Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho
Tập 1
Bài nói về Bí Mật Của Hoa Vàng
Chương 11. Cái Toàn Bộ Và Vòng Tròn Linh Thiêng
Osho ơi,
Thầy Lữ tử nói:
Không cái gì là có thể
mà không có trầm tư. Cảm nhận đem người ta tới mục đích.
Điều phải được đảo ngược
bằng suy nghĩ là tâm tự ý thức, điều phải chỉ đạo bản thân nó hướng tới điểm mà
tâm linh hình thành còn chưa biểu lộ. Bên trong thân thể mét tám chúng ta phải
cố gắng để đạt tới hình dạng tồn tại trước khi trời đất dàn ra. Nếu ngày nay mọi
người ngồi và thiền chỉ một hay hai giờ, chỉ nhìn vào bản ngã của họ, và gọi điều
này là suy nghĩ, làm sao cái gì có thể bắt nguồn từ nó được?
Người ta phải nhìn vào
chỏm mũi của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta phải tập trung suy
nghĩ vào chỏm mũi. Không phải điều đó, trong khi mắt nhìn vào chỏm mũi, ý nghĩ
phải được tập trung vào điểm vàng ở giữa. Bất kì chỗ nào mắt nhìn, tâm cũng được
hướng tới đó. Làm sao nó có thể được hướng đồng thời lên và xuống? Mọi điều đó
ngụ ý lẫn lộn ngón tay chỉ trăng với bản thân trăng.
Vậy thì cái gì thực sự
được ngụ ý bởi điều này? Cách diễn đạt ‘chỏm mũi’ được chọn lựa một cách khéo
léo. Mũi phải phục vụ cho mắt như nguyên tắc chỉ đạo. Nếu người ta không được
hướng dẫn bởi mũi, hoặc người ta mở to mắt và nhìn vào khoảng cách, để cho mũi
không được nhìn thấy, hay mi mắt khép lại quá nhiều, để cho mắt nhắm lại, và lần
nữa mũi không được nhìn thấy. Nhưng khi mắt mở quá to, người ta phạm sai lầm hướng
chúng ra ngoài, bởi thế người ta dễ dàng bị sao lãng. Nếu chúng khép lại quá
nhiều, người ta phạm sai lầm để cho chúng quay vào trong, bởi thế người ta dễ
dàng chìm vào trong mơ màng mộng mị. Chỉ khi mí mắt hạ thấp đúng tới một nửa
thì chỏm mũi mới được thấy theo cách đúng. Do đó, điều đó được lấy như nguyên tắc
chỉ đạo. Điều chính là hạ thấp mí mắt theo cách đúng, và thế rồi cho phép ánh
sáng tràn vào trong bản thân nó; không nỗ lực nào, muốn ánh sáng chảy vào trong
một cách tập trung. Nhìn vào chỏm mũi chỉ phục vụ như việc bắt đầu của tập
trung bên trong, để cho mắt được mang vào hướng nhìn đúng, và thế rồi được giữ
làm nguyên tắc chỉ đạo: sau đó, người ta có thể để nó là vậy. Đây là cách thợ nề
treo đường ống nước. Ngay khi người đó treo nó lên, người đó hướng dẫn công việc
của mình bằng nó mà không liên tục làm mình bận tâm phải nhìn vào đường ống nước.
Người ta nhìn bằng cả
hai mắt vào chỏm mũi, ngồi thẳng và trong tư thế thoải mái, và giữ cho tâm
thành trung tâm giữa những hoàn cảnh. Điều đó không nhất thiết nghĩa là ở giữa
đầu. Nó chỉ là vấn đề cố định suy nghĩ của người ta vào điểm nằm đích xác ở giữa
hai mắt. Thế thì mọi sự là tốt. Ánh sáng là cái gì đó cực kì linh động. Khi người
ta cố định ý nghĩ vào điểm giữa hai mắt, ánh sáng chảy theo cách riêng của nó.
Không cần hướng chú ý đặc biệt vào lâu đài trung tâm. Trong vài lời này điều
quan trọng nhất được hàm chứa.
‘Trung tâm ở giữa các
hoàn cảnh' là cách diễn đạt rất tinh tế. Trung tâm là toàn năng; mọi thứ đều được
bao hàm trong nó; nó được nối với việc đưa ra của toàn thể quá trình sáng tạo.
Nhìn cố định trầm tư là
không thể thiếu được; nó đảm bảo việc làm nhanh chóng chứng ngộ. Duy nhất người
ta phải không ngồi cứng nhắc nếu ý nghĩ trần tục kéo tới, mà người ta phải xem
xét ý nghĩ này ở đâu, nó bắt đầu từ đâu, và nó nhạt nhoà ở đâu. Không cái gì được
thu lấy bằng việc thúc đẩy suy nghĩ thêm nữa. Người ta phải bằng lòng nhìn nơi
ý nghĩ nảy sinh, và không tìm ra bên ngoài điểm khởi thuỷ; vì tìm ra tâm thức
trung tâm, đi ra đằng sau tâm thức bằng tâm thức - điều đó không thể được làm.
Cùng nhau chúng ta muốn đem các trạng thái của tâm về nghỉ ngơi, đó mới là trầm
tư đúng. Điều mâu thuẫn với nó là trầm tư giả. Điều đó không đưa tới mục đích
nào. Khi ánh sáng của ý nghĩ cứ mở rộng thên nữa, người ta nên dừng lại và bắt
đầu trầm tư. Để người ta trầm tư và thế rồi bắt đầu nhìn cố định lần nữa. Đó là
phương pháp kép làm nhanh việc chứng ngộ. Nó có nghĩa là luân quang. Luân chuyển
là việc nhìn cố định. Ánh sáng là trầm tư. Nhìn cố định không trầm tư là luân
chuyển không ánh sáng. Trầm tư không nhìn cố định là ánh sáng không luân chuyển.
Lưu ý tới điều đó.
Một người mù tới thăm bạn
mình. Lúc đó trời tối khi anh ta ra về, và họ đưa cho anh ta chiếc đèn.
“Cám ơn, nhưng tôi
không cần nó. Sáng hay tối là như nhau với tôi cả thôi.”
“Vâng, nhưng dẫu sao vẫn
nên mang nó đi để mọi người không đâm vào anh.”
Anh ta đi, và chẳng mấy
chốc ai đó đụng vào anh ta và quát lên, “Sao anh không nhìn khi anh đi thế?”
“Sao anh không thấy đèn
của tôi!”
“Rất tiếc, người anh
em,” người kia nói, “nến của anh tắt rồi.”
Kinh sách trong tay của
người không biết thiền là gì, cũng hệt như đèn trong tay người mù - hoàn toàn
vô dụng - và người mù không thể biết được liệu đèn vẫn còn sáng hay không. Người
đó sẽ đơn giản mang một trọng lượng không cần thiết - thực ra, chẳng giúp ích
chút nào; ngược lại, nó có thể là cản trở. Nếu người mù đã đi mà không có đèn,
người đó chắc đã cẩn thận hơn, thận trọng hơn. Vì chiếc đèn có trong tay, người
đó phải đã bước đi dường như người đó có mắt, người đó phải đã gạt mọi thận trọng
sang bên.
Đó là điều đã xảy ra
cho nhân loại ở qui mô lớn: những người có Kinh Thánh, Koran, Gita - đây là những
ngọn đèn có vẻ đẹp và ánh sáng mênh mông, nhưng mắt bạn mù. Và Gita đã cổ năm
nghìn năm - ánh sáng đã tắt từ lâu lâu trước đây rồi. Khi Krishna chết ánh sáng
đã tắt. Đấy cũng là trường hợp cho Kinh Thánh và Koran và tất cả những kinh
sách linh thiêng khác của thế giới: khi thầy chết đi, ánh sáng tắt.
Nhưng mọi người cứ mang
kinh sách, tin tưởng vào kinh sách, hi vọng rằng đời họ sẽ vẫn còn đầy ánh sáng
bởi vì họ đang mang thông điệp từ một thầy vĩ đại. Thông điệp đó không gì nhiều
hơn lời; nó là gánh nặng không cần thiết. Nếu mọi kinh sách của thế giới biến mất,
con người có thể trở nên thận trọng hơn, có thể trở nên tỉnh táo hơn, có thể bắt
đầu tìm nguồn sáng theo cách riêng của mình. Bởi vì sẽ không có việc dựa dẫm,
người đó sẽ phải học đứng trên đôi chân riêng của mình.
Có lần Lương Chấn có vị
khách tới thăm, Tế San, người này đang tìm kiếm sự sáng tỏ thêm nữa, cứ lưu lại
mãi cho tới khi rất muộn. Lương Chấn cuối cùng phải nói, “Đêm khuy dần rồi. Sao
ông không về nghỉ?”
Tế San xin phép ra về,
vén mành tre và bước ra. Thấy bên ngoài tối mịt, ông ấy quay lại và nói, “Bên
ngoài tối quá.”
Thế là Lương Chấn thắp
đèn lên và đưa đèn cho Tế San. Vừa lúc Tế San định cầm nó, Lương Chấn bất thần
thổi tắt nó đi. Ngỡ ngàng, Tế San đột nhiên thức tỉnh, và rồi ông ấy cúi lạy.
Lương Chấn nói, “Ông thấy
loại chân lí gì vậy?”
Tế San nói, “Sau ngày
hôm nay tôi sẽ không bao giờ hoài nghi lời nói của mọi thầy cổ dưới trời.”
Ngày hôm sau Lương Chấn
đi tới trước các đệ tử và nói, “Trong nhóm này có một người có răng nanh cây kiếm,
có mồm giống như phiến đá đẫm máu, và là người sẽ không quay đầu ngay cả khi bị
cú đánh bằng gậy. Một ngày nào đó người đó sẽ thiết lập con đường của ta trên đỉnh
núi đơn độc.”
Thế rồi Tế San chìa ra
bản ghi những lời bình giảng kinh của mình và trước cả phòng thiền, giơ cao một
ngọn đuốc và nói, “Phân tích sâu vô tận là giống như đặt sợi tóc trong trống rỗng
của không gian; sức mạnh trần tục giống như ném một giọt nước vào trong hẻm núi
mênh mông.”
