Chương 1. Buông xuôi theo cái đang vậy

Chương 1. Buông xuôi theo cái đang vậy

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Chương 1. Buông xuôi theo cái đang vậy

Ba lời kinh là cơ sở cho biến đổi cuộc sống, đó là điều tối thượng trên đường. Thứ nhất: là vô tham vọng.
Giết tham vọng một cách toàn bộ.
Chừng nào tham vọng chưa bị giết, bạn sẽ vẫn còn trong khổ. Tham vọng là cội nguồn của mọi khổ. Tham vọng là gì? 'A' muốn là 'B', người nghèo muốn là giầu, người xấu muốn là đẹp. Mọi người đều khao khát là ai đó khác, cái gì đó khác hơn điều người đó đang vậy. Không ai bằng lòng với bản thân mình. Đó là điều tham vọng là gì.
Dù bạn là bất kì cái gì, bạn không bằng lòng với nó. Thế thì bạn nhất định trong khổ, vì bạn không thể là bất kì cái gì khác được. Bạn chỉ có thể là bản thân bạn; không cái gì khác là có thể. Mọi cái khác chỉ là vô tích sự, cóhại, nguy hiểm. Bạn có thể phí hoài toàn thể đời bạn, toàn thể sự tồn tại của bạn.
Dù bạn là bất kì cái gì, bạn là vậy. Chấp nhận điều đó đi; đừng ham muốn nó là cái khác hơn. Đây là điều vô tham vọng nghĩa là gì. Vô tham vọng là cơ sở cho mọi biến đổi tâm linh, vì một khi bạn chấp nhận bản thân bạn, nhiều thứ bắt đầu xảy ra. Nhưng điều đầu tiên... Nếu bạn chấp nhận bản thân bạn một cách toàn bộ, điều đầu tiên xảy ra cho bạn là cuộc sống không căng thẳng. Không có căng thẳng. Bạn không muốn là bất kì cái gì khác; không có đâu mà đi. Thế thì bạn có thể ở đây và bây giờ. Không có so sánh. Bản thân bạn là duy nhất. Bạn không còn nghĩ dưới dạng người khác.
Thế thì không có tương lai. Tham vọng cần tương lai, nó cần không gian để phát triển. Nó không thể phát triển ở đây và bây giờ được; không có không gian. Khoảnh khắc này là nhỏ thế, nguyên tử thế. Tham vọng cần tương lai; và tham vọng càng lớn, tương lai càng lớn là được cần tới.
Nếu tham vọng của bạn là lớn tới mức nó không thể được hoàn thành trong kiếp này, thế thì bạn sẽ tạo ra kiếp sau. Bạn sẽ tạo ra cõi trời, bạn sẽ tạo ra moksha, bạn sẽ tạo ra khái niệm về tái sinh. Tôi không nói rằng không có tái sinh. Tôi đang nói rằng bạn tin vào tái sinh không phải bởi vì nó có đó mà bởi vì tham vọng của bạn là lớn tới mức chúng không thể được hoàn thành trong một kiếp sống. Niềm tin của bạn vào tái sinh, đầu thai, không phải vì nó là sự kiện. Nó là vì tham vọng và ham muốn. Đầu thai có thể là sự kiện, nhưng với bạn nó chỉ là hư cấu. Với bạn nó chỉ là vấn đề của tương lai, của nhiều không gian hơn để đi vào.
Nhớ lấy, bạn không thể tham vọng trong khoảnh khắc hiện tại được. Điều đó là không thể được. Không có không gian. Khoảnh khắc hiện tại là nguyên tử, là nhỏ tới mức bạn không thể đi vào trong nó được. Bạn có thể ở trong nó, nhưng bạn không thể ham muốn trong nó. Nó đủ dài để hiện hữu, nhưng nó không đủ dài cho việc ham muốn. Để ham muốn bạn cần tương lai, thời gian. Thực sự, thời gian tồn tại vì ham muốn. Đối với cây ở đây, không có thời gian. Đối với chim hót ở đây, không có thời gian. Đối với các ngôi sao và mặt trời và trái đất, không có thời gian. Thời gian tồn tại vì ham muốn của con người. Nếu nhân loại không có trên trái đất này, sẽ không có thời gian; sẽ không có quá khứ và không có tương lai.
