Osho - Mưa hoa

Osho - Mưa hoa

Price:

Read more

Osho - Mưa hoa


Subhuti là một đệ tử của Đức Phật. Ông có khả năng thông đạt uy lực của chân không. Quan điểm chân không luôn tồn tại, ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó. Một hôm, khi Subhuti đang ngồi dưới gốc cây trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh thì những đóa hoa trắng xinh đẹp đột nhiên tuôn rơi xuống chung quanh ông. "Chúng tôi tán dương ngài qua sự đàm luận của chân không." Các vị Phạm thiên thì thầm với ông. Subhuti trả lời, “Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ.” Các vị Phạm thiên đồng trả lời, “Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ, cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng. Các vị Phạm thiên lại thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ!’’ Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống, như mưa hoa tuôn tầm tả trên áo của Subhuti...
Vâng, câu chuyện đã xảy ra như vậy. Bạn nên hiểu rằng đây không phải là một biểu dụ mà là một sự kiện. Bạn đừng xem câu chuyện trên là một ẩn dụ. Từng chữ một đều là sự thật... tòan thể sự sống đều cảm nhận được hạnh phúc vô biên, phúc lạc tràn trề và cực kỳ hoan lạc, dù chỉ có một linh hồn duy nhất đạt được quả vị tối thượng của vô ngã.
Chúng ta là một phần thể của sự sống. Sự sống không hề hờ hững với chúng ta, cũng như một người mẹ không bao giờ có thể hờ hửng với những đứa con dễ thương của chính mình. Điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với tình mẫu tử thiêng liêng. Khi đứa bé tăng trưởng, người mẹ cũng đồng tăng trưởng với người con thơ dại. Khi con thơ được hạnh phúc, người mẹ cũng sẽ tràn trề hạnh phúc. Khi con thơ say sưa trên những bước luân vũ thần kỳ thì tâm hồn của người mẹ cũng hân hoan trong những điệu nhạc luân vũ. Khi con thơ mang bệnh, người mẹ cũng đau đớn như con. Khi con thơ đau khổ, người mẹ cũng triền miên khốn khổ... bởi vì họ tuy hai mà một. Trái tim của họ lúc nào cũng đồng hòa chung từng hơi thở và từng nhịp đập.
Vạn hữu là người từ mẫu của bạn. Vạn hữu không bao giờ dửng dưng với bạn. Hãy cảm nhận chân lý này sâu sắc hơn nơi tận cùng đáy tim của bạn . Khi bạn hiểu rằng vạn hữu cùng cảm thọ trọn vẹn niềm phúc lạc với bạn thì điều này sẽ làm cho bạn thực sự thay đổi. Bạn không là một con người xa lạ với thế giới của mình. Bạn không phải là một con người ngọai quốc lưu vong. Bạn cũng không hề là một kẻ vô gia cư lang thang không cố định. Nơi đây chính là tổ ấm của bạn. Và vạn hữu là một từ mẫu lúc nào cũng hết lòng chăm sóc bạn và yêu thương bạn. Cho nên khi một người chứng được quả vị Phật thì đó chỉ là một sự kiện khá tự nhiên. Khi có một ai đạt được quả vị cực kỳ tối thượng thì toàn thế giới sẽ đồng hoan ca. Toàn thể sự sống sẽ cùng đồng vũ hội và liên hoan chúc mừng bạn. Đây là một sự thật hiễn nhiên nhất. Tất cả mọi hiện tượng xảy ra không phải là một biểu dụ. Tôi mong bạn hãy nhớ vì nếu không, bạn sẽ sa vào sai lầm cũng vì bạn không hiểu.  Những đợt mưa hoa tiếp tục tuôn rơi tầm tã. Những đóa hoa trắng xinh đẹp như những chiếc cánh hoa sen của Phạm thiên nở rộ sáng rực cả mấy tầng không gian.  Mưa hoa không ngừng rơi xuống tán dương một con người đã chứng được quả vị Phật. Những cơn mưa hoa nhuốm đầy hương thơm ngào ngạt rơi xuống trong bất tận, hết lòng tán tụng Subuhuti. Bạn không thể nhìn thấy những cơn mưa hoa này vì bạn không có khả năng để nhìn thấy chúng. Vạn hữu liên tục vũ hội cho tất cả các vị Phật chứng được quả vị tối thượng, cho tất cả những bậc chứng đắc, cho tất cả những đấng Giải Thóat – vì quá khứ, vị lai, thực tại sẽ thôi không còn hiện hữu. Toàn cõi vĩnh hằng sáng ngời trong sự sống trường tồn bất diệt, chỉ còn có thực tại là Chân như, không còn sanh trụ diệt.  Những cơn mưa hoa không ngừng liên hoan trên bao nhiêu từng không cao ngất, nhưng rất tiếc bạn không hề thấy được. Ngọai trừ chúng tán tụng bạn, bạn sẽ không thể nào nhìn thấy muôn hoa liên vũ trên từng không. Nếu bạn nhìn thấy được những đợt mưa hoa tuôn rơi tầm tã, bạn sẽ biết rằng mưa hoa đang ca ngợi tất cả các vị Phật và cho tất cả mọi linh hồn đã Chứng ngộ.
Chân lý thứ nhì cũng cần phải tận tường. Nếu bạn không hiểu thì bạn khó lòng đạt được tiến trình xa hơn. Dù bạn không ngừng giao chiến với vạn hữu, vạn hữu vẫn phục vụ cho bạn vì ngoài tinh thần phục vụ, vạn hữu sẽ không làm điều gì khác hơn. Nếu bạn sai lầm, vạn hữu vẫn chu toàn đầy đủ cho bạn. Cho dù bạn đi sai phương hướng, vạn hữu vẫn di chuyển cùng bạn. Nếu đứa con thơ lạc hướng, người từ mẫu vẫn một lòng thương yêu con của mình. Người mẹ sẽ không bao giờ chuốc con của mình độc dược. Nếu người con thơ lạc lối và vô phương hướng, người mẹ vẫn cầu nguyện cho những người con dại khờ của mình. Quan điểm này được chứng minh qua câu chuyện của Đức Chúa Giê Su về hai người anh em.
Một người con trai luôn luôn hành trình ở một chân trời xa. Anh không chỉ đi xa mà còn lạc lối – xa hẳn người cha của mình, hoang phí di sản thừa kế của cha ông và biến mình thành một con người hành khất mãi đắm chìm trong rượu chè và cờ bạc. Người em trai ở lại xây dựng sự nghiệp, mở rộng kinh doanh, xây dựng đồng áng và vườn tược, và cố công tăng trưởng di sản do cha ông để lại. Anh hết lòng tận tụy làm việc trong tinh thần phục vụ và cố gắng hết sức giúp đỡ phụ thân của mình. Có một ngày, tin xa loan truyền tới về một người con lầm lỗi, đã trở thành một người hành khất, say sưa rượu chè cờ bạc, đang xin ăn ở một ngỏ ngách tối tăm nào đó trong thành phố. Nghe tin, người cha thật sựđau lòng cho đứa con trai hư hỏng của mình. Ông dành trọn bao nhiêu thời giờ cầu nguyện cho người con trai đang lưu lạc này của ông. Ông quên mất người con trai đang chung sống với ông. Ông chỉ còn nhớ đến người con trai tội nghiệp của mình. Trong giấc mộng hằng đêm, chỉ có hình bóng của người con hư hỏng ẩn hiện mà không bao giờ là hình bóng của người con trai sống gần ông, vốn đã hết lòng tận tình làm việc cho ông, hết lòng vì ông và anh đã cố gắng làm vui lòng ông được tốt đẹp mọi bề.
Và rồi có một ngày, người con trai lưu lạc trở về. Người cha vui mừng sửa soạn một buổi đại yến tiệc. Người em trai, sau khi xong việc đồng áng, lúc anh trở về thì có một người hàng xóm mách bảo về sự việc này, “Phụ thân của bạn anh thật vô cùng bất công! Anh đã hết lòng ở lại phục vụ, báo hiếu cho cha để đền ơn công dưỡng dục. Anh đã hết lòng làm tất cả mọi việc và lúc nào cũng tỏ ra là một người con hiếu thảo, đạo đức. Anh không bao giờ dám làm phật lòng cha minh bất cứ điều gì, nhưng cha của anh không bao giờ mở một buổi yến tiệc, dù là thật nhỏ cho anh. Con cừu béo bở nhất cũng bị làm thịt cho buổi đại yến tiệc của người anh lưu lạc của anh. Anh trai của anh trở về nhà là một kẻ ăn xin, nhưng cả nhà lại mở hội liên hoan.” Người con trai hiếu thảo nghe qua, lòng anh đau như muối xát. Anh cảm giác tổn thương vô cùng. “Thật là vô lý.”
Anh giận dữ khi bước vào nhà. Anh nói với cha,  “Cha có biết cha đang làm gì hay không? Cha chưa bao giờ mở cho con được một buổi yến tiệc nào trong khi con đã hết lòng hiếu thảo với cha, tận tình với cha, còn anh của con thì cứ mãi lang thang trong vô định, phí phạm biết bao nhiêu tài sản của gia đình, lúc nào cũng rượu chè cờ bạc say sưa. Đã vậy mà bây giờ còn trở về như một kẻ ăn mày, mà cha lại tốt với anh như vậy.” Người cha trả lời,  “Con là một người con quá tốt, quá đức hạnh cho nên cha không còn phải lo lắng cho con nữa. Nhưng anh của con thì lại quá lầm lỗi cho nên cha phải hết lòng lo lắng, thương yêu, và lúc nào cũng cần phải cầu nguyện cho anh của con.”
Đức Chúa Giê Su hay kể đi kể lại câu chuyện trên cho các môn đồ của mình nghe. Ngài thường nói, Thượng đế không cần nhớ đến thánh nhân vì họ đã quá thánh thiện. Nhưng Thượng đế sẽ không bao giờ quên những người con hư hỏng của mình. Nếu Thượng đế là một người mẹ - Tôi có thể cho bạn hay rằng Thượng đế không phải là một người cha mà là một người mẹ. Một người cha không có được nội tâm yêu thương sâu sắc như một người mẹ. Đó là lý do mà tại sao người Ấn Độ xưng tụng Thượng đế là mẹ - Thượng đế là đấng từ mẫu vốn hay nuôi nấng dạy dỗ cẩn mật cho từng đứa con thơ bé nhỏ của mình.
