Chương 14. Để chùng mối quan hệ của nhân cách

Chương 14. Để chùng mối quan hệ của nhân cách

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Chương 14. Để chùng mối quan hệ của nhân cách

Nhìn tha thiết nhất tâm riêng của ông.
Vì qua tâm riêng của ông một ánh sáng tới mà có thể chiếu sáng sự sống và làm cho nó rõ ràng cho mắt ông.
"...Duy nhất một điều là khó biết hơn - tâm riêng của ông. Không phải cho tới khi xiềng xích nhân cách được làm lỏng ra mà điều huyền bí sâu sắc về cái ta bắt đầu được nhìn thấy. Không phải mãi cho tới khi ông đứng sang bên khỏi nó mà nó sẽ hiển lộ bản thân nó theo bất kì cách nào cho việc hiểu của ông. Thế thì, và mãi cho tới lúc đó, ông không thể hiểu thấu và hướng dẫn nó được. Thế thì, và mãi cho tới lúc đó, ông không thể dùng được mọi quyền năng của nó, và cống hiến chúng cho việc phục vụ xứng đáng."
Điều cơ bản nhất cần được hiểu là ở chỗ bạn không thể hiểu được bản tính riêng của bạn, tâm riêng của bạn, bản thể riêng của bạn, vì nhân cách của bạn, vì thực thể giả mà bạn đã tạo ra quanh bạn. Chúng ta sống mà bị nhốt trong nhân cách. Nhân cách là giả. Chúng đơn giản là các mặt nạ, mẽ ngoài để trưng ra cho người khác. Nhưng thực hành này trở nên sâu sắc tới mức bạn quên mất mặt nguyên thuỷ của bạn hoàn toàn. Trưng ra các mặt giả cho người khác, dần dần bạn bị đồng nhất với chúng và bạn bắt đầu nghĩ rằng đây là mặt bạn. Thế thì mặt nguyên thuỷ của bạn, mặt thực của bạn, vẫn còn bị ẩn kín.
Bất kì cái gì bạn làm, bất kì cách nào bạn diễn, bất kì cái gì bạn nói, nhớ kĩ liệu nó tới từ tâm bạn hay từ nhân cách của bạn. Tạo ra phân biệt rõ ràng đi. Điều đó sẽ là giúp đỡ lớn cho bạn trong tìm kiếm bên trong.
Khi bạn nói với ai đó, "Anh yêu em," những lời này từ đâu tới? Từ đâu? Nguồn gốc của chúng là gì? Chúng có tới từ tâm bạn không? Thực tại, tâm bạn có được rót đầy bằng yêu không? Hay chúng chỉ tới từ nhân cách của bạn, chỉ từ mặt giả của bạn? Bạn có nói chúng hệt như cách thức của tập quán, hình thức, xã giao, hay bạn đang nói chúng như phương tiện cho cái gì đó khác?
Bạn có thể ham muốn thân thể của ai đó, bạn có thể ham muốn dục với ai đó, nhưng bạn nói, "Anh yêu em." Việc nói này chỉ là lừa dối. Tốt hơn cả giá như bạn nói, "Anh muốn có dục với em, nhưng không có yêu ở đó. Thân thể em hấp dẫn anh, cuốn hút anh, nhưng không có yêu đâu. Nó có thể phát triển, nhưng ngay bây giờ không có yêu. Anh chỉ quan tâm tới thân thể em."
Nhưng nếu ai đó nói rằng chỉ thân thể bạn hấp dẫn anh ta, bạn sẽ không ở trong yêu với người này. Bạn sẽ trốn luôn! Bạn sẽ nói, "Anh đang nói điều vô nghĩa gìvậy?" Mặt giả phải có đó. Chỉ thế thì thân thể mới được cho hay nhận.
Cho nên bạn liên tục trau dồi nhân cách của bạn. Khi bạn đang cảm thấy đau bên trong, buồn, ngay cả thế bạn vẫn liên tục mỉm cười. Xem xét liệu nụ cười của bạn có chỉ là nụ cười tô vẽ không, chỉ trên môi, một nỗ lực của môi, hay liệu nó tới từ sâu bên dưới và lan toả lên môi. Cội nguồn có được bắt rễ ở đâu đó sâu sắc, hay không có cội nguồn, nó chỉ là nụ cười tô vẽ? Khi bạn mỉm cười, quan sát nó và bạn sẽ đi tới biết khi nào nụ cười là giả và khi nào nụ cười là thực.
