Read more
Osho - Bạn là người
ngu hay người khôn?
Thầy nói rằng Lão Tử là người hiếm hoi nhất
trong những người tìm kiếm. Thế thì làm sao thầy gọi ông ấy là toàn bộ?
Ông ấy là người hiếm hoi nhất
trong những người tìm kiếm bởi vì ông ấy là toàn bộ. Tâm trí sợ tính toàn bộ,
tâm trí bao giờ cũng tìm sự hoàn hảo. Tâm trí là kẻ cầu toàn.
Cố hiểu hai chiều hướng này:
chiều hướng của hoàn hảo và chiều hướng của toàn bộ. Với hoàn hảo, bản ngã có
thể tồn tại hoàn hảo; trong thực tế, nó không thể tồn tại mà không có chiều
hoàn hảo. Bản ngã bao giờ cũng cố gắng ngày một hoàn hảo hơn, và khi bạn muốn
là hoàn hảo thì bạn phải chọn - bạn không thể toàn bộ được. Nếu bạn muốn khôn,
bạn phải chọn: bạn phải bỏ ngu đi, bạn phải tranh đấu chống lại dốt nát. Và nếu
bạn muốn khôn hoàn hảo, bạn phải cắt bỏ đi tất cả mọi khả năng về dốt nát, về
ngu xuẩn, về điên khùng.
Nhưng con người toàn bộ hoàn
toàn khác. Người đó là khôn trong cái ngu; người đó là ngu trong cái khôn của
mình. Người đó biết rằng mình là kẻ dốt nát - đó là cái khôn của người đó.
Trong người đó các mặt đối lập gặp gỡ. Lão Tử nói: mọi người dường như khôn chỉ
trừ ta. Ta dường như là ngu. Mọi người đều đang cố gắng là khôn, cố gắng là có
hiểu biết, cố gắng là thông minh - cắt xén, che giấu, kìm nén cái ngu. Nhưng
cái ngu có vẻ đẹp của riêng nó - nếu nó có thể được nối cùng với cái khôn. Thế
thì khôn là toàn bộ. Và con người khôn ngoan vĩ đại nhất theo chiều hướng toàn
bộ thì bao giờ cũng là người ngu nữa. Họ đơn giản và hồn nhiên tới mức họ có vẻ
như ngu ngốc. Lão Tử phải đã nhìn vào cái ngu của nhiều người. Ông ấy là vậy;
ông ấy là cả hai. Và đó là điều khó khăn: tâm trí tìm kiếm sự hoàn hảo. Ai sẽ tới
với Lão Tử? Không ai muốn vừa ngu vừa khôn cả. Và bạn thậm chí cũng không thể
nào hiểu nổi làm sao người ta lại có thể là cả hai. Làm sao người ta có thể là
cả hai được?
Người ta kể lại rằng một nhà
huyền môn Sufi đi chu du và tới một thành phố. Và tên tuổi của ông ta đã tới đó
từ trước khi ông ta tới, danh tiếng của ông ta mọi người đều đã biết. Cho nên mọi
người tụ tập lại và nói, "Xin thầy giảng điều gì đó cho chúng tôi."
Nhà huyền môn này nói, "Ta
không phải là người khôn, bởi vì ta ngu nữa. Quí vị sẽ bị lẫn lộn bởi giáo huấn
của ta, cho nên tốt hơn cả là để cho ta im lặng." Nhưng ông ta càng cố gắng
tránh nó, thì họ lại càng nài nỉ hơn, họ lại càng trở nên bị hấp dẫn bởi cá
tính của ông ta.
Cuối cùng ông ta đành nhường và
ông ta nói, "Thôi được rồi. Thứ sáu này ta sẽ tới nhà thờ Mô ha mét
giáo..." Đó là một làng Mô ha mét giáo."... và các vị muốn ta nói
gì?"
Họ nói, "Tất nhiên là về
Thượng đế."
Thế là ông ta tới - cả làng tụ
tập lại, ông ta đã tạo ra xúc động thế. Ông ta đứng tại bục giảng kinh và hỏi một
câu hỏi, "Quí vị có biết gì về điều ta định nói về Thượng đế không?"
Dân làng tất nhiên đáp lại,
"Không, chúng tôi không biết thầy định nói gì."
"Vậy thì," ông ta
nói, "điều đó là vô dụng, bởi vì nếu quí vị không biết chút nào, quí vị sẽ
không có khả năng hiểu được. Một chút ít chuẩn bị là cần thiết, mà quí vị lại
hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì cả. Điều đó sẽ là vô ích và ta sẽ không
nói." Ông ta bỏ đi khỏi nhà thờ.