Đức Chúa Giê Su từng thuyết giảng qua rằng nếu một người chăn cừu, sau khi về mà khám phá rằng có một con cừu bị lạc thì người chăn cừu sẽ lập tức bỏ hết đàn cừu lại trong màn đêm tăm tối ở rừng xanh, để anh ta có thể đi tìm ngay chú cừu đang bị lạc. Sau khi tìm thấy chú cừu bị lạc, người chăn cừu sẽ cực kỳ sung sướng và anh không ngần ngại sẽ cõng ngay chú cừu trên vai vác về nhà. Người đi lạc đã được tìm lại. Chúng ta như những chú cừu nhỏ bé lúc nào cũng bị lạc hướng. Một khi kẻ chăn cừu tìm lại chú cừu bị lạc thì người chăn cừu sẽ vô cùng hớn hở.
Mưa hoa thường hay tuôn rơi để ăn mừng liên hoan cho những chú cừu đi lạc mà được tìm thấy. Các vị thánh thần, các Phạm thiên là những lực lượng tự nhiên của vũ trụ. Tất cả các Phạm thiên đều được nhân cách hóa với những trái tim chung cùng một nhịp đập tình yêu và cùng đồng ẩn chứa một tình thương vô lượng. Các môn đồ Ấn Độ và các Phật tử hay hoán chuyễn các lực lượng tự nhiên này để hóan chuyễn các lực lượng tự nhiên này thành các Phạm thiên của họ. Họ làm rất đúng. Chính vì vậy, sau khi Tu Bồ Đề chứng được trạng thái Vô ngã, thì các Phạm thiên bắt đầu vũ hội mưa hoa. Câu chuyện này hàm chứa một ẩn ý cực kỳ huyền diệu. Đối với người Ấn Độ và những Phật tử, vầng thái dương đại diện cho Phạm thiên, bầu trời cũng đại diện cho Phạm thiên. Mọi cây cối rừng xanh đều là những vị thiên thần khả ái. Không khí là thiên thần, đất cũng là thiên thần. Trong tất cả mọi vạn vật sinh linh đều ẩn tàng linh khí của những trái tim giầu yêu thương. Vạn vật đồng có thể cảm nhận. Thế giới này không bao giờ dửng dưng với bạn, kể cả những loài hoa nhỏ bé nhất. Ý nghĩa trường tồn của vạn vật là như vậy. Chính vì vậy, khi nào bạn đạt được lý sự viên dung, vạn vật sẽ đồng liên hoan. Lúc đó, vừng thái dương sẽ rực rỡ chiếu sáng một cách khác thường hơn vì phẩm chất trí tuệ của bạn đã thay đổi.  Đối với những kẻ vô minh hành thức thì vạn vật sẽ không thay đổi. Mặt trời sẽ chiếu sáng rạng ngời hơn cho những ai mà phẩm chất tâm thức của họ đã thay đổi một cách vi diệu hơn và chỉ có người khai ngộ mới có thể cảm nhận được.
Nếu bãn ngã không khoác lên phẩm chất thô thiển này thì nó sẽ cảm nhận được lực lượng vi tế này.  Phẩm chất thô thiển là phạm vi của bãn ngã. Sự vi diệu chỉ có thể cảm nhận được nếu chúng ta trở thành vô ngã. Nó vi diệu đến nỗi bạn đánh mất cơ hội thấu hiểu nó. Ý thức chấp ngã của bạn sẽ làm cho nội tâm rối loạn.  Khi một người chứng được quả vị Chân như tối thượng thì mặt trời cũng phải thay đổi. Trời đất chào đón sự chứng ngộ của bạn bằng hằng muôn lời thiên ca. Hơi ấm không còn là hơi ấm bình thường mà trở thành hơi ấm tràn trề ngôn ngữ của tình yêu. Không khí trở nên khác lạ hơn. Chúng lãng vãng quanh bạn lâu hơn. Dường như chúng đang ve vuốt bạn với muôn vàn sự cảm xúc trong vòng tay thân ái của chúng. Sự ve vuốt này hoàn toàn khác biệt với những ve vuốt nhuộm mầu phàm tục vì sự ve vuốt này nhậy cảm hơn. Cây xanh sẽ trổ hoa một cách khác thường hơn. Dường như hoa đang tuôn chảy ra từ thân cây xanh với muôn ngàn nhạc điệu hân hoan.
Tương truyền rằng mỗi khi Đức Phật đi ngang qua khu rừng nào, cây xanh lập tức trổ hoa, mặc dù không phải là mùa trổ hoa của chúng. Phải như vậy! Con người có thể sai lầm khi không nhận ra Thực tướng Như Lai, nhưng cây xanh không bao giờ sai lầm. Vì con người có tâm trí, cho nên con người hay đánh mất cơ hội của mình, nhưng cây xanh không bao giờ đánh mất cơ hội của chúng. Vì chúng vô tâm, cho nên chúng trổ hoa khi Như Lai thị hiện trong rừng xanh. Điều này chẳng là phép mầu nhiệm gì. Đó chỉ là hiện tượng tự nhiên. Bạn sẽ không thể nhìn thấy bông đẹp trổ hoa, bởi vì những cánh hoa đó vốn vô thực thể. Những cánh hoa vô thực thể đó ẩn chứa mọi tinh hoa của cảm xúc. Khi Như Lai thị hiện qua rừng xanh, cây xanh run rẩy chào mừng Đấng Giác Ngộ một cách khác thường hơn. Chúng cũng thổn thức một cách khác thường hơn. Chúng không còn là những thực thể xưa cũ nữa. Chúng là bàn tay của vạn hữu vươn ra để có thể chăm sóc bạn. Vạn hữu là đấng Từ Mẫu huyền diệu nhất mà tạo hóa ban phát cho chúng ta.  Bây giờ, tôi hy vọng rằng bạn hiểu rõ câu chuyện ngụ ngôn này – Một trong những giai thoại hay nhất từ xưa tới nay.

Đức Phật có hằng muôn nghìn đệ tử. Tu Bồ Đề là một trong những môn đồ của ngài. Ông vốn chẳng có gì được gọi là đặc biệt. Thực sự không ai biết nhiều về Tu Bồ Đề. Đây là giai thoại duy nhất về ông.
Trong thời đại đó, Đức Phật có rất nhiều đại đệ tử khá nổi tiếng. Trong những môn đồ của ngài, có biết bao nhiêu học giả vĩđại, có biết bao nhiêu các hoàng tử mà danh tiếng họ nổi như cồn. Họ sở hữu những vương quốc bao la rộng lớn. Khi họ rời bỏ vương quốc của họ để trở thành đệ tử của Đức Phật, danh tiếng của họ hình như vẫn còn phảng phất chung quanh họ. Nhưng mưa hoa đã không xảy ra hân hoan với họ. Mưa hoa chỉ chọn có Tu Bồ Đề, một đệ tử trong những đệ tử của Đức Phật, vốn chẳng có gì được gọi là đặc biệt. Chỉ có như thế mà muôn nghìn đóa hoa vũ hội cho Tu Bồ Đề.
Nếu bạn là người suốt ngày quanh quẩn bên đức Thế tôn, mọi người sẽ xem trọng bạn. Bạn cũng được họ đối đãi đặc biệt như bậc Như Lai – Nếu bạn cho là mình đặc biệt, có một ngày bạn sẽ đánh mất chính bạn. Lòng tự ngã bạn sẽ trỗi dậy khi bạn có được cơ hội quanh quẩn bên Đức Phật. Bạn tự tạo ra cấp bậc ngôi thứ. Bạn sanh tánh kiêu ngạo, “Ta không phải là một đệ tử tầm thường mà là một đệ tử đặc biệt vì ta được thân cận với Đức Phật. Những người khác chỉ là những con người tầm thường. Đẳng cấp của ta cao hơn đám đông quần chúng. Ta có tên tuổi riêng của ta, danh tánh riêng của ta. Trước khi tìm tới Đức Phật, ta đã là một người có danh vọng và địa vị” –  Cho tới bây giờ họ vẫn còn cho mình là người có uy danh và địa vị.
Lúc mà Sariputta tìm đến Đức Phật, ông đã có dưới trướng của mình năm trăm đệ tử. Ông đã là một bậc minh sư - Dĩ nhiên ông là một vị minh sư chưa hề khai ngộ. Tuy ông chưa tìm thấy thực tánh của mình, nhưng ông vẫn có cảm tưởng như ông thông thái lắm, vì ông từng là một đại học giả. Ông thấu triệt mọi kinh điển trên thế gian. Khi ông được sinh ra, ông đã là một quí tộc Bà La Môn. Ông còn là một Bà La Môn tài năng xuất chúng, một thiên tài khá hiếm có. Từ thửơ thơ ấu, ông đã có một trí nhớ cực kỳ phi thường. Ông có thể nhớ tất cả những gì mà ông từng đọc qua. Ông chỉ đọc kinh qua một lần là đã nhớ hết tất cả. Ông nổi tiếng khắp nước vì bản chất thông tuệ này. Khi ông tìm đến Đức Phật, ông đã quá nổi danh rồi. Chính sự nổi danh này trở thành một bức rào chắn ngăn trở ông đạt được chân trí tuệ.
Các Phạm thiên thật là phi lý. Họ không chọn ai đặc biệt mà lại đi chọn Tu Bồ Đề, một đệ tử chẳng có gì xuất sắc để lập hội hoa vũ. Các Phạm thiên này chắc là bị mất chứng điên khùng rồi! Họ cần phải chọn Sariputta vì ông ta là người đáng được chọn để vinh danh. Nhưng họ không thèm chọn ông ta. Họ cũng không chọn A Nan Đà, người em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông là chiếc bóng của Đức Phật trong suốt bốn mươi chín năm trường – Trong bốn mươi chín năm, ông không hề xa Đức Phật đến nửa bước. Ananda ngủ chung phòng, ăn chung mâm, và luôn luôn sát cánh bên ngài như hình với bóng. Ông là người nổi tiếng nhất. Tất cả những câu chuyện Đức Phật kể, ngài đều kể cho A Nan Đà. Ngài thường nói, "A Nan Đà, chuyện xảy ra như vầy..."’ “A Nan Đà, có lần chuyện xảy ra...’’ “A Nan Đà...” và “A Nan Đà...” “A Nan Đà...’’ – Ngài thường gọi mãi tên của ông. Nhưng những Phạm thiên này thật là điên. Họ không chọn ai hết mà lại đi chọn Tu Bồ Đề!
