân vật lý cho đến khi Kyozan hoàn toàn giác ngộ. Lúc đó Isan cũng đã quá già.
Kyozan làm tất cả những điều vị thầy bảo, nhưng không thể thấm nhuần bản thể. Ông là một người rất bình thường. Thiên đàng, địa ngục, thượng đế và kiếp sau hay thế giới bên kia chẳng bao giờ ông để ý vì ông không phải là người tìm kiếm chân lý.
Theo những gì người ta kể lại, ông thường nói: “Nếu ai tìm kiếm chân lý, người ấy chấp nhận sự thực hiện hữu. Còn tôi không chấp thuận những điều thuộc về tín ngưỡng. Tôi nhìn mọi phương hướng để hài hòa với vũ trụ. Có thể là ảo giác, nhưng tôi vẫn tiếp tục trên hành trình không có bất cứ thành kiến nào tham dự.”
Ngay định kiến có thể chứng minh là đúng, nhưng chẳng bao giờ biết được sự thực. Bạn tiếp tục phóng chiếu thành kiến và mãi miết hình thành tài sản cá nhân. Hệ thống tín ngưỡng là những lý lẽ đơm đặt, là sự lưỡng lự, là kêu gọi, lôi cuốn và phô trương.
Nếu tín ngưỡng là nền tảng được xây dựng bằng đá, là cung điện, là ngục tù giam hãm, bạn sẽ phải làm việc rất vất vã nhưng thực sự không còn cần thiết. Và không một ai có thể đạt đến chân lý qua nhận thức, ý tưởng và tri thức trong khi Isan sử dụng như là sự thử thách. Nếu con người hoàn toàn bình thường như Kyozan không thể chuyển hóa về nguồn tâm; thế thì làm sao bạn có thể làm cho người khác tin tưởng chân tâm?
Isan chọn Kyozan là người truyền thừa và phải mất 40 năm khó nhọc vì ngay bước khởi đầu Kyozan không hề có ý định tìm kiếm chân lý. Cứ nghĩ một người như thế, bạn phải liên tục đánh thức mỗi ngày. Như thế Isan chọn Kyozan và chờ đợi bốn mươi năm. Ðây là sự kiên trì vô hạn!
Với mục đích chuyển hóa đá thành kim cương, ông quyết định nhận Kyozan, một người đơn giản, tầm thường và không có lãnh vực nào đặc biệt. Không tài nghệ và nhất là không thông minh. Nhưng nếu Kyozan tỉnh thức, nghĩa là đã chứng minh cho nhân loại nhìn ra sự thật là không cần phải thực thông tuệ.
Và ngày Kyozan giác ngộ là ngày Isan truyền trao sự tỉnh thức và hai ngọn lửa trở thành một và Isan tan biến khỏi thế giới vật chất, thân và tâm. Kyozan, bây giờ quá sáng ngời. Ông không phải tỉnh thức một lần mà hai lần tỉnh thức. Vị thầy trao cho ông sự trải nghiệm phong phú, một không gian sâu vô tận và bầu trời hoàn toàn trong sáng.
Khi Kyozan mười lăm tuổi, ông muốn đi tu. Nhưng cha mẹ không chấp nhận. Hai năm sau đó, ông chặt đứt hai ngón tay trái và cầu xin cha mẹ hãy cho ông đi trên đường tâm linh. Cuối cùng yêu cầu được chấp nhận.
Cha mẹ ông phải bằng lòng vì dám chặt đứt hai ngón tay cũng có nghĩa dám chặt bỏ cả bàn tay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Kyozan theo học rất nhiều vị thầy. Cuối cùng ông ở lại với Isan một thời gian rất dài, trước khi đến ngọn Kyo cư trú và được nhận làm đệ tử.
Trong truyền thống Zen, không bao giờ nói nhiều về tiểu sử. Ðiều quan trọng là con người trở thành ngọn lửa bất diệt, đạt đến tiềm năng tối hậu và là đóa sen xanh đang trổ hoa. Thế thì ai cần quan tâm ngày sanh và cha mẹ? Ðiều ấy không đáng kể. Đó là lý do tại sao lịch sử Á đông khác với Tây phương.
Lịch sử Tây phương căn cứ trên sự thực của cột móc những con số cứng ngắt, ghi nhận tất cả những sự kiện năm sanh và ngày tử. Á châu không quan tâm đến sự xuất hiện vật lý mà chỉ nhấn mạnh vào sự trưởng thành tâm linh. Đó là mấu chốt tiến trình sự thực hiển nhiên.
Các bạn đi đến cung điện, thánh đường của Jaina. Đừng quan tâm đến tên gọi! Hãy nhìn hai mươi bốn tượng tổ Jain và bạn phải bối rối, không thể hiểu bởi vì tất cả đều giống nhau.
Tôi cố gắng làm sáng tỏ một điều cho các bạn, không thành vấn đề về việc xác tín là ai. Vì tượng không miêu tả thân vật lý; mà đây là những biểu tượng nói lên yên lặng tâm linh, thánh thiện và bình an nội tại. Nếu bạn ngồi tại đó, bạn không phải là Jaina, bạn bị chìm đắm dưới sự yên lặng bởi vì Jaina bị mang định kiến...
Tiếp tục dò xét tại sao 24 bức tượng đều giống nhau. Là sự trải nghiệm bên trong không khác nhau. Dù là Adinath hay Mahariva hay Gautam Buddha. Không thành vấn đề. Ngọn lửa nội tại, hương thơm, và sự bình an bao xung quanh bạn. Chỉ nên ngồi yên lặng để mọi việc tự xảy ra, không có gì gấp rút, vội vàng cả!
Chúng ta không cần biết tên tuổi, thời gian và nơi chốn họ sinh ra và khi nào họ giác ngộ. Chúng ta chỉ biết hào quang bất ngờ xuất hiện từ trong quá khứ. Chúng ta phải cắt đứt tất cả những hiện tượng bên ngoài; và chỉ nhớ rằng họ đã qua nhiều thời đại.
Nếu bạn ngồi trước tượng Phật ở ngoài cửa. Chỉ cần ngồi yên lặng, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra giây phút đầu tiên thư giãn, bình an, không phiền não. Biểu tượng hình thành không gian và năng lượng được khám phá gần đây và vô cùng hứng khởi về kim tự tháp Ai cập.
Nó hoàn toàn bị đóng kín. Khi Pyramids, kim tự tháp đầu tiên được khai mở có sự bình an lạ lùng nào đó, và hương thơm kỳ diệu bên trong tỏa ra và lan rộng. Và điều không thể tin được là ánh sáng xuất hiện.
Một con mèo chết cả mấy ngàn năm về trước nhưng vẫn bảo tồn nguyên trạng, không thối rữa. Không thể nào tin, vì tháp được xây dựng cách đây 3000 ngàn năm và chưa bao giờ mở cửa. Khi tầng cửa cuối cùng đã đóng lại, làm sao con mèo có thể đi vào bị kẹt trong tháp và chết vì không có lối ra. Chú mèo đã chết cách đây 3000 ngàn năm mà vẫn không biến đổi.
Cho nên các nhà khoa học rất hứng thú về kim tự tháp đã hình thành khoảng không gian nhất định trong đó không có sự chết. Sự chết xảy ra vì không thực phẩm và nước nhưng kim tự tháp vẫn bảo tồn và giữ gìn chú mèo giống hệt như còn sống. Bây giờ trên thị trường có bán rất nhiều kim tự tháp và nếu bạn ngồi trước tháp khoảng một tiếng, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi. Bạn không còn vội vàng, không còn căng thẳng. Tháp Stupa cũng có sự huyền diệu như thế.
