Osho – Nhịp đập của Tuyệt đối – Trích dẫn

Osho – Nhịp đập của Tuyệt đối – Trích dẫn

Price:

Read more

Osho – Nhịp đập của Tuyệt đối – Trích dẫn


“Cái đó là toàn thể, và cái này cũng là toàn thể. Và chỉ cái toàn thể mới được sinh ra từ toàn thể; và khi cái toàn thể được lấy ra từ cái toàn thể, thì phần còn lại cũng là toàn thể”. (Upanishad)

…Bất kỳ cái gì rơi vào bên trong kinh nghiệm của chúng ta thì bao giờ cũng đến từ cái nằm ngoài kinh nghiệm của chúng ta. Bất kỳ cái gì chúng ta thấy được cũng đều nổi lên từ cái không thấy được. Điều ta biết bắt nguồn từ cái chưa biết, và bất kỳ cái gì quen thuộc với chúng ta thì cũng đều dẫn ra từ cái chưa quen biết. mọi khoảnh khắc cái vô hình đang được biến đổi thành cái hữu hình, và cái hữu hình đang mất đi vào cái vô hình. Mọi khoảnh khắc cái vô hạn đều đi vào trong cái hữu hạn, rồi mọi khoảnh khắc lại đi ra từ nó. Cũng hệt như việc thở vậy- hít vào và thở ra. Toàn bộ sự tồn tại là việc hít vào và thở ra liên tục. Những người biết đến bí mật của tiến trình thở của sự tồn tại đều gọi nó là sáng tạo và phá hủy. Sáng tạo xảy ra khi sự tồn tại hít vào, và phá hủy xảy ra khi sự tồn tại thở ra, và giữa hai hơi thở này chúng ta trải qua vô hạn kiếp sống.

…Với sự tồn tại, luân hồi- bánh xe cuộc đời- chẳng gì nhiều hơn một giấc mơ. Nếu nó trở thành một giấc mơ với bạn nữa, thế thì bạn trở thành không tách biệt với sự tồn tại. Bạn là sự tồn tại trong toàn bộ. Từng cá nhân đều là sự tồn tại trong toàn bộ. Mỗi nguyên tử đều là vũ trụ mênh mông này trong toàn bộ; không một chút xíu khác biệt nào giữa nó và cái toàn thể. Bạn hãy cố gắng sống theo tinh thần của những lời tuyên bố này hai mươi bốn giờ một ngày và chỉ thế thì bí mật của chúng, cánh cửa của chúng mới bắt đầu mở ra cho bạn. Tất cả mọi khốn khổ của người đã hiểu chân lý đều kết thúc. Tất cả nỗi ưu phiền của thân thể, tâm trí và linh hồn họ đều biến mất. Người như thế vượt ra ngoài mọi ưu phiền. Và chỉ có một loại ưu phiền thôi, đó là bản ngã. “Tôi đang làm điều này” là nỗi ưu phiền duy nhất, chướng ngại duy nhất. “Sự xúc phạm này là vào tôi- tôi bị nói xấu”. Tất cả những sự kiện này tích lũy trong cái tôi này. Nhưng khi một vũ trụ bao la như thế lại chẳng tạo ra khác biệt gì với sự tồn tại, và vấn đề nó không bị đụng chạm tới., thì tôi có phải để cho những điều vô nghĩa như vậy ảnh hưởng đến mình hay không? Chẳng lẽ tôi không thể vẫn còn không bị đụng chạm được sao? Chẳng lẽ tôi không thể đứng sang bên mà nói: “Sự xúc phạm này không phải là nhằm vào tôi” sao, và, “Bất kỳ điều gì tôi đã làm thì đều đã được làm rồi. Tôi không làm nó”. Nếu cái tôi trở thành một nhân chứng cho những hành động xảy đến với tôi và tiến hành qua tôi- nếu tôi dừng là người làm- thế thì những bí mật kỳ diệu bắt đầu lộ ra.

…Chúng ta dựng lên một cây cầu cuộc sống dài giữa hai đầu này, giống như chiếc cầu bắc qua con sông; nhưng chẳng bờ sông nào là của chúng ta cả. Ngay cả mố cầu ở hai đầu cũng chẳng phải là của chúng ta. Vậy làm sao cây cầu trải dài từ bờ nọ sang bờ kia ngang qua con sông lại có thể là của chúng ta khi nền tảng của nó không phải là của chúng ta? Chúng ta cố gắng quên đi việc sinh thành và việc chết- những nền tảng của chúng ta. Chân lý có đấy, nó bảo chúng ta rằng chúng ta không phải là bản thân mình thực sự. Chúng ta bị phụ thuộc đến thế, cứ dường như đâu đó mọi thứ đều cố định và tất định. Tất cả mọi cảm giác và xúc động của cuộc đời đều đến từ một góc chưa biết nào đó- chúng tới hệt như sự sinh thành của bạn tới. Bạn chẳng thể làm được điều gì cả. Bạn không thể là người làm. Điều này là một bí mật của một tư tưởng lớn được gọi là định mệnh. Khái niệm về định mệnh hoàn toàn có nghĩa là chúng ta không có. Không có cách nào để làm bất kỳ cái gì. Đó là sự tồn tại.