Tôi hy vọng bạn hãy nhớ rằng, chỉ có con người vô danh mới được chọn. Nếu bạn quá hữu danh trong thế giới hữu hình này, bạn sẽ là trở nên con người vô danh ở cảnh giới cao hơn. Nếu tại thế giới hữu hình này bạn là con người vô danh, ở các cảnh giới khác bạn sẽ là con người hữu danh. Giá trịcủa bạn sẽ khác biệt tại nhiều cảnh giới khác nhau. Tại thế giới này, những sự vật thô thiển có giá trị, nhưng ở các cảnh giới khác, những sự vật vi tếnhất sẽ có giá trị. Và sự vật tinh tế nhất, vi diệu nhất thường lại là vô danh nhất. Tu Bồ Đề sống biệt lập giữa đám đông quần chúng. Vô danh đến nỗi, thậm chí, không ai biết danh tánh của ông là gì. – Và khi tin có mưa hoa vũhội tán dương Tu Bồ Đề, mọi người đều kinh ngạc tự hỏi, “ Tu Bồ Đề là ai vậy ? Chúng tôi chưa hề nghe qua danh tánh của người này. Có phải đã có sự sai lầm nào đó hay không? Có phải các thiên thần đã nhận lầm người hay không?"
Trong đại tăng chúng của Đức Phật, có nhiều người có đẳng cấp cao hơn ông. Tu Bồ Đề có lẽ là người có đẳng cấp thấp nhất trong các môn đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.  Đây là giai thoại duy nhất về Tu Bồ Đề. Tôi hy vọng bạn sẽ cố gắng thấu triệt sự kiện này. Khi bạn gần gũi với các bậc đại minh sư, bạn cần phải trở nên vô danh. Các thần linh hay có cái bệnh điên khá nặng. Nếu bạn vô ngã, họ sẽ lựa chọn bạn mặc dù bạn trực thuộc hệ vô đẳng cấp ở thế giới này. Nếu bạn càng cố gắng, càng khao khát để được hữu danh, bạn sẽ càng bỏ lỡ cơ hội được chứng ngộ của bạn.
Tâm của chúng ta đấy dẫy những vọng tưởng tại thế giới này. Vì là như vậy, những vọng tưởng thường cũng bắt đầu ám ảnh chúng ta khi chúng ta được quanh quẩn bên cạnh các chư Phật.  Bạn hay vọng tưởng, bạn sẽ giầu có và hưng thịnh. Tại sao bạn muốn được như vậy? Thói thường, nếu bạn phát tài, bạn mới nổi danh được. Cho nên bạn thường ao ước bạn có được tất cả mọi danh vọng, và mọi quyền lực của thế gian. Tại sao à? Đơn giản lắm, bởi vì với quyền lực và danh vọng, bạn sẽ không còn là một nhân vật tầm thường nữa. Còn nữa chứ, bạn thèm khát có được một trí tuệ quảng bác. Bạn sẽ thông tuệ mọi kiến thức của nhân gian. Với kiến thức quảng bác này, bạn sẽ được hãnh diện lắm.
Các Phạm thiên sẽ không lựa chọn bạn theo phương cách đó. Họ có sự chọn lựa riêng của họ. Nếu bạn tự mình vổ trống khua chiêng hô hào vinh danh bạn, bạn không cần các Phạm thiên lập hội hoa vũ cho bạn, vì bạn đã tự mình lập hội hoa vũ rồi. Nếu như vậy, thật sự bạn không cần các Phạm thiên liên hoan cho bạn nữa. Một khi bạn không còn tự hào về bạn, cái Tôi to tướng của bạn trống rổng trọn vẹn, đột nhiên vạn hữu sẽ bắt đầu hãnh diện về bạn.
Đức Chúa Giê Su thường dạy rằng, “Những con người thấp kém nhất trong thế giới này sẽ là những con người đầu tiên được bước vào Thiên quốc của ta. Còn những người đầu tiên sẽ là những kẻ cuối cùng được vào Thiên Quốc.” Có một câu chuyện nhỏ, có kể qua về một đại phú gia chết cùng ngày với một người hành khất ở một thành phố nọ. Tên của người hành khất là Lazarus. Người đại phú gia, sau khi quá vãng bị đi thẳng xuống địa ngục. Còn Lazarus, lại được thăng thẳng lên thiên đường. Người đại phú gia sau khi nhìn lên, kinh ngạc khi nhìn thấy Lazarus được ngồi bên cạnh Thượng đế. Cho nên ông đã phản cáo lên Thiên Quốc, “Các ngài đã sai lầm rồi. Người hành khất Lazarus đáng lý phải ở địa ngục. Còn tôi phải được vinh thăng lên thiên đường mới phải chứ?’’ Thượng đế cười lớn, ngài phán,  “Những con người cuối cùng sẽ là những con người đầu tiên được bước vào Thiên Quốc của ta, còn những kẻ đầu tiên sẽ là người cuối cùng ghé vào vương quốc. Ông đã tận hưởng một đời sung sướng ở cõi trần thế rồi. Bây giờ đến lượt Lazarus sẽ được tận hưởng vinh hoa phú quí ở Thiên Quốc này của ta mới phải chứ.” Người đại phú gia cảm thấy hơi nóng bốc lên. Ông đang ở trong địa ngục, vốn không có máy điều hòa không khí, dĩ nhiên phát nóng là đúng rồi. Ông cảm giác khô cổ, và vô cùng khát nước. Cho nên một lần nữa ông đã khẩn khoản cầu xin, “Con cầu xin Thượng đế hãy dung tình. Ít nhất con xin ngài hãy phái Lazarus đem xuống cho con một chút ít nước uống, vì con khát nước quá chừng.” Thượng đế nghiêm sắc mặt, ngài phán,  “Lazarus đã nhiều lần gần như chết khát trước cửa nhà ông, nhưng ông không một chút động lòng bố thí cho Lazarus đến được nửa bát cơm, hoặc một chén nước lã. Lazarus không hề có được một bữa cơm no. Ông mời nhiều người đến nhà của ông để tham dự yến tiệc, nhưng ông lại sai nô bộc xua đuổi ông ta một cách tàn nhẫn vô cùng. Vì ông sợ rằng sự có mặt của Lazarus sẽ làm cho những vị khách quí như các chính khách, các nhà ngoại giao, các vị đại phú gia khó chịu. Những kẻ nô bộc của ông đã xua đuổi Lazarus quá tàn nhẫn, trong khi ông ta đói khát quanh năm, đã đến trước cửa nhà ông để cầu xin lòng nhân từ của ông, nhưng ông chưa hề để mắt nhìn đến ông ta lấy một lần. Bây giờ, ông lại cầu xin được nước uống, không thể nào ta ban cho ông được.”
Và nghe nói rằng Lazarus đã cất tiếng cười vang trong đoạn kết của câu chuyện.  Câu chuyện này là một câu chuyện trong những câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc nhất mà nhiều tín đồ Công Giáo huyền môn hằng suy gẫm. Câu chuyện ngụ ngôn này thường được ví như là một công án thiền. Trong các tu viện, các tín đồ huyền môn Công Giáo hằng thắc mắc là tại sao Lazarus lại cười vang trong đoạn cuối của câu chuyện. Và Lazarus vẫn còn tiếp tục cười. Ông sẽ cười một khi bạn quá vãng.
Nếu bạn là một con người hữu danh, ông sẽ cười lớn hơn, vì bạn sẽ bị rơi vào cõi địa ngục. Nếu bạn là một con người vô danh, ông sẽ tiếp tục cười vang, vì bạn sẽ được đón nhận vào cửa Thiên Quốc. Trong thế giới hiện thực này, vì tâm tà kiến hiện hữu, cho nên các giá trị của thế gian được xem là tự ngã. Trong những cảnh giới khác, trong những cõi không gian tối thượng, giá trị lại trực thuộc trí tuệ vô ngã. Vì thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh vào sự vô ngã – ANATTA. Ngài dạy,  “Các ngươi đừng tin rằng “Ta là linh hồn” vì như vậy ngươi sẽ vướng vào ngã chấp. Các ngươi đừng nên tuyên bố rằng “Ta là AHAM BRAHMASMI” – Ta là Brahma, bậc Đại Trí Tuệ. Ta là bậc Tối Thượng Vô Ngã.”
Bạn đừng vội tuyên bố mình là như vậy vì cái Ngã rất phức tạp. Nó có thể lường gạt bạn. Nó đã lường gạt bạn từ vô lượng kiếp. Nó sẽ tiếp tục lường gạt bạn. Bạn chỉ nên đơn giản tuyên bố rằng, “Ta không hiện hữu.” Bạn sẽ thản nhiên tự tại trong trạng thái chân không đó. Bạn an nhiên trong dòng sông của tuệ giác, với một trí huệ hoàn toàn trống rổng.  Bạn cần phải xã bỏ bãn ngã của bạn. Một khi bãn ngã được xã bỏ rồi, bạn sẽkhông còn thiếu thốn bất cứ điều gì nữa. Dòng sông trí huệ sẽ tràn đầy, và mưa hoa sẽ đồng bắt đầu rơi xuống ca ngợi bạn.
Tu Bồ Đề là một đệ tử của Đức Phật... Tôi hy vọng bạn sẽ nhớ... Ông là một trong....những đệ tử của Đức Phật. Ông có khả năng thông đạt uy lực của chân không... Ông là một trong những đệ tử của Đức Phật. Tuy ông thấu triệt được quyền năng tối thượng của Chân không, nhưng không một ai thèm nhắc đến ông. Không một ai để ý đến ông. Ông thường bước đi từng bước lặng lẽ. Ông đã theo sau Đức Phật một cách âm thầm trên những bước hành trình xa muôn vạn lý. Ông chỉ là một chiếc bóng mờ ẩn hiện. Không ai biết ông hiện hữu. Một khi ông có chết đi, cũng không một ai hay biết. Nếu ông có bỏ trốn, cũng không một ai để tâm, bởi vì không ai biết Tu Bồ Đề đang hiện hữu. Ông thấu hiểu được điều này. Mỗi ngày qua, ông càng an tịnh hơn trong tự tánh của hư không. Ông biết ông có khả năng thấu triệt uy lực của chân không... Ý nghĩa của chân không là gì? Khi ông trở thành vô thực thể, ông cảm thấy rằng Phật gần với ông hơn. Không một ai nhận biết, nhưng Đức Phật nhận biết. Mọi người tự hỏi mưa hoa đã tán dương Tu Bồ Đề từ bao giờ. Sự việc này không làm cho Đức Phật ngạc nhiên một chút nào. Khi tin các Phạm thiên lập hội hoa vũ cho Tu Bồ Đề được thông báo đến cho ngài, ngài đã nói, “Ta đã chờđợi sự kiện này lâu lắm rồi. Ông đã tiêu trừ được bãn ngã của mình. Giây phút này nhất định sẽ xảy ra với ông. Ta không mấy ngạc nhiên, khi sự việc này cuối cùng đã xãy đến với Tu Bồ Đề.”