Dân làng lấy làm lúng túng: phải
làm gì? Họ thuyết phục ông ấy tới vào thứ sáu sau. Thứ sáu tới ông ấy lại tới.
Ông ấy hỏi cùng câu hỏi ấy; mọi dân làng đều sẵn sàng. Ông ấy hỏi, "Quí vị
có biết điều ta định nói với các vị không?"
Họ nói, "Có chứ, tất nhiên
rồi."
Thế là ông ấy nói, "Thế
thì chẳng cần phải nói nữa. Nếu quí vị đã biết rồi - chấm dứt. Sao lại phải làm
phiền ta một cách không cần thiết và phí thời gian của quí vị làm gì?" Ông
ấy bỏ nhà thờ đi.
Dân làng hoàn toàn phân vân: phải
làm gì với con người này đây? Nhưng bây giờ mối quan tâm của họ sắp phát điên.
Ông ấy phải che giấu điều gì đó! Cho nên họ lại thuyết phục ông ấy bằng cách
nào đó.
Ông ấy tới, và lần nữa ông ấy lại
hỏi cùng câu hỏi cũ, "Quí vị có biết ta định nói gì không?"
Bây giờ dân làng đã trở nên
chút ít khôn hơn. Họ nói, "Một nửa chúng tôi biết, một nửa chúng tôi không
biết."
Nhà huyền môn nói, "Thế
thì không có nhu cầu. Những người biết có thể nói cho những người không biết."
Đây là người khôn và ngu - người
đó có vẻ ngu nhưng người đó lại rất khôn trong cái ngu của mình; người đó trông
có vẻ rất khôn nhưng người ấy lại hành xử như kẻ ngu. Nếu bạn hiểu cuộc sống, bạn
càng đi sâu hơn bạn sẽ càng hiểu hơn rằng cái toàn thể mới đáng chọn lựa. Điều
đó nghĩa là không có nhu cầu chọn. Việc chọn sẽ chặt cắt cái toàn thể ra và bất
kì cái gì bạn thu được cũng đều là mẩu mảnh và chết. Khôn và ngu là cùng nhau
trong cuộc sống; nếu bạn cắt chúng ra thế thì khôn sẽ tách ra và ngu sẽ tách
ra, nhưng cả hai sẽ chết. Nghệ thuật lớn lao nhất của cuộc sống là để cho chúng
trưởng thành cùng nhau theo quân bình đến mức mà cái khôn của bạn mang phẩm chất
nào đó của cái ngu, cái ngu của bạn mang phẩm chất nào đó của cái khôn. Thế thì
bạn là toàn bộ.
Đó là lí do tại sao: người hiếm
hoi nhất là người tìm kiếm sẽ tới với Lão Tử. Ông ấy sẽ dường như là ngớ ngẩn bởi
vì đôi khi ông ấy sẽ hành xử như người khôn và đôi khi ông ấy sẽ hành xử như người
ngu. Và bạn không thể dựa vào ông ấy được, và ông ấy không thể dự đoán được, và
không ai biết được ông ấy định làm gì vào khoảnh khắc tiếp - ông ấy sống khoảnh
khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Và bạn không thể làm ra học thuyết từ ông ấy được:
ông ấy không phải là người khôn, ông ấy là người ngu nữa. Cái ngu đó sẽ quấy rối
bạn. Và ông ấy bao giờ cũng không nhất quán - trên bề mặt. Tất nhiên, sâu bên
dưới tồn tại sự nhất quán, tuyệt đối nhất quán: ông ấy nhất quán tới mức cái
khôn và ngu của ông ấy cũng nhất quán, nhưng để hiểu được điều đó thì bạn phải
đi sâu hơn vào con người này. Chỉ quen biết trên bề mặt sẽ chẳng có tác dụng,
chỉ quen thuộc sẽ không có tác dụng; bạn sẽ cần satsang. Bạn sẽ phải trong tham
dự sâu với sự hiện hữu của ông ấy, chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu được
tính toàn bộ.
Phật là khôn, Mahavira là khôn.
Bạn không thể tìm ra một chút ít ngu nào trong họ, họ là hoàn hảo. Lão Tử thì
không, Trang Tử thì không, Liệt Tử thì không. Họ là mâu thuẫn, ngược đời, nhưng
đấy là chỗ cái đẹp của họ hiện hữu. Phật là đơn điệu. Nếu bạn hiểu Phật hôm nay
thì bạn đã hiểu Phật hôm qua và bạn đã hiểu ngày mai của ông ấy nữa. Ông ấy là
một điều nhất quán - rõ ràng, logic, đi theo đường thẳng, tuyến tính.