Phật giáo cũng xây dựng Stupa, Ấn độ có Bodhgaya nơi đức Phật giác ngộ. Hình như không ai thích thú ngoại trừ các kiến trúc sư. Học hỏi kiến trúc để thông qua tìm hiểu sự vi diệu, bí ẩn của Stupa không thể giải đáp.
Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật, Ceylon... bất cứ nơi nào Phật giáo lan đến đều có tháp Stupas với kỷ niệm là nâng cao dấu hiệu không có sự chết. Chỉ có thân và tâm vật lý bị bỏ lại và bạn tung đôi cánh của ánh sáng sáng tỏ trong suốt (sự rõ biết). Khi vòng ngoài bị sụp đổ, bầu trời xanh bao la là vua của bạn.
Kyozan học rất nhiều vị thầy, nhưng đều không phải là vị thầy chính thống nên ông chưa sẵn sàng trở thành đệ tử. Ngay giây phút gặp gõ Isan, bất ngờ cơn gió thoảng qua, hương thơm lạ lùng thoáng qua người Kyozan khi họ gặp nhau ở bậc thềm trên sườn núi. Kyozan không cưỡng lại nổi. Người đàn ông này lan tỏa trầm hương và ánh sáng tỏa xung quanh chứa đầy thanh thản, an bình. Kyozan quay lại và thỉnh cầu: “Xin nhận con làm đệ tử.”
Isan nhìn Kyozan và nói: “Ta chưa từ chối một ai, vì đó là điều hổ thẹn. Ngay khi nhìn con, ta đã thấy nhiệm vụ lâu dài. Nếu con sẵn sàng bền bỉ và tiếp tục cùng ta đồng hành. Chúng ta có thể bắt đầu.”
Isan có một ngàn đệ tử. Họ rất bối rối và lúng túng vì không thể hiểu nổi. Vì có rất nhiều học giả ưu tú, lỗi lạc, thế mà Isan chọn kẻ làm vườn không học thức, dốt nát chưa từng đọc tụng Sutra của đức Phật. “Tại sao thầy lại hứng khởi với Kyozan? Họ là những học giả nổi tiếng với kỷ luật tốt và đã sống với Isan qua nhiều năm. Nhưng đây lại là một tân sinh mới tới, một kẻ nhà quê.”
Isan nói với các đệ tử: “Hôm nay Kyozan chưa sẵn sàng, tuy chỉ là một hạt giống. Nhưng ngày mai các con sẽ hiểu tại sao ta chọn Kyozan. Thầy làm việc rất cực lực với hai mục đích trong cùng một sự kiện. Nếu con người này có thể giác ngộ, có nghĩa là cửa Pháp luôn rộng mở đón chào tất cả nhân loại.” Và Isan hứa ông không rời bỏ thân vật lý cho đến khi nào Kyozan làm hài lòng cả tăng đoàn và quyết định của vị thầy không bao giờ sai lầm.
Theo bản văn viện dẫn ở đầu trang. Khi nghe Isan nói, Kyozan tỉnh thức. Một biến cố lạ lùng đã xảy ra. Hệ thống giáo dục Tây phương bị giới hạn và chỉ một chiều. Nếu đọc được những lời lẽ này, chắc chắn họ sẽ bật lên cười. Họ có thể hiểu từng chữ và lời ám chỉ bóng gió. Nhưng không phải thế. Ðó là sự xãy ra giữa thầy và trò. Khi tri thức không còn chỉ đạo tư tưởng và hoàn toàn trần trụi. Ðó là cung điện của Chân tánh. Luôn chuyển động và như nhất với vũ trụ.
Tri thức là sự phân chia, không còn tri thức là bất nhị. Thiền cho đến khi bạn không còn đi tìm đức Phật mà chính bạn là đức Phật. Không có nhị nguyên, không có bạn đang quan sát đức Phật mà bạn đã hòa tan trong yên lặng. Hãy tan biến trong trải nghiệm bao la về đại dương trong nguồn tâm - Sự sáng suốt bất diệt của hiện hữu – “Không có người nhận biết và không có gì để biết.”
Đối với Tây phương, rất khó chấp nhận những sự việc đại loại như thế. Làm sao có thể giác ngộ khi chỉ lắng nghe vài câu? Bạn lặp đi lặp lại một câu rất nhiều lần nhưng vẫn không tỉnh thức và chỉ nổi khùng mà thôi! Nhưng có cái gì đó còn ẩn kín và điều gì đó sẽ xảy ra.

Trong khi thầy đang nói, đệ tử không chỉ nghe qua lổ tai mà cần lắng nghe trọn vẹn cả con người, cho đến từng tế bào. Không phải nghe bằng lổ tai mà lắng; mà nghe bằng cả sự ngắm nhìn và thưởng thức vị thầy với cảm giác và sự rung động của ngài. Sự trọn vẹn làm học trò quên mất mình và tan biến trong sự truyền trao.
Giây phút bạn quên chính mình, chỉ còn lại tâm yên lặng. Có nghĩa bạn trở về nhà. Tỉnh thức không phải là sự việc gì đặc biệt mà nó lúc nào cũng sẵn có trong bạn, nhưng còn ẩn kín bởi những sự phô diễn của thức. Vì bạn tích trữ quá nhiều thế giới chất liệu ảo trong thế giới hiện tượng. Thế là bạn quên đi tất cả những điều thật rõ ràng và minh bạch.
Zen rất vi tế, nhẹ nhàng và đầy tế nhị. Nhưng người xem vật chất hỗn độn là quan trọng, sẽ cho rằng điều này là vớ vẫn hay những câu thoại đần độn. Ðầu tiên, vị thầy gởi tặng cái gương như món quà... Kyozan hình thành tu viện và trở thành vị thầy. Gởi cái gương là nhắc nhở người đệ tử: “Đừng quên. Cái gương là nhắc nhở học trò tất cả chỉ là sự phản chiếu chứ không phải con. Nhưng ai là nhân chứng trong sự phản chiếu, lại là bản thể tự nhiên.”
Kyozan giơ cao gương lên và nói với tăng đoàn: “Làm ơn nói cái gương của Isan hay của Kyozan. Nếu ai trả lời đúng, ta không đập vỡ.” Không một ai trả lời, thế là Kyozan đập vỡ gương ra từng mảnh vụn.
Trả lời câu hỏi của người đã tỉnh thức cũng cần thiết. Người ta có thể đáp ứng lại bằng nhiều phương cách. Nhưng yên lặng trong sự đần độn biểu lộ vô minh và chưa rõ biết... Kyozan đập vỡ gương chỉ là khởi đầu cho những việc sẽ xảy ra trong tu viện. Người đã tỉnh thức có thể có những hành động làm chúng ta sẽ ngạc nhiên hay hoàn toàn bất động.
Bạn sẽ gặp rất nhiều biến cố. Khi nghe câu chuyện trên, bạn thử nghĩ bạn đang ở ngay tại đó - thử nhắm mắt lại và cảm nhận nguồn năng lượng tại tu viện của Kyozan. Bạn sẽ làm được gì trong môi trường này?
Có thể nó nhắc lại tôi sự kiện: Một vị thầy Zen nổi tiếng có hai nhóm thiền sinh trong tu viện và ông có chú mèo con rất dễ thương. Mọi người trong tu viện ai cũng mến nó và tuyên bố thầy không tư hữu bất cứ điều gì. Vậy chú mèo thuộc về cánh bên tả hay hữu? Sự việc trở nên sôi nổi.