Chỉ bằng vào sự trống rổng tuyệt đối... Bạn không biết được uy lực tối thượng của chân không. Bạn không biết được oai lực tuyệt đối, sự trống rổng trọn vẹn của nội tại. Bạn chỉ biết nhận biết bao nhiêu là sự hèn kém yếu đuối của ngã chấp mà thôi.  Bạn hãy tự mình tìm hiểu. Với tự ngã tánh, bạn có bao giờ cảm thấy mình đầy quyền năng hay không? Với cái bãn ngã không cùng của bạn, lúc nào bạn cũng cảm thấy mình bất lực. Chính như vậy, bãn ngã thường tự nhủ với riêng mình. “Hãy giúp cho đế quốc của tôi hùng cường hơn để tôi có thể cảm giác cái Tôi tràn đầy quyền lực hơn. Không, căn nhà nhỏ này chưa đủ, tôi cần có ngôi biệt thự vĩđại hơn. Không, tổng số tài chánh trong trương mục của tôi quá ít ỏi. Tôi cần trương mục lớn hơn. Không, danh tiếng này không thấm vào đâu. Tôi phải cần nổi tiếng hơn thế nữa.” Lúc nào bãn ngã của bạn cũng cảm giác thiếu thốn vô cùng. Tại sao lại như vậy? Nếu thật sự vật chất của thế gian sẽ làm cho bạn cảm thấy mình tràn đầy quyền lực hơn, bạn đã không đòi hỏi quá nhiều như vậy? Bao nhiêu khát vọng không ngừng nghỉ này, cũng đủ để chứng minh rằng bãn ngã của bạn thật là bất lực. Bạn có hằng triệu ru pi mà vẫn cảm giác là mình vô giá trị. Đã vậy, bạn vẫn không ngừng đòi hỏi,  “Một triệu ru pi đối với tôi vẫn chưa đủ. Tôi cần phải có mười triệu.”  Tôi đành phải cho bạn biết rằng. – Với mười triệu rupi, bạn sẽ thêm gấp mười lần thiếu thốn. Tham sân si sẽ phản hồi qua những khát vọng không ngừng của nội tâm. Tâm của bạn luôn luôn sẽ lặp lại,  “Không. Vẫn chưa đủ...”
Tự tánh hư không giúp bạn giải quyết. Mọi sân si chứng minh rằng bạn thật yếu đuối vô cùng. Bạn không có đủ can đảm để đối trị tâm. Bạn càng thu hồi nhiều quyền lực chừng nào, tương phản lại, bạn sẽ càng cảm giác bất lực chừng đó. Bạn càng phát tài chừng nào, bạn sẽ càng cảm giác mình nghèo khó chừng đó. Sức khoẻ bạn càng dồi dào, bạn càng sợ hãi không muốn đương đầu đến sự chết. Bạn càng xinh đẹp chừng nào, bạn càng cảm nhận sự xấu xí bên trong chừng đó. Sự trẻ trung của bạn chỉ làm cho bạn thêm ám ảnh đến tuổi già đang thấp thoáng. Mọi sự đều có sự phản hồi, đối lập và tương phản. Nếu bạn thấu triệt được, bạn sẽ cảm nhận sự tương quan của vạn vật như vòng giây đang dần dần xiết chặt quanh cổ của bạn.  Tâm của bạn không bao giờ thực sự có được cảm giác an nhiên tự tại. Tâm của bạn lúc nào cũng hướng vọng đến quyền thế tột bực. Tâm của bạn lúc nào cũng tham vọng đến uy quyền. Tâm của bạn thường suy gẫm đến thế lực. – Chúng chỉ đơn giản là những cơn đại mộng – Một thoáng hư không phù du. Những cơn ảo mộng chỉ tạm thời che dấu sự vô năng của nội tâm. Ảo mộng không thể che dấu được thực tại. Tất cả những sinh hoạt thường ngày, từ bây giờ hay ngày mai, hay từ những kẽ hở của cuộc sống hiện thực, có một ngày sẽ làm vỡ tan những cơn đại mộng thường xuyên của bạn.
Thực tánh của bãn ngã mỏng manh nhất thế giới. Không một ai có thể nhận thức được sự tham vọng không ngừng nghỉ của nó. Tâm chưa bao giờ cho bạn một không gian nhỏ, để bạn có thể chiêm nghiệm đến trạng thái riêng của bãn ngã. Trước khi bạn đạt được tỉnh thức, tâm của bạn đã đẩy bạn qua những trạng thái vô hối khác trên con đường vô định. Những định hướng lúc nào cũng nằm đâu đó, ở một góc cạnh của một chân trời nào đó. Nếu những mục tiêu này nằm gần hơn sự tưởng tượng của bạn, bạn sẽ thầm nghĩ. “Ta sẽ đạt được chúng khi hoàng hôn buông xuống.”  Khi màn đêm bao phủ, chân trời vẫn còn đâu đó xa thẳm. Chân trời vẫn là những cơn mộng tưỏng kéo dài, và ngút ngàn trong mênh mông. Tất cả những mục tiêu của nội tâm chỉ là những cơn vọng tưởng, nhưng chúng mang đến cho bạn niềm hy vọng để bạn luôn luôn cảm nhận,  “Một ngày nào đó ta sẽ đạt được quyền uy tối thượng này."
Trong hiện tại, bạn vẫn vô năng lực, bất lực, yếu đuối và hèn kém, nhưng trong tương lai mai hậu, trong niềm hy vọng chứa chan, trong những giấc mộng đơn lẽ, bạn sẽ bắt đầu có nhiều quyền thế hơn. Bạn phải nhận thức là rất nhiều lần. Chỉ ngồi trên ghế, bạn đã bắt đầu để tâm trí sa vào những giấc mộng kê vàng. Bạn mơ mộng bạn sẽ trở thành một bậc đế vương trị vì cả thếgiới. Bạn mơ mộng bạn sẽ trở thành một vị nguyên thủ quốc gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ngay lúc đó, bạn tận hưởng giấc mộng hoàng kê một cách tận tình. Trong giấc mộng kê vàng, mọi người ai cũng ngưỡng mộ bạn. Bạn trở thành trung tâm chú ý của thiên hạ. Thậm chí, giấc mộng không thực này cũng đủ làm cho bạn ngây ngất và hỷ lạc. Nếu bạn liên tục sống với giấc mộng như vậy, con đường pháp mà bạn đang du hành, sẽ không thể nào hướng dẫn bạn đến cõi Tịnh độ.
Thực trạng như vậy đang xảy ra với tất cả mọi người. Năng lực của bạn tồn tại trong những cơn đại mộng triền miên của cuộc đời. Bạn vẫn mãi vô năng lực. Chân lý chỉ là sự nghịch lý: Nếu bạn không mưu cầu một điều gì, mọi sự hiển lộ. Nếu bạn không đòi hỏi, bạn được như nguyện ý. Nếu bạn không khao khát, mọi sự lại hiển hiện. Nếu bạn không tìm kiếm một chân trời, đột nhiên có một ngày bạn khám phá chân trời sẽ thuộc về bạn. Tội nghiệp bạn, bạn chưa hề sống qua một lần với thực tại. Mọi sỡ hữu của thế gian đều ngự trị trong nội tâm của bạn, nhưng bạn cứ mãi tìm kiếm bên ngoài. Mọi sự vật nằm trong tự tánh, nhưng bạn lại luôn luôn thiếu vắng. Bạn đang sỡ hữu vạn sự mà bạn lại không hề hay biết. Quyền năng tối thượng, và tự tánh thiêng liêng đều ẩn tàng nơi tâm của bạn. Nhưng bạn lại để mình cuốn trôi theo sân hận, để mình lang thang vô định như một người hành khất.
Chỉ bằng hư không vi diệu... Bạn sẽ thấu triệt vạn sự. Ngoài sự minh triết này ra không còn sự minh triết nào khác huyền diệu hơn. Bất cứ những gì bạn muốn thấu triệt, bạn nên đón nhận thực tướng của nó, vì đó là con đường pháp duy nhất của bạn. Bạn hãy sống như một người bình thường, vô danh tính, vô hiệu úy và vô hình vô tướng.  Bạn nên sống một cuộc sống, mà bạn không có gì để biểu dương, không có quyền lực áp đặt lên muôn người khác, không có nỗ lực nào để thống trị, không có tham vọng nào để sỡ hữu. Bạn chỉ thuần túy là một vô thực thể.
Bạn hãy thử sống như vậy đi – Bạn sẽ trở nên Quán Tự Tại. Bạn sẽ tràn đầy năng lực. Bạn sẽ như dòng sông trôi chảy khắp ngỏ ngách của cuộc đời với quyền năng vô úy. Bạn có thể chia sẻ quyền năng của bạn. Bạn lúc nào cũng sẽ tràn trề phúc lạc. Niềm cực lạc này, bạn có thể cùng chia sẻ cho mọi người, hoặc hằng muôn triệu người. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn sẽ càng phong phú hơn. Bạn càng ban phát, bạn sẽ càng tăng trưởng. Bạn sẽ như một giòng phong vũ cuồn cuộn trôi chảy không ngừng nghỉ trên giòng đại dương của trí tuệ.  Ông có khả năng thông đạt uy lực của chân không.