Khi ai đó buồn, hay ai đó đang khổ, hay ai đó mới mất người bạn, người yêu, chồng, vợ, bạn đi tới người đó. Mặt bạn có vẻ buồn và thương cảm. Nhớ lấy và xem xét sâu bên trong, liệu nỗi buồn này là thực hay liệu bạn chỉ thể hiện nó và sâu bên dưới bạn đơn giản chán, sâu bên dưới bạn đang cố hình dung ra cách ra về, sâu bên dưới bạn đang nghĩ về các thứ khác, không quan tâm chút nào tới người này: cơ cực của người này, khổ của người này. Liên tục xem xét điều này và bạn sẽ đi tới biết hai tầng khác nhau bên trong bạn. Tầng giả là nhân cách.
Từ 'nhân cách-personality' là rất có ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ từ Hi Lạp persona. Persona nghĩa là 'mặt nạ'. Trong kịch Hi Lạp các nghệ sĩ dùng mặt nạ, mặt giả. Những mặt giả đó được gọi là persona. Và từ đó, từ 'personality' tới. Nó là hay. Nó ngụ ý rằng bạn đang diễn kịch bằng mặt giả. Nó không phải là bạn. Bạn đang ẩn đằng sau mặt giả, vì bạn không thể để lộ mặt thực của bạn ra.
Tôi không nói cần liên tục để lộ mặt thật của bạn ra ở mọi nơi. Không có nhu cầu. Ở đâu đó, mặt nạ là được cần. Nhưng phải rõ ràng rằng đây là mặt nạ; đây khôngphải là bạn. Bên trong, bạn phải biết khi nào bạn diễn kịch và khi nào bạn là thực. Bạn phải không bị lừa bởi việc diễn của bạn! Bạn phải không trở nên bị đồng nhất với việc diễn của bạn! Tôi biết các mặt đó là được cần. Bằng không sẽ khó sống trong xã hội, rất khó. Các mặt là tốt theo nghĩa nào đó. Chúng tạo điều kiện, chúng làm việc như chất bôi trơn. Và trong xã hội lớn với nhiều người thế, bạn không cần để lộ thực tại của bạn ở mọi nơi.
Ai đó gặp bạn buổi sáng. Bạn cảm thấy bị quấy rối bởi điều đó. Bạn nghĩ, "Sao mình lại thấy mặt người này sáng nay? Mặt anh ta có thể phá huỷ cả ngày của mình." Nhưng, bên ngoài, bạn mỉm cười và nói, "Chào anh. Gặp anh tôi mừng quá." Bên trong, bạn không mừng chút nào!
Nhưng điều này là được khi có liên quan tới cách xử sự. Sẽ không tốt mà nói với người này, "Tôi cảm thấy không mừng gì cả. Anh đã phá huỷ buổi sáng của tôi. Mặt anh là nguy hiểm. Tôi sợ rằng thấy anh sẽ làm hỏng cả ngày của tôi." Điều này sẽ không tốt. Không cần thiết. Quấy rối không cần thiết cho người kia. Không có nhu cầu.
Nhưng bạn phải biết cái gì là mặt nạ và cái gì là thực. Bạn phải nhận biết về cái gì đang diễn ra bên trong. Cái ở bên trong là bản thể thực của bạn và cái đang diễn ra trên bề mặt chỉ là tiện ích xã hội. Nếu bạn có thể làm phân biệt rõ ràng giữa bạn và nhân cách của bạn, thế thì nhân cách trở thành giống như quần áo. Bạn có thể bỏ nó vào bất kì lúc nào và trở thành trần trụi.
Nếu bạn không thể bỏ nó, điều đó nghĩa là bạn bị gắn bó với nó tới mức sự phân biệt không có đó, việc phân tách không có đó; không có kẽ hở. Kẽ hở được cần để cho ít nhất trong phòng bạn, trong nhà tắm của bạn,bạn có thể cởi bỏ nhân cách của bạn và trở thành thực. Ít nhất trong thiền, bạn có thể ném đi nhân cách và trở thành thực. Tại đó, nó không được cần tới.
Thiền không có tính xã hội. Nó không quan tâm tới bất kì ai khác; nó chỉ quan tâm tới bản thân bạn. Cho nên không mặt nạ nào được cần; bạn có thể đích thực. Nhưng bạn không thể đích thực được vì bạn không biết phân biệt này. Ngay cả trong thiền tôi cảm thấy rằng các bạn đang làm nhiều điều giả.