Thầy triệu tập hai bên: “Các ông nhìn thấy con mèo và cái gươm không?” Đây là câu hỏi về con mèo và cái gươm.” Nếu ai trả lời được, con mèo thuộc về người đó. Nếu không, chỉ có một cách giải quyết sự tranh chấp bằng cách, chặt đôi con mèo chia cho hai nhóm.”
Cảm giác ớn lạnh xuyên qua mọi người, và câu trả lời đúng là gì? Nhìn thấy tất cả đều yên lặng, vị thầy chặt con mèo làm hai.
Ngay lúc đó thì Liehtzu là người truyền thừa từ chợ trở về. Ông bước vào tát vô mặt vị thầy và nói: “Ông già lẩm cẩm! Ông không cần giết con mèo dễ thương như thế.” Vị thầy cười và nói: “Liehtzu, nếu ông có mặt tại đây thì con mèo đáng thương kia không bị giết.”
Zen có ngôn ngữ đặc biệt riêng của nó. Đặc biệt nhất là cần thiết dũng cảm, nhanh nhẹn, trong sáng. Tất cả tự xuất hiện trong sự trong suốt, lúc ấy bạn làm bất cứ điều gì.
Isan viết:
Hoa mai nở,
Nguồn sống tôi –
Là bất diệt.
Nếu bạn yên lặng ngắm nhìn sự việc, hoa hồng sẽ trở thành miên viễn. Núi sẽ trở thành sức sống bất tận, cây trần trụi không còn lá trở thành bất diệt. Vĩnh hằng, đó là sự yên lặng tối hậu.
Nhìn - thưởng thức và quan sát,
Những vẻ đẹp chung quanh.
Nét đẹp nầy là men ngà say ngây ngất ,
Trải nghiệm vẻ đẹp xung quanh.
Bạn sẽ quên những điều nhỏ nhặt,
Và trở thành sức sống hồn nhiên -
Chuyển động không dừng dứt.
Kính thầy,
Thầy của Kyozan hỏi:
“Kinh Ðại Niết Bàn có 40 chương là giáo lý của đức Phật; trong đó có bao nhiêu chương tà giáo?”
“Tất cả 40 chương.” Kyozan trả lời.
Thầy nói:
“Bây giờ không có một ai có khả năng giống con.”
Kyozan hỏi:
“Bây giờ phong cách của con thế nào?”
Thầy đáp:
“Ta chỉ cần ngắm nhìn mắt của con và không quan tâm đến những gì bên ngoài của con.”
Một hôm có vị sư chất vấn Kyozan:
“Xin thầy giải thích định luật của trọng lượng hay nguyên lý của thân Vật lý .”
 Kyozan trả lời:
“Tôi không thể, nhưng có một người giải thích được.”
 Vị sư hỏi:
“Người đó ở đâu?”
Kyozan đưa tọa cụ ra.
Thầy Isan nghe qua nói:
“Kyozan sử dụng đường kiếm sắc bén.”
ZEN bao hàm cả hai thứ: Tôn giáo và phản bác tôn giáo. Cho nên nó làm cho mọi người bối rối. Nhưng thực sự chẳng có gì rắc rối. Nếu gọi là tôn giáo thì quá lỗi thời, nó đã chết và bị hoá thạch không còn sức sống, không còn những tấu khúc và những điệu luân vũ... Phía sau bức màn tôn giáo là bóng dáng chính trị ẩn núp.
Chống lại những điều trên, ZEN làm cuộc cách mạng lớn cho nhân loại. Có thể nói qua Zen tôn giáo được thanh lọc trở về sự thuần khiết và có thể nâng cao ánh sáng rực rỡ hồn nhiên của những giáo huấn. Có lẽ vì thế Zen mang tính chất dị thường không giống bất cứ hình thức tôn giáo nào. Ngay Phật giáo cũng không chấp nhận Zen là thuần túy và đức hạnh.
Giây phút trải nghiệm trở thành sự giải thích, triết lý, lý luận là đánh mất sức sống. Nó có thể thu hút một số người (thường thì số đông!) và giam hãm họ trong giáo lý khô khan.
Tôn giáo là cần thiết khi bạn cảm thấy cuộc sống là những nguy cơ, bạn không dám đơn độc mạo hiểm trong cuộc sống. Nhưng tuyệt nhiên tôn giáo lại không thể làm gì để giúp bạn thực sự vượt qua những mặc cảm tội lỗi. Có lẽ vì vậy mà những cơ quan tôn giáo được sáng lập như: Christianity, Judaism, Hinduism, Mohammedanism, Jainism, Buddhism...
Sự thực tôn giáo không những cho bạn những nhận thức lầm lẫn, sợ hãi hoang mang trong tri thức mù sương mà còn ngăn chặn bạn phiêu lưu trên hành trình tâm linh. Bạn có thể tin chắc một điều, khi đã đi đúng hướng quay trở về nguồn cội. Bạn không cần tìm kiếm bất cứ một điểm tựa nào và cứ thế thư giãn, thong dong trôi theo dòng chảy chân chính của khoảng lặng.
Tôi đồng ý Karl Marx quan điểm: “Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ mọi người.” Họ dùng tôn giáo giải khuây, để chạy trốn những phiền muộn qua nhiều thế kỷ. Tôn giáo chưa bao giờ sáng tạo sự sống mới cho tâm thức hay làm phong phú cho thế gian bằng cái đẹp và năng lượng trong sáng.
Ngược lại nó dạy chúng ta từ bỏ cuộc sống, trốn vào rừng sâu hay sa mạc với định danh là ẩn dật và chọn làm cuộc sống duy nhất. Đức Phật, người có đầy đủ phẩm chất và sức mạnh tâm thức lành mạnh trong sáng đã tuyên bố chống lại những người từ bỏ thế gian, và có thái độ tiêu cực hướng về đời sống.
Những người chỉ nhìn thấy quá nhiều gai trên bụi hoa hồng, nhưng lại quên những đóa hoa xinh xắn và thưởng thức cái đẹp của sự sống. Nếu các bạn nhìn với thái độ tích cực, chắc chắn sẽ khẳng định được một điều gì đó mới lạ trong cuộc sống.
Biết nhìn với sự yêu thương, chắc chắn bạn sẽ thấy những nụ hoa xinh đẹp đắm chìm trong làn hương thơm ngát. Lúc đó những gai nhọn giống như người bảo vệ hoa hồng ngăn chặn những kẻ đan tâm phá hoại hương sắc thiên nhiên. Tât cả chỉ là sự vận hành như cuộc đời và không có kẻ thù.
Tôn giáo sợ thay đổi, sợ chuyển động, sợ dòng sông đang tuôn chảy sự sống. Sợ tôn giáo phải thay đổi như dòng chảy... Có nghĩa không tôn giáo không tồn tại. Ai biết được mai sau con người có thể biến đổi như thế nào?
Mahariva đóng cửa và không có gì bổ sung là Tirthankara thứ hai mươi bốn. Đó là con số cuối cùng của Jainism. Đây là trò chơi phức tạp. Mohammed là nhà tiên tri cuối cùng. Tại sao kết thúc không phải là khởi đầu, có lẽ vì cuối cùng đồng nghĩa với khoá cửa.
Bây giờ vẫn còn Koran thánh thiện duy trì như người hướng dẫn tín đồ đi vào con đường mòn. Nhưng không thể nào chuyển hoá tâm thức con người, không thể cải cách môi trường và cũng không thể hiểu thấu được sự sáng suốt thấm nhuần thực thể vào tâm thức.
