Osho - Con đường của Yoga – Trích dẫn

Osho - Con đường của Yoga – Trích dẫn

Price:

Read more

Osho - Con đường của Yoga – Trích dẫn


Yoga nghĩa là: “Bây giờ không hi vọng, không tương lai, không ham muốn. Nhưng tôi sẵn sàng biết cái gì đang đó. Tôi không quan tâm tới cái gì có thể có, cái gì phải có, cái gì nên có. Tôi không quan tâm! Tôi chỉ quan tâm tới cái đang đó” – bởi vì chỉ cái thực mới có thể làm bạn tự do, chỉ thực tại mới có thể trở thành giải thoát.
Thất vọng toàn bộ là cần. Thất vọng toàn bộ đó được Phật gọi là dukkha. Nếu bạn thực sự trong khổ thì không còn hi vọng, vì hi vọng của bạn sẽ chỉ kéo dài khổ này. Hi vọng của bạn là ma tuý. Nó có thể giúp bạn tiếp tục, nhưng bạn đang đi đâu? Nó sẽ giúp cho bạn đạt tới chỉ cái chết và không đâu khác. Mọi hi vọng của bạn có thể dẫn bạn chỉ tới cái chết – chúng đang dẫn đi. Trở nên vô hi vọng toàn bộ đi – không tương lai, không hi vọng. Khó đấy… điều đó cần dũng cảm đối diện với cái thực. Nhưng những khoảnh khắc như vậy tới với mọi người, lúc này hay lúc khác. Một khoảnh khắc tới với mọi người khi người đó cảm thấy vô hi vọng toàn bộ. Vô nghĩa tuyệt đối xảy ra cho người đó. Khi người đó trở nên nhận biết rằng bất kì cái gì mình làm cũng đều vô dụng, bất kì nơi đâu người đó đi,người đó chẳng đi tới đâu cả, mọi việc sống đều là vô nghĩa – đột nhiên hi vọng mất đi. Tương lai mất đi, và lần đầu tiên bạn trong hài hoà với hiện tại, lần đầu tiên bạn đối diện với thực tại.
Chừng nào khoảnh khắc này còn chưa tới với bạn… bạn có thể cứ làm asanas, các tư thế; đó không phải là Yoga. Yoga là quay vào bên trong. Nó là quay lại toàn bộ. Khi bạn không đi vào tương lai, không đi tới quá khứ, thế thì bạn bắt đầu đi vào bên trong bản thân mình – bởi vì bản thể của bạn là ở đây và bây giờ, nó không phải là ở trong tương lai. Bạn hiện diện ở đây và bây giờ, bạn có thể đi vào thực tại này. Nhưng thế thì tâm trí phải ở đây. Khoảnh khắc này được chỉ ra bởi lời kinh đầu tiên của Patanjali. Trước khi chúng ta nói về kinh đầu tiên này, vài điều khác phải được hiểu.
Yoga không phải là tôn giáo, nhớ điều đó. Yoga không phải là Hindu giáo, nó không là Mô ha mét giáo. Yoga là khoa học thuần khiết cũng giống như toán học, vật lí hay hoá học. Vật lí không phải là người Ki tô giáo, vật lí không phải là Phật tử. Nếu người Ki tô giáo đã khám phá ra luật của vật lí, thế nữa vật lí vẫn không là Ki tô giáo. Chỉ ngẫu nhiên mà người Ki tô giáo đã đi tới khám phá ra luật của vật lí. Nhưng vật lí vẫn còn là khoa học. Yoga là khoa học – chỉ ngẫu nhiên mà người Hindu khám phá ra nó. Nó không phải là mang tính Hindu. Nó là toán học thuần khiết của bản thể bên trong. Cho nên người Mô ha mét giáo có thể là một yogi, người Ki tô giáo có thể là một yogi, người Jaina, Phật tử có thể là một yogi.
Yoga là khoa học thuần khiết. Và Patanjali là cái tên vĩ đại nhất khi có liên quan tới thế giới của Yoga. Người này là hiếm hoi, không có cái tên khác sánh được với Patanjali. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại người này đã mang tôn giáo tới trạng thái của khoa học. Người này đã làm cho tôn giáo thành khoa học; luật thuần khiết, không niềm tin nào được cần. Cái gọi là tôn giáo cần niềm tin. Không có khác biệt giữa tôn giáo nào và tôn giáo khác; khác biệt chỉ là về niềm tin. Người Mô ha mét giáo có niềm tin nào đó, người Hindu có niềm tin khác nào đó, người Ki tô giáo có niềm tin khác nào đó. Khác biệt là về niềm tin. Yoga không có gì khi liên quan tới niềm tin; Yoga không nói phải tin vào bất kì cái gì. Yoga nói “Kinh nghiệm.” Cũng như khoa học nói “Thực nghiệm,” Yoga nói “Kinh nghiệm”. Thực nghiệm và kinh nghiệm cả hai là một; chiều hướng của chúng là khác. Thực nghiệm nghĩa là có cái gì đó bạn có thể làm bên ngoài; kinh nghiệm nghĩa là cái gì đó bạn có thể làm bên trong. Kinh nghiệm là thực nghiệm bên trong.
