Chương 5. Quyền năng sẽ làm bạn thành cái không

Chương 5. Quyền năng sẽ làm bạn thành cái không

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Chương 5. Quyền năng sẽ làm bạn thành cái không

Ham muốn quyền năng một cách nhiệt thành.
...và quyền năng đó mà đệ tử sẽ thèm muốn là quyền năng sẽ làm cho người đó dường như là cái không trong con mắt của mọi người.
Chúng ta sẽ đi ngày càng nhiều vào trong mâu thuẫn. Ngôn ngữ của tôn giáo nhất định là mâu thuẫn. Trên bề mặt, nó có vẻ bất hợp lí. Theo một cách nào đó thì nó là vậy, vì nó đi ra ngoài lí trí, nó siêu việt trên lí trí. Lời kinh này nói ham muốn quyền năng một cách nhiệt thành - nhưng quyền năng đó là cái làm bạn thành cái không. Bạn trở thành vô hiện hữu.
Chúng ta ham muốn quyền năng để trở thành cái gì đó. Quyền năng mà của cải có thể cho, quyền năng mà chính trị có thể cho, quyền năng mà danh vọng có thể cho. Chúng ta ham muốn quyền năng là cái gì đó, và lời kinh này nói ham muốn quyền năng một cách nhiệt thành - nhưng quyền năng đó là cái làm bạn thành không ai cả, cái không.
Có hai kiểu quyền năng. Một kiểu, quyền năng mà bạn có thể tích luỹ từ người khác - cái mà có thể được trao cho bạn bởi người khác hay có thể bị lấy đi khỏi bạn từ người khác. Nó phụ thuộc vào người khác. Quyền năng phụ thuộc vào người khác sẽ làm cho bạn thành ai đó trong con mắt của người khác. Bạn sẽ vẫn còn như cũ như bạn đã vậy, nhưng trong con mắt của người khác bạn sẽ trở thành ai đó. Tính ai đó này là điều được ngụ ý bởi bản ngã. Và bản ngã là rào chắn.
Ham muốn quyền năng - kiểu thứ hai - điều cho phép bạn cảm thấy rằng bạn là không ai cả. Khó cảm thấy rằng "Mình là không ai cả." Mọi người đều nghĩ rằng mình là ai đó, dù người khác có đồng ý hay không. Mọi người đều nghĩ rằng người đó là ai đó! Điều này là bình thường; mọi tâm trí bình thường đều nghĩ rằng người đó là ai đó. Khoảnh khắc bạn đi tới nhận ra rằng bạn là không ai cả, bạn đã trở thành phi thường, hiếm hoi, đoá hoa duy nhất, không so sánh được. Cảm giác về tính không ai cả tạo ra không gian bên trong bạn. Bản ngã tan biến, trung tâm giả của bạn không còn đó nữa. Bạn đã trở thành rộng rãi, quang đãng. Giờ điều vĩnh hằng có thể vào trong bạn. Không gian này, trống rỗng này, có thể cho phép sự tồn tại nở hoa trong bạn.
Bạn được rót đầy bởi ai đó. Bạn là cái này và cái nọ. Tâm trí tinh ranh tới mức bạn thậm chí có thể tạo ra tính ai đó này qua tính không ai cả. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
Một hoàng đế, một hoàng đế Mô ha mét giáo, đang cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo vào ngày tôn giáo nào đó. Ông ta nói với điều thiêng và nói, "Con là không ai cả. Con là cái không. Xin hãy nhân từ với con."
Thế rồi đột nhiên ông ta nghe thấy một người ăn xin cũng đang cầu nguyện bên cạnh. Người này cũng nói, "Con là không ai cả. Xin nhân từ với con."
Hoàng đế cảm thấy bị xúc phạm! Ông ta nhìn người ăn xin và nói, "Nghe đây, ai định tranh giành với ta đấy? Khi ta nói, 'Con là không ai cả,' ai khác dám nói, 'Con là không ai cả'? Ai đang cố tranh giành với ta?"
Ngay cả trong tính không ai cả bạn vẫn có thể là kẻ cạnh tranh. Thế thì toàn thể vấn đề bị bỏ lỡ. Hoàng đế không thể dung thứ được ai đó khác tuyên bố tính không ai cả cho bản thân người đó ngay trước ông ta. Khi ông ta đang nói với Thượng đế rằng ông ta là không ai cả, ông ta không ngụ ý rằng ông ta là không ai cả. Qua tính không ai cả ông ta đang tạo ra tính ai đó. Bạn có thể tạo ra bản ngã từ cái không nữa.