Chirstian chờ đợi Christ - những trò chơi xảo quyệt. Một ngày nào đó Christ sẽ sống lại, rất gần đây. Hứa hẹn này dường như rất lâu dài... Nhưng Christ không trở lại, người chỉ xuất hiện một lần cách đây hai ngàn năm ở Judea. Và bây giờ, ai tuyên bố mình là con của Chúa... Có thể đứa trẻ nào cũng có thể bật cười.
Sự kiện Bhagdad, thủ đô của Mohammedanism một người đàn ông bị đem tới Kalif Omar. Ông ta tuyên bố là nhà tiên tri gần nhất của Chúa: “Mohammed hoàn toàn chính xác, nhưng phải thay đổi và sự sắp đặt của tạo hóa từ trực tiếp từ gốc rễ là cần thiết. Mohammed không thể đi vòng quanh theo phương cách đó.”
Omar nói: “Nghe đây, mi sẽ bị đánh đập trong vòng bảy ngày. Bị nhốt trong tù không có nước và thực phẩm. Hy vọng lúc đó mi sẽ thay đổi ý kiến,” rồi cười ngạo nghễ.
Ông ta nói: “Đây là những lời cuối cùng nhận được do Chúa truyền trao cho tôi: Người ta sẽ không tin con. Ngay cả những người hiểu biết sâu sắc của Omar đầu tiên sẽ thử thách và sát hạch con. Và tôi đã sẵn sàng đón nhận.”
Ông ta bị nhốt trần truồng, bị trói, đánh đập, không được ăn uống và ngủ. Đó là sự hành hạ thực sự đau đớn. Sau bảy ngày Omar đến và hỏi: “Thân ai đang chảy máu.” Nhưng ánh mắt của ông ta vẫn sáng ngời. Omar hỏi: “Mi đã thay đổi ý kiến chưa?”
Ông ta trả lời: “Tôi đã nghĩ đến thay đổi nhưng bảy ngày qua minh chứng cho tôi chính là tiên tri. Chúa ban phước sẽ bị ông hành hạ một cách thô bạo. Có thể ông giết tôi và ông thỏa mãn những với những gì đã làm. Nhưng nó tạo cho tôi sức mạnh bền vững và tự tin hơn. Tôi chỉ còn một chút do dự và cảm thấy hổ thẹn khi gọi mình là nhà tiên tri của Chúa.”
Cùng lúc đó, một người khác cũng bị trói và giam trong ngục trước đó một tháng. Ông ta không bị kết án là nhà tiên tri của Chúa. Ông tuyên bố: “Tất cả những nhà tiên tri đều sai lầm bao gồm Mohammed và tôi quyết định là chính mình.”
Vấn đề trở nên cuồng tín và chính là chủ nghĩa phát xít. Rồi hét lên: “Omar, đừng bị lường gạt bởi người đàn ông đó. Sau Mohammed không có chỉ định bất cứ nhà tiên tri nào.”
Tôn giáo là dây thòng lọng cột vào cổ con người. Tự do nghĩa là không tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào. Quyết định cuộc đời bạn nghĩa là phản đối tổ chức, cơ quan tôn giáo, đạo đức hay đặc tính của một tập thể hay chủng tộc.
Zen có đường lối riêng biệt và sáng tạo, chỉ có Zen có thể nói là tôn giáo phi tôn giáo. Vì tôn giáo đã trở thành cơ sở, trung tâm và cấp bực trong giới tu hành: Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Thầy tu...
Zen không bị chết trong giáo điều. Giáo lý sắp đặt và định sẵn đã lỗi thời. Ngày mai đóa hoa mới lạ sẽ xuất hiện trên bụi hoa hồng. Ngày mai lá non sẽ đơm chồi. Ngày mai dòng nước tinh khiết tuôn chảy từ Himalaya.
Ngày mai không có gì cả, không còn tồn đọng những điều đã biết. Mỗi một tia sáng bình minh. Buổi đầu của thế giới tinh mơ chung quanh sẽ là bạn. Nếu không phải thế chẳng qua vì bạn cứ mãi tiếp tục bám giữ quan niệm cũ xưa.
Zen là chống đối tất cả quan điểm. Zen tràn ngập trong tim lòng biết ơn những sư tử của Pháp. Trong sự tàn lụi tâm thức, con người đã trở thành nô lệ. Nhưng ít nhất cũng có vài người cất tiếng gầm sư tử tuyên cáo tự do là vượt khỏi giới hạn.
Đó là những người chân chính. Thật không may mắn những người chân chính lại không nhiều lắm. Bạn chưa đủ dũng cảm đi vào tận cùng tâm thức để tìm kim cương và chính nó ban cho bạn toàn thể vũ trụ.
Giai thoại về Zen chỉ muốn nói lên không nên quan trọng hoá vấn đề. Có thể chúng ta rất thông thái, rất triết lý như Bertrand Russel viết đề tài toán học mất khoảng hai trăm năm mươi trang thảo luận chỉ để chứng minh hai cộng hai là bốn.
Zen giống như đóa hoa dại trong rừng hiện diện khắp mọi nơi. Nó không cần nỗ lực hay cố gắng. Mọi thứ cần thiết đều tùy thuộc vào tâm thức rõ biết của bạn và từ đó bạn nhìn thế giới trong suốt hơn.
Bây giờ cái nhìn của bạn thì đen tối, ảm đạm và giới hạn trong phạm vi rất nhỏ bé. Nếu đi sâu vào trong thêm nữa, bạn rất ngạc nhiên khi thấy thế giới càng lúc càng rộng mở, bao la vô bờ bến không có điểm kết thúc. Trong sự hằng hữu đem đến bạn sức sống trong niềm vui đại lạc. Trạng thái ngây ngất chiều hướng vĩnh hằng.
Zen được tìm thấy qua những câu chuyện ngụ ngôn ngay những đứa trẻ cũng có thể hiểu. Nhưng có thể người lớn lại không hiểu. Người lớn chứa đầy tri thức vay mượn. Họ nghĩ mình đã biết tất cả mọi vấn đề.
Trẻ con thì cởi mở, đơn giản, hồn nhiên chưa vướng bận tri thức. Vận hành của Zen với ý nghĩa đem bạn trở về làm con trẻ. Từ đó mới có khả năng có cái nhìn chân thực, lòng tốt và thưởng thức. Vì lúc nào nó cũng hiện hữu nhưng bạn chưa bao giờ biết ngắm nhìn.
Một lần Isan hỏi Kyozan:
“Kinh Ðại Niết Bàn có 40 chương giáo lý của đức Phật. Có bao nhiêu chương ngoại đạo?”
Câu hỏi bất thường và chỉ có thể hỏi trong môi trường Zen. Bạn không thể nào hỏi trong tu viện. Tư tưởng như thể rất nguy hiểm. Nhưng đối với Zen bạn có thể hỏi bất cứ điều gì. Không thành vấn đề, không có gì quan trọng.
Kinh Đại Niết Bàn là một trong những bản văn được tôn kính nhất trong toàn thế giới Phật giáo. Nó mang những tinh túy Đức Phật thuyết pháp. Được gọi là Đại Niết Bàn vì bản văn chỉ định mấu chốt nơi nào bạn trở về và tiến trình làm sao giúp bạn trở về. Đầu tiên, bạn yên lặng, khi đã yên lặng bạn phải thấm sâu hơn nữa.
Bạn bắt đầu cảm nhận mình không còn thân, cũng không còn thức. Bạn sống trong trong thân vật lý nhưng không đồng hóa với thân vật lý. Bạn sử dụng thức nhưng không làm nô lệ của thức.
Khi sự yên lặng thấm sâu đến sự trầm mặc và thanh thản. Có nghĩa sóng đã yên, biển đã lặng. Bất ngờ bạn nhận diện bạn chỉ là nhân chứng. Nhân chứng của cả thế giới, nhân chứng của thân và tâm.
