Read more
Osho - Bí mật của
những bí mật (Tập 1)
Chương 15. Bên ngoài lười nhác và sao lãng
Ngày 25 tháng 8
năm 1978, buổi sáng tại thính đường Phật
Osho ơi,
Thầy Lữ tử nói:
Hai sai lầm của lười nhác và sao lãng phải
được chống lại bởi công việc yên tĩnh được tiến hành hàng ngày không ngắt; thế
thì thành công sẽ chắc chắn được đạt tới. Nếu người ta không ngồi trong thiền,
người ta sẽ thường bị sao lãng mà không chú ý tới nó. Trở nên có ý thức về sao
lãng là cơ chế qua đó rời xa sao lãng. Lười nhác về điều con người có ý thức,
và lười nhác về điều con người vô ý thức cách xa nhau cả nghìn dặm. Lười nhác
vô ý thức là lười nhác thực; lười nhác có ý thức không phải là lười nhác đầy đủ,
vì vẫn có sáng tỏ nào đó trong nó. Sao lãng tới từ việc để cho tâm trí vẩn vơ
loanh quanh; lười nhác tới từ việc tâm trí còn chưa thuần khiết. Sao lãng là dễ
sửa hơn nhiều so với lười nhác. Nó giống như ốm bệnh: nếu người ta cảm thấy đau
và cáu bẳn, người ta có thể giúp họ bằng biện pháp cứu chữa, nhưng lười nhác giống
như bệnh được chăm sóc bởi thiếu hiểu biết. Sao lãng có thể được trung hoà, lẫn
lộn có thể được loại bỏ, nhưng lười nhác và lờ phờ là nặng nề và tăm tối. Sao
lãng và lẫn lộn ít nhất cũng có một chỗ, nhưng trong lười nhác và lờ phờ một
mình phần cái là hoạt động. Trong sao lãng phần đực vẫn hiện diện, nhưng trong
lười nhác bóng tối thuần khiết cai trị. Nếu người ta trở nên ngủ trong thiền,
đó là hiệu quả của lười nhác. Chỉ việc thở phục vụ cho vượt qua lười nhác. Mặc
dầu hơi thở chảy vào và ra qua mũi không phải là hơi thở thực, việc chảy vào và
ra của hơi thở thực xảy ra trong kết nối với nó.
Khi ngồi, do vậy người ta bao giờ cũng giữ
tâm yên tĩnh và năng lượng được tập trung. Làm sao tâm có thể được làm yên
tĩnh? Bởi việc thở. Chỉ tâm mới phải ý thức tới việc chảy vào và ra của hơi thở;
nó phải không được nghe bằng tai. Nếu nó không được nghe, thế thì việc thở là
sáng; nếu sáng, nó là thuần khiết. Nếu nó có thể được nghe, thế thì năng lượng
thở là thô; nếu thô, thế thì nó bị rắc rối; nếu nó bị rắc rối, thế thì lười
nhác và lờ phờ phát triển và người ta muốn ngủ. Điều đó là hiển nhiên.
Làm sao dùng tâm cho đúng trong việc thở phải
được hiểu. Nó là việc dùng mà không dùng. Người ta chỉ phải để cho ánh sáng rơi
rất nhẹ lên việc nghe. Câu này chứa một nghĩa bí mật. Để cho ánh sáng rơi xuống
có nghĩa gì? Nó là việc toả ra tự phát của nhãn quang. Mắt chỉ nhìn vào trong
và không ra ngoài. Cảm thấy sáng mà không nhìn ra ngoài nghĩa là nhìn vào
trong; nó không liên quan gì tới việc nhìn thực tế bên trong. Việc nghe nghĩa
là gì? Nó là việc nghe tự phát của nhĩ quang. Tai lắng nghe chỉ bên trong và
không lắng nghe điều ở bên ngoài. Cảm thấy sáng mà không lắng nghe điều ở bên
ngoài là lắng nghe ở bên trong; nó chẳng liên quan gì tới việc nghe thực tại điều
ở bên trong. Trong loại nghe này, người ta chỉ nghe cái không có âm thanh;
trong loại thấy này, người ta chỉ thấy cái vô hình dạng có đó. Nếu mắt không
nhìn ra ngoài và tai không khao khát bên ngoài, chúng tự đóng chúng lại và
thiên về chìm vào bên trong. Chỉ khi người ta nhìn và khao khát bên trong thì
cơ quan này không đi ra ngoài không chìm vào trong. Theo cách này lười nhác và
lờ phờ được tránh xa. Đó là hợp nhất của hạt mầm và ánh sáng của nhật và nguyệt.
Nếu, xem như kết quả của lười nhác, người
ta trở nên buồn ngủ, người ta nên đứng dậy và bước quanh. Khi tâm trí đã trở
nên rõ ràng người ta nên ngồi xuống lần nữa. Trong tiến trình thời gian sẽ có
thành công mà người ta không trở nên lười nhác và rơi vào giấc ngủ.
Một trưa nóng bức một con cú
đang đậu trên cây và một con thiên nga bay trên trời rồi đậu xuống đó nữa.
“Kinh, trời nóng quá, anh Cú
à,” nó nói. “Mặt trời chói sáng và tôi nóng chảy mồ hôi.”
“Cái gì!” cú nói. “Cái gì? Anh
nói về cái gì? Mặt trời sao? Nóng sao? Khi bóng tối tụ lại nó mới nóng chứ. Mặt
trời này mà anh đang nói tới là gì vậy? Anh điên hay cái gì không? Anh định nói
với tôi cái gì? Không có cái thứ như mặt trời đâu. Chưa bao giờ có cả. Cái gì
là ánh sáng này mà làm nóng? Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về nó. Trời nóng
khi bóng tối tụ lại chứ. Anh có định làm cho tôi thành kẻ ngu không? Và tôi
không một mình mà nói vậy đâu. Mọi kinh sách của chúng tôi đều nói vậy.”
Thiên nga sửng sốt lặng người với
điều này. “Làm sao mình có thể giải thích điều đó cho con cú già mù này được?”
nó nghĩ.
“Này, người anh em, chính mắt
tôi trông thấy - đây là giữa ban ngày và mặt trời chiếu sáng và trời rất nóng.
Anh nói rằng trời tối sao? Làm sao tôi có thể giải thích điều đó cho anh được?”
“Chúng ta đi xem sao,” cú nói.
“Có cây lớn đằng kia nơi có nhiều cú và các học giả lớn nữa. Chúng ta sẽ hỏi họ
về điều đó - và họ biết mọi điều về kinh sách, và vài kẻ trong số họ rất có học.
Lại đấy đi. Chúng ta sẽ thấy liệu anh có làm cho tôi thành kẻ ngu không.”
Chúng bay tới và ở đó có nhiều
nhiều cú mù. “Con thiên nga này đến,” cú nói, “và nó nói rằng bây giờ là giữa
ban ngày và mặt trời đang toả nóng và rằng có ánh sáng ở mọi nơi và đó là lí do
tại sao trời nóng. Mọi người các ông nói gì?”
“Tất cả cái này là gì?” chúng
kêu lên. “Bố chúng ta và bố của họ và bố của họ, thực ra toàn thể cộng đồng của
chúng ta chưa bao giờ thấy mặt trời, cho nên làm gì có chuyện như mặt trời. Làm
sao mặt trời có thể có đó được? Con thiên nga này nó đang loè mày rồi. Đừng
nghe theo nó. Nó hoặc là điên hoặc là kẻ rất gian manh. Nó đang cố làm hư hỏng
tôn giáo của chúng ta. Chúng ta bao giờ cũng sống trong bóng tối và chúng ta
bao giờ cũng tôn thờ bóng tối. Đó là chính nền tảng của cách sống của chúng ta.
Nó sẽ phá huỷ cách sống của chúng ta. Đó là loại người nó vậy. Nếu anh muốn,
chúng ta sẽ lấy đa số bỏ phiếu cho điều đó.”
Một con cú đứng lên và nói,
“Chân lí là gì? Bóng tối tồn tại hay ánh sáng tồn tại?”
“Bóng tối, và một mình bóng tối
thôi,” chúng tất cả đồng thanh kêu lên.
“Vậy thế thì sao trời nóng thế?”
“Vì trời tối thế,” chúng kêu
lên. “Nhiệt là chức năng của bóng tối.”
“Không cho nó ở đây,” chúng tất
cả kêu lên lần nữa. “Nó sẽ làm hỏng tôn giáo của chúng ta, truyền thống của
chúng ta, quá khứ rất yêu thương của chúng ta. Tống cổ nó đi ngay lập tức. Nó
hoặc là mù toàn bộ hoặc điên hoàn toàn.”
Chuyện ngụ ngôn nhỏ này chứa
vài chân lí có giá trị mênh mông.
Thứ nhất: chân lí không thể được
truyền - không có cách nào truyền nó - chân lí của tôi là chân lí của tôi. Tôi
có thể nói về nó cho bạn, nhưng việc nói về nó không phải là truyền nó cho bạn,
nghe nó không phải là hiểu nó. Bạn sẽ phải mở mắt riêng của bạn ra.
Chức năng của thầy thực không
phải là nói cho bạn rằng Thượng đế tồn tại mà để giúp cho bạn mở mắt bạn ra, để
mở cửa sổ linh hồn của bạn ra để cho bạn có thể thấy, để cho bạn có thể nhận ra
nghĩa của từ ‘Thượng đế’ trong xương riêng của bạn, trong máu riêng của bạn,
trong chính tuỷ bạn. Tôi không thể nhìn hộ bạn qua mắt tôi và tôi không thể bước
đi hộ bạn bằng chân tôi và tôi không thể bay hộ bạn bằng cánh của tôi. Bạn sẽ phải
sống cuộc sống của bạn và bạn sẽ phải chết cái chết của bạn.
Đây là một trong những điều nền
tảng nhất bao giờ cũng phải được nhớ tới; bằng không người ta trở nên bị nặng
gánh với tri thức vay mượn, điều không phải là tri thức chút nào mà là đồng tiền
giả. Nó có vẻ giống tri thức, do đó nó có thể lừa bạn.