Khoa học nói, “Không tin, hoài nghi nhiều nhất có thể được,” nhưng cũng nói, “Không không tin” – bởi vì không tin lại là một loại của niềm tin. Bạn có thể tin vào Thượng đế, bạn có thể tin vào khái niệm không Thượng đế. Bạn có thể nói Thượng đế với thái độ cuồng tín; bạn có thể nói điều hoàn toàn đảo ngược, rằng Thượng đế không có, với cùng sự cuồng tín. Vô thần, hữu thần, tất cả đều là những người tin, và niềm tin không phải là cõi giới cho khoa học. Khoa học nghĩa là kinh nghiệm cái gì đó, cái đang đó; không niềm tin nào được cần.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ Yoga mang tính tồn tại, kinh nghiệm, thực nghiệm. Không niềm tin nào được yêu cầu, không đức tin nào được cần – chỉ dũng cảm để kinh nghiệm – và đó là điều đang thiếu. Bạn có thể tin tưởng dễ dàng vì trong niềm tin bạn sẽ không bị biến đổi. Niềm tin là cái gì đó được thêm vào bạn, cái gì đó bề ngoài. Bản thể bạn không bị thay đổi, bạn không trải qua chuyển hoá nào đó. Bạn có thể là người Hindu – bạn có thể trở thành người Ki tô giáo hôm sau.Bạn đơn giản thay đổi, bạn đổi Gita sang Kinh Thánh. Bạn có thể đổi nó sang Koran, nhưng người này đang ôm giữ Gita và bây giờ ôm giữ Kinh Thánh vẫn còn như cũ. Người đó đã đổi niềm tin của mình.
Niềm tin giống như quần áo. Không cái gì bản chất được biến đổi, bạn vẫn còn như cũ. Mổ xẻ người Hindu, mổ xẻ người Mô ha mét giáo – bên trong họ là như nhau. Người Hindu đi tới đền, người Mô ha mét giáo ghét đền. Người Mô ha mét giáo đi tới giáo đường Hồi giáo và người Hindu ghét giáo đường Hồi giáo nhưng bên trong họ là cùng con người.
Niềm tin là dễ dàng vì bạn không thực sự được yêu cầu làm cái gì, chỉ trang phục bên ngoài, sự trang điểm, cái gì đó bạn có thể gạt sang bên bất kì khoảnh khắc nào bạn thích. Yoga không phải là niềm tin; đó là lí do tại sao nó khó khăn, gian nan – và thỉnh thoảng nó dường như là không thể được. Nó là cách tiếp cận mang tính tồn tại. Bạn sẽ đi tới chân lí không qua niềm tin nhưng qua kinh nghiệm riêng của bạn, qua việc nhận ra riêng của bạn. Điều đó nghĩa là bạn sẽ phải được thay đổi toàn bộ – quan điểm của bạn, cách sống của bạn, tâm trí của bạn; tinh thần của bạn như nó đang vậy phải bị làm tan tành hoàn toàn. Cái gì đó mới phải được tạo ra. Chỉ với cái mới đó bạn sẽ đi vào trong tiếp xúc với thực tại.
Cho nên Yoga là cả cái chết và cuộc sống mới. Như bạn đang vậy bạn sẽ phải chết đi, và chừng nào bạn còn chưa chết, cái mới không thể được sinh ra. Cái mới bị ẩn trong bạn. Bạn chỉ là hạt mầm cho nó và hạt mầm phải rơi xuống, bị đất hấp thu. Hạt mầm phải chết đi, chỉ thế thì cái mới sẽ nảy sinh ra từ bạn. Cái chết của bạn sẽ trở thành cuộc sống mới của bạn. Yoga là cả chết và sinh thành mới. Chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng chết đi bạn không thể được tái sinh. Cho nên đấy không phải là vấn đề thay đổi niềm tin.
Yoga không phải là triết lí. Tôi nói nó không phải là tôn giáo và tôi nói nó không phải là triết lí. Nó không phải là cái gì đó bạn có thể nghĩ về. Nó là cái gì đó bạn sẽ phải hiện hữu; nghĩ sẽ không có tác dụng. Suy nghĩ diễn ra trong đầu bạn. Nó không thực sự sâu vào trong gốc rễ của bản thể bạn, nó không phải là tính toàn bộ của bạn. Nó chỉ là một phần, phần chức năng. Nó có thể được huấn luyện và bạn có thể tranh cãi một cách logic, bạn có thể nghĩ một cách hợp lí, nhưng trái tim bạn sẽ vẫn còn như cũ. Trái tim bạn là trung tâm sâu sắc nhất, cái đầu bạn chỉ là cành. Bạn có thể hiện hữu không có đầu nhưng bạn không thể hiện hữu mà không có tim. Đầu bạn không phải là cơ sở.
Yoga liên quan tới toàn bộ bản thể bạn, với gốc rễ của bạn. Nó không phải là triết lí. Cho nên với Patanjali chúng ta sẽ không suy nghĩ, suy xét. Với Patanjali chúng ta sẽ cố gắng biết luật tối thượng của bản thể, luật cho biến đổi của nó, luật về cách chết đi và cách được tái sinh lần nữa, luật cho trật tự mới của bản thể. Đó là lí do tại sao tôi gọi nó là khoa học.

Ads Belove Post