…Bản ngã sẽ chấm dứt nếu bạn dừng việc gọi mọi thứ là của bạn. Bạn hãy coi nó, tất cả, đều là của sự tồn tại. Đừng đi vào ham muốn về của cải của bất kỳ ai. Khi không có cái gì của tôi, thế thì cũng chẳng có cái gì là của bạn cả. Chúng ta không thể đánh cắp mà cũng chẳng thể giữ được cái gì. Ý tưởng của chúng ta về quyền sở hữu là một ảo tưởng. Ngay cả bạn và người khác cũng là của sự tồn tại. Chỉ những người từ chối làm người chủ thì mới trở thành người chủ thật. Mọi thứ đều rơi vào tay những người không muốn ôm giữ thứ gì. Bao giờ cũng có không khí trong bàn tay để mở, nhưng bàn tay nắm chặt thì nó trốn biệt. Chỉ những người từ bỏ mới có khả năng hưởng thú. Đây là một nghịch lý- nhưng tất cả các qui tắc của cuộc sống đều nghịch lý cả. Một người ao ước được tôn vinh và kính trọng trên thế giới này thì chắc chắn tìm thấy sự ô nhục và bất kính. Một người ham muốn được giàu có, nhưng khi anh ta bắt đầu tích lũy của cải, thì anh ta trở thành nghèo nàn và hèn hạ bên trong, khi anh ta có vẻ giàu có bên ngoài. Người hay nghĩ hoặc mơ về tính bất tử thì lại lo âu về nỗi sợ chết cả hai mươi bốn tiếng một ngày. Cái chết chẳng bao giờ tới viếng thăm ngôi nhà của người luôn sẵn lòng đón chào nó: người sẵn lòng gặp gỡ cái chết thì nếm trải những giọt cam lồ, trong khi người sợ hãi cái chết thì lại chết đi từng giờ mỗi ngày. Người ấy chết đi mọi lúc bởi vì người ấy không biết tí gì về cuộc sống là gì.

…Mọi thứ đều là của sự tồn tại; điều này bao hàm cả việc từ bỏ. Cái gì còn lại đó để sở hữu và nắm giữ đối với một người đã hiểu rằng mọi thứ đều thuộc vào sự tồn tại? Chẳng có gì còn lại cả. Từ bỏ là trọn vẹn. Và người đã hiểu điều này, người đã từ bỏ mọi thứ và có bản ngã đã tan biến, là chính bản thân sự tồn tại; và việc trở thành sự tồn tại là bắt đầu hưởng thú. Anh ta được hội nhập vào trong niềm thích thú tột cùng, được hấp thụ vào trong niềm phúc lạc tối cao.

…Dù sao thì bản chất cuộc sống cũng là từ bỏ. Cuộc sống là từ bỏ. Thật là cực kỳ ngu đần mà ôm giữ bất kỳ cái gì trong cuộc sống. Sai lầm lớn nhất là nắm giữ chặt; trong khi làm như vậy, người ta mất đi cái mà người ta đã thu được. Trong khi công bố rằng “đó là của tôi”, người này cũng mất cái mà anh ta đang là. Mọi thứ rơi rụng đi theo ý của nó từ người đã hiểu rằng: mọi thứ đều là của sự tồn tại. Thế thì chẳng còn lại gì cho anh ta để từ bỏ cả. Thế thì việc từ bỏ xảy ra- nó không cần phải thực hành. Người làm trống rỗng bản thân mình, người buông xuôi ngay cả cái tôi của mình, thì trở thành người chủ của tài sản vô tận.
Hãy sống bằng việc buông xuôi cho sự tồn tại, trao cho nó tất cả, để mọi thứ dưới chân nó. Chỉ vứt bỏ khái niệm về bản thân bạn như người làm, thì bạn có thể sống mà không bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện các nghĩa vụ trần gian của mình. Đây là con đường duy nhất; không có con đường nào khác.

…Hành động có thể có hai loại: một loại trong đó có người làm, và loại kia trong đó có diễn viên. Đóng vai trên sân khấu là kinh qua khả năng về việc làm mà không là người làm. Nếu diễn viên thay thế cho người làm, thì hành động sẽ tiếp diễn rên bề mặt, nhưng sẽ có sự biến đổi hoàn toàn bên trong. Việc diễn tập không gắn bạn vào hành động, nó không có ảnh hưởng đến bạn. Nó vẫn còn hoàn toàn ở bên ngoài, nó không đi vào bên trong, nó rung động trên bề mặt và biến mất. Bức màn trong vở kịch được kéo lên chỉ một lần lúc sinh thành và được hạ xuống chỉ vào lúc chết. Toàn bộ thế giới này là một vở kịch và cuộc sống bản thân nó là một câu chuyện. Nhưng chúng ta lại biến việc đóng kịch thành cuộc sống mà lại không biến cuộc sống thành việc đóng kịch. Nếu bạn trở thành người làm, thì chắc chắn bạn mất trí. Hãy để cho sự tồn tại là người làm, nó bao giờ cũng có đó rồi khi bạn còn chưa sinh ra, sẽ có đó khi bạn dừng cuộc sống. Đừng đặt cái gánh nặng của việc làm đó lên vai mình. Gánh nặng đó sẽ quá nặng so với sức của bạn. Bạn sẽ bị nghiền nát dưới sức nặng của nó và bạn sẽ chết. Chẳng cái gì có thể cứu bạn khỏi nó. Nhưng bản ngã chúng ta lại thấy khó nuốt trôi điều này. Ngược lại nó thấy thích thú với sức nặng của tảng đá đè lên ngực nó. Trong nhiều kiếp sống, chúng ta định giá một người tỉ lệ theo trọng lượng của hòn đá- gánh nặng càng lớn trên lưng anh ta, thì anh ta càng vĩ đại. Con người trân trọng gánh nặng trên lưng mình, cho nên thật khó để phát hiện ra một người nhẹ như bông hoa, người có thể nói: “Tôi chẳng mang gánh nặng nào”. Chỉ người đã giao phó tất cả gánh nặng của mình cho sự tồn tại mới có thể nói như thế và sự thật là: toàn bộ gánh nặng trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ là của một mình sự tồn tại. Chúng ta cứ chõ mũi mình vào một cách không cần thiết. Chúng ta giống như một hành khách đang đi trên tàu hỏa với gánh nặng trên vai. Toàn bộ tải trọng của vũ trụ này do sự tồn tại mang.