Freud trở nên nhận biết - khi ông ấy lần đầu tiên bắt đầu làm phân tâm học, ông ấy đã không nhận biết về nó, nhưng dần dần ông ấy trở nên nhận biết rằng các bệnh nhân sẽ nói những điều mà không là thực chỉ để làm cho Freud hài lòng, để xác nhận lí thuyết của ông ấy - vì khi Freud hài lòng, họ cũng cảm thấy hài lòng. Chỉ sau hai mươi năm làm phân tâm học ông ấy mới trở nên nhận biết rằng điều họ nói không phải là thực.
Chẳng hạn, Freud nói dục là gốc rễ của mọi rối loạn tinh thần. Bệnh nhân sẽ tới ông ấy và kể cho ông ấy về các rối loạn của họ. Thế rồi họ sẽ để lộ ra rằng dục là gốc rễ của rối loạn của họ. Freud nghĩ rằng lí thuyết của ông ấy đã được xác nhận bởi hàng nghìn và hàng nghìn ví dụ. Chỉ về sau ông ấy mới trở nên nhận biết rằng nhiều người trong số họ đã nói dối chỉ để làm cho ông ấy hài lòng, để xác nhận lí thuyết của ông ấy.
Đôi khi tôi cảm thấy cùng điều này. Khi tôi nói, "Phát điên lên!" và bạn phát điên, tôi biết rằng bạn phát điên chỉ để làm cho tôi hài lòng. Nhưng không có nhu cầu. Tôi đã hài lòng quá nhiều rồi! Không có nhu cầu. Đừng làm bất kì cái gì mà không thực. Điều đó sẽ không giúp cho bất kì ai. Là chân thực, là thực đi, ít nhất trong thiền của bạn - vì ở đó, một mình bạn được quan tâm thôi.
Tillich đã nói ở đâu đó rằng tôn giáo là mối quan tâm của cá nhân, mối quan tâm cá nhân toàn bộ với bản thân người ta. Nó không quan tâm tới bất kì ai khác. Tôn giáo có tính cá nhân, cho nên bạn cần không nghĩ về bất kì ai khác trong khi thiền, thậm chí không nghĩ tới tôi. Là thực đi. Vứt mặt nạ của bạn đi. Bất kì cái gì đích thực sẽ giúp cho bạn đi vào bên trong, bất kì cái gì không thực sẽ giúp bạn đi ra ngoài.
Đó là lí do tại sao Shankara gọi thế giới là ảo tưởng. Bạn càng đi xa khỏi bản thân bạn, bạn càng đi vào trong ảo tưởng; và bạn càng đi vào bên trong, bạn càng đi vào thực tại. Nhân cách của bạn là cánh cổng mở tới ảo tưởng, mở tới thế giới mơ không thực. Vứt cổng đó đi, vứt cầu đó đi hoàn toàn. Ít nhất là trong thiền.
Tôi không nói cho bạn phải đi và di chuyển trong xã hội và phải đích thực. Bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu bạn hài lòng làm việc đó bạn có thể làm nó, nhưng tôi không nói điều đó; đừng đổ trách móc lên tôi. Xã hội sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Nó không muốn mặt thực của bạn, nó muốn mặt không thực của bạn.
Và điều đó là được khi có liên quan tới xã hội. Dùng mặt không thực khi bạn đi ra ngoài, nhưng khi bạn đi vào trong, vứt mặt đó đi hoàn toàn. Đừng bị đồng nhất với nó, đừng mang nó vào bên trong. Một ngày có thể tới khi bạn sẽ trở thành mạnh tới mức ngay cả trong xã hội bạn sẽ đi với mặt thực, nhưng điều đó tuỳ vào bạn. Đầu tiên, nhìn vào trong và, ít nhất một cách tạm thời, gạt sang bên các nhân cách của bạn.
Vì qua tâm riêng của ông một ánh sáng tới mà có thể chiếu sáng sự sống và làm cho nó rõ ràng cho mắt ông.
"...Duy nhất một điều là khó biết hơn - tâm riêng của ông. Không phải cho tới khi xiềng xích nhân cách được làm lỏng ra mà điều huyền bí sâu sắc về cái ta bắt đầu được nhìn thấy. "
Nhân cách làm việc như rào chắn và ánh sáng từ tâm bạn không thể tới với bạn. Bỏ nhân cách đi, cho dù nhất thời, tạm thời và ánh sáng sẽ làm ngập lụt bạn, và bạn sẽ đi vào trong thế giới khác: thế giới của tâm.
"Không phải mãi cho tới khi ông đứng sang bên khỏi nó mà nó sẽ hiển lộ bản thân nó theo bất kì cách nào cho việc hiểu của ông."