Và đó là điều đã xảy ra cho
nhân loại: nhân loại đang sống dưới tai ương của tri thức vay mượn. Mọi người
liên tục trích dẫn Kinh Thánh, Koran, Gita như vẹt - các con cú già mù trích đọc
Koran, Gita, Kinh Thánh. Nhưng đây không phải là kinh nghiệm riêng của họ; kinh
nghiệm riêng của họ chính là điều đối lập. Kinh nghiệm riêng của họ đơn giản phủ
nhận chân lí của Gita và Kinh Thánh và Vedas và Dhammapada. Kinh nghiệm riêng của
họ đơn giản nói rằng “Phật điên,” rằng “Jesus đang lừa chúng ta,” rằng
“Socrates có thể rất láu lỉnh, nhưng phải thận trọng về ông ta, không nghe theo
ông ta. Ông ta sẽ phá huỷ tôn giáo của chúng ta.”
Con người đã tạo ra tôn giáo bằng
mắt mù của mình - không phải một, mà nhiều tôn giáo - bởi vì mắt mù không thể
thấy được cái một, mắt mù chỉ có thể tin vào nhiều. Do đó có nhiều tôn giáo thế
- quãng ba trăm tôn giáo trên trái đất nhỏ bé này - và từng tôn giáo đều tuyên
bố rằng, “Chân lí của tôi là chân lí duy nhất,” rằng, “Thượng đế của tôi là Thượng
đế duy nhất,” rằng, “Mọi Thượng đế khác đều là giả,” rằng, “Mọi chân lí khác đều
là bịa đặt,” rằng, “Mọi con đường khác chỉ dẫn vào miền đất hoang - duy nhất
con đường của tôi mới là con đường tới thiên đường.”
Ba trăm tôn giáo này liên tục
đánh lẫn nhau. Không ai trong họ nhận biết, không ai trong họ đã thấy, không ai
trong họ đã nhìn vào trong thực tại mặt đối mặt - họ đã tin. Những tôn giáo này
không phải là tôn giáo mà là tín ngưỡng - họ đã nghe. Họ đã nghe suốt nhiều thời
đại và họ đã tin, bởi vì tin là rẻ, thám hiểm là rủi ro; lặp lại như vẹt là thuận
tiện, đi vào trong phiêu lưu của khám phá là mạo hiểm đời bạn. Nó là nguy hiểm.
Thám hiểm là nguy hiểm; tin tưởng - thuận tiện, an ủi, bạn không cần đi đâu cả.
Nó được trao cho bạn đã làm sẵn, nhưng nó là gián tiếp.
Và khổ là người sống cùng với
Thượng đế gián tiếp, bởi vì Thượng đế chỉ có thể là trực tiếp. Kinh nghiệm phải
đích thực là của bạn. Không kinh nghiệm của ai khác có thể trở thành nền tảng của
cuộc sống thực. Phật có thể đã thấy, nhưng trở thành một Phật tử sẽ không ích
gì. Phật không phải là Phật tử - chắc chắn không. Jesus có thể đã nhìn, đã
đương đầu, đã nhận ra, nhưng trở thành một người Ki tô giáo là hoàn toàn ngu xuẩn.
Chừng nào bạn chưa trở thành một Christ bạn sẽ không bao giờ biết tới Thượng đế.
Người tôn giáo thực sự tránh
tín ngưỡng, người tôn giáo thực sự tránh các Thượng đế gián tiếp, tránh các niềm
tin, giữ cho bản thân mình mở, sẵn có cho chân lí xảy ra. Chắc chắn người đó
làm việc - chỉ người đó mới làm việc. Người tin không bao giờ làm việc trên bản
thân mình; không có nhu cầu cho người tin làm việc trên bản thân mình. Người
thám hiểm, người truy hỏi, người tìm kiếm chân lí làm việc trên bản thân mình bởi
vì có nhiều điều phải bị vứt bỏ, nhiều thứ không thuần khiết mà phải bị vứt bỏ,
nhiều cản trở và khối chắn phải được làm tan biến. Mắt phải mở và tai phải được
gỡ ra và tim phải được làm cho cảm thấy.
Người ta phải rơi vào trong nhịp
điệu cùng với sự tồn tại. Khi bạn hoàn toàn trong nhịp điệu với sự tồn tại mắt
bạn mở, và thế thì lần đầu tiên, bạn thấy. Và việc thấy đó là biến đổi, việc thấy
đó làm thay đổi bạn, tận gốc rễ và tất cả. Việc thấy đó trở thành cách nhìn mới,
cuộc sống mới, động thái mới. Bạn không còn bị giới hạn bởi thân thể bạn, không
còn bị giới hạn bởi tâm trí bạn, không còn bị giới hạn bởi cái gì dù là bất kì
cái gì. Bạn không bị giới hạn, vô hạn, vĩnh hằng. Và cảm thấy cái vĩnh hằng này
chảy trong bạn là biết Thượng đế, thấy cái vô hạn này mở rộng trong quá khứ
vĩnh hằng và trong tương lai vĩnh hằng là thấy Thượng đế. Cảm thấy tính Thượng
đế bên trong bản thể riêng của bạn là biết Thượng đế. Điều này không thể là
gián tiếp được.
Khi tôi nhìn một người Ki tô
giáo hay một người Hindu hay một người Jaina hay một người Mô ha mét giáo, tôi
thấy người gián tiếp. Bạn sẽ không thích mua giầy dùng lại từ chợ và bạn không
muốn mua quần áo dùng lại của người khác từ chợ. Nhưng với linh hồn bạn, bạn
mua niềm tin dùng lại, giầy dùng lại, quần áo dùng lại - bẩn, xấu, mục nát - và
bạn nghĩ bạn đang làm đẹp cho cuộc sống của bạn sao? Bạn đang sỉ nhục chính
linh hồn bạn, bạn đang làm mất nhân cách bản thân bạn. Trở thành một người Ki
tô giáo hay trở thành một Phật tử là làm mất nhân cách bản thân bạn. Việc tìm
kiếm phải là một mình, việc tìm kiếm phải có tính cá nhân đích thực.
Chân lí không thể được quyết định
bởi việc bỏ phiếu của đa số bởi vì chân lí hoàn toàn có tính cá nhân và riêng
tư. Nó không phải là hiện tượng đối thể. Bạn có thể thấy thân thể tôi - nó là
hiện tượng đối thể: liệu thân thể tôi có tồn tại hay không có thể được quyết định
dễ dàng bởi người khác. Nhưng liệu tôi là người chứng ngộ hay không thì không
thể được quyết định bởi bất kì ai khác - chắc chắn không bởi bất kì việc bỏ phiếu
đa số nào.
Vị phật là vị phật không phải bởi
vì mọi người đã bỏ phiếu cho ông ấy và cho đa số phiếu của họ rằng ông ấy là vị
phật. Ông ấy là vị phật bởi tuyên bố riêng của ông ấy. Ngoại trừ bản thân ông ấy
không có nhân chứng nào - nó hoàn toàn riêng tư. Nó có tính nội bộ tới mức
không ai khác có thể xuyên thấu vào nó.
Chân lí không thể được quyết định
bởi việc bỏ phiếu theo số đông. Nhưng đó là cách mọi người quyết định. Đó là lí
do tại sao các tôn giáo lại quan tâm thế tới việc tăng dân số của họ, bởi vì nếu
họ có nhiều người, chắc chắn họ có nhiều chân lí hơn. Người Ki tô giáo có thể
tuyên bố nhiều chân lí hơn người Jaina vì họ có đám đông lớn đằng sau họ. Nếu
có bỏ phiếu, thế thì người Ki tô giáo sẽ thắng và người Jaina sẽ bị thua. Nhưng
vấn đề không phải là bỏ phiếu. Cho dù cả nghìn con cú bỏ phiếu rằng trời là tối
và không có mặt trời và ánh sáng chưa bao giờ tồn tại, cho dù thế, dối trá vẫn
hoàn dối trá. Một thiên nga là đủ tuyên bố rằng đó là ngày.
Chân lí không phải là vấn đề
quyết định dân chủ, nó chẳng liên quan gì tới đám đông. Người Cơ đốc giáo chống
lại kiểm soát sinh đẻ, người Mô ha mét giáo chống lại kiểm soát sinh đẻ, bởi lí
do đơn giản, vì lí do chính trị; lí do là ở chỗ nếu kiểm soát sinh đẻ là được
phép, dân số của họ sẽ bắt đầu giảm. Và đó là sức mạnh duy nhất của họ. Họ muốn
tăng dân số lên để một ngày nào đó họ có thể chứng minh cho thế giới: “Trông đấy,
nếu chúng tôi có nhiều người thế về phía chúng tôi, điều phải có là chân lí ở về
phía chúng tôi.”
Tôi muốn nhắc bạn về một phát
biểu nổi tiếng của George Bernard Shaw. Ai đó tranh cãi với ông ấy và người này
nói, “Nhưng bao nhiêu người thế tin vào điều tôi đang nói. Làm sao nhiều người
thế có thể sai được?”
Và Bernard Shaw tuyên bố, “Nếu
nhiều người thế tin vào nó thế thì nó phải là sai, bởi vì làm sao nhiều người
thế có thể đúng được?”
Thấy ra vấn đề từ nó đi: làm
sao nhiều người thế có thể là đúng được? Đám đông là mù, đám đông là không chứng
ngộ. Chân lí bao giờ cũng thuộc vào thiểu số. Khi Phật xuất hiện, ông ấy có một
mình, khi Jesus bước đi ở Jerusalem ông ấy có một mình, khi Socrates tranh đấu
ông ấy có một mình. Tất nhiên, vài người tìm kiếm tụ tập cùng nhau quanh
Socrates, một trường phái nảy sinh, nhưng trường phái đó là thiểu số. Và ở cùng
Socrates cần dũng cảm, cần can đảm, bởi vì ông ấy không ở đó để an ủi bạn. Ông ấy
sẽ lấy đi mọi an ủi của bạn, ông ấy sẽ làm tan tành mọi ảo tưởng của bạn, bởi
vì đó là cách duy nhất để đem bạn tới chân lí. Ông ấy sẽ buộc bạn mở mắt ra,
ông ấy sẽ không hát bài hát ru để giúp bạn ngủ. Ông ấy sẽ hô to từ nóc nhà để
đánh thức bạn, ông ấy sẽ gây choáng cho bạn, ông ấy sẽ đánh bạn.
