Chương 4. Ham muốn điều không thể đạt được

Chương 4. Ham muốn điều không thể đạt được

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Chương 4. Ham muốn điều không thể đạt được

Ham muốn chỉ cái ở bên trong ông.
Điều đó có vẻ ngớ ngẩn, ngược đời, phi logic: ham muốn chỉ cái ở bên trong bạn. Ham muốn về căn bản là về cái không ở bên trong bạn chứ. Ham muốn nghĩa là ham muốn cái gì đó mà không ở bên trong bạn. Nếu nó đã ở bên trong bạn rồi, thế thì cần gì ham muốn nó?
Chúng ta chưa bao giờ ham muốn bản thân mình như chúng ta vậy. Chúng ta bao giờ cũng ham muốn cái gì đó khác. Không ai ham muốn bản thân mình; không có nhu cầu. Bạn đã là cái đó rồi; bạn không thiếu bất kì cái gì. Bạn ham muốn cái gì đó đang thiếu.
Lời kinh này nói Ham muốn chỉ cái ở bên trong ông bởi nhiều lí do. Một, nếu bạn ham muốn cái gì đó mà không ở bên trong bạn, bạn có thể có được nó nhưng nó sẽ không bao giờ trở thành của bạn. Nó không thể thế được. Thực sự, bạn không bao giờ có thể trở thành ngườichủ của nó; bạn sẽ chỉ trở thành nô lệ. Người sở hữu bao giờ cũng bị của cải của mình sở hữu. Số của cải càng lớn, sự nô lệ được tạo ra càng lớn.
Bạn bị sở hữu bởi của cải của bạn, và bạn đang ham muốn là người chủ. Thất vọng bắt đầu có vì toàn thể hi vọng của bạn bị thất bại. Bạn đi tới điểm mà mọi thứ bạn muốn thì có đấy, bất kì cái gì bạn ham muốn đều đã xảy ra, nhưng bạn đã trở thành nô lệ. Vương quốc bây giờ dường như chẳng là cái gì ngoài sự cầm tù và bất kì cái gì bạn sở hữu, hay nghĩ rằng bạn sở hữu, đều không thực sự được sở hữu, vì nó có thể bị lấy đi bất kì khoảnh khắc nào. Cho dù không ai lấy nó đi, chết nhất định lấy nó.
Trong thuật ngữ tôn giáo, cái mà có thể bị cái chết lấy đi thì không phải là của bạn. Chết là tiêu chí. Chỉ có một tiêu chí để đánh giá liệu bạn có thực sự sở hữu cái gì đó không. Đánh giá nó so với chết và xem liệu bạn sẽ vẫn có nó sau chết của bạn không. Nếu chết lấy nó đi, bạn không bao giờ sở hữu được nó. Nó chỉ là ảo tưởng.
Có cái gì đó mà chết không thể lấy đi từ bạn được không? Nếu không có cái gì, thế thì tôn giáo là vô nghĩa, không có nghĩa. Nhưng có cái gì đó mà chết không thể tiếp quản được và cái gì đó đó được ẩn bên trong bạn. Bạn đã sở hữu nó rồi. Nó là bản tính bên trong nhất của bạn. Nó đã tới cùng bạn; bạn được sinh ra cùng nó. Hay đúng hơn, sẽ là tốt hơn mà nói rằng bạn là nó, không phải là bạn sở hữu nó. Nếu bạn sở hữu nó, nó có thể bị lấy đi.
Bạn là nó, nó là chính bản thể của bạn. Nó là chính mảnh đất của bạn; nó là sự tồn tại của bạn. Đó là điều được gọi là atman. Atman nghĩa là cái bạn đã là vậy rồi. Không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn; ngay cả chết cũng không thể phá huỷ được nó. Lời kinh này nói Ham muốn chỉ cái ở bên trong ông. Ham muốn atman, ham muốn cáita bên trong nhất của bạn, ham muốn trung tâm mà đã đã có nhưng bạn đã quên hoàn toàn.
Tại sao con người quên? Đó là sự cần thiết. Để sống còn, người ta phải chú ý tới thế giới bên ngoài. Để sống còn, để tồn tại, để vẫn còn trong sự sống, bạn phải liên tục chú ý tới mọi thứ: tới thức ăn, tới chỗ trú ẩn. Thân thể cần sự chú ý. Nó trở nên ốm, nó là nguồn gây ra đau khổ. Thân thể liên tục vật lộn để sống còn vì, với thân thể, có chết. Thân thể là cuộc vật lộn liên tục với chết, cho nên chú ý thường xuyên phải được đặt lên nó.