Bạn phải để bản thân bạn sang bên: nhân cách của bạn, bản ngã của bạn.
"Không phải mãi cho tới khi ông đứng sang bên khỏi nó mà nó sẽ hiển lộ bản thân nó theo bất kì cách nào cho việc hiểu của ông. Thế thì, và mãi cho tới lúc đó, ông không thể hiểu thấu và hướng dẫn nó được. Thế thì, và mãi cho tới lúc đó, ông không thể dùng được mọi quyền năng của nó, và cống hiến chúng cho việc phục vụ xứng đáng."
Và trước khoảnh khắc mà bản thân bạn đã đi tới trong tiếp xúc sâu sắc với tâm bên trong nhất của bạn, bạn không thể làm được gì là tốt, là xứng đáng. Bạn không thể làm bất kì phục vụ nào cho bất kì ai. Bất kì cái gì bạn làm, ngay cả với ý chí tốt, sẽ tạo ra điều xấu, vìngười làm là dốt nát. Điều bạn làm là không có ý nghĩa. Bạn là ai mới là có ý nghĩa hơn.
Nếu bạn là người dốt nát, sống trong bóng tối toàn bộ - nếu ánh sáng từ tâm đã không xuyên thấu trong bạn, đã chưa rót đầy bạn - bạn có thể có ước muốn tốt, ý chí tốt, nhưng bất kì cái gì bạn làm đều sẽ tạo ra điều xấu, vì không cái gì tốt có thể xuất phát từ tâm tối. Cho nên đừng cố gắng ở trong phục vụ cho bất kì ai chừng nào bạn chưa đi tới ánh sáng bên trong. Thế thì, toàn thể sự sống của bạn sẽ trở thành việc phục vụ. Thế thì sẽ không có nhu cầu làm nó thành bổn phận, thế thì bạn sẽ không phục vụ cho bất kì ai như một nghĩa vụ. Thế thì việc phục vụ sẽ tuôn ra từ tính tự phát của bạn.
Và khi việc phục vụ trở thành tự phát, không có quan niệm về bổn phận trong nó, khi việc phục vụ trở thành yêu - bạn không thể làm được bất kì cái gì khác ngoài phục vụ; khi không có vấn đề làm cho người khác hạnh phúc; khi thực sự điều ngược lại đã xảy ra: bạn hạnh phúc tới mức bây giờ hạnh phúc tuôn tràn trong bạn và đạt tới người khác - chỉ thế thì điều tốt nảy sinh từ bất kì cái gì bạn làm.
Điều đã xảy ra là ngay cả không có bất kì thiện chí nào, điều tốt vẫn xảy ra - nếu bạn được rót đầy bằng ánh sáng và hạnh phúc. Nhưng nhiều thiện chí, mà không có ánh sáng bên trong, có thể là nguy hiểm cho người khác. Những người được tham gia vào trong phục vụ hướng tới người khác mà không có thực hành tâm linh sadhana nào bên trong tạo ra nhiều điều tai hại. Toàn thể xã hội đang khổ từ những người gây hại này, người liên tục phục vụ người khác mà không theo bất kì cách nào nhận ra ánh sáng bên trong riêng của họ. Nhớ điều này: điều đầu tiên là nhận ra cái ta riêng của bạn. Phục vụ người khác là phụ. Và đừng nghĩ rằng, qua phục vụ người khác, bạn cóthể nhận ra cái ta của bạn. Qua việc nhận ra cái ta của bạn, bạn có thể đi vào trong việc phục vụ người khác, không có điều ngược lại.
"Không thể nào giúp người khác khi mà ông chưa thu được sự chắc chắn nào đó của riêng ông.
Khi ông đã học 21 qui tắc đầu tiên và đã đi vào phòng học với quyền năng của ông được phát triển và ý thức không bị xiềng xích, thế thì ông sẽ tìm thấy nguồn sống bên trong ông từ đó bài nói sẽ nảy sinh."
"...Những lời ghi chú này được viết ra chỉ dành cho những người có thể đọc điều ta đã viết với ý nghĩa bên trong cũng như ý nghĩa bên ngoài."
Nhớ điều này. Không thể nào giúp được người khác chừng nào bạn chưa thu được sự chắc chắn nào đó của riêng bạn. Chống lại cám dỗ giúp người khác đi. Điều đó là xấu chừng nào bạn chưa thu được chắc chắn nào đó của riêng bạn. Đừng cố là guru, đừng cố là người giúp đỡ. Vì bạn sẽ quấy rối; bạn sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn. Nhớ cho rõ rằng bạn không thể giúp được, bạn không thể giúp được bất kì ai, chừng nào bạn còn chưa có được ánh sáng bên trong. Khi ánh sáng bên trong có đó, việc giúp đỡ, việc hướng dẫn, sẽ tuôn chảy từ bạn.