Mới hôm nọ Pradeepa tới gặp
tôi. Cô ấy khóc - cũng tự nhiên. Tôi đã làm cho cô ấy choáng vô cùng. Cô ấy
chưa bao giờ mơ rằng một ngày nào đó, chẳng từ đâu cả, tôi sẽ đánh cho cô ấy
đích xác vào đầu bằng búa. Và cô ấy cũng rối loạn vì cô ấy đã từng là nguyên
nhân tạo ra buồn nôn trong tôi - cô ấy cảm tôi, cô ấy yêu tôi, như tất cả các bạn
yêu tôi. Cô ấy khóc vì tất cả những lí do này.
Nhưng tôi phải nói với bạn, và
đặc biệt với cô ấy, rằng bạn nên cảm thấy biết ơn bất kì khi nào tôi đánh bạn
đau, bởi vì tôi sẽ đánh bạn đau chỉ khi bạn xứng đáng với nó; tôi sẽ không đánh
bất kì ai đâu. Tôi sẽ chỉ đánh khi ai đó thực sự trưởng thành. Bạn càng trưởng
thành nhiều càng nhiều đòi hỏi sẽ được thực hiện với bạn.
Tôi đã không bảo mọi người bỏ
thức ăn mặn, nhưng tôi đã bảo Pradeepa, theo cách rất choáng, bỏ nó. Tâm thức của
cô ấy đang trưởng thành, bây giờ đây là cản trở. Những người không soải cánh
bay cao, họ có thể mang nhiều thứ nặng tuỳ họ thích. Nhưng những người bắt đầu,
soải cánh bay cao, họ phải bỏ mọi hành lí không cần thiết. Năng lượng của bạn
càng trở nên thuần khiết hơn, bạn sẽ phải càng cẩn thận hơn về nó, vì cái gì đó
quí giá có thể bị mất! Và rất khó tạo ra năng lượng quí giá đó, rất dễ đánh mất
nó. Những người không có gì để mất, họ không cần lo nghĩ. Họ có thể liên tục
làm mọi thứ ngu xuẩn, toàn thể bản thể họ hoà điệu với những thứ ngu xuẩn đó.
Điều này phải được tất cả các bạn
nhớ: rằng khi bạn sẽ trưởng thành tôi sẽ đưa ra ngày càng nhiều đòi hỏi với bạn.
Có một câu chuyện hay...
Ấn Độ đã biết tới một hoạ sĩ lớn,
một trong những hoạ sĩ lớn nhất của mọi người - Nandalal Bose, một thiên tài.
Ông ấy là đệ tử của một thiên tài khác, Avanindranath Tagore. Avanindranath
Tagore là bác của Rabindranath Tagore. Một hôm Rabindranath và Avanindranath
đang ngồi cùng nhau nhấm nháp trà buổi sáng, tán gẫu, và Nandalal tới với một bức
tranh về Krishna. Rabindranath đã viết trong hồi kí của mình: “Tôi chưa bao giờ
thấy bức tranh đẹp thế về Krishna - sống động tới mức có vẻ như ông ấy sắp sửa
bước ra khỏi bức tranh bất kì khoảnh khắc nào, tới mức bất kì khoảnh khắc nào
chiếc sáo của ông ấy sẽ bắt đầu cất lên bài ca. Tôi ngây người ra nhìn.”
Avanindranath nhìn bức tranh,
và ném bức tranh ra khỏi nhà và bảo Nandalal, “Đây mà là cách người ta vẽ
Krishna sao? Ngay cả hoạ sĩ kém ở Bengal cũng còn vẽ đẹp hơn nhiều.”
Rabindranath rất choáng.
Rabindranath biết tranh vẽ của bác mình nữa, vì ông ấy cũng đã từng vẽ Krishna
trong cả đời ông ấy, và ông ấy tuyệt đối chắc chắn rằng không tranh nào của bác
mình có thể sánh được với tranh của Nandalal. Tranh của Nandalal cao siêu hơn
nhiều. Nhưng ông ấy giữ yên tĩnh. Điều không phải đối với ông ấy là xen vào
chuyện giữa thầy và đệ tử. Nandalal chạm chân Avanindranath, đi ra, và biến mất
trong ba năm.
Rabindranath nhiều lần hỏi
Avanindranath, “Bác đã làm gì với con người đáng thương này? - và tranh của anh
ta siêu đấy chứ.”
Và Avanindranath khóc và ông ấy
nói, “Cháu đúng đấy. Tranh của anh ta thật siêu. Bác chưa bao giờ có khả năng
làm điều đẹp như thế.” Và khi Nandalal bỏ đi, Avanindranath đem bức tranh vào
bên trong và luôn giữ nó trong phòng ông ấy.
“Thế thì sao,” Rabindranath hỏi,
“bác đã cư xử theo cách khiếm nhã thế?”
Và Avanindranath nói, “Nhưng ta
mong đợi nhiều hơn nữa ở anh ta. Vấn đề không phải là anh ta đã vẽ một bức
tranh đẹp - đây chỉ mới là bắt đầu. Anh ta có tiềm năng hơn nhiều để vẽ - ta định
đưa ra nhiều đòi hỏi hơn cho anh ta.”
Và trong ba năm Nandalal đã đi
khắp các làng của Bengal vì thầy đã nói, “Ngay cả hoạ sĩ nông thôn còn vẽ tranh
về Krishna đẹp hơn nhiều.” Cho nên anh ta đã học từ các hoạ sĩ nông thôn - các
hoạ sĩ thường, nghèo. Trong ba năm anh ta đã đi khắp ở Bengal - cả tỉnh. Và thế
rồi một hôm anh ta xuất hiện, chạm chân thầy và nói, “Thầy đúng ạ. Con đã học
được nhiều. Thầy đã làm đúng khi ném bức tranh của con ra.”
Avanindranath ôm ghì anh ta và
nói, “Ta đã chờ đợi. Ta đã già rồi, và ta hoảng sợ liệu anh có quay lại hay
không. Ta sung sướng. Tranh của anh thực đẹp, nhưng ta thấy nhiều tiềm năng hơn
trong anh.”
Bất kì khi nào tôi thấy tiềm
năng nhiều hơn nữa trong bạn tôi sẽ đánh bạn rõ đau, vì đó là lí do duy nhất bạn
ở đây cùng tôi và tôi ở đây cùng bạn. Tôi phải kích động bạn, tới chính chiều
sâu của bạn, để cho mọi thứ đang ngủ trong bạn có thể bắt đầu vươn lên, có thể
bắt đầu soải cánh bay cao. Và bạn không biết tiềm năng của bạn... tôi biết. Cho
nên bất kì khi nào tôi đưa ra yêu cầu, cảm thấy biết ơn đi!
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng
trong các Thiền viện bất kì khi nào thầy đánh vào đầu ai đó bằng cây thiền trượng,
người bị đánh cúi lạy bẩy lần và chạm chân thầy để cám ơn thầy. Và các đệ tử chờ
đợi khoảnh khắc đó khi họ sẽ bị đánh, vì khoảnh khắc phúc lạc đó tới khi thầy sẽ
nhận nhiều rắc rối vì đánh vào đầu họ bằng cây thiền trượng. Họ mơ về điều đó,
họ cầu nguyện, họ hi vọng rằng một ngày nào đó khoảnh khắc phúc lạc đó sẽ tới.
Nhớ lấy, đây là viện hàn lâm giả
kim thuật. Bạn không ở đây chỉ để được giải trí mà để được biến đổi. Và biến đổi
là đau đớn, bởi vì nhiều cái cũ phải bị vứt bỏ. Và chất liệu cũ đó không giống
như quần áo mà bạn có thể trút bỏ dễ dàng - nó đã trở thành da của bạn: da của
bạn bị bóc đi, điều đó gây đau đớn. Nhưng đây là cách duy nhất để đem bạn về ý
thức của bạn, đây là cách duy nhất để phá đi những bộ hấp thu xóc của bạn, đây
là cách duy nhất để phá áo giáp của bạn, cái bao quanh bạn và giữ bạn trong tù
túng. Dần dần, dần dần năng lượng riêng của bạn sẽ bắt đầu dâng lên, mắt bạn sẽ
mở ra, tai bạn sẽ có khả năng nghe thấy. Thế thì Thượng đế là trực tiếp. Và bao
giờ cũng nhớ trong tâm rằng duy nhất kinh nghiệm trực tiếp về Thượng đế là kinh
nghiệm thực. Nó không được quyết định bởi số đông, nó không được quyết định bởi
truyền thống, nó không được quyết định bởi bất kì cái gì ngoại trừ năng lượng
riên của bạn đương đầu với Thượng đế.
Điều hoàn toàn được đối với cú
là nghĩ rằng thiên nga điên. Đó là cách mọi người bao giờ cũng nghĩ vậy - Phật
điên, Mohammed điên, Zarathustra điên - bởi vì làm sao họ có thể tin được điều
họ không thể thấy được?
Điều hoàn toàn được với cú là tống
cổ thiên nga ra, đuổi nó đi. Chúng trở nên sợ, run rẩy: nếu con thiên nga này
mà được phép sống trên cây nó sẽ phá huỷ tín ngưỡng của chúng, nó sẽ phá huỷ
cách sống của chúng. Chúng bao giờ cũng sống trong bóng tối và chúng bao giờ
cũng tin vào bóng tối. Bóng tối là Thượng đế của chúng, mọi nghi lễ của chúng đều
nảy sinh từ bóng tối. Các tu sĩ của chúng ca ngợi bóng tối, kẻ có học của chúng
viết những chuyên luận lớn về bóng tối. Toàn thể triết lí của chúng được tập
trung trên chủ đề cơ sở về bóng tối. Trong triết lí của chúng không có chỗ cho
mặt trời và ánh sáng và ngày. Bây giờ con thiên nga điên này tới và cố thâm nhập,
lén lút đưa vào những ý tưởng xa lạ vào thế giới của chúng: toàn thể cấu trúc của
chúng sẽ sụp đổ.