Thân thể bao giờ cũng trong trạng thái khẩn cấp vì vào bất kì khoảnh khắc nào chết đều có thể xuất hiện. Bạn phải liên tục nhận biết và liên tục ý thức về cuộc đấu tranh này chống lại chết, cho nên toàn thể chú ý của bạn chuyển ra bên ngoài. Không năng lượng nào được bỏ lại để đi vào bên trong. Đây là sự cần thiết sống còn. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục quên mất rằng một trung tâm bên trong chúng ta tồn tại mà cái đó là bất tử, một trung tâm bên trong chúng ta tồn tại, cái là vĩnh hằng, một trung tâm bên trong chúng ta tồn tại mà cái đó là phúc lạc tuyệt đối.
Đau hấp dẫn chú ý; khổ hấp dẫn chú ý. Nếu bạn bị đau đầu, chú ý của bạn chuyển lên đầu; bạn trở nên nhận biết rằng bạn có đầu. Nếu không có nhức trong đầu, bạn quên cái đầu của bạn. Bạn trở thành vô đầu - dường như bạn không có đầu.
Thân thể được cảm thấy chỉ nó bị ốm. Nếu thân thể tuyệt đối mạnh khoẻ bạn sẽ không cảm thấy nó. Bạn sẽ trở thành vô trọng lượng. Thực sự, bạn sẽ trở thành vô thân thể. Đây là tiêu chí duy nhất về mạnh khoẻ đích thực: rằng thân thể không được cảm thấy chút nào. Bất kì khi nào thân thể được cảm thấy điều đó có nghĩa là có ốmbệnh nào đó, rối loạn nào đó. Chú ý của bạn được triệu tới.
Có nhiều vấn đề tới từ bên ngoài đến mức chú ý của bạn thường xuyên bị dính líu và bận rộn ở đó. Đó là lí do tại sao bạn quên rằng cái gì đó tồn tại ngay ở chính trung tâm của bản thể bạn, cái là bất tử, cái là thiêng liêng, cái là phúc lạc. Lời kinh này nói:
Ham muốn chỉ cái ở bên trong ông.
... với bên trong, ông là ánh sáng của thế giới - ánh sáng duy nhất mà có thể được chiếu lên con đường. Nếu ông không thể nào thấy được nó bên trong ông, sẽ là vô dụng là đi tìm nó ở nơi nào đó khác.
Lời kinh tiếp:
Ham muốn chỉ cái vượt ra bên ngoài ông.
Ham muốn chỉ cái vượt ra bên ngoài ông. Bao giờ cũng ham muốn điều không thể được, vì chỉ qua ham muốn đó mà bạn trưởng thành. Và cái gì là không thể được? Trèo lên đỉnh Everest không phải là không thể được; đi lên mặt trăng cũng không phải là không thể được. Cả hai việc này đã trở thành có thể. Ai đó đã lên tới Everest. Thậm chí khi không ai đã lên tới đó, nó cũng không là không thể được. Khó khăn, nhưng không phải là không thể được. Nó ở trong năng lực con người để lên tới. Mặt trăng là trong năng lực của chúng ta để lên tới và chẳng bao lâu con người sẽ đạt tới các hành tinh khác nữa. Điều đó không phải là không thể được, chỉ khó thôi. Một ngày nào đó điều đó sẽ trở thành có thể được. Chỉmột thứ là không thể được, một thứ ở bên kia bạn, và đó là cái ta bên trong nhất của bạn.
Tại sao? Tôi nói rằng mặt trăng là không khó lên tới cho dù mặt trăng ở xa xôi thế, và tôi nói rằng cái ta bên trong nhất của bạn là không thể nào đạt tới được cho dù nó ở ngay bên trong bạn. Tại sao khó đạt tới thế? Vì nó ở bên trong bạn, đó là lí do tại sao. Bạn chỉ biết cách đạt tới cái ở bên ngoài. Tay bạn có thể với tới cái ở bên ngoài, mắt bạn có thể nhìn thấy cái ở bên ngoài. Các giác quan của bạn mở ra bên ngoài; bạn không có giác quan nào có thể giúp bạn nhìn vào bên trong. Tâm trí bạn đi ra bên ngoài; nó không thể đi vào bên trong được. Đó là lí do tại sao tâm trí phải bị vứt đi. Chỉ thế thì bạn mới có thể đi vào thiền.