…Một người nói: “Tôi không có, chỉ một mình nó- sự tồn tại là có đấy. Nếu có người làm, thì đấy chỉ là sự tồn tại mà thôi. Nhiều nhất thì tôi cũng chỉ là quân tốt đen trong trò chơi của nó. Tôi sẵn lòng đi bất kỳ đâu nó hướng tôi tới, là bất kỳ cái gì nó muốn, làm bất kỳ cái gì nó chỉ thị. Nếu nó muốn làm tôi thất bại thì tôi cũng sẵn lòng bị thất bại; nếu nó làm tôi thành kẻ thắng lợi, thì tôi sẵn lòng thắng lợi. Không thành công và chẳng thất bại gì với tôi cả. Thất bại là của sự tồn tại, thắng lợi cũng là của sự tồn tại.

…Việc buông xuôi của một người như thế là toàn bộ. Anh ta qui mọi thứ cho sự tồn tại. “Tôi nữa- cũng như tất cả mọi việc làm- đều là của sự tồn tại”. Một người như vậy sẽ làm tất cả những gì cần thiết trong cuộc sống-sống- thở, đi, đứng, làm nghĩa vụ của mình, ăn thức ăn và ngủ trong đêm. Tất cả các hành động sẽ có đó, nhưng không có người làm bên trong. Đây là con đường duy nhất. Và người đã thực sự không bị thế giới này ảnh hưởng tới- không bị đụng chạm, bao giờ cũng tươi tắn và mới tinh, hồn nhiên như khi họ vừa mới được sinh ra- là những người chưa bao giờ tích lũy, chưa bao giờ nuôi đưỡng bất kỳ loại bản ngã nào trong cuộc hành trình của họ qua cuộc đời; người đã sống trong trạng thái vô ngã. Bản ngã nghĩa là tôi là người làm, vô ngã nghĩa là buông xuôi- buông xuôi mọi thứ dưới chân sự tồn tại.

…Chúng ta sống, nhưng chúng ta không biết chút nào về ta là ai, ta từ đâu đến, tại sao ta ở đây, chúng ta có với mục đích gì, ta đi đâu, ý nghĩa cuộc sống này là gì. Chúng ta có thể biết nhiều thứ khác, nhưng hoàn toàn dốt nát về một điều: chúng ta chẳng biết gì về chính mình cả. Sự dốt nát đó gây rắc rối cho chúng ta, rồi nó gây rắc rối cho người khác. Một người dốt nát thì công kích mình trước hết rồi sau đó công kích người khác. Người chưa bao giờ bị gai đâm vào chân thì không rải gai trên đường cho người khác. Trước hết chúng ta gây đau đớn khổ sở cho chính mình.

…Tâm trí bao giờ cũng ở tương lai. Nó chẳng bao giờ có thể trong hiện tại cả. Nó sẽ không ở lại đây, nơi bạn đang có đấy. Linh hồn là ở đây, nơi bạn có đấy, và tâm trí có đây, nơi bạn không có đấy. Cột mốc với số O chẳng bao giờ thấy có trên cuộc hành trình của tâm trí. Và vào bất kỳ lúc nào, bạn đi ngang qua một cột mốc như thế, thì bạn hãy biết rằng, bạn đã đến một nơi được biết như việc thiền định, nơi biết được linh hồn. Linh hồn có đấy, nơi có số O. Người chứng ngộ gọi số O chính là vô trí. Thiền nhân là người đã hiểu được chân lý, rằng tất cả các hoạt động nhằm thu được cái gì đó đều chỉ là tâm trí; người ấy từ bỏ mọi cố gắng đạt tới bất kỳ cái gì. Người ấy đang đứng ở cột mốc số O và đã tìm ra Thượng đế. Chỉ những người đứng tĩnh lặng thì mới tìm thấy nó. Nó nằm ngoài các giác quan và nằm ngoài tâm trí. Nó bao giờ cũng hiện hữu trong chúng ta, nhưng nó bị chúng ta quên lãng. Chúng ta chỉ quên nó thôi, nhưng trong khi quên nó, toàn bộ cuộc sống của chúng ta trở thành vô giá trị, trở thành địa ngục.

Một người chết có thể chết được không? Để chết, cần phải có người sống. Đồng thời một điều kiện không thể tránh khỏi là sống để mà chết. Thế thì lại một điều kiện không thể tránh khỏi là chết đi để mà sống. Người mà không chết đi trong khoảnh khắc này, thì cũng không sống. Chết và sống là những cái tên của cùng một tiến trình. Chúng ta đang chết và đang sống vào cùng lúc.

…Sự căm ghét chấm dứt khi môt người bắt đầu thấy bản thân mình trong tất cả các đối tượng hữu tình và vô tình, và bắt đầu thấy tất cả các đối tượng hữu tình và vô tình- sự tồn tại- là bên trong bản thân mình. Còn tình yêu là vĩnh hằng, là bản tính của chúng ta, nó không được sinh ra và cũng chẳng chết đi. Cái ngày mà tấm lòng chúng ta trở thành tấm gương thì tất cả thế giới đi vào trong chúng ta và toàn bộ thế giới trở thành một tấm gương cho chúng ta nữa. Thế thì chúng ta có thể thấy bản thân mình vào mọi khoảnh khắc, ở mọi nơi.