Đó là lí do tại sao Jesus bị
đóng đinh. Đó là lí do tại sao mọi người chống đối tôi nhiều thế. Tôi đang cố
cho bạn động thái mới, hình mẫu mới, cách sống mới, cách tiếp cận mới tới thực
tại. Tôi đang cố mở cánh cửa mới ra sự tồn tại. Một cách tự nhiên, những người
đã đầu tư nhiều vào hình mẫu sống cũ sẽ bực tức, sẽ giận dữ phát điên. Họ muốn
tống tôi ra khỏi thế giới của họ - đó đích xác là điều họ đang cố làm. Điều đó
là tự nhiên, nó là đơn giản; một khi bạn hiểu, bạn bắt đầu cười về nó.
Làm sao bạn cứ tin mãi vào Thượng
đế? Tại sao? Làm sao bạn xoay xở để tin vào linh hồn, và tại sao? Cùng lí do đó
thôi: “Bố chúng ta và bố của họ và bố của họ, thực ra toàn thể cộng đồng của
chúng ta chưa bao giờ thấy mặt trời, cho nên không có cái thứ như mặt trời đâu.
Nó đang loè mày rồi. Đừng tin vào nó. Nó sẽ làm hỏng tôn giáo của chúng ta.” Bạn
đã nghe bố bạn nói với bạn, “Thượng đế hiện hữu, và Thượng đế là người Ki tô
giáo,” hay “Thượng đế là người Hindu,” và họ đã nghe điều đó từ bố của họ và cứ
thế mãi về trước - tin đồn, bàn tán. Bố bạn chả biết mà bạn cũng chả biết. Thu
lấy dũng cảm để vứt mọi cái mà không phải là tri thức của bạn đi.
Đây là yêu cầu đầu tiên để là một
sannyasin, và đây là yêu cầu đầu tiên để đi vào trong cuộc truy hỏi chân lí một
cách khoa học: vứt mọi định kiến, vứt mọi quan niệm tiên thiên; bắt đầu từ đầu,
từ chính lúc bắt đầu, từ ABC, dường như bạn là Adam và Eve - rằng chưa từng có
truyền thống nào trước bạn, rằng chưa từng có kinh sách nào trước bạn.
D.H. Lawrence có lần đã nói -
và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy - “Nếu tất cả kinh sách của thế giới bị phá
huỷ, con người có thể trở thành có tính tôn giáo.”
Nếu toàn thể truyền thống đơn
giản bị làm tan biến, chỉ thế thì mới có hi vọng nào đó, bằng không ai bận tâm
tới truy hỏi? Khi truyền thống có thể cung cấp cho bạn một cách dễ dàng thế và
bạn không phải trả gì chút nào, sao phải bận tâm? Người khác đã biết, bạn có thể
đơn giản tin. Nhưng biết là một điều, tin chính là cái đối lập.
Tin nghĩa là cứ sống trong bóng
tối. Biết nghĩa là được biến đổi, được chuyển hoá, được đưa vào cách nhìn khác
- chói sáng, vĩnh hằng.
Những lời kinh này không phải để
được tin, chúng phải được thực nghiệm. Những lời kinh này là manh mối đơn giản
về cách làm cho nó làm việc bên trong bản thể riêng của bạn. Chừng nào bạn chưa
làm việc trên chúng thì bạn sẽ cứ bỏ lỡ vấn đề. Bạn phải bắt đầu nhìn vào thân
thể riêng của bạn như một phòng thí nghiệm tâm linh lớn lao và bạn phải nhìn
vào cuộc sống của bạn như cuộc phiêu lưu lớn lao vào trong thực tại. Và bạn phải
rất tỉnh táo, quan sát, để xem điều đang xảy ra - bên trong và bên ngoài.
Những lời kinh này là chìa
khoá. Nếu bạn thực sự cố gắng làm việc trên bản thể bạn, bạn sẽ ngạc nhiên: rằng
bạn là hoàng đế - có kho báu lớn, kho báu không cạn trong bản thể bạn - và vậy
mà cư xử như kẻ ăn xin.
Thầy Lữ tử nói:
Hai sai lầm của lười nhác và
sao lãng phải được chống lại bởi công việc yên tĩnh được tiến hành hàng ngày
không ngắt; thế thì thành công sẽ chắc chắn được đạt tới.
Thành công là sản phẩm phụ; người
ta không cần nghĩ tới nó. Và nếu bạn nghĩ về nó, bạn sẽ không có được nó - đó
là một điều kiện. Đừng nghĩ về thành công vì nếu bạn bắt đầu nghĩ về thành công
bạn trở nên bị phân chia. Thế thì bạn không toàn bộ trong công việc; tâm trí thực
của bạn là ở tương lai: Làm sao thành công? Bạn đã bắt đầu mơ bạn sẽ thế nào
khi bạn đã thành công, bạn sẽ ra sao khi bạn đã trở thành vị phật - đẹp làm
sao, phúc lành làm sao, ân huệ làm sao sẽ là của bạn! Tâm trí bạn đã bắt đều
chơi trò chơi tham lam, tham vọng, bản ngã. Đừng bao giờ nghĩ tới thành công;
thành công là sản phẩm phụ tự nhiên. Nếu bạn làm việc thực sự chân thành lên bản
thân bạn, thành công sẽ đi theo bạn như cái bóng của bạn đi theo sau bạn. Thành
công không phải là mục đích. Đó là điều Lữ tử nói, “Làm việc yên tĩnh, im lặng,
không bồn chồn bởi bất kì ý tưởng thành công hay thất bại nào.”
Và nhớ lấy, nếu bạn nghĩ quá
nhiều về thành công bạn sẽ nghĩ thường xuyên tới thất bại nữa. Chúng tới cùng
nhau, chúng tới trong một gói. Thành công và thất bại không thể bị phân chia khỏi
nhau. Nếu bạn nghĩ về thành công, ở đâu đó sâu bên dưới sẽ có cả sợ nữa. Ai biết
liệu bạn sẽ làm được nó hay không? Bạn có thể thất bại chứ. Thành công đưa bạn
vào trong tương lai, cho bạn trò chơi tham lam, và phóng chiếu bản ngã, tham vọng;
và nỗi sợ cũng cho bạn rung lên, run rẩy - bạn có thể thất bại. Khả năng của thất
bại làm cho bạn vẩn vơ, và với việc vẩn vơ này, với tham lam này, với tham vọng
này, công việc của bạn sẽ không yên tĩnh được. Công việc của bạn sẽ trở thành rối
loạn; bạn sẽ làm việc ở đây và nhìn ra kia, bạn sẽ bước trên đường này và nhìn đi
đâu đó xa xăm trên trời.
Tôi đã nghe về một nhà chiêm
tinh Hi Lạp nghiên cứu về các vì sao, và một đêm, một đêm trời đầy sao, ông ấy
ngã xuống giếng, bởi vì ông ấy đang quan sát sao và cứ đi mãi để ngắm và ông ấy
quan tâm tới sao nhiều tới mức ông ấy quên mất chỗ ông ấy đang đứng - ông ấy cứ
tiến ngày càng gần tới giếng và ngã nhào vào trong nó.
Người đàn bà nào đó, một bà già
sống gần đó, chạy xô lại. Nghe thấy tiếng động, bà ấy nhìn vào trong giếng, đem
tới một dây thừng, và kéo nhà chiêm tinh lớn này ra. Nhà chiêm tinh rất cám ơn.
Ông ấy nói với bà già này, “Bà không biết tôi nhưng tôi là nhà chiêm tinh hoàng
gia, được nhà vua đặc ân chỉ định. Phí của tôi rất cao - chỉ những người rất giầu
mới có thể đảm đương được việc hỏi về tương lai của họ. Nhưng bà đã cứu mạng
tôi. Bà có thể tới tôi vào sáng mai và tôi sẽ chỉ cho bà: tôi sẽ đọc tay bà,
tôi sẽ nhìn là sơ đồ sinh của bà và tôi sẽ giải thích các ngôi sao của bà, và
toàn thể tương lai của bà sẽ hiện rõ rệt ra cho bà.”
Bà già bắt đầu cười to. Bà ấy nói,
“Quên mọi chuyện về điều đó đi. Ông thậm chí không thể thấy được một bước phía
trước rằng có giếng, làm sao ông có thể tiên đoán được tương lai của ta? Toàn
chuyện vớ vẩn!”
Đừng nhìn quá nhiều lên trước,
bằng không bạn sẽ bỏ lỡ bước ngay trước mắt. Thành công tới, Lữ tử nói, theo
cách riêng của nó. Để nó cho bản thân nó đi. Sự tồn tại này là sự tồn tại rất
có hậu, không cái gì diễn ra mà không có hậu.
Đó là toàn thể triết lí Ấn Độ về
nghiệp - karma: không cái gì không được thưởng hay không bị trừng phạt. Nếu bạn
làm cái gì đó sai, trừng phạt theo sau như cái bóng; nếu bạn làm cái gì đó
đúng, thưởng đang trên đường. Bạn không cần bận tâm về chúng, bạn không cần
nghĩ chút nào, thậm chí một giọt tâm thức của bạn cũng không cần được dính líu
tới chúng, chúng tới thôi - việc tới của chúng là tự động.
Khi bạn đi trên đường bạn có
nhìn đi nhìn lại vào cái bóng của bạn không - liệu nó có theo bạn hay không?
Và nếu ai đó nhìn đi nhìn lại để
xem liệu cái bóng có đi theo hay không, bạn sẽ nghĩ rằng người đó điên. Cái
bóng đi theo; điều đó là không tránh khỏi. Cho nên nếu công việc của bạn là
theo hướng đúng, với nỗ lực đúng, với toàn thể bản thể của bạn, phần thưởng
theo sau một cách tự động.
Và công việc là gì? Điều thứ nhất:
Hai sai lầm của lười nhác và
sao lãng phải được chống lại...