Tâm trí về căn bản là việc đi hướng tới cái bên ngoài. Bạn có thể quan sát điều này rất dễ dàng. Bất kì khi nào bạn nghĩ, bạn nghĩ về cái gì đó ở bên ngoài bạn. Bất kì cái gì bạn nghĩ tới bao giờ cũng ở bên ngoài bạn. Bạn đã bao giờ nghĩ về cái gì ở bên trong không? Không có nhu cầu nghĩ về cái ở bên trong vì bạn có thể trải nghiệm nó. Không có nhu cầu nghĩ về nó; suy nghĩ là cái thay thế. Bạn có thể nhận ra cái ở bên trong bạn. Nó ở ngay góc kia. Bạn quay đầu, bạn đổi hướng. Từ bên ngoài bạn quay vào bên trong, và bạn có thể trải nghiệm nó. Cần gì nghĩ về nó?
Nhưng chúng ta liên tục nghĩ ngay cả về cái bên trong. Chúng ta nghĩ về atman là gì. Chúng ta nghĩ. "Cái ta là gì?" Chúng ta tạo ra triết lí và hệ thống. Chúng ta liên tục tạo ra lí thuyết rằng cái ta nghĩa là 'cái này', định nghĩa là 'cái này', và không ai thử cảm nó. Nó ở gần bạn thế - nhu cầu về các lí thuyết là gì?
Lí thuyết được cần cho cái ở xa xăm, vì bạn không thể đạt tới nó ngay bây giờ. Bạn phải tạo ra chiếc cầu. Lí thuyết được cần để đạt tới mặt trăng, nhưng chúng không được cần để đạt tới trung tâm bên trong bạn, vì không có kẽ hở. Không cái gì cần được bắc cầu; bạn đã ở đó rồi. Chỉ việc thay đổi trong thái độ của bạn là được cần và bạn có thể nhận ra nó. Không có nhu cầu lí thuyết hoá hay triết lí hoá. Nhưng chúng ta liên tục tạo ra triết lí. Chúng ta đã tạo ra hàng nghìn và hàng nghìn triết lí. Và các triết gia liên tục phí hoài các kiếp sống của họ trong suy nghĩ về cái đã ở bên trong họ. Chúng có thể đã nhảy nhót bên trong vào mọi khoảnh khắc!
Nhưng nó là ở bên ngoài. Bên ngoài các giác quan, vì giác quan không thể mở hướng tới nó được; chúng mở theo hướng đối lập. Và bên ngoài tâm trí, vì tâm trí không thể đưa bạn tới đó được; nó bao giờ cũng dẫn bạn tới đâu đó khác. Tâm trí là một công cụ cho thế giới; nó là cái máy để đi ra ngoài, để đi xa khỏi bạn. Nó được ngụ ý cho điều đó. Đó là lí do tại sao có nhiều nhấn mạnh thế rằng trong samadhi không có tâm trí. Samadhi là trạng thái của vô trí; tâm trí dừng lại.
Trong kĩ thuật thiền chúng ta đang làm, toàn thể nỗ lực là điều này: làm sao dừng là tâm trí, làm sao bỏ tâm trí, làm sao bỏ suy nghĩ, làm sao đi tới một khoảnh khắc mà không việc suy nghĩ nào tồn tại, nơi đơn giản chú ý, đơn giản nhận biết, tồn tại. 'Vô suy nghĩ' nghĩa là không có mây trên trời; chỉ bầu trời có đó. 'Vô suy nghĩ' nghĩa là không có mây trong tâm trí, chỉ tâm thức. Trong tâm thức đó, bạn ở bên trong.
Khi bạn ở trong tâm trí, bạn ở bên ngoài; khi bạn ở trong vô trí, bạn ở bên trong. Biến đổi này từ tâm trí tới vô trí là toàn thể cuộc hành trình. Nếu bạn có thể thêm từ'vô' vào tâm trí bạn, bạn đã đạt tới. Đó là lí do tại sao nó được gọi là bên ngoài.
Ham muốn chỉ cái vượt ra bên ngoài ông - bên kia các giác quan của bạn, bên kia tâm trí bạn, bên kia bản ngã của bạn. 'Bạn' sẽ không có đó. Trung tâm bên trong nhất của bạn không phải là bạn; bạn chỉ là ngoại vi. Ngoại vi không thể ở trung tâm được. Khi bạn đi hướng tới trung tâm bạn bỏ lại ngoại vi. Ngoại vi không thể tồn tại ở trung tâm. Nó thuộc vào trung tâm nhưng nó tồn tại bên ngoài trung tâm, chỉ vòng quanh trung tâm.