Quan điểm chân không luôn tồn tại, ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó... Đây là một trong những nguồn thiền sâu sắc nhất mà Đức Phật đã khám phá. Ngài thuyết rằng vạn hữu tồn tại, và có sự liên hệ mật thiết với nhau theo thuyết tương đối. Không những tuyệt đối mà còn là Như Thật. Tôi lấy một thí dụ. Bạn là một phú gia, tôi là một kẻ tiểu bần. Đây là thực tế hay chỉ là sự liên hệ có tính cách tương đối? Tôi có thể được cho là nghèo nếu đem cái nghèo của tôi đi so sánh với những kẻ khác cùng cực hơn tôi. Bạn có thể là một phú gia nếu so sánh với một người nào đó bần cùng hơn bạn. Nếu so sánh như vậy, sẽ có hành khất bần cùng, và có hành khất đại phú. Người giàu nếu so sánh với người đại phú hơn, lại là một kẻ nghèo khó. Nếu bạn nghèo khó, sự nghèo khó của bạn là một sự tương đối hay tuyệt đối? Nó chỉ là hiện tượng của tương đối. Nếu bạn không có ai để so sánh, bạn sẽ là gì, một kẻ đại phú gia hay là một kẻ nghèo khó đây?  Hãy tưởng tượng, nếu đột nhiên toàn thể nhân loại biến mất, bạn sẽ bơ vơ một mình trên trái đất quạnh hiu, bạn sẽ không còn một ai nữa để mà so sánh bạn là một người giàu có, hay là một kẻ bần cùng. Bạn chỉ thuần túy là bạn, không giàu có, không nghèo hèn. Bạn không còn một ai để so sánh. Bạn không có Rockefeller để so sánh. Bạn sẽ không có một kẻ ăn mày nào để đối chiếu. Nếu không có ai để so sánh, bạn không thể nào biết được bạn là người xinh đẹp hay xấu xí. Nếu không có một ai để so sánh mình xinh đẹp và xấu xí, giầu có và nghèo khó. Bạn sẽ không thể biết được rằng bạn thông minh hay ngu đần. Bạn chỉ thuần túy là bạn!
Đức Phật dạy rằng trong thế giới vạn hữu, tất cả mọi sự vật đều có tính cách tương đối. Tất cả đều không có sự bất biến mà chỉ là những khái niệm. Bạn hay bận tâm vào những điều vô hữu ích. Bạn quá bận tâm bạn xấu xí. Bạn cũng quá bận tâm khi bạn xinh đẹp. Bạn âu lo vì những sự việc không có thật.  Sự tương đối vốn dĩ hư không, một mối liên hệ vô cùng mong manh như một bức tranh bạn phác họa trên bầu trời xanh, một đóa hoa trong không trung. Cho đến bong bóng nước cũng có tính cách sinh tồn hơn là tương đối. Bạn là ai nếu bạn đơn độc một mình? Một kẻ vô danh? Một người hữu danh, nếu so sánh sẽ có tính cách liên hệ với một kẻ hữu danh khác?
Như vậy, hãy an nhiên tự tại. Sống trong tự tánh là một cách sống mãnh liệt nhất. Nội tâm của bạn hay cách biệt với thế giới bên ngoài. Xã hội hiện hữu bên ngoài của nội tâm. Từ trong tận đáy tâm, bạn đã sống biệt lập. Bạn hãy thử nhắm đôi mắt của bạn lại, và hình dung bạn xinh đẹp hay là xấu xí: Cả hai khái niệm đều biến mất. Tâm không đẹp không xấu. Bạn hãy nhắm đôi mắt bạn một lần nữa. Hãy thử suy gẫm bạn là ai. Bạn được tôn trọng hay không tôn trọng? Bạn đạo đức hay vô đạo đức? Bạn quyền quí hay chỉ là một nô bộc thấp kém? Bạn là ai?  Tôi mong bạn hãy thử nhắm đôi mắt của mình lại, và trong sự đơn độc đó mọi khái niệm đều xã bỏ. Khi bãn ngã tiêu trừ, tự tánh sẽ nẩy sinh. Sau khi mọi khái niệm đều triệt tiêu, chỉ còn thực tướng hiện hữu.  Đây là một trong những nguồn thiền sâu sắc nhất mà Đức Phật đã khai sáng.
Tâm vốn vô hình vô sắc tướng. Sự kiện này không nên bị cưỡng ép. Bạn không thể tự cho mình là vô ngã. Bạn phải tự mình ngộ nhập tự tánh. Bạn phải tự mình nhận biết mình là như Thật. Mọi sự việc khác đều chỉ có tính cách tương đối.  Chân lý không là tương đối mà là tuyệt đối. Tự chân lý vốn không có sự phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Chân lý chỉ đơn giản là chân lý. Bạn hãy khai sáng chân lý trong nội tại. Đừng bận tâm về những liên hệ bên ngoài. Chúng vốn khác nhau. Sự diễn giải cũng khác nhau. Nếu sự diễn giải thay đổi, bạn sẽ thay đổi.
Theo lối sống của thời hiện đại này, nếu bạn chạy theo mốt mới thì bạn sẽ là một con người hiện đại. Nếu như vậy, bạn sẽ được mọi người tuyên dương. Nếu mốt của thời đại đã thay đổi, mà bạn vẫn dùng mốt củ, bạn đã biến thành tối lạc hậu. Như vậy bạn sẽ không được mọi người trong xã hội tôn trọng. Năm mươi năm trước, nếu bạn chạy theo mốt mới, bạn được xem là người hiện đại.
Năm mươi năm sau, mốt củ được dùng trở lại, bạn lại trở thành hiện đại. Hiện tại, bạn sống không theo khuôn mẫu của thời đại. Nếu như vậy, bạn là ai đây khi khuôn mẫu lại thay đổi, và khái niệm thay đổi? Nếu như vậy, cuộc sống có phải là có tính cách tương đối hay không? Một trong những người bạn của tôi từng là một thành viên trong đảng cộng sản. Anh giầu có lắm. Anh không bao giờ có một chút mặc cảm về sự kiện anh là một đại hào phú. Anh cũng không hề có một chút mặc cảm anh là một nhà tư bản mại sản, chưa bao giờ lao động tay chân. Anh có nhiều người hầu cận, và anh cũng thuộc trực hệ một danh gia quí tộc cổ xưa. Có một dạo anh sang Nga vào năm 1940. Sau khi anh trở lại, anh nói với tôi. “Mỗi lần tôi ghé đến bất cứ nơi nào tại Nga, tôi đều có một mặc cảm phạm tội. Mỗi khi tôi bắt tay một người nào. Tôi có thể cảm giác là người đó nhận thấy tay của tôi chẳng hề mang một dấu vết nào của một người lao động chân tay. Tôi có thể cảm giác họ cho tôi không phải là một con người vô sản chân chính, mà chỉ là một kẻ tư bản mại sản, với đôi tay mềm mại mang nhiều nữ tính. Tôi có thể nhận thấy nét mặt của người đó thay đổi, và người đó sẽ thả tay tôi ra như tôi là một tiện dân nhơ nhớp không đáng để bắt tay.”
Anh ngừng một chút rồi nói tiếp, “Khi tôi sống ở Ấn Độ thì lại khác. Mỗi khi tôi bắt tay của ai thì họ sẽ niềm nở bắt lấy tay của tôi trong sự tôn kính tuyệt đối. Tôi sẽ thóang thấy trong đôi mắt của họ có chút ca ngợi, vì tôi có đôi tay đẹp và tràn đầy nữ tính như đôi bàn tay của một người nghệ sĩ. Tại Nga, lúc nào tôi cũng nơm nớp, vì tôi mang mặc cảm phạm tội về đôi tay đẹp của mình. Nhiều lúc, tôi có cảm giác như muốn chặt đứt đôi tay của tôi đi để không còn ai nhìn tôi như một kẻ bóc lột, một tên tư bản mại sản, hay là một người giầu có nữa...” Ở Nga, lao động là giá trị. Nếu bạn là một người vô sản chân chính, bạn sẽ được vinh danh. Nếu bạn là một người giầu có, bạn sẽ là một thiên cổ tội nhân. Như bạn thấy đó, tất cả khái niệm của con người chỉ có tính cách tương đối. Tại Ấn Độ, chúng ta kính trọng Bshikkhú, Swami, Sannyasin.
Ở Trung Quốc cũng vậy – Trước thời đại của Mao Trạch Đông. Một người nào mà từ bỏ thế giới, được sự nể trọng của xã hội, và xã hội sẽ hết lòng phục vụ cho kẻ đó ngay. Nhân vật đó sẽ biến thành một nhân vật tối thượng của nhân loại. Sau khi đảng cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc, hàng ngàn tu viện khắp quốc gia hầu như bị huỷ diệt hoàn toàn. Các vị tăng sĩ và các đại nhân vật được sự kính trọng của mọi người, bỗng nhiên biến thành những kẻ tội phạm của xã hội. Họ phải làm việc. Bạn chỉ được ăn nếu bạn làm việc. Ăn xin được xem là bóc lột, và bị luật pháp triệt để ngăn cấm tại các quốc gia cộng sản. Vì vậy, tại Trung Quốc, không còn một ai dám đi ăn xin nữa.
Nếu Đức Phật giáng phàm tại Trung Quốc, ngài nhất định sẽ gặp không ít khó khăn. Ngài sẽ không được quyền đi khất thực. Ngài sẽ bị kết án là người bóc lột. Thậm chí Marx cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Suốt cuộc đời của ông không làm gì hết ngoại trừ đọc sách trong viện bảo tàng Anh Quốc. Marx không phải là một nhà vô sản, và cũng không phải là một người lao động. Cộng sự viên của ông, Friedrich Engels là một người giầu có khá nổi tiếng tại Đức Quốc. Ở Đức, cả hai được tôn sùng như thần tượng. Nếu Friedrich Engels mà viếng thăm xứ sở của Nga sô, chắc cũng sẽ gặp khó khăn lắm. Ông chưa hề lao động qua. Ông sống trên sự lao động của người khác. Ông đã giúp đỡ nhiều cho Marx. Nếu không có sự giúp đỡ của Friedrich Englels, chắc là Marx không thể nào hoàn tất được tác phẩm Das Kapital (Bản Cương Lĩnh Cộng sản).