Lười nhác nghĩa là lười biếng,
lờ phờ; nó là vì phần nữ tính trong bạn. Phần nữ tính là lười biếng, lờ phờ, bởi
vì nó thụ động. Và phần kia là sao lãng; nó là vì phần nam tính trong bạn. Phần
nam tính bao giờ cũng không nghỉ, luôn hoạt động: nó muốn làm cả nghìn lẻ một
thứ đồng thời.
Một nhân vật của Camus nói,
“Tôi muốn tất cả đàn bà của thế giới. Tôi không thể được thoả mãn bởi một hay
vài người hay thậm chí nhiều người. Tôi muốn tất cả đàn bà của thế giới.” Đây
là thái độ cực đoan đàn ông. Đàn bà được thoả mãn bởi một, đàn ông thậm chí
không được thoả mãn bởi nhiều. Mãn nguyện là tự nhiên cho đàn bà, bất mãn là tự
nhiên cho đàn ông.
Cả hai đều có các cực khẳng định
và phủ định. Nếu đàn bà cho phép tính thụ động của cô ấy trở thành phủ định, nó
sẽ tạo ra lờ phờ. Đó là lí do tại sao đàn bà đã không sáng tạo gì mấy trong thế
giới, hay sáng tạo rất ít - bạn không thấy nữ hoạ sĩ lớn và nữ nhà thơ, nữ nhà
khoa học lớn. Và điều đó không chỉ bởi vì đàn ông đã không cho phép họ. Cho dù
tự do tới - điều đang tới - và đàn bà được giải phóng, sự lờ phờ này vẫn là một
phần của con người cô ấy. Cô ấy không quan tâm mấy tới việc làm, mối quan tâm của
cô ấy nhiều hơn là vào hiện hữu. Và mối quan tâm này có thể là phúc lành lớn nữa,
hay là tai ương; nó là tuỳ. Nếu sự nghỉ ngơi này trở thành có tính thiền, nếu sự
nghỉ ngơi này thực sự trở thành mãn nguyện với sự tồn tại, hài hoà với sự tồn tại,
nó sẽ là phúc lành. Nhưng thông thường, trong một trăm trường hợp, chín mươi
chín phần trăm các trường hợp nó trở thành lờ phờ. Chúng ta không biết cách
dùng phúc lành của mình. Thế thì phúc lành trở thành cay đắng và chứng tỏ là
tai ương.
Và tâm trí nam là bất ổn. Ở đó
phúc lành cũng là có thể: anh ấy có thể rất sáng tạo. Nhưng nó đã không phải là
vậy. Thay vì có tính sáng tạo anh ta đã trở thành có tính phá huỷ; phúc lành đã
biến thành tai ương. Tính bất ổn của đàn ông đã làm cho anh ta rất lo âu, đầy
ưu tư, căng thẳng. Toàn thể tâm trí anh ta thường xuyên sôi lên, anh ta bao giờ
cũng trên bờ vực của điên khùng. Bằng cách nào đó anh ta cứ xoay xở kìm bản
thân mình lại, nhưng sâu bên trong anh ta có đám đông sẵn sàng bùng phát ra. Bất
kì cái cớ nhỏ nhặt nào, và đàn ông có thể phát điên. Bởi tính bất ổn này đàn
ông đã đánh mất cái đẹp của mình, cái duyên dáng của mình.
Đàn bà duyên dáng, đẹp. Quan
sát đàn bà mà xem: cách cô ấy bước đi, cách cô ấy ngồi - có vẻ thanh lịch. Con
người cô ấy có im lặng tinh tế, sự yên tĩnh, bạn có thể cảm thấy trong rung động
của cô ấy. Trong nhà nơi không có đàn bà bạn sẽ thấy hỗn độn. Bạn có thể lập tức
biết liệu ngôi nhà này là người độc thân sống hay không: bạn sẽ thấy hỗn độn, mọi
thứ đều nháo nhào, chẳng cái gì ở chỗ đúng của nó. Bạn có thể lập tức biết liệu
người đàn bà có là một phần của ngôi nhà hay không bởi vì mọi thứ trong hài
hoà, trong chỗ của nó. Có duyên dáng, một bầu không khí tế nhị, một khí hậu rất
tinh tế của tình yêu, của văn hoá, của phẩm chất âm nhạc cho ngôi nhà. Khi đàn
ông sống một mình có phẩm chất thần kinh cho ngôi nhà.
Cả hai điều này đều là đẹp nếu được
dùng đúng. Thế thì phần nữ tính cho bạn duyên dáng và phần nam cho bạn tính
sáng tạo. Và khi duyên dáng và tính sáng tạo gặp gỡ, bạn là toàn thể. Nhưng điều
đó hiếm khi xảy ra - trong một Phật, trong một Meera, trong một Teresa, trong một
Jesus, trong một Magdalene - rất hiếm khi. Bình thường, chính cái đối lập xảy
ra: các phía sai gặp gỡ. Cái bất ổn, thần kinh của đàn ông và cái lờ phờ của
đàn bà - hai điều này gặp gỡ, và thế thì bạn thấy hiện tượng xấu nhất là có thể.
Để tôi nhắc bạn lần nữa: khi
tôi đang nói về đàn ông và đàn bà tôi không dùng thuật ngữ sinh học. Từng đàn
ông đều có đàn bà bên trong cũng như đàn ông bên trong, và từng đàn bà đều có
đàn ông bên trong cũng như đàn bà bên trong. Đàn ông không chỉ là đàn ông và
đàn bà không chỉ là đàn bà. Họ là cả hai. Cả hai là cả hai. Con người họ là lưỡng
dục. Có thể một bên chi phối, đó là lí do tại sao người ta là đàn ông: phần nam
chi phối - phần đực là trong ý thức và phần cái là sâu trong vô ý thức - thế
thì bạn là đàn ông. Hay nếu bạn là đàn bà điều đó nghĩa là phần cái là trong ý
thức, phần nữ tính chi phối, và phần nam, phần đực, là trong vô ý thức. Nhưng cả
hai bao giờ cũng hiện diện cùng nhau. Cũng như điện không thể có mà thiếu hai cực,
dương và âm, không người nào có thể hiện hữu mà không có hai cực. Đàn ông và
đàn bà, âm và dương, tích cực/tiêu cực, Shiva/ Shakti - bạn có thể tìm ra những
cái tên riêng của bạn cho chúng.
Hai sai lầm này phải được chống
lại. Công việc yên tĩnh được cần để…
…được tiến hành hàng ngày không
ngắt; thế thì thành công sẽ chắc chắn được đạt tới.
Và công việc yên tĩnh đó là gì?
Đây là công việc yên tĩnh:
Nếu người ta không ngồi trong
thiền, người ta sẽ thường bị sao lãng mà không chú ý tới nó.
Và bạn phải đã quan sát - hàng
nghìn người đã báo cáo điều đó cho tôi bởi vì hàng nghìn người đã từng thiền
quanh tôi và đó là một kinh nghiệm được chấp nhận của mọi thiền nhân - rằng khi
một người bắt đầu thiền, người đó đột nhiên trở nên nhận biết về hiện tượng lạ:
trước đây tâm trí người đó chưa bao giờ bất ổn như nó đang trở thành vậy khi
người đó thiền. Điều đó là rất thách đố lúc ban đầu vì người ta hi vọng rằng
qua thiền tâm trí sẽ trở nên yên tĩnh. Và đây chính là điều đối lập đang xảy
ra: tâm trí trở nên bất ổn nhiều hơn, bạn thấy nhiều ý nghĩ tới hơn trong cuộc
sống hàng ngày của bạn. Làm việc trong cửa hàng của bạn, trong văn phòng, trong
cơ xưởng, ý nghĩ không quấy rầy bạn nhiều thế. Nhưng khi bạn ngồi trong đền
chùa hay trong nhà thờ hồi giáo hay thiền trong vài phút, đột nhiên đám đông lớn
các ý nghĩ kéo tới, vây quanh bạn, bắt đầu lôi bạn sang bên này bên kia. Một
kinh nghiệm điên khùng, và thách đố, bởi vì thiền nhân đã hi vọng trở nên yên
tĩnh và im lặng - và đây lại chính là điều ngược lại đang xảy ra.
Tại sao nó xảy ra? Lí do là thế
này: bạn bao giờ cũng ở cùng với mọi ý nghĩ này; ngay cả khi bạn bận bịu trong
cơ xưởng, trong văn phòng của bạn, các ý nghĩ này bao giờ cũng có đó rồi. Nhưng
bạn bận tới mức bạn đã không chú ý tới chúng, có vậy thôi. Điều là mới không phải
là đám đông các ý nghĩ. Các ý nghĩ không biết bạn đang ngồi đâu - trong nhà thờ,
trong đền chùa, trong phòng thiền, chúng không biết. Mọi điều đang xảy ra là ở
chỗ khi bạn ngồi trong thiền, bạn không bị bận bịu với cái gì ở bên ngoài, cho
nên toàn thể tâm trí bạn trở nên nhận biết về mọi điều bao giờ cũng nhao nhao
la hét bên trong bạn.
Không phải là vì thiền mà nhiều
ý nghĩ đổ tới bạn đâu, qua thiền bạn trở nên nhận biết về sự hiện diện của
chúng - chúng bao giờ cũng có đó rồi, bạn chỉ chú ý thêm tới chúng thôi.
Nếu người ta không ngồi trong thiền,
người ta sẽ thường bị sao lãng mà không chú ý tới nó. Trở nên có ý thức về sao
lãng là cơ chế qua đó rời xa sao lãng.
Do đó điều được nhấn mạnh là:
ngồi trong thiền ít nhất một hay hai giờ mỗi ngày để cho bạn trở nên không bận
bịu, hoàn toàn không bận bịu với dính líu bên ngoài, và quan sát đầy đủ của bạn
được hội tụ vào thế giới bên trong của bạn. Lúc ban đầu bạn sẽ thấy bạn đã mở
cái hộp Pandora ra, lúc ban đầu bạn sẽ thấy bạn đã đi vào trong nhà thương
điên, và bạn sẽ muốn trốn thoát và trở nên bị dính líu lần nữa. Tránh cám dỗ đó
ra. Tránh cám dỗ này là điều phải có, bằng không bạn sẽ không bao giờ có khả
năng thiền.
