Read more
Phải làm gì với sợ?
Phải làm gì với sợ? Tôi cảm thấy mệt mỏi bị nó lôi đi quanh. Nó có thể bị làm chủ hay bị làm tiêu tan đi không? Làm thế nào?
Câu hỏi này là của Ramananda.
Nó không thể bị tiêu tan, nó
không thể bị làm chủ, nó chỉ có thể được hiểu. ‘Hiểu biết’ là từ khoá ở đây. Và
chỉ hiểu biết mới đem lại chuyển hoá, không cái gì khác. Nếu bạn cố gắng làm chủ
sợ hãi của mình, nó sẽ vẫn còn bị đè nén, nó sẽ đi sâu bên trong bạn. Nó sẽ
không có ích, nó sẽ làm phức tạp vấn đề lên. Nó đang trên bề mặt, bạn có thể
kìm nén nó - đó là điều làm chủ là gì. Bạn có thể đè nén nó; bạn có thể đè nén
nó sâu đến mức nó biến mất khỏi tâm thức của bạn hoàn toàn. Thế thì bạn sẽ chẳng
bao giờ nhận biết được về nó, nhưng nó sẽ có đó trong tầng hầm, và nó sẽ có sức
hút. Nó sẽ xoay xở, nó sẽ thao tác bạn, nhưng nó sẽ thao tác bạn theo cách gián
tiếp mà bạn sẽ không trở nên nhận biết về nó. Nhưng thế thì nguy hiểm đã đi sâu
hơn rồi. Bây giờ bạn thậm chí không thể nào hiểu được nó.
Cho nên sợ không cần phải được
làm chủ - nó phải không bị làm tiêu tan. Nó không thể bị làm tiêu tan nữa, bởi
vì sợ hãi có chứa một loại năng lượng và không năng lượng nào có thể bị phá huỷ.
Bạn có thấy rằng trong sợ hãi, bạn có thể có năng lượng mênh mông không? – Cũng
hệt như bạn có thể có trong giận dữ; chúng cả hai đều là hai khía cạnh của cùng
một hiện tượng năng lượng. Giận dữ là năng lượng hung hăng còn sợ hãi là năng
lượng không hung hăng. Sợ hãi là giận dữ trong trạng thái tiêu cực; giận dữ là sợ hãi trong trạng thái tích cực. Khi bạn giận dữ, bạn chẳng quan sát thấy bạn
trở nên mạnh mẽ đến đâu, bạn có năng lượng lớn đến đâu đó sao? Bạn có thể ném một
tảng đá lớn khi bạn đang giận dữ; bình thường bạn thậm chí không thể nào lay nổi
nó. Bạn trở nên lớn gấp ba, gấp bốn lần khi bạn đang giận dữ. Bạn có thể làm những
việc nào đó mà bạn không thể làm nổi nếu không giận dữ.
Hay, trong sợ hãi, bạn có thể
chạy nhanh đến mức ngay cả vận động viên Olympic cũng cảm thấy ghen tị. Sợ hãi
tạo ra năng lượng; sợ hãi là năng lượng, và năng lượng thì không thể bị huỷ diệt.
Không một giọt năng lượng nào có thể bị huỷ bỏ khỏi sự tồn tại cả. Điều này cần
phải được ghi nhớ thường xuyên, nếu không bạn sẽ làm điều gì đó sai sót. Bạn
không thể phá huỷ được bất kì cái gì, bạn chỉ có thể làm thay đổi hình dạng của
nó. Bạn không thể phá huỷ một hạt sỏi nhỏ; một nguyên tử cát nhỏ bé cũng không
thể nào bị huỷ diệt, nó sẽ chỉ thay đổi hình dạng. Bạn không thể huỷ diệt một
giọt nước. Bạn có thể biến nó thành băng, bạn có thể làm bay hơi nó, những nó vẫn
còn. Nó sẽ còn ở đâu đó, nó không thể nào thoát ra ngoài sự tồn tại được.
Bạn cũng không thể huỷ bỏ sợ hãi.