Thuần khiết chỉ là nhân chứng, trong suốt. Là cơn gió thoảng thơm ngát. Thế giới “Niết bàn” nghĩa là thổi tắt cây đèn cầy. Đức Phật dùng chữ rất đẹp để nói lên cái tối hậu.
Khi bạn tan biến trong đại dương bao la vô tận thì giọt sương cũng tan biến hay có thể nói giọt sương tan biến trong đại dương hay ngược lại. Nhưng phải có điều gì đó phải biến mất, chẳng hạn nếu thổi tắt ngọn nến. Tất cả sẽ hoàn toàn yên lặng và bóng tối.
“Tất cả 40 chương.” Kyozan trả lời.
Isan không chờ đợi, không mong mõi nhiều như thế. Lời của Đức phật và Kyozan trả lời đều là ngoại Pháp! Bản văn được thốt ra từ nơi Ngài không thông qua sách vỡ, nghiên cứu. Có nghĩa Isan đang dạy kinh Đại Niết Bàn hay Kim Cương Thừa. Đừng bám chặt vào kinh điển. Vì tất cả chỉ là những bước đầu tiên làm nền tảng tâm linh đưa ta đến bản ngã tự tan biến.
Nếu chỉ tư duy về những lời đức Phật. Bạn bắt đầy say đắm và bám chặt vào Pháp. Sự tham chấp rất dễ dàng hiện diện khi bạn bắt đầu mê say sách vỡ hay kinh điển. Và kinh Đại Niết Bàn chứa đựng sự huy hoàng, rực rỡ và quá tuyệt hảo, quá đẹp. Mỗi một từ lại chứa quá nhiều ẩn ý. Và một điều không thể tin được là có người làm cho ngôn từ bay bổng theo điệu luân vũ như thế.
Và cứ thế người ta nhảy vọt vào thế giới yêu thương đầy rộng mở. Tuy kinh Đại Niết Bàn không từ chối hay phủ định bạn. Nhưng nó chỉ là quyển sách chết với giấy và mực - ngoài ra không có nghĩa gì cả.
Kyozan nói tất cả là ngoại giáo - có nghĩa ngôn từ chỉ là sự dội lại của sự thật từ rất xa. Đừng bám vào tiếng vang mà nên ngược lại. Ai là người khám phá chân lý? Nên tránh sự lặp lại, đừng mù quáng. Tất cả Phật là gì? Chỉ là cái bóng của chân lý, chỉ là sự vang dội tính bất diệt của bản thể tự nhiên.
Những trải nghiệm họ đã nói nhưng đừng bám chặt vào giải thích. Vì đó là chướng ngại làm bạn khó khăn dấn bước. Đầu tiên rõ biết bản thể rất khó khăn, vì làm sao có thể chuyển đạt. Ngôn ngữ lại bất toàn, không có khả năng chuyển tải trọn vẹn. Bất cứ những gì họ nói, nhìn hay tìm thấy không giống như họ từng trải nghiệm.
Giải thích rất xa với chân lý. Chân lý bị ngôn ngữ phản bội và lừa dối. Học trò thường nắm giữ những điều chết. Thật tai hại, và họ bắt đầu bình luận dựa theo quan điểm của họ rồi biến tấu thêm những ý nghĩa đơm đặt, hay làm thầy để giảng dạy con đường giải thoát đơm đặt. Thế rồi chân lý bay tận phương trời nào đó không còn tung tích. Ngay cả tia sáng đơn độc cũng không thể va chạm. Vì thế, những ẩn sĩ giữ bí mật và yên lặng.
Khi Kyozan nói là vượt qua ngôn ngữ vì ngôn từ không đủ khả năng chứa đựng sự thực. Nhưng vẫn có những phương cách riêng biệt để chúng ta khám phá sự thực, và cũng có vài phương tiện có thể giúp ta đi vào thiền định.
Phải liệng bỏ thức qua một bên. Nó không còn cơ hội phiên dịch và như thế bạn bắt đầu đi sâu vào tận bên trong, nơi đời sống bạn phát sinh. Giống như hoa hồng trở về nguồn gốc. Tinh hoa sức sống, sự biến hiện hoa và lá. Một khi trở về nguồn, bạn sẽ biết được vận mệnh tối hậu.
Vị thầy nói:
“Bây giờ không một ai có khả năng giống con.”
Một cách rõ ràng. Nếu chữ viết vô nghĩa, là xuất phát từ ma quỷ. Như thế không có gì để nói. Không thông báo và không truyền đạt. Không trao đổi. Thiền là không đối thoại, là bước ra khỏi thức và từ từ tiến tới thực thể của đại dương.
Kyozan hỏi:
“Bây giờ phong cách con như thế nào?”
Bây giờ ta phải làm gì đây, ngay lời đức Phật cũng là tà pháp, là ma quỷ. Vậy như thế nào? Khi dạy mọi người, thầy không thể không dùng phương tiện ngôn ngữ.
Vị thầy đáp:
“Chỉ cần nhìn vào mắt con, thầy không quan tâm đến hiện tượng bên ngoài (hành vi và ngôn ngữ).”
Những người có sức mạnh độc lập và muốn tiến bộ chẳng bao giờ lưu ý đến những hành vi tu tập bên ngoài. Khi tâm trong suốt, nó tự vận hành theo trật tự chuyển động. Lúc ấy bạn có thể nói về hiện hữu.
“Nhưng bây giờ, tất cả tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn muốn tôi thở, tôi sẽ thở. Nếu bạn muốn tôi dừng hơi thở, tôi sẽ không thở. Từ bây giờ tôi tách khỏi cuộc sống, từ bây giờ tôi tan biến.” Đó là ẩn ý của Isan: “Ta nhìn vào mắt con, con phải hiểu những gì ta nói. Ta không quan tâm về thế giới bên ngoài.”
Khi tỉnh thức, bạn trở về với vũ trụ. Bạn không còn nữa (vô hiện hữu). Thảo mộc, chim chóc nói chung muôn loài đều được nuôi dưỡng. Thế thì tại sao chúng ta không được nuôi dưỡng? Thực ra bạn chính là vương tử các loài hoa, là vua của vũ trụ. Khi tỉnh thức bạn nắm cái vô hạn trong bàn tay. Nhưng ngay bây giờ, tất cả phải được vun xưới, nuôi dưỡng xuyên qua sự sống và không cần lo lắng.
Xin thầy giải thích nguyên tắc vận hành thân vật lý.
Quan điểm nầy thể hiện sự khiêm tốn. Nó biểu lộ và lột tả tính hồn nhiên và đơn giản. Nếu không thể giải thích thì không nên cố gắng. Ðơn giản chấp nhận không thể nhưng vẫn có người minh chứng. Trong bản văn xem như phi lý. Ông ta thắc mắc, và bạn đưa cái gối là người có thể trả lời câu hỏi.
Cái gối tượng trưng cho an nghĩ, thư giãn toàn diện. Lắng sâu vào tâm thức thế giới bên ngoài trở thành mộng. Khi thế giới bên ngoài là ảo, bạn trở về gốc. Đó là câu trả lời. Trả lời bằng sự trải nghiệm trong khoảng lặng tột cùng
Vị thầy nói:
Kyozan sử dụng đường gươm sắc bén.
Một người bình thường chắc chắn không hiểu gì. Chỉ người có cơ trí bén nhạy và sắc bén như ánh chớp mới có khả năng am hiểu. Một câu trả lời tuyệt hảo, tuyệt đẹp được buông ra. Nhưng bạn bối rối, lúng túng. Bạn nhìn cái gối và tự hỏi làm sao vật vô tri có thể giải thích những điều thắc mắc.