Tại xứ sở của Nga Sô lại khác, Friedrich Engels sẽ gặp nhiều khó khăn. Mốt sống đã thay đổi, khái niệm cũng thay đổi. Hãy nhớ rằng mọi thay đổi đều có tính cách tương đối. Những gì bất di bất dịch sẽ không thay đổi. Bản thể của bạn là tuyệt đối. Tâm của bạn không thuộc về tương đối. Quan điểm chân không luôn tồn tại, ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó... Nếu bạn hiểu rõ quan điểm này, suy gẫm về nó, thiền về nó, bỗng nhiên sẽ có một ngày tâm của bạn tự nhiên sẽ hoàn toàn trong suốt, và bạn sẽ trực nhận sự trống rỗng cực kỳ vi diệu. Một hôm, khi Tu Bồ Đề đang ngồi dưới gốc cây  trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh... Trạng thái trống rỗng siêu phàm rất là huyền diệu. Sẽ có những lúc bạn như mang nặng trong tâm trạng một cảm giác trống rỗng, nhưng không hề siêu phàm. Đôi khi sự trống rổng này xâm chiếm tâm hồn của bạn. Trạng thái này không hề mang đến sự trống rổng cực lạc nào cho bạn – Sự trống rỗng này phãng phất tiêu cực, buồn chán, não nề và tràn đầy thất vọng. Bạn sẽnhận thức rằng có sự khác biệt nhau rất xa giữa hai thái cực này.  Sự trống rỗng nhuộm mầu tiêu cực thường mang đến cho bạn cảm giác thất bại, và hoang mang. Bạn không thể đạt được những mục đích trong thế giới này mà bạn hằng khao khát thành toàn. Bạn cảm giác trống rỗng vì bao nhiêu khát vọng của bạn không được như ý. Bạn không thể kết hôn với người con gái mà bạn yêu – Nội tâm của bạn như đang sa lầy vào sự trống rỗng không cùng tột. Người thanh niên bạn theo đuổi đã trốn mất. – Bạn cảm giác sự trống rỗng này, mỗi ngày qua, như đang phân hủy và cấu xé nội tâm của bạn.
Nếu bao nhiêu giấc mơ tràn đầy hoa mộng của bạn không được như ý, bạn sẽ có cảm giác trống rỗng như vậy. Nội tâm của bạn chất chứa biết bao nhiêu sự trống rỗng chất chứa tiêu cực. Một nỗi buồn mênh mông luôn luôn xâm chiếm lấy bạn. Tâm bạn lúc nào cũng như dấy lên một nỗi tuyệt vọng mà bạn không thể nào diễn tảđược, hoặc thốt lên được thành lời. Những ngọn sóng chán nản vô hình tràn trề nội tâm như giằng xé. Nếu tâm của bạn tràn trề những cảm giác tiêu cực như vậy, các Phạm thiên sẽ không bao giờ lập hội hoa vũ cho bạn. Sự trống rỗng của bạn quá tiêu cực, và không hiện thực.
Những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với tham ái, sân hận, vọng tưởng đã gây cho bạn cảm giác sự trống rỗng vô bờ bến này. Thay vì nhiếp phục tâm, bạn đã sa ngã theo sự đòi hỏi của lòng tự ngã. Bạn muốn trở thành một người tràn đầy danh vọng, nhưng bạn đã hoài công một cách vô ích. Đây là một sự thất bại lớn nhất của bạn.
Bạn nên biết rằng, nếu bạn xã bỏ thế giới này vì những thất bại mà bạn đang trãi qua, đó không phải là xã bỏ thật sự. Bạn không phải là Sannyas. Bạn không là thực tướng. Nếu bạn xã bỏ thế giới qua sự nhiếp phục tâm, sự kiện này tất nhiên khác đi. Bạn không xã bỏ với một nỗ lực tiêu cực, với sự chán nản tràn trề bên trong, và với bao nhiêu thất bại bao quanh. Bạn không thực hành sự xã bỏ nhưđang thực hành việc tự tử. Nếu sự xã bỏ (sannyas) là một hành động tự sát, muôn nụ hoa trắng xinh đẹp sẽ không mưa xuống, hết lòng thành kính tán dương bạn. – Sau đó bạn lại chán nản bỏ hết những gì mà bạn đã tu học qua...
Bạn cần phải nghe qua câu chuyện ngụ ngôn của Aseop. Một chú cáo nhỏ đi ngang qua một cây nho. Chú trông thấy một chùm nho trái chín mọng trên cành. Chú thèm đến rõ dãi cho nên muốn hái (trộm) chùm nho. Rất tiếc, chùm nho nằm trên cành nho cao nhất cho nên chú không thể nào hái xuống được. Chú cáo nhỏ càng cố gắng nhảy lên cao để hái cho bằng được chùm nho, lại càng không thể hái được vì chùm nho cao ở trên cành cao quá, ngoài tầm tay với của chú. Chú đành bực tức vừa bỏ đi vừa lầm bầm, “Chùm nho này không đáng để cho ta phí công như vậy. Nó vừa chua, lại chưa chín thì ai mà thèm.”
Thật là khó khăn cho chúng ta phải chấp nhận điều này.  “Ta đã thất bại.” Thay vì thừa nhận, “Ta đã thất bại rồi. Tất cả những gì ta tham vọng đều nằm ngoài tầm tay với."  Nhưng chúng ta lại tự mình bào chữa, “Chúng không đáng cho ta phải nhọc tâm.” Những đặc tính Sannyains (thánh nhân) của bạn, như một con cáo của Aesop. Họ xã bỏ thế giới này, không phải vì họ thấu triệt tính cách phù phiếm của nhân sinh, nhưng vì họ không đạt được những khát vọng vốn nằm ngoài vòng tay với của họ - Tâm của họ vẫn luôn chất ngất biết bao nhiêu hận thù. Cõi lòng họ lúc nào vẫn còn tràn trề đầy sự oán trách. Khi bạn tìm thấy họ, họ sẽ chống đối bạn với câu nói cổ điễn của họ. “Phú quí như sương khói mây bay. Mỹ nhân như cát bụi hư không!” Họđang thuyết phục ai đây với một nội tâm như vậy? Tự trong đáy lòng của họ, họ vẫn còn đang tự mình cố gắng thuyết phục rằng chùm nho rất chua và đắng chát, vốn không đáng để cho họ phải bận tâm đến. Tại sao bạn lại không dám đề cập đến phụ nữ khi bạn đã xã bỏ thế gian này? Tại sao bạn không dám nhắc đến phú quí, khi tâm của bạn đã hết còn lưu luyến chúng? Có phải sự lo ngại vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của bạn? Bạn chưa tự giác được sự thất bại. Lòng tự tri vẫn chưa phát khởi.  Bất cứ lúc nào mà bạn phản kháng một vấn đề gì, bạn hãy tự mình nhắc nhở, bạn vẫn chưa hề khai ngộ - Một khi bạn đã giác ngộ rồi, hai chủng tử, ủng hộ và phản kháng đồng biến mất. Nếu bạn tự mình thức ngộ sự kiện này, bạn sẽ không còn bị vướng bận bởi tham sân si. Sau khi trực nhận được thực tại này, bạn sẽ không còn chống chọi với thế gian ,và tất cả mọi người. Nếu sự kết án vẫn luôn dấy động trong của bạn tâm, vết thương vẫn còn ăn sâu trong bạn.  Có lẽ bạn đang ganh tỵ - Nếu bạn không ganh tỵ, bạn sẽ không chống đối. Bạn tự mình chối bỏ nhân sinh, vì đâu đó trong tiềm thức, bạn cảm thấy rằng mọi người được ưu đãi, trong khi bạn thì liên tục bị khốn khổ. Bạn luôn tự nhủ rằng cuộc đời vốn phù vân, nhưng nếu bạn cảm nhận cuộc đời là những cơn đại mộng triền miên, tại sao bạn phải chấp thủ vì những cơn đại mộng này? Không ai muốn mãi chấp thủ về những giấc mơ. Mỗi sáng tinh sương bạn thức dậy, khi cây xanh vẫn còn ngậm hạt sương mai, bạn biết rằng giấc mơđã chấm dứt. Bạn sẽ không cần thiết phải liên tục nhắc nhở mọi người rằng cuộc đời này là một trường thiên ác mộng.
Tâm của bạn là một vật thể khá mưu trí. Mỗi khi bạn cố gắng thuyết phục người, tức là bạn đang cố gắng thuyết phục mình. Khi bạn thuyết phục được người khác, bạn mới cảm thấy có chút hài lòng. Thông thường, nếu bạn có thể thuyết phục được mọi người rằng tình dục là tội lỗi. Nếu không có ai bắt bẻ bạn, bạn sẽ vui sướng lắm thay! Sự kiện này phản ảnh qua nội tâm của bạn, vì bạn đã xem như thuyết phục được mình rồi. Qua đôi mắt phản chiếu của mọi người, bạn tự mình đã che dấu sự thất bại của chính riêng bạn.
Trống rổng phủ định, thật sự là một sự trống rổng rất vô ích. Sự trống rổng này chỉ đơn giản biểu hiện bạn đang mang nặng một nội tâm vô cùng trống trãi . Trống rổng tích cực, biểu hiện cho một nội tâm trọn vẹn, đầy đủ. Đó là lý do tại sao trống rổng tích cực thường hay tràn trề năng lực. Sự trống rổng phủ định nói lên một trạng thái tâm chất chứa quá nhiều muộn phiền. Bạn cô lập nội tâm của bạn. Tâm bạn như có bốn bức tường thành cao ngất với bao nhiêu nỗi buồn vô cớ bao quanh. Tâm của bạn như lúc nào cũng mang đầy những đợt sóng tuyệt vọng mà bạn không thể nào thoát ly được. Với nỗi bất lực vô bờ này, bạn quy tội, và bạn lên án tất cả thế giới. Vì sự trống rổng phủ định này, tâm bạn thoái bộ vì thiếu sự tăng trưởng tâm linh mà bạn cần phải có. Hạt tâm không thể đơm hoa sâu sắc hơn, nếu tâm của bạn không hề đơm hoa sâu sắc hơn. Muôn hoa của sự sống sẽ không thể nào tán dương bạn được, nếu cánh hoa nội tâm của bạn tàn úa.
Sự sống chỉ đơn giản đáp ứng theo quá trình diễn biến của tâm. Bất cứ những gì nội tâm phản chiếu, vũ trụ sẽđáp ứng qua nội tâm đòi hỏi của bạn. Nếu nội tâm của bạn có muôn nghìn đóa hoa tươi nở rộ, vũ trụ cũng sẽ lập hội hoa vũ vui mừng cùng bạn. Nếu nội tâm của bạn tràn trề đau khổ, vũ trụ sẽ đáp ứng bạn với muôn triệu lần sự đau khổ. Nếu nội tâm của bạn khởi nhân duyên gì, thế giới cũng sẽ gỏ cửa gởi tặng bạn ngay nghiệp quả đó. Cho nên, lúc nào bạn cũng cần phải cực kỳ tỉnh thức, và cảnh giác nội tâm một cách thật cẩn mật. Bạn nên nhớ rằng sự trống rổng siêu phàm là một hiện tượng khá tích cực. Trạng thái chân không này không phải là một sự thất bại. Một người chứng ngộ chỉ đơn giản nhìn sự vật theo thực tướng của nó, với một cái tâm không thiên kiến, và nhận thức được rằng cuộc sống vốn là những giấc mộng triền miên, mà tâm của bạn khó thể đạt nào được như ý. Tâm hoàn toàn vô tư, và không đau khổ.