…Chúng ta chỉ thấy cái chúng ta đang là, chúng ta chưa bao giờ thấy bất kỳ cái gì khác ngoài cái này. Bất kỳ cái gì chúng ta thấy cũng chỉ là sự phóng chiếu của chúng ta. Bao giờ chúng ta cũng là thế. Đấy là khuôn mặt duy nhất của mình mà ta thấy. Nếu chúng ta không thấy điều gì tốt bên ngoài, là bởi vì hạt mầm của cái nhìn như vậy ở bên trong chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thấy cái xấu xí trong thế giới bên ngoài, thì chúng ta nên biết rằng cái xấu đó đã bắt rễ vững chắc bên trong chúng ta. Nếu chúng ta thấy vô niềm tin ở mọi nơi bên ngoài, thì chúng ta nên biết rằng vô niềm tin là ở bên trong ta. Máy chiếu là ở bên trong, chỉ có màn hình là ở bên ngoài, và chúng ta cứ liên tục phóng chiếu lên nó.

…Làm sao chúng ta trở thành một tấm gương được? Chúng ta không những phải chùi sạch bụi bặm đã tích tụ lên mình, mà còn phải dừng việc thu thập bụi mới. Bụi cũ được tich1 tụ dưới dạng ký ức, còn bụi mới được thu thập qua ham muốn. Chúng ta phải giải phóng mình khỏi ký ức và khỏi ham muốn. Chúng ta phải nói với các ham muốn của mình rằng, chúng ta không muốn có thêm bất kỳ cái gì bây giờ nữa, bây giờ không còn hành trình thêm nữa, và chúng ta phải bảo ký ức của mình rằng điều đã xảy ra trong quá khứ thì bây giờ chỉ là giấc mơ mà thôi, không cần cứ phải mang cái tải trọng này một cách vô ích nữa. Chúng ta phải nói, “Điều đã xảy ra thì đã xảy ra rồi, bây giờ ta không còn là cái ta cũ nữa”. Chúng ta phải tự mình tách hẳn khỏi ngày hôm qua. Chúng ta phải giải phóng mình khỏi quá khứ và khỏi cả tương lai nữa. Khi chúng ta được tự do khỏi hai điều này, thế thì tâm trí chúng ta sẽ trở thành một tấm gương. Người có thể nói: “Tôi chẳng phải là quá khứ cũng không phải là tương lai, tôi đang sống tại đây và bây giờ; chính khoảnh khắc này là tất cả”, người ấy trở thành một tấm gương ngay lập tức. Cảm giác căm ghét mất đi và cái trở nên thấy được là mặt trời, mặt trời của tình yêu. Chính từ cái ta- linh hồn- mà dòng suối tình yêu mới chảy ra. Không có cái gì khác ngoài căm ghét chảy ra từ thân thể và tâm trí, từ những ý tưởng ích kỷ về cái tôi của bạn.

…Người minh triết là người chỉ biết mỗi một yếu tố vĩ đại: chân lý- tức là người biết tới chính mình, vì người mà biết tới chính mình thì biết tất cả. Khi người ấy biết chính mình thì người ấy trở thành một tấm gương mà trong đó hình ảnh phản xạ của tất cả mọi thứ bắt đầu xuất hiện. Người ấy biết rằng luật tối cao ngự trị tại mọi nơi, rằng vị chúa tể tối cao có trong mọi con người, giữ trong tay mình sợi dây để điều khiển mọi con rối nhảy múa. Người ấy biết cái điều cốt lõi vẫn ẩn kín trong toàn bộ vũ trụ, cái sinh lực sâu sắc và vĩ đại, bí ẩn; và ngay khi người ấy biết điều đó thì trở thành thoát khỏi sầu não và gắn bó. Sầu não và gắn bó được gộp nhóm lại với nhau bởi hai điều này là một. Trong thực tế sầu não xảy ra khi đối tượng của việc gắn bó bị phá hủy. Và khi sầu não tới thì bạn phải tạo ra gắn bó mới để cứu lấy bản thân mình khỏi phiền não. Như vậy mà cái vòng lẩn quẩn này cứ tiếp diễn.

…Gắn bó là cái bóng của bản ngã. Gắn bó lập tức được tạo ra bất kỳ khi nào bạn thấy “Tôi đây”. Gắn bó là loại trừ; để gắn bó là có thể, một cái gì đó hay một ai đó phải bị bỏ ra. Do đó, người đã thấy tất cả các đối tượng hữu tình và vô tình trong bản thân mình, thì trở thành không loại trừ, cảm giác trong người ấy bây giờ là, “tất cả đều là của ta”. Người ấy trở thành bao hàm tất cả. Thế thì gắn bó không xảy ra vì không có cơ sở cho nó. Người ấy đứng ngoài cả gắn bó và sầu não bởi việc thấy bản thân mình trong toàn bộ sự tồn tại, cái có đó trải rộng bao quanh tất cả chúng ta, nhưng chúng ta không thấy được, vì chúng ta cũng có đó trong nó. Chẳng có hạnh phúc mà cũng không bất hạnh nào trong cuộc đời người đó, chỉ có niềm cực lạc. Người ấy bây giờ là một tấm gương.

…Trong việc biết tới yếu tố tối cao thì người ấy trở thành biết tất, tức là bây giờ không còn cái gì đáng để biết nữa, không cái gì làm tăng thêm niềm cực lạc của người này. Điều thứ hai là cái dốt nát của người đó biến mất. Tính hám lợi, sự gắn bó và giận dữ được tạo ra trong dốt nát đã biến mất. Thay thế vào chỗ chúng là cực lạc tới, được sinh ra từ hiểu biết đúng, và niềm cực lạc là không dừng, vĩnh hằng. Điều thứ ba nó là sự thuần khiết, trong sạch, hồn nhiên. Khi chúng ta trở thành ô uế thì nó sẽ không trở thành ô uế. Sự thuần khiết này là bản chất, là bẩm sinh.