Nói rồi, ông ấy đốt hết
những lời bình giảng của mình.
Bây giờ, nếu bạn không
có mắt thì ngay cả ánh sáng cũng thành vô dụng; đèn trong tay bạn chẳng là gì,
hoàn toàn không là gì cả. Nhưng nếu bạn có mắt, ngay cả việc thổi tắt ngọn nến
cũng có thể trở thành kinh nghiệm chứng ngộ. Vấn đề là về mắt.
Người này Lương Chấn được
Tế San tới thăm. Lương Chấn là thầy, Tế San là đệ tử của ông ấy. Nhìn thấy tối
bên ngoài, đệ tử nói với thầy, “Trời tối quá.”
Thầy thắp chiếc nến lên
và đưa nó cho đệ tử, và khi anh ta vừa định cầm lấy nó, thầy thổi tắt nó đi. Đột
nhiên, tất cả lại trở thành tối đen, còn tối hơn trước. Và việc thổi tắt đột ngột
ngọn nến này phải đã là một cú sốc - không dự kiến được. Trong một khoảnh khắc
đệ tử phải đã rơi vào trong khe hở giữa hai ý nghĩ. Trong một khoảnh khắc suy
nghĩ biến mất và có trầm tư. Trong một khoảnh khắc có im lặng hoàn toàn. Trong
im lặng đó người đó có thể thấy ra vấn đề.
Ngày hôm sau ông ấy đốt
tất cả mọi kinh sách. Bây giờ chúng không còn được cần tới nữa; bây giờ ông ấy
biết chân lí qua kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Một chút ít kinh nghiệm
còn có giá trị hơn cả núi tri thức. Chỉ hai con mắt nhỏ còn có giá trị hơn mặt
trời và mặt trăng và mọi vì sao. Toàn thể vấn đề là ở chỗ tôn giáo là kinh nghiệm.
Nó không phải là suy đoán, nó không phải là phân tích liên tục - nó là sáng suốt.
Bây giờ đến lời kinh.
Những lời kinh này có giá trị mênh mông vì chúng cho bạn kĩ thuật dưới dạng đơn
giản nhất có thể được. Và phương pháp này thực sự là đơn giản - chừng nào bạn
còn chưa quyết tâm làm nó thành phức tạp.
Tâm trí bao giờ cũng biến
những thứ đơn giản thành phức tạp - cẩn thận về điều đó - bởi vì tâm trí không
thể tồn tại với cái đơn giản được; nó không được cần tới. Nếu mọi thứ thực sự
đơn giản, cần gì tâm trí? Tâm trí được cần tới chỉ khi mọi thứ là phức tạp. Thế
thì bạn phải phụ thuộc vào tâm trí bởi vì thế thì tâm trí sẽ tìm ra cách ra khỏi
điều bí ẩn. Nhưng nếu không có điều bí ẩn, tâm trí hoàn toàn vô dụng; bạn có thể
vứt bỏ nó. Cho nên đầu tư của tâm trí là vào sự phức tạp. Nhớ điều đó.
Những lời kinh này là rất
đơn giản. Chân lí bao giờ cũng đơn giản, hoàn toàn đơn giản.
Thầy Lữ tử nói:
Không cái gì là có thể
mà không có trầm tư.
Trầm tư là gì? - một
khoảnh khắc của vô ý nghĩ.
Từ tiếng Anh
‘contemplation-trầm tư’ không cho ý đúng của dhyana. Trong tiếng Anh không có từ
nào có thể dịch được từ ‘dhyana-thiền’.
Có ba từ sẵn có. Một là
‘concentration-tập trung’, điều rất xa vời, bởi vì tập trung nghĩa là nỗ lực,
căng thẳng - một trạng thái bị ép buộc, không phải là trạng thái tự phát tuôn
chảy - và dhyana-thiền là tự phát tuôn chảy. Không có căng thẳng trong nó, cho
nên từ concentration-tập trung không thể là việc dịch của nó.
Thế rồi từ khác là
‘contemplation-trầm tư’. Nhưng trong tiếng Anh, contemplation-trầm tư cho ý tưởng
về suy nghĩ. Khi bạn nói ai đó đang trầm tư, bạn ngụ ý suy nghĩ về cái gì đó.
Hay từ thứ ba là
‘meditation-suy ngẫm’. Nhưng từ này nữa cũng ngụ ý suy nghĩ: suy ngẫm về cái gì
đó. Cả ba từ này không từ nào mang nghĩa của dhyana-thiền. Dhyana nghĩa là trạng
thái vô ý nghĩ, trạng thái của im lặng, trạng thái của việc có ý thức nhưng
không có nội dung nào. Tấm gương có đó nhưng không phản xạ xái gì, không cái gì
dù là bất kì cái gì. Cũng giống như gương, tâm thức có đó, nhưng không cái gì
làm bận bịu nó. Nhận biết vô bận bịu đó là dhyana-thiền.
Đạo nhân dùng từ
‘contemplation-trầm tư’ để dịch nó. Đó chỉ là vì một số từ phải được dùng. Cho
nên nhớ lấy nghĩa này - nó không phải là nghĩa trong từ điển. Nếu bạn nhìn vào
trong từ điển bạn sẽ có ý tưởng sai lầm hoàn toàn về trầm tư. Thực ra đó là điều
Bí mật của Hoa Vàng gọi là ‘trầm tư giả’. Trầm tư giả nghĩa là suy nghĩ về cái
gì đó. Nó có thể là Thượng đế - đó là điều người Ki tô giáo ngụ ý bởi trầm tư:
suy nghĩ về Thượng đế, suy nghĩ về những điều thiêng liêng, những điều siêu việt.
Nhưng sự vật là sự vật; dù chúng là linh thiêng hay không linh thiêng thì cũng
chẳng tạo ra khác biệt gì. Và suy nghĩ là suy nghĩ; dù bạn nghĩ về dục hay
samadhi cũng không tạo ra khác biệt gì.
Trạng thái vô ý nghĩ,
khe hở... và nó bao giờ cũng xảy ra, nhưng bạn không tỉnh táo về nó, bằng không
chẳng có vấn đề gì trong nó cả. Ý nghĩ này tới, thế rồi ý nghĩ khác tới, và giữa
hai ý nghĩ này bao giờ cũng có khe hở nhỏ. Và khe hở đó là cánh cửa tới điều
thiêng liêng, khe hở đó là trầm tư. Nếu bạn nhìn vào trong khe hở đó một cách
sâu sắc, nó bắt đầu trở thành ngày một lớn hơn.
Tâm trí giống như con
đường đầy lưu thông: xe này qua, thế rồi xe khác qua, và bạn trở nên bận tâm với
xe nhiều tới mức bạn không thấy khe hở bao giờ cũng có giữa hai xe. Bằng không
thì chúng sẽ đụng nhau mất. Chúng không đụng nhau; cái gì đó có đó giữa chúng
giữ cho chúng tách rời. Ý nghĩ của bạn không đụng nhau, chúng không đè lên
nhau, đâm vào nhau. Chúng thậm chí không chờm lấp nhau theo bất kì cách nào. Từng
ý nghĩ đều có biên giới riêng của nó, từng ý nghĩ đều là định nghĩa được. Nhưng
việc diễu hành của các ý nghĩ là nhanh thế, có tốc độ tới mức bạn không thể thấy
được khe hở chừng nào bạn còn chưa thực sự chờ đợi nó, tìm nó.
Trầm tư nghĩa là thay đổi
động thái. Bình thường chúng ta nhìn vào ý nghĩ: ý nghĩ này, ý nghĩ khác, ý
nghĩ khác nữa. Khi bạn đổi động thái bạn nhìn: khe hở này, khe hở khác, khe hở
khác nữa. Nhấn mạnh của bạn không còn vào ý nghĩ mà vào khe hở.
Chẳng hạn, bạn ngồi
đây. Tôi có thể nhìn vào bạn theo hai cách: hoặc như người này, người khác, người
khác nữa - nhấn mạnh của tôi là vào người, tôi có thể đếm có bao nhiêu người ở
đó - hay tôi có thể quên về người và tôi có thể đếm khe hở giữa hai người, bao
nhiêu khe hở có đó. Đây là thay đổi động thái. Nếu bạn đếm khe hở, bạn sẽ ngạc
nhiên: người trở thành mơ hồ, bạn không nhìn rõ họ bởi vì bạn đang nhìn vào khe
hở, bạn đang đếm các khe hở.
Một ngày nào đó, đứng
bên cạnh đường, chỉ đếm bao nhiêu khe hở đi qua và bạn sẽ ngạc nhiên là bạn
không thấy mầu sắc của xe, bạn không thấy hình dáng của xe, bạn không thấy người
lái xe và hành khách trong xe, nhưng bạn có thấy các khe hở. Khe hở này qua,
khe hở khác qua - bạn liên tục đếm khe hở. Động thái của bạn là khác.
Trầm tư là thay đổi động
thái: không nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, mà nhảy từ khe hở này sang khe
hở khác. Dần dần, dần dần bạn trở thành rất rất nhận biết về khe hở. Và đó là một
trong những bí mật lớn lao nhất của cuộc sống, bởi vì chính qua những ke hở đó
bạn sẽ rơi vào trong bản thể riêng của bạn, vào trong trung tâm riêng của bạn.
Thầy Lữ tử nói:
Không cái gì là có thể
mà không có trầm tư. Cảm nhận đem người ta tới mục đích.
Cảm nhận, chỉ cảm nhận…
điều ở Ấn Độ chúng ta gọi là darshan. Việc nhìn đem người ta tới mục đích,
không đi đâu cả. Bạn không cần đi đâu cả - chỉ nhìn! Một khi bạn bắt đầu nhìn
vào trong các khoảng trống, vào trong các khe hở, bạn sẽ có khả năng thấy bạn là
ai. Và bạn là mục đích, bạn là cội nguồn và mục đích, cả hai - cái bắt đầu và
cái kết thúc, alpha và omega. Bạn chứa mọi điều bạn đã từng khao khát, bạn có mọi
điều bạn đã từng ham muốn. Bạn không cần là kẻ ăn xin. Nếu bạn chọn nhìn vào
trong khe hở bạn sẽ là hoàng đế, nếu bạn liên tục nhìn vào các ý nghĩ bạn sẽ vẫn
còn là kẻ ăn xin.