Và điều đó đã được làm qua nhiều thời đại - người ta đã cố gắng huỷ bỏ sợ hãi,
cố gắng huỷ bỏ giận dữ, cố gắng huỷ bỏ dục, cố gắng huỷ bỏ tham lam, thế này thế
khác. Toàn bộ thế giới cứ liên tục làm việc đó, và đâu là kết quả? Con người đã
trở thành đống lộn xộn. Chẳng cái gì bị huỷ bỏ cả, tất cả vẫn còn đó; chỉ mọi
thứ là bị làm lộn xộn lên. Không cần phải huỷ bỏ thứ gì bởi vì ngay đầu tiên, chẳng
cái gì có thể bị huỷ bỏ cả.
Thế thì phải làm gì đây? Bạn phải
hiểu sợ hãi. Sợ hãi là gì? Nó nảy sinh như thế nào? Nó tới từ đâu? Thông điệp của
nó là gì? Nhìn vào trong nó - và không có bất kì đánh giá nào, chỉ thế thì bạn mới
hiểu được. Nếu bạn đã có ý tưởng rằng sợ hãi là sai, rằng phải không nên thế -
“Mình phải không nên sợ,” - thế thì bạn không thể nào nhìn được. Làm sao bạn có
thể đương đầu với sợ hãi được?
Làm sao bạn có thể nhìn vào
trong mắt của sợ hãi khi bạn đã quyết định rằng nó là kẻ thù của bạn? Không ai
nhìn vào mắt của kẻ thù. Nếu bạn nghĩ nó là cái gì đó sai trái, thế thì bạn sẽ
cố gắng bỏ qua nó, tránh né nó, quên lãng nó. Bạn sẽ cố gắng không gặp nó,
nhưng nó sẽ vẫn còn đó. Điều này chẳng ích gì.
Trước hết vứt tất cả các kết
án, phán xét, đánh giá đi. Sợ hãi là thực tại. Nó phải được đối diện, nó phải
được hiểu. Và chỉ qua hiểu biết nó mới có thể được biến đổi. Trong thực tế, nó
được biến đổi qua hiểu biết. Không cần phải làm bất kì cái gì khác; hiểu biết sẽ
biến đổi nó.
Sợ hãi là gì? Trước hết: sợ hãi
bao giờ cũng bao quanh ham muốn nào đó. Bạn muốn trở thành người nổi tiếng, người
nổi tiếng nhất trên thế giới - thế thì có sợ hãi. Điều gì xảy ra nếu bạn không
thể làm được điều đó? - sợ hãi tới. Bây giờ sợ hãi tới như sản phẩm phụ của ham
muốn: bạn muốn trở thành người giầu nhất trên thế giới. Điều gì xảy ra nếu bạn
không thành công? Bạn bắt đầu run rẩy; sợ hãi tới. Bạn sở hữu người đàn bà: bạn
sợ rằng ngày mai bạn có thể không còn sở hữu nữa, cô ấy có thể đi với ai đó
khác. Cô ấy vẫn còn sống động, cô ấy có thể đi. Chỉ người phụ nữ chết mới không
đi; cô ấy vẫn còn sống động. Bạn có thể sở hữu chỉ mỗi cái xác - thế thì không
có sợ hãi, cái xác vẫn đấy. Bạn có thể sở hữu đồ đạc, thế thì không có sợ hãi.
Nhưng khi bạn cố gắng sở hữu con người thì sợ hãi tới. Ai mà biết được, hôm qua
cô ấy còn chưa phải là của bạn, hôm nay cô ấy là của bạn... Ai mà biết được -
ngày mai cô ấy sẽ là của ai đó khác. Sợ hãi nảy sinh. Sợ hãi đang nảy sinh từ
ham muốn sở hữu, nó là sản phẩm phụ; bởi vì bạn muốn sở hữu, do đó mới có sợ
hãi. Nếu bạn không muốn sở hữu, thế thì không có sợ hãi. Nếu bạn không có ham
muốn rằng bạn sẽ thích được là cái này cái nọ trong tương lai, thế thì không có
sợ hãi. Nếu bạn không muốn lên cõi trời thì chẳng có sợ hãi, thế thì tu sĩ
không thể làm cho bạn sợ được. Nếu bạn không muốn đi bất kì đâu, thế thì không
ai có thể làm bạn sợ được.