Nhiều thủ đoạn đã được tìm ra để
né tránh rối loạn bên trong. Thiền siêu việt là một kĩ thuật, không phải là thiền,
nhưng để né tránh đối diện với thực tại bên trong của bạn. Mật chú được trao
cho bạn và bạn được bảo lặp lại mật chú này. Điều đó giúp đỡ - không để thiền
mà để vẫn còn được bận bịu. Bạn cứ lặp lại, “Ram-Ram-Ram” hay “Coca-Cola,
Coca-Cola, Coca-Cola.” Bạn cứ lặp lại cái gì đó - bất kì từ nào cũng có tác dụng,
tên riêng của bạn sẽ có tác dụng, bất kì âm thanh ngớ ngẩn nào cũng có tác dụng.
Bạn cứ lặp lại. Bằng việc lặp lại nó bạn được bận rộn, và qua bận rộn đó bạn né
tránh rối loạn bên trong của bạn. Điều này là không khác biệt. Bạn bận trong
văn phòng của bạn, bạn bận với phim ảnh, xem phim, bạn bận nghe radio, bạn bận
đọc báo; bây giờ bạn bận với câu mật chú này. Đây chẳng là thiền cũng chẳng
siêu việt gì cả.
Thiền thực nghĩa là: không né
tránh nhà thương điên bên trong; đi vào trong nó, đối diện nó, đương đầu nó, có
tính quan sát, bởi vì chính qua tính quan sát mà bạn sẽ khắc phục nó. Chính vì
tránh nó mà nó đã phát triển mãi thêm. Bạn đã né tránh đủ rồi! Bây giờ không cần
nhờ sự giúp đỡ của mật chú. Không giúp đỡ nào được cần - chỉ ngồi im lặng. Zen
là cái thuần khiết nhất của thiền: chỉ ngồi im lặng, không làm gì cả.
Thiền khó nhất là ngồi im lặng,
không làm gì. Mọi người hỏi tôi, “Xin thầy cho chúng tôi hỗ trợ nào đó. Nếu thầy
cho chúng tôi câu mật chú nào đó nó sẽ có ích, vì chỉ ngồi không làm gì là rất
khó, gian nan nhất.” Cả nghìn lẻ một thứ nảy sinh. Thân thể bắt đầu đưa bạn tới
điên khùng, đầu bắt đầu ngứa ngáy, đột nhiên bạn cảm thấy kiến bò lên thân thể
bạn, và khi bạn nhìn chẳng thấy kiến đâu - chỉ thân thể đang giở thủ đoạn. Thân
thể đang cố cho bạn hỗ trợ nào đó để được dính líu. Thân thể muốn thay đổi tư
thế, chân muốn đi ngủ - thân thể đơn giản làm mọi điều thành sẵn có cho bạn để
cho bạn có thể trở nên bận rộn.
Tránh mọi bận bịu ra. Trong vài
khoảnh khắc chỉ không bận bịu và chỉ nhìn bất kì cái gì đang xảy ra bên trong,
và bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn sẽ ngạc nhiên vì một ngày nào đó, chỉ bởi việc nhìn
và nhìn và nhìn, các ý nghĩ bắt đầu biến đi: “Ngồi yên, không làm gì, xuân tới
và cỏ tự nó mọc lên.”
Đây là dạng thuần khiết nhất của
thiền, đây là thiền siêu việt. Nhưng không ai có thể gọi nó là thiền siêu việt
vì Maharishi Mahesh Yogi đã làm nó thành thương hiệu. TM bây giờ là một thương
hiệu! Không ai đã bao giờ làm kinh doanh theo cách như vậy. Bạn có thể bị kiện ở
toà án nếu bạn gọi thiền của bạn là ‘thiền siêu việt’. Nó đã được cấp bằng phát
minh. Nhìn vào toàn thể cái lố bịch của nó: thiền đã trở thành một đồ vật, như
một món hàng, để bán ở bãi chợ.
Điều này đã xảy ra lặp đi lặp lại:
cái gọi là các guru Ấn Độ, người đã đi sang Mĩ, họ chưa bao giờ thành công
trong thay đổi bất kì ai nhưng Mĩ thành công trong thay đổi họ. Tất cả họ đều
trở thành doanh nhân, tất cả họ đều bắt đầu học cách thức Mĩ. Họ chưa bao giờ
thay đổi bất kì ai, họ không thể thay đổi được. Nếu họ mà có khả năng thay đổi
bất kì ai thì họ chắc đã không đi đâu cả; những người muốn được thay đổi chắc
đã tới họ. Không cần họ đi đâu cả: khi ai đó khát người đó bắt đầu đi tìm nước.
Giếng không cần đi tới người khát, giếng không bao giờ đi - người khát đi tới
giếng. Và nếu bạn thấy giếng trên xe lăn, cẩn thận đấy!
Trở nên có ý thức về sao lãng
là cơ chế qua đó rời xa sao lãng.
Một câu cực kì hàm xúc. Cách
duy nhất để gạt bỏ sao lãng là trở nên nhận biết về nó, quan sát nó, im lặng nhận
biết về nó, nhìn tâm trí đang làm cái gì với bạn - liên tục làm sao lãng bạn.
Chỉ quan sát nó. Nhiều lần bạn sẽ quên, bởi vì tâm trí tinh ranh, rất láu lỉnh,
rất ngoại giao, biết mọi chiến lược của các chính khách. Tâm trí về bản chất là
chính khách: nó sẽ thử mọi bùa mê ma thuật lên bạn.
Bất kì cái gì bạn đã từng kìm
nén nó sẽ đem ra. Nếu bạn đã từng kìm nén dục, khi bạn bắt đầu thiền, ngay lập
từ bạn sẽ thấy apsaras giáng xuống từ trời. Tâm trí nói, “Này! Mình làm gì thế
này, phí thời gian? Đàn bà đẹp được Thần Indra phái tới, và mình làm gì?” Và nếu
bạn đã từng kìm nén dục thì tâm trí bạn sẽ dùng dục như con mồi nhử bạn. Nếu bạn
đã từng kìm nén tham vọng, tâm trí bạn sẽ bắt đầu tưởng tượng rằng bạn đã trở
thành tổng thống hay thủ tướng và bạn sẽ bắt đầu rơi vào cái bẫy đó. Nếu tâm
trí bạn đã từng bị thiếu thức ăn và bạn đã từng nhịn ăn, tâm trí sẽ tạo ra những
đĩa thức ăn ngon, đẹp cho bạn: hương vị, mùi vị thức ăn và bạn bị sao lãng.
Do đó một trong những nhấn mạnh
của tôi cho các sannyasin là: đừng kìm nén, bằng không bạn sẽ không bao giờ có
khả năng thiền. Nếu bạn kìm nén, thế thì trong thiền bạn sẽ phải đương đầu với
kìm nén của bạn. Và bất kì cái gì bạn đã kìm nén đều trở nên mạnh, mạnh vô
cùng; nó bắt rễ trong vô thức của bạn.
Bạn có nghĩ về các chuyện kể cổ
của những nhà tiên tri Ấn Độ - họ là những người già, toàn già và sắp chết, run
run, chỉ là bộ xương, khung xương, vì họ nhịn ăn và sống trong rừng, và đột
nhiên, một ngày nào đó họ thấy rằng Urvasi, cô gái nhảy múa đẹp nhất của Thần
Indra đang nhảy múa quanh họ... Urvasi sẽ thấy gì trong những bộ xương này? Làm
sao cô ấy trở nên quan tâm tới những bộ xương này, và để làm gì? Chuyện kể rằng
Thần Indra phái họ xuống để cám dỗ. Điều đó toàn là vô nghĩa! Không có Thần
Indra nào và không có ai vận hành như kẻ cám dỗ cả. Không có quỉ, không có
Satan; quỉ duy nhất là tâm trí bị kìm nén của bạn. Đây là những người đã từng
kìm nén tính dục của họ, và họ đã kìm nén nhiều tới mức khi họ thảnh thơi tronh
thiền mọi kìm nén đó bắt đầu trồi lên bề mặt: nó lấy hình dạng đẹp.
Kìm nén bất kì cái gì và bạn sẽ
thấy. Cứ làm cuộc nhịn ăn ba ngày và bạn sẽ đi tới biết điều tôi vừa nó cho bạn.
Chỉ nhịn ăn ba ngày thôi và mọi giấc mơ của bạn sẽ trở thành đầy thức ăn. Và có
mọi khả năng rằng một ngày nào đó trong giấc ngủ của mình bạn sẽ đơn giản bắt đầu
đi, vừa ngủ vừa đi, hướng tới tủ lạnh. Toàn thể tâm trí của bạn sẽ trở thành bị
ám ảnh bởi thức ăn. Do đó tôi nói, đừng kìm nén.
Mọi liệu pháp sẵn có trong đạo
tràng này chỉ là để giúp bạn nôn ra việc kìm nén mà xã hội đã ép buộc lên bạn.
Một khi những kìm nén đó được nôn ra rồi, được tống ra khỏi hệ thống của bạn, một
khi những chất độc đó được lấy ra khỏi hệ thống của bạn, thiền trở thành điều
đơn giản, dễ dàng thế - cũng giống như chiếc lông rơi chầm chậm xuống đất hay
như chiếc lá khô rụng khỏi cây, dần dần, dần dần... Thiền là hiện tượng rất đơn
giản, nó phải vậy, bởi vì nó là tính tự phát của bạn; bạn đang đi tới sự tự
nhiên của bạn. Đi tới tự nhiên phải là dễ dàng, đi xa khỏi tự nhiên phải là khó
khăm. Thiền không khó, nhưng giữa tâm trí bạn và bản thể bạn, có cả nghìn lẻ một
kìm nén điều làm sao lãng bạn.