Một con người giác ngộ sẽ đơn thuần với niềm phúc lạc bao quanh. Ngài đã trực nhận được mọi thực tướng của vạn hữu.“Bây giờ ta sẽ không cầu tìm điều không thể được. Bây giờ ta sẽ không còn chạy đuổi theo những khát vọng phù phiếm.” Một người đã tỉnh thức sẽ không bao giờ là đối tượng của mọi tham ái sai lầm. Khi bạn đạt được chân không vi diệu, bạn chỉ đơn thuần thấu triệt rằng tham ái là sai lầm, nhưng đối tượng của tham ái vốn không hề sai lầm. Đây là sự khác biệt giữa hai trạng thái của tâm. Trong trạng thái trống rổng phủ định, đối tượng của tham ái là sai. Như vậy phải cần thay đổi ngay đối tượng của tham ái! Nếu mọi nhân quả xảy ra đều là do phú quí, danh vọng, của cải, hãy xã bỏ hết tất cả! Hãy thay đổi những đối tượng đó trở thành những đối tượng của Thượng đế, bằng cách tìm hướng đi dẫn về nơi chốn của thiên đường, và tự mình khám phá con đường giải thoát.  Hãy đổi đối tượng mà bạn cần phải xã bỏ!
Nếu sự trống lổng của bạn trọn vẹn, và vi diệu thì bạn sẽ không còn thấy đối tượng là sai lầm nữa. Bạn đơn giản nhận thức rằng mọi tham ái đều vô bổ. Đối tượng không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn tiếp tục kỳ vọng mọi tham ái, thật sự vô ích. Bạn không cần thay đổi đối tượng của tâm. Bạn nên cần thay đổi thực tại của tâm.  Khi tâm của bạn trong suốt, không còn những vọng tưởng nữa. Muôn hoa lập tức liên hoan chào mừng bạn. Khi tâm bạn còn trĩu nặng nhiều vọng tưởng, bạn sẽ hoàn toàn bị tê liệt trong nỗi chết.
Một hôm, khi Tu Bồ Đề đang ngồi dưới gốc cây, trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh... Trống rổng nhưng hỷ lạc. Chân không nhưng trọn vẹn. Thanh tịnh nhưng không thừa không thiếu. Trống lỗng nhưng tự tại. Trống rổng nhưng tràn trề trong ánh sáng của tỉnh thức thì những đóa hoa trắng xinh đẹp... bắt đầu tuôn rơi xuống chung quanh ông...Tu Bồ Đề kinh ngạc – bởi vì ông chỉ là người vô danh. Ông chưa bao giờ hy vọng.  Nếu bạn hy vọng, các Phạm thiên sẽ lãng quên bạn. Nếu bạn không trông đợi, những đợt mưa hoa sẽ không ngừng rơi xuống tán dương người giác ngộ - Sự kiện này sẽ làm cho bạn cực kỳ ngạc nhiên. Tại sao lại như vậy?
Tu Bồ Đề chắc là suy nghĩ là đã có một sự sai lầm nào đó. Mưa hoa rơi xuống Tu Bồ Đề. Những đóa hoa trong sáng xinh đẹp như giòng nước không ngừng tuôn rơi trên áo của ông, một kẻ hoàn toàn vô danh, không tên tuổi, vô hình tướng vào lúc tâm của ông hoàn toàn tỉnh lặng? Thậm chí, ông cũng không hề suy nghĩ đến Thượng đế, không hề suy nghĩ đến giải thoát, và ông cũng không phải là đang tọa thiền. – Lúc bạn thiền, tâm bạn lại không trống lỗng. Bạn đang nỗ lực đểđạt được giải thoát. Tâm hoàn toàn an nhiên tự tại mà cũng được tán dương sao? Thật là kỳ lạ! Các Phạm thiên chắc là bị lầm lẫn hết rồi. Tại sao lại là những đóa hoa trắng rơi lúc đã sái mùa?
Có lẽ Tu Bồ Đề đã ngạc nhiên khi nhìn lên hàng cây xanh, và nhìn bản thân của chính ông. Có lẽ ông đã hoàn toàn kinh ngạc vì những diễn tiến xảy ra. Tại sao lại là ta? Ông không thể nào tin được! Hãy nhớ rằng, nếu có sự kỳ ngộ nào đó xảy đến với bạn, tất nhiên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì bạn không hề trông đợi. Thậm chí, bạn cũng không hề chờđợi sự kiện gì xảy ra với bạn. Bạn không hy vọng. Những kẻ mong chờ, lòng tràn đầy tham ái và vọng tưởng, là những kẻ lúc nào cũng căng thẳng. Họ không thể nào để tâm của họ tỉnh lặng, dù chỉ một giây phút ngắn ngủi. Họ không có một giây phút nào được gọi là thảnh thơi! Cả vũ trụ tìm tới bạn khi tâm bạn hoàn toàn thảnh thơi. Tâm bạn cởi mởtrong vô tội. – Các cửa ngỏ của tâm đều rộng mở. Thượng đế được chào đón qua từng ngỏ ngách của tâm hồn. Bạn không hề cầu nguyện. Bạn cũng không hề yêu cầu ngài đến viếng thăm bạn. Bạn chỉ an nhiên trong tự tại. Khi bạn hoàn toàn an nhiên tự tại trong sự tỉnh lặng siêu phàm, bạn biến thành một ngôi đền thờ - và Thượng đế, trong lúc bất ngờ nhất, lại tìm đến bạn.
Trong sự tỉnh lặng tuyệt đối, thì hoa bắt đầu rơi xuống... chung quanh ông... "Ông nhìn quanh. Sự kiện gì đã xảy ra vậy?  “Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không." Những vị Phạm thiên thì thầm với ông... "Tu Bồ Đề không thể nào tin được. Ông chưa bao giờ trông đợi một điều gì. Ông không bao giở tin rằng ông có xứng đáng hay không, hay là vì trí tuệ của ông tăng trưởng.  “Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không." Những vị Phạm thiên thì thầm với ông... Họ đã thì thầm với ông. Có lẽ họ nhìn thấy sự kinh ngạc cùng tột trong đôi mắt của ông. Có lẽ ông đã vô cùng sửng sốt. Các Phạm thiên lại thì thầm. “Xin đừng sửng sốt. Xin ngài hãy tự tại! Chúng tôi ca ngợi ngài qua sự đàm luận của chân không. “Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không." Những vị Phạm thiên thì thầm với ông... “Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ” Tu Bồ Đề nói. “Ta không hề diễn đạt một điều gì hết.” Các vị Phạm thiên đồng trả lời, “Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ, cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng." Các vị Phạm thiên thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’  Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống như mưa hoa tầm tả trên áo của Tu Bồ Đề... Hãy thử tìm hiểu.
Những Phạm thiên đã từng thì thầm riêng với Tu Bồ Đề. “Chúng tôi ca ngợi ngài qua sựđàm luận của chân không...” Tu Bồ Đề chưa hề đàm luận qua nữa lời về hư không với bất cứ ai. Không có ai hiện hữu chung quanh ông. Ông cũng không hề đàm đạo với riêng ông. Tâm của ông cực kỳ thinh lặng và không hề có một chút phân biệt nào. Ông không hề đối thoại. Ông chỉđơn giản hiện hữu. Ông chỉ an nhiên tự tại. Không một đám mây nào của tư tưởng thoáng qua tâm trí của ông. Không một cảm giác nào nẩy sinh trong trái tim ông. Ông chỉ đơn thuần hiện hữu. Ông chỉ đơn giản trong thinh lặng.  “Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ...” Tu Bồ Đề nói. “Ta không hề diễn đạt một điều gì hết...” Chính vì vậy, Tu Bồ Đề đã vô cùng kinh ngạc khi các Phạm thiên trả lời,  “Chúng tôi ca ngợi ngài qua sự đàm luận của chân không...”
Bạn không thể nào đàm luận về chân không. Bạn chỉ thuần túy thinh lặng. Đây là sự đàm luận tinh túy nhất. Tất cả sự kiện khác đều có thể được đề cập đến. Tất cả sự kiện khác có thể được đem ra thuyết giảng. Mọi vấn đề có thể được đem ra thảo luận hoặc đem ra làm đối tượng thảo luận hoặc tranh luận. – nhưng đó không phải là sự thinh lặng. Chỉ cần một sự nỗ lực nho nhỏ của bạn cũng đủ hủy diệt phút giây thiêng liêng đó. Dù bạn chỉ có nói qua một chử duy nhất, sự tỉnh lặng cũng sẽ đột nhiên biến mất.  Không! Chẳng có một ngôn ngử nào có thể diễn đạt được sự trống rổng vô cùng vi diệu này. Không một ai đàm luận vê tâm thinh lặng. Bạn chỉ có thể đơn thuần trong sự tỉnh lặng. Đó mới chính là sự đàm luận. Thực tướng của tâm thinh lặng đã là sự đối thoại thần thánh nhất. Sự trống lỗng vi diệu không bao giờ có thể trở thành vật thể của những luồng tư tưởng. Tâm vô ngại là bản chất thuần lý nhất. Chính vì vậy, các Phạm thiên đã thì thầm với Tu Bồ Đề,  “Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ, cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng." Các vị Phạm thiên thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’...