Cảm nhận đem người ta tới
mục đích.
Thậm chí không một bước
nào cần phải lấy bên ngoài bản thân bạn vì Thượng đế đã ở bên trong bạn, Thượng
đế đã là hoàn cảnh rồi. Đó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Thượng đế không
có đó trên cao, đâu đó trên trời; Thượng đế ở bên trong bạn, đâu đó nơi các ý
nghĩ không quấy rối bạn, nơi im lặng ngự trị, nơi tâm thức không bận bịu hoàn
toàn hiện diện, không phản xạ cái gì.
Thế thì bạn kinh nghiệm
hương vị riêng của bạn lần đầu tiên, thế thì bạn đầy hương thơm của bản thể
riêng của bạn: hoa vàng nở ra.
Điều phải được đảo ngược
bằng suy nghĩ là tâm tự ý thức, điều phải chỉ đạo bản thân nó hướng tới điểm mà
tâm linh hình thành còn chưa biểu lộ.
Ý nghĩ là cái biểu lộ,
vô ý nghĩ là cái không biểu lộ. Nếu động thái của bạn chỉ bao gồm các ý nghĩ, bạn
sẽ sẽ không biết cái gì nhiều hơn bản ngã. Bản ngã được gọi là ‘tâm tự ý thức’.
Bạn vẫn còn không là gì ngoài chùm các ý nghĩ. Chùm các ý nghĩ đó cho bạn một ý
thức về cái ta, ‘tôi đây’.
Descartes, cha đẻ của
triết học phương Tây hiện đại, nói, “Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu.” Nghĩa riêng
của ông ấy là rất khác bởi vì ông ấy không phải là thiền nhân, nhưng phát biểu
này là hay; trong một hoàn cảnh khác toàn bộ thì nó là hay. Tôi cho nó một
nghĩa khác. Vâng, tôi hiện hữu - chỉ nếu tôi nghĩ. Nếu suy nghĩ biến mất, cái
tôi cũng biến mất. “Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu” - cái tính tôi này, cái tâm tự
ý thức này không là gì ngoài sự liên tục các ý nghĩ. Nó không thực sự là thực
thể, nó là thực thể giả, ảo tưởng. Nó cũng giống như cầm ngọn đuốc trong tay bạn
và nếu bạn bắt đầu xoay vòng ngọn đuốc trong tay bạn, bạn sẽ thấy vòng tròn lửa
mà không có đó. Nhưng ngọn đuốc chuyển động nhanh tới mức nó tạo ra vòng tròn lửa
ảo, nó tạo ra ảo tưởng về vòng tròn lửa. Nó không có đó. Ý nghĩ chuyển động
nhanh tới mức chúng tạo ra ý tưởng về tôi.
Lữ tử nói người ta phải
di chuyển từ tâm tự ý thức sang tâm không tự ý thức: người ta phải di chuyển từ
bản ngã sang vô bản ngã, người ta phải di chuyển từ cái ngã sang vô ngã. Cái
ngã là phần biểu lộ - tí hon, rất nhỏ, thô. Không ngã là phần không biểu hiện -
vô hạn, vĩnh hằng. Cái ngã là hiện tượng nhất thời, được sinh ra một ngày nào
đó, sẽ phải chết đi một ngày nào đó. Cái không ngã, điều Phật gọi là anatta, vô
ngã, là một phần của vĩnh hằng - không bao giờ sinh và không bao giờ chết - nó
kéo dài mãi mãi.
Bên trong thân thể mét
tám chúng ta phải cố gắng để đạt tới hình dạng tồn tại trước khi trời đất dàn
ra.
Và bên trong thân thể
mét tám của bạn, bạn có phẩm chất nguyên thuỷ đó vẫn sống động, rung động - phẩm
chất nguyên thuỷ đó cái đã có trước khi trời đất được tạo ra. Thiền nhân gọi nó
là 'mặt nguyên thuỷ': khi không cái gì được sinh ra - thậm chí không trời,
không đất - tất cả đều không biểu lộ; khi tất cả đều là im lặng, không âm thanh
nào được sinh ra; khi không có hình dạnh và tất cả đều là vô hình dạng, tất cả
đều trong hạt mầm.
Bạn có cái im lặng
nguyên thuỷ đó trong bạn. Người Hindu gọi nó là anahat nad. Phật tử có cách diễn
đạt đặc biệt cho nó, “Tiếng vỗ tay của một bàn tay.” Nó ở bên trong bạn, nó là
thực tại của bạn. Thưởng thức nó là trở thành bất tử, thưởng thức nó là trở
thành vàng. Thế thì bụi được biến đổi thành điều thiêng liêng.
Mục đích của mọi giả
kim thuật là biến đổi kim loại thấp hơn thành vàng.
Nếu ngày nay mọi người
ngồi và thiền chỉ một hay hai giờ, chỉ nhìn vào bản ngã của họ, và gọi điều này
là suy nghĩ, làm sao cái gì có thể bắt nguồn từ nó được?
Người ta có thể ngồi
trong thiền và chỉ có thể nhìn vào bản ngã của người ta. Đó là điều mọi người gọi
là trầm tư: họ nhìn vào ý nghĩ của họ, họ không thay đổi động thái. Mọi điều xảy
ra cho họ là: bình thường họ bận bịu với nhiều thứ thế họ không thể nhìn vào ý
nghĩ của họ được; khi họ ngồi đặc biệt dành cho thiền họ quên thế giới đi,
trong một khoảnh khắc, và các ý nghĩ trở nên sắc nét hơn, họ tỉnh táo hơn với ý
nghĩ của họ.
Đây là trạng thái của
triết gia, đây là cách triết gia đã từng suy nghĩ, suy đoán, triết lí. Đây
không phải là trầm tư đúng. Và điều này sẽ không bao giờ đưa bạn ra ngoài bản
ngã, ra ngoài cái chết, ra ngoài thời gian. Và đó là nơi mục đích của người ta
nằm đấy.
Để tôi nhắc lại: nếu bạn
muốn thiền bạn sẽ phải đổi động thái. Chỉ nhắm mắt lại và nhìn vào trong bản
ngã sẽ không ích gì.
Triết gia người Anh vĩ
đại, David Hume, đã viết, “Nghe và đọc lặp đi lặp lại câu châm ngôn vĩ đại này
và lời khuyên của mọi thầy lớn, ‘Để biết bản thân ông, thiền đi’, tôi cũng cố
thiền. Tôi chẳng thấy gì bên trong ngoại trừ các ý nghĩ, kí ức, tưởng tượng, mơ
mộng. Nhưng tôi chẳng thấy gì khác.”
Ông ấy đúng bởi vì ông ấy
không biết thiền là gì. Ông ấy là triết gia, và là một trong những triết gia
tài năng nhất của thế giới - rất rất logic, nhất quán - nhưng chỉ là một triết
gia, không phải là thiền nhân. Ông ấy phải đã thử nếu ông ấy nói vậy, và ông ấy
phải đã bắt gặp nhiều ý nghĩ vẩn vơ bên trong. Và thế rồi ông ấy nói, “Nhưng
tôi không thấy cái ta nào, tôi không thấy im lặng nào, tôi không thấy Thượng đế
nào. Điều đó toàn là vô tích sự.”
Ông ấy bỏ lỡ bởi vì ông
ấy đã không nhận biết rằng đầu tiên bạn phải đổi động thái. Bạn phải không nhìn
vào ý nghĩ, bạn phải nhìn vào khe hở, về các khe hở; bạn phải tìm các khe hở và
bạn phải nhảy vào trong các khe hở. Nếu ông ấy mà nhảy vào trong khe hở ông ấy
chắc đã thấy ý nghĩ biến mất, mơ biến mất, kí ức biến mất - mọi thức đều bị bỏ
lại đằng sau. Dần dần, dần dần nó trở thành tiếng ồn rất rất xa xăm, và thế rồi
một khoảnh khắc tới: nó đơn giản biến mất và bạn đã đi ra ngoài, bạn đã đạt tới
bờ xa hơn.
Người ta phải nhìn vào
chỏm mũi của mình.
Bây giờ điểm thực hành
của toàn thể lời kinh này - rất đơn giản, nhưng cố hiểu nó cho đúng, bởi vì tâm
trí muốn bóp méo ngay cả những thứ đơn giản. Tâm trí là cái máy bóp méo.
Người ta phải nhìn vào
chỏm mũi của mình.
Tại sao? - vì điều này
giúp ích, nó đem bạn vào thẳng hàng với con mắt thứ ba. Khi hai mắt bạn được cố
định vào chỏm mũi điều đó làm được nhiều thứ. Điều cơ bản là ở chỗ con mắt thứ
ba của bạn ở đích xác thẳng hàng với chỏm mũi - chỉ vài phân ở phía trên, nhưng
theo cùng một đường thẳng. Và một khi bạn ở trên đường thẳng của con mắt thứ
ba, sự hấp dẫn của con mắt thứ ba, lực kéo, từ lực của con mắt thứ ba là lớn tới
mức nếu bạn rơi vào thẳng hàng với nó bạn sẽ được kéo thậm chí ngược lại bản
thân bạn. Bạn chỉ phải ở đích xác thẳng hàng với nó để cho lực hút, lực hấp dẫn
của con mắt thứ ba bắt đầu vận hành. Một khi bạn ở đích xác thẳng hàng với nó
thì sẽ không cần làm nỗ lực nào. Đột nhiên bạn sẽ thấy, động thái đã thay đổi,
bởi vì hai con mắt tạo ra nhị nguyên của thế giới và ý nghĩ, và một con mắt ở
giữa hai con mắt này tạo ra khe hở. Đây là phương pháp đơn giản cho việc đổi động
thái.
Người ta phải nhìn vào
chỏm mũi của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta phải tập trung tư
tưởng vào chỏm mũi.
Đó là cách tâm trí có
thể bóp méo nó. Tâm trí có thể nói, “Thôi được rồi, bây giờ nhìn vào chỏm mũi.