Lữ tử là phải: cứ quan sát những
sao lãng đó, tỉnh táo. Nếu bạn bị sao lãng và bạn quên mất thiền, đừng lo. Khoảnh
khắc bạn nhớ rằng bạn đã bị sao lãng, lại quay lại, lại bình thản, lại làm cho
tâm yên tĩnh, lại bắt đầu thở im lặng. Đừng cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã bị sao
lãng bởi vì điều đó sẽ là sao lãng khác. Đó là lí do tại sao tôi nói tâm trí là
tinh ranh. Đầu tiên nó làm bạn sao lãng, và thế rồi một khoảnh khắc bạn thấy
ra... mình đang làm gì thế này? Bạn đang thiền, và bạn đã đi tới Vrindavan và bạn
đang ăn và ... bạn đang làm gì? Bạn lôi bản thân bạn đi. Bây giờ bạn bắt đầu cảm
thấy mặc cảm. Điều này là không tốt. Bây giờ cảm giác mặc cảm là sao lãng khác,
bây giờ mặc cảm làm cho bạn cảm thấy khổ - khổ là sao lãng khác. Sao lãng này dẫn
tới sao lãng khác.
Đừng cảm thấy mặc cảm, đừng cảm
thấy giận. Khoảnh khắc bạn thấy bản thân mình bị bắt quả tang, đơn giản quay lại
- không phàn nàn gì. Điều đó là tự nhiên. Trong hàng triệu kiếp bạn đã từng kìm
nén, nó là vậy tự nhiên tâm trí sao lãng. Coi chuyện đó là đương nhiên đi và
quay lại, đem bản thân bạn trở lại với trung tâm của bạn, lặp lại và lặp lại và
lặp lại. Và dần dần, dần dần thời gian ở trung tâm sẽ trở nên ngày càng lớn
hơn, và sao lãng sẽ ngày càng ít hơn. Và một ngày nào đó, đột nhiên chuyện xảy
ra: bạn ở trung tâm và không có sao lãng.
Đây là thành công. Và tại sao
điều này được gọi là thành công? - bởi vì đây là điểm bạn biết rằng bạn là một
Thượng đế, rằng bạn chưa bao giờ là bất kì ai khác, rằng bạn đã rơi vào trong
mơ và đã mơ rằng bạn đã trở thành kẻ ăn xin.
Lười nhác về điều con người có
ý thức, và lười nhác về điều con người vô ý thức cách xa nhau cả nghìn dặm. Lười
nhác vô ý thức là lười nhác thực; lười nhác có ý thức không phải là lười nhác đầy
đủ, vì vẫn có sáng tỏ nào đó trong nó.
Nếu bạn lười, trở nên lười một
cách có ý thức đi. Biết rằng bạn lười. Quan sát sự lười của bạn. Cũng như bạn
quan sát sao lãng, quan sát sự lười của bạn. Ít nhất quan sát không phải là lười,
quan sát không phải là tính lười, cho nên cái gì đó có đó mà không phải là lười.
Chăm chú vào sự không chăm chú của bạn, một điều trong bạn vẫn là chăm chú, cho
nên bạn không hoàn toàn thiếu chú ý. Và mọi hi vọng treo quanh chỗ nhỏ bé không
lười đó, không sao lãng đó. Điểm nhỏ đó giống như hạt mầm. Nó có vẻ nhỏ nhưng nếu
thời gian, kiên nhẫn, được trao cho nó, nó sẽ trở thành cây lớn với tán lá lớn.
Và một ngày nào đó Hoa Vàng sẽ tới.
Sao lãng tới từ việc để cho tâm
trí vẩn vơ loanh quanh; lười nhác tới từ việc tâm trí còn chưa thuần khiết. Sao
lãng là dễ sửa hơn nhiều so với lười nhác. Nó giống như ốm bệnh: nếu người ta cảm
thấy đau và cáu bẳn, người ta có thể giúp họ bằng biện pháp cứu chữa, nhưng lười
nhác giống như bệnh được chăm sóc bởi thiếu hiểu biết.
Sao lãng là dễ giải quyết hơn bởi
vì sao lãng là hướng ra ngoài. Lười nhác là khó hơn vì nó hướng vào trong. Sao
lãng là nam, lười nhác là nữ. Sao lãng, theo chính hoạt động của nó, tạo ra
căng thẳng điều trở thành không thể chịu đựng được, và bạn có thể trở nên nhận
biết về nó một cách dễ dàng. Nhưng lười nhác là rất im lặng, tối; nó không tạo
ra tiếng động, nó đơn giản có đấy. Rất khó trở nên nhận biết về nó. Đầu tiên
người ta phải trở nên nhận biết về sao lãng. Khi mọi sao lãng biến mất, thế thì
người ta trở nên nhận biết về lười nhác. Thế thì toàn thể năng lượng thành sẵn
có để nhìn vào trong, thế thì bạn thấy nó ở đó, giống như tảng đá giữ lấy bạn -
bất hoạt, không sáng tạo. Thế thì quan sát nó.
Và nhớ lấy, quan sát là chìa
khoá duy nhất. Quan sát là thiền - không có gì nhiều hơn thiền. Nó là cái tên
khác cho nhận biết. Và phép màu là ở chỗ khi bạn trở nên nhận biết về cái gì
đó, nhận biết hoàn toàn, nó biến mất. Nó chỉ còn lại nếu bạn không nhận biết.
Vô nhận biết của bạn là thức ăn cho sao lãng, cho lười nhác. Nhận biết của bạn
nghĩa là chúng không còn được nuôi dưỡng nữa, chúng bắt đầu chết đói; sớm hay
muộn chúng cũng khô héo đi theo cách riêng của chúng.
Sao lãng có thể được trung hoà,
lẫn lộn có thể được loại bỏ, nhưng lười nhác và lờ phờ là nặng nề và tăm tối.
Sao lãng và lẫn lộn ít nhất cũng có một chỗ, nhưng trong lười nhác và lờ phờ một
mình phần cái là hoạt động. Trong sao lãng phần đực vẫn hiện diện, nhưng trong
lười nhác bóng tối thuần khiết cai trị. Nếu người ta trở nên ngủ trong thiền,
đó là hiệu quả của lười nhác. Chỉ việc thở phục vụ cho vượt qua lười nhác. Mặc
dầu hơi thở chảy vào và ra qua mũi không phải là hơi thở thực, việc chảy vào và
ra của hơi thở thực xảy ra trong kết nối với nó.
Nếu bạn cảm thấy rất buồn ngủ
trong khi thiền, thế thì bắt đầu quan sát hơi thở của bạn và việc ngủ sẽ biến mất.
Đó là lí do tại sao nhiều sư Phật giáo người làm vipassana bắt đầu chịu đựng chứng
mất ngủ. Tôi đã bắt gặp nhiều người chịu chứng mất ngủ bởi vì họ thực hành
vipassana và họ không nhận biết về nó: nếu bạn quan sát hơi thở của bạn, nó phá
huỷ giấc ngủ của bạn.
Cho nên với các sannyasins tôi
nói: đừng bao giờ thực hành vipassana nhiều hơn hai hay ba giờ một ngày, và ba
giờ đó nên giữa lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn, đừng bao giờ sau mặt trời lặn.
Nếu bạn thực hành vipassana trong đêm bạn sẽ quấy rối giấc ngủ của bạn, và quấy
rối giấc ngủ là quấy rối toàn thể cơ cấu thân thể bạn.
Một sư từ Ceylon được đưa tới
tôi. Trong ba năm anh ta đã không có khả năng ngủ. Một sư chân thành... đó là vấn
đề của anh ta. Tưởng rằng vipassana là vĩ đại thế, anh ta đã thực hành nó hết
ngày nọ tới ngày kia. Ngay cả khi anh ta ở trong giường cảm thấy rằng giấc ngủ
không tới, anh ta lại thực hành vipassana. Bây giờ nếu bạn thực hành vipassana
trên giường, giấc ngủ không thể nào tới được: giấc ngủ chưa bao giờ tới cho người
đang trở nên rất tỉnh táo về hơi thở. Bạn có thể thử nó - nếu bạn cần mất ngủ bạn
có thể thử nó. Quan sát hơi thở là cách tốt nhất để phá huỷ chứng buồn ngủ
trong bạn, bởi vì thở là sống và ngủ là chết; chúng là đối kháng lẫn nhau.
Đứa trẻ bắt đầu đời nó bằng việc
thở. Hành động đầu tiên của sống là thở, và hành động cuối cùng của sống sẽ là
để hơi thở đi ra và không bao giờ thở nữa. Hành động đầu tiên là thở vào và
hành động cuối cùng là thở ra. Khi không có thở chúng ta nói người này chết.
Nhớ điều đó: ngủ cần rằng bạn
quên mọi thứ về việc thở của bạn. Ngủ là cái chết nhỏ, cái chết tí hon - và là
cái chết đẹp, bởi vì nó cho bạn nghỉ ngơi, thảnh thơi và sáng mai bạn sẽ đi ra từ
phòng chết mà tươi tắn, trẻ trung hơn, được làm khoẻ lại.
Quan sát hơi thở của bạn khi bạn
cảm thấy buồn ngủ trong thiền. Và đừng bao giờ làm thiền kiểu đó trong đêm.
Và điều thứ hai có tầm quan trọng
lớn mà kinh này nói tới là: hơi thở này mà chúng ta lấy vào và ra không phải là
hơi thở thực, đây chỉ là phương tiện của hơi thở thực. Hơi thở thực là gì? Ở Ấn
Độ chúng ta gọi nó là prana. Hơi thở này chỉ là ngựa; người cưỡi ngựa là vô
hình. Hơi thở này chỉ là con ngựa của người cưỡi có tên là ‘prana’, lực sống,
hay điều Henri Bergson thường gọi là ‘élan vital - sinh lực’. Nó là vô hình.
Khi bạn lấy hơi thở vào bạn
không chỉ lấy không khí vào, bạn đang lấy sinh khí vào. Không có không khí sinh
khí sẽ biến mất. Sinh khí tồn tại qua không khí; nó là phần vô hình của không
khí. Hơi thở giống như hoa và sinh khí giống như hương thơm bao quanh nó. Khi bạn
thở có quá trình kép diễn ra. Do đó yoga trở nên rất quan tâm tới pranayama.