Nhớ rằng bản ngã là quyền lực trong thế giới và là bất lực khi có liên quan tới điều thiêng liêng. Mọi thứ dường như là quyền lực trong thế giới đều là bất lực trong chiều hướng thiêng liêng. Ở đó, vô quyền năng là quyền năng. Jesus liên tục nói với đệ tử của ông ấy, "Là nghèo trong tâm linh." Không chỉ nghèo, vì bạn có thể nghèo mà không nghèo trong tâm linh. Thế thì ngay cả nghèo cũng sẽ trở thành một loại giầu có. Nếu bạn cảm thấy bản ngã về nó thế thì nghèo của bạn không phải là nghèo. Nó không phải là nghèo trong tâm linh.
Cho nên Jesus liên tục lặp lại, "Nghèo đi, nghèo trong tâm linh." Bằng không bạn có thể là kẻ ăn xin trên phố - bạn đã bỏ mọi thứ - nhưng giờ bạn bám vào việc đã bỏ mọi thứ; bạn bám vào từ bỏ của bạn. Bạn đã làm ra tính giầu từ nghèo của bạn; bạn kiêu căng về nó. Nhìn các sannyasin, các sư, các khất sĩ mà xem. Nhìn vào mắt họ mà xem. Họ có kiêu căng sâu cái tới từ việc đã bỏ thếgiới, từ việc đã từ bỏ. Họ đã từ bỏ thế giới, nhưng giờ việc từ bỏ của họ đã trở thành số dư ngân hàng. Họ đang kiêu căng về nó; họ cảm thấy cao siêu vì nó. Khi Jesus nói, "Là nghèo trong tâm linh," ông ấy ngụ ý: không cao siêu với bất kì ai.
Ông ấy không ngụ ý là thấp kém, nhớ lấy. Đây là vấn đề. Ông ấy không ngụ ý thấp kém vì nếu bạn thấp kém - nếu bạn cảm thấy rằng bạn thấp kém - nó lại là tính cao siêu đang đứng lộn trên đầu nó, không gì khác. Tính cao siêu đang đứng trên đầu nó trở thành tính thấp kém. Nếu bạn cảm thấy bản thân bạn là thấp kém, khao khát là cao siêu có đó.
Khi Jesus nói, "Là nghèo trong tâm linh," ông ấy không chỉ ngụ ý không cao siêu. Ông ấy ngụ ý điều đó, nhưng ông ấy cũng ngụ ý không thấp kém: chỉ là bản thân bạn. Không so sánh bản thân bạn với người khác; chỉ là thoải mái với bản thân bạn.
Thế thì bạn sẽ là không ai cả, vì tính ai đó cần so sánh. Làm sao bạn có thể là ai đó được nếu không có so sánh? Bạn đẹp hơn, không bao giờ đơn giản đẹp. Bạn có thể không bao giờ đơn giản là đẹp; bạn bao giờ cũng đẹp hơn trong so sánh với ai đó khác. Bạn là giầu trong so sánh với ai đó khác, bạn thông thái hơn trong so sánh với ai đó khác. Tính cao siêu và tính thấp kém bao giờ cũng là các so sánh. Bạn là ai đó khi được so sánh với người khác. Nếu không có so sánh thế thì bạn là ai? Bạn không thể chỉ đẹp, phải không? Bạn không thể chỉ khôn ngoan, phải không?
Nghĩ về điều này đi: bạn một mình trên trái đất; toàn thể nhân loại đã biến mất. Bạn sẽ là gì? Khôn ngoan hay ngu xuẩn? Đẹp hay xấu? Người vĩ đại hay chỉ là người thường? Bạn sẽ là cái gì? Một mình trên trái đất - toàn thểnhân loại đã biến mất - bạn sẽ chỉ là bản thân bạn. Bạn sẽ không có khả năng nói, "Mình là cái này hay cái nọ." Bạn sẽ không là bất kì ai. Bạn sẽ là không ai cả.
Tính chất sannyas thực, từ bỏ thực, có nghĩa là nó là vậy khi toàn thể vũ trụ, toàn thể nhân loại đã biến mất và bạn còn một mình. Không có khả năng nào để so sánh. Thế thì bạn là ai? Không ai cả. Tính không ai cả này là quyền năng - quyền năng trong thế giới của điều thiêng liêng.