Ham muốn của bạn tạo ra tương lai. Kí ức của bạn tạo ra quá khứ. Chúng cả hai đều là các bộ phận của tâm trí bạn. Không ham muốn, và tương lai biến mất. Và khi không có tương lai, làm sao bạn có thể căng thẳng được? Làm sao? Không có khả năng nào của việc bị căng thẳng nếu không có tương lai. Và nếu không có quá khứ - nếu bạn biết rằng nó đơn giản là kí ức, bụi bám trên đường - làm sao có thể có lo âu nào được? Với quá khứ, lo âu bước vào. Và với tương lai - kế hoạch, tưởng tượng, phóng chiếu - căng thẳng tồn tại. Khi quá khứ bị bỏ đi và tương lại không mở ra, bạn ở đây, bây giờ. Không lo âu, không căng thẳng, không phiền não.
Vô tham vọng nghĩa là chấp nhận bản thân bạn như bạn vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có khả năng nào cho trưởng thành. Ngược lại, khi bạn chấp nhận bản thân bạn như bạn vậy thì biến đổi bắt đầu. Bạn bắt đầu trưởng thành, nhưng chiều hướng khác đi. Thế thì chiều hướng không ở trong tương lai mà trong vĩnh hằng.
Biết phân biệt này cho rõ vào. Bạn có thể đi theo hai cách. Nếu bạn đi vào tương lai, bạn đang đi vào trong tâm trí: hư cấu, thế giới mơ. Nếu bạn không đi vào trong tương lai, thế thì một chiều hướng khác trở nên mở ra cho bạn từ chính khoảnh khắc này. Bạn đang đi vào trong vĩnh hằng. Vĩnh hằng được ẩn kín trong khoảnh khắc này. Nếu bạn có thể ở đây ngay bây giờ, trong khoảnh khắc này, bạn đã đi vào trong vĩnh hằng. Nếu bạn liên tục nghĩ về tương lai và quá khứ, bạn đang sống trong thời gian. Thời gian là thế giới, và vĩnh hằng là niết bàn.
Phật tương truyền đã nói đi nói lại rằng nếu bạn có thể ở trong bây giờ, không có nhu cầu về bất kì kĩ thuật nào để thiền. Nó là đủ. Nó sẽ làm mọi điều được cần. Nhưng làm sao bạn có thể ở trong bây giờ nếu bạn tham vọng?
Tâm trí tham vọng không thể ở trong bây giờ được. Nó có thể ở bất kì chỗ nào khác nhưng nó không thể ở trong bây giờ. Tâm trí tham vọng bao giờ cũng đi xa khỏi hiện tại. Nó đang nghĩ về điều sắp tới; nó đang nghĩ về ngày mai. Nó đang nghĩ về kiếp sau; nó không quan tâm tới sự sống đang ở đây. Nó quan tâm tới cái gì đó phải vậy. Nó không quan tâm tới cái "đây'; nó bao giờ cũng quan tâm tới cái 'nên', cái 'phải'. Mối quan tâm đó là phi tôn giáo. Tâm trí tôn giáo, tâm thức tôn giáo, quan tâm tới sự tồn tại như nó vậy. Lời kinh thứ nhất là Giết tham vọng một cách toàn bộ để cho bạn có thể ở đây và bây giờ, để cho bạn có thể đi vào cái vĩnh hằng.
Giết ham muốn sống - lời kinh thứ hai.
Giết ham muốn sống. Luật của sự sống là rất ngược đời. Nếu bạn muốn sống, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Đó là cách chắc chắn nhất để bỏ lỡ nó. Nếu bạn ham muốn sống, bạn sẽ bỏ lỡ nó; nhưng nếu bạn không ham muốn nó, sự sống dư thừa sẽ xảy ra cho bạn.
Qua ham muốn, bạn đi ngược lại sự sống. Điều đó có vẻ ngược đời. Nó vậy đấy. Luật ngược đời này phải được hiểu sâu sắc.