Tuy vậy, Zen rất tầm thường và tất cả bí quyết là căn cứ theo thực hành. Qua phương tiện đưa cái gối, Kyozan nói: “Những điều không thể nói được là những điều cần phải trải nghiệm. Tuy nhiên chỉ cần thư giãn, hoàn toàn thư giãn và thư giãn trọn vẹn.” Đó là những điều chúng ta làm việc ở đây mỗi ngày. Thiền dẫn bạn đến sự an nghỉ tối hậu.
Isan bình phẩm Kyozan sử dụng đường gươm, vì đa số không thể nào hiểu tận tường và triệt để, nên phê phán Zen phi lý. Thường thì vị thầy nhìn thấu suốt tận bên trong đệ tử và nói lên một điều hay chỉ rõ cho học trò có thể hiểu. Không vị thầy nào hung bạo, thiếu lòng từ đưa dao bén cho con trẻ đùa vui.
Basho viết:
Giọt sương,
Làm sao rửa sạch
Bụi của thế gian.
Trải nghiệm chân lý sự thực hiện tiền là lau sạch bụi bám tấm gương tâm thức. Giọt sương tuy nhỏ bé nhưng có thể lau sạch tấm gương tâm thức tận bên trong. Nó đã tích lũy quá nhiêu bụi trần.
Khi không còn bụi, bạn có thể nhìn mọi sự việc một cách sâu sắc. Ẩn hiện bên trong cuộc đời rất hình thức. Thế giới tràn đầy sự yêu thương, thế giới đã an lạc. Thế giới có những điệu luân vũ của niềm vui vô tận. Nhưng thế quyền và chính trị đã làm cho nó thay đổi phương hướng bằng sự điên cuồng trong tranh đấu.
Khi có nhiều người tỉnh thức (trở về Phật tánh), họ chỉ cần nhớ lại bản thể tự nhiên, có thể cả thế giới được bao phủ bằng ánh sáng hoàn toàn khác lạ, hương vị sống tinh khôi mang tính vĩnh hằng. Bây giờ, với những gì chúng ta đã làm, có nghĩa tất cả trở thành dơ bẩn và biến thế giới thành thảm kịch. Mỗi bước chân hướng về bi kịch cuối đường hầm là sự hủy diệt.
Kính thầy,
Khi sống với Kyozan,
Ryusen là vị sư quản lý về bếp núc, thực phẩm....
Một hôm, có vị tăng rất kỳ lạ đến khất thực.
Ryusen chia cho ông ta phần của mình.
Kyozan biết được và gọi Ryusen đến hỏi:
“Có vị tăng đã tỉnh thức mới vừa đến.
Ông có cho Ryusen thực phẩm không?”
Ryusen: “Ông ta từ chối và tiếp tục đi khất thực.”
Kyozan bình luận: “Ông đã nhận lợi ích.”
Muốn hiểu sâu ý nghĩa của Zen không thể hiểu theo lối thông tục. Vì Zen không quan tâm đến ngôn ngữ hay cách xả giao thông thường. Zen có đường lối riêng chính nó và độc nhất.
Vì vậy người dự thính rất sợ bước vào dòng nước chảy của Zen. Có thể họ cảm thấy luồng gió mát lạnh nhưng không thể hiểu được cốt tủy. Trong thế giới, Zen đóng góp cho nhân loại một ngôn ngữ và cách truyền thông đầy mới lạ. Sự trao đổi tươi mát đầy trong sáng.
Ban mai tinh mơ,
Hoa sen hé nở.
Zen đầy mới lạ,
Bình minh bừng sáng.
Hoa sen nở rộ -
Giọt sương lung linh,
Trên cánh sen xanh.
Long lanh hơn cả,
Loài ngọc trai quý.
Nội dung của Zen mang tính chất nhẹ nhàng, thanh nhã nhưng đừng đặt Zen vào bất cứ hệ thống phân loại nào... Tôn giáo quá nghiêm trang, cứng ngắt và trái tim bị chà nát trong sự khô khan và cằn cổi với triết lý mù sương, thiết lập lâu đài trong không gian mờ ảo. Những cung điện rực rỡ nhưng chẳng đem lại hương vị mới lạ hay phương thức chuyển hoá nào cho thế giới.
Bằng phương cách nào đó, Zen gom tất cả những thứ con người đã sáng tạo nhưng cách tiếp cận có tính chất mỹ thuật hơn. Tất cả những gì tôn giáo nói, bàn luận về chân - thiện - mỹ. Trên thực tế tất cả những điều ấy cũng như Chúa, Satyam, Shivam, Sundram đã được người xưa nghiên cứu từ lâu.
Có ba cánh cửa hay ba tầng lớp: Satyam khó khăn và đòi hỏi thật khắt khe. Nhưng họ chẳng bao giờ làm những việc phiền toái như truy vấn để biết chân lý là gì? Chúa - Trời - Phật...; hình như là cái gì đó xa vời, ở tận phương trời nào đó.
Có một khoảng cách quá lớn có thể làm nản lòng người muốn tìm hiểu. Và con người không đủ dũng cảm để phiêu lưu trên hành trình nội tại với cái đẹp rất gần, rất thân thiết ẩn chứa trong những đóa hoa, tiếng chim hót hay tiếng cu gáy đơn độc trong rừng sâu kêu gọi tình yêu.
Tiếp cận Zen là khám phá thực tại chuyển động. Nhưng nó không gàn dở như con người triết học có khuynh hướng thiên về cái phải “là”. Zen bình an và giản dị hơn. Đó là tại sao không có một triết gia nào trong lịch sử có thể biểu lộ bản thể trong suốt, và nói lên từ quan điểm nào có thể trở về Phật tánh.
Những triết gia có thể nói rất nhiều đề tài, với những nội dung vượt cả sự rõ biết của chính họ. Nhưng nếu bạn nhìn thẳng vào phong cách mà họ sống. Thực ra chẳng khác gì những nhười khác (chưa từng biết thế nào là triết học). Tất cả chỉ là những tư tưởng bay bổng, những giấc mơ về thiên đường được xây dựng trên cát.
Zen rất gần gũi với âm nhạc, cách tiếp cận rất thi sĩ. Zen sống trong sự hài hòa tiết điệu gần như những vũ công hay như người tình. Cư xử trong cuộc sống với đôi bàn tay yêu thương và mở rộng. Trong hành động bạn xuất hiện và bạn sẽ tan biến trong lòng tử tế.
Dù sống hay chết, bạn vẫn là phần tử của vũ trụ. Zen không nói về Chúa, Phật hay Thiên đường. Vì lý do đơn giản không có con người nào có thể mệnh danh là... để đại diện cho cộng đồng.
Toàn thể năng lượng sự sống hằng hữu lúc nào cũng chuyển động và có thể nói là: “Không có sự chết.” Và khi chuyển động này trước khi hoàn tất tức thì sự vận hành kế tục đã xuất hiện. Sự tan biến chỉ đơn giản như tạm thời nghỉ ngơi để vận hành tương tục. Vì thế ở đây không bàn thảo về Chúa - Phật – cõi trời...
Zen chưa bao giờ nói về điều đó cả. Chúa hay Phật có thể là những tảng băng giờ đã trở về thành nước. Cũng có nghĩa hình thể tan biến trong sự sống. Chúa hay Phật không phải là cá nhân hình tướng mà chỉ sự hiện hữu trong sự sống.