Pranayama nghĩa là sự mở rộng của hơi thở. Hơi thở của bạn càng đi sâu, bạn
càng trở nên sống động sâu hơn; hơi thở của bạn càng tốt, bạn sẽ càng có khả
năng sống lâu hơn. Yoga trở nên rất quan tâm tới bí mật này. Tiên đan là ở
trong hệ thống của việc thở. Người ta có thể sống rất lâu. Người yogis đã sống
lâu nhất.
Tôi không bảo bạn sống lâu bởi
vì bạn có thể sống cuộc sống dài nhưng ngu xuẩn. Chiều dài không phải là vấn đề
chút nào; sự mãnh liệt, chiều sâu, mới là vấn đề. Tôi không quan tâm tới việc sống
lâu. Phỏng có ích gì? Nếu bạn ngu thì chết sớm hơn là tốt hơn.
Genghis Khan một lần hỏi một
người trí huệ lớn, “Ông nói gì - người ta có nên sống lâu không? Người ta có
nên làm cái gì đó để sống lâu không? Sống là phúc lành hay không?”
Người trí huệ nói, “Tâu bệ hạ,
điều đó còn tuỳ. Chẳng hạn, nếu ngài sống lâu điều đó sẽ rất tệ. Nếu ngài chết
sớm thì sẽ là phúc lành lớn. Nếu ngài ngủ hai mươi bốn giờ một ngày điều đó sẽ
là thực sự vĩ đại, bởi vì sẽ ít có rắc rối hơn trên thế giới.”
Điều đó là tuỳ. Nhưng yoga đã
trở nên rất quan tâm tới sống lâu dường như điểu đó trong bản thân nó đã là mục
đích. Và đó là chỗ yoga bị lạc: nó trở nên ngày càng triết lí hơn - mối quan
tâm cả nó trở nên được hội tụ và cái gì đó không quan trọng.
Nhưng bí mật này có đó - nó là
trong hơi thở. Hơi thở là phương tiện của hai năng lượng: một năng lượng là không
khí thấy được, không khí hữu hình có chứa ôxi; và ở đâu đó quanh ô xi là sinh
khí, prana, cái làm cho bạn ngày một sống động sâu sắc hơn, bắt lửa với sinh
khí. Cho nên bất kì khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ, quan sát hơi thở của bạn và
buồn ngủ sẽ biến mất. Và bởi vì hơi thở mà nhiều sinh khí hơn sẽ đi vào trong bạn;
lười nhác của bạn sẽ biến mất.
Khi ngồi, do vậy người ta bao
giờ cũng giữ tâm yên tĩnh và năng lượng được tập trung. Làm sao tâm có thể được
làm yên tĩnh? Bởi việc thở.
Lần nữa, “Bởi việc thở.” Thở đã
vận hành như một trong những kĩ thuật lớn lao nhất.
Chỉ tâm mới phải ý thức tới việc
chảy vào và ra của hơi thở…
Cứ quan sát hơi thở đi vào, hơi
thở đi ra. Trong chính việc quan sát đó giấc ngủ của bạn sẽ biến mất, lười nhác
của bạn sẽ biến mất, và bạn sẽ cảm thấy được định tâm.
Thở có thể được quan sát ở hai
điểm: hoặc chỏm mũi nơi không khí chạm vào chỗ vào đầu tiên của thân thể bạn,
hoặc ở trung tâm cuối cùng, tại trung tâm rốn, nơi hơi thở đi và làm cho bụng bạn
phình lên xẹp xuống. Đây là hai trung tâm mà bạn có thể quan sát.
Mới hôm nọ ai đó đã hỏi, “Osho
ơi, quan sát chỏm mũi là tốt, nhưng với mũi người Do Thái thì sao?” Thực ra,
duy nhất người Do Thái mới có mũi, những người khác chỉ tin là họ có. Nếu bạn
có cái mũi Do Thái thế thì quan sát chỏm mũi nơi khí đi vào. Mũi người Do Thái
có ích mênh mông trong thiền như vậy. Cảm thấy hạnh phúc là bạn có cái mũi Do
Thái đi. Và ít nhất năm mươi phần trăm người ở đây có mũi Do Thái vì năm mươi
phần trăm người ở đây là người Do Thái.
Đọc câu hỏi tôi thực sự ngạc
nhiên bởi vì thế thì tôi trở nên rất quan tâm tới Thầy Lữ tử và những người
Trung Quốc của ông ấy, người mà ông ấy đã cho phương pháp này. Họ không có mũi
chút nào! Phải đã thực sự khó cho họ quan sát chỏm mũi. Chỏm nào?
Chỉ tâm mới phải ý thức tới việc
chảy vào và ra của hơi thở; nó phải không được nghe bằng tai. Nếu nó không được
nghe, thế thì việc thở là sáng; nếu sáng, nó là thuần khiết. Nếu nó có thể được
nghe, thế thì năng lượng thở là thô; nếu thô, thế thì nó bị rắc rối; nếu nó bị
rắc rối, thế thì lười nhác và lờ phờ phát triển và người ta muốn ngủ. Điều đó
là hiển nhiên.
Làm sao dùng tâm cho đúng trong
việc thở phải được hiểu. Nó là việc dùng mà không dùng.
Nỗ lực phi nỗ lực, công phu
không có công phu, đường vô lộ, cổng vô môn - đây là những cách diễn đạt của Đạo
và Thiền. Bạn phải làm cái gì đó mà không có nỗ lực, không gắng sức.
Cho nên Thầy nói:
Nó là việc dùng mà không dùng.
Người ta chỉ phải để cho ánh sáng rơi rất nhẹ lên việc nghe.
Bạn ở trong buông bỏ.
Đó là khác biệt giữa yoga và Đạo:
yoga là con đường của ý chí và Đạo là con đường của buông xuôi. Yoga nói thở
theo cách này, lấy việc thở ngần này sâu bên trong, giữ nó ở đó cho lâu chừng
này, thế rồi thở ra sâu, thế rồi giữ nó ở ngoài cho lâu - làm hình mẫu nào đó
qua ý chí; Đạo nói để cho nó xảy ra.
Người ta chỉ phải để cho ánh
sáng rơi rất nhẹ lên việc nghe.
Cũng như bạn đang nghe tôi, lời
của tôi rơi vào tai bạn: bạn không cần nhảy lên chúng, bạn không cần lôi chúng
vào - không có nhu cầu. Bạn đơn giản vẫn còn chăm chú, im lặng, sẵn có, cởi mở.
Câu này chứa một nghĩa bí mật.
Để cho ánh sáng rơi xuống có nghĩa gì? Nó là việc toả ra tự phát của nhãn
quang. Mắt chỉ nhìn vào trong và không ra ngoài. Cảm thấy sáng mà không nhìn ra
ngoài nghĩa là nhìn vào trong…
Bất kì khi nào bạn ở trong một
loại buông bỏ bạn sẽ cảm thấy ánh sáng lớn bên trong bạn.
Điều đó xảy ra một cách tự động
trong buông bỏ. Khi bạn buông xuôi theo sự tồn tại bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ
nhàng bên trong - một ánh sáng lớn bên trong và vui sướng lớn bên ngoài. Nó xảy
ra một cách tự nhiên. Và khi bạn cảm thấy sự sáng đó bên trong đây là điều được
ngụ ý bởi nhìn vào trong.
Cảm thấy sáng mà không nhìn ra
ngoài nghĩa là nhìn vào trong; nó không liên quan gì tới việc nhìn thực tế bên
trong. Việc nghe nghĩa là gì? Nó là việc nghe tự phát của nhĩ quang. Tai lắng
nghe chỉ bên trong và không lắng nghe điều ở bên ngoài. Cảm thấy sáng mà không
lắng nghe điều ở bên ngoài là lắng nghe ở bên trong…
Khi bạn bắt đầu cảm thấy ánh
sáng đằng sau mắt bạn và bên trong tai bạn, sâu bên trong bạn, một nguồn của
riêng bạn, thế thì bạn được lắng đọng, định tâm, thế thì tâm yên tĩnh. Và thế
thì bạn ở trong thế giới vậy mà bên ngoài nó. Đây là siêu việt.
…nó chẳng liên quan gì tới việc
nghe thực tại điều ở bên trong. Trong loại nghe này, người ta chỉ nghe cái
không có âm thanh; trong loại thấy này, người ta chỉ thấy cái vô hình dạng có
đó.
Bạn sẽ không thấy hình dạng
nào, bạn sẽ không nghe âm thanh nào bên trong; bạn sẽ chỉ thấy ánh sáng im lặng
- âm thanh vô âm, ánh sáng vô hình dạng. Do đó Thượng đế được định nghĩa là âm
thanh vô âm, hình dạng vô dạng.
Nếu mắt không nhìn ra ngoài và
tai không khao khát bên ngoài, chúng tự đóng chúng lại và thiên về chìm vào bên
trong. Chỉ khi người ta nhìn và khao khát bên trong thì cơ quan này không đi ra
ngoài không chìm vào trong. Theo cách này lười nhác và lờ phờ được tránh xa. Đó
là hợp nhất của hạt mầm và ánh sáng của nhật và nguyệt.
Nếu việc nghe của bạn là ở bên
trong, việc thấy của bạn là ở bên trong - và điều đó nghĩa là bạn đang cảm thấy
ánh sáng vô hình dạng, âm thanh vô âm, âm nhạc im lặng bên trong - người đàn
ông và đàn bà bên trong của bạn đã gặp gỡ. Đây là hợp nhất, cực thích toàn bộ,
unio mystica.
Nếu, xem như kết quả của lười
nhác, người ta trở nên buồn ngủ, người ta nên đứng dậy và bước quanh. Khi tâm
trí đã trở nên rõ ràng người ta nên ngồi xuống lần nữa. Trong tiến trình thời
gian sẽ có thành công mà người ta không trở nên lười nhác và rơi vào giấc ngủ.
Những lời kinh này phải được thực
hành: ở bên ngoài phải thực hành làm nỗ lực để đi vào trong các bí mật của những
lời kinh này, ở bên ngoài phải ráng sức học buông xuôi và ở trong buông bỏ.
Đủ cho hôm nay.