Nghĩ về chỏm mũi, tập trung vào nó.” Nếu bạn tập trung quá nhiều vào chỏm mũi bạn
sẽ bỏ lỡ vấn đề, bởi vì bạn phải ở đó tại chỏm mũi nhưng rất thảnh thơi để cho
con mắt thứ ba có thể kéo bạn. Nếu bạn quá tập trung vào chỏm mũi - bị bắt rễ,
bị hội tụ, bị cố định ở đó - con mắt thứ ba của bạn sẽ không có khả năng kéo bạn
vào, bởi vì con mắt thứ ba chưa bao giờ vận hành trước đây. Sức kéo của nó
không thể rất lớn lúc ban đầu. Dần dần, dần dần nó phát triển ngày càng nhiều
hơn. Một khi nó bắt đầu vận hành và bụi đã tụ tập quanh nó biến mất với việc sử
dụng và cái máy này chạy rù rù êm ru, thế thì cho dù bạn bị cố định vào chỏm
mũi bạn vẫn sẽ bị kéo vào... nhưng không thế lúc ban đâu. Bạn phải rất rất nhẹ,
không nặng gánh, không có bất kì căng thẳng hay dồn nén nào. Bạn phải đơn giản ở
đó, hiện diện, trong một loại buông bỏ.
Không phải điều đó,
trong khi mắt nhìn vào chỏm mũi, ý nghĩ phải được tập trung vào điểm vàng ở giữa.
Cho nên đừng tập trung
vào chỏm mũi nếu không - thủ đoạn thứ hai mà tâm trí có thể giở ra... Thầy đơn
giản cố gắng làm cho bạn tỉnh táo về mọi khả năng, về mọi trò mà tâm trí có khả
năng chơi. Đầu tiên nó sẽ nói, “Được, vậy thầy nói đấy nhé, ‘Tập trung vào chỏm
mũi.’” Thầy không nói, “Tập trung vào chỏm mũi,” thầy đơn giản nói, “Nhìn thôi.
Chỉ cái nhìn rất nhẹ, vô nỗ lực.” Hay tâm trí có thể nói, “Được, nếu mình chỉ
nhìn vào chỏm mũi, thế thì tập trung vào con mắt thứ ba vậy.”
Tâm trí bao giờ cũng
thiên về tập trung vì tâm trí được nuôi dưỡng bằng tập trung, sống bằng tập
trung. Do đó trong trường phổ thông, cao đẳng, đại học, tập trung được dạy chứ
không phải thiền, bởi vì chúng tất cả đều là cơ xưởng để tạo ra tâm trí, chúng
chế tạo ra tâm trí.
Bất kì chỗ nào mắt
nhìn, tâm cũng được hướng tới đó. Làm sao nó có thể được hướng đồng thời lên và
xuống?
Và thế rồi tâm trí có
thể nói, “Trông đấy, điều này là không thể được, đòi hỏi này là phi lí. Làm sao
mình có thể nhìn theo hai hướng đồng thời được, vừa vào chỏm mũi và vào con mắt
thứ ba? Điều đó là không thể được, điều đó không thể được thực hiện, nó không
thể được làm. Đừng có ngu xuẩn!”
Bây giờ trò thứ ba của
tâm trí - kết án cái gì đó là phi lí. Đầu tiên nó tạo ra ý tưởng hư huyễn và thế
rồi nó bắt đầu phá huỷ điều đó. Và khi nó phá huỷ, nó có niềm vui lớn - niềm
vui rất tự bạo, tàn bạo. Nó nói, “Trông đấy, đây là điều thầy ngụ ý. Ngớ ngẩn!
Đầu tiên nhìn vào chỏm mũi và thế rồi nhìn vào con mắt thứ ba - làm sao mình có
thể làm được cả hai, nhìn lên và nhìn xuống? Điều đó là không thể được.”
Mọi điều đó ngụ ý lẫn lộn
ngón tay chỉ trăng với bản thân trăng.
Vậy thì cái gì thực sự
được ngụ ý bởi điều này? Cách diễn đạt ‘chỏm mũi’ được chọn lựa một cách khéo
léo. Mũi phải phục vụ cho mắt như nguyên tắc chỉ đạo.
Có vậy thôi - chỉ là
nguyên tắc chỉ đạo: để cho bạn ở trong trường này, trong trường lực này của con
mắt thứ ba, để cho bạn ở rất gần với năng lượng từ trường của con mắt thứ ba.
Nó không thể vận hành theo cách nào khác. Bạn chỉ phải hiện diện trong từ tường,
trong trường của nó, và thế thì nó đem bạn vào. Bạn không cần đi vào, bạn cần
không làm nỗ lực nào để đi vào; nó xảy ra theo cách riêng của nó.
Nếu người ta không được
hướng dẫn bởi mũi, hoặc người ta mở to mắt và nhìn vào khoảng cách, để cho mũi
không được nhìn thấy, hay mi mắt khép lại quá nhiều, để cho mắt nhắm lại, và lần
nữa mũi không được nhìn thấy. Nhưng khi mắt mở quá to, người ta phạm sai lầm hướng
chúng ra ngoài, bởi thế người ta dễ dàng bị làm sao lãng.
Và chức năng khác của
việc nhìn rất nhẹ vào chỏm mũi là thế này: rằng nó không cho phép bạn mở to mắt
ra nhìn. Nếu bạn mở to mắt nhìn toàn thế giới sẽ thành sẵn có, và có cả nghìn lẻ
một sao lãng. Một cô gái đẹp đi qua và bạn bắt đầu đi theo - ít nhất là trong
tâm trí. Hay ai đó đang đánh nhau; bạn không liên quan, nhưng bạn bắt đầu nghĩ,
“Chuyện gì xảy ra thế nhỉ?” Hay ai đó khóc và bạn trở nên tò mò - và cả nghìn lẻ
một thứ liên tục di chuyển quanh bạn. Nếu mắt mở to, bạn trở thành năng lượng
nam tính, dương.
Nếu mắt nhắm hoàn toàn
bạn rơi vào trong một loại mơ màng, bạn bắt đầu mơ; bạn trở thành năng lượng nữ
tính, âm. Để tránh cả hai điều này, cứ nhìn vào chỏm mũi - một phương cách đơn
giản, nhưng kết quả là gần như thần kì.
Và điều này không chỉ
là vậy với Đạo nhân; các Phật tử biết điều đó, người Hindu biết điều đó. Trong
nhiều thời đại mọi thiền nhân bằng cách nào đó đều vớ phải sự kiện là nếu mắt bạn
chỉ mở một nửa, trong chính cách thức kì diệu đó bạn thoát ra khỏi hai cạm bẫy.
Người này bị sao lãng bởi thế giới bên ngoài; người khác bị sao lãng bởi thế giới
mơ bên trong; bạn vẫn còn đích xác ở trên biên giới của của cái bên trong và cái
bên ngoài. Và đó mới là vấn đề: ở ngay biên giới của cái bên trong và cái bên
ngoài nghĩa là bạn không là nam không là nữ vào khoảnh khắc đó; cái nhìn của bạn
là tự do với nhị nguyên, cái nhìn của bạn đã siêu việt lên trên sự phân chia
trong bạn. Chỉ khi bạn ở bên ngoài phân chia trong bạn thì bạn mới rơi vào
trong đường thẳng của từ trường của con mắt thứ ba.
Nếu chúng khép lại quá
nhiều, người ta phạm sai lầm để cho chúng quay vào trong, bởi thế người ta dễ
dàng chìm vào trong mơ màng mộng mị. Chỉ khi mí mắt hạ thấp đúng tới một nửa
thì chỏm mũi mới được thấy theo cách đúng. Do đó, điều đó được lấy như nguyên tắc
chỉ đạo. Điều chính là hạ thấp mí mắt theo cách đúng, và thế rồi cho phép ánh
sáng tràn vào trong bản thân nó…
Điều đó là rất quan trọng
cần nhớ: bạn không kéo ánh sáng vào, bạn không ép buộc ánh sáng vào. Nếu cửa sổ
để mở, ánh sáng tới, theo cách riêng của nó; nếu cửa mở, ánh sáng tràn ngập
vào. Bạn không cần mang nó vào, bạn không cần đẩy nó vào, bạn không cần lôi nó
vào. Và làm sao bạn có thể lôi nó vào được? Làm sao bạn có thể đẩy ánh sáng vào
được? Mọi điều được cần là ở chỗ bạn phải mở và mong manh với nó.
Và đó đích xác là điều
xảy ra khi bạn nhìn vào chỏm mũi: chỉ nhìn mà không có tập trung nào, chỉ nhìn
mà không có nặng nề gì trong nó, không căng thẳng nào trong nó, đột nhiên cửa sổ
của con mắt thứ ba mở ra và ánh sáng bắt đầu đổ dồn vào. Ánh sáng mà bao giờ
cũng đi ra bắt đầu đi vào nữa, và vòng tròn là đầy đủ. Và vòng tròn này làm ra
con người hoàn hảo. Và vòng tròn này làm ra con người hoàn toàn nghỉ ngơi, được
thảnh thơi.
Vòng tròn này làm cho
con người thành toàn thể và linh thiêng - con người không còn bị phân chia. Bằng
không mọi người đều tinh thần phân liệt, nhiều hay ít. Chỉ người này, người có
khả năng tạo ra vòng tròn ánh sáng và luân quang, mới ở ngoài chứng tinh thần
phân liệt, mới thực sự mạnh khoẻ, mới thực sự không thần kinh. Bằng không sự
khác biệt giữa mọi người là không mấy. Người thần kinh và cái gọi là người
không thần kinh khác nhau chỉ ở mức độ. Thực ra, bệnh nhân và nhà phân tâm
không phải là những loại người khác nhau, họ là một thôi - người thần kinh này
cố giúp người thần kinh khác. Và thỉnh thoảng chuyện xảy ra: người đi giúp có
thể còn thần kinh hơn người mà người đó đang cố giúp.