Chống lại cám dỗ này đi. Cám dỗ này là lớn, vì bản ngã cảm thấy rất được đáp ứng. Ai đó tới hỏi bạn lời khuyên. Cám dỗ có đó để cho lời khuyên mà không biết bạn đang làm gì, không nhận biết rằng bạn không biết. Nếu ai đó hỏi bạn liệu có Thượng đế không, bạn không đủ mạnh để nói, "Tôi không biết." Bạn nói cái gì đó. Hoặc bạn nói, "Có. Có Thượng đế chứ. Tôi là người tin tưởng," hoặc bạn nói, "Không, làm gì có Thượng đế. Tôilà người không tin," nhưng trong cả hai trường hợp bạn đều cho lời khuyên. Trong cả hai trường hợp bạn xác nhận cái gì đó mà bạn không biết.
Nhớ điều này, với người tìm kiếm tâm linh là điểm rất cơ bản, rất có ý nghĩa: bất kì cái gì bạn thực sự biết, xác nhận chỉ điều đó. Nếu bạn không biết, tốt hơn cả là nói, "Tôi không biết."
Có lần ai đó hỏi Albert Einstein, "Khác biệt gì giữa khoa học và triết học?"
Lời đáp của ông ấy là một trong những lời khôn ngoan nhất. Ông ấy nói. "Nếu ông đi tới nhà khoa học và hỏi một trăm câu hỏi, quãng chín mươi chín câu ông ta sẽ nói, 'Tôi không biết.' Chỉ về một câu ông ta sẽ nói, 'Tôi biết. Nhưng ngay cả điều này nữa,' ông ta sẽ nói, 'cũng chỉ là tri thức tương đối. Ngày mai nó có thể thay đổi. Nó không là tuyệt đối.'
"Nếu ông đi tới triết gia và hỏi một câu hỏi, ông ta sẽ cho ông một trăm câu trả lời. Và với sự thuyết phục tuyệt đối rằng điều này là vậy. Nếu ai đó nói cái gì đó khác, người đó sẽ bị kết án xuống địa ngục. 'Ông ấy sai!'"
Đó là lí do tại sao triết học chẳng dẫn tới đâu cả. Trả lời và trả lời và trả lời chẳng đưa tới đâu. Việc trả lời nhiều thế mà thậm chí không trả lời cho một câu hỏi. Điều cơ bản bị thiếu: triết gia không đủ mạnh để nói, "Tôi không biết."
Nhà khoa học là mạnh hơn. Ông ấy có thể nói, "Tôi không biết." Và ngay cả khi ông ấy nói, "Tôi biết," ông ấy còn nói, "Mãi cho tới giờ điều này đã là đúng. Nhưng tôi không thể nói bất kì cái gì về ngày mai. Mọi thứ có thểthay đổi, nhiều sự kiện mới có thể trở nên được biết tới và thế thì chân lí sẽ phải được điều chỉnh lại."
Tôi muốn nói với bạn rằng yoga cũng là khoa học; nó không phải là triết học. Thiền là khoa học: nó không phải là triết học. Nhớ điều này, đừng hướng dẫn bất kì ai chừng nào bạn chưa có tri thức nào đó, kinh nghiệm nào đó. Và ngay cả thế, vẫn bảo mọi người rằng "Đây là kinh nghiệm của tôi. Nó có thể không là vậy với bạn. Nó là cách tôi đã đi tới nó. Cách của bạn có thể khác; nó có thể chứng tỏ không đúng cho bạn. Cho nên đừng nhận lời khuyên của tôi một cách mù quáng. Bạn có thể thực nghiệm với nó. Nó là thực nghiệm mở."
Thế thì bạn có thể là việc giúp đỡ nào đó. Bằng không bạn có thể tạo ra quấy rối. Đừng bị cám dỗ. Đừng khuyên bảo chừng nào bạn chưa thực sự biết. Đừng hướng dẫn. Trước hết là đệ tử đã; đừng cố làm thầy. Tính chất thầy sẽ tới. Khi tính chất đệ tử đã trở thành đầy đủ và toàn bộ, thầy sẽ nổi ra bên trong bạn. Nhưng không trước khoảnh khắc đó, không trước lúc đó. Đợi nó đi. Nó xảy ra đấy.
Xem tiếp Chương 15Quay về Mục lục

Ads Belove Post