Tại sao lại có chuyện khi bạn ham muốn sống bạn bỏ lỡ nó? Tại sao? Nó đáng phải không như vậy chứ. Về mặt logic, về mặt toán học, nó đáng phải không như vậy. Nếu ai đó ham muốn sống, tại sao người đó bỏ lỡ nó? Cơ chế này là tới mức khi bạn ham muốn, bạn đã lại đi vào trong tương lai. Và sự sống là ở đây! Sự sống đã là hoàn cảnh rồi - làm sao bạn có thể ham muốn nó được? Chỉ cái không hiện hữu mới có thể được ham muốn. Và sự sống hiện hữu. Làm sao bạn có thể ham muốn nó được? Nó đã hiện hữu rồi; nó đã xảy ra rồi. Bạn là sự sống.
Nếu bạn ham muốn sống, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Qua ham muốn, bạn đang đi xa khỏi sống. Mọi ham muốn đều dẫn bạn đi ngày càng xa hơn. Đó là lí do tại sao có nhiều nhấn mạnh thế vào vô ham muốn. Không phải là Phật hay tất cả những người nói về vô ham muốn đều chống lại sự sống. Thực sự, ngược lại, họ ủng hộ sự sống. Nhưng họ nói, "Không ham muốn," và với chúng ta điều đó có vẻ dường như họ chống lại sự sống, phủ định sự sống. Họ không chống lại đâu.
Chúng ta bỏ lỡ sống qua ham muốn. Đó là lí do tại sao Phật nói, "Không ham muốn." Điều gì xảy ra nếu bạn không ham muốn? Sống sẽ xảy ra cho bạn. Nó đã xảy ra rồi, nhưng bạn không thể nhìn vào nó được vì mắt bạn bị cố định vào tương lai. Bạn đang ở chỗ nào đó khác; tâmtrí bạn không ở đây. Sống là ở đây và bạn không ở đây, cho nên việc gặp gỡ đã trở thành không thể được. Thế thì bạn sẽ khao khát về sống, bạn sẽ ham muốn sống, nhưng bạn sẽ liên tục bỏ lỡ nó.
Cho phép sống xảy ra cho bạn đi. Làm sao điều đó có thể được làm? Bằng việc chăm chú ở đây. Bằng việc không ham muốn ở chỗ nào đó khác.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu ham muốn sống, bạn trở nên sợ chết. Nó nhất định là như vậy, vì ham muốn sống tạo ra sợ chết. Không có chết. Trong thực tại, không cái gì chết; không cái gì có thể chết. Điều đó là không thể được. Chết chưa bao giờ xảy ra; chết không có. Thế thì sao chúng ta cảm thấy chết nhiều thế, và tại sao chúng ta sợ nó thế? Tại sao chúng ta sợ cái gì đó mà không có?
Chúng ta sợ chết vì ham muốn sống của chúng ta. Ham muốn sống tạo ra việc chống lại chết: sợ chết. Chúng ta không biết sống, nhưng chúng ta ham muốn sống. Thế thì sợ tới trong đó sống sẽ bị phá huỷ.
Chúng ta thấy chết xảy ra... ai đó chết. Bạn đã bao giờ quan sát sự kiện là đấy bao giờ cũng là ai đó khác chết, không bao giờ là bạn? Nó bao giờ cũng là ai đó khác. Bạn thấy cái chết từ bên ngoài; bạn đã không thấy nó từ bên trong. Bạn thấy ai đó chết nhưng bạn không biết cái gì đang xảy ra cho người đó trong cốt lõi bên trong của người đó. Bạn chỉ biết điều đang xảy ra ở ngoại vi. Ngoại vi đã đi vào chết; nó không còn sống nữa, người này không thể thở được. Nhưng cái gì đã xảy ra trong cốt lõi, trong chính bản thể, trong trung tâm? Bạn không biết.
Không ai đã chứng kiến cái chết. Và không ai có thể làm điều đó, vì chỉ có một cách để chứng kiến nó: nếu bạn đi vào cốt lõi bên trong nhất riêng của bạn và chứngkiến nó ở đó. Nhưng chết không bao giờ xảy ra ở đó. Đó là lí do tại sao phật cười cái chết, một Krishna cười.