Nhiều nhà phân tâm phát
điên hơn bất kì nghề nào khác trên thế giới. Nhiều nhà phân tâm tự tử hơn bất
kì nghề nào khác trên thế giới. Tại sao? Theo một cách nào đó điều đó dường như
hợp lí, logic: liên tục xử lí với chứng thần kinh, mọi loại điên khùng - và bản
thân họ lại không là toàn thể - một cách tự nhiên, họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ đang
nuôi dưỡng bản thân họ bằng những chứng thần kinh này. Khi nhà phân tâm lắng
nghe bệnh nhân và mọi cái vô nghĩa và rác rưởi của người đó, một cách vô ý thức
nhà phân tâm đang thu thập nó vào trong bản thân mình. Bệnh nhân đang xổ mọi thứ
vô nghĩa lên nhà phân tâm. Thực ra, người đó trả tiền cho điều đó. Dần dần, dần
dần nhà phân tâm có nhiều chứng thần kinh được xổ lên ông ta tới mức nó sẽ bùng
nổ. Điều đó là tự nhiên.
Nếu như tôi quyết định
về ai nên là nhà phân tâm, thế thì quá trình làm luân quang sẽ là yêu cầu cơ sở,
yêu cầu nền tảng cho nhà phân tâm: chừng nào một người còn chưa có khả năng
luân quang của mình, người đó sẽ không được phép trị liệu cho bất kì ai. Và nếu
một người có khả năng luân quang trong bản thân mình, người đó sẽ không bao giờ
bị ảnh hưởng bởi bất kì loại thần kinh nào; người đó có thể lắng nghe, người đó
có thể giúp đỡ, người đó sẽ vẫn còn không bị động chạm. Việc luân quang của người
đó sẽ giữ cho người đó sạch sẽ, thuần khiết. Người đó sẽ là người linh thiêng.
Đó là khác biệt giữa guru và nhà phân tâm.
Chỉ guru mới có thể thực
sự là nhà phân tâm, chỉ guru mới có thể là nhà trị liệu. Chỉ một người đã đi tới
tính toàn thể của mình mới có thể là sự giúp đỡ thực cho người khác, những người
còn đang trên đường, vật lộn, loạng choạng trong bóng tối. Bằng không người mù
đang dẫn người mù khác - cả hai đều sẽ ngã vào giếng nào đó.
Cuốn sách này, Bí mật của
Hoa Vàng, phải trở thành thực hành nền tảng nhất trong tương lai cho bất kì ai
muốn trở thành nhà trị liệu tâm lí. Bạn sẽ ngạc nhiên: người này, Wilhelm, người
đã dịch cuốn sách này sang ngôn ngữ phương Tây lần đầu tiên, bản thân ông ấy là
nhà tâm lí lớn; đó là cách ông ấy trở nên quan tâm tới cuốn sách này. Nhưng sau
khi ông ấy dịch nó, ông ấy phát điên; ông ấy trở nên rất bị rối loạn. Toàn thể
đào tạo phân tâm của ông ấy và cuốn sách này đã tạo ra mâu thuẫn trong ông ấy,
đã tạo ra câu đố trong ông ấy, tới mức ông ấy trở nên bị phân chia nhiều hơn.
Việc dịch cuốn sách này đã nhấn chìm ông ấy vào một loại điên khùng. Ông ấy trở
nên bị mất phương hướng bởi vì toàn thể đào tạo của ông ấy, toàn thể hiểu biết
của ông ấy, bị rối loạn.
Nhớ điều đó. Bí mật này
không phải là rất khó khăn. Điều là khó khăn của nó: nó là đơn giản tới mức bạn
chỉ phải cảnh giác để cho tâm trí bạn không làm cho nó thành khó, không cho nó
xoắn xuýt và rối rắm và vặn vẹo và méo mó.
Do đó, điều đó được lấy
như nguyên tắc chỉ đạo. Điều chính là hạ thấp mí mắt theo cách đúng, và thế rồi
cho phép ánh sáng chảy vào trong bản thân nó, không nỗ lực nào, muốn ánh sáng
chảy theo cách được tập trung.
Không cần đem ánh sáng
vào theo cách tập trung, nó tới theo cách riêng của nó. Và khi nó tới theo cách
riêng của nó, nó là đẹp. Nếu bạn bắt đầu thử đem nó vào bạn sẽ thất bại, nỗ lực
của bạn mang định mệnh thất bại. Và bạn càng thất bại bạn sẽ càng cố gắng vất vả
hơn, và bạn càng cố gắng hơn, thất bại của bạn sẽ càng được đảm bảo hơn. Đừng cố
đem nó vào. Cứ bỏ bản thân bạn vào trong tình huống đúng nơi nó trở thành sẵn
có.
Chẳng hạn, nếu trăng có
đó, chỉ đi tới cửa sổ và đứng cạnh cửa sổ, và trăng bắt đầu trút nước cam lồ của
nó lên bạn. Bạn không cần làm gì khác cả. Cứ ở tại chỗ mà trăng đã ùa tới; chỉ
làm cho bản thân bạn thành sẵn có trong trường đúng và mọi sự bắt đầu xảy ra -
những thứ có giá trị mênh mông.
Nhìn vào chỏm mũi chỉ
phục vụ như việc bắt đầu của tập trung bên trong, để cho mắt được mang vào hướng
nhìn đúng, và thế rồi được giữ làm nguyên tắc chỉ đạo: sau đó, người ta có thể
để nó là vậy. Đây là cách thợ nề treo đường ống nước. Ngay khi người đó treo nó
lên, người đó hướng dẫn công việc của mình bằng nó mà không liên tục làm mình bận
tâm phải nhìn vào đường ống nước.
Người ta nhìn bằng cả
hai mắt vào chỏm mũi,
Nhớ lấy, bạn phải nhìn
bằng cả hai mắt vào chỏm mũi để cho tại chỏm mũi đó cả hai mắt bạn mất đi tính
nhị nguyên của chúng, để cho trên chỏm mũi đó, ánh sáng đang phát ra từ mắt bạn
trở thành một, rơi vào một điểm. Chỗ hai mắt bạn gặp gỡ, đó là chỗ từ đó cửa sổ
mở ra. Và thế thì tất cả đều là tốt. Thế thì cứ để nó vậy. Thế thì bạn đơn giản
tận hưởng, thế thì bạn đơn giản mở hội, vui sướng, hân hoan. Thế thì chẳng cái
gì phải được làm.
Người ta nhìn bằng cả
hai mắt vào chỏm mũi, ngồi thẳng...
Ngồi thẳng là có ích.
Khi xương sống của bạn thẳng, năng lượng từ trung tâm dục cũng trở thành sẵn có
cho con mắt thứ ba - chỉ là những phương cách đơn giản, không cái gì phức tạp về
chúng. Chính điều là khi hai mắt bạn gặp gỡ tại chỏm mũi, bạn là sẵn có cho con
mắt thứ ba; làm cho năng lượng dục của bạn cũng thành sẵn có cho con mắt thứ
ba, thế thì hiệu quả sẽ gấp đôi. Hiệu quả sẽ là mạnh mẽ, bởi vì trung tâm dục của
bạn có mọi năng lượng mà bạn có. Khi xương sống dựng thẳng, đứng, trung tâm dục
cũng sẵn có cho con mắt thứ ba. Điều tốt hơn cả là lao vào con mắt thứ ba từ cả
hai chiều, cố gắng xuyên thấu vào con mắt thứ ba từ cả hai hướng.
Người ta … ngồi thẳng
và trong tư thế thoải mái…
Thầy đang làm mọi thứ rất
rõ ràng: thẳng đứng, chắc chắn, nhưng không làm nó một cách không thoải mái, bằng
không bạn lại sẽ bị sao lãng bởi sự không thoải mái của bạn. Đó là nghĩa của tư
thế yoga. Từ tiếng Phạn asana nghĩa là tư thế thoải mái. Thoải mái là phẩm chất
cơ bản của nó. Nếu nó không thoải mái thì tâm trí bạn sẽ bị sao lãng bởi sự
không thoải mái. Nó phải thoải mái.
Nếu bạn không thể ngồi
trên sàn như người phương Đông có thể ngồi - vì họ đã từng ngồi hàng thế kỉ...
Nếu một người tìm kiếm phương Tây không thể ngồi thẳng trên sàn, một cách thoải
mái, và phải ép buộc bản thân mình và điều đó trở thành không thoải mái và đau,
thế thì tốt hơn cả là ngồi thẳng trên ghế. Nhưng để lưng ghế thẳng.
Bạn phải đã thấy những
bức tranh và tượng về các vua và hoàng hậu Ai Cập cổ đại: ghế của họ có lưng rất
thẳng. Thế thì ngồi giống điều đó đi. Đó cũng là tư thế yoga đấy. Những người
Ai Cập cổ đại đó biết bí mật này.
Dẫu sao đi chăng nữa,
có hai điều: xương sống của bạn phải thẳng và tư thế của bạn phải thoải mái. Nếu
cả hai điều này là không thể được... thỉnh thoảng nó là vậy, cả hai là không thể
được - nếu bạn làm cho xương sống của bạn thẳng nó trở thành không thoải mái, nếu
bạn trở nên thoải mái, xương sống không còn thẳng - thế thì chọn thoải mái đi.
Nó sẽ không được tốt nhưng điều tốt tiếp đó là chọn thoải mái. Thế thì quên
chuyện xương sống và việc thẳng của nó đi, bởi vì tâm trí bị sao lãng, bởi vì nếu
tâm trí bị sao lãng, chẳng cái gì sẽ xảy ra. Nếu có thể có cả hai thế thì điều
đó là rất hay.
Ngồi trong tư thế thoải
mái. Người ta ngồi thẳng và trong tư thế thoải mái, và giữ cho tâm thành trung
tâm giữa những hoàn cảnh.