“Đó là lý do tại sao chúng tôi đã ca ngợi ngài. Họa hoằn lắm mới có một người đạt được tĩnh lặng của chân không. Và đây mới chính là chân trí tuệ. “ –  Thậm chí rằng, Tu Bồ Đề cũng không hề nhận biết là ông đạt được trạng thái tĩnh lặng. Nếu ông nhận biết, ông đã tự mình đem vật thể ngoại lai xâm nhập bên trong. Ông sẽ bị phân tâm. Ông sẽ bị phân hoá. Khi một người thực sự đạt được sự tĩnh lặng này, sẽ không còn sự kiện nào khác ngoài thực tướng của tĩnh lặng. Ông cũng không hề trực nhận sự trống lỗng vi diệu này. Thậm chí, sẽ không có cả quan sát viên. Chỉ có sự cảnh giác hoàn toàn trọn vẹn. Không mơ màng cả trong giấc ngủ phiêu linh. – Cả người quan sát viên cũng không hề hiện hữu. Trạng thái này vượt trên sự quán tưởng. Bất cứ lúc nào một người quán tưởng nội tại, sẽ có sự căng thẳng vi tế rung động bên trong. Một nỗ lực vi tế, một sự trống rổng. Bạn không phải là một mà trở thành hai. Nếu bạn quán tưởng, bạn không hề tĩnh lặng. Vì như vậy, sự trống rổng này bỗng nhiên biến thành một vật thể của tư tưởng. Có người tìm tới tôi và bảo, “Con đã kinh nghiệm được những khoảnh khắc của sự tĩnh lặng.” Tôi hỏi họ, “Nếu bạn đã kinh nghiệm sự trống rổng thật sự, bạn hãy quên nó ngay đi. Bởi vì ai là kẻ đang nhận biết kinh nghiệm? Sự trống rổng không thể chứng nghiệm. Đây không phải là kinh nghiệm, vì người đạt được kinh nghiệm không hề hiện hữu. Người đạt được kinh nghiệm, và kinh nghiệm hoàn toàn là một, đó mới chính là thực tướng của KINH NGHIỆM”
Hãy cho phép tôi đặt ra một từ mới. – Sự đang KINH NGHIỆM. Đây là một tiến trình, không có phân chia và không có cả giới hạn. – Hai thái cực đồng biến mất. Cả hai bến bờ đồng biến mất. Chỉ còn giòng sông tỉnh thức tồn tại. Bạn không thể suy tưởng rằng, ” Tôi đang kinh nghiệm.”  Bởi vì bạn không còn hiện hữu nữa, làm sao mà bạn có thể đang chứng nghiệm? Một khi bạn đi vào bên trong, bạn không thể biến nó thành chứng nghiệm của quá khứ. Bạn không thể trả lời rằng, “Tôi đã đạt được chứng nghiệm.”  Như vậy, sự chứng nghiệm này trở thành quá khứ của ký ức rồi. Không. Sự tĩnh lặng không bao giờ sẽ trở thành là ký ức được. Sự trống rổng sẽ hoàn toàn vi diệu. Như cánh nhạn bay cao trên không trung mà không hề lưu lại một dấu vết gì. Nó không hề lưu bóng của nó lại trên trời cao. Sự tĩnh lặng cũng không bao giờ biến thành quá khứ. Bạn cũng không thể nào diễn đạt được trạng thái này.
Trạng thái này không là quá khứ, cũng chẵng tương lai, mà là một tiếp diễn không ngừng nghỉ. Bạn thực sự trống rổng. Tâm của bạn không dư, không thừa không thiếu, không đi vào không đi ra, không hội nhập không phân hoá ,mà chỉ có thực tại hiện hữu. Đó là lý do tại sao mà Tu Bồ Đề không hề nhận biết quá trình của tâm, vì ông không hề hiện hữu. Không hề có sự phân biệt giữa ông và vũ trụ. Mọi phân biệt đều tan biến. Mọi biên giới cũng hoà nhập làm một. Ông tuôn chảy trong vũ trụ. Vũ trụ cũng tan chảy trong ông, tuôn tràn thành Nhất thể.
Và các Phạm thiên đồng mở hội vũ hoa. “Đây mới gọi là chân trí tuệ.  Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống như mưa hoa tầm tả trên áo của Tu Bồ Đề....”....Dòng chử cuối cùng cần phải được hiểu một cách cẩn mật. Không một ai có thể cho rằng bạn đang chứng nghiệm sự tĩnh lặng, vì như vậy bãn ngã của bạn sẽ sôi động – Bạn sẽ thấu triệt được, vì bạn cảm nhận bạn đã đạt được chứng nghiệm. Bạn chỉ kinh nghiệm thực tại. Các Phạm thiên sẽ cho bạn biết là bạn đang chứng nghiệm sự trống rổng tối thượng này.  Trường hợp của Tu Bồ Đề là một trường hợp phi thường, và khá hãn hữu. Mặc dù các Phạm thiên vui mừng tán tụng chung quanh ông, và thì thầm bên tai của ông, nhưng ông không hề một chút mãy may giao động. Ông chỉ đơn thuần trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Mặc dù các Phạm thiên đồng hoan ca, vui mừng trong những điệu nhạc luân vũ chung quanh ông, “Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ, cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng. “Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’
Không hề có bãn ngã giao động, phân chia. “Ta đã tìm được hỷ lạc thật sự. Ta đã chứng ngộ rồi.”  Như vậy ông sẽ làm mất đi cơ hội cuối cùng của Tu Bồ Đề. Mưa hoa sẽ ngừng tuôn rơi trên áo của ông một khi bãn ngã của ông xao xuyến, nhưng ông không hề lưu tâm đến những biến chuyễn chung quanh ông. Tu Bồ Đề có lẽ chỉ đơn giản nhắm mắt lại và suy nghĩ, “Các Phạm thiên này chắc có vấn đề gì rồi. Những đợt mưa hoa chắc chỉ là những cơn mộng nhỏ đang thoáng qua mà thôi. Ta không nên bận tâm về chúng. “Sự trống rổng này huyền diệu vô cùng, đến mức độ, không còn sự kiện nào khác có thể huyền diệu hơn. Tu Bồ Đề thuần túy an nhiên tự tại trong sự trống rổng siêu phàm của riêng mình. – Vì vậy, những cơn mưa hoa vẫn không ngừng tuôn rơi tán tụng ông. Bây giờ, hoa không còn rơi xuống từng cánh nhỏ rãi rác nữa, mà tuôn chảy như những cơn Đại Vũ.
Đây là giai thoại duy nhất về Tu Bồ Đề. Sau đó không còn ai nhắc nhở vềông nữa. Không còn một ai đề cập đến ông nữa. Nhưng tôi muốn cho bạn biết rằng mưa hoa vẫn rơi không ngừng, hết lời tán dương ông. Chúng ta không còn trông thấy bóng dáng Tu Bồ Đề tỉnh tọa dưới gốc cây nữa, bởi vì một khi ông đạt được sự trống rổng trọn vẹn, ông đã tuôn chảy, hội nhập và tan biến thành một với vũ trụ.  Tuy vậy, vũ trụ vẫn không ngừng liên hoan. Những cơn mưa hoa vẫn tiếp tục rơi xuống tán dương sự chứng ngộ của Tu Bồ Đề.  Bạn sẽ có khả năng thấu triệt rằng lúc nào, những cơn mưa hoa sẽ rơi xuống tán tụng khi bạn đã hoàn toàn đạt được chứng ngộ. Bạn sẽ thực sự nhận biết lúc nào Thượng đế hiện hữu. Một khi Thượng đế gỏ cửa nhà của bạn, mọi tranh biện đều trở thành phù phiếm, mọi đàm luận đều trở nên vô nghĩa. Ngọai trừ, Thượng đế gỏ cửa nhà của bạn ra, ngọai trừ những sự kiện đã xảy ra cho Tu Bồ Đề sẽ xảy ra cho bạn, không có chứng ngộ nào khác có đủ sức thuyết phục các Phạm thiên và Thượng đế.
Tôi kể cho bạn nghe về Tu Bồ Đề, vì sự kiện này cũng đã từng xãy đến với tôi. Không có một sự ẩn dụ nào ẩn chứa, và không có một nghĩa đen nào hiện hữu trong những hiện tượng phi thường như vậy. Tôi đã đọc qua về câu chuyện của Tu Bồ Đề trước đó, và tôi cũng đã từng suy nghĩ rằng, “Sự ẩn dụ này thật là huyền diệu vô cùng. – Tuyệt đẹp như những vần thơ hay...” Tôi không hề có một chút khái niệm rằng những hiện tượng như vậy đã thật sự xảy ra. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng những sự kiện đó vốn là rất thực. Một sự kiện rất là THỰC!  Nhưng bây giờ, tôi muốn nói cho bạn biết rằng hiện tượng đó đã xảy ra thật sự. Nó đã xãy đến cho tôi. Nó sẽ xảy ra cho bạn... nhưng bạn cần phải tuyệt đối vắng lặng.
Tôi mong bạn đừng bao giờ lẫn lộn, và cũng đừng nghĩ rằng sự trống rỗng tiêu cực của bạn đang là một sự vắng lặng siêu phàm. Sự trống rổng phủ định của bạn hiện thời không khác gì những bóng tối ảm đạm, trong khi sựvắng lặng siêu phàm, sẽ giống như những luồng ánh sáng rạng ngời trong suốt, rực rỡ như vầng thái dương đang lên. Sự trống rổng tiêu cực của bạn là sự chết, trong khi sự tĩnh lặng siêu phàm là sự sống. Một sự sống trường tồn bất diệt, tối thượng cực lạc! Hãy cho phép trạng thái đó lắng đọng bên trong nội tại của bạn sâu sắc hơn. Bạn hãy tìm tới một gốc cây và tỉnh tọa. Bạn chỉ cần ngồi yên tịnh. Bạn sẽ không cần làm điều gì hết. Hãy lắng nghe nhịp thở của vạn hữu! Thế giới như đang ngừng xoay chuyễn! Khi tâm bạn đã ngừng biến chuyễn, toàn thế giới cũng sẽ ngừng di động. Thời gian cũng ngừng chuyển động. Hầu như vạn vật đang vượt lên đỉnh cao nhất của tối thượng. Bạn không nên để những ý tưởng xen vào sự vi diệu thần thánh vốn đang hiện hữu,  “Bây giờ tôi đã đại ngộ.” Như vậy bạn sẽ bị mất cơ hội. Dù cho muôn hoa có tuôn rơi tán tụng bạn, bạn cũng không nên lưu ý chúng.
Và...bây giờ...bạn đã nghe qua câu chuyện về Tu Bồ Đề. Xin bạn đừng hỏi tại sao nữa. Tu Bồ Đề cần phải hỏi, nhưng bạn không cần thiết. Dù bạn có nghe những lời hoa ngọc của các thiên thần thì thầm bên tai của bạn, “Chúng tôi đã có nghe qua sự trống rỗng vô cùng huyền diệu và sự đàm luận của chân không.” .... Mong bạn đừng lưu tâm đến họ. ...Và.. muôn nghìn loài hoa trắng xinh đẹp sẽ lập hội vũ hoa... đồng liên hoan và tán thán...bạn...
Hết

Ads Belove Post