Krishna nói với Arjuna trong Gita, "Đừng sợ. Đừng nghĩ rằng bất kì ai sẽ chết." Không ai chết cả; ông không thể giết được bất kì ai. Điều đó là không thể được. Trong thế giới này, không cái gì có thể bị phá huỷ, thậm chí cả vi sinh vật cũng không thể bị phá huỷ. Phá huỷ là không thể được. Chỉ thay đổi là có thể.
Sống liên tục di chuyển. Con sóng này chết đi (dường như chết) và thế rồi con sóng khác nảy sinh. Chỉ hình dạng biến mất và hình dạng mới xuất hiện nhưng không cái gì chết và không cái gì được sinh ra.
Nếu không cái gì chết thế thì không cái gì được sinh, vì chết là có thể chỉ nếu cái gì đó được sinh ra. Sinh và chết là hai ảo tưởng. Bạn tồn tại trước việc sinh của bạn - bằng không thì việc sinh chắc đã không có thể được - và bạn sẽ tồn tại sau cái chết của bạn - bằng không thì sẽ không thể có khả năng cho bạn ở đây và bây giờ. Nhưng ham muốn níu bám lấy sống tạo ra sợ chết.
Nếu bạn dừng ham muốn sống, sợ chết lập tức biến mất. Và khi sợ chết biến mất, bạn có thể biết sống là gì. Tâm trí đang run rẩy với sợ và phiền não không thể biết được. Việc biết cần tâm thức rất bình thản, không sợ hãi, bạo dạn.
Ham muốn sống nghĩa là sợ chết. Kinh này nói Giết ham muốn sống để cho sợ chết biến mất. Và khi không có chết, và không có níu bám sống, bạn sẽ biết sống là gì, vì nó đã xảy ra cho bạn rồi. Bạn là nó! Nó không phải là cái gì đó bên ngoài; nó là cái gì đó bên trong. Nó đã xảy ra rồi. Bạn đang thở trong nó. Bạn cũng giống hệt con cá trong đại dương của sự sống, nhưng bạn không nhận biết về nó bởi vì chú ý của bạn bị ám ảnh với tương lai. Hammuốn nghĩa là ám ảnh với tương lai. Không ham muốn nghĩa là sống ở đây và bây giờ. Và lời kinh thứ ba:
Giết ham muốn an nhàn,
Ham muốn về hạnh phúc.
Giết nó đi.
Điều đó dường như rất u tối, buồn bã, phủ định sự sống. Nó không phải vậy. Bạn càng ham muốn an nhàn, càng nhiều lo lắng sẽ được cảm thấy. Bạn càng ham muốn an nhàn, bạn đang tạo ra càng nhiều lo lắng cho bản thân bạn, vì lo lắng có quan hệ với ham muốn an nhàn.
Bạn càng đòi hỏi nhiều về hạnh phúc, bạn sẽ càng trong khổ. Khổ là cái bóng. Ham muốn về hạnh phúc càng lớn, cái bóng sẽ càng lớn. Đòi hỏi về hạnh phúc và bạn sẽ không bao giờ có được nó. Bạn sẽ chỉ chịu đựng thất vọng. Tại sao? Vì chỉ có một cách để hạnh phúc, và đó là hạnh phúc ở đây, bây giờ. Hạnh phúc không phải là kết quả. Nó là cách sống.
Hạnh phúc không phải là kết quả cuối cùng của hạm muốn. Nó là thái độ, không phải là ham muốn. Bạn có thể hạnh phúc ở đây và bây giờ nếu bạn biết cách hiện hữu, nhưng bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu bạn không biết cách hiện hữu và bạn liên tục ham muốn nó. Hạnh phúc là nghệ thuật. Nó là cách sống.
Chính khoảnh khắc này, nếu bạn có thể im lặng và nhận biết về sự sống đang ở quanh bạn và bên trong bạn, bạn sẽ hạnh phúc. Chim hót, gió thổi. Cây hạnh phúc, bầu trời hạnh phúc, mọi thứ trong sự tồn tại đều hạnh phúc trừbạn. Sự tồn tại hạnh phúc, nó là mở hội vĩnh hằng, lễ hội. Nhìn sự tồn tại đi! Mọi cây đều trong tâm trạng lễ hội, mọi chim đều trong tâm trạng lễ hội. Ngoại trừ con người, mọi thứ đều trong tâm trạng lễ hội. Toàn thể sự tồn tại là lễ hội, lễ hội liên tục. Không buồn bã, không chết, không khổ tồn tại ở bất kì đâu ngoại trừ trong tâm trí con người. Cái gì đó sai với tâm trí con người, không với sự tồn tại. Cái gì đó sai với bạn, không với tình huống.