Tôn giáo rất quan tâm về Chúa, Phật, Trời, Thiện, Ác; rồi sáng tạo ra những giáo điều khô cứng. Thế rồi tất cả trở thành định kiến nên không thể cải cách để phù hợp với nhịp sống.
Nếu nhìn thẳng thắng vào sự thực không chút sợ hãi; cũng có thể nhìn thấy tính bám cứng vào quyền lực một cách ngu xuẩn. Tính khờ dại không thể nào là Chúa hay Phật... Chỉ tội cho những tín đồ đáng thương và đang đau khổ trong bàn tay giáo quyền.
Ai tạo ra voi. Chúa hay trời? Kể cả loài khỉ vượn cũng được mệnh danh là người của cõi trên. Có người còn thờ cả cây cối hay đất đá! Lần đầu tiên hoàng tộc Anh khởi sự dự án làm đường ray xe lửa. Họ gặp nhiều khó khăn, trong việc đặt những trụ đá sơn màu đỏ để biểu thị dặm đường (miles) để nhận dạng.
Nhưng nó trở thành đề tài phức tạp. Cả làng đem bông và bánh ngọt đến. Tuyên bố thượng đế hay Chúa đã đến làng của họ. Những viên chức Anh cố gắng giải thích: “Các ông làm gì thế? Chỉ là những tảng đá mà thôi!” Cả làng cười rộ lên: “Ông không hiểu. Không phải đá mà là ký hiệu biểu tượng Trời Ganesha.”
Tại sao màu đỏ lại quan trọng như thế? Đó là màu tượng trưng cho máu. Tuy không thể cắt máu rưới lên Ganesha, nhưng bạn có thể sơn. Và không một ai nghĩ sự kết nối này là từ nguyên nhân đầu tiên dâng cúng cho Trời Ganesha cách đây mấy ngàn năm. Con người chặt đầu và lấy máu con người dâng tế.
Sau này văn minh hơn họ dùng trái dừa thay thế cái đầu và màu đỏ tượng cho máu. Nhưng nếu bạn vạch rõ vấn đề: “Các ông ở trong sự nguy hiểm vì...” Thế là bạn làm tổn thương đức tin về tôn giáo của họ. Như thế Zen có nghĩa là tôn giáo thuần khiết - phi tôn giáo.
Trước khi bình phẩm bản văn trên. Tôi xin nói một đoạn tiểu sử.
Ryusen là đệ tử Kyozan. Ông xuất gia từ lúc bảy tuổi theo thầy Daiji để tu tập Zen - đệ tử của Hyakujo, sau đó đến Kyozan để nhận sự chỉ dạy của ngài, và ông trở thành người hoàn toàn tỉnh thức. Khi Ryusen sắp chết. Giữa đêm ông gọi các tu sĩ: “Nếu các ông tận dụng tâm trí ba cõi - đó là Nirvana (Niết bàn).” Nói xong, ông ngồi theo thế hoa sen, rồi qua đời.
Con người sâu lắng trong thiền định sẽ trải nghiệm nhiều về sự chết. Bất cứ nơi nào ngang qua, chẳng bao giờ họ trở lại. Rất đơn giản, chết cũng có nghĩa không gì để làm với cuộc sống.
Chết là cánh cửa. Đi vào cái chết là di chuyển vào cánh cửa vũ trụ. Nếu bạn khỏi cửa, bạn chuyển hướng hiện hữu vào thế giới con người. Chẳng qua chúng ta mãi sống theo bên ngoài (hiện tượng), nên sợ hãi cái chết.
Xuất phát từ sợ hãi điều khác lộ diện (móc xích): Bạn tin vào Chúa - Phật, tin vào Đức cha, giám mục hay Thầy tu. Thế rồi bạn đi đến nhà thờ, chùa. Bạn bắt đầu tập tuyệt thực, tôn thờ. Có nghĩa làm tất cả mọi vấn đề phát xuất từ nỗi sợ hãi, hoang mang. Và những gì làm từ nỗi sợ hãi không phải là tôn giáo chân chính. Mấu chốt nầy rất thuần túy, và bất cứ điều gì mập mờ, hoang mang không thể nào dẫn bạn đến sự thực.
Chân lý cần dũng cảm, sự quyết tâm và kiên trì. Tất cả bắt nguồn từ tìm kiếm tình yêu. Thẩm tra là người tình, người đó cố gắng tìm kiếm phương cách làm người yêu đi đến tột đỉnh. Nhưng tình yêu thông thường của thế gian chỉ nên là phương tiện hay bàn đạp.
Tôi không phản bác tình yêu, rất đơn giản vì bạn sẽ được học hỏi một điều gì đó trong từng mảnh vụn mỗi khi tan vỡ. Và mỗi cuộc tình đều ban thưởng cho bạn tính cẩn thận, trưởng thành và tính chất nguyên vẹn.
Nhưng tình yêu bị giới hạn, bởi xã hội quy định bằng con dấu để xác tín cho cuộc tình là sự thật. Thế thì bất cứ vấn đề gì, nội dung phải bị khống chế trong khuôn khổ để rồi tàn lụi. Khi tình yêu trở thành hôn nhân được minh chứng bởi luật pháp và tôn giáo; đồng nghĩa đã lạm sát tình yêu.
Nếu tình yêu được tự do bay bổng nhưng nó không phải là sự lạm dụng, từ từ bạn sẽ đi đến bản thể nội tại. Bạn bắt đầu có cái cười trong lành và tất cả tùy thuộc nơi bạn. Người tình và tình yêu không còn phân đôi. Tình yêu là sự sai lầm nếu còn lệ thuộc vào đối tượng; ngoại trừ, khi rõ biết tình yêu và người yêu – không phải một không phải hai.
Ở Ấn độ, có những bức tượng tạc đẹp nhất, rất cổ xưa. Biểu tượng được khám phá trong lần khai quật của Harrapa và Mohanjo Daro. Tượng Ardhanarishwar, phân nửa là nam và phân nửa là nữ; tượng trưng “Sự Hiểu Biết Sâu Sắc, hiểu thấu bên trong sự vật.”
Carl Gustav Jung đưa ra ý nghĩa của tượng là gì? Tâm lý học nhận định rất thấp, ông cho rằng trong người nam có tính người nữ và ngược lại. Đúng, vì bạn sinh ra do sự phối hợp giữa cha và mẹ. Làm sao có thể tuyệt đối là nam hay hoàn toàn là nữ? Đến đây ông ta dừng lại. Nhưng bức tượng cần sự nổ tung của tâm thức toàn diện sâu sắc hơn thế nữa.
Có thể nói nếu đi sâu vào thiền định, khoảnh khắc xuất hiện khi nhận ra người tình bất phân ly với thực thể - hoàn toàn đồng nhất. Cũng có nghĩa: “Người yêu và người tình không phân chia đưa bạn đến điểm đỉnh rõ biết.”
Ryusen đi từ vị thầy đến vị thầy khác với tấm lòng cởi mở, thành thật, dễ tiếp thu cùng chiếc bát khất thực. Cuối cùng ông ta tìm được Kyozan. Và là trải nghiệm kỳ diệu. Khi bạn tìm được vị thầy, tận sâu trong trái tim có rất nhiều rung động, thổn thức theo những điệu luân vũ.
Từng tế bào đều nói lên lễ hội chúc mừng bạn vừa tìm được vị thầy chính thống. Gặp được Kyozan, có nghĩa con đường bắt đầu kết thúc. Và ông sống với Kyozan cho đến khi hoàn toàn tỉnh thức.