…Thiền là sự thực hành với sự tập trung vào cái không giữa hai sự kiện- để chúng ta có thể nhìn vào hồ, trong đó không có sự phản xạ nào hết cả. Khi đó chúng ta có thể biết: “Tôi là hồ, không phải là đoàn lữ hành đang đi trên bờ hồ. Tôi không phải là những sự phản xạ đó mà hình thành nên trên tôi. Tôi là cái mà trên đó các hình dạng được tạo ra, ấy vậy mà bản thân cái đó vẫn không được tạo ra. Cái đó là nhân chứng”.

…Nếu tôi biết điều gì đó mà tôi lại vẫn như trước khi được biết, thế thì việc biết này vẫn là điều dốt nát; và nếu tôi được biến đổi thì nó là tri thức tâm linh đúng đắn. Việc học như thế thì không đơn thuần là việc bổ sung thêm vào các quỹ thông tin của bạn, mà là việc biến đổi. Qua nó bạn thay đổi, bạn trở thành một người hoàn toàn khác. Cái được gọi là tri thức tâm linh (vidya) thì cho bạn sự sinh thành mới; nó thay đổi cuộc đời người ta một cách vô nỗ lực. Một mặt thì cái dốt nát bị thiêu cháy, và mặt khác, bóng tối tan biến. Cả hai đều xảy ra đồng thời. Bóng tối không tồn tại khi đèn được thắp sáng. Cái mà là tri thức đúng đắn thì không đòi hỏi bất kỳ việc ghi nhớ nào mà là cái trở thành bản thân cuộc sống của bạn. Điều chúng ta gọi là tri thức thì đơn giản là một phương tiện để kiếm sống theo một cách hiệu quả và thuận tiện mà thôi. Upanishad gọi điều này là avidya. Cái mà là vidya (tri thức) là cái không kéo lê cuộc sống ra thêm chút nữa, mà nâng cuộc sống lên mức cao hơn. Bạn hãy nhớ, avidya là chiều ngang, vidya là theo chiều đứng- nó đi thẳng lên trời. Liên tục bước đi theo chiều ngang, tất cả chúng ta chung cuộc đều tìm thấy nấm mồ của mình, bởi vì nó chẳng xa xôi gì mấy với chiếc nôi: và ngay cả nếu nó có xa thì mức độ vẫn ngang như nhau. Avidya là thuộc tính bên ngoài cuộc sống, nó liên quan tới cuộc sống vật lý, để duy trì cuộc sống; nhưng đừng coi nó là mọi thứ. Nó cần thiết, nhưng chưa đủ. Chúng ta đã say mê theo đuổi avidya, chúng ta trở thành vô linh hồn., nhưng nếu chúng ta nôn nóng bỏ qua nó, thì chúng ta có thể không tự lo liệu được và nghèo nàn trong cuộc sống vật lý.

… “Tôi đã nghe như vậy”. Trong khi nói như thế, hiền giả này muốn cho chúng ta biết rằng, chỉ người thụ động mới đạt tới chân lý. Thụ động là cánh cửa. Đồng thời hiền giả này cũng đơn giản thú nhận cái vô ngã của họ.

…Với sự trợ giúp của avidya, chúng ta có thể tồn tại, có thể chạy đuổi theo tiến trình cuộc sống. Mọi thứ- thức ăn, nhà cửa, thuốc thang và vân vân- sẽ có cho chúng ta và cuộc sống sẽ trôi qua dễ chịu, thoải mái, nhưng vô vị, và chúng ta không thể nếm trải thực chất của cuộc sống, và cái bất tử sẽ không có cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn biết, muốn chứng nghiệm cái bất tử, thì chỉ có vidya, tri thức đúng đắn, mới có ích. Xung khắc với cái chết là một nỗ lực tiêu cực; chứng nghiệm cái bất tử  là nỗ lực để biết cái đã tồn tại trước việc sinh ra của chúng ta và sẽ tồn tại sau cái chết của chúng ta. Bạn hãy luôn luôn nhận biết, luôn luôn nghĩ rằng “Mình không là thân thể này” và khi bạn hiểu sâu và thiết lập điều này ngay trong mình thì điều đó đưa bạn tới cái bất tử.

…Con người quan tâm đến ăn uống, đấy là một kiểu loài vật, theo một nghĩa nào đó. Nhưng giả sử một người quan tâm tới chính trị và cứ đi tìm kiếm hết địa vị nọ đến địa vị kia, người ấy còn tệ hơn con vật. Mối quan tâm của người ấy không tự nhiên, đó là hư hỏng. Mối quan tâm được dẫn từ việc nắm giữ một vị trí đặc biệt không thỏa mãn cho bất kỳ một giác quan nào, bất kỳ một cơ quan tự nhiên nào. Cái nút, khối u của bản ngã bên trong cứ tăng dần và cho người ấy sự thích thú của cảm giác: “Mình là một ai đó, còn người kia thì chẳng là ai cả”. Đấy là quan niệm về việc chi phối, sự thích thú về quyền lực lên người khác. Đấy là mối quan tâm về việc chà nát người khác dưới chân mình. Đấy là việc thích thú của việc chẹn họng người khác. Bản ngã thì vô giới hạn. Nó không yêu cầu lặp lại như các yêu cầu của giác quan; nó yêu cầu ngày càng nhiều hơn nữa. Bản ngã là tham lam vô độ, nó không thể nào được thỏa mãn. Nếu nó thu được vị trí này, nó lập tức bắt đầu một chiến dịch để có vị trí khác tốt hơn. Cho nên bất kỳ cái gì đem cống tiến cho bản ngã chỉ giúp làm cho nó phát triển thêm. Do đó, từ khoảnh khắc người ta bị vướng vào trong sự kìm kẹp của bản ngã thì người ấy bị mắc míu còn hơn cả con vật có thể bị khó chịu, lo âu, căng thẳng và phiền nhiễu.

