Read more
Phật thì độc lập
- Bạn là phụ thuộc - Còn Lão Tử thì tương thuộc
Có ba từ cần nhớ: một là phụ
thuộc, từ nữa là độc lập và từ thứ ba là tương thuộc.
Phật là độc lập. Bạn là phụ thuộc:
chồng phụ thuộc vợ, bố phụ thuộc con, cá nhân phụ thuộc xã hội - hàng nghìn sự
phụ thuộc. Bạn là phụ thuộc. Vị phật đứng như đỉnh cao - độc lập. Ông ấy đã cắt
hết mọi mối dây buộc với thế giới này: với vợ, với con, với bố - mọi thứ ông ấy
đều cắt bỏ. Ông ấy đã từ bỏ tất cả - cây cột trụ độc lập. Bạn là một phần; phật
là một phần, phần khác. Bạn có thể xấu - ông ấy đẹp. Nhưng cái đẹp của ông ấy
chỉ tồn tại bởi vì cái xấu của bạn. Nếu bạn biến mất thì vị phật cũng sẽ biến mất.
Ông ấy trông trí huệ bởi vì ngu xuẩn của bạn; nếu bạn trở nên trí huệ thì ông ấy
sẽ không còn trí huệ nữa.
Lão Tử là hiện tượng tương thuộc
- bởi vì cuộc sống là tương thuộc. Bạn không thể phụ thuộc, bạn không thể độc lập
- cả hai đều là cực đoan. Chỉ ở chính giữa, nơi cuộc sống là quân bình, mới là
tương thuộc. Mọi thứ đều tồn tại với các thứ khác, mọi thứ đều tương thuộc. Làm
đau một đoá hoa và bạn làm đau cả vì sao. Mọi thứ đều tương thuộc, không cái gì
tồn tại như hòn đảo cả. Nếu bạn cố gắng tồn tại như một hòn đảo - điều đó là có
thể, nhưng điều đó sẽ là hiện tượng siêu nhiên, gần như huyền thoại, giấc mơ.
Lão Tử tin vào tương thuộc. Ông ấy nói: Coi mọi thứ như nó đang thế, đừng chọn
lựa.
Điều đó dường như đơn giản vậy
mà lại là điều khó nhất, bởi vì tâm trí bao giờ cũng muốn chọn lựa. Tâm trí sống
qua chọn lựa. Nếu bạn không chọn lựa, tâm trí bị loại bỏ. Đây là cách thức của
Lão Tử. Làm sao loại bỏ tâm trí? - đừng chọn lựa! Đó là lí do tại sao ông ấy lại
chưa bao giờ mô tả bất kì cách thiền nào, bởi vì thế thì không có nhu cầu về bất
kì cách thiền nào.
Đừng chọn lựa, sống cuộc sống
khi nó tới - nổi thôi. Đừng làm bất kì nỗ lực nào để đạt tới bất kì đâu. Đừng
đi tới mục đích; tận hưởng khoảnh khắc này trong tính toàn bộ của nó và đừng bị
bận tâm bởi tương lai hay quá khứ. Thế thì hoà âm nảy sinh trong linh hồn bạn,
cái thấp nhất và cái cao nhất gặp gỡ trong bạn, và thế thì - thế thì bạn có
giàu có.
Nếu bạn chỉ là cái cao nhất, bạn
vẫn nghèo, bởi vì bạn giống như đồi núi không có thung lũng: nó là đồi núi
nghèo nàn. Thung lũng cho chiều sâu và thung lũng cho điều bí ẩn; trong thung
lũng chính tính thơ ca trú ngụ. Đỉnh cao là số học; nó là phẳng. Trong thung
lũng các hình bóng, các bí ẩn chuyển động. Không có thung lũng, đỉnh cao là
nghèo nàn, và không có đỉnh cao, thung lũng là nghèo nàn, bởi vì thế thì chỉ có
bóng tối. Mặt trời chưa bao giờ tới thăm nó; nó là tăm tối và ảm đạm và buồn
bã. Khả năng phong phú nhất là vừa là đỉnh cao vừa là thung lũng.
Đâu đó Nietzsche nói....
Nietzsche có một trong những tâm trí minh mẫn nhất mà chưa con người nào đã từng
sở hữu. Bởi vì minh mẫn đó mà ông ấy trở nên điên; nó là quá nhiều, tâm trí quá
nhiều, ông ấy không thể nào chứa đựng được nó. Ông ấy nói rằng cây muốn đạt tới
trời thì phải đi vào đất sâu nhất. Cái rễ phải đi tới chính địa ngục, sâu bên
dưới; chỉ thế thì các cành, ngọn cây mới có thể vươn tới cõi trời. Cây sẽ phải
chạm tới cả hai: địa ngục và cõi trời, cả chiều cao và chiều sâu.
Và cùng điều đó cũng đúng cho sự
hiện hữu của con người: bằng cách nào đó bạn phải gặp quỉ và điều thiêng liêng
cả hai trong cốt lõi bên trong nhất của sự hiện hữu. Đừng sợ quỉ, bằng không
Thượng đế của bạn sẽ là Thượng đế nghèo nàn hơn. Thượng đế của người Ki tô giáo
hay người Do Thái giáo rất nghèo nàn, Thượng đế của người Ki tô giáo hay Do
Thái giáo hay Mô ha mét giáo không có vị mặn trong nó, vô vị, bởi vì vị mặn đã
bị vứt đi... vị mặn đã trở thành quỉ. Chúng phải trở thành một. Một thể thống
nhất hữu cơ tồn tại trong sự tồn tại giữa các cái đối lập: hiện hữu và không hiện
hữu, khó và dễ, dài và ngắn, cao và thấp.