Jesus nói, "Những người là đầu tiên trong thế giới này sẽ là người cuối cùng trong vương quốc của Thượng đế, và những người là cuối cùng ở đây sẽ là người đầu tiên ở trong vương quốc của Thượng đế." Cái là quyền năng trong thế giới này là bất lực trong cuộc hành trình thiêng liêng, và cái là vô quyền năng trong thế giới này lại là quyền năng trong cuộc hành trình thiêng liêng.
Lời kinh này nói Ham muốn quyền năng một cách nhiệt thành nhưng nhớ nghĩa của 'quyền năng'. Nó là vô quyền năng. Nó là cảm giác về tính không ai cả, về tính không, về trống rỗng. Và quyền năng đó mà đệ tử sẽ thèm muốn là quyền năng sẽ làm cho người đó dường như là cái không trong con mắt của mọi người.
Ham muốn an bình một cách nồng nhiệt..
An bình mà ông sẽ ham muốn là an bình thiêng liêng mà không cái gì có thể quấy nhiễu và trong đó linh hồn trưởng thành như hoa thiêng trưởng thành trong các đầm phá tĩnh lặng.
Ham muốn an bình một cách nồng nhiệt. Không ai ham muốn an bình. Bạn liên tục nói về nó, và liên tục tự lừa mình rằng bạn ham muốn an bình nhưng không aiham muốn nó - vì một khi nó được ham muốn, an bình xảy ra, và nó đã không xảy ra cho bạn.
Không ai ham muốn an bình. Cho dù bạn nói rằng bạn ham muốn an bình, bạn không ham muốn nó, vì đây là một trong các luật tối thượng: nếu bạn ham muốn an bình, nó xảy ra. Thế thì mọi sự đã đi sai ở đâu?
Nhiều người tới tôi. Một sinh viên tới tôi - anh ta vừa mới xuất hiện trong kì thi thạc sĩ văn chương cuối cùng của anh ta. Anh ta hỏi tôi, "Làm sao tôi có thể an bình được? Làm sao tôi có thể im lặng được? Giúp tôi với. Tôi ham muốn an bình. Tôi bị rối loạn thế, căng thẳng thế." Tôi hỏi anh ta, "Tại sao bạn ham muốn an bình?"
Anh ta nói, "Tôi muốn đạt được huân chương vàng. Kì thi sắp xảy ra rồi. Tôi là sinh viên đứng đầu lớp nhưng đây sẽ là kì thi cuối cùng của tôi và tôi ham muốn huân chương vàng. Và nếu tâm trí tôi căng thẳng thế, làm sao tôi có thể đạt tới nó được? Cho nên giúp tôi để được an bình đi."
Nhìn vào mâu thuẫn này đi! Và điều này đang xảy ra cho mọi người. Tôi bảo anh ta, "Nếu như không có kì thi, nếu như bạn không có ham muốn đạt tới huân chương vàng, nếu như bạn không có tham vọng là người nhất lớp đầu tiên, liệu có rối loạn nào bên trong bạn không? An bình của bạn có bị rối loạn không?"
Anh ta nói, "Không. Sao nó phải vậy? Thế thì sẽ không có vấn đề gì. Tôi sẽ an bình. Nhưng ngay bây giờ kì thi có đó và tôi ham muốn huân chương vàng. Cho nên giúp tôi an bình đi."
Tham vọng phá huỷ an bình của anh ta. Anh ta liên tục bám lấy tham vọng của anh ta và dầu vậy anh ta vẫnham muốn an bình. An bình trong phục vụ tham vọng là không thể được; nó là mâu thuẫn. Tham vọng không thể an bình được. Tham để thành công không thể là an bình.
Nếu bạn ham muốn an bình, ham muốn an bình cho bản thân nó đi. Đừng làm nó thành phương tiện cho cái gì đó khác. Nó không thể được làm thành phương tiện. Khi lời kinh này nói ham muốn an bình một cách nồng nhiệt, nó ngụ ý an bình như mục đích chứ không như phương tiện. Không ai ham muốn phương tiện. Mục đích là được ham muốn và, vì mục đích này, phương tiện được ham muốn. Nhưng an bình không bao giờ có thể được làm thành phương tiện. Mọi thứ là đẹp, mọi thứ là đúng, mọi thứ là tốt, mọi thứ là sâu sắc trong sự tồn tại không thể được làm thành phương tiện. Nó bao giờ cũng là mục đích. Nhưng chúng ta thậm chí còn ham muốn Thượng đế như phương tiện. Không ai ham muốn Thượng đế chỉ vì riêng ngài; chúng ta ham muốn Thượng đế vì chủ định khác nào đó. Thế thì ham muốn này là giả.