Và đừng trốn khỏi thế
giới. Sống trong thế giới, trong các hoàn cảnh của nó. Tiếng ồn giao thông có
đó, và máy bay bay qua, và tầu hoả qua lại như thoi và đủ mọi thứ có đó - tất cả
những tình huống này, thế giới đấy - nhưng bạn ngồi im lặng trong thế giới. Bởi
vì trốn lên hang Himalayan bao giờ cũng nguy hiểm - nguy hiểm bởi một lí do là
im lặng của Himalayas có tính lây nhiễm và bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã trở nên
im lặng. Và cái mát mẻ của không khí có tính lây nhiễm, và bạn sẽ nghĩ rằng bạn
đã mát mẻ lại. Nó sẽ là vay mượn, và bất kì khi nào bạn quay lại bãi chợ mọi thứ
sẽ bị mất đi. Và thế thì bạn sẽ biết rằng tất cả những năm ở Himalayas đã là sự
phí hoài, cực kì phí hoài: bạn đơn giản tự lừa bản thân bạn.
Tốt hơn cả là hiện hữu
trong thế giới và đạt tới việc định tâm, bởi vì thế thì nó không thể bị lấy đi
khỏi bạn được. Cho nên bất kì chỗ nào bạn ở, bạn đều phải trở nên được định tâm
trong các hoàn cảnh đó.
Điều đó không nhất thiết
nghĩa là ở giữa đầu.
Và bằng việc định tâm
điều đó không có nghĩa là bạn phải được định tâm vào giữa đầu.
Nó chỉ là vấn đề cố định
suy nghĩ của người ta vào điểm nằm đích xác ở giữa hai mắt.
Và nhớ, không tập
trung, nhưng vẫn còn tỉnh táo, chỉ tỉnh táo hơi chút: nhìn vào chỏm mũi và vẫn
còn hơi tỉnh táo tới con mắt thứ ba. Thực ra, khoảnh khắc bạn nhìn vào chỏm mũi
bạn sẽ trở nên tỉnh táo với con mắt thứ ba, bởi vì đó là cực kia của mũi. Một cực
là chỏm này, cực ngoài - một đầu; đầu kia của mũi được nối liền với con mắt thứ
ba. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về chỏm này bạn sẽ đột nhiên trở nên nhận
biết về đầu kia nữa. Nhưng vẫn còn nhận biết, nhận biết vô nỗ lực.
Nó chỉ là vấn đề cố định
suy nghĩ của người ta vào điểm nằm đích xác ở giữa hai mắt. Thế thì mọi sự đều
tốt.
Một phát biểu mênh
mông:
Thế thì mọi sự là tốt.
Bạn đã bắt đầu tới nhà.
Bạn đang ở ngưỡng của cuộc cách mạng.
Ánh sáng là cái gì đó cực
kì linh động.
Ánh sáng bao giờ cũng
chuyển động, ánh sáng là chuyển động. Và ánh sáng là chuyển động lớn nhất trên
thế giới. Trong một giây, tốc độ của ánh sáng là một trăm tám mươi sáu nghìn dặm
(ba trăm nghìn ki lô mét). Không cái gì chuyển động với tốc độ lớn hơn ánh
sáng. Ánh sáng là tốc độ thuần tuý, nó là cái tên khác cho tốc độ. Ánh sáng
chưa bao giờ ngủ, nó bao giờ cũng động, nó bao giờ cũng chuyển động, bao giờ
cũng tuôn chảy.
Ánh sáng là cái gì đó cực
kì linh động. Khi người ta cố định ý nghĩ vào điểm giữa hai mắt, ánh sáng chảy
theo cách riêng của nó.
Bạn cần không lo nghĩ:
chỉ mở cửa sổ và chờ đợi. Ánh sáng là hiện tượng chuyển động tới mức nếu cửa sổ
mở nó sẽ đi vào. Thực ra, nó đã gõ cửa sổ nhiều nhiều kiếp rồi, nhưng cửa sổ đã
không mở, cho nên nó không thể buộc cửa sổ mở ra được. Cũng giống như vào buổi
sáng mặt trời đã lên và bạn còn ngủ say, và những tia sáng tới trên cửa sổ và
chúng gõ vào cửa sổ - nhưng cái gõ của chúng im lặng, chúng không tạo ra tiếng ồn
nào, và chúng đợi ở đó. Khoảnh khắc bạn thức dậy và bạn mở cửa sổ, ánh sáng
tràn vào. Và với ánh sáng cuộc sống tới, và với ánh sánh vui mừng tới.
Khi người ta cố định ý
nghĩ vào điểm giữa hai mắt, ánh sáng chảy theo cách riêng của nó.
Nhớ lời này
... theo cách riêng của
nó.
Bạn không là người làm,
bạn chỉ là một loại buông bỏ: bạn buông xuôi theo ánh sáng.
Không cần hướng chú ý đặc
biệt vào lâu đài trung tâm. Trong vài lời này điều quan trọng nhất được hàm chứa.
Chính bí mật của việc
biến đổi toàn thể bản thể bạn, chính bí mật của vương quốc của Thượng đế, chính
bí mật của niết bàn...
‘Trung tâm ở giữa các
hoàn cảnh' là cách diễn đạt rất tinh tế. Trung tâm là toàn năng; mọi thứ đều được
bao hàm trong nó; nó được nối với việc đưa ra của toàn thể quá trình sáng tạo.
Và khi bạn đã đạt tới
điểm con mắt thứ ba và bạn được định tâm ở đó và ánh sáng tràn vào, bạn đã đạt
tới điểm từ đó toàn thể việc sáng tạo đã nảy sinh - bạn đã đạt tới cái vô dạng,
cái không biểu lộ - gọi nó là Thượng đế nếu bạn muốn. Đây là điểm đó, đây là
không gian đó, từ đây mọi thứ đã nảy sinh, đây là chính hạt mầm của toàn thể sự
tồn tại. Nó là toàn năng, nó là toàn diện, nó là vĩnh hằng.
Bây giờ bạn sẽ không biết
tới cái chết nào. Bây giờ bạn sẽ không biết sự đồng nhất nào với bất kì thân thể
nào - trẻ, già, đẹp, xấu. Bây giờ bạn sẽ không biết loại bệnh tật nào - không
phải là bệnh tật sẽ không xảy ra cho thân thể, nhưng chúng sẽ không xảy ra cho
bạn thêm nữa vì bạn không còn bị đồng nhất.
Ramana Maharshi chết vì
ung thư. Thân thể đang trong đau đớn nhưng ông ấy mỉm cười. Các bác sĩ phân
vân, họ không thể tin được vào điều đó. Điều đó là không thể nào tin nổi. Thân
thể đang trong đau đớn thế và ông ấy đã trong cực lạc lớn lao thế. Làm sao điều
đó là có thể được? Và họ cứ hỏi đi hỏi lại, “Làm sao điều đó là có thể được?”
Và ông ấy sẽ nói đi nói lại, “Chẳng có gì lạ về điều đó. Tôi không phải là thân
thể. Cho nên bất kì cái gì xảy ra trong thân thể, nó cũng hệt như bạn đang chứng
kiến thân thể tôi, tôi cũng đang chứng kiến thân thể tôi. Bạn không cảm thấy
đau nào cho nên sao tôi phải cảm thấy? Bạn là nhân chứng, tôi là nhân chứng.
Thân thể chỉ là một đối thể - một đối thể ở giữa cả hai chúng ta. Bạn đang thấy
từ bên ngoài rằng nó là đau đớn, tôi đang nhìn từ bên trong rằng nó là đau đớn.
Nếu bạn không bị ảnh hưởng chỉ bởi việc nhìn nó, sao tôi phải bị ảnh hưởng?”
Thực ra, các bác sĩ đã
bị ảnh hưởng. Họ cảm thấy rất thông cảm. Họ buồn, họ cảm thấy bất lực; họ muốn
cứu người này... một trong những người đẹp nhất đã từng bước đi trên trái đất,
nhưng họ không thể làm được. Họ khóc, nhưng Ramana không bị ảnh hưởng chút nào.
Có điểm siêu việt bên
trong bạn từ đó đột nhiên bạn trở nên được ngắt ra khỏi mọi cái biểu lộ và bạn
trở nên được nối với cái không biểu lộ. Được nối với cái không biểu lộ là được
tự do - tự do khỏi mọi khổ, mọi giới hạn, mọi tù túng.
Cố định trầm tư là
không thể thiếu được…
Và đây là cái gì đó mà
bạn không thể né tránh - nó là không thể thiếu được. Nếu bạn muốn đạt tới trạng
thái của cái đẹp bạn sẽ phải đi qua việc cố định này - quá trình trầm tư này,
thiền, hay dhyana.
…nó đảm bảo việc làm
nhanh chóng chứng ngộ. Duy nhất người ta phải không ngồi cứng nhắc nếu ý nghĩ
trần tục kéo tới…
Bây giờ phần thứ hai, lời
khuyên rất quan trọng từ Thầy:
…người ta phải không ngồi
cứng nhắc nếu ý nghĩ trần tục kéo tới, mà người ta phải xem xét ý nghĩ này ở
đâu, nó bắt đầu từ đâu, và nó nhạt nhoà ở đâu.
Điều này sẽ không xảy
ra trong việc thử đầu tiên. Bạn sẽ nhìn vào chỏm mũi và ý nghĩ sẽ tới. Chúng đã
từng tới trong nhiều kiếp rồi, chúng không thể bỏ bạn một mình dễ dàng thế.
Chúng đã trở thành một phần của bạn, chúng đã trở thành gần như là có sẵn. Bạn
đang sống gần như một cuộc sống được lập trình.
Bạn có bao giờ quan sát
điều bạn liên tục làm không? Thế thì sáng mai làm một điều đi: khoảnh khắc bạn
thức dậy buổi sáng, đơn giản quan sát điều bạn làm - cách bạn ra khỏi giường,
cách bạn di chuyển, ý nghĩ nào bạn có trong tâm trí... Chỉ quan sát. Và trong một
tuần, bạn quan sát: bạn sẽ ngạc nhiên - bạn làm đích xác cùng điều mọi sáng -
cùng cử chỉ, cùng khuôn mặt, và gần như cùng loại ý nghĩ. Bạn đã trở thành một
hiện tượng được lập trình, và bạn đã từng làm điều này trong cả đời bạn - và có
thể trong nhiều kiếp nữa, ai biết?
Khi bạn trở nên giận,
quan sát - nó bao giờ cũng là cùng một quá trình. Bạn đi qua cùng không gian.