…Cuộc sống của bạn trôi qua trên những bánh xe của giác quan. Nhưng bản ngã không là thứ thực chất. Nó là sự bịa đặt của chúng ta, còn chúng ta chắc chắn có thể sống mà chẳng cần nó- vô ngã. Bản ngã dẫn chúng ta đi vào bóng tối lớn hơn bởi vì nó do con người tạo ra.
Bản ngã được tạo ra là do sự hiện diện của người khác, nó tùy thuộc vào người khác. Đó là lý do tại sao chúng ta bao giờ cũng còn sợ hãi về người khác, bởi vì việc thỏa mãn bản ngã của chúng ta là ở trong tay kẻ khác và người đó có thể rút tay lại vào bất kỳ lúc nào. Người có sự hài lòng ở trong những con mắt của kẻ khác thì không thể nào đi sâu vào bên trong bản thân mình được. Người ấy chỉ sống ở lớp vỏ bên ngoài. Người một mình có thể đi vào chiều sâu của cuộc sống là người đi vào linh hồn, là người quên đi bản ngã. Hãy cứ để người ấy là chính mình. Người ấy loại bỏ suy nghĩ, lo âu về ý kiến người khác đối với mình. Sự chấp thuận của người khác cũng chẳng ích gì. Linh hồn là sự chứng nghiệm về “cái ta đang là” chẳng liên quan gì đến người khác nói. Người khác có thể sai hay có thể đúng- đấy là việc của họ.

…Bỏ đi việc tôn thờ giác quan là chấm dứt tại điểm cần thiết, còn bỏ đi sự tôn thờ bản ngã là tới điểm số 0. Nếu hai điều kiện này được hoàn thành, thế thì cá nhân này chẳng ngồi gần các giác quan mà cũng không gần bản ngã. Thế thì chúng ta mất sự đồng nhất của mình. Ngay khi bạn vứt bỏ hai tôn giáo này thì bạn là một với Thượng đế, thực tại tối thượng. Thượng đế giống như lực hấp dẫn đang hút về phía những người đã buông bỏ hai điều này- giác quan và bản ngã. Người như thế đi vào ánh sáng.

… “Cái duy nhất mà phi thường là hãy thành bình thường”.
(Jakob Boehme- nhà huyền môn).
Trong thực tế, một người là bình thường nếu người ấy ấp ủ dù chỉ một khái niệm rất nhỏ rằng mình là bất thường. Thậm chí một người bình thường nhất cũng tin mình là bất thường. Đây là một niềm tin rất phổ biến. Vậy chúng ta có thể gọi ai là phi thường? Người phi thường thậm chí chẳng biết mình là phi thường. Người khiêm tốn như thế là người phi thường. Họ giống số không, giống như cái không.
Thái độ tinh thần này của việc xóa bỏ bản thân mình, của việc phá hủy bản thân người ta hoàn toàn, của việc chùi sạch sự hiện diện của người ta, làm như bản thân người ta dường như hoàn toàn không có, có liên quan tới ngọn nguồn gốc rễ sâu xa nhất của cuộc sống- tới sự tồn tại thuần khiết. Nó vượt ra ngoài tâm trí, ra ngoài sự tưởng tượng hay tình cảm. Nó là siêu việt.

…Người biết và kinh nghiệm sâu sắc rằng cái chết là đã móc nối với sinh tành và là điều không thể tránh được, thì trở nên thoát khỏi nỗi sợ cái chết. Người ấy biết rằng sinh là bắt đầu và tử là cái kết thúc của nó. Tại sao người ta phải sợ điều không tránh khỏi, điều chắc chắn xảy ra? Lo nghĩ chỉ dành cho cái có thể thay đổi hay biến đổi. Trong sự chấp nhận như thế có việc tự do khỏi cái chết. Người ấy tự do khỏi sức hút của sinh thành cũng như của nỗi sợ chết. Người ấy vượt ra ngoài cả hai.

…Sinh là ở ngoài cuộc sống của chúng ta, bởi vì trước khi sinh chúng ta không có. Chết là bên ngoài cuộc sống chúng ta, bởi vì sau cái chết chúng ta sẽ không có. Chết là đường biên Nhưng nó không phải là đường biên cho người biết. Với người này, chết và sinh là hai sự kiện xuất hiện ở giữa, trong quá trình cuộc đời. Người ấy sẽ hỏi: “Việc sinh của ai vậy? Ta đã có trước đó, do đó ta có thể được sinh ra, nếu không thì việc sinh làm sao có thể xảy ra được? Ta đã là không biểu hiện, do đó ta có thể là biểu hiện; nếu không thì làm sao ta có thể biểu hiện được? Nếu cái cây không được che giấu trong hạt mầm, thì chẳng có cách nào cho nó mọc ra- được sinh ra. Nếu ta chết, ta phải sống trước đã; nếu không, nó sẽ là cái chết của ai? Việc sinh của ta có thể xảy ra bởi vì ta đã có trước cái sinh. Ta cũng sẽ có đó sau khi chết; chỉ thế thì cái chết mới xảy ra, nếu không thì nó là cái chết của ai?

…Chết không phải là hết cho ngườii đã biết. Nó chỉ là sự kiện xuất hiện trong cuộc đời người ấy. Sinh cũng là một sự kiện xuất hiện trong cuộc đời của người ấy, nó không phải là một việc bắt đầu. Cuộc sống nằm bên ngoài vòng tròn này là cái không biểu hiện. Cho nên người biết tới chu trình này của thế giới biểu hiện thì không băn khoăn về nó, không gây cho người ấy bất kỳ sự bất hạnh nào. Điều này được gọi là định mệnh- định mệnh của cái biểu hiện. Ý nghĩa của số mệnh là không có nguyên nhân cho bất kỳ khốn khổ nào cả. Không có chỗ cho thất vọng. Chấp nhận hoàn toàn là giải thoát.