Nhưng Lão Tử dích dắc, ông ấy
chạy như người điên. Bạn sẽ hiểu, khi chúng ta đi vào châm ngôn của ông ấy; bạn
sẽ hiểu rằng ông ấy chạy như người điên. Khẳng định của ông ấy không tạo ra
nghĩa trên bề mặt. Chúng là những phát biểu nhạy cảm nhất, nhưng để biết tới
nghĩa này bạn sẽ phải thay đổi hoàn toàn. Phật là trên bề mặt - logic, hợp lí;
bạn có thể hiểu ông ấy mà không trở thành thiền nhân; không tuôn chảy vào trong
sự hiện hữu của ông ấy bạn vẫn có thể hiểu được ông ấy. Ông ấy là có thể hiểu
được; nhưng không thế với Lão Tử. Tính toàn bộ này... Lão Tử chấp nhận thế giới
này và thế giới khác, và ông ấy chấp nhận toàn bộ. Ông ấy không bận tâm về thế
giới khác; ông ấy biết rằng thế giới khác đang phát triển ra từ thế giới này -
cái kia đang phát triển ra từ cái này, cho nên sao phải bận tâm về nó? Sống cái
này đẹp nhất có thể được đi, toàn bộ nhất có thể được đi, và cái kia sẽ tới từ
nó một cách tự nhiên. Nó sẽ là phát triển tự nhiên.
Nếu bạn gặp Lão Tử thì ông ấy sẽ
gây phân vân. Lúc này ông ấy sẽ nói điều gì đó, lúc khác ông ấy sẽ nói điều gì
đó khác; ông ấy sẽ khẳng định một câu và trong câu tiếp ông ấy sẽ mâu thuẫn lại
nó. Đó là lí do tại sao chỉ rất hiếm người tìm kiếm mới đạt tới ông ấy; đó là
lí do tại sao không tồn tại tôn giáo có tổ chức cho Lão Tử. Nó không thể tồn tại
được. Chỉ cá nhân người tìm kiếm mới có thể đạt tới ông ấy bởi vì tôn giáo có tổ
chức phải là những người cầu toàn, phải tương ứng với tâm trí, phải tương ứng với
bạn; bởi vì tôn giáo có tổ chức có nghĩa là tôn giáo quan tâm nhiều hơn tới đám
đông, quan tâm nhiều hơn tới quần chúng. Nó phải tồn tại với quần chúng và với
đám đông.
Lão Tử có thể vẫn còn không tì
vết, thuần khiết. Ông ấy không thoả hiệp. Tính toàn bộ của ông ấy trở thành
không thể nào hiểu nổi - đó là lí do tại sao hiếm người tìm kiếm đạt tới ông ấy,
bởi vì ông ấy là toàn bộ.
Người càng toàn bộ thì người đó
càng trở thành không thể nào hiểu nổi, bởi vì người đó càng trở thành giống Thượng
đế. Người đó không rõ ràng. Người đó không giống như khu vườn do con người tạo
ra; người đó là vùng hoang vu, rừng rậm, không qui tắc, không kế hoạch, một sự
phát triển hoang dã, ngoài ý muốn. Đó là cái đẹp. Dù khu vườn do con người trồng
có đẹp đến đâu, thì con người rõ ràng có đó, bàn tay con người rõ ràng có đó. Mọi
thứ đều được con người lập kế hoạch, cắt xén, gieo trồng - đối xứng, và mọi thứ.
Nhưng trong rừng hoang bạn không có đối xứng nào, bạn không thấy logic nào. Nếu
Thượng đế là người làm vườn, ngài phải là kẻ điên. Sao ngài cho phát triển rừng
như vậy? Phật giống như người làm vườn, người làm vườn của cung điện hoàng gia;
Lão Tử giống như rừng hoang: bạn có thể bị lạc trong nó. Bạn sẽ cảm thấy sợ và
nguy hiểm sẽ ẩn nấp tại mọi bước đi và mọi cái bóng sẽ gây cho bạn kinh hoàng đến
chết. Đó là lí do tại sao Khổng Tử nói: Chớ có lại gần ông ta. Không ai biết lối
của ông ấy cả. Hoặc là ông ấy điên hoặc ông ấy là con người khôn ngoan nhất.
Nhưng chẳng ai biết ông ấy là ai cả.