Khi bạn hạnh phúc, quan sát; khi bạn rơi vào tình yêu, quan sát; và khi bạn rơi
ra khỏi tình yêu, quan sát. Nó gần như cùng một quá trình. Và bạn cứ làm cùng
những điều ngu xuẩn lặp đi lặp lại, và bạn cứ làm cùng những phát biểu ngu xuẩn
lặp đi lặp lại. Bạn không sống cuộc sống có ý thức. Chín mươi chín phần trăm của
bạn được lập trình - được lập trình bởi người khác, được lập trình bởi xã hội
hay được lập trình bởi bản thân bạn, nhưng nó được lập trình.
Cho nên điều đó là
không dễ, khi bạn ngồi lần đầu tiên, nhìn vào chỏm mũi, ý nghĩ sẽ nói, “Bây giờ
chúng ta sẽ không đi tới người này. Nhìn anh chàng đáng đương - anh ta đang thiền
sâu sắc thế! Và anh ta đang nhìn vào chỏm mũi... Đây không phải là lúc đi tới
anh ta.” Chúng sẽ không bận tâm. Chúng sẽ cứ xô đẩy. Chúng sẽ không bị ngăn cản
bởi việc bạn nhìn vào chỏm mũi. Thực ra, chúng có thể thậm chí còn nhiều vũ lực
hơn, khi thấy rằng "Người này đang cố thoát ra khỏi nắm giữ của chúng ta.”
Điều này xảy ra: khi mọi
người ngồi im lặng trong thiền nhiều ý nghĩ tới hơn là họ thường vẫn làm, nhiều
hơn chúng thường tới - việc bùng nổ bất thường. Cả triệu ý nghĩ xô vào, vì
chúng có đầu tư nào đó trong bạn - và bạn đang cố thoát ra khỏi quyền lực của
chúng sao? Chúng sẽ cho bạn thời kì gian nan.
Cho nên ý nghĩ nhất định
tới. Bạn định làm gì với các ý nghĩ? Bạn không thể cứ ngồi thừ ra đấy, bạn sẽ
phải làm cái gì đó. Tranh đấu sẽ không ích gì vì nếu bạn bắt đầu tranh đấu bạn
sẽ quên nhìn vào chỏm mũi, nhận biết về con mắt thứ ba, việc luân quang; bạn sẽ
quên tất cả và bạn sẽ bị lạc trong rừng ý nghĩ. Nếu bạn bắt đầu săn đuổi ý nghĩ
bạn bị lạc, nếu bạn cho phép chúng bạn bị lạc, nếu bạn tranh đấu với chúng bạn
bị lạc. Thế thì cái gì cần được làm?
Và đây là bí mật. Phật
cũng đã dùng cùng bí mật này. Thực ra, bí mật này gần như là như nhau vì con
người là như nhau - ổ khoá là như nhau, chìa khoá phải là như nhau. Đây là bí mật:
Phật gọi nó là sammasati, ghi nhớ đúng. Nhớ: ý nghĩ này đã tới, nhìn nơi nó tới
- không đối kháng, không biện minh, không kết án. Chỉ khách quan như nhà khoa học
có tính khách quan. Nhìn chỗ nó tới, nó tới từ đâu, nó đi đâu? Nhìn việc đến của
nó, nhìn việc ở lại của nó, nhìn việc đi của nó. Và ý nghĩ là rất linh động;
chúng không ở lại lâu. Bạn đơn giản phải quan sát việc nảy sinh của ý nghĩ này,
việc ở lại của ý nghĩ này, và việc đi của ý nghĩ này. Đừng cố tranh đấu, đừng cố
đi theo - chỉ là người quan sát im lặng - và bạn sẽ ngạc nhiên: quan sát càng
trở nên được lắng đọng, ý nghĩ càng ít tới hơn. Khi quan sát là hoàn hảo, ý
nghĩ biến mất, chỉ có khe hở còn lại, khoảng hở còn lại.
Nhưng nhớ một điểm: tâm
trí lại có thể giở thủ đoạn.
Không cái gì được thu lấy
bằng việc thúc đẩy suy nghĩ thêm nữa.
Nhưng đừng cố xô đẩy
suy nghĩ thêm nữa.
Đó là điều phân tâm
theo phái Freud làm, liên kết tự do với ý nghĩ: ý nghĩ này tới, và rồi bạn đợi
ý nghĩ khác, và thế rồi ý nghĩ khác, và toàn thể dây chuyền... Đó là điều mọi
loại phân tâm đang làm: bạn bắt đầu đi lùi lại trong quá khứ nhưng ý nghĩ này
được nối với ý nghĩ khác, và cứ thế mãi, tới vô hạn. Không có chỗ kết cho nó. Nếu
bạn đi vào trong nó bạn sẽ đi vào trong cuộc hành trình vĩnh hằng - điều đó sẽ
là việc phí hoài vô cùng. Tâm trí có thể làm điều đó, cho nên thận trọng về nó.
Không cái gì được thu lấy
bằng việc thúc đẩy suy nghĩ thêm nữa. Người ta phải bằng lòng nhìn nơi ý nghĩ nảy
sinh, và không tìm ra bên ngoài điểm khởi thuỷ; vì tìm ra tâm thức trung tâm,
đi ra đằng sau tâm thức bằng tâm thức - điều đó không thể được làm.
Bạn không thể đi cùng
tâm thức ra ngoài tâm thức, cho nên đừng cố điều vô tích sự, điều không cần thiết;
bằng không điều này sẽ dẫn bạn tới điều khác và cứ thế mãi, và bạn sẽ hoàn toàn
quên mất điều bạn đang cố làm ở đó. Chỏm mũi sẽ biến mất, con mắt thứ ba sẽ bị
quên đi, việc luân quang sẽ ở xa hàng dặm đường với bạn.
Cho nên chỉ ngần này
thôi - một ý nghĩ. Đừng đi vào dây chuyền. Một ý nghĩ nảy sinh: quan sát nơi nó
ở, nơi nó bắt nguồn và khi nào nó biến mất, quan sát - nó đã biến mất. Lưu ý.
Phật tử nói khi một ý
nghĩ nảy sinh, nói, “Ý nghĩ, ý nghĩ,” để cho bạn trở nên tỉnh táo. Cũng như kẻ
trộm tới trong nhà bạn nói, “Trộm! trộm!” và mọi người trở nên tỉnh táo, đơn giản
nói, “Ý nghĩ, ý nghĩ,” và bạn sẽ trở nên tỉnh táo, quan sát. Kẻ trộm đã vào:
bây giờ quan sát điều kẻ trộm làm.
Khoảnh khắc bạn trở nên
nhận biết, ý nghĩ sẽ dừng lại; nó sẽ nhìn bạn và nó sẽ có chút ngạc nhiên vì bạn
chưa bao giờ làm điều này trước đây. Nó sẽ cảm thấy không được đón chào chút
ít. “Và cái gì đã xảy ra cho người này? Người này bao giờ cũng là người chủ tốt,
thế mà bây giờ người này nói, ‘Trộm! trộm! Ý nghĩ, ý nghĩ’. Cái gì đã xảy ra
cho người này?” Ý nghĩ này sẽ đâm ra phân vân, sẽ không thể nào hiểu nổi cái gì
đang xảy ra. “Người này có sắp điên không, nhìn vào chỏm mũi và nói ‘Ý nghĩ, ý
nghĩ’?”
Chính nhận biết sẽ dừng
việc chuyển động của ý nghĩ trong một lúc. Nó sẽ bị mắc kẹt ở đó. Và liên tục
quan sát. Đừng kết án, đừng ném nó ra, đừng tranh đấu, bởi vì cả kết án hay biện
minh, cả hai sẽ làm cho bạn bị đồng nhất với ý nghĩ. Đơn giản ở đó, nhìn vào ý
nghĩ. Thế thì nó bắt đầu biến mất. Cũng như nó tới, nó biến mất. Nó bắt nguồn từ
tưởng tượng, nó biến mất vào trong tưởng tượng. Một khi nó biến mất, bạn quay lại
với trầm tư. Bạn không cần đi tới chính cội nguồn của nó bởi vì không có gì; thế
thì bạn sẽ phải đi tới chính cội nguồn của sự tồn tại.
Đó là lí do tại sao
phân tâm không có chỗ cuối, nó không bao giờ được kết thúc. Không có một người
nào trên thế giới mà được phân tâm một cách toàn bộ. Không ai có thể được phân
tâm một cách toàn bộ. Một năm, hai năm, ba năm, bốn, năm, sáu, bẩy - bạn có thể
thấy những người đã từng đi vào phân tâm trong bẩy năm. Thế thì bạn nghĩ gì - họ
có dừng lại vì phân tâm được hoàn thành không? Không. Họ chán với nhà phân tâm,
nhà phân tâm chán với họ. Và mọi thứ phải được kết thúc ở đâu đó. Người ta phải
đặt dấu chấm hết. Bạn có thể tiếp diễn được bao lâu?
Nhưng không phân tâm
nào đã bao giờ hoàn thành - nó không thể được hoàn thành. Nó là củ hành vô hạn:
bạn có thể cứ bóc nó và bóc nó và bóc nó, và bạn sẽ không bao giờ đi tới chỗ cuối
của nó. Nhưng nó giúp đỡ. Nó làm cho bạn được điều chỉnh theo bản thân bạn và
theo xã hội. Nó không biến đổi bạn, nó làm cho bạn thành bình thường một cách bất
thường, có vậy thôi. Nó giúp bạn được điều chỉnh theo xã hội thần kinh trong đó
bạn hiện hữu. Nó làm cho bạn không là con người được biến đổi, chói sáng, nhưng
là người bình thường, người chấp nhận tất cả những điều cuộc sống đem lại, tốt
và xấu, và là người bắt đầu kéo lê bản thân mình như mọi người khác đang kéo
lê. Nó dạy cho bạn một loại chấp nhận buồn bã về cuộc sống. Nó không phải là chấp
nhận đúng, bởi vì chấp nhận đúng bao giờ cũng mang tới mở hội.
Sigmund Freud đã nói rằng
con người không thể hạnh phúc được, nhiều nhất con người có thể thoải mái. Cuộc
sống có thể được làm cho thoải mái hơn, có vậy thôi, nhưng hạnh phúc là không
thể được.