…Để biết Brahman không biểu hiện (linh hồn), người ta phải hoặc đi ra trước sự sinh thành của mình hoặc đi ra sau cái chết của mình. Không có cách nào khác cả. Đi lùi lại ra ngoài việc sinh là một kỹ thuật rất khó thực hành. Qua việc đi vào trong cái chết có chủ ý- đó là việc thiền- bạn trở thành dường như không có, thế thì khuôn mặt của Brahman không biểu hiện sẽ thành thấy được. Khuôn mặt đó là khuôn mặt trước khi sinh  và sau khi chết. Và nếu có một cá nhân muốn sống trong một cái chết như thế cho toàn bộ cuộc đời mình, thì người này là một sannyasin, sống theo một cách dường như đã chết.

…Cái bất tử chỉ có thể được biết bởi việc đi vào cái chết, vì khi chúng ta đi vào cái chết một cách toàn bộ mà vẫn không thấy là chúng ta không chết, thế thì chúng ta đạt tới tính bất tử. Người mà cố gắng cứu bản thân mình khỏi cái chết thì sẽ không đạt tới cái bất tử, còn người đi vào cái chết thì sẽ nếm trải nước cam lồ của cái bất tử. Việc biết Brahman không biểu hiện là tìm ra cái bất tử. Việc tồn tại trước khi sinh và sau khi chết là cái bất tử. Nó chưa hề bị sinh nên cũng chẳng hề bị diệt. Chỉ thân thể mới lấy sự sinh thành; nó là cái hợp thành, dẫn ra từ bố mẹ. Chúng ta tới từ thời rất, rất cổ đại. Chúng ta có thì thân thể còn chưa có. Khi đi vào một thân thể thì sự đồng nhất với nó xảy ra, và khi thân thể chết đi thì dường như là “Tôi đang chết”.

…Trong trạng thái chúng ta biết rằng chúng ta không có và chẳng cái gì còn lại để biết, chỉ có việc biết là còn lại. Nó cũng giống như mặt trời, nguồn sáng, mất đi và các đối tượng nhận ánh sáng cũng mất đi. Tương tự, người biết- nguồn gốc- mất đi, và các đối tượng để biết cũng mất đi; chỉ việc biết là còn lại. Trong cuộc hành trình hướng tới việc biết này, bước đầu tiên là quyết tâm và bước thứ hai là buông xuôi. Bước thứ nhất về thiền, bước thứ hai là về lời cầu xin. Với người đã đi cả hai bước thì chẳng còn lại gì mà biết hay đạt tới, hay chứng nghiệm.

…Thiền nhân khao khát siêu việt lên tất cả mọi nhị nguyên, bởi vì chừng nào nhị nguyên còn dai dẳng thì cái khác vẫn còn hiện diện. Tuy chúng ta có thể tìm thấy nhiều cuộc sống, cái chết bao giờ cũng đi bên nó. Đấy là nhị nguyên, đấy là phía bên kia của cùng một đồng tiền. Người muốn hạnh phúc thì bất hạnh chắc chắn sẽ theo sau nó. Người muốn được tôn kính và trọng vọng thì sẽ có bất kính theo sau. Trong thế giới này, khi một người đòi hỏi cái này, thì người ấy nhận được cái khác vốn không được yêu cầu. Bạn phải chấp nhận cả hai hoặc không cái nào. Bất kỳ ai chấp nhận cả hai đều trở thành tự do khỏi cả hai; còn bất kỳ ai được chuẩn bị để bỏ cả hai thì cũng trở thành tự do khỏi cả hai. Sẵn sàng chấp nhận cả sống và cả chết là không ưa thích sống và cũng không ghét chết. Không ưa thích sống, người đó được giải thoát. Hạnh phúc nào có đó trong hạnh phúc và khốn khổ nào có đó trong khốn khổ đối với người đã chấp nhận cả hạnh phúc lẫn khốn khổ? Cả hai phủ định lẫn nhau khi cả hai được sẵn lòng chấp nhận và cái hư không được tạo ra.

…Cái chết là nhân tố cân bằng của cuộc sống. Bất hạnh là nhân tố cân bằng của hạnh phúc. Bóng tối là nhân tố cân bằng của ánh sáng. Các đối tượng vật chất là nhân tố cân bằng của tâm thức. Cái chết là người kiểm soát cuộc sống, nếu không có cái chết sẽ tồn tại sự hỗn loạn lớn. Nếu muốn tìm chân lý thì điều kiện không tránh khỏi là phải làm mất bản thân mình. Đây là bước nhảy tối thượng. Khi một người thu được dũng cảm cho bước nhảy này, thì người ấy trở thành một với chân lý tối cao.

…Hãy để cho cuộc sống hội nhập vào trong cái mà từ đó nó đã sinh ra. Hãy để cho hình dạng mất đi trong cái vô hình dạng mà từ đó nó đã được tạo ra. Hãy để cho chúng là một trong tâm thức thuần khiết của con người. Hãy để thân thể trộn lẫn với cát bụi, trộn lẫn trong đất.

…Socrates nói: “Tôi nghĩ: Chừng nào cái chết còn chưa tới, thì tôi vẫn còn sống; khi tôi còn sống, tại sao tôi phải lo nghĩ về cái chết? Và ai sẽ còn lại để lo nghĩ về cái chết khi nó thực tới mà tôi thì không còn nữa? Tôi sẽ hoàn toàn mất đi trong cái chết, chẳng còn gì ở lại sau, thế thì chẳng có lý do gì sợ bất cứ cái gì. Mặt khác, nếu như ai đó nói, tôi sẽ không chết ngay cả sau cái chết, thế thì chẳng có chút ký do nào để mà nghĩ về cái chết cả”.