Tại sao con người bất hạnh? Không con vật nào bất hạnh thế, không con chim nào bất hạnh thế, không con cá nào bất hạnh thế như con người. Tại sao con người bất hạnh thế? Vì con người ham muốn hạnh phúc, và con chim hạn phúc ngay bây giờ; cây hạnh phúc ngay bây giờ. Con người ham muốn hạnh phúc; con người không bao giờ hạnh phúc ở đây và bây giờ. Con người bao giờ cũng ham muốn hạnh phúc và liên tục bỏ lỡ nó. Hạnh phúc là ở đây. Nó đang xảy ra khắp quanh bạn. Cho phép nó đi vào bên trong đi.
Là một phần của sự tồn tại đi. Đừng đi vào trong tương lai. Sự tồn tại không bao giờ đi vào trong tương lai; chỉ tâm trí đi vào đó.
Đây là điều tôi gọi là thiền: ở đây, không đi vào trong tương lai. Là vô tham vọng, giết chết mọi ham muốn về sống, không ham muốn hạnh phúc và thế thì bạn sẽ hạnh phúc và không ai có thể phá huỷ được hạnh phúc của bạn. Thế thì sẽ không thể nào có chuyện bạn bất hạnh. Và thế thì bạn sẽ bất tử và sự sống vĩnh hằng sẽ xảy ra cho. Thực ra, nó dã xảy ra rồi nhưng bạn không nhận biết về nó thôi. Thế thì bạn sẽ được hoàn thành. Vô tham vọng, bạn sẽ được hoàn thành.
Bạn là duy nhất. Mọi thứ, mọi kinh nghiệm đỉnh mà có thể có cho bất kì ai, là có thể cho bạn nữa; nhưng nó sẽ xảy ra theo cách duy nhất. Nó đã xảy ra cho một Phật, cho một Jesus, cho một Zarathustra và nó sẽ xảy ra cho bạn nữa. Nhưng nó không bao giờ xảy ra theo cùng cách. Nó sẽ không xảy ra cho bạn như nó đã xảy ra cho Phật. Nó sẽ không xảy ra cho bạn như nó đã xảy ra cho Jesus. Nó sẽ xảy ra cho bạn theo cách duy nhất, cá nhân. Khi nó xảy ra cho bạn nó sẽ tuyệt đối mới. Cốt lõi bên trong của kinh nghiệm này sẽ là một - cùng phúc lạc, cùng im lặng, cùng chứng ngộ - nhưng ở ngoại vi mọi thứ sẽ khác.
Cho nên đừng bắt chước bất kì ai. Đó là một phần của tham vọng. Đừng bắt chước Phật, đừng bắt chước Jesus. Cố là bản thân bạn. Thay vì thế, thậm chí cố gắng là vô tích sự đi. Chỉ là bản thân bạn. Khi bạn là bản thân bạn, bạn là mở cho mọi khả năng. Khi bạn là bản thân bạn, toàn thể sự tồn tại bắt đầu giúp bạn. Bạn không tranh đấu với nó.
Khi bạn không tranh đấu... Đây là điều tin cậy nghĩa là gì. Khi bạn không tranh đấu, sự tồn tại xảy ra cho bạn. Nếu bạn tranh đấu với sự tồn tại, bạn đơn giản đang phá huỷ bản thân bạn, phá huỷ khả năng của bạn, năng lượng của bạn, sự sống của bạn, sự tồn tại của bạn. Đừng tranh đấu! Buông xuôi theo sự tồn tại đi. Chấp nhận bản thân bạn như cái toàn thể muốn bạn là vậy, đừng cố là bất kì cái gì khác, và chứng ngộ có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào. Chính khoảnh khắc này nó có thể xảy ra; không cần chờ đợi.

Ads Belove Post