Nó không phải là không
thể được. Nó là không thể được qua phân tâm. Bởi vì đã từng có những người hạnh
phúc, chúng ta đã thấy họ. Một Phật, một Lão Tử, một Krishna - chúng ta đã thấy
những người nhảy múa này. Freud không hạnh phúc - điều đó là đúng - và ông ấy
không thể hạnh phúc được. Chừng nào ông ấy chưa bỏ phân tâm và đi vào trong quá
trình thiền, ông ấy sẽ không hạnh phúc. Ông ấy sẽ phải lấy thêm vài kiếp nữa để
học thiền.
Thực ra, ông ấy rất sợ
thiền. Và không chỉ Sigmund Freud, mà thậm chí một người như Carl Gustav Jung
cũng sợ. Carl Gustav Jung đã viết một bài bình luận về cuốn sách này, Bí mật của
Hoa Vàng; nhưng nó chỉ là trí tuệ. Nó không có giá trị tồn tại. Bản thân ông ấy
không có kinh nghiệm về thiền - làm sao nó có thể có giá trị tồn tại nào được?
Và ông ấy là một người rất bản ngã, và người bản ngã thấy rất khó đi vào trong
thiền vì ở ngay cửa, bạn phải vứt bỏ bản ngã của bạn.
Jung đã tới Ấn Độ trong
khi Ramana Maharshi còn sống, và nhiều người đã gợi ý cho ông ấy, “Vì ông đã tới
Ấn Độ và ông quan tâm thế tới những bí ẩn bên trong của cuộc sống, sao ông
không đi tới Ramana? Ông viết bình luận về Bí mật của Hoa Vàng và ở đây hoa
vàng đang nở rộ - sao ông không đi tới Ramana?” Nhưng ông ấy không bao giờ đi.
Ông ấy đã du hành ở Ấn Độ, gặp gỡ nhiều người, nhưng chưa bao giờ đi tới gặp
Ramana. Tại sao? Nỗi sợ là gì? Ông ấy sợ đương đầu với người này, sợ đối diện với
tấm gương này.
Bạn đã bao giờ nhìn vào
ảnh của Jung chưa? Ngay cả trong ảnh bản ngã cũng rõ ràng thế. Freud dường như
không bản ngã như Jung. Có thể chính bản ngã của ông ấy mang ông ấy đi xa khỏi
thầy ông ấy, Sigmund Freud - điều đã làm cho ông ấy phản bội Freud. Cứ nhìn vào
ảnh của ông ấy, mắt ông ấy mà xem: rất tinh ranh, tính toán, dường như sẵn sàng
nhảy lên bất kì ai; cực kì bản ngã, nhưng rất láu lỉnh, thông minh, khéo léo về
trí tuệ.
Nhớ lấy, phân tâm hay
tâm lí phân tích hay các nhánh khác của cùng một trò chơi này không thể đưa bạn
tới hạnh phúc được. Chúng chỉ có thể đưa bạn tới cuộc sống hờ hững của việc điều
chỉnh. Chúng không thể giúp bạn trở thành bắt lửa với mở hội; điều này ở bên
ngoài năng lực của chúng. Và lí do? Lí do là ở chỗ chúng cứ phân tích ý nghĩ.
Phân tích không được cần đâu.
Do đó Bí mật... nói:
Cùng nhau chúng ta muốn
đem các trạng thái của tâm về nghỉ ngơi, đó mới là trầm tư đúng.
Chúng ta muốn đem toàn
thể con người vào trong một loại nghỉ ngơi tuyệt đối. Phân tích sẽ không giúp
ích, bởi vì phân tích sẽ tạo ra rối loạn, bồn chồn.
Điều mâu thuẫn với nó
là trầm tư giả.
Phân tích là trầm tư giả.
Điều đó không đưa tới mục
đích nào. Khi ánh sáng của ý nghĩ cứ mở rộng thên nữa, người ta nên dừng lại và
bắt đầu trầm tư.
Cho nên hai điều này phải
được nhớ, đây là hai cánh. Một là, khi có một khoảng hở, không ý nghĩ nào tới:
trầm tư. Khi một ý nghĩ tới thế thì chỉ nhìn vào ba điều này: ý nghĩ ở đâu, nó
đã tới từ đâu, nó đi đâu. Trong một khoảnh khắc dừng nhìn vào khe hở, nhìn vào
ý nghĩ này, quan sát ý nghĩ này, nói tạm biệt nó; khi nó ra đi, lại lập tức
quay về với trầm tư.
Lần nữa, chỉ như một
thí dụ: nếu bạn đang nhìn vào khe hở giữa các xe chạy qua trên đường, khi một
xe tới bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ phải quan sát xe nữa chứ, nhưng bạn không trở nên
quan tâm về xe. Bạn không trở nên quan tâm về hình dáng, loại xe, năm sản xuất,
mầu xe, người lái, hành khách. Bạn không trở nên quan tâm về tất cả những cái
phân tích đó - bạn đơn giản chú ý về chiếc xe: xe đã tới, xe có đó trước bạn,
xe đã đi qua, và lần nữa bạn trở nên quan tâm tới khe hở. Toàn thể mối quan tâm
của bạn là vào khe hở. Nhưng xe tới, cho nên trong một khoảnh khắc bạn phải chú
ý tới nó. Thế rồi nó qua đi, bạn lại bắt đầu rơi vào trong nghỉ ngơi, vào trong
trầm tư, vào trong khoảng hở.
Khi ánh sáng của ý nghĩ
cứ mở rộng thên nữa, người ta nên dừng lại và bắt đầu trầm tư. Để người ta trầm
tư và thế rồi bắt đầu nhìn cố định lần nữa.
Cho nên bất kì khi nào
ý nghĩ tới, nhìn vào nó. Bất kì khi nào ý nghĩ đi, trầm tư.
Đó là phương pháp kép
làm nhanh việc chứng ngộ. Nó có nghĩa là luân quang. Luân chuyển là nhìn cố định.
Ánh sáng là trầm tư.
Bất kì khi nào bạn trầm
tư bạn sẽ thấy ánh sáng tràn vào, và bất kì khi nào bạn nhìn cố định, bạn sẽ tạo
ra sự luân chuyển, bạn sẽ làm việc luân chuyển thành có thể. Cả hai đều được cần.
Ánh sáng là trầm tư.
Nhìn cố định không trầm tư là luân chuyển không ánh sáng.
Đó là điều đã xảy ra.
Thảm hoạ đó đã xảy ra cho hatha yoga: họ nhìn cố định, họ tập trung, nhưng họ
đã quên ánh sáng. Họ đã hoàn toàn quên mất vị khách, họ chỉ cứ chuẩn bị nhà. Họ
đã trở nên bị mê mải trong chuẩn bị nhà tới mức họ đã quên mục đích mà theo đó
họ đang chuẩn bị nhà, cho ai. Người hatha yogi liên tục chuẩn bị thân thể mình,
làm thuần khiết thân thể mình, làm các tư thế yoga, luyện thở, và cứ tập mãi,
phát ngán. Người đó đã hoàn toàn quên mất người đó đang làm điều đó vì cái gì.
Và ánh sáng đang đứng đó nhưng người đó sẽ không cho phép nó, bởi vì ánh sáng
có thể tới chỉ khi người đó hoàn toàn trong buông bỏ.
Nhìn cố định không trầm
tư là luân chuyển không ánh sáng.
Đây là thảm hoạ xảy ra
cho cái gọi là người yogis. Loại thảm hoạ khác xảy ra cho các nhà phân tâm, các
triết gia.
Trầm tư không nhìn cố định
là ánh sáng không luân chuyển.
Họ nghĩ về ánh sáng,
nhưng họ đã không làm việc chuẩn bị cho nó để tràn ngập bên trong; họ chỉ nghĩ
về ánh sáng. Họ nghĩ về vị khách: họ tưởng tượng cả nghìn lẻ một thứ về khách,
nhưng nhà họ không sẵn sàng. Cả hai đều bỏ lỡ.
Thầy nói
Lưu ý tới điều đó!
Bằng không bạn cũng có
thể bỏ lỡ. Chuẩn bị và thế rồi chờ đợi. Sẵn sàng. Nhìn vào chỏm mũi, tỉnh táo với
con mắt thứ ba, và dựng thẳng cột sống, tư thế thoải mái - đó là mọi điều bạn
phải làm - nhiều hơn thế là không cần. Không cần liên tục hàng năm làm các tư
thế yoga, hết năm nọ tới năm kia. Điều đó là ngu xuẩn. Và đó là lí do tại sao bạn
sẽ thấy cái gọi là những người yogis trông ngu xuẩn thế, không thông minh. Có
thể thân thể họ mạnh mẽ và họ sẽ sống lâu, nhưng phỏng có ích gì về điều đó?
Không có ánh sáng, cuộc
sống sẽ vẫn còn không thông minh và tăm tối. Dù bạn sống lâu hay ngắn không tạo
ra khác biệt gì. Vấn đề thực là sống trong ánh sáng cho dù chỉ một khoảnh khắc,
và thế thì nó là đủ - riêng một khoảnh khắc đó là vĩnh hằng.
Và có các triết gia cứ
nghĩ mãi về ánh sáng - nó là gì, làm sao định nghĩa nó, và định nghĩa nào là tốt
nhất và họ thường xuyên tạo ra nhiều lí thuyết, giáo điều, các hệ thống tư tưởng
lớn - nhưng họ không sẵn sàng cho nó... và ánh sáng đang đợi ngay cửa.
Lưu ý tới điều đó!
Đừng rơi vào trong cả
hai ảo tưởng này. Nếu bạn có thể vẫn còn tỉnh táo, nó là quá trình rất đơn giản
và biến đổi mênh mông. Trong một khoảnh khắc, người hiểu đúng có thể đi vào
trong một loại thực tại tách rời.
Thượng đế là không xa
xôi, Thượng đế ở bên trong bạn.
Đủ cho hôm nay.
Xem Tiếp Chương 12 – Quay Về Mục Lục Tập 1 - Mục Lục Toàn Tập