…Hãy trì hoãn lại cái xấu, và hãy làm cái tốt ngay lập tức. Bạn không thể tin cậy khoảnh khắc tiếp; nó có thể tới và nó có thể không tới. Nếu bạn bỏ lỡ khoảnh khắc làm việc tốt, thì cơ hội có thể không tới lại, còn nếu bạn đợi, cho dù một khoảnh khắc- để làm một hành động xấu thì bạn sẽ không thể làm được nó. Một người đủ mạnh mẽ để chờ đợi một khoảnh khắc thì sẽ không làm một hành động xấu. Chờ đợi một khoảnh khắc đòi hỏi một sức mạnh rất lớn. Chính sức mạnh lớn nhất trên thế giới này là chờ đợi một giây khi đôi mắt bạn bắt đầu đỏ máu và bàn tay bắt đầu nắm lại trong giận dữ.

…Khi bạn đưa ra lời cầu xin thì bạn đang nói lời chia tay cho bản ngã mình. Lời cầu xin là sự chấp nhận toàn bộ về tính khiêm tốn của chúng ta. Bạn không thể đưa ra lời cầu xin chừng nào bạn còn chưa trở thành cái không. Gánh nặng tiêu tan khi bản ngã nặng trĩu của chúng ta rơi đi.

…Nước cam lồ của sự tồn tại vẫn liên tục mưa xuống, nhưng chúng ta đã để thùng chứa lộn ngược. Bản ngã giữ thùng chứa lộn ngược và đồng thời cố gắng làm đầy nó. Giữ cho thùng chứa đứng thẳng dậy nghĩa là thừa nhận “tôi là cái không”. Khi thùng chứa được đứng thẳng thì cái trống rỗng của nó trở thành biểu lộ. Khi nó lộn ngược, cái trống rỗng của nó bị giấu đi. Bằng việc đứng thẳng dậy, thùng chứa nhận ra rằng nó chẳng là gì ngoài cái trống rỗng. Nếu bạn không giữ cho bình chứa của mình thẳng lên, thì Thượng đế không thể bày tỏ ân huệ được. Chính là bởi ân huệ của bạn mà bạn giữ cho nó thẳng lên. Bầy tỏ ân huệ với chính mình là lời cầu xin. Từ bi với chính mình là lời cầu xin. Độc ác với chính mình là bản ngã. Thành bạo chúa với chính mình là bản ngã.

…Chúng ta chỉ có thể là cái chúng ta đang là. Không có phương án nào khác. Cái được ẩn kín trong chúng ta sẽ lộ ra, và cái được lộ ra sẽ lại được giấu kín. Hạt mầm sẽ mọc thành cây, và cây sẽ trở thành hạt mầm. Đây là luật vĩnh hằng của cuộc sống. Lo âu và lo nghĩ của những người đã hiểu luật này tiêu tan hoàn toàn. Những đau đớn tinh thần của họ sẽ trở nên êm ả và yên lặng. Thế thì cũng chẳng còn lại lý do gì cho hạnh phúc- không có nguyên nhân để bất hạnh khi chúng ta du hành tới đích., và cũng không có nguyên nhân để hạnh phúc bởi vì chúng ta chẳng thu được cái gì cả, cái mà chúng ta không có từ lúc ban đầu.

…Chúng ta có thể đi đâu để có khả năng thấy được cái vô hình? Bạn hãy gạt sang bên việc dùng các giác quan, bởi vì chúng tạo ra các khuôn khổ. Các giác quan của chúng ta là những cửa sổ. Nếu chúng ta nhìn bất kỳ đâu với sự giúp đỡ của cái cửa sổ này, thì hình dạng sẽ được tạo thành. Bạn hãy nhắm mắt lại và đi vào bên trong; hãy không có mắt, không có tai, không có tay chân, không có thân thể và càng nhào sâu vào bên trong, nơi mọi thứ đều vô hình. Tại đó bạn sẽ chứng nghiệm cái toàn thể. Sau khi đã chứng nghiệm cái toàn thể bên trong, người đã biết cái toàn thể thì bao giờ cũng thấy cái toàn thể, dù người ấy đi đâu cũng chẳng thành vấn đề, có nhìn qua cửa sổ nào cũng chẳng thành vấn đề, người ấy có thể bị nhốt trong bao nhiêu nhà tù, ấy vậy mà người ấy biết rằng, các nhà tù đó chỉ là lừa bịp bên ngoài, cái vô hình vẫn ngồi đó bên trong.

…Cái toàn bộ này là chân lý duy nhất. Nó bao hàm mọi phía; mọi thứ đều là cái toàn bộ. Không có vấn đề gì về cái không hoàn hảo. Làm sao có được cái không hoàn hảo cơ chứ? Ai sẽ tạo ra nó? Một mình Thượng đế có đó, không còn ai khác có thể làm ra cái không hoàn hảo. Sự tồn tại bao giờ cũng là một, luồng chảy của nó là một, là vô giới hạn, là tuyệt đối. Nhưng chúng ta sẽ chỉ biết nó khi có một thoáng nhìn về nó bên trong. Người đã nếm trải dù chỉ một giọt của đại dương bên trong đều có khả năng biết đến cái bí ẩn của đại dương vô biên. Cái tòa thể đến từ cái toàn thể và cũng bị hấp thu vào cái toàn thể.
Xem cả quyển “Nhịp đập của Tuyệt đối”

Ads Belove Post