Bất kì cái gì bạn biết về bản thân bạn đều chỉ là ngoại vi: tên bạn, căn cước bạn, hình ảnh bạn. Bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo; bạn là người da đen hay bạn là người da trắng; bạn là cái này và cái nọ. Quốc gia, giống nòi, văn hoá - tất cả những thứ này chỉ là trên ngoại vi; mọi ước định của bạn chỉ là trên ngoại vi.
Thế giới không thể đi vào trung tâm của bạn được. Nó chỉ có thể trau dồi ngoại vi; nó chỉ có thể chạm tới bạn trên biên giới. Chỉ biên giới của bạn mới có thể là có tính Hindu, chỉ biên giới của bạn mới có thể là có tính Ki tô giáo, chỉ biên giới của bạn mới có thể có tính Jaina. 'Bạn' thì không; bạn không thể thế được.
Chỉ biên giới của bạn mới thuộc vào Ấn Độ hay vào Pakistan hay vào Mĩ. Bạn không thể thuộc vào bất kì quốc gia nào, bất kì nòi giống nào. Bạn thuộc vào bản thân sự tồn tại. Mọi phân chia đều là giả tại trung tâm, nhưng có nghĩa ở ngoại vi.
Bất kì cái gì bạn biết về bản thân bạn cũng là bản ngã của bạn. 'Bản ngã' chỉ là một từ tiện dụng. Toàn thể ngoại vi của bạn ngụ ý 'mình'. Nhưng 'mình' này sẽ mất đi khi bạn bắt đầu đi vào bên trong. 'Mình' này sẽ mất đi dầndần; 'mình' này sẽ biến mất; 'mình' này sẽ bay hơi. Thế thì một điểm sẽ tới khi bạn là bản thân bạn một cách đích thực; cái ta cũ của bạn không còn đó. Đó là lí do tại sao người ta nói: Ham muốn chỉ cái vượt ra bên ngoài ông...Nó vượt ra bên ngoài bạn; vì khi bạn đạt tới nó bạn đã đánh mất bản thân bạn.
Ham muốn chỉ cái không thể nào đạt tới được.
Ham muốn chỉ cái không thể nào đạt tới được. Cái không đạt tới được là gì? Nhìn quanh mà xem - mọi thứ đều là đạt tới được. Bạn có thể đã không đạt tới nó, nhưng nó là đạt tới được. Nếu bạn làm đủ nỗ lực bạn có thể đạt tới nó được. Về tiềm năng, nó là đạt tới được.
Alexander đã tạo ra một đế quốc lớn. Bạn có thể đã không tạo ra được đế quốc, nhưng điều Alexander có thể làm thì bạn có thể làm. Nó không phải là không thể được; nó không phải là không thể đạt tới được. Bạn có thể đã không thu thập được nhiều giầu sang như Rockefeller hay ai đó khác nhưng điều Rockefeller có thể làm thì bạn cũng có thể làm. Nó có tính người: nó ở bên trong năng lực của bạn. Bạn có thể bị thất bại, bạn có thể không có khả năng đạt tới nó, nhưng nó là đạt tới được. Thất bại của bạn là thất bại riêng của bạn, nhưng về tiềm năng bạn có thể đã thành công cho nên sự việc này không thể nói là không thể đạt tới được.
Thế thì cái gì là không thể đạt tới được? Cái gì mà không thể nào được đạt tới? Nếu cái đó là nghĩa, thế thì phỏng có ích gì mà ham muốn nó? Nếu nó không thể được đạt tới, thế thì ham muốn này là vô tích sự. Tại sao ham muốn cái mà không thể nào đạt tới được? Cái gì được ngụ ý bởi nó?
Nghĩa này là rất sâu, bí truyền. Nghĩa này là ở chỗ cái ta bên trong nhất của bạn là không thể nào đạt tới được vì nó đã được đạt tới rồi. Bạn không thể đạt tới nó được vì bạn là nó. Bạn không thể làm nó thành thành tựu được. Nó không phải là cái gì đó mà phải được đạt tới. Nó đã có đó rồi, bạn chưa bao giờ xa khỏi nó. Bạn chưa bao giờ đánh mất nó; nó là chính bản tính của bạn. Nó là bạn, bản thể bên trong nhất của bạn. Bạn không thể đạt được nó; bạn chỉ có thể khám phá ra nó. Bạn không thể đạt tới nó; bạn chỉ có thể làm lộ nó ra, bạn chỉ có thể nhận ra nó.