Nếu bạn bắt đầu sống trong khoảnh
khắc này, sợ hãi biến mất. Sợ hãi tới qua ham muốn. Cho nên về cơ bản, ham muốn
tạo ra sợ hãi. Nhìn vào trong nó đi. Bất kì khi nào có sợ hãi, nhìn vào chỗ nó đang
tới - ham muốn gì đang tạo ra nó – và thế rồi thấy cái vô ích của nó. Làm sao bạn
có thể sở hữu người đàn bà hay đàn ông được? Đấy là ý tưởng ngu đần thế, xuẩn
ngốc thế. Người ta chỉ sở hữu được các vật, không sở hữu được con người.
Con người là tự do. Con người đẹp
đẽ bởi vì tự do. Con chim đẹp đẽ tung cánh trên bầu trời: bạn nhốt nó vào lồng
- nó không còn là cùng con chim đó nữa. Bầu trời đâu rồi? Mặt trời đâu rồi? Các
cơn gió đâu rồi? Những đám mây đâu rồi? Tự do trên đôi cánh đâu rồi? Tất cả đã
biến mất. Đây không phải là cùng con chim ấy nữa. Bạn yêu người đàn bà bởi vì
cô ấy tự do. Thế rồi bạn nhốt cô ấy lại: thế rồi bạn đến toà án và bạn cưới
nhau, và bạn làm một cái lồng đẹp, có thể là bằng vàng, khảm cả kim cương, bao
quanh cô ấy, nhưng cô ấy không còn là cùng người phụ nữ đó nữa. Và bây giờ sợ
hãi tới. Bạn sợ, sợ bởi vì người phụ nữ này có thể không thích cái lồng đó. Cô ấy
có thể ao ước được tự do trở lại. Và tự do là giá trị cuối cùng, người ta không
thể loại bỏ nó.
Con người tạo nên từ tự do, tâm
thức tạo nên từ tự do. Cho nên chẳng chóng thì chầy người phụ nữ sẽ bắt đầu cảm
thấy chán, chán ngấy. Cô ấy sẽ bắt đầu đi tìm ai đó. Bạn sợ. Sợ hãi của bạn tới bởi
vì bạn muốn sở hữu - nhưng tại sao ngay từ đầu bạn muốn sở hữu? Đừng sở hữu, và
thế thì không có sợ hãi. Và khi không có sợ hãi, nhiều năng lượng bị vướng vào,
bị cột vào, bị khoá vào trong sợ hãi lại thành có sẵn, và năng lượng đó có thể
trở thành sáng tạo của bạn. Nó có thể trở thành điệu vũ, lễ hội.
Bạn sợ chết sao? Phật nói: Bạn
không thể chết được, bởi vì ngay chỗ đầu tiên, bạn không có đó. Làm sao bạn có
thể chết được? Nhìn vào bản thể mình, đi sâu vào trong nó đi. Nhìn xem, ai có
đó để mà chết? - Và bạn sẽ chẳng tìm thấy bất kì bản ngã nào ở đó cả. Không có
khả năng nào cho cái chết cả. Duy nhất ý tưởng về bản ngã là tạo ra sợ hãi chết.
Khi không có bản ngã thì không có cái chết. Bạn là im lặng hoàn toàn, bất tử,
vĩnh hằng – không phải như bạn, mà là như bầu trời rộng mở, không bị ô uế bởi bất
kì ý tưởng nào về cái ‘tôi’ cả, về cái ngã – không bờ bến, không xác định. Thế
thì không có sợ hãi.
Sợ hãi tới bởi vì có các thứ
khác, Ramananda à. Bạn sẽ phải nhìn vào trong những thứ này, và việc nhìn vào
trong chúng sẽ bắt đầu làm thay đổi mọi thứ. Cho nên xin đừng hỏi làm sao có thể
làm chủ hay làm tiêu tan nó. Nó không bị làm chủ, nó không bị tiêu tan đâu. Nó
không thể bị làm chủ được và nó không thể bị tiêu tan được; nó chỉ có thể được
hiểu. Hãy để hiểu biết là luật duy nhất của bạn đi.