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng không ai ham muốn an bình trừ phi người đó ham muốn nó vì chính bản thân nó. Bạn có thể đạt tới nó một cách dễ dàng nếu bạn ham muốn nó như một mục đích. Ham muốn nó vì bản thân nó và nó xảy ra, vì trong chính việc ham muốn an bình, tham vọng sụp đổ; trong chính ham muốn về an bình, lo âu biến mất; trong chính ham muốn về an bình, phiền não biến mất. Nếu bạn liên tục tham vọng - ham muốn thành công, ham muốn là thế này hay thế nọ, là ai đó - thế thì an bình sẽ không xảy ra cho bạn. Thế thì bạn sẽ vẫn còn lo âu, cưỡi trên lo âu, căng thẳng.
Bạn sẽ vẫn còn trong phiền não và bất kì cái gì bạn làm đều sẽ không giúp ích gì. Cho nên phải rõ ràng về điều đó. Nếu bạn muốn an bình, ham muốn thẳng vào nónhư mục đích. Thế thì chính ham muốn về an bình biến đổi bạn.
Thực sự, an bình là tự nhiên. Nó không phải là cái gì đó phải được ham muốn. Bạn, bản thân bạn, quấy rối nó. Nó đã có đó rồi. An bình là tự nhiên với bạn; nó là chính bản thể của bạn. Bạn quấy rối nó bởi tham vọng, bạn quấy rối nó bởi tham lam, bạn quấy rối nó bởi giận dữ, bạn quấy rối nó bởi bạo hành. Nó đã có đó rồi, nhưng bạn đã quấy rối nó.
Đừng quấy rối nó! Nếu bạn thực sự ham muốn nó, bạn sẽ không quấy rối nó. Thế thì bạn sẽ bắt đầu cảm nó.
Để đạt tới an bình, người ta phải loại bỏ các chướng ngại cho nó. Tìm ra tại sao bạn không an bình. Tại sao? Thế rồi, loại bỏ nguyên nhân. Nếu tham vọng đang quấy rối nó, gạt bỏ tham vọng và an bình sẽ xảy ra. An bình đã có đó rồi; bạn không cần cố gắng vì nó. Chỉ nhận biết tại sao bạn đang quấy rối nó và không quấy rối nó, có vậy thôi. Và nó sẽ xảy ra. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng khi an bình thực sự được ham muốn nó xảy ra ngay lập tức. Thậm chí người ta không phải đợi lấy một khoảnh khắc.
Ham muốn sở hữu trên tất cả.
Lời kinh này dường như rất nguy hiểm: Ham muốn sở hữu trên tất cả. Sở hữu sao? Chính từ này sẽ tạo ra rối loạn trong tâm trí bạn vì mọi thầy giáo lớn đều dạy: không ham muốn sở hữu. Phật nói. "Không có tính sở hữu." Mahavira nói: "Aparigraha: không sở hữu." Jesus nói, "Bỏ mọi giầu có, mọi của cải."
Jesus nói, "Ngay cả con lạc đà cũng có thể đi qua lỗ trôn kim nhưng người giầu không thể đi qua cổng của vương quốc của Thượng đế của ta," và lời kinh này nóiHam muốn sở hữu trên tất cả. Nhưng lời kinh này là hay. Nó ngụ ý cùng điều mà Mahavira và Phật và Jesus đang nói nhưng nó nói điều đó theo cách rất trái ngược.
Nó nói rằng mọi thứ mà bạn nghĩ là sở hữu đều không là sở hữu vì bạn không thể thực sự sở hữu chúng. Bạn có thể sở hữu các thứ được không? Bạn có thể sở hữu người khác được không? Bạn có thể sở hữu bất kì cái gì trên thế giới được không? Bạn chỉ có thể tự lừa bản thân bạn rằng bạn sở hữu cái gì đó. Bạn không thể thực sự sở hữu bất kì cái gì vì chết sẽ phá huỷ mọi thứ.
Điều khác: bất kì cái gì bạn sở hữu đều trở thành kẻ sở hữu bạn. Người sở hữu bị sở hữu bởi đồ sở hữu của người đó. Bạn trở thành nô lệ; bạn không là người chủ. Cho nên hữu dụng gì mà nói rằng bạn sở hữu thế giới? Không ai sở hữu được bất kì cái gì. Chỉ một thứ có thể được sở hữu và đó là cái ta riêng của bạn. Không cái gì khác có thể được sở hữu.