Ông lập một tu viện trên núi và đêm cuối cùng rời khỏi thân vật lý. Ông cho gọi tất cả học trò hãy chờ đợi vì giữa khuya ông sẽ ra đi. Đó là truyền thống của Zen, giây phút cuối cùng có thể thầy sẽ tuyên bố một thông điệp quan trọng nhất còn ẩn kín. Vì thầy sẽ không còn hiện hữu.
Ryusen: “Nếu các ông tận dụng hết năng lượng tâm thức của ba cõi. Đó là Niết bàn.” Nói xong ông ngồi theo thế hoa sen rồi ra đi. Ryusen muốn nói gì? Theo Đức Phật: “Có thể phân chia ba phần: Thân, Thức và Tâm và mỗi một phần nó có chức năng và nhiệm vụ riêng của nó.”
Thân vật lý có sự vận hành riêng của nó. Nếu không chúng ta không có khả năng tồn tại. Thân có những sự vận hành như máu tuần hoàn, thực phẩm được biến chế thành chất dinh dưỡng để cung phụng cho những thành phần khác. Máu cần vận hành liên tục và nếu không nhận đủ không khí trong vài phút, bạn sẽ chết.
Thân và tâm hoàn toàn độc lập. Khi ngủ, trong giấc ngủ có thể bạn quên hơi thở. Thực tế ngay cả lúc thức bạn cũng không thể nhớ. Nhưng chỉ cần nhớ vài phút là bạn đúng hướng.
Thí dụ bạn để cái đồng hồ đeo tay trước mặt. Bắt đầu nhìn và bất ngờ bạn quên nhìn. Bạn nói: “À! Cái đầu đi chơi nơi nào rồi!” Bạn thường lãng quên những công việc gì đang làm. Mỗi khi nhớ lại, bạn hối tiếc. Rồi lại phí thời gian để được quên. Chỉ cần quay trở lại và nhớ. Nhưng phải cần rất nhiều năm tháng để duy trì sự liên tục không đứt đoạn.
Thức cũng vậy, không lệ thuộc vào thân. Nếu mổ lấy bộ não và đặt trở lại đúng vị trí. Không thể tưởng tượng được bạn hoàn toàn không hay biết hay ý thức bộ não đã được lấy ra khỏi thân. Cũng không thể biết có cái gì khác biệt khi mổ xẻ.
Khi thầy sắp trở về vô thường ông nói với hàm ý: “Nếu có thể hình thành tâm - thức và thân đồng bộ, bạn đến đích. Bây giờ không còn nữa, ta sắp rời bỏ thân vào canh khuya. Là vì nếu đi vào ban mai mọi người sẽ biết và vì yêu thương và tôn kính, họ sẽ ngăn cản ta. Nên ta bỏ thân giống như kẻ trộm và chỉ cần ghi nhớ những lời ta nói như lời cuối của sự hiểu biết.”
Trở về bản văn. Có những điều có thể nhìn thấy và những sự việc vi tế cao quý hơn bạn không thể thấy. Tình cờ trong tu viện, có vị tu sĩ hỏi Ryusen là người có trách nhiệm quản lý thực phẩm trong tu viện. Nhưng không có gì để chia sẻ, ngoại trừ phần cơm Ryusen.
Đó là cái mọi người có thể nhìn thấy. Kyozan rõ sự việc. Ông cho gọi Ryusen và hỏi: “Bậc tỉnh thức vừa mới đến. Ông có bố thí thực phẩm cho ông ta không ?”, là muốn hỏi: “Ông có gì để đáp lại lòng tốt ấy không?” Ryusen đáp: “Ông ấy phủ nhận và tiếp tục khất thực.” Kyozan nói: “Ông nhận được sự lợi ích phi thường.”
Ryusen cho đi phần thực phẩm nhỏ bé, ai cũng có thể thấy. Nhưng người tỉnh thức lại làm việc kỳ diệu là kỳ trút xuống Ryusen trận mưa an lạc, hạnh phúc chan hòa trong nguồn sáng và tình thương.
Với con mắt thường không thể nhìn thấy, nhưng với người có cùng trạng thái tâm thức và sáng tỏ rõ biết sẽ nhìn được. Kyozan biết nhưng muốn xác tín Kyusen nhận tấm lòng của người tỉnh thức bố thí hay không?
Trong bản văn gọi là tu sĩ kỳ lạ. Nhưng Kyozan gọi người tỉnh thức hay bậc thức ngộ. Kyozan đơn giản nhìn sự trao đổi. Những gì Ryusen bố thí là vật chất. Nhưng người tỉnh thức bố thí tâm linh được nhìn thấy từ cái nhìn và lắng nghe trong khoảng lặng. Kyozan nói: “Ông nhận được công đức lớn.”
Đức Phật chỉ rõ sai lầm về quan điểm rất vi tế của Hinduism. Thí dụ, Tu sĩ Hindu qua nhiều thời đại được gọi là Swami - bậc thầy. Nguyên nhân riêng biệt là nhắc nhở ông ta là bậc thầy, không bị chinh phục qua thức hay bất cứ ai. Nhưng vẫn còn nguy hiểm.
Nguy hiểm khi được gọi là bậc thầy, bắt đầu sẽ nghĩ mình như bậc giác ngộ, người công bố thông điệp. Thực ra đó chỉ là thực phẩm nuôi dưỡng sức mạnh vô minh. Vì như thế, hay thấy mình là thế tức thì đánh mất khoảng lặng. Đức Phật không gọi học trò là “Thầy”mà gọi “Hành cước tăng.”
Tại sao lại gọi thế - Vì bạn cần mở rộng, cởi mở, khiêm cung, hòa ái giống như người hành khất. Bạn nhún nhường và hạ thấp để nhìn sự sống đang tuôn tràn và cho sự trưởng thành như thế nào. Bạn thấp xuống hơn nữa, tầm thường hơn nữa với thái độ khiêm tốn mới có thể tìm được vị Thầy. Đó là sự thay đổi hoàn toàn từ danh hiệu Thầy đến hành cước tăng.
Đức Phật gọi hành cước tăng với ý nghĩa đặc biệt là tôi luyện chất liệu thô thành vàng ròng.”Có những ngón tay tôi luyện sự việc thành vàng. Cũng có những ngôn từ đánh thức trạng thái vô ngôn ngay tức khắc.” Isan viết:
Chim gáy lời than thở -
Đặc biệt chẳng gì để làm,
Ngay cây đã có quả đầy gai.
Cái nhìn của Zen là mọi sự việc có vị trí - thời gian và không gian chính nó. Bạn chỉ cần thư giãn - Thế thôi. Không cần làm gì để thế giới tốt đẹp hơn. Cái tác ý hay cố hành động chỉ làm vấn đề trở nên tồi tệ và xấu hơn.
Người làm biếng vì nhận ra sự bất lực (Người không còn khao khát làm cái gì để mong muốn cải tạo thế giới), có phẩm tính rất đặc biệt: “Chẳng bao giờ làm phiền đến một ai.”
Người làm biếng không thể nào là Genghis Khan giết ba mươi triệu người. Cũng như không là Tamerlance giết bốn mươi triệu người. Như những nhà lỗi lạc phi thường Nadirshah, Alezander, Napoleon, hay những nhà độc tài Ivan, Stalins, Mussolinis, Adolf Hillers...
Người làm biếng có điều tốt đẹp là không đem lại rắc rối cho ai và tránh xa những phiền toái. Các bạn có thể không nhìn thấy người làm biếng đức hạnh đang ngồi trước mặt các bạn. Họ chưa bao giờ làm bất cứ điều gì, vấn đề tốt hay xấu cũng chẳng bao giờ xuất hiện trong tư tưởng.
Xem Chương 2  Quay về Mục lục

Ads Belove Post