Không có khả năng nào của việc phát minh ra nó; nó đã có đó rồi. Nó không để được kiếm lấy; nó đã có đó rồi. Bạn chỉ phải cho câu trả lời của bạn cho nó. Bạn phải hội tụ nhận biết của bạn vào nó và đột nhiên cái mà không bao giờ bị mất được tìm thấy.
Khi Phật đạt tới chứng ngộ ai đó hỏi ông ấy, "Thầy đã đạt được cái gì?"
Phật nói, "Chẳng cái gì cả, vì bất kì cái gì ta đã đạt tới - giờ ta biết rằng nó bao giờ cũng có đó. Nó chưa bao giờ bị mất. Ta đã đơn giản khám phá ra nó. Ta đã biết kho báu nào đó mà đã, bao giờ cũng có bên trong ta."
Ham muốn chỉ cái mà không thể nào đạt tới được.
... nó là không đạt tới được, bởi vì nó cứi lui dần mãi mãi. Ông sẽ đi vào ánh sáng, nhưng ông sẽ không bao giờ chạm tới ngọn lửa.
Theo nghĩa khác nó cũng là không thể nào đạt tới được. Bạn sẽ không bao giờ có khả năng nói, "Tôi đã đạt tới nó," vì ai sẽ nói rằng tôi đã đạt tới nó? Cái 'tôi' đó màcó thể nói ra thì không còn nữa. Bản ngã đó - ngoại vi - không còn nữa. Trong việc đạt tới, trong việc khám phá, nó phải bị mất đi. Bản ngã phải bị ném đi, quăng đi. Bạn chỉ có thể đạt tới khi bạn đã trở thành vô ngã. Bạn không thể đạt tới bằng bản ngã, vì bản thân bản ngã là rào chắn.
Cho nên ai có đó, ai sẽ lên tiếng? Điều được nói trong Upanishads là nếu ai đó tuyên bố rằng người đó đã đạt tới, biết cho rõ rằng người đó đã không đạt tới, vì chính việc tuyên bố đó là của bản ngã. Nếu ai đó nói: "Tôi đã biết Thượng đế," biết cho rõ rằng người đó đã không biết Thượng đế; vì một khi Thượng đế được biết tới, ai có đó để tuyên bố? Người biết bị mất đi trong chính hiện tượng biết. Việc biết xảy ra chỉ khi người biết không có. Khi người biết vắng mặt, việc biết xảy ra - cho nên ai sẽ công bố?
Có một Thiền sư, Nan-in. Ai đó hỏi ông ấy, "Ông đã biết chân lí chưa?"
Ông ấy cười, nhưng im lặng. Người này nói, "Tôi không thể hiểu được tiếng cười huyền bí của ông. Tôi cũng không thể hiểu được im lặng huyền bí của ông. Dùng lời đi. Bảo cho tôi biết. Và chân tình về điều đó đi. Nói cho tôi có hay không. Ông đã biết chân lí, điều thiêng liêng chưa?"
Nan-in nói, "Ông làm khó cho tôi. Nếu tôi nói có, kinh sách nói, 'Người nói, "Tôi đã biết," đã không biết.' Cho nên nếu tôi nói có, nó có nghĩa là không. Và nếu tôi nói không, điều đó sẽ không đúng. Vậy tôi nên làm gì? Đừng ép tôi dùng lời. Tôi sẽ lại cười nữa và giữ im lặng thôi. Nếu ông có thể hiểu, điều đó là được. Nếu ông không hiểu, điều đó cũng được. Nhưng tôi sẽ không dùng lời đâu. Đừng ép buộc tôi, vì nếu tôi nói có nó có nghĩa làtôi đã không biết, và nếu tôi nói không nó sẽ không đúng."
Bạn sẽ đạt tới, nhưng trong sự thuần khiết của bạn. Trong sự thuần khiết đó, bản ngã của bạn sẽ không có đó. Bản ngã là yếu tố không thuần khiết, ngoại lai bên trong bạn - chỉ là bụi tụ lại quanh bạn. Nó không phải là bạn. Được trần trụi, bạn sẽ đạt tới. Bản ngã của bạn giống hệt như quần áo của bạn. Nó sẽ không có đó.
Ham muốn chỉ cái mà không thể nào đạt tới được.
Xem tiếp Chương 5Quay về Mục lục

Ads Belove Post