Bạn có thể trở thành người chủ chỉ cái ta riêng của bạn thôi. Nếu bạn cố là người chủ của ai đó khác, bạn sẽ chỉ là nô lệ. Bạn có thể gọi sự nô lệ này là 'làm chủ', bạn có thể dán nhãn nó là 'làm chủ', nhưng bạn đang tự lừa bạn thôi. Lừa dối là lừa dối. Chỉ bằng việc đổi nhãn, chẳng cái gì được thay đổi.
Nhìn vào thứ sở hữu của bạn mà xem. Bạn có sở hữu chúng không? Nếu nhà của bạn bị phá huỷ bạn sẽ khóc, bạn sẽ gào khóc, bạn sẽ phát điên; nhưng nếu bạn chết, nhà của bạn sẽ không khóc đâu. Nó sẽ không phát điên. Vậy ai là người chủ thực? Ngôi nhà sở hữu bạn. Nó chẳng quan tâm chút xíu về bạn: dù bạn sống trong nó hay không. Thực sự nó sẽ cảm thấy rất thoải mái nếu bạn ra đi. Nó sẽ thoải mái hơn. Nó không phụ thuộc vào bạn.
Bạn chỉ quấy rối an bình của nó. Nếu bạn chết, nhà sẽ cảm thấy thoải mái. Cho nên ai là người sở hữu?
Lời kinh này có nghĩa theo cách hiểu rằng chỉ cái ta mới có thể được sở hữu và không cái gì khác. Và nếu bạn không thể sở hữu được cái ta của bạn, bạn nghĩ bạn có thể sở hữu được cái gì khác?
Cho nên là người chủ đi - người chủ của cái ta riêng của bạn - và đừng làm nỗ lực nào để sở hữu bất kì cái gì. Tôi không ngụ ý bỏ lại mọi thứ. Đó không phải là vấn đề. Dùng mọi thứ đi, nhưng không nghĩ dưới dạng sở hữu. Dùng nhà, nhưng không là người chủ. Dùng của cải; không là người chủ của nó. Dùng toàn thế giới, nhưng không nghĩ rằng bạn sở hữu nó. Bạn chỉ là khách lữ hành đi qua. Mệt mỏi, bạn nghỉ lại dưới cây. Nhưng bạn không sở hữu cây đó. Và nếu bạn không sở hữu nó, bạn sẽ cảm thấy biết ơn sâu sắc hướng tới cây. Khi bạn ra đi lúc tối, bạn sẽ cám ơn nó. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì khi bạn mệt và con đường nóng bức, cây đã cho bạn chỗ trú ngụ; cây cho mát mẻ. Nhưng đừng cố sở hữu cây, bằng không bạn sẽ không cảm thấy biết ơn đâu.
Khi bạn sở hữu, bạn không cảm thấy biết ơn. Đừng sở hữu vợ bạn, đừng sở hữu chồng bạn. Khi bạn mệt mỏi, vợ bạn cho bạn tình yêu của cô ấy. Cảm thấy biết ơn về điều đó đi.
Và nếu bạn không sở hữu vợ bạn, bạn sẽ không bị sở hữu bởi cô ấy. Mối quan hệ xảy ra chỉ khi không có sở hữu. Nếu có sở hữu, bao giờ cũng có xung đột. Chồng và vợ liên tục tranh chấp; bạn không thể tìm được kẻ thù nào có quan hệ sâu sắc hơn. Họ là kẻ thù thân thiết; họ cùng tồn tại chỉ để tranh chấp với nhau. Toàn thể mối quan hệ bị đầu độc bởi vì chồng đang cố sở hữu vợ và vợ đang cố sở hữu chồng, và không ai có thể sở hữu được bất kì ai;sở hữu là không thể được. Bạn chỉ có thể sở hữu được bản thân bạn; đó là mọi điều có thể, mọi thứ khác là không thể được. Nhưng khi người ta cố sở hữu và làm điều không thể được, mọi thứ đi sai; mối quan hệ bị đầu độc. Cuộc sống trở thành khổ.
Ham muốn sở hữu trên tất cả.
Nhưng những sở hữu đó phải thuộc vào chỉ linh hồn thuần khiết, và do đó được sở hữu bởi tất cả các linh hồn thuần khiết một cách tương đương. Và do vậy là tài sản riêng đặc biệt của cái toàn thể chỉ khi được thống nhất. Khao khát về sở hữu như có thể được giữ bởi linh hồn thuần khiết tới mức ông có thể tích luỹ của cải cho tâm linh hợp nhất đó của sự sống điều là cái ta thực duy nhất của ông.
Xem tiếp Chương 6Quay về Mục lục

Ads Belove Post